Nghiên cứu các vấn đề lý luận của vật quyền, quyền hưởng dụng; Một số phân tích, đánh giá quy định của pháp luật thế giới liên quan đến vật quyền, quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư; Một số phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư; Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan. Nghiên cứu các vấn đề lý luận của vật quyền, quyền hưởng dụng; Một số phân tích, đánh giá quy định của pháp luật thế giới liên quan đến vật quyền, quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư; Một số phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư; Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan. Nghiên cứu các vấn đề lý luận của vật quyền, quyền hưởng dụng; Một số phân tích, đánh giá quy định của pháp luật thế giới liên quan đến vật quyền, quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư; Một số phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư; Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan. Nghiên cứu các vấn đề lý luận của vật quyền, quyền hưởng dụng; Một số phân tích, đánh giá quy định của pháp luật thế giới liên quan đến vật quyền, quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư; Một số phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư; Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan. Nghiên cứu các vấn đề lý luận của vật quyền, quyền hưởng dụng; Một số phân tích, đánh giá quy định của pháp luật thế giới liên quan đến vật quyền, quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư; Một số phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư; Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan. Nghiên cứu các vấn đề lý luận của vật quyền, quyền hưởng dụng; Một số phân tích, đánh giá quy định của pháp luật thế giới liên quan đến vật quyền, quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư; Một số phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư; Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan. Nghiên cứu các vấn đề lý luận của vật quyền, quyền hưởng dụng; Một số phân tích, đánh giá quy định của pháp luật thế giới liên quan đến vật quyền, quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư; Một số phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư; Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan. Nghiên cứu các vấn đề lý luận của vật quyền, quyền hưởng dụng; Một số phân tích, đánh giá quy định của pháp luật thế giới liên quan đến vật quyền, quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư; Một số phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư; Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN LÊ TRÂM
PHÂN BIỆT GIỮA QUYỀN HƯỞNG DỤNG (QUYỀN DỤNG ÍCH) VỚI QUYỀN SỬ DỤNG, QUYỀN NGỤ CƯ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐỐI VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM
2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2HÀ NỘI - 2018
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN LÊ TRÂM
PHÂN BIỆT GIỮA QUYỀN HƯỞNG DỤNG (QUYỀN DỤNG ÍCH) VỚI QUYỀN SỬ DỤNG, QUYỀN NGỤ CƯ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐỐI VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM
2015
Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 8380101.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM
Trang 4HÀ NỘI - 2018
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cáckết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nàokhác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toántất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Sắc luật số 028 TT/SLU ngày 20 tháng chạp năm 1972 Dân Luật Sài
Gòn năm 1972
Bộ luật dân sự được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 8, thông qua
ngày 28 tháng 10 năm 1995
BLDS 1995
Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ
họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005
BLDS 2005
Bộ luật dân sự số 91/2015/QH 13 được Quốc hội nước
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ
họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015
BLDS 2015
Bộ luật dân sự Đức năm 2002 được sửa đổi năm 2007 BLDS Đức
Bộ luật dân sự Liên Bang Nga 1994 (được sửa đổi) BLDS Nga
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 Luật Đất đai
Trang 7Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬT QUYỀN VÀ QUYỀN HƯỞNG DỤNG TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI QUYỀN SỬ DỤNG VÀ QUYỀN
NGỤ CƯ 6
1.1 Lý luận chung về vật quyền 6
1.1.1 Khái niệm vật quyền theo pháp luật một số nước trên thế giới 6
1.1.2 Khái niệm vật quyền trong pháp luật Việt Nam 11
1.2 Lý luận chung về quyền hưởng dụng 18
1.2.1 Khái niệm quyền hưởng dụng 18
1.2.2 Ý nghĩa của quyền hưởng dụng trong hệ thống vật quyền 20
1.2.3 Đặc điểm pháp lý của quyền hưởng dụng 20
1.2.4 Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng 24
1.2.5 Hiệu lực của quyền hưởng dụng 25
1.2.6 Chấm dứt quyền hưởng dụng 29
1.3 Lịch sử hình thành chế định quyền hưởng dụng trong pháp luật Việt Nam 32
1.3.1 Quyền hưởng dụng trong các bộ dân luật trước năm 1975 33
1.3.2 Quyền hưởng dụng trong BLDS 1995, BLDS 2005 và BLDS 2015 36 1.4 Phân biệt quyền hưởng dụng với quyền sử dụng và quyền ngụ cư theo pháp luật các nước và pháp luật Việt Nam trước năm 1975 37
1.4.1 Khái niệm quyền sử dụng, quyền ngụ cư theo pháp luật các nước 37
1.4.2 Đặc điểm chung của quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư (quyền cư dụng) theo pháp luật các nước trên thế giới 40
1.4.3 Điểm khác biệt giữa quyền hưởng dụng so với quyền sử dụng và quyền ngụ cư (quyền cư dụng) theo pháp luật các nước 42
1.4.4 Phân biệt quyền hưởng dụng với quyền sử dụng và quyền ngụ cư trong các bộ dân luật trước năm 1975 45
Chương 2: QUYỀN HƯỞNG DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI QUYỀN SỬ DỤNG VÀ QUYỀN NGỤ CƯ 50
2.1 Quyền hưởng dụng trong BLDS 2015 50
2.1.1 Khái niệm quyền hưởng dụng 50
2.1.2 Ý nghĩa quyền hưởng dụng trong pháp luật Việt Nam hiện hành 51
Trang 82.2 Phân biệt quyền hưởng dụng với quyền sử dụng và quyền ngụ cư theo
pháp luật Việt Nam hiện hành 52
2.3 Đặc điểm pháp lý của quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành 60
2.3.1 Quyền hưởng dụng là một vật quyền có tính tạm thời 60
2.3.2 Quyền hưởng dụng là một quyền phái sinh từ quyền sở hữu và vì vậy luôn mang tính không đầy đủ, không trọn vẹn 62
2.3.3 Quyền hưởng dụng mang tính bảo toàn với giá trị của vật là đối tượng của quyền 62
2.4 Xác lập quyền hưởng dụng theo quy định tại BLDS 2015 63
2.5 Hiệu lực của quyền hưởng dụng theo quy định của BLDS 2015 65
2.5.1.Vị trí của người hưởng dụng và chủ sở hữu tài sản trong thời gian hiệu lực của quyền hưởng dụng 66
2.5.2 Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng 67
2.6 Chấm dứt quyền hưởng dụng theo quy định tại BLDS 2015 70
2.6.1 Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết 70
2.6.2 Theo thỏa thuận của các bên 70
2.6.3 Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn 71
2.6.4 Theo quyết định của tòa án và căn cứ khác theo quy định của luật.71 Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CHẾ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN HƯỞNG DỤNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 74
3.1 Những ưu điểm của BLDS 2015 đối với chế định liên quan đến quyền hưởng dụng 74
3 2 Những hạn chế pháp lý của BLDS 2015 đối với chế định liên quan đến quyền hưởng dụng 76
3.3 Phương hướng hoàn thiện chế định liên quan đến quyền hưởng dụng của BLDS 2015 82
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Quyền hưởng dụng là một vật quyền quan trọng trong hệ thống vậtquyền đã tồn tại và có lịch sử phát triển từ lâu đời trong hệ thống pháp luậtcủa các nước Châu Âu lục địa cũng như pháp luật dân sự của Việt Nam trướcnăm 1975, tuy vậy quyền hưởng dụng lại chưa được thực sự chú ý đến trongpháp luật Việt Nam sau năm 1975 cho tới khi BLDS 2015 ra đời Sự thiếuvắng khái niệm quyền hưởng dụng nói riêng và các vật quyền khác nói chungtrong pháp luật dân sự Việt Nam đã gây ra những khó khăn trong các giao lưudân sự của xã hội Sự ra đời của BLDS 2015 cùng với sự công nhận minh thịquyền hưởng dụng là một quyền khác đối với tài sản tại Chương XIV, BLDS
2015 là một bước tiến mới nhằm góp phần vào việc tạo lập ra một khung pháp
lý rõ ràng hơn phục vụ tích cực cho các giao lưu dân sự ngày càng phát triểncủa xã hội hiện đại Khái niệm quyền hưởng dụng tại BLDS 2015 là một kháiniệm pháp lý hoàn toàn mới so với BLDS 2005 tuy nhiên, quyền hưởng dụngquy định tại BLDS 2015 vẫn chưa thực sự hoàn thiện dẫn đến nhiều khó khăntrong việc hiểu rõ khái niệm quyền hưởng dụng và sự khác biệt cơ bản giữaquyền hưởng dụng với các vật quyền khác như quyền sử dụng và quyền ngụ
cư (quyền cư dụng) và vì vậy dẫn đến những vướng mắc khi áp dụng phápluật Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu kỹ lưỡng về quyền hưởng dụng trong hệthống vật quyền của các nước Châu Âu lục địa và trong lịch sử phát triểnpháp luật dân sự của Việt Nam từ trước đến nay, từ đó phân tích được sự khácbiệt cơ bản cũng như những đặc điểm chung giữa quyền hưởng dụng vớinhững vật quyền khác như quyền sử dụng và quyền ngụ cư là một việc làmcần thiết và hữu ích
Trong phạm vi luận văn này, em xin được trình bày những phân tích củamình nhằm phân biệt giữa quyền hưởng dụng (quyền dụng ích) với quyền sửdụng và quyền ngụ cư, là các vật quyền có một số tính chất tương đồng nhưng
Trang 10cũng có rất nhiều điểm khác biệt để có thể đánh giá được bản chất, các đặcđiểm, các căn cứ phát sinh cũng như những đặc điểm chung của các vật quyềnnày và từ đó đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện chế định liên quan đến quyềnhưởng dụng của BLDS 2015
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói quyền hưởng dụng là một vấn đề vẫn còn mang tính mớitính đến thời điểm hiện nay và trên thực tế chưa có các công trình khoa họcnghiên cứu về vấn đề này ở mức độ luận án tiến sĩ mặc dù ở mức độ luận vănthạc sĩ đã có tác giả duy nhất đó là Đào Thị Tú Uyên nghiên cứu đề tài
“Quyền hưởng dụng theo BLDS 2015” trong năm 2017 theo đó tác giả đã
mang đến một cái nhìn tổng quan về quyền hưởng dụng theo pháp luật một sốnước và pháp luật Việt Nam cũng như ý nghĩa của quyền hưởng dụng Ngoài
ra vấn đề này đã được thảo luận rải rác trong luận văn thạc sĩ, những bài thamluận cũng như một số buổi tọa đàm để bàn bạc, thảo luận về quyền hưởngdụng như:
- Luận văn thạc sĩ Luật học chuyên ngành Luật Dân sự của Thạc sĩ NgôThùy Dương về Hệ thống Vật quyền trong BLDS 2015;
- Bài viết Tổng Luận về Chế Định Tài Sản trong Dự Thảo BLDS 2005sửa đổi của PGS.TS Ngô Huy Cương, Khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội;
- Bài viết của PGS TS Phùng Trung Tập về Quyền Hưởng Dụng vàQuyền Bề Mặt đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 15 (319) Kỳ 1,tháng 8 năm 2016;
- Tài liệu cho buổi Tọa Đàm Giới Thiệu BLDS 2015 do Bộ Tư Pháp và
Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản JICA tổ chức ngày 17 tháng 6 năm2016;
- Bài viết Những Sai Lầm Khi Xây Dựng Chế Định Tài Sản trong DựThảo BLDS (sửa đổi) của PGS.TS Ngô Huy Cương, Khoa Luật – Đại Học
Trang 11Quốc Gia Hà Nội đăng trên Tạp Chí Nghiên Cứu Lập Pháp số 13 (923)T7/2015;
- Bài viết Ý Tưởng về Chế Định Quyền Hưởng Dụng trong BLDSTương Lai của Việt Nam của PGS TS Ngô Huy Cương đăng trên tạp chíDân Chủ và Pháp Luật;
- Bình Luận Khoa Học Những Điểm Mới của BLDS 2015 của PGS.TS
Đỗ Văn Đại;
- Bài viết Giới Thiệu Tổng Quan Quy Định về các Quyền Khác Đối vớiTài Sản tại BLDS 2015 - Yêu Cầu Đặt Ra Đối Với Triển Khai Thi Hành vàHoàn Thiện Pháp Luật Liên Quan của ThS Lê Thị Hoàng Thanh, TrưởngPhòng Pháp Luật Dân Sự, Vụ Pháp Luật Dân Sự - Kinh Tế, Bộ Tư Pháp;
- Các công bố khác của PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, TS Nguyễn MạnhBách, PGS TS Ngô Huy Cương và các nghiên cứu của các luật gia và cácluật sư trước năm 1975 của cả hai miền Nam, Bắc
Điểm qua các bài viết và những tài liệu nêu trên có thể thấy hiện naychưa có công trình nghiên cứu phân biệt chế định quyền hưởng dụng với cácvật quyền khác như quyền sử dụng và quyền ngụ cư, là những vật quyền cónhững điểm tương đồng nhưng cũng có những điểm khác biệt nhất định Vìvậy, nhiệm vụ của luận văn này là thực hiện công việc nghiên cứu đó mộtcách sâu sắc hơn để mang lại cho người đọc một cái nhìn tổng quát về quyềnhưởng dụng trong pháp luật Việt Nam và so sánh quyền hưởng dụng với cácvật quyền thuộc người khác như quyền sử dụng và quyền ngụ cư để làm nổibật các đặc điểm của quyền hưởng dụng trong hệ thống vật quyền cũng nhưnêu được vai trò của quyền hưởng dụng trong giao lưu dân sự của xã hội ViệtNam hiện nay
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Trang 12Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu tổng quát là trên cơ sởnghiên cứu, tìm hiểu lý luận và thực tiễn bản chất, đặc điểm, căn cứ phát sinh,
hệ quả pháp lý và cơ chế hoạt động của quyền hưởng dụng (quyền dụng ích),quyền sử dụng và quyền ngụ cư từ đó đưa ra được những đánh giá và các đềxuất nhằm hoàn thiện chế định liên quan đến quyền hưởng dụng của BLDS
2015
3.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Khái niệm, đặc điểm, căn cứ phát sinh, hệ quả pháp lý của quyềnhưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư
- Quy định của pháp luật về quyền hưởng dụng, quyền sử dụng vàquyền ngụ cư
- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định quyền hưởng dụngtrong BLDS 2015
4 Tính mới và đóng góp của đề tài
Do BLDS 2015 mới được Quốc hội thông qua trong thời gian gầnđây chưa có công trình nghiên cứu riêng lẻ nào để phân biệt quyền hưởngdụng, một khái niệm hoàn toàn mới trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 vớicác vật quyền tương tự khác
Luận văn sẽ làm rõ về quyền hưởng dụng đồng thời so sánh sự khácbiệt giữa quyền hưởng dụng với quyền sử dụng và quyền ngụ cư, là các vậtquyền có một số đặc điểm tương đồng trong hệ thống vật quyền để hiểu rõràng hơn và làm nổi bật bản chất pháp lý của quyền hưởng dụng cũng nhưcác quy tắc pháp lý cho loại vật quyền này Ngoài ra luận văn cũng đề xuấtnhững kiến nghị về hoàn thiện chế định quyền hưởng dụng trong BLDS 2015 Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhànước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan đến việc giảiquyết các tranh chấp dân sự liên quan đến tài sản và quyền tài sản Hơn nữa,
Trang 13luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy,nghiên cứu ở Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt
Nam.
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quyền hưởng dụng, quyền sửdụng và quyền ngụ cư theo pháp luật một số nước trên thế giới và theo phápluật Việt Nam và nêu ra sự khác biệt cơ bản giữa quyền hưởng dụng vớiquyền sử dụng và quyền ngụ cư (quyền cư dụng)
5.2 Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận về quyền hưởng dụng, phânbiệt quyền hưởng dụng với quyền sử dụng và quyền ngụ cư và các quy địnhquyền hưởng dụng trong pháp luật dân sự Việt Nam
6 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về Nhà nước và Pháp luật Việc nghiên cứu được thực hiện từ góc độ lýluận chung từ các quy định của pháp luật về tài sản và quyền khác đối với tàisản
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổnghợp, lịch sử, so sánh, thống kê v.v
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của luận văn bao gồm nhữngmục sau:
Chương 1: Lý luận chung về vật quyền và quyền hưởng dụng trong
tương quan so sánh với quyền sử dụng và quyền ngụ cư
Chương 2: Quyền hưởng dụng theo pháp luật Việt Nam hiện hành trong
tương quan so sánh với quyền sử dụng và quyền ngụ cư
Trang 14Chương 3: Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện đối với chế định
quyền hưởng dụng trong BLDS Việt Nam
Trang 15Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬT QUYỀN VÀ QUYỀN HƯỞNG DỤNG TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI QUYỀN SỬ DỤNG VÀ QUYỀN NGỤ CƯ
1.1 Lý luận chung về vật quyền
1.1.1 Khái niệm vật quyền theo pháp luật một số nước trên thế giới
Có thể nói khái niệm vật quyền vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻđối với hệ thống luật của Việt Nam hiện nay tuy nhiên đây là một khái niệm
có lịch sử phát triển từ rất lâu đời trong hệ thống pháp luật Châu Âu Lục Địa(hệ thống Civil Law) trên thế giới cũng như đã từng xuất hiện trong quy địnhpháp luật của Việt Nam trước năm 1975
Các luật gia La Mã không nêu ra định nghĩa về vật quyền nhưng kháiniệm về vật quyền và trái quyền đã tồn tại từ thời kỳ La Mã (cách đây hơn2.000 năm) Các luật gia La-Mã không phân biệt quyền tài sản thành vậtquyền và trái quyền Việc phân định này do các luật gia sau này phân biệt.Tuy nhiên, các luật gia La-Mã đã nhận xét về bản chất các quan hệ tài sản dotính xác định của các quan hệ đó Theo các luật gia La-Mã, một chủ thể có thểtạo ra một tài sản hoặc mua một tài sản trên cơ sở đó họ là chủ sở hữu đối vớitài sản đã tạo ra, đã mua Khi đã trở thành chủ sở hữu của tài sản, họ có toànquyền đối với tài sản đó, có quyền thực hiện tất cả các hành vi tác động trựctiếp lên tài sản để thỏa mãn yêu cầu của mình và cũng không phụ thuộc vào ýchí cũng như hành vi của bất kỳ người nào khác [9, tr 61]
Trong hệ thống vật quyền, quyền sở hữu là một vật quyền thống trị, vậtquyền trung tâm Tuy nhiên, quyền sở hữu ở La Mã không phải là quyền tàisản (vật quyền) duy nhất Từ thời La Mã cổ đại người ta chia vật quyền thànhhai loại là quyền trên tài sản của mình (tức là quyền sở hữu) và quyền trên tàisản của người khác (tức là vật quyền khác ngoài quyền sở hữu) Đương nhiênngười có quyền đối với tài sản của người khác có những quyền hạn chế hơn
Trang 16so với chủ sở hữu đích thực đối với tài sản Quyền trên tài sản của người khác
là một chế định khá đặc biệt vào thời bấy giờ Các vật quyền khác ngoàiquyền sở hữu phát sinh là do ý chí của chủ sở hữu, cụ thể là chủ sở hữu chomột người khác hưởng lợi ích trên tài sản của mình (thông qua hợp đồng, dichúc) hoặc có thể phát sinh do những hành vi không phải thuộc ý chí của chủ
sở hữu như chiếm giữ, thủ đắc do thời hiệu, do quyết định của tòa án hoặc doluật định (quyền địa dịch trong trường hợp luật chủ động can thiệp để một địadịch được thiết lập nhằm đảm bảo việc khai thác bình thường đối với một bấtđộng sản Xét về bề ngoài, chế định này có vẻ như bất hợp lý khi mà mộtngười không phải là chủ sở hữu của đồ vật nhưng lại có quyền hạn đối với đồvật đó Thẩm quyền sử dụng đồ vật người khác hoàn toàn bị hạn chế Theopháp luật La Mã thì trong khi chủ sở hữu đồ vật được phép làm tất cả trongquyền hạn đối với đồ vật mà luật pháp cho phép, thì người sử dụng tài sản của
kẻ khác chỉ giới hạn hành vi của mình đối với đồ vật đó trong những hìnhthức cho phép: quyền thuê dịch vụ (servitus) quyền sử dụng đất của ngườikhác theo thừa kế hoặc xây dựng trên đất người khác và cuối cùng là quyềncầm cố [10, tr.65]
Quyền trên tài sản của người khác có hai nhánh lớn đó là địa dịch (dịchquyền thuộc vật – predial servitude hoặc real servitude) và dịch quyền thuộcngười (personal servitude) [6, tr.17] theo đó quyền hưởng dụng/quyền dụngích thuộc nhánh dịch quyền thuộc người hay còn gọi là dịch quyền đối nhân
Để xem xét vị trí của quyền hưởng dụng, quyền dụng ích như thế nào trong hệthống vật quyền theo pháp luật La Mã, chúng ta sẽ xem xét từng nhánh củavật quyền:
Nhánh dịch quyền thuộc vật (predial servitude) hay còn gọi là địa
dịch là một quan hệ mà trong đó, một bất động sản gánh chịu dịch quyền haydịch lụy vì lợi ích của một bất động sản khác Từ thời La Mã cổ đại, có lẽngười ta đã xét đến việc bất động sản có thể bị chuyển nhượng và quyền trên
Trang 17bất động sản đối kháng hay loại trừ tất cả những người khác, do đó đã chia haibất động sản liên hệ thành bất động sản gánh chịu dịch quyền và bất động sảnđược hưởng dịch quyền [5, tr 20] Địa dịch chỉ tồn tại khi hai bất động sảnthuộc quyền sở hữu của hai chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng khác nhau và có thể
là quyền có lối đi lại, quyền chăn dắt gia súc đi qua, quyền dẫn nước, thoátnước, quyền được lấy ánh sáng, không khí
Nhánh dịch quyền thuộc người (Ususfruct/Servitus cá nhân/dịch quyền đối nhân) là quyền sử dụng tài sản của người khác cũng như quyền
thu hoạch mọi lợi tức do tài sản đó mang lại nhưng với điều kiện phải bảotoàn tài sản nguyên vẹn [10, tr 67] Usufrutus là quyền suốt đời nhưng khôngđược thừa kế cho người khác và không được chuyển nhượng Người có quyềnnày phải sử dụng đồ vật nói trên như một người chủ tốt và sử dụng đúng chứcnăng đồ vật (ví dụ người có quyền ususfruct được sử dụng vườn nho, anh takhông được xây dựng nhà ở trên đó cho dù việc xây dựng đó có ích hơn làtrồng nho) Mọi lợi tức thuộc người ususfruct kể từ ngày chiếm giữ Mọi thiệthại mà người có ususfruct gây ra cho chủ sở hữu đều phải bồi thường (nếuthiệt hại đó xảy ra theo nguyên nhân chủ quan) [7, tr.67]
Servitus được bảo vệ thông qua các hình thức kiện – actio confessoria,
và chủ sở hữu của đối tượng Servitus (chính chủ) được bảo vệ bằng hình thứcactio negatoria
Như vậy quyền trên tài sản của người khác cho dù là dưới hình thứcdịch quyền thuộc người hay dịch quyền thuộc vật, thì pháp luật La Mã đềuquy định rằng người có vật quyền được phép thực hiện trực tiếp trên vật là đốitượng quyền mà không gặp phải sự cản trở nào từ chủ sở hữu tài sản và cácquyền này được bảo vệ bởi các tố quyền Hơn nữa, pháp luật La Mã cũng liệt
kê các loại quyền trên tài sản của người khác (bao gồm dịch quyền thuộc vật
và dịch quyền thuộc người) Nói một cách khác, các loại vật quyền này được
Trang 18pháp luật La Mã quy định rõ ràng chứ không phải do các bên chủ thể tạo ra.Người có vật quyền được bảo vệ bằng các tố quyền
Tương tự như luật La-Mã, BLDS Pháp không nêu tên khái niệm vậtquyền trong các quy định của Bộ luật Tuy nhiên, nội dung của các quy địnhlại được phân chia theo các vật quyền cụ thể là: quyền sở hữu, quyền thống trị
của vật quyền được nêu trong Thiên II quy định về sở hữu theo đó “Quyền sở
hữu là quyền được hưởng dụng và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối nhất, miễn là không sử dụng tài sản vào những việc pháp luật cấm” (Điều 544),
quyền phụ thêm trên hoa lợi, lợi tức của tài sản (Điều 547, Điều 548, Điều
549, Điều 550), quyền phụ thêm đối với những thứ trộn lẫn và sáp nhập vàovật (Điều 551), quyền phụ thêm đối với bất động sản (Điều 552, Điều 553,Điều 554, Điều 555, Điều 556, Điều 557, Điều 558, Điều 559, Điều 560 ,Điều 561, Điều 562, Điều 563, Điều 564), quyền phụ thêm đối với động sản(Điều 565, Điều 566, Điều 567, Điều 568, Điều 569, Điều 570, Điều 571,Điều 572, Điều 573, Điều 574, Điều 575, Điều 576, Điều 577), quyền hưởnghoa lợi, lợi tức, quyền sử dụng và quyền ngụ cư (cư dụng) được nêu tại Thiên
III, theo đó “quyền hưởng hoa lợi, lợi tức là quyền hưởng dụng tài sản thuộc
sở hữu của người khác như chính chủ sở hữu, nhưng có trách nhiệm giữ nguyên tài sản đó” (Điều 578) và cuối cùng dịch quyền hay địa dịch được
quy định tại Thiên IV, cụ thể theo Điều 637 thì “dịch quyền là một nghĩa vụ
đối với một bất động sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng một bất động sản thuộc sở hữu của người khác”.
Như vậy, cũng giống như pháp luật La Mã, trong BLDS Pháp quyền sởhữu là vật quyền trung tâm Tất cả các vật quyền trong BLDS Pháp đều dopháp luật quy định và các bên không thể tự thỏa thuận để tạo ra các vật quyềnnày Chủ thể của vật quyền có quyền trực tiếp thực hiện các hành vi của mìnhtrên vật là đối tượng của quyền và chủ thể vật quyền được bảo vệ tuyệt đốitrước bất kỳ bên thứ ba nào
Trang 19Tiếp đến BLDS Nhật Bản, khái niệm vật quyền tiếp tục được đề cậptrong Phần II của BLDS Nhật Bản theo đó quyền sở hữu, các vật quyền khác(vật quyền hạn chế) bao gồm quyền bề mặt, quyền thuê dài hạn, địa dịchquyền và các vật quyền bảo đảm được quy định rõ ràng và chi tiết và đượcquy định trong các chương, mục riêng biệt Chương 6, BLDS Nhật Bản đãquy định về địa dịch quyền và nêu ra các tính chất của dịch quyền như tínhchất phụ thuộc, tính chất không chuyển nhượng, cụ thể Điều 280, BLDS Nhật
Bản viết “Một người được hưởng địa dịch quyền có quyền làm cho đất của
người khác sẵn sàng cho lợi ích của khu đất của mình phù hợp với các mục đích đã được quy định khi xác lập địa dịch quyền; tuy nhiên với điều kiện rằng các quyền đó không được vi phạm các quy định (bị giới hạn bởi các quy định liên quan tới chính sách công) theo Phần 1 Chương 3 (Phạm vi của Quyền sở hữu) Điều 281, Khoản 2, BLDS Nhật Bản quy định “Địa dịch quyền không bị chuyển nhượng cũng không phải là đối tượng của các quyền khác trừ các quyền gắn liền với khu đất được hưởng địa dịch quyền”
Cuối cùng là BLDS Liên Bang Nga tại Phần II với tiêu đề là “Quyền
sở hữu và các quyền đối vật khác” (từ Điều 209 đến Điều 306) Cũng như
BLDS Nhật Bản, tại phần này đã quy định các loại quyền đối vật bao gồmquyền sở hữu, địa dịch quyền và quy định nội dung, cách thức xác lập, thựchiện cũng như bảo vệ quyền sở hữu, địa dịch quyền
Như vậy, từ những phân tích và dẫn chiếu về vật quyền trong hệthống pháp luật các nước nêu trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng vậtquyền nói chung và quyền hưởng dụng nói riêng là các khái niệm đã đượcnhiều nước trên thế giới nghiên cứu và sử dụng rộng rãi từ nhiều thế kỷ trước
để xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật dân sự của nước mình và tất cảcác nước đều ghi nhận rằng vật quyền là một chế định cơ bản trong hệ thốngpháp luật dân sự của nước mình Luật pháp của mỗi quốc gia khác nhau quyđịnh những loại vật quyền khác nhau và mỗi quốc gia khác nhau có những
Trang 20cách thức quy định khác nhau về các loại vật quyền, tuy nhiên, về bản chất,pháp luật ở tất cả các nước bị ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật Châu Âu Lục
Địa đều công nhận rằng vật quyền là quyền của chủ thể (người có quyền)
thực hiện trực tiếp và tức thì trên một vật mà không cần có vai trò trung gian của một người khác, đối kháng với bất kỳ bên thứ ba nào khác và do pháp luật quy định Vật quyền bao gồm hai nhánh lớn là nhánh dịch quyền thuộc
vật (địa dịch) và nhánh dịch quyền thuộc người và chủ yếu bao gồm các vậtquyền là: quyền sử dụng (usus), quyền ngụ cư (habitation), quyền hưởng hoalợi, lợi tức (fructus) từ tài sản của người khác/quyền hưởng dụng, quyền bềmặt và các vật quyền bảo đảm
1.1.2 Khái niệm vật quyền trong pháp luật Việt Nam
Quyền của một chủ thể nhất định đối với tài sản của mình cần được phápluật bảo vệ và phải được các chủ thể khác trong xã hội tôn trọng là một yếu tốkhách quan trong đời sống xã hội dân sự Để ghi nhận các quyền này các bảnHiến pháp của nước ta được ban hành vào các năm 1946, 1959, 1980, 1992,
2013 đều có những quy định những quyền cơ bản nhất của công dân, trong đó
có quyền sở hữu tài sản Ngay từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủcộng hòa năm 1945, bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã ghi nhận rất cụthể tại Điều thứ 12: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảođảm” Đến Hiến pháp năm 2013, các quyền cơ bản này đã được ghi nhận cụ
thể hơn, ví dụ , Điều 32 quy định : “1 Mọi người có quyền sở hữu về thu
nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức knh tế; 2 Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”; Điều 34 quy định:
“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật
không cấm” Như vậy, pháp luật nước ta đã đảm bảo cho mọi công dân có
được những quyền cơ bản quan trọng nhất của con người, trong đó có quyềnđối với tài sản hợp pháp của mình
Trang 21Quay trở lại thời kỳ Pháp thuộc, nước Việt Nam được chia thành ba kì:Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì với những quy chế chính thức khác nhau Bắc Kì
và Trung Kì là phần bảo hộ (trong đó Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng là nhượngđịa) và Nam Kì là thuộc địa Mỗi miền áp dụng các bộ luật dân sự khác nhau:Dân Luật Giản Yếu Nam Kì, ban hành ngày 26 tháng 3 năm 1883 được ápdụng tại Nam Kì và các nhượng địa: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng; tại Bắc Kì
áp dụng Dân Luật Bắc Kì ban hành ngày 30 tháng 3 năm 1931 và thay thế cho
Bộ Luật Gia Long (Hoàng Việt Luật Lệ); tại Trung Kì áp dụng Hoàng ViệtTrung Kì Hộ Luật ban hành ngày 28 tháng 9 năm 1939 Bộ Luật Dân Sự GiảnYếu và BLDS Pháp cũng được áp dụng ở Miền Nam cho đến khi ban hànhBLDS Sài Gòn ngày 28 tháng 06 năm 1972 Tìm hiểu trong lịch sử phát triểncủa hệ thống vật quyền, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng các bộ luật dân sựđược áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam qua nhiều thời kỳ trước đây nêu trêncũng đều đã có những quy định về vật quyền và đã sử dụng lý thuyết về hệthống vật quyền để xây dựng các quy định pháp luật của mình Cụ thể, bộDân Luật Bắc Kì năm 1931 đã có những quy định chung về quyền sở hữu,quyền ứng dụng thu lợi (Điều 556), quyền dùng và quyền ở (Điều 588), quyềnđịa dịch (Điều 602)… Hoàng Việt Trung Kì hộ luật năm 1936 cũng có quyđịnh khá đầy đủ về các vật quyền như Điều thứ 629 về địa dịch; Điều thứ
1512 về cầm cố; Điều thứ 1527 về thế chấp…như vậy, ở một góc độ nào đó,chúng ta có thể nhận thấy ở thời kỳ Pháp thuộc, các vật quyền đã được ghinhận trong pháp luật dân sự thông qua cac bộ luật nêu trên một cách khá hệthống Các vật quyền đã được nêu và quy định khá cụ thể, rõ ràng trong phápluật thời Pháp thuộc tạo thành những quyền tài sản để phục vụ cho một xã hộidân sự phát triển ở thời kỳ này Để minh chứng cho nhận định này, có thểviện dẫn một số điều luật quy định trong Hoàng Việt Trung Kì Hộ Luật năm
1936 Cụ thể, Điều thứ 464 quy định như sau: “Các thứ vì quyền sở dụng
thuộc về bất động sản mà thành ra bất động sản là: A) những vật quyền thuộc
Trang 22về bất động sản như sau này: 1) quyền sở hữu; 2) quyền hưởng dụng thu lợi; 3)quyền dùng và quyền ở; 4) quyền cho thuê dài hạn; 5) quyền địa dịch; 6) quyền cầm cố bất động sản; 7) quyền để đương…” Điều thứ 469 quy định:
“các thứ vì pháp luật chỉ định mà là bất động sản là: 1) Những vật quyền thuộc về động sản và quyền đi kiện để đòi hay là truy về một động sản” Như
vậy, pháp luật dân sự giai đoạn này đã có hầu hết các quy định về vật quyềnnói chung và quyền hưởng dụng nói riêng và nhờ vào các quy định về vậtquyền này đã tạo ra cơ chế pháp lý đảm bảo cho đời sống giao lưu dân sự thời
kỳ này sôi động và phong phú hơn giai đoạn xã hội trước đó
Do điều kiện, hoàn cảnh đất nước xảy ra cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp, để điều hành Nhà nước và điều chỉnh các giao lưu dân sự trongđiều kiện mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh, trong đó có sắclệnh 97/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 Theo đó, những quyền dân sự đềuđược luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân.Điều 14 Sắc lệnh số 97/SL quy định: tất cả các điều khoản trong dân phápđiển Bắc kì, dân pháp điển Trung Kì, Pháp Quy Giản Yếu năm 1883 (Sắclệnh ngày 03 tháng 10 năm 1883) thi hành ở Nam Kì và những luật lệ theosau, trái với những điều khoản trên này đều bị bãi bỏ Như vậy, kể từ sau khiban hành Sắc lệnh số 97/SL thì vai trò của các bộ luật dân sự thời Pháp thuộctrước đây chỉ còn được áp dụng hạn chế ở phạm vi những điều luật phù hợpvới quy định tại Sắc lệnh trên
Tuy nhiên, do điều kiện đất nước tiến hành kháng chiến chống Pháp giaiđoạn 1945-1954, cùng với điều kiện về kinh tế-xã hội nghèo nàn ở giai đoạnnày, giao lưu dân sự trong xã hội chưa được đẩy mạnh nên việc xây dựng vàban hành các quy định về pháp luật dân sự là không nhiều Hiến pháp năm
1959 ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển của quá trình lập pháp ViệtNam Hiến pháp của Nhà nước dân chủ cộng hòa, Hiến pháp của thời kỳ xâydựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước Vào thời
Trang 23kỳ này cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang trong thời kỳ quyết liệtnhất, tình trạng chiến tranh đòi hỏi phải điều hành bằng các biện pháp hànhchính do đó luật dân sự không được chú trọng và không thể áp dụng [15, tr74], do vậy các giao dịch dân sự cũng không phát triển Có thể nói, ngoài việcquyền sở hữu được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1959, gần như các vậtquyền khác đều không được ghi nhận trong các văn bản pháp luật
Trong giai đoạn chiến tranh kháng chiến chống Mỹ, đất nước ta bị chiatách thành hai miền Nam, Bắc Miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa
đã ban hành Bộ Dân Luật năm 1972 Bộ Dân Luật này cũng đã ghi nhận phânloại tài sản thành động sản và bất động sản, từ đó thiết lập nên hệ thống cácvật quyền trên động sản và bất động sản khá rõ ràng Cụ thể, Điều thứ 369,
Bộ Dân Luật năm 1972 quy định “…Các vật quyền trên bất động sản: Quyền
sở hữu; quyền dụng ích; quyền cư ngụ và hành dụng; quyền thuê trường kỳ; quyền địa dịch; quyền thế chấp; quyền để đương…” Điều thứ 718, Bộ Dân
Luật Sài Gòn năm 1972 quy định “Sự chuyển dịch quyền tư hữu bất động sản
cũng như mọi vật quyền khác, chỉ đối kháng được với người đệ tam nếu đã được đăng ký vào sổ điền thổ hay vào địa bộ nếu có sổ sách.” Như vậy, có
thể nói chế định vật quyền đã từng được áp dụng trên phạm vi lãnh thổ đấtnước ta trước năm 1975 để đảm bảo cơ chế pháp lý cho giao lưu dân sự trongtừng thời kỳ lịch sử nhất định
Tuy nhiên, kể từ khi nước ta hoàn toàn giải phóng, thống nhất đấtnước (sau năm 1975) thì những quy định về vật quyền chưa được xây dựngthành hệ thống, chưa được đưa vào quy định pháp luật để áp dụng đầy đủ cácquyền
BLDS 1995 và BLDS 2005 của Việt Nam đều không có quy định về vậtquyền nhưng trong đó vẫn ghi nhận các quyền cơ bản trong hệ thống vậtquyền như quyền sở hữu, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề (quyềnđịa dịch) Trong một số bản dự thảo sửa đổi BLDS 2005 đã có ghi nhận về
Trang 24chế định vật quyền, ví dụ quy định “Phần thứ 2-Quyền sở hữu và các vật
quyền khác” [2, tr 73] Như vậy có thể thấy tư duy xây dựng pháp luật dân sự
trên cơ sở hệ thống vật quyền – trái quyền đã được hình thành trong quá trìnhphát triển của luật dân sự cho đến nay Tuy nhiên, BLDS 2015 đã không sử
dụng tên gọi “vật quyền” trong các quy định của mình mà khái niệm này đã được ghi nhận là “Phần thứ 2 – Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản”
(BLDS 2015, tr 81) Mặc dù pháp luật thực định không ghi nhận khái niệmvật quyền nhưng bản chất các quyền tài sản mà BLDS 2015 ghi nhận tại Phầnthứ 2 này đều chính là các vật quyền Việc không sử dụng khái niệm vậtquyền trong BLDS 2015 vì những lý do khác nhau nhưng không làm mất đibản chất thật sự của các vật quyền được ghi nhận trong Bộ luật này, đó chính
là các quyền sở hữu, quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng,
quyền bề mặt Việc không sử dụng thuật ngữ “vật quyền” trong BLDS 2015
để quy định cho các quyền đối vật sẽ hạn chế việc thể hiện rõ nét mọi đặcđiểm pháp lý của các vật quyền này giống như pháp luật của một số nước trênthế giới đó là tính luật định, tính trực tiếp và tính đối kháng, và như vậy khiếncho các quy định về tài sản trong BLDS 2015 bị hạn chế
Có thể thấy rằng tác giả Ngô Huy Cương là một trong số những tác giả
đã dành nhiều thời gian để phân tích về những hạn chế của BLDS 2015 trongcác quy định về tài sản do việc không sử dụng khái niệm vật quyền TheoNgô Huy Cương, để thấy được các đặc điểm pháp lý của vật quyền, chúng tacần nhìn nhận tổng quan chung nhất về mối quan hệ giữa các yếu tố: chủ thể,vật, hành vi trong luật dân sự Trong quan hệ tài sản mà luật dân sự điềuchỉnh gồm quan hệ: (i) giữa người với người; (ii) giữa người với vật Theo
cách hiểu truyền thống, quan hệ giữa người với người là “quyền đối nhân”, quan hệ giữa người với vật là “quyền đối vật” hay vật quyền Trong vật
quyền, người có vật quyền có quyền được trực tiếp thi hành ngay lập tức,không vấp phải sự cản trở nào khác trên tài sản là đối tượng của quyền
Trang 25Quyền sở hữu là vật quyền quan trọng nhất và là trung tâm của hệ thống vật
quyền Xét về cả mặt ngôn ngữ và mặt pháp lý, câu nói “tôi có quyền sở hữu
ngôi nhà” là một câu nói có nghĩa hoàn chỉnh, thể hiện hoàn toàn được mối
quan hệ giữa người chủ sở hữu và vật (ngôi nhà) mà không phải thêm một ai
khác vào câu nói đó Nếu pháp luật không thừa nhận thuật ngữ “vật quyền”
thì khó có thể làm nổi bật được mối quan hệ giữa chủ sở hữu và vật trong ví
dụ vừa nêu [6, tr 16] Thực ra những quy định tại “Phần thứ 2 – Quyền sở
hữu và quyền khác đối với tài sản” tại BLDS 2015 tồn tại nhiều điểm chưa
hợp lý Cụ thể, ngay trong tiêu đề của “Phần thứ 2” đã không thể hiện được mối liên hệ có tính phái sinh giữa “quyền sở hữu” và “quyền khác đối với tài
sản” khi hai khái niệm này được đặt ngang hàng nhau trong tiêu đề của
“Phần thứ 2” Quy định tiêu đề “quyền khác đối với tài sản” mà nội hàm chỉ
ghi nhận quyền sở hữu và ba quyền khác (quyền bề mặt, quyền hưởng dụng,quyền đối với bất động sản liền kề) như trong BLDS 2015 hiện nay thì vẫn
chưa thực sự đầy đủ và dễ gây hiểu lầm Cụm từ “quyền khác đối với tài sản”
còn có thể được hiểu ngoài quyền sở hữu đã nêu trên còn có thể bao gồm rấtnhiều quyền khác nữa như quyền cầm cố, thế chấp, quyền cầm giữ, quyền bảolưu quyền sở hữu, quyền của bên thuê trong hợp đồng thuê tài sản, quyền củabên giữ tài sản trong hợp đồng gửi giữ tài sản, quyền của bên vận chuyểntrong hợp đồng vận chuyển tài sản… Sự thiếu vắng khái niệm vật quyền cũngnhư việc không phân loại vật quyền một cách triệt để ở phần này làm choBLDS 2015 trở nên khó hiểu hơn Tuy nhiên, cũng cần phải công nhận rằngBLDS 2015 không trực tiếp ghi nhận khái niệm vật quyền nhưng về bản chấtBLDS 2015 đã dựa vào lý thuyết vật quyền để xây dựng kết cấu của Phần thứ
2 trong BLDS 2015 và đã đưa một số vật quyền vào phần này trong đó quyềnhưởng dụng là một vật quyền mới xuất hiện trong BLDS 2015 Việc các vậtquyền bảo đảm đã không được BLDS 2015 đề cập đến trong phần này đã thể
Trang 26hiện sự dụt dè của ban soạn thảo BLDS 2015 trong việc áp dụng lý thuyết vậtquyền đối với bộ luật này
Từ những phân tích tại mục 1.1.1 và 1.1.2 nêu trên, có thể khẳng địnhrằng, có sự tồn tại khách quan của các quyền của chủ thể đối với vật (tài sản)trong giao lưu dân sự không chỉ ở các nước khác trên thế giới mà cả ở ViệtNam trong các giai đoạn lịch sử Việc tồn tại khách quan của các quyền này
sẽ không bị hạn chế bởi tên gọi mà pháp luật mỗi quốc gia đưa ra để xây dựngkhái niệm về các quyền đối vật Ví dụ pháp luật dân sự của các nước Pháp,
Nga, Đức sử dụng tên gọi “vật quyền” trong khi pháp luật Việt Nam sử dụng
“Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” để nói về các vật quyền; pháp luật dân sự các nước Pháp, Nhật sử dụng “địa dịch”, pháp luật Việt Nam sử dụng “quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề” hoặc “quyền đối với bất
động sản liền kề” để chỉ cùng một nội dung quyền địa dịch…Mặc dù có
những tên gọi khác nhau cho cùng một khái niệm vật quyền như vậy, về bản
chất vật quyền ở tất cả các quốc gia đều có những đặc điểm chung đó là tính tuyệt đối, trực tiếp và tính luật định, có nghĩa là các loại vật quyền chỉ có thể tồn tại khi được pháp luật quy định và người có vật quyền được thi hành trực tiếp, ngay lập tức không cần thông qua trung gian trên tài sản là đối tượng của vật quyền đó và có quyền đối kháng với bất kỳ bên thứ ba nào
Tóm lại, chế định vật quyền đã và đang là một chế định pháp lý quantrọng không chỉ ở các nước khác trên thế giới mà còn có một lịch sử phát triểnlâu dài trong cổ luật Việt Nam và luật dân sự Việt Nam trước năm 1975 vớinguồn gốc ban đầu là từ pháp luật La Mã nhưng chịu ảnh hưởng rất lớn từBLDS Pháp Cũng giống như pháp luật của các nước khác, pháp luật ViệtNam trước năm 1975 cũng có những định nghĩa không thực sự giống nhau vềvật quyền nhưng về bản chất khái niệm vật quyền trong tất cả các bộ luật cổcủa Việt Nam cũng như trong Bộ Dân Luật Sài Gòn năm 1972 đều công nhận
rằng vật quyền có tính luật định và là quyền của chủ thể (người có quyền)
Trang 27thực hiện trực tiếp và tức thì trên một vật mà không cần có vai trò trung gian của một người khác và bao gồm các loại vật quyền với những tên gọi khác nhau tùy quy định của pháp luật ở từng thời kỳ lịch sử nhưng cơ bản bao gồm quyền sở hữu, quyền dụng ích (quyền hưởng dụng), quyền cư ngụ và hành dụng, quyền thuê trường kỳ, quyền địa dịch, quyền thế chấp, quyền để đương.
1.2 Lý luận chung về quyền hưởng dụng
1.2.1 Khái niệm quyền hưởng dụng
Như đã nêu tại mục 1.1 của luận văn này, quyền hưởng dụng là một vậtquyền thuộc nhánh dịch quyền thuộc người (personal servitude) nằm trong hệthống vật quyền bắt nguồn từ pháp luật La-Mã
Khái niệm quyền hưởng dụng là một khái niệm hoàn toàn mới quy định
trong BLDS 2015, theo đó quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai
thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định (Điều 257, BLDS 2015)
Theo pháp luật La Mã thì quyền hưởng dụng (usufrutus) là một dịchquyền thuộc người theo đó một người được quyền sử dụng tài sản của ngườikhác cũng như quyền thu hoạch mọi lợi tức do tài sản đó mang lại nhưng vớiđiều kiện phải bảo toàn tài sản đó nguyên vẹn [10, tr 67]
Theo pháp luật Pháp thì quyền hưởng hoa lợi, lợi tức là quyền hưởngdụng tài sản thuộc sở hữu của người khác như chính chủ sở hữu, nhưng cótrách nhiệm giữ nguyên tài sản đó (Điều 578, tr.423, BLDS Pháp)
Theo pháp luật của Đức thì “Một vật có thể bị hạn chế quyền sở hữu của
mình theo cách thức mà một người được hưởng quyền lợi từ sự hạn chế đó được quyền hưởng lợi ích từ vật đó (quyền hưởng dụng).” (Phần 1030, Luật
về Vật, BLDS Đức.) Tiếp tục Phần 1037, BLDS Đức quy định về Thay đổi
vật nói rằng “(1) Người hưởng dụng không được phép làm biến dạng vật
hoặc làm thay đổi lớn đối với vật (2) Người hưởng dụng một mảnh đất có thể xây dựng các cơ sở vật chất mới để lấy đá quý, cát chứa vàng, cát, mùn,
Trang 28macnơ, than bùn và các thành phần khác của khu đất trừ trường hợp kết quả
là mục đích kinh tế của khu đất bị thay đổi lớn.”
Mặc dù các định nghĩa về quyền hưởng dụng của các nước trên thế giớinêu trên không hoàn toàn giống nhau nhưng chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng
khái niệm quyền hưởng dụng ở tất cả các nước đều được hiểu là quyền cho phép một người sử dụng, hưởng lợi và thu lợi tức trên tài sản của người khác
mà không làm ảnh hưởng đến tài sản Người có quyền hưởng dụng không có
quyền sở hữu đối với tài sản và không được tiêu hủy tài sản và có nghĩa vụbảo quản tài sản Tài sản phải được sử dụng đúng với mục đích và cách thức
mà đã được dự định trong một khoảng thời hạn nhất định hoặc cho đến khixảy ra một sự kiện trong tương lai Ví dụ một người có quyền hưởng dụng đốivới một trang trại sẽ có quyền hưởng dụng đối với tất cả ngôi nhà xây dựngtrên trang trại đó và đối với tất cả gia súc, dụng cụ, thiết bị của trang trại cũngnhư đối với toàn bộ đồ đạc của khu trang trại này Người có quyền hưởngdụng có quyền thụ hưởng tất cả các hoa lợi tự nhiên (natural fruits), hoa lợicông nghiệp (industrial fruits) và hoa lợi dân sự (civil fruits) Hoa lợi là tàisản (hay sản phẩm) được tạo ra hoặc thu được từ tài sản khác mà không làmmất đi bản chất của tài sản này Hoa lợi tự nhiên là sản phẩm của đất hoặc súcvật Hoa lợi công nghiệp là những sản phẩm của đất nhờ kết quả của việctrồng trọt và lao động Hoa lợi dân sự là thu nhập có được từ tài sản bởi hiệulực của pháp luật hoặc bởi một hành vi pháp lý (hợp đồng hay hành vi pháp lýđơn phương) Người được hưởng dụng ích phải bồi thường thiệt hại cho chủ
sở hữu nếu không sử dụng tài sản đúng mục đích hoặc lạm quyền trong việc
sử dụng tài sản Trong trường hợp vật thay đổi mục đích sử dụng do điều kiện
tự nhiên mà không phải do lỗi của người được hưởng dụng ích thì họ khôngphải chịu trách nhiệm trong việc thay đổi bản chất của vật đó, tuy nhiên, doviệc thay đổi này nên mục đích dụng ích cũng không còn tồn tại vì vậy, dụngích cũng chấm dứt (một người được quyền sử dụng một cái ao để thả cá
Trang 29nhưng do khô, hạn mà ao hết nước không thể thả cá được thì quyền hưởngdụng của người đó cũng chấm dứt) [9, tr 80] Tuy nhiên, người hưởng dụngvẫn tiếp tục hưởng dụng vật/tài sản khi vật/tài sản đó được bán, tặng, cho,chuyển giao, chuyển nhượng cho một chủ sở hữu khác.
1.2.2 Ý nghĩa của quyền hưởng dụng trong hệ thống vật quyền
- Quyền hưởng dụng với tư cách là một vật quyền hạn chế trong hệthống vật quyền đã giúp tăng khả năng thực hiện các quyền dân sự của chủ sởhữu cũng như của người không phải là chủ sở hữu tài sản Chủ sở hữu với vaitrò là người có quyền tuyệt đối với vật/tài sản của mình có thể thực hiện việccấp quyền hưởng dụng cho một chủ thể xác định không phải là chủ sở hữu để
sử dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức trên tài sản của mình mà không phải chuyểnquyền sở hữu của mình Từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng và khai thác tài sản
tr 25] Vì vậy, thúc đẩy các giao lưu dân sự ngày càng phát triển của các chủthể không phải là chủ sở hữu
Trang 301.2.3 Đặc điểm pháp lý của quyền hưởng dụng
(i) Quyền hưởng dụng là một vật quyền theo người
Quyền hưởng dụng là quyền trên tài sản của người khác, quyền trên
chính bản thân tài sản chứ không phải chỉ đơn thuần là một quyền liên quanđến các lợi ích của tài sản [26, tr 36]
Quyền hưởng dụng luôn luôn được xác lập trên một tài sản, có thể là bấtđộng sản hoặc động sản, tài sản tiêu hao và tài sản không tiêu hao Quyềnhưởng dụng xác lập trên một vật tiêu hao được gọi là quyền hưởng dụngkhông hoàn hảo (quasi usufruct) Trái lại, quyền hưởng dụng được thiết lậptrên một vật không tiêu hao được gọi là quyền hưởng dụng hoàn hảo [26,tr.37]
Quyền hưởng dụng được gọi là vật quyền theo người (dịch quyền đốinhân) vì quyền hưởng dụng luôn gắn với một người cụ thể là người hưởngdụng Mục đích sử dụng và khai thác tài sản là đối tượng của quyền gắn liềnvới mục đích của chủ thể quyền hưởng dụng Điều này được hiểu là khi chủthể có quyền hưởng dụng chấm dứt sự tồn tại thì quyền này cũng chấm dứt.Khác với vật quyền theo vật (địa dịch quyền) là mối quan hệ giữa hai bấtđộng sản thuộc quyền sở hữu của các chủ sở hữu khác nhau [16, tr.47] Cụthể, đối với địa dịch quyền, khi bất động sản được chuyển dịch, thì ngườinhận chuyển nhượng mới mặc nhiên trở thành người thụ hưởng hoặc gánhchịu địa dịch mà không có sự lựa chọn nào khác Khác với dịch quyền thuộcngười, địa dịch quyền không thể được tách rời khỏi bất động sản để trở thànhmột quyền gắn liền một chủ thể nào đó Hơn nữa, mục đích của địa dịch làmang lại một lợi ích nhất định cho bất động sản hưởng quyền hay chính làđem lại lợi ích cho chủ sở hữu bất động sản này
Cũng giống như các vật quyền khác, quyền hưởng dụng là một quyềntuyệt đối Người có quyền hưởng dụng có quyền thực hiện quyền của mìnhtrực tiếp trên tài sản mà không gặp bất kỳ cản trở nào của bất kỳ một bên thứ
Trang 31ba nào Đặc tính tuyệt đối của quyền hưởng dụng còn được thể hiện thông quaviệc người có quyền hưởng dụng có thể cho phép hoặc ngăn cấm các chủ thểkhác tiếp cận, khai thác, sử dụng hay hưởng hoa lợi, lợi tức do đối tượng củaquyền hưởng dụng mang lại mặc dù người hưởng dụng không có quyền sởhữu đối với vật/tài sản
Tuy vậy, quyền hưởng dụng lại không gắn kết với tài sản như địa dịchquyền Cụ thể quyền hưởng dụng có thể được tách rời khỏi vật để trở thànhmột quyền gắn liền với nhân thân của người hưởng dụng và lúc đó, người cóquyền hưởng dụng có thể định đoạt đối với quyền hưởng dụng của mình.Quyền hưởng dụng thuộc quyền sở hữu của người hưởng dụng trong thời gianhưởng dụng, do đó người hưởng dụng có quyền cho thuê hoặc dùng quyền đólàm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Quyền hưởng dụng có thể được xác lập cho một thời hạn xác định tuynhiên, quyền hưởng dụng sẽ chấm dứt khi người hưởng dụng chết bất kể thờihạn đã được thỏa thuận Quyền hưởng dụng không thể được xác lập vĩnh viễnhoặc không có giới hạn thời gian [26, tr 37] Như vậy, quyền hưởng dụng sẽ
chấm dứt khi (i) thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết; (ii) mục đích hưởng dụng bị thay đổi; (iii) người hưởng dụng chết hoặc trở thành chủ sở hữu của vật là đối tượng của quyền hưởng dụng; (iv) vật là đối tượng hưởng dụng
không còn Thời hạn của quyền hưởng dụng có thể được xác định dựa trênthỏa thuận giữa chủ sở hữu giảm thiểu với chủ thể hưởng dụng nhưng khôngdài hơn cuộc đời của người hưởng dụng; hoặc được xác định theo quy địnhcủa pháp luật; hoặc khi đối tượng quyền hưởng dụng không còn Nói mộtcách khác, thời hạn tối đa của quyền hưởng dụng kéo dài hết cuộc đời củangười hưởng dụng đầu tiên hoặc không vượt quá thời hạn đã thỏa thuận vớichủ sở hữu giảm thiểu hoặc thời hạn do pháp luật quy định Quyền hưởngdụng không được coi là di sản thừa kế của chủ thể quyền hưởng dụng Cũng
Trang 32chính vì đặc điểm này mà quyền hưởng dụng được biết đến là một vật quyềntheo người
(ii) Quyền hưởng dụng là một vật quyền phái sinh từ quyền sở hữu, vật quyền trung tâm trong hệ thống vật quyền
Trước sự tồn tại của một quyền hưởng dụng luôn luôn có sự tồn tại củamột quyền sở hữu một vật/tài sản nhất định Nếu không có một quyền sở hữuđối với một tài sản/vật nào đó thì sẽ không tồn tại một quyền hưởng dụng.Điều này có nghĩa là trước một quyền hưởng dụng bao giờ cũng có một vậtquyền gốc là quyền sở hữu Hay nói cách khác, quyền hưởng dụng là một chiphân của quyền sở hữu Ví dụ trước một quyền hưởng dụng một chiếc ô tô sẽphải có một quyền sở hữu chiếc ô tô đó của một người là chủ sở hữu chiếc ô
tô đó; trước quyền hưởng dụng của một ngôi nhà phải có một quyền sở hữunhà ở của chủ sở hữu
Hơn nữa, quyền hưởng dụng sẽ không còn tồn tại khi chủ sở hữu vàngười có quyền hưởng dụng nhập làm một Điều này đã được minh chứngtrong BLDS Đức quy định rằng khi tài sản là đối tượng của quyền hưởngdụng được trao trả lại cho chủ sở hữu giảm thiểu là lúc mà quyền hưởng dụngchấm dứt (Phần 1055, Nghĩa vụ Trả lại của Người hưởng dụng)
Đặc điểm phái sinh của quyền hưởng dụng còn được thể hiện ở việcngười có quyền hưởng dụng không được quyền định đoạt đối với tài sản làđối tượng quyền Quyền định đoạt đối với đối tượng quyền thuộc về người cóquyền sở hữu giảm thiểu Chính vì vậy mà quyền của người hưởng dụng luônthấp hơn so với quyền của chủ sở hữu Người có quyền hưởng dụng chỉ có thểcải tạo tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng bằng chi phí của mình vớiđiều kiện phải được sự đồng ý của chủ sở hữu giảm thiểu và về nguyên tắcngười có quyền hưởng dụng có nghĩa vụ cơ bản đó là nghĩa vụ trao trả tài sảnkhông hao mòn cho chủ sở hữu giảm thiểu khi chấm dứt quyền hưởng dụng[5, tr 21]
Trang 33(iii) Nội dung quyền hưởng dụng luôn mang tính không đầy đủ, không trọn vẹn chính vì vậy người ta gọi quyền hưởng dụng là vật quyền hạn chế
Theo Luật La Mã, người hưởng dụng có quyền sử dụng và quyền hưởnghoa lợi, lợi tức từ tài sản trong khi vẫn đảm bảo gìn giữ tài sản của chủ sở hữu
và chủ sở hữu trở thành chủ sở hữu giảm thiểu [26, tr 36] Theo Điều 578,
BLDS Pháp thì “Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức là quyền hưởng dụng tài sản
thuộc sở hữu của người khác như chính chủ sở hữu, nhưng có trách nhiệm giữ nguyên tài sản đó” Như vậy, tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng
luôn thuộc sở hữu của chủ sở hữu giảm thiểu và vì thế chủ thể có quyềnhưởng dụng chỉ có thể thực hiện quyền của mình trong một phạm vi giới hạnkhông trùng lặp với quyền lợi và khả năng của chủ sở hữu giảm thiểu phù hợpvới quy định của pháp luật Người có quyền hưởng dụng không được phéplàm biến đổi hay thay đổi lớn đối với tài sản là đối tượng của quyền hưởngdụng [26, tr.39] Như vậy, người hưởng dụng chỉ có một số quyền do chủ sởhữu cấp cho (hoặc là theo quy định của pháp luật hoặc là theo thỏa thuận) và
vì lẽ đó, quyền của người hưởng dụng luôn thấp hơn quyền của một chủ sởhữu đầy đủ Ngoài ra, do quyền hưởng dụng là một vật quyền thuộc người vàmang tính tạm thời [26, tr 36] nên thời hạn của quyền hưởng dụng là hạn chế
và tối đa là bằng cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên
(iv) Quyền hưởng dụng là một vật quyền không thể phân chia
Khác với quyền sở hữu, quyền hưởng dụng không thể được chia nhỏnhư quyền sở hữu tài sản Trong trường hợp tài sản là đối tượng của quyềnhưởng dụng thuộc sở hữu chung của nhiều người, người có quyền hưởngdụng sẽ sử dụng và khai thác tài sản là đối tượng quyền một cách trọn vẹnchứ không thể sử dụng và khai thác một phần tài sản là đối tượng của quyềnhưởng dụng trong trường hợp này
Trang 341.2.4 Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng
(i) Quyền hưởng dụng được xác lập theo ý chí của chủ sở hữu tài sản/vật
Trường hợp này gọi là quyền hưởng dụng ước định Quyền hưởngdụng được xác lập theo ý chí là việc chủ sở hữu tài sản thể hiện ý chí củamình thông qua hình thức văn bản và hình thức khác giao quyền hưởng dụngtrên tài sản của mình cho một người khác Việc thể hiện ý chí này có thể làbằng hợp đồng, thỏa thuận giữa chủ sở hữu và chủ thể hưởng dụng đối tượngquyền hoặc có thể được thể hiện bằng một hành vi pháp lý đơn phương như dichúc
Xác lập quyền hưởng dụng theo ý chí có thể diễn ra theo hai trườnghợp Trường hợp thứ nhất là trường hợp chủ sở hữu chuyển giao quyền sửdụng và quyền hưởng hoa lợi, lợi tức cho người hưởng dụng và giữ lại quyền
sở hữu giảm thiểu Trường hợp thứ hai là trường hợp chủ sở hữu chuyển giaoquyền sở hữu giảm thiểu cho người khác và tự mình giữ lại quyền hưởngdụng tài sản Đây là trường hợp người bán tài sản giữ quyền hưởng dụng trêntài sản cho đến khi người đó chết, hoặc cha mẹ tặng cho con tài sản nhưng giữlại quyền hưởng dụng tài sản đó cho đến khi qua đời
(ii) Xác lập quyền hưởng dụng theo luật định hay còn gọi là quyền hưởng dụng pháp định
Đây là trường hợp quyền hưởng dụng được xác lập dựa trên các quyđịnh của pháp luật chứ không phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên Trongpháp luật của Pháp quyền hưởng dụng pháp định được thể hiện trong luật giađình và thừa kế Theo Điều 757 của BLDS Pháp, người vợ hoặc người chồngcòn sống có quyền lựa chọn giữa quyền hưởng dụng trên tổng số tài sản hiện
có của người đã chết hoặc quyền sở hữu ¼ tài sản này nếu các con là con
chung của hai người: “ Điều 757: Nếu vợ hoặc chồng chết trước có con hoặc
cháu thì vợ hoặc chồng còn sống có quyền chọn giữa quyền hưởng hoa lợi,
Trang 35lợi tức từ tổng số tài sản hiện có hoặc quyền sở hữu một phần tư tài sản trong trường hợp tất cả các con đều là con chung của hai người Nếu vợ hoặc chồng chết trước có một hoặc nhiều người con không phải là con chung thì
vợ hoặc chồng còn sống được quyền sở hữu một phần tư tài sản hiện có”
1.2.5 Hiệu lực của quyền hưởng dụng
Việc xác định thời điểm có hiệu lực của quyền hưởng dụng có ý nghĩaquan trọng trong việc xác định hiện trạng của tài sản là đối tượng của quyềnhưởng dụng, xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của quyền hưởng dụng từ
đó xác định được thời hạn hưởng quyền, quyền và nghĩa vụ tương ứng củangười hưởng dụng, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản trong thời gianhưởng quyền và xác định thời điểm chịu rủi ro về tài sản là đối tượng củaquyền hưởng dụng
Cũng giống như quyền sở hữu và các vật quyền khác, hiệu lực củaquyền hưởng dụng về nguyên tắc phát sinh từ thời điểm người hưởng dụngnhận chuyển giao tài sản Điều này được hiểu là kể từ thời điểm người hưởngdụng nhận chuyển giao tài sản thì người hưởng dụng mới có các quyền vànghĩa vụ của một người hưởng dụng cũng như có quyền đối kháng với ngườithứ ba Pháp luật của mỗi nước khác nhau quy định khác nhau về thời điểm
nhận chuyển giao tài sản Điều 600, BLDS Pháp quy định “người hưởng hoa
lợi, lợi tức tiếp nhận tài sản theo hiện trạng của tài sản, nhưng chỉ được bắt đầu hưởng dụng sau khi đã lập biên bản kiểm kê các động sản và mô tả tình trạng các bất động sản là đối tượng của quyền hưởng hoa lợi, lợi tức, trước
sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc sau khi đã mời chủ sở hữu đến chứng kiến theo đúng thủ tục quy định”
Tương tự, phần 1032, BLDS Đức quy định về phát sinh quyền hưởng
dụng đối với động sản thì: “Phần 1032: Việc xác lập quyền hưởng dụng trên
tài sản là động sản thì chủ sở hữu cần phải giao tài sản cho bên nhận tài sản
và hai bên đồng ý rằng quyền hưởng dụng đã chuyển giao cho bên nhận tài
Trang 36sản.” Như vậy, theo BLDS Pháp thì thời điểm phát sinh quyền hưởng dụng
là thời điểm sau khi đã lập biên bản kiểm kê hoặc biên bản mô tả tài sản, tức
là thời điểm xác định tài sản được chuyển giao Theo BLDS Đức thì hiệu lựccủa quyền hưởng dụng phát sinh từ khi vật được giao từ người có tài sản làđối tượng quyền sang cho người được hưởng dụng Tóm lại, có thể nói rằngtheo cả hai BLDS Pháp và BLDS Đức thì thời điểm chuyển giao tài sản đượcxác định để làm căn cứ phát sinh hiệu lực của quyền hưởng dụng
Kể từ thời điểm phát sinh quyền hưởng dụng, người hưởng dụng cócác quyền, nghĩa vụ tương ứng và hiệu lực đối kháng với bên thứ ba Cụ thể,
từ thời điểm phát sinh hiệu lực, người hưởng dụng có quyền sử dụng và khaithác tài sản theo tình trạng thực tế Điều này có nghĩa là người có quyềnhưởng dụng có quyền chiếm hữu thực tế đối với tài sản là đối tượng quyềnhưởng dụng
Người hưởng dụng có quyền hưởng hoa lợi và lợi tức của tài sản làđối tượng của quyền hưởng dụng Quyền này phát sinh từ thời điểm có hiệulực của quyền hưởng dụng Như vậy, người hưởng dụng có quyền sở hữu đốivới hoa lợi tự nhiên trong khoảng thời gian có quyền hưởng dụng (Hoa lợi làtài sản hay sản phẩm được tạo ra hoặc thu được từ tài sản khác mà không làmmất hoặc giảm đi bản chất của tài sản này Hoa lợi tự nhiên là sản phẩm củađất hoặc súc vật sinh ra theo định kỳ ví dụ như hoa, quả của cây) Sau khoảngthời gian này hoa lợi thuộc về chủ sở hữu giảm thiểu Cũng tương tự như vậyngười hưởng dụng có quyền thủ đắc toàn bộ hoa lợi dân sự tích lũy trong thờigian tồn tại quyền hưởng dụng Hoa lợi dân sự là thu nhập có được từ tài sảnbởi hiệu lực của pháp luật hoặc bởi một hành vi pháp lý (hợp đồng hay hành
vi pháp lý đơn phương) [5, tr 21]
Theo Ngô Huy Cương, người có quyền hưởng dụng được mở rộng tớitài sản phụ thêm của tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng Việc mởrộng này có hiệu lực tại thời điểm làm phát sinh quyền hưởng dụng Việc mở
Trang 37rộng có thể tới cả vùng đất bồi hay bị bỏ hoang hóa tùy thuộc vào quy địnhcủa pháp luật [5, tr 23 ] Người hưởng dụng có thể cải tạo tài sản là đối tượngcủa quyền hưởng dụng bằng chi phí của mình với điều kiện phải được sựđồng ý của chủ sở hữu giảm thiểu Trên thực tế thực hiện quyền hưởng dụng,việc cải tạo tài sản đôi khi rất cần thiết cho việc hưởng dụng có hiệu quả Tuynhiên, người hưởng dụng có nghĩa vụ cơ bản là trao trả tài sản cho chủ sở hữugiảm thiểu với tình trạng như khi nhận tài sản Vì vậy, việc cải tạo tài sản nàychỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của chủ sở hữu
Người hưởng dụng có quyền thụ hưởng dịch quyền thuộc vật gắn với tàisản mà mình có quyền hưởng dụng Quyền này cho phép người hưởng dụng
có thể thụ hưởng quyền hưởng dụng của mình một cách đầy đủ Chẳng hạnkhi bất động sản là đối tượng của quyền hưởng dụng bị vây bọc bởi các bấtđộng sản khác của chủ sở hữu giảm thiểu hoặc của người cấp quyền hưởngdụng thì người hưởng dụng có quyền qua lại các bất động sản vây bọc đó mộtcách tự do và miễn phí
Người hưởng dụng có quyền định đoạt động sản hữu hình là đối tượngcủa quyền hưởng dụng khi nó bị hư hỏng thực sự và theo thời gian Tuynhiên, người hưởng dụng không có quyền định đoạt tài sản không hao mòn làđối tượng của quyền hưởng dụng trừ khi người cấp quyền hưởng dụng đã quyđịnh rõ ràng về quyền định đoạt đó Về nguyên tắc người hưởng dụng phảitrao trả tài sản không hao mòn cho chủ sở hữu giảm thiểu khi chấm dứt quyềnhưởng dụng Nhưng tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng đôi khi bị hưhỏng do sử dụng hoặc hư hỏng tự nhiên (như các thiết bị phụ tùng và phươngtiện…) Việc trao trả tài sản như vậy là không cần thiết, gây tốn kém trên thực
tế và là một vấn đề cần phải được điều chỉnh khi thực hiện quyền hưởng dụng[5, tr.24]
Trong trường hợp tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng là tài sảnkhông hao mòn và không bị hư hỏng nhiều theo thời gian, thì người hưởng
Trang 38dụng chỉ có quyền định đoạt khi được phép rõ ràng (thường là bằng văn bản)của chủ sở hữu giảm thiểu, như trong trường hợp chủ sở hữu ủy quyền bán tàisản cho người thuê tại thời điểm mãn hạn thuê trong thuê tài chính Nếu tàisản bị hư hỏng nhưng người hưởng dụng không có quyền định đoạt thì ngườihưởng dụng phải trao trả tài sản đúng với hiện trạng tại thời điểm kết thúcquyền hưởng dụng và không được làm cho tình trạng tài sản xấu thêm TheoNgô Huy Cương, nhiều nền tài phán miễn cho người hưởng dụng nghĩa vụtrao trả là đối tượng của quyền hưởng dụng nếu như tài sản đó đã hoàn toànsuy kiệt [5, tr 21] Vì vậy, trong quá trình thực hiện quyền hưởng dụngngười hưởng dụng có nghĩa vụ quản lý tài sản tận tâm
Người hưởng dụng có quyền định đoạt quyền hưởng dụng của mìnhtrong thời hạn của quyền hưởng dụng Quyền hưởng dụng là tài sản thuộcquyền sở hữu của người hưởng dụng Do đó người hưởng dụng có quyền chothuê, chuyển nhượng hoặc dùng quyền đó làm tài sản bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ dân sự [5, tr 23] Tuy nhiên, các quyền này cũng chấm dứt theoquyền hưởng dụng, bởi khi quyền hưởng dụng bị chấm dứt có nghĩa là tài sảnnày của người hưởng dụng không còn tồn tại nữa, nên không thể có mộtquyền nào có thể thiết lập trên đó Pháp luật thông thường thiết lập giải phápđối với trường hợp người thuê, người được chuyển nhượng hoặc người nhậncầm cố, thế chấp quyền hưởng dụng mà lạm dụng hay gây thiệt hại cho tài sản
là đối tượng của quyền hưởng dụng Trong trường hợp này người hưởng dụngphải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu giảm thiểu
Kể từ thời điểm phát sinh hiệu lực quyền hưởng dụng, người hưởngdụng có tất cả các tố quyền hay quyền khởi kiện chống lại chủ sở hữu giảmthiểu hoặc bất kỳ người thứ ba nào để bảo vệ quyền hưởng dụng của mìnhbao gồm cả quyền truy đòi tài sản bằng việc tự bảo vệ hoặc kiện ra tòa án.Người hưởng dụng có quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi viphạm, truy đòi lại tài sản Quyền hưởng dụng của người hưởng dụng được thể
Trang 39hiện cụ thể ra bằng quyền chiếm hữu, quyền thụ hưởng và quyền duy trì cácquyền đó Quyền hưởng dụng là một tài sản, nên chủ sở hữu của nó cần phảiđược bảo vệ bằng các tố quyền liên quan tới các quyền cụ thể như chiếm hữu,thụ hưởng và duy trì nói trên Nếu không có các tố quyền này thì quyềnhưởng dụng trở nên vô nghĩa Chủ sở hữu giảm thiểu hoặc bất kỳ ai cũng cóthể quấy nhiễu người hưởng dụng bằng các hành vi như chiếm hữu hay xâmphạm bất hợp pháp tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng hoặc ngăn cảnkhông cho người hưởng dụng hưởng hoa lợi từ đó
1.2.6 Chấm dứt quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng thể hiện mối quan hệ giữa một người đối với một tàisản thuộc sở hữu của người khác theo đó người có quyền hưởng dụng cóquyền sử dụng, hưởng lợi và thu lợi tức trên tài sản đó mà không làm ảnhhưởng đến tài sản Như vậy, nếu chủ sở hữu tài sản và người có quyền hưởngdụng nhập làm một, hoặc tài sản là đối tượng của quyền bị mất đi, hoặc tàisản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn khả năng đáp ứng mụcđích hưởng dụng, hoặc chủ sở hữu tài sản từ chối cấp quyền hưởng dụng,hoặc thời hạn hưởng dụng đã hết thì quyền hưởng dụng đều chấm dứt Về cơbản, quyền hưởng dụng sẽ được chấm dứt dựa trên cơ sở xác lập quyền hưởngdụng Theo phân tích tại mục 1.2.4 nêu trên, dựa trên căn cứ xác lập, quyềnhưởng dụng được phân loại thành quyền hưởng dụng ước định và quyềnhưởng dụng pháp định Vì vậy, hai loại quyền hưởng dụng này sẽ chấm dứtvới những căn cứ tương ứng với căn cứ xác lập của mình
(i) Theo ý chí của người hưởng dụng
Đây là căn cứ chấm dứt áp dụng cho quyền hưởng dụng ước định Quyềnhưởng dụng ước định được xác lập do ý chí của người hưởng dụng vì vậycũng chấm dứt dựa trên ý chí của người hưởng dụng Quyền hưởng dụngpháp định không chấm dứt theo căn cứ này do việc xác lập quyền hưởng dụngpháp định là theo quy định của pháp luật
Trang 40Trường hợp này gồm hai trường hợp (-) thỏa thuận giữa chủ sở hữu và
người có quyền hưởng dụng chấm dứt quyền hưởng dụng trước thời hạn; (-)dựa trên ý chí đơn phương của người hưởng dụng, người hưởng dụng từ bỏhoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn của quyền hưởngdụng
(ii) Khi thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết cũng là lúc quyền
hưởng dụng chấm dứt Căn cứ này áp dụng cho chấm dứt cả quyền hưởngdụng pháp định và quyền hưởng dụng ước định
(iii) Khi người có quyền hưởng dụng chết hoặc khi tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn: Căn cứ này áp dụng cho chấm
dứt cả quyền hưởng dụng pháp định và quyền hưởng dụng ước định
Quyền hưởng dụng là một vật quyền theo người vì vậy quyền này chỉtồn tại khi có sự tồn tại của vật/tài sản và khi gắn chặt với một người nhấtđịnh Vì vậy khi tài sản/vật là đối tượng của quyền hưởng dụng bị mất hoặc bịhủy hoại hoàn toàn và mục đích sử dụng tài sản hưởng dụng không được đápứng thì quyền hưởng không còn đủ hai yếu tố đó là có sự tồn tại của vật/tàisản cũng như gắn liền với một người cụ thể nữa, vì vậy quyền hưởng dụng sẽchấm dứt khi không còn tồn tại hai yếu tố này Tuy nhiên nếu chỉ một phầncủa tài sản/vật là đối tượng của quyền hưởng dụng bị hủy hoại tức là yếu tốvật vẫn còn và vì vậy người hưởng dụng vẫn có quyền hưởng dụng đối vớiphần tài sản còn lại
Người hưởng dụng phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nếu không
sử dụng tài sản/vật đúng mục đích hoặc lạm quyền trong việc sử dụng tài sản/vật Trong trường hợp vật thay đổi mục đích sử dụng do điều kiện tự nhiên
mà không do lỗi của người được hưởng dụng ích thì người hưởng dụng khôngphải chịu trách nhiệm trong việc thay đổi bản chất của vật/tài sản đó, tuynhiên, do việc thay đổi này nên mục đích dụng cũng không còn tồn tại vì vậy,quyền hưởng dụng cũng chấm dứt Ví dụ một người được quyền hưởng dụng