1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên đề dạy học theo chủ đề môn ngữ văn

22 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 296 KB

Nội dung

dạy như thế nào cho phùhợp?… Bản thân giáo viên là những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy cũng rất lúngtúng trong quá trình thực hiện, cũng có những chủ đề xây dựng chưa hợp lý, trong

Trang 1

PHẦN I : LÍ LUẬN CHUNG

A LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:

Từ năm học 2014- 2015, Sở GD và ĐT Thái Bình, Phòng GD và ĐT Kiến Xương

đã chỉ đạo các trường THCS triển khai việc xây dựng kế hoạch dạy học và dạy họctheo chủ đề Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn:

có đồng chí chưa hiểu chủ đề là gì? xây dựng chủ đề ra sao? dạy như thế nào cho phùhợp?…

Bản thân giáo viên là những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy cũng rất lúngtúng trong quá trình thực hiện, cũng có những chủ đề xây dựng chưa hợp lý, trong quátrình giảng dạy còn có nhiều ý kiến trái chiều…

Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Kiến Xương, được sự hỗ trợcủa các đồng chí cán sự bộ môn Ngữ văn của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tổ Ngữ văntrường THCS Quang Trung tiến hành nghiên cứu, xây dựng chuyên đề “Dạy học theochủ đề môn Ngữ văn” với mong muốn được cùng các đồng nghiệp trao đổi, bàn bạc,đóng góp ý kiến, bổ sung để chúng ta cùng nhau tìm ra phương pháp thực hiện việc dạyhọc theo chủ đề đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay, chuẩn bị cho việc tiếpcận với chương trình SGK mới 2018

B MỤC ĐÍCH CỦA CHUYỀN ĐỀ:

Cùng các đồng nghiệp trao đổi về cách xây dựng chủ đề dạy học, tìm ra phươngpháp dạy học theo chủ đề thích hợp và đạt hiệu quả Từ đó góp phần nâng cao năng lựcnhận thức của học sinh và khả năng sáng tạo, thích ứng với cái mới của các đồng chígiáo viên

Ứng dụng vào cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” mà Bộ GD và ĐT đã phátđộng từ những năm học gần đây

Góp phần vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học mà các nhà trườngđang triển khai hiện nay

C CÁCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:

I Khái niệm dạy học theo chủ đề:

- Chủ đề: Là vấn đề cơ bản, là nội dung chính được đề cập đến…

- Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến

thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sởcác mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợpphần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bàihọc, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩahơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự phát huy tốt hơn khả năng chủ động, sángtạo, khái quát, tổng hợp kiến thức và vận dụng vào thực tiễn

Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên

có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theotrình tự bài/tiết trong sách giáo khoa Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học,mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình tổ chức các hoạtđộng học tập cho HS Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoàigiờ lên lớp Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp,cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở nhà

Trang 2

II Ưu thế của dạy học theo chủ đề :

- Dạy học theo chủ đề giúp tiết kiệm được thời gian để tập trung thời gian khai

thác nội dung kiến thức, học sinh có nhiều thời gian thực hành, vận dụng kiến thức đãhọc để giải quyết các vấn đề

- Dạy học theo chủ đề cũng như một số mô hình tích cực khác, giáo viên luôn

phải nghĩ rằng các em tự tin và có thể biết nhiều hơn ta mong đợi, vì thế dạy học cầntận dụng tối đa kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng có sẵn của các em và khuyến khích khảnăng biết nhiều hơn thế của học sinh về một vấn đề mới để giảm tối đa thời gian và sựthụ động của học sinh trong khi tiếp nhận kiến thức mới, để tăng hiểu biết lên nhiều lần

so với nội dung cần dạy Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh

- Dạy học theo chủ đề nhắm tới việc sử dụng kiến thức, hiểu biết vào thực tiễn

các nhiệm vụ học tập nhắm tới sự lĩnh hội hệ thống kiến thức có sự tích hợp cao, tinhgiản và tính công cụ cao, đồng thời hướng tới nhiều mục tiêu giáo dục tích cực khác(VD các năng lực), kĩ năng sống…

- Trong dạy học theo chủ đề kiến thức mới được học sinh lĩnh hội trong quá trình

giải quyết các nhiệm vụ học tập, đó là kiến thức tổ chức theo một tổng thể Hơn nữa,

với việc học sinh lĩnh hội kiến thức trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập, cũngmang lại một lợi thế to lớn đó là mở rộng không gian, thời gian dạy học, tinh giản thờigian dạy, độ ứng dụng thực tế cao hơn nhiều

- Việc dạy học theo chủ đề sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên

trong công tác giảng dạy và thực hiện kế hoạch dạy học

- Rât cần thiết trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi , ôn thi vào THPTvì dạy

học theo chủ đề giúp cho học sinh tổng hợp kiến thức, xâu chuỗi các vẫn đề, nhìn nhậnvấn đề một cách đa dạng, đa chiều…

III Những thuận lợi, khó khăn trong việc dạy học theo chủ đề

GV vì thay đổi một thói quen thực hiện bao đời là điều không dễ

+ Không có sẵn chương trình từ SGK, SGV mà GV tự biên soạn, cấu trúc lạichương trình Những gì cần lược bỏ, những gì cần tích hợp vào,… tự GV quyết định

+ Mỗi chủ đề thường được thực hiện trong nhiều tiết Thế nhưng khoảng cáchthời gian giữa các tiết không gần nhau, tạo tâm thế cho mỗi tiết học trong cách dạy có

sự xâu chuỗi kiến thức giữa các tiết mất nhiều thời gian

Trang 3

+ Tỉ lệ HS tích cực, chủ động trong học tập chưa nhiều Khả năng tự học hạn chế

đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiết học

IV Cách xây dựng chủ đề:

Bước 1: Xác định chủ đề: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào

chủ đề Nội dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong nhiều bài

- Trong chương trình Ngữ văn của từng khối lớp hoặc của nhiều khối lớp, chúng

ta chọn những bài học có mối liên quan chặt chẽ với nhau vê mặt nội dung, ý nghĩa Từnhững nội dung liên quan đó, GV định hình chủ đề sẽ dạy và soạn thành một giáo

án Dạy học theo chủ đề Như vậy một chủ đề sẽ có từ 2 tiết trở lên.

Ví dụ 1 số chủ đề tiêu biểu:

* Đối với phần văn bản:

+ KHỐI 6:

Chủ đề 1: Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước: gồm các văn bản:

- Sông nước Cà Mau

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Chủ đề 2: Vẻ đẹp con người lao động mới (thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội) : bao gồm các bài:

Trang 4

Chủ đề : Các cách biến đổi câu : bao gồm các bài:

- Rút gọn câu

- Thêm trạng ngữ cho câu

- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

- Dùng cụm C-V để mở rộng câu

+ KHỐI 8:

Chủ đề : Tác dụng của dấu câu: bao gồm các bài:

- Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

- Dấu ngoặc kép

- Ôn tập về dấu câu

+ KHỐI 9:

Chủ đề : Phương châm hội thoại trong giao tiếp : bao gồm các bài:

- Phương châm về lượng, chất

- Phương châm cách thức, quan hệ, lịch sự

- Quan hệ giữa PCHT với tình huống giao tiếp

………

* Đối với phần Tập làm văn

+KHỐI 6 :

Chủ đề :Cách tạo lập văn bản tự sự: bao gồm các bài

- Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

- Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

- Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

- Lời văn, đoạn văn tự sự

+ KHỐI 7 :

Chủ đề: Cách tạo lập văn bản nghị luận : bao gồm các bài:

- Tìm hiểu chung về văn nghị luận

- Đặc điểm văn bản nghị luận

- Đề văn nghị luận và cách lập ý văn nghị luận

- Bố cục bài văn nghị luận Luyện tập

+KHỐI 8 :

Chủ đề :Cách xây dựng luận điểm trong văn nghị luận : bao gồm các bài:

- Ôn tập về luận điểm

- Viết đoạn văn trình bày luận điểm

- Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

+ KHỐI 9 : Chủ đề : Yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh: bao

gồm các bài:

- Sử dụng 1 số BPNT trong văn TM

- Luyện tập sử dụng 1 số BPNT trong văn TM

- Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn TM

- Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn TM

………

(Trên đây chỉ là những chủ đề mang tính minh họa, việc xây dựng chủ đề do giáoviên chủ động khi xây dựng kế hoạch dạy học )

*Lưu ý: Tuyệt đối không được lấy tên thể loại hoặc tên bài học hoặc giai đoạn

văn học để đặt tên cho chủ đề

Trang 5

+ Ví dụ:

Chủ đề : Văn bản nhật dụng

Văn học nước ngoàiTruyện thần thoạiThơ hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám

Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến hành

xây dựng chủ đề.

Yêu cầu:

- Tên chủ đề bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, kết cấu nội dung chủ

đề phải hợp lý, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhận thức từ dễ đếnkhó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phù hợp với nhiệm vụ họctập được giao cho học sinh

- Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiếnthức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng, kiểm tra

- Khi xây dựng chủ đề phải đảm bảo tính hệ thống, tính logic của chương trìnhtránh đảo lộn nội dung hay rối loạn tư duy học sinh, phá vỡ hệ thống kiến thức -Tuyệt đối không được cắt xén chương trình, nội dung bài học, không thêm những nộidung bên ngoài vào nội dung bài học Không được lấy kiến thức kì 2 đẩy lên kì 1, kì 1đẩy lên kì 2 hoặc lớp trên xuống lớp dưới và ngược lại (Trừ ôn tập)

- Việc xây dựng chủ đề phải khớp với giáo án và tiến trình dạy học trên lớp, phùhợp với điều kiện thực tế của nhà trường, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, thiết bị…

- Các tiết dạy của một chủ đề phải được bố trí dạy liền nhau, VD: tiết 95-96.(Không cách quãng)

- Với bài có số tiết nhiều (3-4 tiết), để đảm bảo trong 1 tuần có cả Văn, TV, nên

bố trí các tiết ở cuối tuần trước với đầu tuần sau, vẫn đảm bảo tính liền mạch của chủ đề

mà HS không bị quá tải về 1 phân môn

Bước 3: Tiến hành soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng.

A.Mục tiêu của chủ đề:

+ Bao gồm những bài nào?

+ Tiết 1 : Tìm hiểu nội dung nào?

+ Tiết 2: Tìm hiểu nội dung nào?

………

Hoạt động 3: Hình thành kiến thức chủ đề:

+ Tiết 1: Tìm hiểu chung, tìm hiểu nội dung 1

+ Tiết 2, 3: Tìm hiểu nội dung 2,3…

…………

Trang 6

Hoạt động 4: Tổng kết chủ đề

Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố, nâng cao, hướng dẫn học bài.

(Tùy số lượng tiết của chủ đề mà GV soạn nội dung Luyện tập, củng cố, nâng cao ngắn hay dài nhưng nên có những bài tập nâng cao tổng hợp kiến thức chung của

cả chủ đề).

Lưu ý:

- Giáo viên tự bố trí thời gian hợp lý cho từng nội dung nhưng phải đảm bảo cung

cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần phát triển như đã yêucầu ở phần mục tiêu và không được ít hơn hoặc nhiều hơn thời gian dành để dạy chomột chương hoặc cho nhiều bài (đã gộp lại thành một chủ đề) theo tổng số tiết đã đượcquy định trong phân phối chương trình

- Khi soạn giáo án, mỗi chủ đề có những mục tiêu chung về: kiến thức, kĩ năng,

thái độ Tuy nhiên, với những chủ đề mà các bài học trong đó có những đơn vị kiếnthức đòi hỏi phải chú trọng những kĩ năng chuyên biệt thì ở mỗi tiết trong chủ đề, GV

có thể xây dựng thêm những mục tiêu cụ thể Song cơ bản thì có một mục tiêu chungcho cả chủ đề

Bước 4 : Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đưa ra theo kế hoạch, giáo viên

tiến hành thực hiện dự án dạy

Ở bước này, giáo viên cần bám sát những nhiệm vụ học của học sinh, đề ra cácphương pháp phù hợp khai thác hiệu quả nội dung chủ đề Tiết dạy học theo chủ đềthường được tiến hành giống như một tiết học bình thường ngay tại lớp học hoặc ngoàitrời, nơi không gian trải nghiệm Tuy nhiên, dạy học theo chủ đề thướng gắn với cácnhiệm vụ học tập và gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn nên khâu chuẩn bị có thể sẽphải tiến hành trước tiết dạy nhiều tuần Các dự án cần có kế hoạch theo dõi tiến trìnhthực hiện để có cơ sở kiếm tra, đánh giá các năng lực học sinh ngay trong quá trình thựchiện nhiệm vụ học tập

Bước 5:Sau khi dạy học theo chủ đề giáo viên có thể tiến hành kiểm tra đánh

giá việc học theo chủ đề với những câu hỏi/ bài tập phù hợp.

- Câu hỏi/ bài tập đưa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh học xong chủ đề

(tương tự như câu hỏi/bài tập mà giáo viên dùng để củng cố bài trong các tiết dạy hiệnnay)

- Đối với câu hỏi/ bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu câu

hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp,vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn đòi hỏi họcsinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các tìnhhuống thực tiễn đó

- Sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra 15

phút Nếu sau chương hoặc sau các bài không nằm trong một chương nhưng giáo viên

đã gộp lại để dạy dưới dạng một chủ đề mà có bài kiểm tra 1 tiết theo quy định củaphân phối chương trình thì giáo viên xây dựng đề kiểm tra 1 tiết

V Cách thực hiện chủ đề dạy học:

a Đối với phần Văn bản: Có thể dạy theo 2 cách sau:

* Cách thứ nhất: Dạy bổ dọc :

Trang 7

- Khai thác kiến thức theo nội dung của chủ đề (Áp dụng đối với những bài

ngắn, có những đơn vị kiến thức dễ xâu chuỗi):

VD:

- Tiết 1: Đọc - tìm hiểu chung (tác giả, tác phẩm)

Tìm hiểu nội dung 1 của chủ đề

- Tiết 2,3…: Tìm hiểu các nội dung tiếp theo của chủ đề

Tổng kết chủ đề - Luyện tập

CHÚ Ý: Cách dạy chủ đề theo kiểu bổ dọc sẽ được thể hiện qua tiết dạy minh họa cho chủ đề ngay sau phần lý luận này: Chủ đề: vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh

* Cách thứ hai: Dạy cắt ngang:

- Khai thác kiến thức theo từng bài của chủ đề (Đối với những tác phẩm dài, cónhững đơn vị kiến thức không hoàn toàn tương đồng, khó xâu chuỗi hết)

VD: Cách 1

- Tiết 1: Đọc - tìm hiểu chung ( các tác giả, tác phẩm)

Tìm hiểu bài 1 trong chủ đề

- Tiết 2,3…: Tìm hiểu bài 2,3… tiếp theo của chủ đề

Tổng kết chủ đề - Luyện tập, nâng cao, hướng dẫn học ở nhà

VD: Cách 2

- Tiết 1: Đọc - tìm hiểu văn bản 1(Gồm giới thiệu tác giả,tác phẩm - Đọc hiểu chi

tiết )

- Tiết 2,3 : Đọc - tìm hiểu văn bản 2 (Gồm giới thiệu tác giả, tác phẩm- Đọc

hiểu chi tiết )

3, Hình thành kiến thức:

-Tìm hiểu chung về các tác giả, tác phẩm

- Hình tượng người nông dân Việt Nam qua VB 'Tức nước vỡ bờ"

Tiết 3,4: - Hình tượng người nông dân Việt Nam qua

3, Hình thành kiến thức:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Cô bé bán diêm” -Tìm hiểu tình yêu thương con người qua VB "Cô

Trang 8

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng ”

- Tìm hiểu tình yêu thương con người quaVB"Chiếc lá cuối cùng"

4 Tổng kết chủ đề

5 Luyện tập, nâng cao, hướng dẫn học ở nhà

Chú ý: Dù dạy theo cách nào vẫn phải có phần tổng kết chủ đề, khái quát lại những đơn

vị kiến thức chung của chủ đề

b Đối với phần Tiếng Việt- Tập làm văn:

*Tiến trình thực hiện một tiết dạy chủ đề Tiếng Việt- Tập làm văn:

4.HĐ 4: Tổng kết, kiểm tra, đánh giá chủ đề (Một số bài tập nâng cao bao quát

kiến thức chung toàn chủ đề)

- Tìm hiểu đơn vị kiến thức 1 (Lý thuyết + thực hành)

- Tìm hiểu đơn vị kiến thức 2,3… (Lý thuyết + thực hành)

4.HĐ 4: Tổng kết, kiểm tra, đánh giá chủ đề (Một số bài tập nâng cao bao quát

kiến thức chung toàn chủ đề)

D KẾT LUẬN:

- Dạy học theo chủ đề là mô hình dạy học có nhiều ưu điểm, vừa góp phần thựchiện được mục tiêu giáo dục – đào tạo những con người tích cực, năng động, vừa thựchiện được chủ trương giảm tải, tránh được sự trùng lặp gây nhàm chán cho người học,giúp HS có khả năng tổng hợp lượng kiến thức đã học, đảm bảo được thời gian tổ chứcdạy học của GV…

- Nhưng mới ở bước tiếp cận nên việc xây dựng chủ đề, tổ chức dạy học cònnhiều khúc mắc, chưa rõ hiệu quả Việc xây dựng kế hoạch dạy học, dạy học theo chủ

đề đòi hỏi mỗi đồng chí giáo viên phải tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo,vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chỉnh sửa cho hoàn thiện Ở mỗi khối lớp, nên xây dựng,thực hiện một vài chủ đề và từng bước bổ sung, mở rộng Đây là cách để góp phầnrèn cho HS khả năng tự học, có được những năng lực khái quát, hệ thống, tổng hợp kiếnthức Và đây cũng là cách để GV rèn thói quen tiếp cận những phương pháp, những mô

Trang 9

hình dạy học mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện trong dạy học, chuẩn bị

cho đợt thay SGK vào năm học 2018-2019 sắp đến

Chắc chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót, vấn đề đặt ra cũng có nhiều điều cầnbàn Mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của đồng nghiệp Xin chânthành cảm ơn!

PHẦN II: TIẾT DẠY MINH HỌA

Trang 10

- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật trong hai bài thơ.

2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng phát hiện, phân tích, cảm nhận…

3 Thái độ:

- Bồi dưỡng lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn Bác Hồ

- Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Giáo dục lòng yêu nước, yêu thiên nhiên

4 Năng lực cần phát triển:

- Năng lực hợp tác, chia sẻ

- Năng lực hoạt động nhóm, hoạt động độc lập …

B Chuẩn bị:

1 GV: Nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, soạn bài

Hướng dẫn HS chuẩn bị trước ở nhà

Máy chiếu, máy tính …

2 HS : Soạn bài theo yêu cầu của GV

? Các nhóm báo cáo việc chuẩn bị bài ở nhà của nhóm mình:

- Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Bác

- Sưu tầm những câu thơ, bài thơ của Bác có hình ảnh ánh trăng

- Tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn Bác qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu”

- Tìm hiểu về chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp

GV: Tuyên dương việc chuẩn bị bài của cả lớp.(Nội dung chuẩn bị của các nhóm sẽđược phát huy trong quá trình tìm hiểu chủ đề)

Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề:

Tên chủ đề: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh

Thời lượng: 2 tiết (tiết 45- 46)

Tiết 1:

+ Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

+ Tìm hiểu nội dung 1 của chủ đề

Trang 11

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Ngày đăng: 11/11/2019, 19:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w