LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Xã hội ngày càng phát triển với sự bùng nổ của thông tin, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, lượng kiến thức cần cập nhật ngày càng nhiều, ngoài việc giáo viên truyền đạ
Trang 1ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xã hội ngày càng phát triển với sự bùng nổ của thông tin, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, lượng kiến thức cần cập nhật ngày càng nhiều, ngoài việc giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh trên lớp, thư viện có nhiệm vụ theo dõi từng đối tượng học sinh để hướng cho các em phải biết tự học trên sách, báo, … và thư viện còn là nơi để cho các em trao dồi bổ sung thêm kiến thức của mình thông qua sách, báo và mạng internet,
… và cùng nhau trao đổi với các bạn đọc với nhau Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học, tự rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí
tự học thì sẽ tạo cho học sinh lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn của mỗi học sinh thì kết quả học tâp mới cao
Nhân loại đã thực hiện được nhiều cuộc cách mạng trong mọi lĩnh vực, đó không phải là bước chuyển biến ngẫu nhiên của lịch sử loài người mà là kết quả của quá trình phát triển biện chứng các loại quyền lực, ở đó thông tin giữ vai trò chủ yếu và quan trọng
II THỰC TRẠNG TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN:
a Khó khăn:
Trước đây chín năm là một trường Huyện còn nghèo các
em học sinh đã tự rèn luyện cho mình đức tính cần cù, chịu khó
Trang 2đây khi cơ sở vật chất còn nghèo với hình ảnh quê hương đồng nội
b Thuận lợi
Được sự quan tâm của Tỉnh và Sở Giáo Dục & Đào Tạo Đồng Nai bảy năm gần đây trường đã được xây mới cơ sở vật chất cũng khang trang hơn Ban giám hiệu nhà trường cùng Phụ huynh học sinh hổ trợ số đầu sách thư viện ngày một tăng lên, bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông hơn Số lượng học sinh giỏi tỉnh ngày càng cao hơn
Do sự phát triển của xã hội ngày càng cao mạng lưới thông tin rộng khắp toàn quốc Do đó nhu cầu thông tin của con người ngày càng gia tăng nên thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, thông tin được
sử dụng như một nguồn lực đặc biệt để phát triển kinh tế - xã hội Thông tin ngày càng trở thành quyền lực, nguồn lực phát triển, là đầu vào của các quyết định Những sản phẩm và dịch vụ thông tin có giá trị gia tăng
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đang được toàn cầu hoá Sự thành bại của mỗi quốc gia, mỗi cơ quan đang phụ thuộc vào sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia và sự sáng suốt nhạy bén của từng quyết định trong từng lĩnh vực ở mọi cấp Nhu cầu thông tin của
xã hội ngày càng đa dạng và cấp bách Sức sống toàn cầu hoá hiện nay phụ thuộc vào năng lực tạo ra cung cấp sản phẩm và
Trang 3dịch vụ thông tin có giá trị ngày càng cao, phù hợp với từng nhóm người: Để đáp ứng được nhu cầu người dùng thông tin, các cơ quan thông tin - thư viện có nhiệm vụ, thu thập, xử lý và phổ biến thông tin nhằm phục vụ cho mọi hoạt động nghiên cứu khoa học
Một điều rất quen thuộc, thư viện không những là nơi
có cơ sở vật chất giảng dạy chủ yếu mà còn là nơi rất thân quen, gần gũi và rất cần thiết cho giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông nói riêng Thư viện là một kho tàng kiến thức
vô giá và là trung tâm sinh hoạt văn hóa - khoa học, thư viện nhà trường góp phần quyết định chất lượng giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức Nơi đó, các bạn sẽ tự chọn cho mình một chương trình cần thiết phục vụ quá trình giảng dạy và học tập nghiên cứu Các lĩnh vực sách giáo khoa và tham khảo đều thật phong phú Trong đó, có các tạp chí đúc kết những tinh hoa
và một kiến thức thật quý giá Nhờ vào sự sáng kiến trong việc tra cứu tìm kiếm sách để tham khảo nhanh, ngoài tủ phích ra thư viện còn có cung cấp thêm cho bạn đọc các quyển sổ danh mục
để tìm sách theo từng chủ đề từng môn loại hoặc tra cứu sách thư viện trên máy tính
Trang 4Số liệu trước và sau khi vận dụng sáng kiến:
Cụ thể môn văn, hóa, địa, toán, lý, sử… học sinh thường xuyên mượn sách đọc thêm để thu thập thêm kiến thức, đặc biệt
ưu tiên học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi tỉnh, ngoài việc
Trang 5được sự truyền đạt của Thầy cô trên lớp, các Em còn được mượn từ 05 -07 quyển sách đem về nhà để tự học và nghiên cứu thêm
Trang 6Năm Giỏi
QG
Giải I Giải II Giải
III
KK Ghi chú
01 Hs đạt trong đội tuyển quốc gia
12 thi
2010 0 1 3 2 10 Khối 12
Tỷ lệ bạn đọc và số học sinh đạt học sinh giỏi ngày càng cao
Hoạt động thông tin thư viện không chỉ là cất giữ một kho tài liệu, mà phải chọn lọc, đánh giá phân tích, phân phối những thông tin chính xác cần thiết theo yêu cầu người dùng tin
Trang 7Những yêu cầu này thay đổi tuỳ theo lĩnh vực, tình trạng của tri thức mà đối tượng người dùng tin là chúng có một nét chung thông tin nhận được phải thích hợp và kịp thời Điều này phải đòi hỏi công tác thông tin thư viện phải thực hiện một loạt các công đoạn có cấu trúc hợp lý mà người ta gọi là dây chuyền thông tin tư liệu Dây chuyền thông tin tư liệu bao gồm các công đoạn sau đây:
Trang 81 CHỌN LỌC VÀ BỔ SUNG:
Những năm qua do tình hình tài chính của nhà trường gặp nhiều khó khăn nên nguồn chọn lọc và bổ sung của trường chỉ dựa vào các nguồn sau đây:
Nguồn bổ sung do công ty sách thiết bị trường học trực thuộc Sở Giáo Dục Đào Tạo Đồng Nai cấp nên đầu sách còn hạn chế
Làm thẻ thư viện (mỗi học sinh một thẻ), đặt thêm báo - tạp chí cho học sinh đọc, bổ sung tài liệu
Do nhu cầu người dùng tin đa dạng mà thông tin trong tạp chí ngày càng có nhiều thay đổi và chuyển biến cần cập nhật nên mỗi quý, mỗi năm nhà trường trích một phần nhỏ số tiền ủng hộ của cha mẹ học sinh đi chọn lọc và bổ sung thêm sách
Ngoài các số tạp chí truyền thống, đã có hợp đồng mua tạp chí hàng kỳ, Thư viện trường tổ chức viếng thăm các cuộc triển lãm sách ngành giáo dục, trao đổi với các thư viện bạn và thường xuyên lên mạng cập nhật bổ sung thêm những khối thông tin mới nhất, đầy đủ nhất phục vụ bạn đọc
Sở dĩ nhà trường chọn lựa việc bổ sung bằng cách trên là tránh được sự tuỳ tiện chủ quan trong quá trình lựa chọn và bổ sung tài liệu
- Sách giáo khoa: cho những học sinh nghèo và diện chính sách mượn
Trang 9- Sách tham khảo: phải lựa chọn lại tài liệu nào phù hợp mới đưa vào thư viện và nhập vào sổ
2 XỬ LÝ NỘI DUNG TÀI LIỆU (phân loại):
Do cán bộ thư viện không có nhiều thời gian nên việc
xử lý nội dung tài liệu làm trước, hơn nữa công tác phân loại sẽ giúp cho mô tả khép kín quy trình từ mô tả nội dung đến mô tả hình thức giúp thực hiện hoàn chỉnh các phích mô tả
Thư viện trường THPT VĨNH CỬU dùng bảng phân loại thập tiến cải biên 19 lớp và các loại trợ ký hiệu 19 lớp được xếp vào bảng phân loại sau đây:
Trang 101 Triết học, tâm lý học, lôgic học 7 Nghệ thuật
2 Chủ nghĩa vô thần, tôn giáo 7A Thể dục thể thao
3k.Chủ nghĩa Mác-Lê Nin 8 Nghiên cứu văn học
5.Khoa học tự nhiên và toán học K Văn học dân gian
học
Nhi
6 Kỹ thuật
Các ký hiệu phân loại: ký hiệu xếp giá, ký hiệu mục lục, ký hiệu phân loại đầy đủ và mã hố tên sách
Ví dụ: Tên sách: Nội chiến ở pháp.
Phích chính
Trang 113k13
Nội chiến ở Pháp…
3K13 + 1DL5+9(T)3
N 452 CH
Ký hiệu xếp giá: tương ứng với số đăng ký cá biệt
Ví dụ: cuốn sách Nội chiến ở pháp có số 1530.
- Ký hiệu mục lục: dùng để xếp các phích mô tả trong mục lục phân loại
Ví dụ: cuốn sách Nội chiến ở pháp, phân loại 3k13.
Mục lục phân loại chỉ sử dụng phích chính còn các phích cho môn loại thứ 2 3 gọi là phích bổ sung nhưng phần mô tả là phích chính
Ký hiệu phân loại đầy đủ và mã hoá tên sách
Ký hiệu phân loại đầy đủ
Ví dụ: cuốn sách Nội chiến ở pháp được phân loại
3K13+1DL5+9(T)3 Nó phản ánh đầy đủ các chi tiết nội dung các môn ngành tri thức đề cập đến phân loại đầy đủ, nếu tài liệu
đề cập đến nhiều môn ngành khác nhau thì ký hiệu phân loại tài liệu có nhiều ký hiệu phân loại khác nhau, các ký hiệu nối với nhau bằng dấu cộng cho ta ký hiệu phân loại đầy đủ được sắp xếp như sau Ký hiệu đầu tiên là quan trọng để chọn xếp mục lục, các ký hiệu sau được xếp giảm dần
+ Mã hóa tên sách: dùng để xếp sách trong kho phân loại
Ví dụ: cuốn sách Nội chiến ở pháp mã hoá N 452 CH
VV1530 2004
Trang 12VV 1530 là ký hiệu xếp giá
2004 là năm bổ sung sách
3 XỬ LÝ HÌNH THỨC (mô tả tài liệu):
Tiếp theo việc phân loại tài liệu là những công đoạn giúp ta
kiểm tra và tìm ngay được tài liệu khi cần thiết, đó là mô tả tài liệu
Thư viện trường mô tả tài liệu theo tiêu chuẩn quốc tế (ISBD)
Sơ Đồ Mô Tả ISBD:
Mô tả theo tên tác giả
Tiêu đề mô tả
Tên sách chính = tên sáhc song song: bổ sung tên sách khác/ tác giả – Nơi xb, Nhàxb, nămxb – Số trang: minh hoạ; Khổ sách + tài liệu kèm theo – (Tùng thư)
Phụ chú
Mô tả theo ấn phẩm
Tên ấn phẩm = tên sách song song: bổ sung tên sách
Tác giả - Nơi xb, Nhàxb, nămxb – Số trang:…
* Các loại mô tả: có 2 loại mô tả
1) Mô 1) tả chính: là mô tả đầy đủ các đặc điểm của
ấn phẩm Phích theo mô tả chính (phích chính) được
Trang 13dùng trong mục lục chữ cái và mục lục khác trong thư viện.
Đối với sách có 1 tác giả, thì họ tên của tác giả ghi ở tiêu
đề mô tả Sau đó ở khoản ghi tác giả nhắc lại toàn bộ họ tên của tác giả theo đúng thứ tự ghi trên trang tên sách
- Đối với sách có từ 2 -3 tác giả, thì mô tả một tác giả đầu
Ở khoản ghi tác giả nhắc lại toàn bộ họ tên của 2-3 tác giả theo đúng thứ tự in trên trang tên sách Các tác giả nhắc lại cách nhau dấu phẩy
- Sách có 4 tác giả mô tả theo tên sách, ở khoản ghi tác giả nhắc lại cả bốn họ tên tác giả
- Sách có 5 tác giả trở lên cũng mô tả theo tên sách, Ở k hoản ghi tác giả chỉ nhắc lại họ tên 3 tác giả đầu rồi chấm ba chấm
Trường hợp tên sách bao hàm tên của tác giả mà nội dung
là tác phẩm của tác giả đó thì lấy tên của tác giả làm tiêu đề
mô tả, tên sách nhắc lại toàn bộ như: ấn phẩm, song không nhắc lại tên tác giả ở khoản ghi tác giả nữa
Trường hợp ấn phẩm không có trang tên sách chung mà có
2, 3 trang tên sách riêng của 2, 3 tác giả với tên sách riêng thì tiêu đề mô tả là tác giả thứ nhất
- Sách có 1, 2, 3, 4 hay nhiều cơ quan đoàn thể cùng chịu trách nhiệm về nội dung mà mô tả theo tác giả tập thể thì tiêu đề mô
tả ghi tác giả đầu, và các tác giả tập thể ghi ở khoản ghi tác giả, mỗi tên tập thể cách nhau dấu phẩy
Trang 14lục chữ cái Tuỳ theo từng trường hợp mô tả chính và mô
tả bổ sung có thể mô tả theo tên tác giả hoặc theo tên ấn phẩm
4 LƯU TRỮ VÀ BẢO QUẢN:
Các phích đã được xử lý xong và được sắp xếp vào tủ mục lục truyền thống, trường có một tủ mục lục: phân làm hai phần
+ Xếp theo môn loại, có 19 lớp Xếp theo thứ tự A.B.C bắt đầu của tên tác giả hay tên sách
Tài liệu băng từ : được cất vào tủ và xếp theo môn loại
Tài liệu: được sắp xếp thành 6 khu vực
Sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo, báo- tạp chí Đảng pháp luật.,tủ sách đạo đức
Toàn bộ tài liệu được sắp xếp theo sổ đăng ký cá biệt từ/ 1.2.3 theo trật tự nhất định
Tất cả tài liệu đều để trên giá và tủ tránh côn trùng bằng cách xịt thuốc chống mối mọt
Hàng năm thư viện tu bổ lại sách , thanh lọc bỏ một số tài liệu quá củ rách và lạc hậu
5 TÌM TIN VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN (CÔNG TÁC ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỌC):
Để thu hút người đọc vào thư viện thì người cán bộ thư viện phải biết vị trí vai trò của mình trong công tác với người đọc phải tiến hành tốt và quán triệt được hai yêu cầu đó là tính
Trang 15quần chúng và tính giáo dục, phải xem xét việc đọc của người đọc một cách cụ thể, thực tiễn và khoa học, tích cực chủ động cho người đọc là rất quan trọng, tác phong tốt
Ở trường học ta phải biết phân biệt đối tượng để phục vụ cho người đọc theo yêu cầu của họ
Tóm lại: Công tác người đọc là khâu trung tâm trong các
hoạt động của dây chuyền thông tin-thư viện, công tác này luôn gắn liền với vốn tài liệu và người đọc, do đó nó bị chi phối, bị phụ thuộc hai đối tượng này
Thư Viện là nơi tập trung nhiều Giáo viên và học sinh đến cũng là nơi giải trí rất là bổ ích cũng là nơi góp phần rất nhiều trong phong trào
XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HOC
SINH TÍCH CỰC
Đặc biệt năm nay Thư Viện Trường có bổ sung thêm tủ sách ĐẠO ĐỨC rất dồi dào nhằm cuốn hút bạn đọc ngày đông hơn, đến tự đọc và để tự rèn luyện mình.
Tổ chức hoạt động thư viện trường THPT Vĩnh Cửu
Trung bình mỗi ngày lượt người vào thư viện có khoảng 130
-150 người, trong đó Trung bình mỗi ngy lượt người vo thư viện
cĩ khoảng 130 - 150 người, trong đĩ
* Thời gian làm việc : từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần
Sáng: từ 7h30 - 11h
Chiều: từ 13h -16h30phút
* Hình thức phục vụ:
Trang 16cứu các từ điển và tài liệu quý hiếm.
Mang về nhà: tuỳ theo đối tượng để phục vụ
+ Đ ối với giáo viên: Sách giáo khoa và hướng dẫn giảng dạy bộ môn, các loại tạp chí liên quan thì phải cung cấp đầy đủ để giáo viên lên lớp Sách tham khảo: do nhu cầu lượng dùng tin nhiều, nên mỗi giáo viên mượn từ 1-4 cuốn, thời gian mượn trong ngày
+ Đối với học sinh: Sách giáo khoa do lượng sách ít nên chỉ cho một số học sinh nghèo và diện chính sách mượn Sách tham khảo: mỗi em mượn không quá (hai) bản trong vòng 1 tuần, một
số học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi, mỗi em mượn từ 5-10 cuốn thời gian 1 tháng, 2 tháng để nghiên cứu kỹ và sâu hơn, thi xong thu lại
* Tuyên truyền giới thiệu sách:
Việc giới thiệu và tuyên truyền sách báo, tạp chí, tài liệu mới cho giáo viên và học sinh chiếm một vị trí rất quan trọng trong công tác thư viện của trường Đây là việc làm thường xuyên để phổ biến thông tin kịp thời đến người dùng tin Đối với người dùng tin rất đa dạng, do đó thư viện tổ chức nhiều hình thức khác nhau như:
Thông tin nhanh (thông tin miệng) giới thiệu sách mới vào các buổi thứ hai đầu tuần giờ chào cờ
Giới thiệu sách mới thông qua giáo viên
- Giới thiệu sách mới trong tủ trưng bày
Trang 17- Biên soạn thư mục để dán lên bảng.
- Điểm sách theo chủ đề vào các ngày lễ hoặc thứ 2 vào chào cờ
Kết luận : Thư viện trường THPT VĨNH CỬU được sự
quan tâm của Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Đồng Nai, và sự giúp đỡ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh và sự kết hợp tốt Ban Giám Hiệu trường và giáo viên, tạo mọi điều kiện cho cán bộ thư viện làm tốt nhiệm vụ Đến nay thư viện đã có nhiều nỗ lực thật nhiều cùng với cái tâm, tình yêu nghề nghiệp,yêu hoc sinh
cố gắng vươn lên khắc phục mọi khó khăn phục vụ cho đội ngũ giáo viên và học sinh của trường Với mong muốn được đóng
góp một chúc gì cho “vườn hoa giáo dục”.
Vĩnh Cửu, ngày 08 tháng 04 năm 2012
Người thực hiện
Nguyễn Thị Kiều