Dựa trên cơ sở lý luận về các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của Singapore, liên hệ với pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam để từ đó thấy được những ưu điểm và hạn chế và đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về chế định này. Một số biện pháp kiến nghị trên hoàn toàn cần thiết và có tính khả thi cao. Việc thực hiện một số biện pháp trên một cách hệ thống và đồng bộ chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác nâng cao chất lượng về vấn đề bảo vệ môi trường Việt Nam. Các nhóm giải pháp về vấn đề về xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đề ra trong đề tài có tính cấp thiết cao. Luận văn đã hoàn thành với kết quả có giá trị về lý luận và thực tiễn. Đóng góp của luận văn không chỉ là hệ thống lý luận về hoàn thiện khung pháp luật trong bảo vệ môi trường Việt Nam mà còn là những giải pháp có tính thực thi tích cực trong công tác xử lý vi phạm môi trường từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ NHÀN
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA SINGAPORE - LIÊN HỆ VỚI
PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ NHÀN
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA SINGAPORE - LIÊN HỆ VỚI
PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 8380101.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS.GVC NGUYỄN LAN NGUYÊN
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Nhàn
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: SỰ CẦN THIẾT XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUAN TRỌNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 6
1.1 Sự cần thiết xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 6
1.1.1 Khái niệm môi trường 6
1.1.2 Thực trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường trên thế giới và ở Việt Nam 7
1.2 Một số điều ước quốc tế quan trọng về bảo vệ môi trường 15
1.2.1 Các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường 15
1.2.2 Nội dung các điều ước quốc tế về môi trường 17
Tiểu kết chương 1 37
Chương 2: PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỞNG CỦA SINGAPORE VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA SINGAPORE 38
2.1 Pháp luật bảo vệ môi trường của Singapore 38
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường ở Singapore 38
2.1.2 Hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường ở Singapore 39
2.2 Các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore 46
2.2.1 Trách nhiệm hình sự 46
2.2.2 Trách nhiệm hành chính 49
2.2.3 Trách nhiệm dân sự 51
Tiểu kết chương 2 52
Trang 5Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT
NAM TRONG LĨNH VỰC NÀY 53
3.1 Các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam 53
3.1.1 Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam 53
3.1.2 Trách nhiệm cụ thể trong từng lĩnh vực pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam 62
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường 89
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống các biện pháp xử lý hình sự 89
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống các biện pháp xử lý hành chính 90
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống các biện pháp xử lý dân sự 91
Tiểu kết chương 3 94
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại, chúng ta thấy rằng khí hậu ngày nay khắc nghiệt và khó dự báo hơn Mưa rào, lũ quét thất thường, suy thoát đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng đó là vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đang phải đối mặt Con người đã tác động đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ như vậy mà không biết giữ gìn và bảo vệ nó, để giờ đây, khi môi trường đang dần
bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn con người mới nhận thức được tầm quan trọng của môi trường
Singapore đất nước có biểu tượng sư tử, mình cá (Merlion), ai cũng có thể biết đó là đất nước phát triển kinh tế, xã hội trong mấy thập niên qua với tốc độ phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, vì thế, người ta ví đất nước này là một trong những con Rồng của khu vực Bên cạnh việc nổi trội về phát triển kinh tế, xã hội thì nói đến Singapore người ta còn nhắc đến nó như là một trong những thành phố xanh, thành phố sạch nhất thế giới Để có được điều này Chính phủ của Singapore đã đặc biệt coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái, coi đây là nhiệm vụ chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế,
xã hội và xây dựng hệ thống pháp luật về môi trường Từ đó thực hiện nhiều biện pháp pháp lý bằng luật, lệ có thể kể đến các đạo luật liên quan đến môi trường và những biện pháp thi hành các chế tài dân sự, hành chính và tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các vi phạm pháp luật về môi trường Và thực tế đã chứng minh được sự hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường tại Singapore
Trang 7Nước ta, trong những năm gần đây vấn đề bảo vệ môi trường đặc biệt được quan tâm, bằng việc hàng loạt các chính sách, pháp luật về môi trường được ban hành Và việc thực thi cũng đã đạt được kết quả nhất định, bên cạnh những kết quả đạt được thì còn những hạn chế chưa khắc phục được, đặc biệt
là vấn đề về các chế tài xử lý vi phạm ô nhiễm môi trường vẫn còn chưa đủ sức răn đe cho việc gây ô nhiễm môi trường
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Các biện pháp
xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore - Liên hệ với pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam” làm công trình nghiên cứu luận
văn thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận về các biện pháp xử lý
vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của Singapore, liên hệ với pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam để từ đó thấy được những ưu điểm và hạn chế và đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về chế định này
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn tập trung vào việc làm rõ một số vấn đề sau: Những vấn đề chung về hệ thống pháp luật Bảo vệ môi trường của Singapore và của Việt Nam; Các chế tài xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của Sigapore; Các chế tài xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo pháp luật hiện hành của Việt Nam Những hạn chế của các chế định trên; Căn cứ những ưu điểm và kết quả mà các chế định của Singapore đã đạt được trong thời gian vừa qua đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống các chế tài xử lý vi phạm ô nhiễm môi trường tại Việt Nam
3 Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên quan đến các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của
Trang 8Singapore liên hệ với pháp luật Việt Nam So với những khóa luận, Luận văn trước đây, Luận văn sẽ có một số điểm mới sau đây
- Nghiên cứu về mặt lý luận về các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của Singapore
- Nghiên cứu về mặt lý luận về các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam
- Từ đó đưa ra được những lý luận về các mặt còn hạn chế của pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam và đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện
hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường tại Việt Nam
- Luận văn được bảo vệ thành công sẽ là tài liệu có giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện các quy định của Pháp Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam Kết quả nghiên cứu của khóa luận còn cung cấp thêm một nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật bảo vệ môi trường tại Việt Nam
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận về các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore, liên
hệ với pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, từ đó có những phân tích
về ưu điểm và hạn chế và đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật bảo
vệ môi trường Việt Nam
Trang 96 Tổng quan tài liệu
Vấn đề về bảo vệ môi trường tại Việt Nam đang là vấn đề được cộng đồng quan tâm, vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn
đề này và gần đây nhất Năm 2017, có Luận văn Thạc sĩ Luật học của học
viên cao học Luật, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội đề tài “pháp luật về
bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay” của học viên Đào Thị
Thùy Dung, người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đào Trí Úc Tuy nhiên, đi sâu vào việc nghiên cứu toàn diện, quy mô về các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường tại Việt Nam thì gần đây chưa có đề tài nghiên cứu nào Năm 2003 có Luận văn Thạc sĩ Luật học của học viên Nguyễn Thị Thu Thủy, học viên cao học Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, người hướng
dẫn khoa học: TS Hoàng Thị Kim Quế đề tài “pháp luật xử phạt hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” nhưng mới chỉ dừng lại biện pháp xử phạt
hành chính đối với các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường Còn đối với Pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore gần đây trên trang
Vietnamnet.vn có đăng bài “Bảo vệ môi trường bằng “kỳ luật thép ở
Singapore” đăng ngày 23/8/2013 tuy nhiên, cũng chỉ dừng lại với mức là một
bài báo đăng Do đó việc nghiên cứu đề tài của tôi không trùng với bất cứ công trình nghiên cứu nào đã công bố
7 Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
7.1 Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Luận văn được kết cấu gồm 3 chương sau:
Chương 1 Sự cần thiết xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
và một số Điều ước quốc tế quan trọng về bảo vệ môi trường
Chương 2 Pháp luật bảo vệ môi trường của Singapore và các biện pháp
xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của Singapore
Trang 10Chương 3 Các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
của Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này
7.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm phương pháp Logic, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp để nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học, hoàn thiện hệ thống lý luận pháp lý Các phương pháp sử dụng 1 cách linh hoạt để đảm bảo hiệu quả và tính thuyết phục của việc nghiên cứu
Trang 11Chương 1
SỰ CẦN THIẾT XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUAN TRỌNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1 Sự cần thiết xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
1.1.1 Khái niệm môi trường
Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm họa thiên tai khủng khiếp Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng báo động Đây là một hiện tượng xấu, nhiều tác hại, cần phải nhanh chóng khắc phục
Xung quanh khái niệm môi trường, hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới Mỗi quan điểm đều cố gắng diễn đạt để đưa ra những lập luận hợp lý
có sức thuyết phục ở các mức độ khác nhau
Hiểu theo nghĩa rộng, hiện nay môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên
và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước, không khí, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng chịu sự tác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước…Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần thiết cho sản suất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú
Hiểu theo nghĩa hẹp, môi trường không bao gồm tài nguyên thiên
Trang 12nhiên, mà chỉ có các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội…
Theo pháp luật Việt Nam: Môi trường là “hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” (Khoản 1, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014) Theo quan điểm này thì khái niệm môi trường đề cập nhiều hơn về góc
độ môi trường tự nhiên có ảnh tới đời sống con người
Như vậy, khái niệm môi trường tuy theo góc độ tiếp cận thì được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Tuy nhiên tựu chung lại các quan điểm trên đều
có các nội dung của môi trường là:
- Nêu rõ bản chất bao quanh của môi trường đối với cơ thể sống
- Môi trường có ảnh hưởng và tác động tới các cơ thể sống, tới sản xuất tới tồn tại và phát triển của xã hội
- Các mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành môi trường và quan hệ giữa sự tồn tại và phát triển của xã hội
- Cấu trúc của môi trường và các yếu tố cấu thành môi trường
1.1.2 Thực trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường trên thế giới và ở Việt Nam
* Trên Thế giới
Môi trường đã và đang là vấn đề được nhiều quốc gia cũng như hầu hết người sống trên trái đất của chúng ta quan tâm Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành khắp các nơi trên hành tinh của chúng ta
Sau công cuộc cách mạng công nghiệp nền kinh tế thế giới như được thay
da đổi thịt với tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì của nhiều nước Nhưng mọi vấn
đề đều luôn có mặt trái của nó Con người đã phá hỏng sự cân bằng của trái đất
Nguyên nhân nào làm cho môi trường sinh thái bị ô nhiễm và bị tán
Trang 13phá Thực trạng của vấn đề này và một số giải pháp dưới con mắt của triết học cho vấn đề thực sự đang rất nóng này
Trên hành tinh Xanh của chúng ta, ở đâu cũng dễ dàng nhận thấy dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường: từ những biến đổi khí hậu khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt bất thường, những cơn mưa axit phá hủy các công trình kiến trúc có giá trị, gây tổn thương hệ sinh thái, đến sự suy giảm tầng ozon khiến tăng cường bức xạ tia cự tím…
Chúng ta phải đối mặt với 3 vấn đề phổ biến đó là sự nóng lên của trái đất, sự ô nhiễm biển và đại dương cùng với sự hoang mạc hóa
Nhiệt độ trung bình của Trái đất hiện nay nóng hơn gần 40 độ so với nhiệt độ trong kỷ băng hà gần nhất, khoảng 13.000 năm trước Tuy nhiên trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất tăng khoảng 0,6-0,7 độ C và dự báo sẽ tăng 1,4-5,8 độ trong 100 năm tới [44]
Hiện tượng ấm lên toàn cầu có những tác động sâu sắc đến môi trường
và xã hội Một trong những hệ quả tất yếu của sự gia tăng nhiệt độ của trái đất
là sự gia tăng mực nước biển, gia tăng cường độ các cơn bão và hiện tượng thời tiết cực đoan, suy giảm tầng ozon, thay đổi ngành công nghiệp, và làm suy giảm oxy trong Đại dương
Tốc độ ấm lên toàn cầu ở thế kỷ XXI nhanh hơn so với sự thích ứng của các loài sinh vật, vì vậy một số loài có khả năng tuyệt chủng
Biển và Đại dương đang ngày đêm kêu cứu vì ô nhiễm môi trường trầm trọng Hàng năm, khoảng 50 triệu tấn chất thải rắn đổ ra biển gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ…Bên cạnh đó, rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm trên biển [44]
Thông qua những con số biết nói sau đay, ta có thể thấy được phần nào hậu quả của sự ô nhiễm:
- 1.000.000 chim biển, 100.000 thú biển và rựa biển bị chết do bị vướng hay nghẹt thở bởi các loại rác plastic [44]
Trang 14- 30-50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch
bị đại dương hấp thụ, việc thay đổi nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ CO2 của các phiêu sinh thực vật và sau đó làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái [44]
- 60% các rạn san hô đang bị đe dọa bởi việc ô nhiễm [44]
- 60% bờ biển Thái Bình Dương và 35% bờ biển Đại Tây Dương đang
bị xói mòn với tốc độ 1m/năm [44]
Nếu con người cũng xem biển cả là một bãi rác khổng lồ có thể chứa
đủ thứ chất thải, môi trường đại dương sẽ còn bị hủy hoại trầm trọng hơn nữa chứ không chỉ như tình trạng hiện nay
Mỗi năm, sa mạc Sahara tiến dần về phái Nam với tốc độ 45 Km/năm Cao nguyên Madagasca – nơi được xem là kho báu về đa dạng sinh học nhưng giờ đay 7% đất đai là đất cằn đồi trọc Tại Kazakhstan, kể từ năm
1980, 50% diện tích đất trồng trọt đã bị bỏ hoang vì quá cằn trong tiến trình hoang mạc hóa [44]
Đa dạng sinh thái bị suy giảm, đất đai trở nên bạc màu không thể canh tác là hai ảnh hưởng chủ yếu của quá trình hoang mạc hóa Tình trạng này đang đe dọa cuốc sống của gần 1 tỉ người trên Trái Đất Châu Phi có thể chỉ nuôi được 25% dân số vào năm 2025 nếu tốc độ hoang mạc hóa ở lục địa đen tiếp tục như hiện nay [44]
Những dấu hiệu cảnh báo về hiện tượng ô nhiễm môi trường toàn cầu xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi trên toàn thế giới Chúng ta đều hiểu rằng, một khi ô nhiễm môi trường xảy ra, chính loài người chúng ta cùng những sinh vật vô tội khác trên Trái đất sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên – những ảnh hưởng tiêu cực tác động đến sự sống hôm nay và mai sau
* Ở Việt Nam
Trong những năm qua, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
Trang 15trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam Nguồn nước ở một số nơi bị ô nhiễm, nhất là trong các khu đô thị, xung quanh các KCN, làng nghề Tại các lưu vực sông, ô nhiễm và suy thoái chất lượng tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng, như ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy, Sông Cầu,
hệ thống sông Đồng Nai Trong đó phổ biến là ô nhiễm hữu cơ tại các lưu vực sông như sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh), Sông Nhuệ đoạn chạy qua Hà Nội, Sông Sài Gòn đoạn chạy qua Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh…, Ô nhiễm chất dinh dưỡng, kim loại nặng trong nước dưới đất tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ như: Khu vực Hà Đông, Hoài Đức (Hà Nội), Ý Yên, Trực Ninh (Nam Định), thành phố Thái Bình,…
Đối với môi trường không khí, tại các điểm nút giao thông, các công trình khu vực xây dựng, ô nhiễm không khí có dấu hiệu gia tăng, nhất là trong các khu đô thị lớn Tại thành phố Hồ Chí Minh, nồng đọ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM10 tăng 1,07 lần Còn tại Hà Nội, nếu không có giải pháp nào thì nồng độ phát thải bụi mỗi năm có thể đạt 200mg/m3
vào năm 2020, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới [41]
Cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai đang trở nên đáng báo động Nhất là trong những năm gần đây, do nền kinh tế nước
ta phát triển đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều đô thị và thành phố được hình thành thì tình hình ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng Nước thải từ các nhà máy và khu dân cư đô thị làm ô nhiễm nguồn nước, nước bị ô nhiễm thì đất cũng bị ô nhiễm nặng nề - môi trường đất ngày càng ô nhiễm Tại các vùng ven các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hoặc các vùng tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng như Thái Nguyên,
Trang 16Đồng Nai, ô nhiễm đất do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt thể hiện rõ nhất, hàm lượng kim loại nặng trong đất có xu hướng gia tăng Và theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu thì mức độ ô nhiễm môi trường đất vào năm 2020 sẽ tăng lên từ 2-3 lần so với hiện tại và các chỉ số ô nhiễm sẽ tịnh tiến với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa Nếu không
có những giải pháp chính sách quản lý thì chất lượng môi trường đất của Việt Nam sẽ bị suy giảm đến mức báo động và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công đồng
Tại các khu vực khai thác khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản
đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh như thải đất
đá và nước thải mỏ, phát tán bụi thải, quạng xí ngấm xuống nguồn nước hoặc phát tán ra môi trường; làm thay đổi hệ sinh thái rừng, suy thoái và ô nhiễm đất nông nghiệp Ngoài ra, hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện tốt nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ, giảm hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt tại khu vực tập trung nhiều mỏ khai thác khoáng sản, và hậu quả của ô nhiễm môi trường từ hoạt động khai thác khoáng sản đã quá rõ ràng
Về đa dạng sinh học, thế giới thừa nhận Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng sinh học và nhóm cao nhất thế giới với những kiểu hệ sinh thái tự nhiên, nguồn gen phong phú và đặc hữu Tuy nhiên, đa dạng sinh học nước ta đang bị suy giảm nhanh, tốc độ tuyệt chủng các loài cao Trong 4 thập kỷ qua, theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim bị tuyệt chủng và 120 loài thú bị diệt vong Trong thời gian từ 2011-2015, đã phát hiện và xử lý 3.823 vụ vi phạm pháp luật về quản lý động vật hoang dã với 58.869 các thể động vật hoang dã và 3.078 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được phát hiện Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã tạo ra những thành quả cho đất nước trong công cuộc xóa đói, giảm
Trang 17nghèo, vươn lên thành quốc gia có thu nhập trung bình nhưng cũng đã tạo ra không ít áp lực đối với môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học, không gian sinh tồn của các loài bị thu hẹp, chất lượng môi trường sống bị thay đổi do tác động của các hoạt động khai thác, đánh bắt, do phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy điện, khu đô thị…
Bên cạnh đó, vấn đề môi trường tại các khu vực đô thị, nông thôn và các làng nghề cũng đang ở mức báo động những năm gần đây, dân số ở các
đô thị tăng nhanh tạo ra sức ép về nhà ở, nước sinh hoạt, năng lượng, dịch vụ
y tế và song song với nó là lượng chất thải (nước, rác thải) tăng, giảm diện tích cây xanh, diện tích mặt nước, tăng mật độ giao thông và lượng khí thải, bụi chì do đó cũng tăng theo Kết quả quan trắc môi trường không khí đô thị
do cơ quan bảo vệ môi trường thực hiện cho thấy, hầu hết các đô thị Việt Nam đều bị ô nhiễm không khí trầm trọng, nhất là ô nhiễm bụi, ô nhiễm khí
SO2, CO, NO… và tiếng ồn
Vấn đề thu gom, xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải rắn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các đô thị cũng ngày càng khó khăn Ước tính, mỗi năm toàn quốc thải ra khoảng 13 triệu tấn rác, trong đó khu vực đô thị là 7 triệu tấn/năm, chiếm 55,8%, tuy nhiên, chỉ có khoảng 60-70% chất thải rắn được thu gom và xử lý Việc thu gom và xử lý chất thải đô thị được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, mới chỉ có 16/63 tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp được thiết kế xây dựng hợp vệ sinh, nhưng hầu hết đều chưa đồng bộ, nên vẫn gây ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí khu vực lân cận Về hệ thống cống thoát nước thải tại các khu đô thị cũng không đúng tiêu chuẩn, không có bất kỳ một hệ thống xử lý nước thải tập trung Nước thải không được xử lý trước khi đổ vào hệ thống thoát nước cung
và đổ vào các dòng sông, nên gây ô nhiễm môi trường rất trầm trọng [41]
Nếu khu vực đô thị đang đối mặt với thách thức về ô nhiễm không khí,
Trang 18ứ đọng rác thải công nghiệp thì ở nông thôn lại đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, nhà vệ sinh hoặc ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ các làng nghề, ô nhiễm môi trường đất do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật
và phân hóa học Theo thống kê, mỗi năm ở khu vực nông thôn phát sinh hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, trong đó có khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu – loại rác thải nguy hại chưa được thu gom, xử lý hợp vệ sinh mà xả trực tiếp ra môi trường… làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu không tuân thủ quy trình kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly làm phát sinh và gia tăng các khí CH4, H2S, NH3 gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại các khu vực chuyên canh nông nghiệp sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy trình kỹ thuật như Đông Anh (Hà Nội), Hiệp Hòa (Bắc Giang), Yên Định (Thanh Hóa), Tây Nguyên (Đức Trọng, thành phố Đà Lạt) Theo đó, nhiều bệnh dịch đã lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của nhân dân [41]
Bên cạnh đó, tình trạng thoái hóa đất đang diễn ra trên diện rộng ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, ví dụ như rửa trôi, xói mòn, hoàng hóa, phèn hóa, mặn hóa, khô hạn, ngập úng, lũ quét và xót lở đất Ngoài ra, môi trường
ở các làng nghề nông thôn nước ta hiện nay cũng đang đối mặt với nạn ô nhiễm nghiêm trọng Với hơn 5.000 làng nghề, hoạt động sản xuất nghề nông thôn bên cạnh những tác động tích cực là tạo việc làm cho hơn chục triệu lao động thì mức độ ô nhiễm và tỷ lệ người mắc bệnh ở đây cũng có xu hướng ngày càng tăng, tuổi thọ của người dân cũng giảm và thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc Nhiều làng nghề chưa xử lý được vấn đề rác và nước thải, gây mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường sinh thái nông thôn Thậm chí, nhiều địa phương xảy ra hiện tượng tận dụng các ao hồ, vũng trũng
Trang 19để đổ rác thải, hình thành các hố chôn lấp rác tự phát, không đảm bảo quy trình kỹ thuật, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm
Theo kết quả khảo sát của Viện khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép Riêng Hà Nội khảo sát tại 40 xã cho kết quả khoảng 60% số xã bị ô nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất [41]
Bên cạnh những vấn đề môi trường nêu trên là sự xuất hiện ngày càng nhiều xung đột về môi trường Trong thời gian qua, các vụ xung đột môi trường ở nước ta ngày càng nhiều, tập trung vào một số lĩnh vực, địa bàn, đối tượng chủ yếu như: xung đột trong tiếp cận, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: đất đai, nguồn nước, rừng…đồng thời chất thải của quá trình sản xuất, tiêu dùng ngày càng có xu hướng gia tăng và có những tác động tiêu cực đến đời sống người và an ninh trật tự xã hội
Ngoài ra, quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh, đồng thời với dòng người từ nông thôn đổ về các đô thị, trong khi đó việc quy hoạch, phát triển
cơ sở hạ tầng không theo kịp đã làm nảy sinh xung đột, mâu thuẫn trong công đồng, khu dân cư ngày càng nhiều, có khi gay gắt Vấn đề giải quyết nạn thiếu nước sạch vào mùa hè, nạn úng lụt vào mùa mưa, nước thải, chất thải rắn, độc hại ở đô thị không được xử lý làm ô nhiễm môi trường; việc lấn chiếm vỉa hè, ao hồ, kênh rạch, nơi cộng cộng, không gian chung để xây dựng, cơi nới nhà cửa, làm nơi buôn bán, dịch vụ… trở thành những vấn đề bức xúc ở các thành phố lớn, các khu đô thị
Những xung đột môi trường diễn ra trong quá trình phát triển các Khu công nghiệp Ở nhiều nơi, các nhà máy được xây dựng, hoạt động từ trước khi
đô thị phát triển Đến nay, khu dân cư, nhà ở của dân được xây dựng xung quạnh nhà máy, nhiều nhà máy đã cũ nát, công nghệ lạc hậu, từ đó nảy sinh
Trang 20xung đột do chất thải, nước thải, ô nhiễm môi trường không khí, nước, tiếng
ồn, Khu công nghiệp, Khu chế xuất chưa coi trọng đúng mức công tác bảo vệ môi trường cho nên vẫn ảnh hưởng xấu, gây ô nhiễm môi trường cho các khu vực xung quanh Gần đây, một số vụ việc ô nhiễm môi trường liên quan đến các dự án công nghiệp ở một số tỉnh đã đe dọa xung đột môi trường
Qua nghiên cứu thực trạng môi trường Thế giới và của Việt Nam, cho thấy vấn đề môi trường ngày nay ngày trở nên khó giải quyết, và cần sự chung tay, góp sức của tất cả các Quốc gia trên thế giới Tuy vậy, do sự khác biệt về địa
lý, phong tục tập quán, ý thức hệ… mà mỗi Quốc gia có cách hiểu cũng như xử
lý khác nhau về vấn đề môi trường Vì vậy, các Quốc gia đều nhận thấy được sự cần thiết phải ký kết các Điều ước Quốc tế về bảo vệ môi trường, để có cái nhìn chung, thống nhất về vấn đề môi trường, trên cơ sở đó các Quốc gia ban hành các quy định pháp luật trong các lĩnh vực nhằm thực thi Điều ước Quốc tế bảo
vệ môi trường hiệu quả
1.2 Một số điều ước quốc tế quan trọng về bảo vệ môi trường
1.2.1 Các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên Môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người Con người đang đứng trước những thách thức về môi trường toàn cầu Từ thập kỷ 70-80 của thế kỷ XX đến nay, nhận thức của con người trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên đã thay đổi sâu sắc Hậu quả của các vụ ô nhiễm môi trường trên thế giới đã buộc nhân loại phải nhận thức lại về môi trường quan hệ giữa môi trường và sự phát triển, giữa môi trường và con người Việc đối mặt với tình trạng nghèo đói hơn, thiếu ăn, bệnh tật, thất học và sự tiếp tục suy giảm của hệ sinh thái và các vấn đề môi
Trang 21trường khác cho thấy cách duy nhất để đảm bảo cho nhận loại được an toàn hơn, phồn thịnh hơn là phải cân bằng môi trường và phát triển Sự thay đổi nhận thức này được phản ánh trong quá trình hình thành và phát triển luật quốc tế về môi trường Luật môi trường quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc và quy phạm, điều chỉnh các quan hệ quốc tế giữa các chủ thể luật quốc tế, phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, vì lợi ích của mỗi quốc gia, khu vực và cộng đồng quốc tế
Sự hình thành nhanh chóng của khung pháp luật quốc tế về môi trường thông qua một loạt các điều ước quốc tế đa phương về các lĩnh vực bảo vệ, phát triển bền vững môi trường đã cho thấy rõ bước phát triển quan trọng của ngành luật này trong hệ thống luật quốc tế hiện dại các điều ước quốc tế này rất quan trong trong việc bảo vệ môi trường quốc tế như bảo vệ môi trường tự nhiên của chính quốc gia thành viên Trong xu thế chung, Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan trọng này Việt Nam đã tham gia rất nhiều các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường, cụ thể như:
- Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR), 1971
- Nghị định thư bổ sung công ước về các vùng ngập nước có tầm quan trọng, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước, Paris, 1982
- Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hóa và tự nhiên
- Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa 1973
- Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MAPOL
- Công ước của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường
- Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982
- Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985
- Công ước Viên về bảo vệ tầng Ô-Zôn, 1985
Trang 22- Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng O-Zôn, 1987
- Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển quan biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng
- Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992
- Công ước về Đa dạng sinh học, 1992
- Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân, IAEA, 1985
- Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ, 1986, IAEA
Theo nội dung và đối tương điều chỉnh, các điều ước quốc tế trên có thể phân thành các nhóm về bảo vệ khí quyển và khí hậu, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường biển
1.2.2 Nội dung các điều ước quốc tế về môi trường
1.2.2.1 Các điều quốc tế về bảo vệ môi trường biển
Thống kê của chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết, các nguồn ô nhiễm biển đến từ các nguồn: đất liền (50%), rò rỉ tự nhiên (11%), phóng xạ nguyên tử (13%), hoạt động của tàu thuyền (18%) và tai nạn tàu bè trên biển (6%) Ước tính mỗi năm có khoảng 2,4 triệu tấn dầu đổ
ra biển Vì vậy, đến nay, đã có nhiều bộ luật quốc tế và quốc gia đang được nghiên cứu và thực thi để bảo vệ và giữ gìn môi trường biển – lá phổi xanh của trái đất
Các nguồn gây ô nhiễm biển trong hoạt động hàng hải, thủy sản, du lịch, dầu khí và các hoạt động thương mại khác liên quan đến việc sử dụng tài nguyên biển hiện nay rất đa dạng và phức tạp: ô nhiễm do hóa chất lỏng, chở
xô trên tàu, ô nhiễm do các loại hàng nguy hiểm (chất nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc, ) vận chuyển bằng tàu; ô nhiễm do rác thải; ô nhiễm do nước thải; ô nhiễm không khí (chất làm suy giảm tầng Ô-Zôn, ô xít lưu huỳnh, ô xít các-bon, hơi của hợp chất hữu cơ vận chuyển trên tàu, việc đốt các loại chất
Trang 23thải trên tàu); ô nhiễm do sơn chống hà sử dụng cho thân tàu; ô nhiễm do các vật liệu độc hại dùng để đóng tàu (amiang, kim loại nặng, hóa chất); ô nhiễm
do sự di chuyển của các loại thủy sinh vật thông qua nước dằn tàu; các bệnh truyền nhiễm lan truyền qua con đường hàng hải; ô nhiễm do hoạt động phá
dỡ tàu cũ; ô nhiễm do hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trên biển
Rõ ràng nguồn gây ô nhiễm trên biển từ các hoạt động nói trên là rất lớn, với sự phát triển rất nhanh của các phương tiện vận tải biển trong những năm qua (Việt Nam hiện nay có trên 1.600 tàu biển, trọng tải 6,2 triệu tấn, đứng thứ 31 trên thế giới) Các nguồn gây ô nhiễm này thực sự đã trở thành nguy cơ vô cùng to lớn đối với môi trường biển, tác động nghiêm trọng đến
hệ sinh thái biển, hủy hoại các nguồn tài nguyên biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và góp phần không nhỏ vào biến đổi khí hậu toàn cầu
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường biển, tổ chức Hàng hải quốc tế IMO đã thông một số công ước liên quan đến bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm như: Công ước quốc tế về kiểm soát hệ thống chống độc hại của tàu năm 2001 (Công ước AFS 2001) và Công ước quốc tế
về kiểm soát, quản lý nước dằn và cặn nước dằn năm 2004 (Công ước BWM 2004), công ước quốc tế về an toàn và tái chế tàu cũ thân thiện môi trường (Công ước Hồng Kông 2009),
Việc tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế bảo vệ môi trường biển có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện khung chính sách, pháp luật nhằm bảo vệ hiệu quả môi trường biển, góp phần thúc đẩy và xây dựng ý thức pháp luật về Bảo vệ môi trường biển Mặt khác, việc tham gia bảo vệ hiệu quả môi trường biển, góp phần thúc đẩy và xây dưng ý thức pháp luật bảo vệ môi trường biển Mặt khác việc tham gia và thực hiện nghiêm túc các điều ước quốc tế này sẽ khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đây cũng là thế mạnh của Việt Nam để thu hút đầu tư, mở
Trang 24rộng hợp tác quốc tế nhằm phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống dân cư, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra
* Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển – UNCLOS 1982
Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (gọi tắt là Công ước Luật biển 1982 – UNCLOS 1982) được thông qua tại thành phố Môn – tê –
gô – bay của Gia – mai – ca vào ngày 16/11/1994 và hiện nay có 161 thành viên tham gia, trong đó có các nước ven Biển đông là Việt Nam, Trung Quốc, Malaixia, Indonexia, Singapore, Brunay Vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn thể cộng đồng thế giới Chiếm diện tích khoảng 3/4 bề mặt trái đất, biển và đại dương có tầm quan trọng to lớn đối với sự tồn vong của loài người Ô nhiễm môi trường biển không chỉ gắn kết với các hoạt động của con người – có thể trực tiếp làm
ô nhiễm môi trường biển hoặc cũng có thể gián tiếp gây ra các hiện tượng tự nhiên làm ô nhiễm môi trường biển Vì lý do trên, khai thác tài nguyên luôn luôn phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường, nếu khai thác mà không chú trọng đến môi trường thì tài nguyên nhanh cạn kiệt và kéo theo hàng loạt các vấn đề về môi trường như suy thoái, ô nhiễm…, không đảm bảo phát triển bền vững chính vì vậy, những vấn đề quan trọng nêu trên, Công ước Luật biển 1982 cũng đặc biệt chú trọng đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển
Công ước Luật biển 1982 không chỉ quy định nghĩa vụ của các nước trong việc bảo vệ môi trường biển trong phần quy định về các vùng biển như bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật của biển cả hay bảo vệ môi trường và sự sống của con người ở vùng, mà còn riêng phần XII quy định việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, gồm có 11 mục và 46 điều khoản (từ điều 192 đến 237) Việc tham gia công ước này tạo cơ sở pháp lý giúp chúng ta bảo vệ và gìn giữ môi trường biển của Việt Nam nói riêng, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế
để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển nói chung
Trang 25Việc Công ước xác lập các vùng kinh tế 200 hải lý với mục đích bảo vệ những lợi ích kinh tế của các nước ven bờ có ý nghĩa to lớn Xuất phát từ đó, Công ước ấn định chia các chủ quyền để thăm dò, khai thác và bảo tồn những tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và phi sinh vật ở đáy, trong lòng đất và trong nước và để quản lý những tài nguyên đó cho các quốc gia ven bờ
Quốc gia ven bờ trong vùng kinh tế có thể thực hiện quyền về:
1 Xây dựng và sử dụng các đảo, các hệ thống và công trình nhân tạo;
2 Nghiên cứu khoa học biển;
3 Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, đồng thời ở vùng kinh tế tất cả các quốc gia khác được quyền tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và đường ống dẫn dưới nước và các quyền tự do khác phù hợp với những điều khoản của công ước Quốc gia ven bờ có quyền trong vùng kinh tế của mình xác định sản lượng cho phép đánh bắt tài nguyên sinh vật (điều 61) Bằng con đường hợp tác với các tổ chức khu vực và quốc tế, quốc gia ven bờ đảm bảo các biện pháp về bảo vệ và quản lý tài nguyên sinh vật, để chúng không bị hiểm họa khai thác thái quá Trong điều kiện có đủ dự trữ tài nguyên sinh vật, quốc gia ven bờ có thể cho phép các quốc gia khác được sử dụng vùng kinh tế của mình với điều kiện họ tuân thủ những yêu cầu cần thiết (điều 62, 69, 70) Công ước bao hàm những điều khoản điều chỉnh việc khai thác một số tài nguyên sinh vật ở vùng kinh tế
Đối với vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên
Điều 193 Công ước Luật biển 1982 quy định: “các quốc gia có quyền thuộc chủ quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình theo chính sách về môi trường và theo đúng nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển của mình” Và Điều 140 của Công ước quy định về công bằng trong quản lý khai thác và phân chia tài nguyên vùng: “các hoạt động trong Vùng được tiến hành là vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí địa lý
Trang 26của các quốc gia dù là quốc gia có biển hay không có biển và có lưu ý đặc biệt đến các lợi ích và nhu cầu của các nước đang phát triển và các dân tộc chưa giành được nền độc lập đầy đủ hay một chế độ tự trị khác được Liên Hợp Quốc thừa nhận theo đúng Nghị quyết 1514 (XV) và các Nghị quyết tương ứng khác của Đại hội đồng”
Việc thăm dò, khai thác tài nguyên của Vùng được tiến hành thông qua một tổ chức quốc tế, gọi là: Cơ quan quyền lực Quốc tế; cơ quan này bảo đảm việc phân chia công bằng, trên cơ sở không phân biệt đối xử, những lợi ích tài chính và các lợi ích khác do những hoạt động tiến hành trong vùng thông qua
bộ máy của mình
Các cơ quan quyền lực quốc tế có quyền định ra các quy tắc, quy định
về thủ tục thích hợp cho việc sử dụng Vùng vào mục đích hòa bình, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển; bảo vệ sự sống của con người, bảo vệ và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và Vùng, Phòng ngừa những thiệt hại đối với hệ động vật và hệ thực vật
Đối với vấn đề bảo vệ và giữ gìn môi trường biển
Điều 1, khoản 4 Công ước Luật biển 1982 đã đưa ra khái niệm khá toàn diện về ô nhiễm môi trường biển: “ô nhiễm môi trường biển là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây nguy hiểm sức khỏe của con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở trên biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và việc sử dụng biển một các hợp pháp khác, làm biển đổi chất lượng nước biển về phương tiện sử dụng nó làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển” Điều 192 Công ước Luật Biển
1982 đã khẳng định: “các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển” Đây là nghĩa vụ xuất phát từ quyền lợi của Quốc gia ven biển (QGVB) cũng như cộng đồng quốc tế trong các vùng biển của (QGVB) cũng như cộng
Trang 27đồng quốc tế trong các vùng biển của QGVB Nghĩa vụ này không đi ngược lại với lợi ích chính đáng của QGVB mà luôn luôn gắn liền với chủ quyền của các QGVB trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình nhưng họ vẫn phải thi hành các chính sách về môi trường để bảo vệ môi trường biển Điều 235, khoản 1 Công ước Luật biển 1982 ghi: “Các quốc gia có trách nhiệm quan tâm đến việc hoàn thành các nhiệm vụ quốc tế của mình về vấn
đề bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, các quốc gia có trách nhiệm thực thi theo đúng pháp luật quốc tế”
* Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra 1973, được sửa đổi bởi Nghị định thư 1978 (Công ước MARPOL 73/78)
Công ước MARPOL 73/78 ra đời năm 1973, là sự kết hợp của hai hiệp định quốc tế là Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra được thông qua năm 1978, hiện nay gộp chung thành một văn kiện duy nhất Có thể cho rằng Công ước này là một văn kiện duy nhất Có thể cho rằng Công ước này là một trong những công ước chủ chốt về bảo vệ môi trường biển Công ước đưa ra những quy định nhằm ngăn ngừa ô nhiễm gây ra do vận chuyển hàng hóa là dầu mỏ, hàng nguy hiểm, độc hại, cũng như do nước, rác và khí thải từ tàu Việt Nam đã tham ra công ước này từ ngày 18/3/1991
Theo sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ cũng như các vấn đề môi trường phát sinh trong thực tiễn hoạt động của ngành Hàng hải (các tai nạn tràn dầu, các vấn đề ô nhiễm mới nảy sinh,…), các yêu cầu kỹ thuật của Công ước MARPOL 73/78 đã bao gồm 6 phụ lục:
Phụ lục I: Quy định về ngăn ngừa ô nhiễm dầu, có hiệu lực từ ngày 02/10/1983 (Phụ lục I sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2007) Phụ lục I bao gồm 7 chương với 39 quy định và 05 phụ chương Nội dung cơ bản của Phụ lục I bao gồm:
Việc xả dầu ra biển bị cấm ở một số khu vực và bị hạn chế ở các khu
Trang 28vực khác Tàu phải thỏa mãn một số yêu cầu nhất định về kết cấu và trang thiết bị, trên tàu phải có nhật ký dầu Tàu phải được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận thỏa mãn yêu cầu của Phụ lục I Các cảng phải có các phương tiện tiếp nhận hỗn hợp dầu hoặc cặn dầu
Phụ lục II: Các quy định về kiểm soát ô nhiễm do chất lỏng độc chở xô,
có hiệu lực từ ngày 06/4/1987
Phụ lục II: Áp dụng cho các tàu chở xô các hóa chất lỏng độc hại Chất lỏng độc có nguy cơ làm tổn hại đến môi trường biển được chia làm 4 loại: A,B,C và D được nêu trong phụ chương II của Phụ lục II Theo thứ tự, chất loại A gây nguy hiểm nhiều nhất cho môi trường và chất loại D gây nguy hiểm ít nhất Phụ lục II cấm xả xuống biển dòng thải có lẫn các chất này, trừ khi tuân thủ các quy định đặc thù cho việc thải mỗi loại chất thải Phụ lục II cũng đưa ra các yêu cầu về mặt kết cấu và trang thiết bị đảm bảo kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm do chất lỏng độc chở xô
Phụ lục III: Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do các chất độc hại được vận chuyển trên biển dưới dạng bao gói, có hiệu lực từ ngày 01/7/1992
Phụ lục III áp dụng cho các tàu chờ các chất độc hại dưới dạng bao gói Chất độc hại là các chất gây ô nhiễm biển nêu trong Bộ luật quốc tế về chuyên chở hàng nguy hiểm bằng đường biển (Bộ luật IMDG) “Dạng bao gói” tức là bất
kỳ phương tiện, thiết bị nào dùng để chứa hàng bao gồm cả các contaniner, các thùng, két di động, các két đặt trên các ôtô, toa xe lửa chở trên tàu
Phụ lục III cấm chuyển các chất độc hại trừ khi tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu đưa ra trong Phụ lục các yêu cầu này liên quan đến việc đóng gói, dán nhãn, các hồ sơ cần thiết về hàng, sắp xếp hàng, các hạn chế về số lượng hàng và các quy định ngoại lệ liên quan đến an toàn và an ninh sinh mạng trên biển
Phụ lục III cấm việc thải xuống biển các loại hàng độc ở dạng bao gói,
Trang 29trừ khi đó là biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho tàu và người trên tàu Trong trường hợp đó phải thực hiện việc khai báo theo Điều II, Nghị định I của Công ước MARPOL 73/78
Phụ lục IV: Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải của tàu,
có hiệu lực từ ngày 27/9/2003
Phụ lục IV áp dụng cho các tàu mới có tổng dung tích từ 400 trở lên, hoặc nhỏ hơn 400 nhưng được chứng nhận trở trên 15 người Đối với các tàu hiện có, phải áp dụng yêu cầu của Phụ lục sau 5 năm kể từ ngày Phụ lục có hiệu lực Nước thải là nước và các phế thải từ nhà vệ sinh, nhà tắm, nước thải
từ các buồng bệnh việc, nước thải từ khoang chứa động vật sống trên tàu,…
Tàu không được phép thải nước thải trong phạm vi 4 hải lý tính từ bờ gần nhất, trừ khi được trang bị thiết bị xử lý nước thải phù hợp Trong phạm
vi 4 đến 12 hải lý tính từ bờ gần nhất, nước thải phải được nghiền và khử trùng trước khi thải
Để thỏa mãn các yêu cầu của Phụ lục này, trên tàu phải có các trang thiết bị sau: Thiết bị xử lý nước thải phải được phê duyệt, hoặc hệ thống đường ống và bích nối để thải lên các trạm tiếp nhận trên bờ
Phụ lục V: Quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải của tàu, có hiệu lực từ ngày 31/12/1998
Phụ lục V áp dụng cho tất cả các tàu, gồm cả thuyền buồm, tàu cá và các công trình ngoài khơi, việc thải rác ra biển bị cấm hoặc bị hạn chế như sau:
- Cấm thải bất kỳ loại rác chất dẻo nào ra biển, gồm cả lưới đánh cá, dây thừng bằng vật liệu tổng hợp và túi đựng rác bằng nhựa;
- Các vật liệu kê, chèn lót và bao gói nổi được chỉ được phép thải khi tàu cách bờ trên 25 hải lý
- Các chất thải thực phẩm và các loại rác khác (gồm giấy, thủy tinh, kim loại, giẻ vải, chai lọ, đồ sứ,…) không được thải cách bờ dưới 12 hải lý trừ
Trang 30khi chúng được mài hoặc nghiền để có thể đi qua lưới có kích thước mắt lưới không quá 25 mm Tuy các loại rác đã được mài hoặc nghiền như vậy, nhưng việc thải vẫn phải thực hiện cách bờ trên 3 hải lý
Phụ lục VI: các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm không khí do tàu gây
ra, được phê chuẩn từ tháng 9/1997 và có hiệu lực từ ngày 19/5/2005
Phụ lục quy định giới hạn các ô xít lưu huỳnh, ô xít nito trong các khí thải của tàu và cấm thải các chất làm suy giảm tầng ozôn, gồm cả halon và chclorua fluorcarbon (CFC) Cấm lắp đặt các trang thiết bị mới có chứa chất làm suy giảm tầng Ôzôn lên tàu; việc lắp đặt các trang thiết bị có chứa Hydro - chclorua fluorcarbon (CFC) Cấm lắp đặt các trang thiết bị mới có chứa chất làm suy giảm tầng ôzôn lên tàu; việc lắp đặt các trang thiết bị mới có chứa chất làm suy giảm tầng ôzôn, gồm cả halon và chclorua fluorcarbon (CFC) Cấm lắp đặt các trang thiết bị mới có chứa Hydro - chclorua fluorcarbon được cho phép đến ngày 01/01/2020 Phụ lục cũng đưa ra giới hạn của lưu huỳnh trong các loại nhiên liệu dụng trên tàu Phụ lục VI cấm việc đốt một số loại sản phẩm hay rác trên tàu,
ví dụ như các vật liệu bao gói hàng đã bị ô nhiễm, các vật phẩm có chứa polyclorilated biphenyl (PCB) ở các vùng đặc biệt được gọi là “vùng kiểm soát khí thải có ô xít lưu huỳnh” theo quy định của Phụ lục VI, tàu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về kiểm soát chất thải ô xít lưu huỳnh
Ngày 15/7/2011, IMO thông qua chương 4 mới của Phụ lục VI trong
đó có yêu cầu các tàu đóng mới, hoặc hoán cải đến mức như đóng mới phải
bổ sung thêm chỉ số thiết kế năng lượng hiệu quả của tàu (EEDI) và kế hoạch quản lý năng lượng hiệu quả của tàu (SEEMP) Chương 4 mới này có hiệu lực
kể từ ngày 01/01/2013
Để quản lý việc xử lý các chất thải của tàu, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản pháp quy đưa ra những quy định cụ thể với từng loại phải thỏa mãn, công tác tiếp nhận và xử lý chất thải ở cảng
Trang 31biển, công tác kiểm tra giám sát của chính quyền cảng Các chất thải này phụ thuộc nhiều yếu tố:
- Đối với chất thải rắn: phụ thuộc nhiều vào công tác sửa chữa, chủng loại hàng mà tàu chở Loại chất thải này đang được kiểm soát và xử lý ở các cảng biển
- Đối với chất thải rắn: phụ thuộc nhiều vào công tác sửa chữa, chủng loại hàng mà tàu chở Loại chất thải này đang được kiểm soát và xử lý ở các cảng biển
- Đối với chất thải lỏng: Phụ thuộc vào tuổi tàu, tình trạng kỹ thuật của tàu, trình độ chuyên môn của thuyền viên, chất lượng nhiên liệu được cấp, loại hàng tàu chở, …Hiện nay, loại chất thải này khó kiểm soát
1.2.2.2 Các điều ước quốc tế về bảo vệ khí quyển và khí hậu
Hoạt động của con người đã làm gia tăng các loại khí gây ô nhiễm cho môi trường khí quyển, dẫn đến các hiện tượng đe dọa đời sống trên trái đất từ những cơn mưa axit, việc trái đất nóng lên do tác động của hiệu ứng nhà kính
đã làm nước biển dâng cao, gây ngập lụt cho các vùng duyên hải của các quốc gia, việc xuất hiện các lỗ thủng ở tầng ôzôn và các dấu tích khác của hiện tượng khí quyển trái đất xấu đi Tất cả các hậu quả nguy hiểm này đã bắt buộc loài người phải có những hoạt động cần thiết hình thành một chế độ pháp lý quốc tế ngăn ngừa và giảm thiểu các hiện tượng thảm họa to lớn nêu trên
Việt Nam đã tham gia các điều ước quốc tế quan trọng liên quan đến vấn
đề bảo vệ khí quyền và khí hậu, cụ thể như Công ước Viên 1985 về bảo vệ tầng ozone và Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu 1992
* Nội dung Công ước Viên 1985 về bảo vệ tầng ozone
Trong các vấn đề đáng lo ngại về môi trường hiện nay, vấn đề ozone và thủng tầng ozone là một vấn đề bức xúc và nghiêm trọng mang tính chất toàn cầu Trái đất dễ bị tổn thương bởi các tia cực tím của bức xạ mặt trời và tầng
Trang 32ozone có nhiệm vụ không cho các tia này đến được trái đất có thể khẳng định, tầng ozone có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ảnh sống trên trái đất Tầng ozone bị phá hủy sẽ dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và gây mất cân bằng hệ sinh thái Có thể nói, tầng ozone chính là tấm lá chắn bảo vệ hành tinh Vấn đề suy giảm tầng ozone là một đe dọa thực tế đối với nhân loại Chính vì vậy, cộng đồng quốc tế đã thông qua Công ước Viên
1985 về bảo vệ tầng ozone, có hiệu lực vào năm 1988
Công ước Viên được lý kết năm 1985 gồm 21 điều khoản mục đích cơ bản là xây dựng hợp tác và hành động quốc tế nhằm nghiên cứu tầng ozone, bảo vệ tầng ozone trước các hoạt động của con người và bảo vệ sức khỏe của con người trước các thay đổi của tầng ozone Đây là công ước khung quy định các nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia liên quan đến việc giám sát, nghiên cứu
và trao đổi thông tin, ban hành các văn bản pháp luật và các biện pháp hành chính cần thiết, thông báo các biện pháp đã được thỏa thuận, trình tự thủ tục
và các tiêu chuẩn, cũng như sự hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm hạn chế
và ngăn chặn các hoạt động của con người có thể mang lại ảnh hưởng, tác động xuất tới tầng ozone Theo đó, các quốc gia có nghĩa vụ:
- Hợp tác bằng các quan trắc có hệ thống, nghiên cứu và trao đổi thông tin để hiểu rõ và đánh giá tốt hơn ảnh hưởng của các hoạt động của con người đến tầng ozone và những ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường do biến đổi tầng ozone
- Chấp nhận các biện pháp pháp lý hoặc hành chính và hợp tác trong việc phối hợp các chính sách thích hợp để kiểm soát hạn chế, giảm bớt hoặc ngăn chặn những hoạt động của con người trong phạm vi quyền hạn hoặc sự kiểm soát của mình nếu như thấy rằng các hoạt động đó có hoặc dễ có những ảnh hưởng có hại do sự biến đổi hoặc dễ biến đổi tầng ozone
- Hợp tác trong việc hệ thống hóa các biện pháp, thủ tục và tiêu chuẩn
Trang 33đã nhất trí để thực hiện công ước này, nhằm chấp nhận và thi hành các Nghị định thư và các văn bản phụ lục;
- Hợp tác với những cơ quan quốc tế có thẩm quyền để thi hành có hiệu quả công ước này và các Nghị định thư mà họ tham gia
Công ước này đã liệt kê những chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo được coi là có khả năng làm thay đổi tính chất hóa lý của tầng ozone: các chất cac bon, các chất nitrogen, các chất clorin, các chất bromin, các chất hydrogen
Việt Nam đã tham gia Công ước này ngày 26/01/1994 và cũng nhiều quốc gia khác đang có những cố gắng chuyển đổi các công nghệ sử dụng CFC sang các công nghệ ít gây suy thoái tầng ozone
* Nội dung Công ước khung về biến đổi khí hậu 1992
Sau Công ước Viên 1985, cộng đồng quốc tế đã đạt được những thỏa thuận khác nhằm điều chỉnh có hiệu quả các vấn đề đặt ra đối với bảo vệ khí quyển, khí hậu Năm 1992, Công ước khung về biến đổi khí hậu đã thông qua Đây là công ước quốc tế toàn diện và quan trọng nhất trong lĩnh vực này Khác với Công ước bảo vệ tầng ozone, Công ước này không đưa ra các quy định xác lập một danh sách cụ thể các loại chất gây ô nhiễm và thời hạn đình chỉ hoặc giảm bớt việc sản xuất hay thải các chất này vào khí quyển Công ước khung về biến đổi khí hậu chỉ chủ yếu nhấn mạnh đến các nguyên tắc và nghĩa vụ chung của các quốc gia thành viên trong việc ngăn ngừa hiện tượng trái đất nóng lên
Mục tiêu cuối cùng của Công ước này và bất kỳ các văn bản pháp lý liên quan mà Hội nghị các bên có thể thông qua là nhằm đạt được sự ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức độ có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu Mức đó phải được đạt tới trong một khung thời gian đủ để cho phép các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với biến đổi khí hậu, bảo đảm rằng việc sản xuất
Trang 34lương thực không bị đe dọa và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững
Theo Công ước, để nhằm đạt được mục tiêu đề ra, các quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phải bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ hiện nay và mai sau của nhân loại, trên cơ sở công bằng và phù hợp với những trách nhiệm chung nhưng có phân biệt phải đi đầu trong việc đấu tranh chống biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng có hại của nó
- Cần phải xem xét đầy đủ những nhu cầu riêng và những hoàn cảnh đặc thù của các bên nước đang phát triển, nhất là những nước đặc biệt dễ bị những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, và của các bên, nhất là các bên nước đang phát triển sẽ phải chịu gánh nặng bất thường hoặc không cân xứng theo Công ước
- Các bên phải thực hiện những biện pháp thận trọng để đoán trước, ngăn ngừa hoặc làm giảm những ảnh hưởng có hại của nó Ở những nơi có các mối đe dọa bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc không thể đảo ngược, việc thiếu sự chắc chắn đầy đủ về khoa học không được dùng làm lý do để trì hoãn những biện pháp
ấy, lưu ý rằng các chính sách và biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu phải là chi phí có hiệu quả để đảm bảo những lợi ích toàn cầu ở mức phí tổn thấp nhất có thể được để đạt được những mục tiêu đó, những chính sách và biện pháp như vậy phải tính đến những tình huống kinh tế xã hội khác nhau, phải toàn diện, bao trùm mọi nguồn, bể hấp thụ, bể chứa các khí nhà kính và sự thích ứng và bao gồm mọi lĩnh vực kinh tế Những nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu có thể được thực hiện một cách hợp tác bởi Bên quan tâm
- Các bên có quyền và phải đẩy mạnh sự phát triển bền vững Những chính sách và biện pháp để bảo vệ hệ thống khí hậu chống lại sự biến đổi do con người gây nên phải thích hợp với những điều kiện riêng của mỗi bên và phải được kết hợp với những chương trình phát triển quốc gia lưu ý rằng sự
Trang 35phát triển kinh tế là cốt yếu với việc chấp nhận những biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu
- Các Bên phải hợp tác để đẩy mạnh một hệ thống kinh tế quốc tế mở cửa và tương trợ, hệ thống này sẽ dẫn tới sự phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững ở tất cả các Bên, đặc biệt các Bên nước đang phát triển, như vậy làm cho họ có thể đối phó tốt hơn các vấn đề của biến đổi khí hậu Các biện pháp dùng để chống lại sự biến đổi khí hậu, bao gồm các biện pháp đơn phương, không được tạo thành một phương tiện phân biệt đối xử tùy tiện hoặc không chính đáng hoặc một sự hạn chế trá hình về thương mại quốc tế
Các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện:
- Xây dựng các chính sách quốc gia và các biện pháp thích hợp nhằm mục đích hạn chế quá trình khí hậu thay đổi bất lợi bằng cách giới hạn thải các chất khí có thể gây ra hiệu ứng nhà kính
- Phải đẩy mạnh quản lý thích đáng và bảo vệ an toàn những nguồn hấp thụ khí nhà kính như cây cối, rừng, biển
- Tăng cường hợp tác trong việc lập kế hoạch về tác động của sự biến đổi khí hậu đối với các vùng ven biển, tài nguyên nước và nông nghiệp Hợp tác trong việc bảo vệ những khu vực dễ bị lụt và hạn hán, đặc biệt ở các khu vực của châu phi
Thông tin cho công chúng biết về sự biến đổi khí hậu và tác động của
nó đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia vào quá trình triển khai đối phó với sự tác động của biến đổi khí hậu
- Phải rà xét ít nhất là hai lần việc thực hiện cam kết đã thỏa thuận trước năm 1998
1.2.2.3 Các điều ước quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học
* Công ước Cites 1973 về buôn bán quốc tế các loại động thực vật có nguy cơ bị đe dọa
Công ước CITES (Conversion on International Trade in Endangered
Trang 36Species of wild Fauna and Flora) đã được 12 nước dự họp tại Washington ký kết thông qua ngày 01/3/1973 và có hiệu lực từ ngày 01/7/1975 Công ước này có 25 điều đề cập đến các nguyên tắc chung, các biện pháp và nghĩa vụ của các thành viên Ở Việt Nam, để bảo các loại động thực vật hoang dã, đặc biệt là các loại động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, đồng thời cũng để phối hợp có hiệu quả với cộng đồng quốc tế trong việc kiểm soát và điều chỉnh việc buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, ngày 15/01/1994, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ
121 tham gia công ước này Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam hiện nay, gọi tắt là Văn phòng CITES Việt Nam trực thuộc Cục Kiểm lâm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BNN ngày 23/01/2007
Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật, thực vật hoang
dã có nguy cơ tuyệt chủng (CTIES) là một hiệp định quốc tế giữa các chính phủ Công ước ra đời với mục đích kiểm soát việc buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng
Hiện nay, phương tiện thông tin đại chúng đang nói nhiều đến nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật quý hiếm do đó, nhu cầu về một thỏa thuận quốc tế nhằm kiểm soát thực trạng buôn lậu thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng trở lên rõ ràng và cấp thiết
Việc hiện thực hóa Công ước CITES đã được hình thành từ những năm
1960 Hàng năm, thương mại quốc tế về những loài động thực vật hoang dã ước tính trị giá hàng tỷ đô la bao gồm hàng trăm triệu loài động thực vật Việc buôn bán này càng tinh vi và phức tạp kể cả động thực vật sống đến sản phẩm
có nguồn gốc từ động thực vật hoang dã như thức ăn, sản phẩm làm từ da, nhạc cụ bằng gỗ, đồ lưu niệm và dược phẩm Mức độ khai thác một số loài động thực vật vào mục đích thương mại đang có xu hướng gia tăng, cùng với những nhân tố khác như mất môi trường sống, và suy giảm về số lượng đang
Trang 37đẩy một số loài đến bờ vực tuyệt chủng Tuy nhiên hiện, việc ra đời một công ước nhằm kiểm soát tình trạng này và đảm bảo tính bền vững của thương mại
là rất quan trọng trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên cho tương lai
Do buôn bán dộng thực vật qua biên giới giữa các quốc gia, nỗ lực nhằm điều chỉnh tình trạng buôn bán trái phép trên đòi hỏi sự phối hợp giữa các nước trên thế giới nhằm bảo vệ các loài khỏi việc khai thác quá mức Hiện nay, Công ước này đã ghi nhận mức độ bảo vệ khác nhau cho hơn 30.000 loài động thực vật
kể cả việc buôn bán các loài động vật sống, áo lông thú hoặc dược thảo khô
Năm 1963, Bản dự thảo CITES ra đời sau khi nghị quyết được thông qua tại cuộc họp của các nước IUCN (Liên minh bảo tồn thế giới) Ngày 03/3/1973, đại diện của 80 nước trên thế giới đã gặp nhau tại Washington DC, Hoa Kỳ và đi đến ký kết Công ước CITES Ngày 01/7/1975, CITES chính thức có hiệu lực Bản gốc của Công ước được lưu chiểu bằng tiếng Tây Ban Nha, Nga, Pháp, Anh
và Trung Quốc, mỗi bản có hiệu lực như nhau Cho đến nay, CITES là một hiệp định bảo tồn với số lượng thành viên lớn nhất, 175 thành viên
Điểm đáng chú ý, CITES được coi là một trong những hiệp định đa phương về môi trường ra đời sớm nhất Nó ràng buộc trách nhiệm của các nước thành viên tham gia CITES đua ra một khuôn khổ mà các nước thành viên phải tuân thủ thông qua hệ thống luật pháp quốc gia của mình
Công ước có 3 phụ lục, trong đó đưa ra danh mục các loại với các cấp
Trang 38giám sát hệ thống cấp phép và một vài cơ quan khoa học tư vấn cho các cơ quan chuyên trách về tác động của thương mại đối với các loài động thực vật
Công ước quy định các bên tham gia nếu có tranh chấp gì thì phải giải quyết thông qua thương lượng Nếu thương lượng không có kết quả, hai bên phải đưa tranh chấp ra trọng tài Quốc tế tại La hay, Hà Lan Phán quyết của trọng tài có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp Cho đến nay vẫn chưa có tranh chấp nào xảy ra
Ban thư ký CITES do chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) quản lý và có trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sỹ
Các loài động thực vật ghi trong phụ lục 1 và 2 của CITES có thể được
bổ sung hoặc chuyển dịch do thỏa thuận của các nước thành viên tại hội nghị toàn thể họp 2 năm một lần hoặc bỏ phiếu gửi qua bưu điện trong thời gian giữa 2 kỳ hội nghị
Các nước thành viên có nghĩa vụ tiến hành những biện pháp thích hợp
để thi hành có hiệu lực các điều khoản ghi trong công ước, đặc biệt là việc cấm buôn bán các loài thuộc phụ lục 1
Đối với các mẫu vật, sau khi bị tịch thu sẽ được giao cho cơ quan có thẩm quyền quản lý Sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan thẩm quyền quản lý của các nước xuất khẩu thì hoặc mẫu vật sẽ được trả lại cho nước đó (nhưng phải chịu toàn bộ phí sang nhận) hoặc sẽ được chuyển cho chung tâm cứu hộ hay một nơi nào đó mà cơ quan thành viên bảo đảm hoàn tất các thủ tục xuất nhập cảnh một cách nhanh chóng cho ác loài đó được phép xuất nhập Các nước thành viên phải bảo đảm cho mọi mẫu vật sống được chăm sóc thích hợp nhằm hạn chế tối đa các tổn thương về sức khỏe hay cách đối xử thô bạo trong quá trình vận chuyển hay quá cảnh
Cơ quan có thẩm quyền quản lý CITES ở Việt Nam là Bộ Lâm nghiệp (cũ) được Chính phủ quy định làm cơ quan thẩm quyền quản lý và Viện Sinh
Trang 39thái và Tài nguyên sinh vật (thuộc trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia) cùng với Trung tầm Tài nguyên và Môi trường (thuộc trường Đại học quốc gia Hà Nội) là 2 cơ quan thẩm quyền khoa học Cơ quan thẩm quyền quản lý có trách nhiệm liên hệ với các nước thành viên và ban thư ký CITES, đồng thời cấp giấy phép hoặc chứng chỉ về hoạt động buôn bán quốc tế các loại động thực vật hoàng dã có nguy cơ tuyệt chủng Cơ quan thẩm quyền khoa học có trách nhiệm tư vấn khoa học cho cơ quan thẩm quyền quản lý
1.2.2.4 Công ước Paris 1972 về bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên của thế giới Hoàn cảnh ra đời
Công ước bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới được thông qua tại phiên họp toàn thể lần thứ XVII của Đại hội đồng UNESCO vào ngày 16/11/1972 Đây là một công cụ pháp lý quốc tế nhằm bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới trên phạm vi toàn cầu
Nguyên nhân ra đời mà theo UNESCO, di sản văn hóa và di sản tự nhiệm ngày càng có nguy cơ bị phá hoại không những bởi nguyên nhân cổ truyền là xuống cấp mà còn bởi sự tiến triển của đời sống xã hội và kinh tế làm cho các nguyên nhân cổ truyền trầm trọng thêm do các hiện tượng làm hư hỏng hoặc phá hoại ghê gớm hơn nữa
Văn bản thành lập tổ chức có dự kiến việc giúp đỡ duy trì, xúc tiến và phổ biến kiến thức bằng cách chăm lo tới việc bảo tồn và bảo vệ di sản của thế giới và bằng cách khuyến nghị với các dân tộc có liên quan những công ước quốc tế nhằm mục đích đó
Nhận thức được tầm quan trọng của công cụ này vào năm 1987, ngay khi đất nước còn phải vật lộn với nhiều khó khăn, chính phủ Việt Nam đã chính thức tham gia công ước với nhiều hoạt động thiết thực Bốn mươi năm trôi qua kể từ ngày công ước 1972 ra đời và 25 năm kể từ lúc Việt Nam tham
ra Công ước, đến nay đã có 962 di sản văn hóa và thiên nhiên của các quốc
Trang 40gia thành viên được ghi vào danh mục di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, trong đó Việt Nam đóng góp 7 di sản
Nội dung
Công ước được chia làm 8 phần với 38 điều, trong đó nêu rất rõ các quy định về các loại di sản, đơn xin cấp di sản, điều kiện và các thẻ thực viện trợ quốc tế
Theo đó Di sản văn hóa gồm:
- Các di tích: các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, ác yếu tố hay các cấu trúc có tính chất tham khảo cổ học chất, kỹ tự, nhà ở trong hang đá và các công trình sự kết hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học
- Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có
sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có cán di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét tho quan điểm lịch sử, thẩm mỹ dân tộc học hoặc nhân chủng học
Di sản thiên nhiên gồm: Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động kiến tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm các hoạt động kiến tạo
có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học; Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn
Di sản hỗn hợp: đến tận năm 1992, Ủy ban di sản thế giới mới đưa ra khái niệm di sản hỗn hợp hay còn gọi là cảnh quan văn hóa để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hòa và thiên nhiên của một số khu si sản