Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất. Đồng thời làm rõ được vai trò của pháp luật đối với hoạt động này và hiểu được hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất phải gắn với sự phát triển bền vững của môi trường. Luận văn đã trình bày được hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất ở Việt Nam. Đây là lĩnh vực liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, từ việc tìm hiểu pháp luật của một số trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn do hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, luận văn rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam. Luận văn cũng đã đánh giá hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất những mặt đạt được và những mặt chưa đạt được như: vẫn còn nhiều bất cập như hệ thống chưa đồng bộ, các thiết chế thực thi pháp luật chưa đầy đủ, thời gian ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, hệ thống các cơ quan quản lý còn chồng chéo với nhiều cơ quan tham gia. Từ đánh giá chung luận văn đi vào làm rõ nhưng tồn tại, bất cập trong một số nhóm quy phạm cụ thể. Từ thực tế triển khai thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thể hiện qua một số thống kê cũng như vi phạm cụ thể của các chủ thể thì cũng đã thấy được nhưng hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực thi cũng một phần từ việc các quy định pháp luật còn chưa hoàn thiện và do chưa có cơ chế thực thi phù hợp. Từ những bất cập, khó khăn thì luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐINH THỊ HÀ NGÂN
PH¸P LUËT VÒ B¶O VÖ M¤I TR¦êNG TRONG
HO¹T §éNG S¶N XUÊT, KINH DOANH HãA CHÊT ë VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐINH THỊ HÀ NGÂN
PH¸P LUËT VÒ B¶O VÖ M¤I TR¦êNG TRONG
HO¹T §éNG S¶N XUÊT, KINH DOANH HãA CHÊT ë VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380101.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ THU HẠNH
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Đinh Thị Hà Ngân
Trang 4TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT 6 1.1 Một số vấn đề về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh hóa chất 6
1.1.1 Khái niệm cơ bản về môi trường, bảo vệ môi trường và sản xuất,
kinh doanh hóa chất 61.1.2 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh hóa chất 7
1.2 Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh hóa chất 9
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất 91.2.2 Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh hóa chất 101.2.3 Nguyên tắc của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh hóa chất 111.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật
bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất 121.2.5 Những nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất 14
Trang 51.3 Quá trình hình thành và phát triển các quy định về bảo vệ
môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất 29 1.4 Một số quy định của Pháp luật bảo vệ môi
trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất của các nước trên thế giới 32 Tiểu kết chương 1 37 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 38 2.1 Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh hóa chất ở Việt Nam 38
2.1.1 Mặt đạt được của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh hóa chất 38
2.1.2 Mặt hạn chế của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh hóa chất 39
2.2 Một số đánh giá việc thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ môi
trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất 51
2.2.1 Một số thống kê vi phạm thực tế trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh hóa chất 512.2.2 Những kết quả đạt được trong thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ
môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất 552.2.3 Những mặt chưa đạt được trong thực tiễn thi hành pháp luật bảo
vệ môi trường trong hoạt động trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh hóa chất 60
2.3 Đánh giá xu hướng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh hóa chất 64
Trang 6Tiểu kết chương 2 66 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT 67 3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất 67 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh hóa chất 68
3.2.1 Nâng cao tính đồng bộ của pháp luật bảo vệ môi trường trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất 683.2.2 Hoàn thiện các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất 693.2.3 Hoàn thiện các quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố, xử lý sự
cố môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất 703.2.4 Hoàn thiện các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất 703.2.5 Hoàn thiện các quy định đánh giá tác động môi trường trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh hóa chất 723.2.6 Hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất 733.2.7 Hoàn thiện các quy định xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất 733.2.8 Hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh hóa chất 753.2.9 Hoàn thiện các quy định về công khai hóa thông tin trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh hóa chất 773.2.10 Tăng cường hợp tác quốc tế 77
Trang 73.2.11 Hoàn thiện những quy định khác 78
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực tiễn thi hành các quy định pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất 78
Tiểu kết chương 3 85
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hiện nay, Thế giới đang bước vào giai đoạn của sự phát triển côngnghệ hiện đại Con người ngày càng tạo ra nhiều của cải vật chất hơn, giảmthiểu sức lao động hơn nhưng cùng với đó thì chúng ta cũng phải đối mặt vớinhững nguy cơ tiềm ẩn Những nguy cơ đó là những suy giảm môi trườngsống của con người cũng như các sinh vật khác Bảo vệ môi trường là bảo vệ
sự sống của chúng ta, là trách nhiệm chung của toàn nhân loại chứ không phảicủa riêng một cá nhân hay tổ chức nào Các nước có nền công nghiệp đã hoặcđang phát triển đều phải quan tâm đến những ảnh hưởng của các hoạt độnggây ra cho môi trường Trong đó các hoạt động hóa chất là một trong nhữnghoạt động có ảnh hưởng tới môi trường
Hóa chất có những vai trò rất quan trọng trong cuộc sống nhất là hoạtđộng công nghiệp Tuy nhiên, tại Việt Nam - một nước đang phát triển thìhoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất đã hoạt động từ khoảng nhưng năm
1960 Nhưng do sự hiểu biết về hóa chất nên việc bảo vệ môi trường trongcác hoạt động về hóa chất còn hạn chế, chỉ coi trọng công dụng của nó màxem nhẹ công tác môi trường Đồng thời, công tác quản lý còn lỏng lẻo nên
để lại nhiều kho, nền kho, địa điểm lưu giữ hóa chất gây ảnh hưởng tới môitrường Bên cạnh đó, khi một số loại hóa chất bị cấm sử dụng vào đầu nhữngnăm 90, một số nơi đã chôn các loại hóa chất này xuống đất gây ô nhiễm đất,ảnh hưởng đến nguồn nước và môi trường xung quanh Sự quản lý không chặtchẽ các hoạt động hóa chất đó gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, ảnhhưởng tới đa dạng sinh học, sản xuất nông nghiệp và môi trường Những tácđộng xấu của hoạt động này đến môi trường ngày càng đa dạng và phức tạp,đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nước cũng như sự điều chỉnh của pháp luật
Trang 9Luật bảo vệ môi trường 2014 ra đời có hiệu lực ngày 1/7/2015 đã cónhiều quy định mới nhằm tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường trong cáclĩnh vực Mặc dù, Luật hóa chất 2007 và các một số văn bản pháp luật quy định
về hóa chất đã làm cơ sở pháp lý nhất định, tạo khung pháp lý cho hoạt độngsản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế ảnh hưởng đến môi trường Tuy nhiên,các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hóa chất hiện naycũng cần thay đổi để phù hợp với quy định của Luật bảo vệ môi trường 2014.Đồng thời, các hoạt động triển khai, thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệmôi trường trong lĩnh vực hóa chất cũng gặp nhiều vướng mắc khó khăn, bấtcập, khả năng phối hợp giữa các chủ thể có nhiều điểm hạn chế Chính điềunày đã làm cho các ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hóachất càng trầm trọng Đặc biệt, việc thực thi những quy định này còn nhiều yếukém, cần có biện pháp khắc phục kịp thời Với những lý do trên tác giả đã lựa
chọn đề tài: “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất ở Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quan
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật và thựctiễn thi hành pháp luật, đề xuất được các giải pháp hoàn thiện pháp luật cũngnhư nâng cao hiệu quả thi hành về bảo vệ môi trường trong hoạt động sảnxuất, kinh doanh hóa chất
Trang 10- Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ môitrường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất và nâng cao hiệu quảthực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh hóa chất.
3 Tính mới và đóng góp của đề tài
Hiện nay đã có khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về tình trạng ônhiễm môi trường cũng như vấn đề bảo vệ môi trường trong rất nhiều lĩnhvực Tuy nhiên về khía cạnh pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sảnxuất, kinh doanh hóa chất tại Việt Nam thì vẫn chưa có nhiều công trìnhnghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này trong tình hình các hoạt động sảnxuất, kinh doanh hóa chất gây ảnh hưởng tới môi trường và cuộc sống củacon người là rất cần thiết hiện nay Từ đó, tác giả muốn đưa ra một số điểmmới của việc nghiên cứu:
Thứ nhất, luận văn nghiên cứu hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
gắn với sự phát triển bền vững của môi trường Luận văn nghiên cứu các quyđịnh về hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong Luật bảo vệ môitrường 2014, Luật hóa chất 2007 và các văn bản liên quan
Thứ hai, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật cũng như tình hình
áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanhhóa chất Đồng thời chỉ ra những khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật
Thứ ba, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hoạt động bảo vệ môi trường hoạt động sản xuất, kinhdoanh hóa chất
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là các quy định pháp luật bảo vệ môi trườngtrong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất…
Phạm vi nghiên cứu: là hệ thống các văn bản pháp luật quy định về bảo
Trang 11vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất ở Việt Namgồm: Luật bảo vệ môi trường 2014, Luật hóa chất 2007, các văn bản quyphạm pháp luật liên quan, các tài liệu, báo chí có liên quan Luận văn nghiêncứu trên phạm vi cả nước và chủ yếu tập trung trong vòng 5 năm trở lại đây.
5 Tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam, cũng đã có một số các luận văn nghiên cứu về vấn đềpháp luật về bảo vệ môi trường ở những khía cạnh khác nhau như:
- Nguyễn Thị Tố Uyên (2013), Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm
pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật
học, Khoa Luật - Đại Học Quốc Gia Hà Nội;
- Lê Phương Linh (2014) Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và
thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật
-Đại Học Quốc Gia Hà Nội;
- Nguyễn Hưng Thịnh (2006) Vai trò của cộng đồng đối với việc giám
sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, Luận văn thạc sĩ luật học,
Khoa Luật - Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Tuy nhiên các đề tài này chỉ mới đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trườngnói chung hoặc các vấn đề chuyên ngành khác Đối với pháp luật bảo vệ môitrường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hóa chất thì đã được đề cập tại một
số bài báo, nghiên cứu khoa học viết về vấn đề này như:
- TS Lê Kim Nguyệt (2011), Vấn đề thực thi pháp luật về quản lý chất
thải nguy hại ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học, số
27 (2011);
- Nguyễn Xuân Sinh (2015), Tăng cường công tác quản lý an toàn hóa
chất bảo vệ môi trường, Tạp chí Môi trường, số 3/2015;
- Thanh Tú (2015), Quản lý nhà nước về ô nhiễm môi trường do hóa
chất gây ra nhiều bất cập, Tạp chí Bộ công thương;
Trang 12- Nguyễn Thị Thúy Hà (2015), Thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm
nước từ hóa chất và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm nước, Tạp chí
Môi trường số 11– 2015
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đóng góp một phầnvào pháp luật bảo vệ môi trường Các công trình trước đây sẽ đi vào nhữngvấn đề nổi cộm trước mắt và một số giải pháp mang tính đặc thù ngành,nhưng đều mang tính chuyên sâu ở một vấn đề
Vì vậy, nghiên cứu về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất,kinh doanh hóa chất có hệ thống mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc
Cụ thể, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống các vấn đề lýluận và thực tiễn với cấp độ luận văn thạc sỹ luật học
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được kết cấu 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ môi trường trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh hóa chất và pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạtđộng sản xuất, kinh doanh hóa chất
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh hóa chất và thực tiễn thi hành
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh hóa chất
Trang 13Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT
VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT
1.1 Một số vấn đề về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
1.1.1 Khái niệm cơ bản về môi trường, bảo vệ môi trường và sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường
Môi trường là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học
Theo cách hiểu thông thường “Môi trường là toàn bộ nói chung những điều
kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy” [51] Từ góc độ khoa
học pháp lý, Luật Bảo vệ môi trường 2005 định nghĩa “Môi trường được
giải thích bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [27, Điều 3] Đến nay, khái niệm môi trường đã có bước
phát triển mới, rõ ràng và khái quát hơn Theo Luật bảo vệ môi trường 2014,
môi trường là “hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [31, Điều
Trang 14kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học [31, Điều 3]
Do môi trường tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người vàsinh vật nên bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi chủ thể Nhà nướcbảo vệ lợi ích quốc gia về môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trườngtrong cả nước bằng pháp luật, có chính sách đầu tư bảo vệ môi trường, cótrách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học
và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môitrường Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiến hành các hoạt động cụ thể vềbảo vệ môi trường
- Khái niệm hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
Hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất được định nghĩa trong cảpháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật hóa chất nhưng có phạm vi rộng,hẹp khác nhau Theo pháp luật về hóa chất, thì sản xuất hóa chất được địnhnghĩa là hoạt động tạo ra hóa chất thông qua các phản ứng hóa học, quá trìnhsinh hóa hoặc quá trình hóa lý, vật lý như trích ly, cô đặc, pha loãng, phốitrộn [16, Điều 3] còn kinh doanh hóa chất bao gồm hoạt động buôn bán,xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất để cung ứng hóa chất trên thị trường nhằmmục đích sinh lời [16, Điều 3]
Luật bảo vệ môi trường 2014 lại đặt sản xuất, kinh doanh hóa chất trong định nghĩa chung về hoạt động hóa chất Theo đó hoạt động hóa chất là hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm
hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất Sau đây, khái niệm
về sản xuất, kinh doanh hóa chất được hiểu theo pháp luật hóa chất
1.1.2 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
Từ các khái niệm bảo vệ môi trường, sản xuất, kinh doanh hóa chất, có
Trang 15thể hiểu bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất làhoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tácđộng xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm,suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác sử dụng hợp lý và tiếtkiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học trong hoạt động sảnxuất, kinh doanh hóa chất.
So với sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực khác, sản xuất, kinh doanhhóa chất đòi hỏi phải bảo vệ môi trường chặt chẽ hơn, là vì:
Thứ nhất, hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất là hoạt động có đối
tượng là hóa chất Hóa chất có đặc điểm là độc hại và nguy hiểm ngoài ra còn
có tính đa đạng, thay đổi, xuất hiện các chất mới thường xuyên Trước đây,hóa chất là ngành hành độc quyền của nhà nước Đến nay, ngành nay hóa chất
đã được phép kinh doanh Tuy nhiên, thị trường kinh doanh chứa đựng đầy sựcạnh tranh từ phía hóa chất nhập ngoại gây khó khăn cho những doanh nghiệptham gia vào lĩnh vực kinh doanh hóa chất Vì vậy, doanh nghiệp có thể đầu
tư chi phí vào hoạt động bảo vệ môi trường là một thách thức lớn đối với cácchủ thể sản xuất, kinh doanh hóa chất
Thứ hai, nhiều năm qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất
tràn lan đã gây ảnh hưởng tới môi trường đất mặt đất, ra khí quyển, vàonguồn nước và môi trường sống của người dân Ở một số nước đã có sự thayđổi các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, làm sạch ô nhiễm và ngăn ngừacác biện pháp xả thải bừa bãi Tuy nhiên, ở một số nước khác, nhất là cácnước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm đang diễn ra nghiêm trọng Cái giáphải trả lâu dài trong tương lai cần phải được đề cập đến khi ra quyết định,
để biết cái nào thì chấp nhận được đối với tác động môi trường Đối với cácnước phát triển, cần phải tập trung vào việc khắc phục các sai lầm trong quákhứ và xây dựng các chính sách nhằm ngăn ngừa những sai lầm tương tự
Trang 16trong tương lai [54].
Từ những tác hại do hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất gây ra vớimôi trường và tác hại của ô nhiễm môi trường gây ra đối với phát triển kinh
tế, xã hội nêu trên nảy sinh yêu cầu cần có những biện pháp và cách thức nhấtđịnh để bảo vệ môi trường
1.2 Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
Pháp luật bảo vệ môi trường là công cụ pháp lý quan trọng nhằm giữgìn, bảo vệ môi trường phục vụ cho phát triển bền vững, bảo đảm quyền đượcsống trong môi trường trong lành của toàn thể nhân dân theo tinh thần Hiếnpháp 2013 Đây là một lĩnh vực pháp luật chưa được chú trọng không chỉ đốivới hệ thống pháp luật Việt Nam mà còn đối với hệ thống pháp luật của nhiềunước đang phát triển khác
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế,
xã hội cũng như các vấn đề môi trường nảy sinh thời gian qua như tác độngcủa biến đổi khí hậu, an ninh môi trường, an ninh sinh thái đòi hỏi pháp luậtbảo vệ môi trường phải được cập nhật, bổ sung với các giải pháp đồng bộ, đủmạnh, có tính đột phá cho nên mặc dù ra đời muộn hơn so với các ngành luậtkhác nhưng lại có sự phát triển nhanh do nhu cầu bảo vệ môi trường được đặt
ra cấp bách Đến nay, không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nước đều đã vàđang xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trườngtrong đó có các quy định về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sảnxuất, kinh doanh hóa chất
Cùng với khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường, hóa chất, sản xuất,kinh doanh hóa chất đã nêu ở trên ta có thể xây dựng định nghĩa pháp luật về
Trang 17bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất như sau:
“Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa
chất là tổng hợp các nguyên tắc quản lý, các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình sử dụng hoặc tác động đến môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trên cơ
sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả, vì lợi ích của thế hệ hôm nay và mai sau”.
Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóachất cơ bản có các đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường Tuy nhiên, dođặc tính của hóa chất nên ngoài ra pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạtđộng sản xuất, kinh doanh hóa chất cơ bản còn một số đặc điểm sau đây:
- Có phạm vi và đối tượng điều chỉnh phức tạp, đặc thù gồm: các quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh hóa chất, các quan hệđến quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh hóa chất, quan hệ về hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường
- Chứa đựng các loại quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khácnhau như Luật bảo vệ môi trường, Luật hóa chất, Luật doanh nghiệp…
Mục tiêu cần đặt ra đối với mỗi quốc gia không chỉ là phát triển kinh tế
mà còn phải giữ gìn xã hội từ sự cân bằng tốt nhất của môi trường thiênnhiên, trong đó có yêu cầu đảm bảo môi trường được trong lành Một trongnhững hình thức giảm thiểu ảnh hưởng tác động của hoạt động sản xuất, kinhdoanh hóa chất đến môi trường là thông qua pháp luật
1.2.2 Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường trong hoạt động sảnxuất, kinh doanh hóa chất được thể hiện như sau:
- Tạo khuôn khổ pháp lý, chứa đựng các quy tắc cấm hoặc bắt buộc
Trang 18chung và tác động, điều chỉnh tới các quan hệ pháp luật khi ở vào nhữnghoàn cảnh nhất định chứ không phải chỉ áp dụng đối với một nhóm, mộtđối tượng nào đó.
- Quy định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, xác định rõ nghĩa vụ
và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóachất của các tổ chức, cá nhân
- Pháp luật quy định các chế tài ràng buộc con người thực hiện nhữngquy định của pháp luật để bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh hóa chất
Pháp luật tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ hợp tác quốc tế về bảo
vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh hóa chất nói riêng Hợp tác quốc tế về môi trường là một trong nhữngnội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được đề cập trong Luật bảo
vệ môi trường, Luật hóa chất và là giải pháp quan trọng trong các chiến lược,
kế hoạch hành động quốc gia về môi trường Qua những phân tích trên ta thấypháp luật có vai trò vô cùng quan trọng đối với bảo vệ môi trường trong hoạtđộng sản xuất, kinh doanh hóa chất
1.2.3 Nguyên tắc của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh hóa chất
Từ những nguyên tắc của pháp luật bảo vệ môi trường và nguyên tắccủa pháp luật hóa chất thì có thể rút ra một số nguyên tắc về pháp luật bảo vệmôi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất như sau:
Thứ nhất, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa
chất là trách nhiệm của cơ quan, nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
Hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất là hoạt động có thể gây ảnhhưởng tới môi trường sống của tất cả mọi người Do đó, không chỉ các tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất có trách nhiệm bảo vệ môi
Trang 19trường mà các chủ thể khác cũng có quyền và trách nhiệm.
Thứ hai, đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế và lợi ích về môi trường.
Các hoạt động kinh tế luôn phải gắn liền với đảm bảo an toàn cho cộngđồng Do đó, các hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất phải đảm bảo sựhài hòa giữa các lợi ích Trong đó bảo vệ môi trường là lợi ích được coi là tiênquyết và cần được ưu tiên
Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ, phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Trong hoạt động bảo vệ môi trường thì việc kiểm soát chặt chẽ hoạtđộng hóa chất, đặc biệt đối với hóa chất mới, hóa chất nguy hiểm, hóa chấthạn chế kinh doanh, hóa chất cấm rất quan trọng nhằm tránh giảm các tácnhân xấu gây ảnh hưởng đến môi trường Vì khi xảy ra sự cố môi trường thìviệc xử lý hậu quả vô cùng tốn kém và không triệt để
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng, ban hành và thực hiện phápluật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
Thứ nhất, kỹ năng soạn thảo xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật Với tình hình thực trạng lượng văn bản luật và dưới luật nhiều thì kỹ năng soạn thảo xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò quan trọng để giảm thiểu những hạn chế nhất định như: sự chồng chéo giữa các văn bản, tính đồng bộ của văn bản, tính mâu thuẫn nhau giữa các văn bản Nội dung văn bản có tính chặt chẽ hay không, tính thực tế và dự đoán những tình huống xảy ra trên thực thế của văn bản
Thứ hai, Văn hóa – xã hội là yếu tố đóng vai trò quan trọng tác động đến pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất nói chung Đưa ra được những quy phạm, chuẩn mực pháp luật sát với thực tế, có tính thực tiễn và
là yếu tố quan trọng tới tính hiệu quả của việc thực thi pháp luật.
Thứ ba, hiểu biết pháp luật của các chủ thể Hiểu biết của các chủ
Trang 20thể có ảnh hưởng từ giai đoạn xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật trong pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất Việc nhận thức đúng và hiểu biết về pháp luật ảnh hưởng tới việc xây dựng hệ thống pháp luật có tính đồng bộ, tính dự đoán, tính thực tiễn thi hành cao.
Thứ tư, sự phối hợp của các cơ quan Quá trình xây dựng, thực hiện và thực thi pháp luật nếu có sự phối hợp của các cơ quan thì sẽ tác động tới chất lượng của văn bản Sự có sự tham vấn ý kiến của các cơ quan thực thi, các cơ quan chuyên môn thì hạn chế được những bất cập của văn bản quy phạm pháp luật
- Tiêu chí đánh giá thực trạng nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
+ Tính toàn diện, đồng bộ: thể hiện thống nhất trong hệ thống văn bảnquy phạm pháp luật tương ứng, đồng thời trong từng chế định pháp luật đóphải có đầy đủ các quy phạm pháp luật cần thiết
+ Tính thống nhất: Đây là điều kiện tiên quyết cho sự hợp thành hệthống các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật vềphòng, chống tham nhũng nói riêng
+ Tính phù hợp: thể hiện sự tương quan giữa trình độ và thống nhất vềnguyên tắc của pháp luật về phòng, chống tham nhũng với sự phát triển củanền kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở mỗi thời kỳ phát triển cũng như hệthống pháp luật nói chung, thể hiện ở những tiêu chí như tính công khai, minhbạch, dân chủ và xã hội hoá; phù hợp với các nguyên tắc, nội dung, yêu cầucủa Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm tính minh bạch,hiệu quả và khả thi
+ Tính minh bạch, hiệu quả và khả thi
Trang 21- Tiêu chí đánh giá thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạtđộng sản xuất, kinh doanh hóa chất
+ Kết quả đạt được do sự thực thi pháp luật
+ Tính khả thi do tác động của việc thực thi
1.2.5 Những nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóachất được quy định ở rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau Phápluật của hoạt động này được quy định ở những nội dung cơ bản sau:
Một là, Chủ thể, quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh hóa chất
Chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh hóa chất là cá nhân, tổ chứctham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh hóa chất trên lãnh thổ Việt Nam.Các chủ thể này có các quyền và nghĩa vụ về bảo vệ môi trường trong hoạtđộng sản xuất, kinh doanh hóa chất sau đây:
- Tổ chức, cá nhân nơi có cơ sở hoạt động hóa chất có các quyền sau đây:
+ Được cung cấp các thông tin liên quan đến an toàn hóa chất của cơ sở;+ Yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏecộng đồng;
+ Được bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tài sản do hoạtđộng hóa chất gây ra theo quy định của pháp luật;
+ Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của tổchức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn hóa chất;
+ Tham gia ý kiến về biện pháp bảo vệ môi trường và Kế hoạch phòngngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư cơ sở sản xuất, cất giữhóa chất nguy hiểm tại địa phương
- Tổ chức, cá nhân nơi có cơ sở hoạt động hóa chất có các nghĩa vụ sau đây:
Trang 22+ Báo cáo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiệnhành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn hóa chất;
+ Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục sự
cố hóa chất
Chủ thể tham gia quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanhhóa chất: gồm các chủ thể sau: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước vềhoạt động hóa chất trong phạm vi cả nước, Bộ Công thương chịu trách nhiệmtrước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất,Các bộ, cơquan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệmphối hợp với Bộ Công thương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạtđộng hóa chất theo sự phân công của Chính phủ,Ủy ban nhân dân các cấpthực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trong phạm vi địaphương mình theo phân cấp của Chính phủ
Nhà nước có vai trò quan trọng trong viêc quản lý tổng thể hoạt độnghóa chất ngoài thực hiện vai trò quản lý kinh tế còn có vai trò quan trọngtrong việc đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành của conngười Vì vậy, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất nhà nước thểhiện rất vai trò quản lý nhà nước về môi trường để điều chỉnh hành vi của tất
cả mọi thành viên, cá nhân và tổ chức tham gia hoạt động này Nhà nướcbằng cách đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội
để điều khiển, chi phối hành vi của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động pháttriển nhằm bảo vệ chất lượng môi trường Nhà nước bằng hệ thống pháp luậthoàn chỉnh, với việc nghiêm cấm các hành vi gây ô nhiêm môi trường cũngnhư các chế tài xử lý và với bộ máy thanh tra, kiểm tra của mình để buộc mọi
cá nhân và tổ chức phải chấp hành pháp luật, có những hành động tôn trọng
và bảo vệ môi trường Nhà nước đưa ra các chính sách kinh tế, tác động tớichi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế từ đó ảnh
Trang 23hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường.Thông qua việc thực hiện các biện pháp này, Nhà nước đã thúc đẩy các hành
vi bảo vệ môi trường của mọi người, từ đó đảm bảo quyền được sống trongmôi trường trong lành của tất cả mọi người
Hai là, các quy định về điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh
hóa chất
Các quy định của pháp luật về điều kiện để sản xuất, kinh doanh hóachất đều có mục đích ngoài hướng tới việc môi trường kinh doanh lành mạnhthì còn phải nhằm bảo vệ môi trường Cụ thể:
Yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh hóachất phải bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp với quy môhoạt động và đặc tính của hóa chất, bao gồm: Nhà xưởng, kho tàng và thiết bịcông nghệ, trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét,phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác, trang thiết bịbảo hộ lao động, trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải,phương tiện vận chuyển, bảng nội quy về an toàn hóa chất, hệ thống báo hiệuphù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanhhóa chất nguy hiểm, trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khácnhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.Đối với những hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh cóđiều kiện, danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh thì còn phải tuânthủ thêm các điều kiện khác về giấy phép, chuyên môn của người quản lý…
Về yêu cầu chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất thì phảiđảm bảo theo quy định pháp luật Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóachất phải có người chuyên trách về an toàn hóa chất có trình độ chuyên mônphù hợp với quy mô và loại hình sản xuất, kinh doanh hóa chất, nắm vữngcông nghệ, phương án và các biện pháp bảo đảm an toàn hóa chất Người lao
Trang 24động trực tiếp sản xuất, kinh doanh hóa chất phải có trình độ chuyên môn phùhợp với người trực tiếp điều hành sản xuất của cơ sở sản xuất hóa chất nguyhiểm phải có trình độ nhất định
Về khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chấtnguy hiểm Địa điểm sản xuất, kho chứa hóa chất nguy hiểm của cơ sở sảnxuất, kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất phải bảo đảm khoảngcách an toàn đối với khu dân cư, công trình công cộng, di tích lịch sử, vănhóa, danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn nước sinhhoạt Tổ chức, cá nhân không được xây dựng nhà ở và công trình kháctrong phạm vi khoảng cách an toàn, trừ công trình chuyên dụng được cơquan nhà nước có thẩm quyền cho phép
Ngoài ra, đối với việc mua, bán hóa chất độc thì phải tuân thủ các điềukiện về phiếu kiểm soát, có xác nhận của bên mua, bên bán để làm cơ sở choviệc kiểm soát hóa chất độc lưu thông trên thị trường, phiếu kiểm soát mua,bán hóa chất độc bao gồm các thông tin về tên hóa chất, số lượng hóa chất,mục đích sử dụng, tên, chữ ký của người mua, người bán, địa chỉ, số giấychứng minh nhân dân của người đại diện bên mua và bên bán, ngày giao hàng,phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc phải được lưu giữ tại bên bán, bên mua
ít nhất năm năm và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu
Ba là, Phòng ngừa, ứng phó sự cố, xử lý sự cố môi trường trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh hóa chất
Phòng ngừa sự cố hóa chất là hoạt động quan trọng của các tổ chức, cánhân hoạt động hóa chất để hạn chế các tác động ảnh hưởng đến môi trường.Đồng thời nhanh chóng tìm ra những giải pháp khôi phục lại tình trạng môitrường như trước khi bị ô nhiễm Để thực hiện kiểm soát ô nhiễm thì cần tuânthủ các các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, định kỳ đào tạo, huấn luyện về antoàn hóa chất cho người lao động Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất phải
Trang 25xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô,điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất Chủ đầu tư dự án hoạt động hóachất thuộc hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó
sự cố hóa chất và trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt,chỉ được đưa dự án vào hoạt động sau khi kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự
cố hóa chất đã được phê duyệt Trường hợp mở rộng quy mô, thay đổi phạm
vi hoạt động phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóachất và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Nội dung biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bao gồm: xácđịnh, khoanh vùng và lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên các điểm có nguy
cơ xảy ra sự cố hóa chất cao, các biện pháp, trang thiết bị và lực lượng ứngphó tại chỗ, phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài để ứng phó sự
cố hóa chất
Nội dung kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm: thông tin
về đặc tính, khối lượng, công nghệ sản xuất, sử dụng hóa chất, đặc điểm điềukiện địa lý, dân cư, môi trường nơi có hoạt động hóa chất, dự báo các nguy cơgây ra sự cố và kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ sự cố hóa chất,
dự báo tình huống xảy ra sự cố hóa chất và các giải pháp phòng ngừa, nănglực ứng phó sự cố hóa chất bao gồm trang thiết bị, nhân lực, kế hoạch phốihợp với các lực lượng tại địa phương, kế hoạch sơ tán người, tài sản Phương
án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật
Đồng thời, Luật hóa chất cũng có các quy định về trang thiết bị, lựclượng ứng phó sự cố hóa chất, hồ sơ, trình tự thủ tục phê duyệt kế hoạchphòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phòngngừa, ứng phó sự cố hóa chất, trách nhiệm phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự
cố hóa chất
Theo pháp luật môi trường thì để phòng ngừa sự cố môi trường theo
Trang 26Điều 108, Luật bảo vệ môi trường 2014 đã quy định về trách nhiệm của chủ
cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phòng ngừa sự cố môi trường với các biệnpháp như: Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó; lắp đặt thiết bị, dụng cụ,phương tiện ứng phó; đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứngphó sự cố môi trường; thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biệnpháp an toàn theo quy định của pháp luật; có biện pháp loại trừ nguyên nhângây ra sự cố môi trường khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường
Hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất phải tuân thủ các quy địnhpháp luật bảo vệ môi trường về sự cố môi trường và pháp luật hóa chất về sự
cố hóa chất
Bốn là, Công khai thông tin về bảo về môi trường trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh hóa chất
Theo pháp luật hóa chất thì các thông tin môi trường phải được côngkhai gồm: Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môitrường và kế hoạch bảo vệ môi trường, thông tin về nguồn thải, chất thải, xử
lý chất thải, khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng vàđặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, các báocáo về môi trường, kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, cácthông tin quy định tại khoản này mà thuộc danh mục bí mật nhà nước thìkhông được công khai
Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng cóliên quan tiếp nhận thông tin Cơ quan công khai thông tin môi trường chịutrách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin
Đồng thời theo điều 58, Luật hóa chất 2007 quy định trách nhiệm côngkhai thông tin về an toàn hóa chất thuộc về tổ chức, cá nhân hoạt động hóachất phối hợp với chính quyền địa phương phổ biến công khai cho cộng đồng
Trang 27dân cư nơi có cơ sở hoạt động hóa chất thông tin về an toàn hóa chất gồm:biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường theoquy định của Luật hóa chất và Luật bảo vệ môi trường, nội dung cơ bản của
kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Theo Luật bảo vệ môi trường 2014 thì còn phải công khai thông tintrong một số loại môi trường nhất định như:
- Công khai thông tin về môi trường nước và trầm tích của lưu vực sôngcho các tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng nước sông
- Ủy bản nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức đánh giá sức chịu tảicủa sông nội tỉnh; ban hành hạn ngạch xả nước thải vào sông nội tỉnh; công bốthông tin về những đoạn sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải
- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tổchức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về chất lượng môi trường đất
- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm theodõi, đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và công bố côngkhai thông tin, trường hợp môi trường không khí xung quanh bị ô nhiễm thìphải cảnh báo, xử lý kịp thời
- Đồng thời kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm
và thiệt hại về môi trường phải được công khai
Đối với các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thìphải thực hiện công khai thông tin về hóa chất cũng như thông tin về bảo
vệ môi trường
Năm là, quy định về tiêu chuẩn môi trường trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh hóa chất
Theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì tiêu chuẩn là quy định
về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giásản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác
Trang 28trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả củacác đối tượng này [39, Điều 3] Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạngvăn bản để tự nguyện áp dụng.
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật
và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường vàcác đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm
an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường,bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêucầu thiết yếu khác Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng [39, Điều 3]
Trước khi Luật tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật được ban hành, thì cáctiêu chuẩn Việt Nam bị bắt buộc áp dụng khi chính thức công bố Sau khiLuật tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực, chỉ có quy chuẩn Việt Nammới bị bắt buộc áp dụng, còn các tiêu chuẩn Việt Nam chỉ là khuyến khích tựnguyện áp dụng Theo Luật bảo vệ môi trường 2014 thì tiêu chuẩn môi trườngđược chia thành 3 nhóm: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh, tiêuchuẩn về chất thải, các tiêu chuẩn môi trường khác.Trong đó
- Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh gồm: Nhómquy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với đất, Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môitrường đối với nước mặt và nước dưới đất, Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môitrường đối với nước biển, Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối vớikhông khí, Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với âm thanh, ánh sáng,bức xạ, Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn, độ rung
- Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải gồm:
Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từchăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt, phương tiện giao thông vàhoạt động khác, Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về khí thải của các nguồn di động và
cố định, Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải nguy hại
Trang 29Tiêu chuẩn môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
áp dụng theo TCVN: 5507: 2002 về Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàntrong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển do Bộ Khoa học
Mục đích của các loại báo cáo này để các chủ thể xác định được tráchnhiệm của mình trong hoạt động bảo vệ môi trường mà các chủ thể đã đề ra
và thực hiện Từ đó, các cơ quan có chức năng sẽ theo dõi và điều chỉnh nguy
cơ ô nhiễm môi trường có thể xảy ra Hạn chế tác động của các hoạt động sảnxuất, kinh doanh hóa chất tới môi trường
Nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế với bảo vệ môi trường.Các giai đoạn chính của quá trình đánh giá môi trường gồm: Giai đoạn sàng
lọc, giai đoạn xác định phạm vi, giai đoạn lập báo cáo cáo, giai đoạn thẩm định
báo cáo, giai đoạn sau thẩm định
Các nội dung cơ bản của pháp luật về đánh giá môi trường trong hoạtđộng sản xuất, kinh doanh hóa chất sẽ phải tuân thủ các quy định pháp luật vềđánh giá môi trường chung Bao gồm các nội dung: Chủ thể có trách nhiệmthực hiện đánh giá môi trường, Trình tự tiến hành đánh giá môi trường, Nội
Trang 30dung của báo cáo đánh giá môi trường, Thẩm định báo cáo đánh giá môitrường, Kết quả thẩm định đánh giá môi trường, Hoạt động sau thẩm định báocáo đánh giá tác động môi trường, Sự tham gia của cộng đồng vào quá trìnhđánh giá môi trường.
Bảy là, quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh hóa chất
Thẩm quyền quản lý thuộc về nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan cóthẩm quyền, nhiệm vụ khác nhau:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trongphạm vi cả nước
Bộ Công thương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thựchiện các nội dung quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất sau đây: Ban hànhtheo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm phápluật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp hóa chất, quychuẩn kỹ thuật về an toàn hóa chất, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xâydựng và trình Chính phủ ban hành các danh mục hóa chất, xây dựng cơ sở dữliệu hóa chất quốc gia; thống nhất quản lý hoạt động phân loại, ghi nhãn hóachất nguy hiểm; đăng ký, khai báo hóa chất, thông tin an toàn hóa chất, tổnghợp, thống kê tình hình thực hiện an toàn hóa chất trong phạm vi cả nước,hướng dẫn xây dựng, tổ chức việc thẩm định kế hoạch phòng ngừa, ứng phó
sự cố hóa chất, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc phòng ngừa,ứng phó, khắc phục sự cố hóa chất, thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt độnghóa chất và an toàn hóa chất, quy định cụ thể về điều kiện cơ sở vật chất - kỹthuật, chuyên môn nghề nghiệp của các cơ sở hoạt động hóa chất thuộc phạm
vi quản lý của Bộ Công thương, tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật về hóa chất, thanh tra về hoạt động hóa chất; giải quyết khiếu nại, tốcáo liên quan đến hoạt động hóa chất, các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt
Trang 31động hóa chất được Chính phủ phân công.
Trách nhiệm quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan trực tiếp đếnhoạt động hóa chất gồm các bộ sau đây:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơquan có thẩm quyền ban hành các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đếnhoạt động hóa chất, xử lý, thải bỏ hóa chất độc tồn dư, hóa chất độc tồn dư củachiến tranh, hóa chất độc không rõ nguồn gốc và hóa chất độc bị tịch thu
- Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật về an toàn hóa chất theo thẩm quyền, trình cơ quan có thẩm quyềnban hành chính sách nghiên cứu, phát triển, áp dụng công nghệ phù hợp vớiviệc sử dụng hóa chất ít nguy hiểm
- Bộ Giao thông vận tải ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan cóthẩm quyền ban hành các quy định về vận chuyển hóa chất nguy hiểm bằngđường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt, hàng không, hàng hải, xây dựng, bổsung các quy chuẩn kỹ thuật về vận chuyển hóa chất nguy hiểm
- Bộ Y tế quản lý các hóa chất sử dụng để bào chế dược phẩm chongười, hóa chất sử dụng trong chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng
và y tế, phối hợp với các bộ, ngành quy định về vệ sinh an toàn laođộng trong hoạt động hóa chất, phối hợp với Bộ Công thương xây dựngdanh mục hóa chất cấm, danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanhtrong lĩnh vực y tế trình Chính phủ ban hành, ban hành danh mục hóa chấtkhông được sử dụng, hạn chế sử dụng và được sử dụng trong lĩnh vực y tế,hóa chất sử dụng trong chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y tế,dược phẩm và phụ gia thực phẩm
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý hóa chất sử dụngtrong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, thú y, bảo vệ thực vật, bảoquản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm, phối hợp với Bộ
Trang 32Công thương và các bộ, ngành có liên quan …
- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý hóa chất, sản phẩm hóa chấttrong lĩnh vực quốc phòng, an ninh
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành theo thẩm quyền hoặctrình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về an toàn lao động, vệsinh lao động cho người lao động tham gia hoạt động hóa chất; quản lý việc
sử dụng hóa chất trong các cơ sở dạy nghề
- Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý việc sử dụng hóa chất trong nhà trường,
cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất của Ủy ban nhândân các cấp
Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhthực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt viphạm hành chính về hoạt động hóa chất tại địa phương theo phân cấp củaChính phủ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có cơ quan chuyên môn làm cơ quan đầumối giúp Ủy ban thực hiện quản lý hoạt động hóa chất tại địa phương
Tám là, các quy định về xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
Tùy theo mức độ vi phạm mà các cơ quan có thẩm quyền sẽ có chế tài
cụ thể để truy cứ trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự
Về xử phạt vi phạm hành chính trong về bảo vệ môi trường trong hoạtđộng sản xuất, kinh doanh hóa chất Hệ thống các văn bản pháp luật về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất khá nhiều Vì vậy, trongphạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu văn bản điều chỉnhchung là Nghị định 163/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực hóa chất
Theo nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm
Trang 33hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả,thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạmhành chính trong lĩnh vực hóa chất, trong đó có hành vi vi phạm pháp luật bảo
vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
Nhìn chung, hệ thống các quy định về xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và các quy định về sản xuất, kinhdoanh hóa chất nói riêng đã phát huy được phần nào vai trò
Về trách nhiệm dân sự về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất,kinh doanh hóa chất Nhằm bù đắp những thiệt hại do hành vi gây ô nhiễmmôi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, chúng ta có thểvận dụng quy định của Bộ luật dân sự Theo Bộ luật dân sự 2005 quy định: cánhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thìphải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ônhiễm môi trường không có lỗi [24, Điều 624], Bộ luật dân sự 2015 cũng quyđịnh về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là chủ thể làm ônhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định củapháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi [35, Điều 602]
Muốn được bù đắp những thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật bảo vệmôi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, cá nhân, tổ chức bịthiệt hại phải có yêu cầu bồi thường và phải thực hiện thủ tục tố tụng theo quyđịnh của pháp luật tố tụng dân sự
Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, việc giải quyết bồi thường thiệt hại
về môi trường được quy định theo nguyên tắc như sau:
- Ô nhiễm môi trường và hậu quả do ô nhiễm môi trường phải được cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, điều tra và kết luận kịp thời
- Hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường của tổ chức, cá nhân phảiđược phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật
Trang 34- Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân được quy định như sau:
- Người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối vớihành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt độngcủa tổ chức mình;
- Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệmkhắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra;
- Trường hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do thực hiệnnhiệm vụ được tổ chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệthại theo quy định của pháp luật
Truy cứu trách nhiệm hình sự về bảo vệ môi trường trong hoạt độngsản xuất, kinh doanh hóa chất được xem là chế tài có tính răn đe cao nhất đốivới chủ thể vi phạm và có vị trí ngày càng quan trọng trong tình hình vi phạmpháp luật môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất diễn biếnphức tạp với xu hướng ngày càng gia tăng Theo Bộ luật hình sự 2015 các tộiphạm môi trường được quy định tại tại một chương riêng với 12 với các điều:Điều 235, Điều 236, Điều 237, Điều 238, Điều 239, Điều 240, Điều 241, Điều
242, Điều 243, Điều 244, Điều 245, Điều 246 Trong lần sửa đổi, bổ sung Bộluật Hình sự năm 2017, tại Chương XIX
Các tội phạm về môi trường, có hai điều luật được giữ nguyên, 3 điềuluật chỉ chỉnh sửa về lỗi kỹ thuật, còn lại 7 điều luật được chỉnh sửa về mức
độ hành vi phạm tội và mức hình phạt được xác định cho từng hành vi, tạiViệt Nam lần đầu tiên Bộ luật Hình sự quy định trách nhiệm hình sự của phápnhân thương mại Chính vì thế, Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổsung năm 2017) thay đổi cách xác định hình phạt
Bộ luật hình sự xác định hình phạt tiền là hình phạt chính được áp dụngchủ yếu đối với các tội phạm môi trường Vì vậy, mức phạt tiền theo quy địnhcủa Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) cao hơn rất
Trang 35nhiều so với quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sungnăm 2009) Đối với cá nhân phạm tội, hình phạt chính có thể bị áp dụng hìnhphạt tiền, cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù với mức cao nhất là 15 năm tù.Ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệmchức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định Đối với pháp nhânthương mại, hình phạt chính chỉ áp dụng hình thức phạt tiền với mức thấpnhất là 50 triệu đồng, cao nhất là 20 tỷ đồng Ngoài ra pháp nhân thương mạicòn bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh trong một số lĩnh vực,cấm hoạt động trong một thời hạn, cấm huy động vốn [1].
Chín là, Các quy định về giải quyết tranh chấp bảo vệ môi trường trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
Tranh chấp về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanhhóa chất là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các chủ thể khi có một bên chorằng các quyền và lợi ích hợp pháp của các mình bị xâm phạm do hoạt độngsản xuất, kinh doanh hóa chất tác động xấu tới môi trường gây ra Tranh chấpthường xảy ra khi có sự cố hóa chất ảnh hưởng đến môi trường, xâm phạm tớiquyền lợi hợp pháp của nhiều người Theo điều 161, Luật bảo vệ môi trường
2014 thì nội dung tranh chấp về môi trường gồm:
- Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác,
Trang 36trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp này.
Thực tế, giải quyết các tranh chấp về bảo vệ môi trường trong hoạt độngsản xuất, kinh doanh hóa chất cực kỳ khó khăn do cần xác định rõ nội dungtranh chấp, mức độ tranh chấp
Mười là, hợp tác quốc tế về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh hóa chất
Hợp tác quốc tế là một trong những vấn đề quan trọng Cần có sự liênkết, hợp tác lẫn nhau nhất là vấn đề môi trường Pháp luật về bảo vệ môitrường trong hoạt động hóa chất nói chung và hoạt động sản xuất, kinh doanhhóa chất nói riêng có thế nói hiện nay đã và đang từng bước hoàn thiện
Pháp luật bảo vệ môi trường có một chương quy định về hợp tác quốc
tế về bảo vệ môi trường Tại chương này quy định về ký kết, gia nhập điềuước quốc tế môi trường, về bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh
tế, quốc tế, mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, quy định này tuânthủ các điều ước quốc tế và đồng thời quy định về việc ưu tiên xem xét để kýkết, gia nhập các điều ước quốc tế về môi trường
Các quy định trong luật hóa chất thì hướng tới tuân thủ quy định củaLuật khác với quy định của điều ước quốc tế liên quan đến hóa chất và hoạtđộng hóa chất mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì thựchiện theo quy định của điều ước quốc tế đó
1.3 Quá trình hình thành và phát triển các quy định về bảo vệ môitrường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóachất là lĩnh vực chưa được quan tâm đúng mức ở Việt Nam Tuy nhiên, trongnhững năm gần đây lĩnh vực này đã có những bước phát triển đáng kể Nhất
là hệ thống các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh hóa chất đã tương đối được quy định cụ thể hơn Đối với lĩnh vực pháp
Trang 37luật bảo vệ môi trường trong hoạt động hóa chất thì trọng tâm là pháp luật vềhóa chất và Luật bảo vệ môi trường ở vị trí trung tâm và có vai trò quan trọngtrong việc điều chỉnh các hoạt động này và cũng có sự liên hệ với các ngànhluật khác như luật dân sự, hình sự.
Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóachất có nội dung thể hiện ở các hệ thống văn bản như sau:
- Chủ trương, chính sách của Đảng.
Có thể nói, về mặt xây dựng thể chế, thời gian qua, công tác xâydựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường được Đảng vàNhà nước ta rất quan tâm Một trong những thành tựu của hệ thống phápluật về bảo vệ môi trường là việc xây dựng, xác định được hệ thống nguyêntắc cơ bản trong chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường Nhữngnguyên tắc, chính sách cơ bản xuất phát từ chủ trương phát triển kinh tế -
xã hội theo mô hình bền vững là vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, bảo vệmôi trường và ổn định, công bằng xã hội
Những nội dung cơ bản trong chính sách của Nhà nước về bảo vệ môitrường được thể hiện tại Luật bảo vệ môi trường 2014, Luật hóa chất 2007như đã đề cập, cụ thể như sau:
- Các văn bản, quy định pháp luật hiện hành.Hiến pháp là đạo luật cơbản, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp 2013 đã
có những quy định mang tính nguyên tắc về bảo vệ môi trường trong tất cảhoạt động nói chung Theo Hiến pháp 2013 cũng tiếp tục công nhận quyền
này “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa
vụ bảo vệ môi trường” [30, Điều 43].
Như vậy, Hiến pháp đã quy định nghĩa vụ “bảo vệ môi trường” là một
nghĩa vụ pháp lý của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội Và được thể chế hóatại các văn bản luật, văn bản dưới luật
Trang 38Luật bảo vệ môi trường ban hành năm 1993 và được thay thế bởi Luậtbảo vệ môi trường năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 có hiệu lựcngày 01/01/2015 và các văn bản có liên quan Trong hệ thống pháp luật thìLuật Bảo vệ môi trường, Luật hóa chất có thể coi là đạo luật có vị trí trungtâm là luật chung trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môitrường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất Luật Bảo vệ môitrường 2014 gồm 170 điều được chia làm 20 chương quy định nhóm vấn đềquan trọng, Luật hóa chất ban hành năm 2007 có hiệu lực 01/7/2008 Bêncạnh Luật bảo vệ môi trường, Luật hóa chất thì còn có hệ thống văn bản quyphạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn có các đạo luật, pháp lệnh về bảo vệcác thành tố môi trường (còn gọi là các đạo luật, pháp lệnh về tài nguyên) Cụthể, đó là các đạo luật, pháp lệnh như: Luật đất đai năm 2013, Luật thủy sản năm
2017, Luật tài nguyên nước năm 2012
Ngoài ra, quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường hoặc nghĩa vụ tuânthủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cánhân còn nằm rải rác trong nhiều đạo luật khác Trong số đó phải kể đến: Luậtdoanh nghiệp năm 2014, Luật đầu tư năm 2014, Luật tiếp cận thông tin 2016
Ngoài ra, một số đạo luật còn quy định cụ thể việc xử lý vi phạm phápluật về môi trường Trong số đó, phải kể đến Bộ luật dân sự năm 2015, Bộluật hình sự năm 2015, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012…
Một số đạo luật có những nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề tàichính trong bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóachất,cũng có thể kể đến là: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửađổi, bổ sung năm 2013), Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Luật thuế tàinguyên năm 2009, Luật phí và lệ phí 2015…
Ngoài ra còn hệ thống các văn bản quy phạm dưới Luật, Pháp lệnh Để
thực hiện các Luật, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và
Trang 39các Bộ, ngành hữu quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn có nội dungquy định về bảo vệ môi trường.
Các văn bản này tập trung vào giải quyết các nội dung chính sau: quyđịnh về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường Việt Nam, quyđịnh quy trình đánh giá tác động môi trường, quy định về giấy phép môitrường, quy định về thanh tra môi trường, quy định về các biện pháp xử lý viphạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quy định về các thiết chếbảo vệ môi trường (tổ chức, bộ máy, phân công nhiệm vụ giữa các cơ quanbảo vệ môi trường)…
Hiện có rất nhiều Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủtướng Chính phủ, cùng hàng trăm thông tư, chỉ thị, quyết định của các Bộ, ngành
đã ban hành có nội dung liên quan trực tiếp tới công tác bảo vệ môi trường
Bên cạnh việc tích cực ban hành các văn bản quy phạm pháp luật vềbảo vệ môi trường, Việt Nam đã từng bước tham gia các điều ước quốc tế vềmôi trường như:
Công ước 170 năm 1990 về an toàn trong việc sử dụng hóa chất khilàm việc Nội dung công ước này quy định về Nguyên tắc chung, sự phân loại
và những biện pháp liên quan, trách nhiệm của người sử dụng lao động, ……
Ngoài ra còn có Công ước Viên về bảo vệ tầng ô zôn, Công ước kiểmsoát, vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hại và tiêu huỷ chúng(Basel), Công ước về đa dạng sinh học… Việc gia nhập các công ước này làtiền đề quan trọng cho việc hội nhập của pháp luật Việt Nam với những tiêuchuẩn và quy phạm của pháp luật quốc tế
1.4 Một số quy định của Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất của các nước trên thế giới
Với vai trò quan trọng của hóa chất tới nền kinh tế thì các nước trên
Trang 40thế giới đều phải có biện pháp giảm thiểu tác hại của các hoạt động hóa chấttới môi trường Mỗi quốc gia tùy thuộc vào hệ thống pháp luật và tình hìnhthực tế của mình mà sẽ có những giải pháp khác nhau để giảm thiểu ảnhhưởng đến môi trường.
- Pháp luật Nhật Bản
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do hoạt động về hóa chất nói chungcũng như trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thì Nhật Bản có cácquy định và chính sách như sau:
+ Có nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường
Nhật Bản sử dụng ngân sách Chính phủ Nhật Bản dành khoản ngânsách nhất định cho hoạt động quản lý môi trường, quản lý thảm họa và phân
bổ cho các tỉnh, ngành, cơ quan trên cả nước Hỗ trợ tài chính có thể nằmtrong gói phân bổ ngân sách này hoặc các nguồn hỗ trợ thêm khác trong vàngoài Chính phủ Việc hỗ trợ tài chính được thể hiện rõ trong các điều khoảncủa các đạo luật về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đô thị nóiriêng Chẳng hạn, Luật Quản lý chất thải rắn và vệ sinh công cộng sửa đổinăm 2000, có đưa thêm điều khoản hỗ trợ kinh phí phát triển cho các cơ sở xử
lý chất thải rắn có thành tích tốt trong nhiều năm và các công ty kinh doanh
có trung tâm xử lý chất thải rắn hiệu quả [57]
+ Hỗ trợ dự án bảo vệ môi trường
Ngoài nguồn kinh phí từ Chính phủ, chính quyền địa phương, doanhnghiệp cũng hỗ trợ cho các dự án bảo vệ môi trường, hoặc cho các cơ sở sảnxuất Như vậy, hỗ trợ tài chính là giải pháp khá khả quan cho các doanh nghiệpNhật Bản, giúp doanh nghiệp giảm chi phí khi phải xây dựng cùng một lúc nhàxưởng và hệ thống xử lý chất thải
+ Nhật Bản có nhiều quỹ liên quan tới bảo vệ môi trường, cung cấpnguồn kinh phí hỗ trợ cho các dự án thuộc lĩnh vực này cả ở trong nước và