Luận văn đã sơ lược được tiến trình xây dựng và phát triển của chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện từ năm 1945 đến nay, từ đó phản ánh được vai trò quan trọng của chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện trong luật hình sự. Từ việc xây dựng khái niệm cơ bản về chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện, nội dung luận văn đã làm rõ được nội hàm, mục đích và ý nghĩa của tha tù trước thời hạn có điều kiện và so sánh chế định này với một số chế định khác trong Bộ luật hình sự năm 2015. Với việc nghiên cứu về điều kiện xét, điều kiện thử thách, trình tự thủ tục,… của tha tù trước thời hạn có điều kiện đã góp phần khắc phục được một số hạn chế, bất cập từ công tác đặc xá hiện nay. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu có hệ thống, độc lập, có sự đánh giá, tổng kết thực tiễn chi tiết về tha tù trước thời hạn có điều kiện trong pháp luật Việt Nam. Luận văn đã sơ lược được tiến trình xây dựng và phát triển của chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện từ năm 1945 đến nay, từ đó phản ánh được vai trò quan trọng của chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện trong luật hình sự. Từ việc xây dựng khái niệm cơ bản về chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện, nội dung luận văn đã làm rõ được nội hàm, mục đích và ý nghĩa của tha tù trước thời hạn có điều kiện và so sánh chế định này với một số chế định khác trong Bộ luật hình sự năm 2015. Với việc nghiên cứu về điều kiện xét, điều kiện thử thách, trình tự thủ tục,… của tha tù trước thời hạn có điều kiện đã góp phần khắc phục được một số hạn chế, bất cập từ công tác đặc xá hiện nay. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu có hệ thống, độc lập, có sự đánh giá, tổng kết thực tiễn chi tiết về tha tù trước thời hạn có điều kiện trong pháp luật Việt Nam. Luận văn đã sơ lược được tiến trình xây dựng và phát triển của chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện từ năm 1945 đến nay, từ đó phản ánh được vai trò quan trọng của chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện trong luật hình sự. Từ việc xây dựng khái niệm cơ bản về chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện, nội dung luận văn đã làm rõ được nội hàm, mục đích và ý nghĩa của tha tù trước thời hạn có điều kiện và so sánh chế định này với một số chế định khác trong Bộ luật hình sự năm 2015. Với việc nghiên cứu về điều kiện xét, điều kiện thử thách, trình tự thủ tục,… của tha tù trước thời hạn có điều kiện đã góp phần khắc phục được một số hạn chế, bất cập từ công tác đặc xá hiện nay. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu có hệ thống, độc lập, có sự đánh giá, tổng kết thực tiễn chi tiết về tha tù trước thời hạn có điều kiện trong pháp luật Việt Nam. Luận văn đã sơ lược được tiến trình xây dựng và phát triển của chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện từ năm 1945 đến nay, từ đó phản ánh được vai trò quan trọng của chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện trong luật hình sự. Từ việc xây dựng khái niệm cơ bản về chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện, nội dung luận văn đã làm rõ được nội hàm, mục đích và ý nghĩa của tha tù trước thời hạn có điều kiện và so sánh chế định này với một số chế định khác trong Bộ luật hình sự năm 2015. Với việc nghiên cứu về điều kiện xét, điều kiện thử thách, trình tự thủ tục,… của tha tù trước thời hạn có điều kiện đã góp phần khắc phục được một số hạn chế, bất cập từ công tác đặc xá hiện nay. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu có hệ thống, độc lập, có sự đánh giá, tổng kết thực tiễn chi tiết về tha tù trước thời hạn có điều kiện trong pháp luật Việt Nam. Luận văn đã sơ lược được tiến trình xây dựng và phát triển của chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện từ năm 1945 đến nay, từ đó phản ánh được vai trò quan trọng của chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện trong luật hình sự. Từ việc xây dựng khái niệm cơ bản về chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện, nội dung luận văn đã làm rõ được nội hàm, mục đích và ý nghĩa của tha tù trước thời hạn có điều kiện và so sánh chế định này với một số chế định khác trong Bộ luật hình sự năm 2015. Với việc nghiên cứu về điều kiện xét, điều kiện thử thách, trình tự thủ tục,… của tha tù trước thời hạn có điều kiện đã góp phần khắc phục được một số hạn chế, bất cập từ công tác đặc xá hiện nay. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu có hệ thống, độc lập, có sự đánh giá, tổng kết thực tiễn chi tiết về tha tù trước thời hạn có điều kiện trong pháp luật Việt Nam. Luận văn đã sơ lược được tiến trình xây dựng và phát triển của chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện từ năm 1945 đến nay, từ đó phản ánh được vai trò quan trọng của chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện trong luật hình sự. Từ việc xây dựng khái niệm cơ bản về chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện, nội dung luận văn đã làm rõ được nội hàm, mục đích và ý nghĩa của tha tù trước thời hạn có điều kiện và so sánh chế định này với một số chế định khác trong Bộ luật hình sự năm 2015. Với việc nghiên cứu về điều kiện xét, điều kiện thử thách, trình tự thủ tục,… của tha tù trước thời hạn có điều kiện đã góp phần khắc phục được một số hạn chế, bất cập từ công tác đặc xá hiện nay. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu có hệ thống, độc lập, có sự đánh giá, tổng kết thực tiễn chi tiết về tha tù trước thời hạn có điều kiện trong pháp luật Việt Nam.
Trang 2HÀ N I Ộ - 2018
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực khoa học, đồng thời tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học của luận văn này Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Thúy Hiền MỤC LỤC
DANH M C CÁC T VI T T T Ụ Ừ Ế Ắ
BLHS B lu t hình sộ ậ ựTTHS T t ng hình số ụ ựXHCN Xã h i ch nghĩaộ ủ
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 ghi nhận: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” [38; Điều 2] Một nhà nước dân chủ tiến bộ là
một nhà nước tồn tại trên cơ sở hướng tới việc bảo đảm các lợi ích của conngười, hạnh phúc của con người là thước đo mọi giá trị của cuộc sống.Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam thể hiện rõ bản chất Nhànước của dân, do dân, vì dân Trong nhà nước pháp quyền, sự nghiêm minhcủa pháp luật luôn được đề cao nhưng pháp luật lại vì con người, hướng đếnmục đích cao cả nhất là đem lại lợi ích và công lý cho con người chính vì thế
mà pháp luật luôn mang tính nhân đạo sâu sắc
Đối với tội phạm, chính sách pháp luật hình sự của Nhà nước ta khôngchỉ tuân theo nguyên tắc pháp chế mà còn thể hiện nguyên tắc nhân đạo sâusắc, đó là trừng trị kết hợp với giáo dục Thông qua hình phạt, Nhà nước vừanhằm trừng trị, răn đe kết hợp giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội trởthành người lương thiện, qua đó cũng giáo dục người khác có ý thức tuân thủpháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm Vì vậy, Nhà nước vàpháp luật không bắt buộc người phạm tội phải chấp hành toàn bộ bản án phạt
tù đã tuyên trong các cơ sở giam giữ khi mà người đó thực sự ăn năn hối cải,mong muốn sớm làm lại cuộc đời, đóng góp cho gia đình, xã hội Tha tù trướcthời hạn có điều kiện là một chế định cho phép người phạm tội được trả tự do,chấp hành phần còn lại của bản án phạt tù tại cộng đồng dưới sự giám sát,giáo dục của cơ quan có thẩm quyền khi thỏa mãn những điều kiện nhất định Thể chế hóa các chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 08/NQ-TW vềmột số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới ngày02/01/2002; Nghị quyết số 48/NQ-TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện
Trang 6hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 ngày24/5/2005 và thực hiện các nhiệm vụ về cải cách tư pháp mà Nghị quyết số49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư phápđến năm 2020 đã đề ra, trong đó có nhiệm vụ: “Coi trọng việc hoàn thiệnchính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa vàtính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội Giảm hình phạt tù, mở rộng
áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loạitội phạm Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối vớimột số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Giảm bớt khung hình phạt tối
đa quá cao trong một số loại tội phạm”
Bảo đảm sự phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Namnăm 2013 về tăng cường bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền tự do.Đổi mới nhận thức về chính sách hình sự mà trọng tâm là đổi mới quanniệm về tội phạm và hình phạt, về chính sách xử lý đối với một số loại tộiphạm và loại chủ thể phạm tội, đồng thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệmlập pháp hình sự của các nước trong khu vực và trên thế giới
Xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế trên cơ sở tiếp thu có chọn lọckinh nghiệm trong tổ chức thực hiện tạm tha của một số nước trên thế giới.Tạm tha là một biện pháp trong thi hành án phạt tù đã được nhiều nước trênthế giới áp dụng, kể cả những nước phát triển (Mỹ, Canada, Anh, Hà Lan,Thụy Sỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…) hay ở những nước đang phát triển (TrungQuốc, Thái Lan…) với nhiều hình thức và điều kiện cụ thể khác nhau của mỗinước Đây là xu hướng tất yếu của công tác thi hành án phạt tù, coi trọng giáodục hơn giam giữ; phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế theo tinh thần củaCông ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966: “Những người bịtước tự do phải được đối xử nhân đạo… Việc đối xử với tù nhân trong hệthống trại giam nhằm mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trở lại xã hội”
Trang 7và “Phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự tái hòa nhập xã hội của những ngườinguyên là tù nhân theo những điều kiện tốt nhất có thể, với sự tham gia vàgiúp đỡ của cộng đồng và các tổ chức xã hội” được nêu trong “Những nguyêntắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân” năm 1990 của Liên hợp quốc.
Cũng chính xuất phát từ thực tiễn công tác thi hành án phạt tù: Trong 10năm thi hành Luật Đặc xá, Chủ tịch nước đã 07 lần ban hành quyết định vềđặc xá nhân các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước Cấp giấy xácnhận kết quả thi hành án cho 86.828 trường hợp Theo báo cáo của công ancác địa phương, trong tổng số 87.020 người được đặc xá, đa số đã về đúng địachỉ cư trú và đều được công an địa phương hướng dẫn, đăng ký hộ khẩu, cấpgiấy tờ tùy thân [27, tr.86] Trong đó phần lớn đã ổn định cuộc sống, không viphạm pháp luật và tái phạm tội, gần 50.000 người được đặc xá đã có việc làm
và thu nhập ổn định Công tác đặc xá tha tù trước thời hạn phục vụ tốt yêu cầuchính trị, pháp luật, nghiệp vụ Tuy nhiên, do đối tượng đặc xá tha tù trướcthời hạn với số lượng lớn, diện đối tượng rộng chưa thể hiện đầy đủ ý nghĩađặc ân của Nhà nước ta đối với người phạm tội Mặt khác, Luật đặc xá và cácvăn bản pháp luật có liên quan bộc lộ một số hạn chế như: Về thời gian tổchức thực hiện Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước: Qua 7 đợt thực hiện chothấy, việc tổ chức triển khai đều gấp rút trong khoảng thời gian ngắn nên chấtlượng tham mưu, thẩm định cũng như trong việc thực hiện chức năng kiểmsát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá gặp khó khăn [24; tr 33] Người được đặc xátha tù trước thời hạn là người đã được pháp luật chấp nhận chấp hành xongbản án, không còn điều kiện, quy định pháp lý nào ràng buộc nên một số đốitượng không chịu tiếp tục phấn đấu, rèn luyện dẫn đến tái phạm Trong tổng
số 87.020 người được đặc xá từ năm 2009 đến nay vẫn có 1.007 người cóhành vi vi phạm pháp luật, tái phạm tội, chiếm tỉ lệ 1,16% [27, tr 87] Dưluận xã hội còn một bộ phận có ý kiến chưa đồng thuận cao với việc tha trước
Trang 8thời hạn cho phạm nhân mà không có điều kiện, chế định pháp lý ràng buộcnên tính nghiêm minh của pháp luật bị hạn chế Chưa có nội dung quy định vềđiều kiện, tiêu chuẩn đặc xá đối với trường hợp đặc biệt là người đang đượchoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù [43].
Cùng với đó, trong những năm qua, tình hình tội phạm có diễn biến vôcùng phức tạp, số lượng người bị kế án phạt tù tăng lên Từ năm 2008 đếnnăm 2015, bình quân hàng năm, số lượng người có án phạt tù tăng khoảng 10– 12% Trước khi đặc xá năm 2015, các trại giam quản lý, giam giữ 142.625phạm nhân Mặc dù tháng 9 năm 2015, Chủ tịch nước đã Quyết định đặc xátha tù trước thời hạn cho 18.298 người nhưng tính đến tháng 12 năm 2015,các trại giam thuộc Bộ Công an vẫn đang quản lý, giam giữ 129.180 phạmnhân (115.299 nam, 13.881 nữ); các trại tạm giam, nhà tạm giữ quản lý, giamgiữ 4.803 phạm nhân; số đối tượng bị kết án tù đang hoàn thiện thủ tục để thihành án là 16.359 người Việc phạm nhân vào trại giam tăng đã gây áp lực lớn
về ngân sách xây dựng cơ sở vật chất, chi phí cho việc quản lý, giáo dục, thựchiện chế độ, chính sách đối với phạm nhân và biên chế cán bộ Hiện nay,Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (TC8) – nay là CụcCảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (C10)quản lý 53 trại giam, theo quy mô được Bộ Công an phê duyệt gồm 165 phântrại, nhưng tính đến năm 2015 mới có 75/165 phân trại được đầu tư xây dựng,cải tạo nâng cấp và 25 phân trại đang trong quá trình đầu tư cải tạo nâng cấp,còn lại 59 phân trại chưa được đầu tư xây dựng, cải tạo bảo đảm giam giữtheo quy mô, gồm: 17 phân trại phải xây dựng mới; 42 phân trại phải cải tạonâng cấp để bảo đảm giam giữ theo quy mô Trong khi đó, để đầu tư xây dựngmới 01 phân trại quy mô giam giữ 1.000 phạm nhân, cần kinh phí khoảng 100
tỷ đồng và biên chế khoảng 215 cán bộ, chiến sĩ để quản lý giam giữ và giáodục cải tạo phạm nhân Ngoài ra, còn các chi phí về đầu tư cơ sở vật chất
Trang 9phục vụ việc tổ chức học tập, hướng nghiệp, dạy nghề, sinh hoạt, khám chữabệnh… cho phạm nhân Trong những năm qua, mặc dù đã được Nhà nướcquan tâm cùng với sự nỗ lực cố gắng của các đơn vị, nhưng đến nay vẫn gặprất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách, pháp luật đốivới phạm nhân [43].
Nhằm thực hiện những yêu cầu, những đòi hỏi trên, BLHS năm 2015 đã
bổ sung thêm một quy định mới, một chính sách hình sự mới thể hiện rõ nét
sự nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam đó là Tha tù trước thời hạn cóđiều kiện
Trong suốt hơn 30 năm lịch sử kể từ khi BLHS năm 1985 có hiệu lực thìtại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII(Quốc hội) đã thông qua BLHS số 100/2015/QH13, Bộ luật TTHS số101/2015/QH13 Lần đầu tiên chế định Tha tù trước thời hạn có điều kiệnđược quy định trong BLHS và Bộ luật TTHS Việt Nam (Điều 3, Điều 66,Điều 106 BLHS số 100/2015/QH13 và Điều 368 Bộ luật TTHS số101/2015/QH13) Ngày 29/6/2016, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số144/2016/QH13 về việc lùi hiệu lực thi hành của BLHS số 100/2015/QH13,
Bộ luật TTHS số 101/2015/QH13, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung
dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13 vàochương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 Trong đó, khoản 2 Điều 1Nghị quyết số 144/2016/QH13 quy định: “Lùi hiệu lực thi hành của BLHS số100/2015/QH13, Bộ luật TTHS số 101/2015/QH13, Luật tổ chức cơ quanđiều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số94/2015/QH13 từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến ngày Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của BLHS số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành, trừ quy địnhtại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này” Điểm a khoản 4 quy định: “Kể từ
Trang 10ngày 01 tháng 7 năm 2016: Thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tộitại khoản 3 Điều 7 BLHS số 100/2015/QH13 và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghịquyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành BLHS; tiếp tục áp dụng khoản 2Điều 1 và các quy định khác có lợi cho người phạm tội tại Nghị quyết số109/2015/QH13” Khoản 3 Điều 7 BLHS số 100/2015/QH13 quy định: “Điềuluật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng…, loại trừtrách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn cóđiều kiện, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thìđược áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó cóhiệu lực thi hành” Theo các quy định nêu trên thì tha tù trước thời hạn cóđiều kiện được áp dụng kể từ ngày 01/7/2016 để bảo đảm quyền lợi đối vớingười bị kết án phạt tù đang chấp hành án ở các cơ sở giam giữ [43].
Trước tình hình trên đòi hỏi phải khẩn trương nghiên cứu, tìm hiểulàm rõ để xây dựng những nội dung về tha tù trước thời hạn có điều kiện
cho phù hợp với thực tiễn Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “ Tha tù trước
thời hạn có điều kiện trong luật hình sự Việt Nam” là cần thiết trong
tình hình hiện nay
Mặc dù trong pháp luật hình sự Việt Nam, ở các mức độ khác nhau
có đề cập đến chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện ở hai góc độgồm người từ đủ 18 tuổi trở lên và người dưới 18 tuổi, tuy nhiên, do tínhchất rộng lớn, đa dạng và phức tạp của vấn đề nghiên cứu nên trongkhuôn khổ phạm vi của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ đề cập đếnnhững vấn đề chung đối với người phạm tội mà không có sự phân biệtđối với người từ đủ 18 tuổi trở lên và người dưới 18 tuổi, đồng thờitrong quá trình nghiên cứu về chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện
có liên quan đến phần thủ tục tha tù trước thời hạn có điều kiện thuộc
Trang 112 Tình hình nghiên cứu
Là chế định thể hiện chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự và nguyêntắc nhân đạo của luật thi hành án hình sự, tha tù trước thời hạn có điều kiện làmột chế định có sự quan hệ chặt chẽ mật thiết với chế định giảm thời hạnchấp hành hình phạt tù, miễn chấp hành hình phạt và một số chế định kháccủa luật hình sự và luật thi hành án hình sự, vì vậy, chế định này ở các mức độkhác nhau đã được một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa họcpháp lý mà ở các mức độ khác nhau có liên quan tới nội dung tha tùtrước thời hạn có điều kiện như:
- GS.TSKH Lê Cảm, sách chuyên khảo: “Nhận thức khoa học về
Phần chung pháp luật hình sự Việt Nam sau pháp điển hóa lần thứ ba”,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2018
- Lê Trung Kiên, “Tha tù trước thời hạn có điều kiện trong mối
quan hệ với đặc xá và một số kiến nghị” - Tạp chí nghiên cứu lý luận,
nghiệp vụ, khoa học của Học viện Cảnh sát nhân dân số 07(95) năm2017
- Lê Thị Vân Anh, “Tha tù trước thời hạn có điều kiện” - Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề tháng 8 năm 2014
Tuy nhiên, khái quát tất cả những nghiên cứu trên đây của các tácgiả cho thấy nội dung về tha tù trước thời hạn có điều kiện trong cáccông trình này mới chỉ dừng lại ở các bài viết đăng trên các tạp chí khoahọc pháp lý chuyên ngành hay việc giải quyết một phần nội dung tươngứng mà chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu có hệthống, độc lập, có sự đánh giá, tổng kết thực tiễn chi tiết về tha tù trướcthời hạn có điều kiện trong pháp luật Việt Nam
Trang 12Với tình hình nghiên cứu trên đây một lần nữa cho phép khẳng định việc
nghiên cứu đề tài “Tha tù trước thời hạn có điều kiện trong luật hình sự Việt Nam” là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa cả mặt lý luận lẫn thực tiễn.
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về tha
tù trước thời hạn có điều kiện dưới khía cạnh lập pháp hình sự và TTHS, đốichiếu với việc áp dụng chế định này trong thực tiễn, từ đó luận văn tổng kết,đúc rút kinh nghiệm để đưa ra những phương hướng nhằm hoàn thiện các quyđịnh về tha tù trước thời hạn có điều kiện trong luật hình sự và luật TTHSViệt Nam đồng thời đề xuất những giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả ápdụng chế định này trong thực tiễn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử hình thành phát triển của
chế định về tha tù trước thời hạn có điều kiện của luật hình sự và luật TTHSViệt Nam, phân tích khái niệm, bản chất và ý nghĩa của việc tha tù trước thờihạn có điều kiện cũng như so sánh giữa tha tù trước thời hạn có điều kiện vớicác chế định gần giống khác trong pháp luật Việt Nam
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm pháp
luật về tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thực tiễn ở nước ta, đồng thời,phân tích những tồn tại xung quanh những quy định về tha tù trước thời hạn
có điều kiện và thực tiễn áp dụng chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện
từ khi BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực pháp luậtnhằm đề xuất và luận chứng sự cần thiết phải hoàn thiện và đưa ra các giảipháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về chế định này của pháp luật
về thi hành án hình sự Việt Nam
Trang 133.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn
về tha tù trước thời hạn có điều kiện dưới góc độ luật hình sự và luật TTHS cụthể là: khái niệm về tha tù trước thời hạn có điều kiện; bản chất và hậu quảpháp lý của tha tù trước thời hạn có điều kiện; ý nghĩa của tha tù trước thờihạn có điều kiện; các quy phạm thực định về tha tù trước thời hạn có điềukiện; thực tiễn áp dụng các quy phạm về tha tù trước thời hạn có điều kiện từ
đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp về mặt lập pháp cũng như các biện phápthực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tha tù trước thờihạn có điều kiện trong pháp luật Việt Nam
3.4 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tha tù trướcthời hạn có điều kiện dưới góc độ luật hình sự Việt Nam, tuy nhiên có phầnthủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện không tránh khỏi có liên quan tớiluật TTHS nhằm giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu Đồng thời, dotính chất rộng lớn, đa dạng và phức tạp của vấn đề nghiên cứu nên trongkhuôn khổ phạm vi của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ đề cập đến những vấn
đề chung đối với người phạm tội mà không có sự phân biệt đối với người từ
đủ 18 tuổi trở lên và người dưới 18 tuổi
Về thời gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy phạm pháp
luật về tha tù trước thời hạn có điều kiện từ khi BLHS năm 2015 có hiệulực thi hành
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta
về phòng và đấu tranh chống tội phạm, về tính nhân đạo của pháp luật Nộidung của luận văn cũng quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của các Nghịquyết Đại hội Đảng IX, X, XI, XII và các Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày01/01/2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải
Trang 14cách tư pháp đến năm 2020 ngày 26/5/2005 Luận văn cũng kế thừa và vậndụng những thành tựu của các bộ môn khoa học pháp lý chuyên ngành như:lịch sử Nhà nước và pháp luật; lý luận về Nhà nước và pháp luật; luật hình sự;luật TTHS; tội phạm học; triết học.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhằm tiếp cận và làm sáng tỏ về mặt
lý luận từng vấn đề tương ứng, tác giả luận văn đã sử dụng các phương phápnghiên cứu như: phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích và tổng hợp;phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quynạp; phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia…
5 Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ luậthọc về chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện dưới góc độ pháp lý hình sự
và TTHS trong suốt hơn 30 năm qua (kể từ khi thông qua BLHS năm 1985).Thông qua kết quả nghiên cứu và các kiến nghị, tác giả mong muốn đóng gópphần nhỏ bé của mình vào việc phát triển lý luận về tha tù trước thời hạn cóđiều kiện giúp cho việc áp dụng chế định này được chính xác Ngoài ra, luậnvăn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu,giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự nói riêng vàcho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại cơ quan Công an, Viện kiểm sát,Tòa án
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận chung, Mục lục, Danh mục tài liệu thamkhảo và Danh mục các từ viết tắt, nội dung của luận văn gồm 2 chương:
Chương 1 Một số vấn đề chung về tha tù trước thời hạn có điều kiện Chương 2 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên
thế giới về tha tù trước thời hạn có điều kiện và thực tiễn áp dụng tại nước ta
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
Trang 15THA TÙ TRƯỚC THỜI HẠN CÓ ĐIỀU KIỆN 1.1 Khái niệm tha tù trước thời hạn có điều kiện
Tha tù trước thời hạn có điều kiện là một giải pháp cho phép đưa ngườiphạm tội bị xử phạt tù quay trở về với cộng đồng sớm hơn để sửa chữa lỗilầm với sự giúp đỡ và giám sát của gia đình, các cơ quan, đoàn thể xã hội.Đây là một biện pháp được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới dưới các têngọi như phóng thích có điều kiện hay trả tự do có điều kiện Việc bổ sung chếđịnh này sẽ đáp ứng được mục tiêu về cải cách tư pháp về nâng cao hiệu quảphòng ngừa và tính hướng thiện trong xử lý người phạm tội, cho phép ngườiđang chấp hành hình phạt tù được sớm quay trở lại với cộng đồng, vừa đặt racác điều kiện chặt chẽ để thử thách người phạm tội, có tác dụng giúp đỡngười đó sống có trách nhiệm, có kỷ luật, tăng quyết tâm sửa chữa lỗi lầm,khắc phục nguyên nhân, điều kiện phạm tội Do vậy, chế định tha tù trướcthời hạn có điều kiện sẽ có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa tái phạm,khuyến khích gia đình, các đoàn thể xã hội, cộng đồng tham gia vào việc giáodục, phục hồi đối với người bị kết án, phù hợp với chủ trương xã hội hóa côngtác thi hành án của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời phù hợp với truyền thốngđoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc ta Như vậy, hàng năm sẽ có một lượnglớn người đang chấp hành án phạt tù được trả tự do sau khi áp dụng quy định này,đây là cơ hội để giảm tình trạng quá tải trong các cơ sở giam giữ hiện nay, đảm bảocác điều kiện sinh hoạt tốt nhất cho người đang chấp hành án phạt tù, ngoài ra việc
áp dụng chế định này sẽ giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho nhà nước, đồng thời, sẽtạo ra nguồn cung lao động lớn cho xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đấtnước, nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa tái phạm đối với người kết ánđược miễn chấp hành hình phạt
Chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện lần đầu tiên được quy địnhtrong BLHS Việt Nam và được đánh giá cao bởi nó thể hiện rõ rệt chính sách
Trang 16hình sự của Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội đang chấp hành hìnhphạt tù Khoan hồng và nhân đạo được thể hiện đầy đủ trong chế định này, làmột giải pháp cho phép đưa người phạm tội bị xử phạt tù về với cộng đồngsớm hơn thời hạn đã định để phục thiện, sửa chữa lỗi lầm với sự giúp đỡ vàgiám sát của gia đình, các cơ quan, đoàn thể xã hội.
Tha tù trước thời hạn có điều kiện (Conditional Early Release, Releaseinmates from Prisons) là một biện pháp trong thi hành án phạt tù đã đượcnhiều nước trên thế giới áp dụng, kể cả những nước phát triển Thực chất, đây
là việc trả tự do sớm đối với người đang chấp hành hình phạt tù; sau khi đượctrả tự do, người đó phải tuân thủ một số điều kiện nhất định do cơ quan cóthẩm quyền xác định trong một thời gian gọi là thời gian thử thách Nếu trongthời gian thử thách đó mà người phạm tội vi phạm các điều kiện đặt ra thì tùytừng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền có thể thay đổi điều kiện thửthách hoặc có thể buộc người đó phải chấp hành nốt thời hạn còn lại của hìnhphạt tù tại các cơ sở giam giữ
Như vậy, có thể hiểu rằng tha tù trước thời hạn có điều kiện là chế địnhcho phép người đang chấp hành án phạt tù được trả tự do sớm nhưng vẫn chịu
sự kiểm soát thông qua việc bị buộc phải tuân thủ một số điều kiện thử tháchtrong khoảng thời gian nhất định Nếu trong thời gian thử thách mà người đó
vi phạm các điều kiện đặt ra thì họ bị buộc phải chấp hành thời hạn còn lạicủa hình phạt tù Còn nếu trong thời gian thử thách, người bị kết án không viphạm các quy định này thì họ được miễn việc chấp hành phần hình phạt tùchưa được chấp hành
Chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện là một chế định đặc biệt, chođến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm, quan điểm về tha tù trước thờihạn có điều kiện
Trang 17Có quan điểm cho rằng tha tù trước thời hạn có điều kiện là một trongcác biện pháp tha miễn trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam [20, tr 49].Rằng tha tù trước thời hạn có điều kiện là một dạng của chế định miễn chấphành phần hình phạt tù còn lại
Trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần chung) của Đại học Luật Hà
Nội: “Tha tù trước thời hạn có điều kiện được hiểu là biện pháp miễn chấp hành có điều kiện thời hạn còn lại của hình phạt tù đã tuyên” [51, tr 360].
Hay quan điểm của Vụ pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp thì:
“Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp miễn chấp hành phần hìnhphạt tù còn lại có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người đang chấphành hình phạt tù khi có đủ điều kiện theo quy định của BLHS, xét thấykhông cần buộc họ phải tiếp tục chấp hành hình phạt tù” [59, tr 4]
Còn quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì: “Tha tù trướcthời hạn có điều kiện không phải là biện pháp miễn chấp hành hình phạt mà làbiện pháp thay đổi việc chấp hành hình phạt từ chấp hành hình phạt trong trạigiam, trại tạm giam, nhà tạm giữ sang chấp hành hình phạt tại nơi cư trú, nơilàm việc, công tác” [55, tr 2]
Tại Điều 1 của Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao ngày 24/4/2018 về việc hướng dẫn áp dụngĐiều 66 và Điều 106 của BLHS về tha tù trước thời hạn có điều kiện có quy
định: “Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp được Tòa án áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù khi có đủ các điều kiện theo quy định của BLHS, xét thấy không cần buộc họ phải tiếp tục chấp hành án phạt
tù tại cơ sở giam giữ”.
Vậy tại sao lại có quan điểm cho rằng tha tù trước thời hạn có điều kiện
là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt hay không phải là một biện phápmiễn chấp hành hình phạt ? Vậy miễn chấp hành hình phạt là gì?
Trang 18Miễn chấp hành hình phạt được hiểu là việc Tòa án không buộc người đã
bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại của hình phạt đã tuyên.Căn cứ của việc miễn chấp hành hình phạt là tính không hợp lý, không cầnthiết hoặc không có khả năng chấp hành hình phạt do người bị kết án đã hếtnguy hiểm cho xã hội hoặc do tính chất nguy hiểm không lớn cho xã hội củanhân thân người phạm tội, do trạng thái sức khỏe của người phạm tội hoặc docác tình tiết khác [44, tr 6]
Theo quan điểm được thừa nhận phổ biến hiện nay của GS.TSKH Lê
Cảm về miễn chấp hành hình phạt trong luật hình sự, đó là “Tòa án vẫn quyết định hình phạt nhất định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm, nhưng không buộc người này phải chấp hành toàn bộ hình phạt ấy khi có đầy đủ căn cứ và những điều kiện do Pháp luật hình sự quy định” [19, tr 790] Như vậy, chế định miễn
chấp hành hình phạt có thể hiểu là chính sách nhân đạo đối với người bị kết
án có hoàn cảnh đặc biệt và khuyến khích người bị kết án cố gắng cải tạo đểđược hưởng sự khoan hồng của Nhà nước, người bị kết án có thể được miễnchấp hành toàn bộ hình phạt hoặc là miễn chấp hành phần còn lại của hìnhphạt đã tuyên trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật khi có đủ các căn cứpháp lý và điều kiện cụ thể do pháp luật hình sự quy định
Theo cá nhân tôi, tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp miễnchấp hành hình phạt tù thì sẽ đảm bảo được các tiêu chí cơ bản tối thiểu và bắtbuộc chung về kỹ thuật lập pháp đối với một văn bản pháp luật hình sự tốttrong Nhà nước pháp quyền Theo GS.TSKH Lê Cảm các tiêu chí đó là: Một– Phải chặt chẽ về mặt cấu trúc; Hai – Phải nhất quán về mặt logic pháp lý;
Ba – phải chính xác về mặt khoa học; Bốn – phải khả thi về mặt thực tiễn; vànăm – phải trong sáng (minh bạch) và rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu về mặtthuật ngữ (ngôn ngữ) pháp lý [20, tr 82] Bản chất của chế định tha tù trước
Trang 19thời hạn có điều kiện, đó là biện pháp thay đổi việc chấp hành hình phạt từchấp hành hình phạt trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ sang chấphành hình phạt tại nơi cư trú, nơi làm việc, công tác, tuy nhiên người bị kết án
sẽ không phải chấp hành phần còn lại của hình phạt đã tuyên nếu họ không viphạm các quy định trong thời gian thử thách, không phạm tội mới, mà khôngphải chấp hành phần còn lại của hình phạt đã tuyên chính là đặc điểm củamiễn chấp hành hình phạt tù
Từ các quan điểm trên, tôi có thể đưa ra khái niệm về tha tù trước thời
hạn có điều kiện trong luật hình sự Việt Nam như sau: Tha tù trước thời hạn
có điều kiện là việc Tòa án căn cứ vào các quy định của BLHS để miễn việc tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại tại các cơ sở giam giữ và ấn định thời gian thử thách bằng phần hình phạt tù còn lại đó cho người được hưởng chế định nhân đạo này.
1.2 Nội hàm của tha tù trước thời hạn có điều kiện
Từ những lý luận trên, có thể chỉ ra nội hàm của chế định tha tù trướcthời hạn có điều kiện trong luật hình sự Việt Nam với các đặc điểm cơ bảnnhư sau:
Thứ nhất, tha tù trước thời hạn có điều kiện là sự tha miễn, khoan hồng
của Nhà nước, có ý nghĩa chính trị - xã hội – pháp lý hết sức đặc biệt, thể hiệnnguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam
Thứ hai, tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp miễn chấp hành
hình phạt tù có điều kiện Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hệ thốnghình phạt đối với người phạm tội bao gồm bảy hình phạt chính và bảy hìnhphạt bổ sung (được quy định từ Điều 34 đến Điều 45 BLHS năm 2015 (sửađổi, bổ sung năm 2017)) trong đó có hình phạt tù có thời hạn Người đangchấp hành hình phạt tù có thời hạn có thể được hưởng tha tù trước thời hạn cóđiều kiện Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp miễn chấp hành
Trang 20hình phạt tù có điều kiện Điều đó có nghĩa là người được hưởng tha tù trướcthời hạn có điều kiện là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn nhưngđược miễn chấp hành phần hình phạt tù còn lại tại trại giam nếu họ thỏamãn các điều kiện luật định và không vi phạm các nghĩa vụ trong thờigian thử thách Việc cho người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn
được hưởng tha tù trước thời hạn có điều kiện là họ được “tha tù trước thời hạn” chấp hành án phạt tù mà Bản án, Quyết định của Tòa án đã
tuyên phạt đối với họ Những phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tạicác trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ được tha tù trước thời hạn cóđiều kiện, họ sẽ được ra tù trước thời hạn mà không phải tới Trại giam,Trại tạm giam, Nhà tạm giữ tiếp tục chấp hành phần hình phạt còn lạinếu họ không vi phạm các nghĩa vụ trong thời gian thử thách
Thứ ba, tha tù trước thời hạn có điều kiện thuộc thẩm quyền quyết
định của Tòa án – cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
“theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án ”,
quy định tại khoản 3 Điều 66 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm2017)
Thứ tư, văn bản tha tù trước thời hạn có điều kiện là văn bản được
thể hiện dưới dạng Quyết định về tha tù trước thời hạn có điều kiện củaTòa án
Thứ năm, người được hưởng tha tù trước thời hạn có điều kiện phải
thỏa mãn đầy đủ những điều kiện mà luật hình sự đã quy định
1.3 So sánh chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện với chế định đặc xá, án treo
Trang 21Trong các văn bản luật, văn bản hướng dẫn luật, trong các ấn phẩm báochí hiện nay cũng như trước đây có các thuật ngữ như: “đặc xá”, “án treo”…
có khái niệm khá tương đồng, dễ gây nhầm lẫn với chế định tha tù trước thờihạn có điều kiện
1.3.1 So sánh chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện với chế định đặc xá
Trong Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm đặc xá như sau:
“Đặc xá là thể thức miễn tội, giảm hình phạt, miễn hình phạt hoặc xóa án đối với một người hoặc một số người có biến cải đặc biệt và theo đơn xin của người phạm tội, của gia đình họ, của cơ quan và tổ chức hữu quan hoặc căn
cứ vào chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước khi xét thấy cần thiết Người bị kết án tử hình nếu được đặc xá thì được tha tội chết, giảm thành tù chung thân” [52, tr 747].
Trong cuốn Từ điển Nghiệp vụ phổ thông dùng trong Công an nhân dân
(xuất bản năm 1977) đưa ra khái niệm: “Đặc xá là xét tha trước hạn tù cho những phạm nhân cải tạo tiến bộ đạt các tiêu chuẩn quy định nhân dịp Quốc khánh 02/9 hoặc khi có những sự kiện chính trị đặc biệt ” [57, tr 179]
Còn trong Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam thì lại định
nghĩa như sau: “Đặc xá là việc xét tha trước thời hạn cho những phạm nhân
có quá trình cải tạo, đạt những tiêu chuẩn quy định nhân dịp những sự kiện chính trị đặc biệt của quốc gia Người bị kết án tử hình nếu được đặc xá thì được tha tội chết, giảm thành tù chung thân” [56; tr 218]
Tuy nhiên, các khái niệm trên đây vẫn chưa tiếp cận được chính xác một
số đặc trưng của đặc xá Các nghiên cứu về lịch sử đặc xá ở nước ta cho thấy,chỉ có 2 lần Nhà nước quy định đặc xá bao gồm cả việc ân giảm án tử hình,
đó là quy định trong Sắc lệnh số 04/SL ngày 28/12/1946 và Sắc lệnh số
Trang 22136/SL ngày 15/02/1948 Vấn đề ân giảm cho người bị kết án tử hình hiệnnay không thuộc phạm vi của đặc xá.
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, trước khi Luật đặc xá năm 2007được ban hành thì giữa các nhà nghiên cứu, những người thực thi pháp luậtcòn có nhiều quan điểm khác nhau về chế định đặc xá như sau:
Theo GS.TSKH Lê Cảm thì:
Đặc xá là sự khoan hồng mang tính chất tổng hợp về mặt pháp lý hình sựđược thực hiện theo trình tự ngoài Tòa án bằng việc áp dụng đối với riêng một(những) người bị kết án cụ thể nhất định một trong các biện pháp tha miễncủa pháp luật hình sự nếu người đó đáp ứng đầy đủ những điều kiện mà vănbản đặc xá quy định [19, tr 843]
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Anh thì:
Đặc xá là việc Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho phạmnhân hoặc miễn chấp hành hình phạt tù cho người bị kết án phạt tù đang đượchoãn chấp hành hình phạt hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt và có quátrình cải tạo tốt hoặc xét thấy có những lý do khác đáng được hưởng sự khoanhồng, giảm nhẹ đặc biệt [58, tr 8]
Ngày 21/11/2007, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN ViệtNam khóa XII đã thông qua Luật Đặc xá năm 2007 Luật có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/3/2008 Sau khi Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước đã Công bốLệnh thông qua Luật này
Khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá năm 2007 quy định: “Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt” Khái niệm về
Đặc xá theo quy định của Luật Đặc xá năm 2007 đã làm rõ về thẩm quyềnquyết định đặc xá, đối tượng được hưởng đặc xá, thời điểm đặc xá
Trang 23Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyếtđịnh tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chungthân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợpđặc biệt Người được đặc xá tha tù trước thời hạn về cơ bản được coi như đãchấp hành xong hình phạt, không phải chịu sự ràng buộc pháp lý nào trừ ántích và thực hiện hình phạt bổ sung (nếu có) Đối tượng, điều kiện cụ thể vàthời điểm xét, thẩm quyền quyết định đặc xá do Chủ tịch nước quyết định.Giữa đặc xá và tha tù trước thời hạn có điều kiện có nhiều điểm giốngnhau Mặc dù đều có những quy định chặt chẽ về điều kiện nhưng có thể thấy
rõ ràng rằng, đặc xá và tha tù trước thời hạn có điều kiện là những chế địnhmang tính nhân đạo, có sự khoan hồng hơn nhiều so với các biện pháp thihành hình phạt tù khác Người phạm tội không phải chấp hành phần còn lạicủa hình phạt tù trong các cơ sở giam giữ mà được quay về cộng đồng, hòanhập vào xã hội với sự giám sát, quản lý của cơ quan có thẩm quyền nếu thỏamãn những điều kiện nhất định Đặc xá và tha tù trước thời hạn có điều kiệnđều là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù
Người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn là chủ thể có thể được xétđặc xá và tha tù trước thời hạn có điều kiện
Cả đặc xá và tha tù trước thời hạn có điều kiện đều để lại hậu quả pháp
lý là án tích cho người chấp hành hình phạt tù trong thời gian nhất định, tùytheo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội do người
đó thực hiện Cả đặc xá và tha tù trước thời hạn có điều kiện thì người chấphành hình phạt tù vẫn phải thực hiện hình phạt bổ sung (nếu có), cả hai biệnpháp này đều quy định rõ đối tượng, điều kiện cụ thể và thời điểm xét, thẩmquyền quyết định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau Thẩmquyền quyết định của đặc xá là Chủ tịch nước, còn thẩm quyền ra quyết địnhTha tù trước thời hạn có điều kiện là Tòa án
Trang 24So sánh điều kiện giữa tha tù trước thời hạn có điều kiện với điều kiệnđược đề nghị đặc xá thấy rằng: Đặc xá là ân huệ đặc biệt của Chủ tịch nướcđối với người phạm tội bị kết án phạt tù, nhưng điều kiện được đề nghị đặc xálại rộng hơn điều kiện tha tù trước thời hạn có điều kiện (ví dụ như đã chấphành được ít nhất 1/3 thời hạn tù thì có thể được đề nghị đặc xá, còn tha tùtrước thời hạn có điều kiện là 1/2 thời hạn chấp hành án phạt tù) Ngoài ra,theo quy định tại Điều 66 BLHS năm 2015, người được tha tù trước thời hạn
có điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách Nếu trongthời gian thử thách họ vi phạm nghĩa vụ từ hai lần trở lên hoặc bị xử phạt viphạm hành chính hai lần trở lên thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định tha tùtrước thời hạn có điều kiện đối với người đó và buộc họ phải chấp hành phầnhình phạt tù còn lại chưa chấp hành Trường hợp phạm tội mới trong thời gianthử thách thì Tòa án buộc người đó chấp hành hình phạt của bản án mới vàtổng hợp với phần hình phạt tù chưa chấp hành của bản án trước Quy địnhnhư vậy vừa thể hiện tính nghiêm minh của luật pháp, vừa có tính răn đe đốivới người phạm tội Tuy nhiên, đối với người được đặc xá thì lại không phảichịu thời gian thử thách như người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.Chính điều này đã làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật và phần nào tạonên sự không đồng thuận của một bộ phận quần chúng nhân dân [24; tr 35]Bên cạnh đó, đặc xá cũng khác với tha tù trước thời hạn có điều kiện đó
là không phải năm nào cũng có đặc xá mà phải “nhân sự kiện trọng đại, ngày
lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt” (Từ năm 2010 đến nay:Đặc xá năm 2010: Theo Quyết định số 697/2010/QĐ-CTN ngày 26/5/2010;Đặc xá năm 2011: Theo Quyết định số 1123/2011/QĐ-CTN ngày 19/7/2011của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2011; Đặc xá năm 2013: Theo Quyết định
số 1251/2013/QĐ-CTN ngày 20/7/2013 của Chủ tịch nước về đặc xá năm2013; Đặc xá năm 2015: Theo Quyết định số 1366/2015/QĐ-CTN ngày
Trang 2510/7/2015 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2015 [11; tr 73]), còn đối với tha
tù trước thời hạn có điều kiện thì khi người chấp hành án phạt tù có đủ điềukiện mà luật đã quy định thì họ sẽ được xem xét
Có thể thấy đặc xá với ý nghĩa là sự khoan hồng đặc biệt, thực tiễn thờigian qua chỉ ra rằng đối tượng đặc xá tha tù trước thời hạn với số lượng lớn,diện đối tượng rộng chưa thể hiện đầy đủ ý nghĩa đặc ân của Nhà nước ta đốivới người phạm tội Mặt khác, Luật Đặc xá và các văn bản pháp luật liên quanbộc lộ một số hạn chế như: Người được đặc xá tha tù trước thời hạn là người
đã được pháp luật chấp nhận chấp hành xong bản án, không còn điều kiện,quy định pháp lý nào ràng buộc nên một số đối tượng không chịu tiếp tụcphấn đấu, rèn luyện dẫn đến tái phạm tội Việc ghi nhận và quy định tha tùtrước thời hạn có điều kiện thực sự lầ cần thiết mang tính nhân văn và hiệuquả, tăng tính hướng thiện trong xử lý người phạm tội, đồng thời có tác dụng
“khuyến khích gia đình, các đoàn thể xã hội, cộng đồng tham gia vào việcgiáo dục, phục hồi đối với người bị kết án, do vậy rất phù hợp với chủ trương
xã hội hóa công tác thi hành án của Đảng và Nhà nước, đồng thời phù hợp vớitruyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc ta” [22, tr 5]
1.3.2 So sánh chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện với chế định
án treo
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Án treo là án tù không phải thi hànhngay, nhưng sẽ thi hành nếu trong thời gian quy định người bị kết án lại phạmtội và bị xử án lần nữa” [30, tr 12] Quan điểm này chưa nêu rõ được bản chấtpháp lý của án treo
Từ điển Bách khoa toàn thư Mở (Wikipedia) định nghĩa: Án treo là chếđịnh pháp lý hình sự liên quan đến việc chấp hành hình phạt Án treo đượchiểu là việc tạm thời miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, hình phạt đốivới người vi phạm luật ở mức độ ít nghiêm trọng, khi bị xử phạt tù không quá
Trang 26ba năm, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ (từ 2 tình tiết trở lên), vàxét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thểcải tạo được, Tòa án có thể miễn chấp hành tại trại giam mà có thể tự cải tạodưới sự giám sát, quản lý và giáo dục tại địa phương cư trú của chính quyền
sở tại
Theo GS.TSKH Lê Cảm thì: “Án treo là một biện pháp miễn chấp hành
hình phạt tù kèm theo một thời gian thử thách nhất định đối với người bị coi
là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm khi có đủ căn cứ và những điều kiện dopháp luật hình sự quy định” [19, tr 810]
Theo TS Trịnh Tiến Việt thì: “Án treo là một biện pháp miễn chấp hành
hình phạt tù có điều kiện kèm theo một thời gian thử thách đối với ngườiphạm tội, do Tòa án áp dụng khi có những điều kiện do BLHS quy định, xétthấy không cần thiết phải cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội mà vẫn bảo đảmcông tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, cũng như yêu cầu giáodục, cải tạo người phạm tội” [47, tr 450] Khái niệm này được xây dựng dựatrên bản chất pháp lý và ý nghĩa của việc cho hưởng án treo
Như vậy, có thể hiểu rằng: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hìnhphạt tù có điều kiện được áp dụng đối với người bị phạt tù không quá ba năm,căn cứ vào nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ xét thấy không cần thiết phảichấp hành hình phạt tù
Như vậy, cũng giống như tha tù trước thời hạn có điều kiện, án treo cũngthể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, thể hiện rõ phương châmtrừng trị kết hợp với cải tạo giáo dục, thể hiện sự khoa hồng và nhân đạotrong chính sách hình sự của Nhà nước ta Án treo là biện pháp “miễn chấphành hình phạt tù có điều kiện”, điều kiện mà pháp luật quy định đó chính là
“thời gian thử thách” [46, tr 81] Như vậy, có thể thấy giữa tha tù trước thờihạn có điều kiện và án treo có sự đan xen lẫn nhau
Trang 27Người được hưởng án treo hay tha tù trước thời hạn có điều kiện đềuđược Nhà nước cho “nợ” ph n hình ph t tù, ầ ạ những đối tượng này phải chấphành những nghĩa vụ trong một khoảng thời gian nhất định là thời gian thửthách Trong th i gian th thách, n u ngờ ử ế ườ ị ếi b k t án c ý vi ph m nghĩaố ạ
Khi vi phạm nghĩa vụ thì người được hưởng án treo buộc phải chấp hànhhình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, còn người được tha tù trướcthời hạn có điều kiện khi vi phạm nghĩa vụ thì buộc phải chấp hành hình phạt
tù còn lại chưa chấp hành
Về các nghĩa vụ phải thực hiện trong thời gian thử thách, đối với ngườiđược hưởng án treo sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại Điều 64Luật thi hành án hình sự năm 2010 gồm: Chấp hành nghiêm chỉnh cam kếtcủa mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân,nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập;chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; Phải
có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo
Trang 28dục; Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trởlên thì phải khai báo tạm vắng; Ba tháng một lần trong thời gian thử tháchngười được hưởng án treo phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành phápluật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ
03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đóđến lưu trú hoặc tạm trú để trình với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giámsát, giáo dục người đó Còn nghĩa vụ phải thực hiện trong thời gian thử tháchcủa người được tha tù trước thời hạn có điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dântối cao hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của BLHS về tha tù trướcthời hạn có điều kiện ngày 24/4/2018 (được nêu tại Chương 2)
Về phạm vi áp dụng, án treo được áp dụng với người bị xử phạt tù khôngquá 3 năm Còn tha tù trước thời hạn có điều kiện thì không giới hạn số nămđối với người bị xử phạt tù mà chỉ không áp dụng với các trường hợp thuộckhoản 2 Điều 66 BLHS
Về tổng hợp hình phạt, khi thực hiện hành vi phạm tội mới trong thờigian thử thách án treo thì Tòa án buộc người đó chấp hành hình phạt của bản
án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới Còn nếu thực hiện hành viphạm tội mới trong thời gian thử thách đối với tha tù trước thời hạn có điềukiện thì Tòa án buộc người đó chấp hành hình phạt của bản án mới và tổnghợp với phần còn lại của hình phạt tù chưa chấp hành của bản án trước
1.4 Mục đích và ý nghĩa của tha tù trước thời hạn có điều kiện
Chúng ta thấy rằng, so với các biện pháp miễn chấp hành hình phạt khácthì biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện chú trọng hơn đến mục đích, tạocho người bị kết án phạt tù sự tái hòa nhập bền vững, hạn chế khả năng tái phạm
1.4.1 Mục đích của tha tù trước thời hạn có điều kiện
Trang 29Việc bổ sung chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện trong BLHSnăm 2015 nhằm đáp ứng được các mục đích sau:
Một là, chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện sẽ đáp ứng được mục
tiêu về cải cách tư pháp về nâng cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiệntrong xử lý người phạm tội
Hai là, chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phép người đang
chấp hành hình phạt tù được sớm quay trở lại với cộng đồng, vừa đặt ra cácđiều kiện chặt chẽ để thử thách người phạm tội, có tác dụng giúp đỡ người đósống có trách nhiệm, có kỷ luật, tăng quyết tâm sửa chữa lỗi lầm, khắc phụcnguyên nhân, điều kiện phạm tội Do vậy, chế định này sẽ có hiệu quả caotrong việc phòng ngừa tái phạm
Ba là, chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện sẽ khuyến khích gia
đình, các đoàn thể xã hội, cộng đồng tham gia vào việc giáo dục, phục hồi đốivới người bị kết án, do vậy rất phù hợp với chủ trương xã hội hoá công tác thihành án của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời phù hợp với truyền thống củadân tộc ta
Bốn là, hàng năm, sẽ có một lượng lớn người đang chấp hành án
phạt tù được trả tự do khi áp dụng quy định tha tù trước thời hạn có điềukiện Đây là cơ hội để giảm tình trạng quá tải trong các cơ sở giam giữhiện nay, đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tốt nhất cho người đang chấphành án phạt tù
Năm là, việc áp dụng chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện sẽ
giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho nhà nước, đồng thời, sẽ tạo ranguồn cung lao động lớn cho xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế đất nước
Sáu là, nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa tái phạm đối với
người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt
Trang 301.4.2 Ý nghĩa của tha tù trước thời hạn có điều kiện
1) Tha tù trước thời hạn có điều kiện thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với người bị kết án
Tha tù trước thời hạn có điều kiện thể hiện sự quan tâm của Nhà nướcđối với mọi người, ngay cả khi họ phạm tội, họ đang phải chịu trách nhiệmhình sự, họ đang phải chấp hành án phạt tù có thời hạn, trong quá trình chấphành án đã có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt, đạt được những tiêu chuẩn,những điều kiện nhất định thì Nhà nước sẽ thay đổi chính sách trừng phạt đốivới họ Thực tế đó chính là việc Nhà nước cho họ được hưởng chính sáchkhoan hồng, nhân đạo
Việc một người được hưởng tha tù trước thời hạn có điều kiện, đó chính
là sự ghi nhận của Nhà nước đối với kết quả cải tạo, chấp hành tốt nội quy,quy chế của phạm nhân Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng các quyền conngười, đặc biệt đối với những người có quá khứ sai trái, lầm lỗi mà trong quátrình lao động, cải tạo, chấp hành án họ đã nhận thức được lỗi lầm của mình,giá trị cuộc sống và thực sự mong muốn đóng góp sức mình cho xã hội, cộngđồng, gia đình và chính bản thân
2) Tha tù trước thời hạn có điều kiện góp phần tích cực vào việc giáo dục, cải tạo người bị kết án, phòng và đấu tranh chống tội phạm, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội
Tha tù trước thời hạn có điều kiện chính là sự thể hiện nhất quán vềchính sách hình sự của Nhà nước ta trong việc phòng và đấu tranh chống tộiphạm, giáo dục người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng Chính vì vậy, ý nghĩacủa tha tù trước thời hạn có điều kiện chính là góp phần tích cực vào việc giáodục, cải tạo người bị kết án, phòng và đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ anninh, trật tự, an toàn xã hội
Trang 31Việc trả tự do sớm cho những người đang chấp hành án phạt tù phải cótác dụng thực sự khuyến khích, động viên những người đang chấp hành ánphạt tù có quyết tâm và động lực cải tạo tốt để sớm được tái hòa nhập cộngđồng, hoàn lương, trở thành những công dân có ích cho xã hội và gia đình họ.Tâm lý của người phạm tội khi chấp hành án có diễn biến rất phức tạp,nhiều người trong thời gian đầu rất bi quan, tuyệt vọng Dần dần được sựquan tâm, giáo dục của cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý giải thích, tuyêntruyền chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước thì bản thân họ
sẽ thấy rằng nếu họ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật trong quá trình cải tạo,bản thân sự nỗ lực, rèn luyện thì họ sẽ được hưởng sự khoan hồng, nhân đạocủa Nhà nước, trong đó có tha tù trước thời hạn có điều kiện
Còn đối với gia đình có người đang chấp hành án phạt tù thì còn gì vuihơn khi có người thân nhận ra lỗi lầm của mình, tích cực rèn luyện, cải tạo đểđược hưởng tha tù trước thời hạn có điều kiện, hưởng sự khoan hồng của Nhànước, được trở về sum họp cùng gia đình Qua công tác tuyên truyền về tha tùtrước thời hạn có điều kiện làm cho phạm nhân cũng như gia đình phạmnhân phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chính sách nhân đạo của Đảng,pháp luật của Nhà nước và bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa Giađình sẽ động viên người thân của mình cải tạo tốt để được hưởng sựkhoan hồng Đây cũng chính là nguyên nhân giúp cho công tác quản lýthi hành án phạt tù đạt được nhiều thành tích trong thời gian qua
3) Tha tù trước thời hạn có điều kiện góp phần tích cực vào việc khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội gây ra và được nhân dân đồng tình, ủng hộ
Khi một người thực hiện tội phạm thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm mà họ đã thực hiện Bên cạnh việc họ phải chịu hình phạt thì họ
Trang 32còn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra(nếu có).
Việc để được xét hưởng tha tù trước thời hạn có điều kiện thì bản thânngười đang chấp hành án phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền
và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, án phí
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì Nhà nước phải xử lý mộtcách hợp tình, hợp lý cùng một lúc mối quan hệ giữa Nhà nước với ngườiphạm tội và mối quan hệ giữa người phạm tội với những thiệt hại do hành viphạm tội mà họ gây ra Nghĩa là, chính sách nhân đạo của Nhà nước phảiđược đảm bảo thực hiện một cách công bằng không phải chỉ với người phạmtội mà còn cả với nạn nhân của họ Có như vậy, tha tù trước thời hạn có điềukiện mới được xã hội chấp nhận và người dân ủng hộ
4) Tha tù trước thời hạn có điều kiện góp phần tích cực vào việc phục vụ những nhiệm vụ đối ngoại của Nhà nước trong quá trình hội nhập và phát triển; đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, diễn biến hòa bình
Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, có rất nhiều vấn đề đặt rađòi hỏi Nhà nước phải có biện pháp giải quyết phù hợp với những quy địnhcủa các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà nước Cộng hòaXHCN Việt Nam đã tham gia, trong đó có những điều ước quốc tế liên quantrực tiếp đến việc phòng và đấu tranh chống các tội phạm xuyên quốc gia, cáctội phạm chống loài người và tội phạm chiến tranh Chế định tha tù trước thờihạn có điều kiện mới được thể chế hóa trong BLHS Việt Nam, nhưng trên thếgiới chế định này đã được áp dụng từ lâu với tên gọi là “tạm tha” Đây là xuhướng tất yếu của công tác thi hành án phạt tù, coi trọng giáo dục hơn giamgiữ; phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế theo tinh thần của Công ướcquốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 và trong “Những nguyên tắc
cơ bản trong việc đối xử với tù nhân” năm 1990 của Liên hợp quốc
Trang 33Hiện nay, tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp Các thế lực thùđịch, phản động trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách chống phá Việt Nam,trong đó, đặc biệt là vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo, tín ngưỡng Do vậy,chính việc tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với những người đang chấphành án phạt tù, không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc… đãgóp phần đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, vu khống của cácthế lực thù địch, chặn đứng các âm mưu gây rối, dùng diễn biến hòa bình lật
đổ chính quyền cách mạng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trang 341) Chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện là một trong những chếđịnh nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam Hiện nay, chế định tha tùtrước thời hạn có điều kiện mới được ghi nhận vào BLHS năm 2015 nên cónhiều vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ ràng trong việc xác định điều kiện đượcxét tha tù trước thời hạn có điều kiện, thủ tục tha tù trước thời hạn có điềukiện Vì vậy, việc xây dựng và làm rõ chế định này trong BLHS không chỉ
có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với thực tiễn
2) Tha tù trước thời hạn có điều kiện là việc Tòa án căn cứ vào các quyđịnh của BLHS để miễn việc tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại tạicác cơ sở giam giữ và ấn định thời gian thử thách bằng phần hình phạt tù cònlại đó cho người được hưởng chế định nhân đạo này
3) Từ việc xây dựng khái niệm cơ bản về chế định tha tù trước thời hạn
có điều kiện, nội dung luận văn đã làm rõ được nội hàm, mục đích và ý nghĩacủa tha tù trước thời hạn có điều kiện và so sánh chế định này với một số chếđịnh khác trong BLHS
4) Cùng với sự phát triển của các chế định luật hình sự, chế định tha tùtrước thời hạn có điều kiện đã và đang được hoàn thiện để nhằm bảo vệ tốthơn quyền con người và phục vụ cho công tác hoàn thiện pháp luật Việt Namnói chung và pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng
Như vậy, Chương 1 đã đưa ra được những nội dung cơ bản mang tính lýluận về chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện, chỉ ra tầm quan trọng vàtính cần thiết của chế định này trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam
Chương 2
Trang 35QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ THA TÙ TRƯỚC THỜI HẠN CÓ ĐIỀU
KIỆN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NƯỚC TA 2.1 Quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện của pháp luật Việt Nam
2.1.1 Tiền đề chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện ở Việt Nam
Ngay sau ngày Quốc khánh đầu tiên của nước ta (02/9/1945), vào ngày19/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 33D Đây là vănbản phóng thích cho các tội nhân của Chính phủ lâm thời, tại thời điểm nàychưa có Hiến pháp, hệ thống pháp luật còn quy định đơn giản
Sắc lệnh số 33D không quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn người được
đề nghị phóng thích, chỉ quy định chung là phóng thích cho các tội nhân bịkết án trước ngày 19/8/1945 Dương lịch Theo Sắc lệnh này Chủ tịch Chínhphủ lâm thời đã giao quyền cho một viên chức tư pháp được quyết định cụ thểnhững đối tượng được phóng thích
Trình tự: một ủy viên chính trị địa phương vào đề lao (trại giam) đểnghiên cứu các trường hợp phạm nhân, hỏi ý kiến Giám đốc đề lao (Giám thịtrại giam) để lập bảng danh sách (bảng kê) các trường hợp được phóng thích.Danh sách đó được trình lên Chưởng lý duyệt
Trong Sắc lệnh này quy định người được phóng thích, mặc dù được thangay nhưng vẫn coi là phạm nhân; bản án và hồ sơ vẫn giữ nguyên; nếu phạmtội mới thì không những phải chịu hình phạt mới mà còn phải chịu hình phạt
cũ Quy định này có điểm giống với chế định tha tù trước thời hạn có điềukiện được quy định trong BLHS năm 2015
Trong giai đoạn 1945-1957 thì pháp luật nước ta đã có những quy định
về tha trước hạn dưới tên gọi là “tạm tha”
Trang 36Ở nước ta, thuật ngữ “tạm tha” rất ít được sử dụng, trong Từ điển Báchkhoa Công an nhân dân Việt Nam định nghĩa như sau: “Tạm tha là tạm thờitha người phạm tội đang bị tạm giam, tạm giữ ra khỏi trại tạm giam hoặc nhàtạm giữ, khi xét thấy việc tạm giam, tạm giữ không cần thiết cho cuộc điều tra
và không gây nguy hiểm cho trật tự chung Việc tạm tha thường được tiếnhành theo hai trường hợp: trường hợp do luật định đối với một số người vàmột số điều kiện cụ thể; trường hợp nhằm phục vụ các biện pháp nghiệm vụcủa cơ quan công an” [54, tr 1054] Trong các văn bản quy phạm pháp luật vềhình sự hiện hành thì chưa có một định nghĩa chính thức nào Tuy nhiên,trong giai đoạn 1945-1957 thì thuật ngữ tạm tha đã được quy định trong nhiềuvăn bản quy phạm pháp luật nước ta như: (i) Sắc lệnh số 40 của Chủ tịchchính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc bảo vệ tự do cá nhân
ngày 29/3/1946 có quy định “Điều thứ 6: Trong khi bị giam cứu, người bị
truy tố lúc nào cũng có quyền đệ đơn xin tạm tha, theo hình thức do pháp luật hiện hành ấn định” [10]; (ii) Sắc lệnh số 42 của Chủ tịch Chính phủ nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa về việc ấn định thủ tục truy tố các khinh tội hay trọngtội khi phạm nhân là Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch Ủy ban hành chính Kỳhay tỉnh và Đại biểu Quốc hội ban hành ngày 03/4/1946 quy định như sau:
“Điều thứ 5: Nếu gặp trường hợp phạm pháp quả tang về trọng tội hay khinh
tội, ông Biện lý nơi xảy ra việc phạm pháp hay nhân viên nào tạm thời giữ trách nhiệm Biện lý vẫn có quyền điều tra ngay để các vật chứng khỏi bị tiêu huỷ và hỏi cung bị cáo và các nhân chứng Hỏi cung xong, và chậm nhất trong hạn 24 giờ nếu không có sự thoả thuận của các nhân viên hay cơ quan nói ở Điều thứ nhất thì bị cáo phải được tạm tha.”[8]; hay (iii) Luật số 103-
SL/L.005 về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối
với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân ngày 20/5/1957 quy định: “Điều 5:
Người phạm pháp bị bắt phải được giải lên cơ quan tư pháp hoặc cơ quan
Trang 37công an từ cấp huyện trở lên trong hạn hai mươi bốn giờ kể từ lúc bắt Cơ quan tư pháp huyện hoặc công an huyện được tạm giữ can phạm trong hạn
ba ngày kể từ lúc nhận can phạm để xét và hỏi cung, rồi phải quyết định tha hẳn, tạm tha, hoặc giải lên toà án nhân dân hoặc công an cấp trên”[9]
Theo các văn bản này, “tạm tha” được quy định là hệ quả pháp lý từ việc tạmgiữ, tạm giam Tức là, sau thời hạn tạm giữ, tạm giam, cơ quan có thẩm quyền
có thể ra quyết định “tha hẳn, tạm tha, hoặc giải lên Tòa án nhân dân hoặc công an cấp trên” Lệnh tạm tha thường được áp dụng khi xét thấy tạm giam
không còn cần thiết cho cuộc điều tra nữa, hoặc việc tạm tha không gây nguyhiểm gì cho trật tự chung; hoặc đối với những can phạm già yếu, có bệnhnặng, hoặc phụ nữ có thai nghén, hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú(nhưng nếu cần sẽ giám thị tại chỗ ở) [25].Như vậy, chúng ta thấy rằng tronggiai đoạn này, việc tạm tha chính là tạm thời tha người phạm tội đang bị tạmgiam, tạm giữ ra khỏi trại tạm giam hoặc nhà tạm giữ, khi xét thấy việc tạmgiam, tạm giữ không cần thiết, nhưng khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra hay điềutra, phát hiện ra điều gì thì có thể triệu tập họ hoặc có thể tiếp tục giam giữ.Trong giai đoạn này các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, cũng nhưnhững quy định về tha trước hạn vẫn còn sơ sài, đơn giản
Đến năm 1959, Thông tư số 73 – TT/LB do Liên bộ Tư pháp – Công an– Viện Công tố Trung ương – Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày11/8/1959 quy định điều kiện và thủ tục xử tha tù trước kỳ hạn Kể từ năm
1945 đến nay, trải qua hơn 70 năm và qua 3 lần pháp điển hóa thì đến nay –pháp điển hóa lần thứ ba, chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện lại đượcquy định trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Như vậy, Sắclệnh số 33D của Chủ tịch Chính phủ lâm thời ngày 19/9/1945 và Thông tư số
73 – TT/LB ngày 11/8/1959 chính là nền tảng cho việc xây dựng chế định
Trang 38tha tù trước thời hạn có điều kiện trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sungnăm 2017).
Về việc xử tha tù trước kỳ hạn trước khi có Thông tư số 73 – TT/LBngày 11/8/1959 thì tại Thông tư 556 – TTg ngày 24/12/1958 của Thủ tướngChính phủ quy định như sau:
“… Khi xử xong thì phải tổ chức ngay cho phạm nhân lao động sản xuấtmột cách thiết thực Kẻ nào lao động tốt, biểu hiện tốt về mặt cải tạo thì Công
an đề nghị Công tố xét và đưa Tòa án xử tha tù cho họ trước kỳ hạn”
Xử tha tù trước kỳ hạn là xử giảm án tù Sau khi giảm án tù, nếu tính rahết hạn tù rồi thì phạm nhân được tha ngay; nhưng nếu còn hạn tù thì phạmnhân vẫn phải tiếp tục ở cho đến hết hạn
Trong đó nêu rõ mục đích ý nghĩa của việc xử giảm án tù: Là để khuyếnkhích phạm nhân nỗ lực cải tạo sớm trở thành người lao động lương thiện,phục vụ cho công cuộc kiến thiết xã hội chủ nghĩa, theo tinh thần của Thông
tư 556 – TTg nói trên, Tòa án có thể xử giảm án tù cho phạm nhân nào cóthành tích trong việc lao động cải tạo Đồng thời, thể hiện được tinh thần nhânđạo của nước ta là luôn luôn coi trọng con người dùng giáo dục cải tạo đểbiến những phần tử phạm tội thành công dân tốt
Thông tư số 73 – TT/LB ngày 11/8/1959 đã được đăng trên Công báonước Việt Nam dân chủ cộng hòa số 32 ngày 26/8/1959 Việc phân tích cácquy phạm tại văn bản này cho thấy các đặc điểm cơ bản như sau:
1) Điều kiện được giảm án tù
Thứ nhất, về điều kiện cải tạo: Xử giảm án tù phải căn cứ trước hết vào
sự cải tạo thực sự của phạm nhân, cho nên điều kiện cải tạo này là điều kiệnchủ yếu Cải tạo tốt là biểu hiện trên ba mặt: kỷ luật, lao động sản xuất và thái
độ chính trị:
(1) Về kỷ luật phải yên tâm cải tạo, phục tùng nội quy và kỷ luật của trại;
Trang 39(2) Về lao động sản xuất phải yêu lao động và có lao động thực sự;
(3) Về thái độ chính trị, phải ủng hộ chế độ xã hội chủ nghĩa, tin tưởng
vào chế độ mới Thể hiện ở chỗ có ý thức xây dựng trại, tự mình tíchcực cải tạo, và giúp các phạm nhân khác cải tạo tốt, có đấu tranh tưtưởng trong các buổi học tập và sinh hoạt trong trại, phát hiện thêm
về tội trạng của mình nếu trước đây chưa khai hết với Công an vàTòa án, phát hiện cho Ban quản giáo những âm mưu hành động xấucủa các phạm nhân khác…
Phạm nhân được coi là cải tạo tốt khi có đủ ba tiêu chuẩn trên Khi xét
về điều kiện cải tạo này, các cơ quan có trách nhiệm phải xét thành tích cảitạo kết hợp với tính chất phạm pháp và lý lịch của phạm nhân để có nhận địnhđúng về mức cải tạo của phạm nhân Thận trọng và đề phòng trường hợpphạm nhân giả vờ cải tạo
Thứ hai, về điều kiện thời gian ở tù: Nếu chỉ căn cứ vào điều kiện cải
tạo thì chưa đủ, phạm nhân cải tạo tốt nhưng cũng phải ở tù trong một thờigian nhất định mới được xét giảm án tù Chỉ khi chấp hành ở trong tù một thờigian nhất định thì mới có thể xét về điều kiện cải tạo của phạm nhân Đó là:Phạm nhân bị án từ 6 tháng đến 5 năm tù thì phải ở 1/3 hạn tù mớiđược xét
Phạm nhân bị án từ trên 5 năm đến 10 năm tù phải ở 2 năm tù mớiđược xét
Phạm nhân bị án từ trên 10 năm đến 20 năm tù phải ở 3 năm tù mớiđược xét
Phạm nhân bị án tù chung thân thì phải ở 5 năm tù mới được xét
Thứ ba, mức giảm án tù: Mức giảm án tù nói chung mỗi lần từ 1 tháng
đến 3 năm, nhưng trường hợp giảm 3 năm phải chặt chẽ Án chung thân lầnđầu giảm xuống 20 năm tù
Trang 40Phạm nhân đã được giảm một lần, nếu vẫn tích cực cải tạo thì vẫn đượcxét giảm nữa, nhưng mỗi năm chỉ được xét giảm một lần và tổng số năm,tháng tù được giảm không được quá phần nửa số năm, tháng tù đã ghi trong
án Đối với án chung thân thì dù được nhiều lần giảm án, phạm nhân ít nhấtcũng phải ở tù 12 năm
Bên cạnh đó, khi xét giảm án tù, phải hết sức thận trọng đối với bọn giánđiệp, bọn phá hoại, bọn biệt kích, thổ phỉ, những phần tử địa chủ ngoan cốkhông chịu cải tạo, những phần tử tư sản và phú nông ngoan cố chống pháchính sách, những tên lưu manh côn đồ cướp của, giết người
Và xét rộng rãi đối với những người có thành tích công tác, đối với nhândân lao động, đối với những người từ 60 tuổi trở lên, đối với những người cóbệnh truyền nhiễm hoặc bệnh kinh niên, đối với phụ nữ có chửa hoặc có connhỏ, phạm tội hình sự thường, nhẹ biết ăn năn hối cải, quyết tâm cải tạo.Một số trường hợp đặc biệt có thể châm chước về điều kiện thời gian ở
tù cũng như về mức giảm án tù trong trường hợp phạm nhân có nhiều thànhtích cải tạo hoặc lập công như giúp đỡ trại cải tạo kịp thời khám phá những tổchức phản động, những tổ chức vượt ngục hay bạo động trong trại… trườnghợp phạm nhân già yếu, có bệnh nặng, trường hợp phụ nữ đông con… Vềđiều kiện thời gian ở tù thì có thể rút ngắn hơn thời gian đã quy định
Về mức giảm án tù, thì mỗi lần có thể xét giảm quá mức tối đa 3 năm vàtổng số năm tháng tù được giảm có thể quá ½ số năm tháng tù đã được ghitrong án Đối với án tù chung thân thì có thể hạ số năm phải ở tù xuống dưới
12 năm Đặc biệt đối với những người 60 tuổi trở lên mới bị kết án tù chungthân thì có thể hạn số năm phải ở tù xuống dưới 10 năm, nhưng không thể hạxuống dưới 5 năm Đương nhiên là trong các trường hợp này thì về điều kiệncải tạo, phạm nhân vẫn phải đạt được đủ tiêu chuẩn đã đề ra
2) Thủ tục xử giảm án tù