Trong những năm qua, hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống HIVAIDS được triển khai rộng khắp, với sự tham gia của hầu hết các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và của quần chúng nhân dân. Công tác truyền thông được thực hiện dưới nhiều hình thức, đa dạng, phong phú về nội dung và kết quả đã nâng cao được hiểu biết của người dân về công tác phòng, chống HIVAIDS. Các định hướng truyền thông và cách thức tổ chức thực hiện đã được các Bộ, ngành cụ thể hóa thông qua việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình phối hợp. Hằng năm, 63 tỉnh, thành đã tổ chức tốt tháng Hành động phòng, chống HIVAIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS (112) với sự tham gia của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân. Tổ chức nhiều sự kiện, xây dựng nhiều mô hình tuyên truyền về phòng, chống HIVAIDS. Nhiều mô hình truyền thông trực tiếp đã được triển khai tại các tỉnh, thành phố đã đóng góp lớn trong công tác thông tin, giáo dục truyền thông tới nhiều đối tượng đặc biệt là cho nhóm có hành vi nguy cơ cao, mang lại thành qủa đáng kể làm thay đổi nhận thức của người dân về HIVAIDS. Như vậy, công tác truyền thông phòng, chống HIVAIDS vẫn rất cần thiết phải được tăng cường trong thời gian tới với những cách làm mới, thông điệp mới để có hiệu quả cao nhất. Rõ ràng, có truyền thông thì người dân mới có thể nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi an toàn về phòng, chống HIVAIDS, sự lây truyền HIV và các biện pháp phòng, chống. Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi nhằm khuyến khích cộng đồng cùng tham gia đối thoại về các yếu tố lây lan của HIVAIDS, các hành vi nguy cơ và các yếu tố làm tăng hoặc giảm các hành vi nguy cơ. Từ đó, tạo ra nhu cầu về thông tin, dịch vụ và thúc đẩy hành động, thực hiện hành vi an toàn để làm giảm nguy cơ và làm giảm sự kỳ thị xã hội. Bài tiểu luận dưới đây với đề tài : ‘ Các hoạt động truyền thông giảm kỳ thị với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIVAIDS tại Thành phố Lào Cai – Tỉnh Lào Cai “ sẽ nêu ra thực trạng cũng như những thành tựu , khó khăn khi thực hiện công tác truyền thông giảm kỳ thị với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV AIDS cũng như đề suất những giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông trên địa bàn TP Lào Cai, Tỉnh Lào Cai.
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Lý do chọn đề tài 1
I Cơ sở lý luận về chủ đề nghiên cứu 3
I.1 Khái niệm và các thuật ngữ liên quan tới chủ đề nghiên cứu về HIV/AIDS 3
I.1.1 HIV/ AIDS và các khái niệm có liên quan 3
I.1.2 Khái niệm Truyền thông 4
I.1.3 Khái niệm kỳ thị 5
I.1.4 Sự kỳ thị liên quan đến HIV và AIDS 5
I.2 Lý luận về các nguyên tắc hoạt động, phương pháp, tiến trình, kỹ năng CTXH trong truyền thông giảm kỳ thi với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS 6
II.Thực trạng về chủ đề nghiên cứu 7
II.1 Khái quát chung về truyền thông giảm kỳ thị với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS 7
II.1.1 Tình trạng HIV Quốc tế 7
II.1.2 Thực trạng HIV tại Việt nam 8
II 2 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 9
II.3 Đánh giá thực trạng của công tác truyền thông giảm kỳ thị với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS tại TP Lào Cai 10
II.3.1 Diễn biến của HIV / AIDS trên địa bàn 10
II.3.2 đặc điểm tâm lý của người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS trên địa bàn 11
II.3.3 Nhu cầu của người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS trên địa bàn 12
II.4 Phân tích các hoạt động của CTXH hiện đang thực hiện tại địa bàn nghiên cứu trong việc can thiệp tới vấn đề nghiên cứu quan đến HIV/AIDS 13
II.4.1 Thực trạng của công tác truyền thông giảm kỳ thị với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS 13
II.4.1.1 Truyền thông giảm kỳ thị với người nhiễm HIV / AIDS 13
II.4.1.2 Truyền thông giảm kỳ thị với người ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS 14
II.4.1.3 Đánh giá chung 14
II.4.2 Đánh giá các hoạt động: 15
II.4.2.1 Hiệu quả 15
II.4.2.2 Hạn chế 15
II.4.2.3 Thuận lợi 15
II.4.2.4 Khó khăn 16
II.4.3 Các yếu tố tác động tới hiệu quả? 16
III Đề xuất giải pháp 17
III.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 17
III.2 Một số giải pháp 17
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3Lý do chọn đề tài
Việt Nam đã trải qua 27 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS Từ chỗcán bộ và người dân không có hiểu biết gì về HIV/AIDS thì theo một số cácnghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, khi được hỏi có tới gần 100% người dân đã từngnghe nói về HIV/AIDS Những năm gần đây, số người nhiễm HIV và ngườichết do AIDS đã giảm Song ở Việt Nam những người bị nhiễm HIV vẫn cònchịu sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng, đây là một trong những nguy cơ khiếncho dịch có thể tái diễn và phát triển nhanh hơn
Nhiều người cho rằng, HIV/AIDS có thể lây qua tiếp xúc, ăn uống, giaotiếp nên càng có thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử Đó chính là nguyên nhân khiếnngười bệnh lo sợ, che giấu và nguy cơ lây lan càng cao, sự kiểm soát, điều trị sẽcàng khó khăn hơn Đáng lưu ý, số ca nhiễm HIV/AIDS không chỉ tập trungtrong nhóm người có hành vi nguy cơ cao như tiêm chích ma túy, mại dâm mà
đã xuất hiện ở phụ nữ mang thai, trẻ em, bệnh nhân lao
Trong những năm qua, hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông phòng,chống HIV/AIDS được triển khai rộng khắp, với sự tham gia của hầu hết cácban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và của quần chúng nhân dân.Công tác truyền thông được thực hiện dưới nhiều hình thức, đa dạng, phong phú
về nội dung và kết quả đã nâng cao được hiểu biết của người dân về công tácphòng, chống HIV/AIDS Các định hướng truyền thông và cách thức tổ chứcthực hiện đã được các Bộ, ngành cụ thể hóa thông qua việc xây dựng và chỉ đạothực hiện các chương trình phối hợp Hằng năm, 63 tỉnh, thành đã tổ chức tốttháng Hành động phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chốngAIDS (1/12) với sự tham gia của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và mọitầng lớp nhân dân Tổ chức nhiều sự kiện, xây dựng nhiều mô hình tuyên truyền
về phòng, chống HIV/AIDS Nhiều mô hình truyền thông trực tiếp đã được triểnkhai tại các tỉnh, thành phố đã đóng góp lớn trong công tác thông tin, giáo dụctruyền thông tới nhiều đối tượng đặc biệt là cho nhóm có hành vi nguy cơ cao,mang lại thành qủa đáng kể làm thay đổi nhận thức của người dân vềHIV/AIDS
Như vậy, công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS vẫn rất cần thiếtphải được tăng cường trong thời gian tới với những cách làm mới, thông điệpmới để có hiệu quả cao nhất
Rõ ràng, có truyền thông thì người dân mới có thể nâng cao nhận thức vàthay đổi hành vi an toàn về phòng, chống HIV/AIDS, sự lây truyền HIV và cácbiện pháp phòng, chống Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vinhằm khuyến khích cộng đồng cùng tham gia đối thoại về các yếu tố lây lan củaHIV/AIDS, các hành vi nguy cơ và các yếu tố làm tăng hoặc giảm các hành vinguy cơ Từ đó, tạo ra nhu cầu về thông tin, dịch vụ và thúc đẩy hành động, thựchiện hành vi an toàn để làm giảm nguy cơ và làm giảm sự kỳ thị xã hội
Bài tiểu luận dưới đây với đề tài : ‘ Các hoạt động truyền thông giảm kỳthị với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Thành phố Lào Cai – Tỉnh
Trang 4Lào Cai “ sẽ nêu ra thực trạng cũng như những thành tựu , khó khăn khi thựchiện công tác truyền thông giảm kỳ thị với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng như đề suất những giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông trênđịa bàn TP Lào Cai, Tỉnh Lào Cai
Trang 5I Cơ sở lý luận về chủ đề nghiên cứu
I.1 Khái niệm và các thuật ngữ liên quan tới chủ đề nghiên cứu về HIV/AIDS
I.1.1 HIV/ AIDS và các khái niệm có liên quan
* Khái niệm HIV/ AIDS
Theo qui định tại Điều 2 của Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra hộichứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ( HIV/AIDS), thuật ngữ HIV vàAIDS được hiểu như sau:
- HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV
có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sangcon trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú
- AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễndịch của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gâybệnh và dẫn đến chết người
- Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội cơ thể bị suygiảm miễn dịch do bị nhiễm HIV
- AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi cácbệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịchdẫn đến tử vong Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDStùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lạitrong khoảng thời gian trung bình là 5 năm.(Nguồn : Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế )
* Người nhiễm HIV/ AIDS :
Trang 6Là người mang virut HIV trong máu.
Khi xâm nhâp vào cơ thể con người HIV tìm cách tấn công vào tế bào bạch cầugây tàn phá hệ miễn dịch, sau một thời gian, khi các bạch cầu bị tiêu diệt nhiều,khả năng chống đỡ với các mầm bệnh bị giảm Cơ thể sẽ bị nhiều mầm bệnh tấncông sinh ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến cái chết
* Người bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS : Người trực tiếp bị ảnh hưởng khi cóngười nhiễm HIV là gia đình của người bị nhiễm HIV ví dụ như vợ, chồng, con ,
bố mẹ, anh chị em
* Đường lây truyền HIV
- HIV lây truyền qua 3 đường :
- Đường tình dục
- Máu và các chế phẩm máu
- Đường mẹ truyền sang con trong thời kỳ mang thai và cho con bú
- Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là30% Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ
* HIV không lây truyền qua:
- Giao tiếp thông thường: ôm, hôn, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi,
- Dùng chung nhà tắm, bể bơi, bồn tắm, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế,
- Ăn uống chung bát đũa, cốc chén,
- Côn trùng và súc vật không lây truyền HIV: ruồi, muỗi, chấy, rận, chó, mèo,
gà, chim
I.1.2 Khái niệm Truyền thông
Khái niệm về truyền thông rất đa dạng, tùy thuộc vào mục đích của hoạtđộng truyền thông Trong bài tiểu luận này chúng ta quan tâm đến việc truyềnthông thay đổi và nâng cao nhận thức “ Truyền thông là quá trình liên tục traođổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm giữa hai hoặcnhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tớiđiều chỉnh hành vi , thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân , củanhóm, của cộng đồng và xã hội ”
Như vậy có thể thấy nội hàm của khái niệm trên gồm :
+ Bản chất : Truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra
liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông Quá trình trao đổi,chia sẻ hai chiều ấy có thể có thể được hình dung qua nguyên tắc bình thôngnhau Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết, giữa chủ thể và đốitượng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ , trao đổi thì hoạt động truyền thôngdiễn ra Quá trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúc khi đạt được sự cân bằngtrong nhận thức, hiểu biết , giữa chủ thể và đối tượng truyền thông
+ Mục đích : Truyền thông hướng tới những hiểu biết chung nhằm thay
đổi thái độ, nhận thức, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo ra giá trị chocông chúng
Trong truyền thông chúng ta quan tâm đến 3 yếu tố chính : người gửi,người nhận và nội dung
Trang 7Có rất nhiều phương pháp truyền thông khác nhau tùy thuộc vào mụcđích, chủ thể- khách thể của việc truyền thông.
Có thể thấy khái niệm trên hoàn toàn phù hợp với truyền thông giảm kỳ thị vớingười nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS
I.1.3 Khái niệm kỳ thị
Khái niệm kỳ thị nói đến thái độ và niềm tin dẫn đến mọi người từ chối, tránhhoặc sợ hãi những người mà họ coi là khác biệt Kỳ thị là một từ Hy Lạp mànguồn gốc của nó nói đến một loại dấu được khắc hoặc đóng dấu vào da Nó xácđịnh những người là tội phạm, nô lệ hoặc những kẻ phản bội phải bị xa lánh
- Có ba loại kỳ thị chính liên quan đến sức khỏe tâm thần: Kỳ Thị củaCộng Đồng, Kỳ Thị của Tổ Chức và Kỳ Thị Bản Thân
+ Khái niệm kỳ thị cộng đồng : “Kỳ Thị của Cộng Đồng” nói đến thái độ
và niềm tin của cộng đồng chung đối với những người gặp thách thức về sứckhỏe tâm thần hoặc thành viên gia đình của họ
+ Khái niệm Kỳ Thị của Tổ Chức: “Kỳ Thị của Tổ Chức” nói đến cácchính sách hoặc văn hóa về thái độ và niềm tin tiêu cực của một tổ chức
+ Khái niệm Kỳ thị bản thân: “Kỳ thị bản thân” xảy ra khi một cá nhângắn mình vào các quan niệm sai lầm của xã hội về sức khỏe tâm thần Bằng cách
tự mình gắn với các niềm tin tiêu cực, các cá nhân hoặc các nhóm có thể trải quanhững cảm giác xấu hổ, giận dữ, thất vọng hoặc tuyệt vọng làm cho họ xa lánh
sự hỗ trợ xã hội, việc làm hoặc điều trị cho tình trạng sức khỏe tâm thần của họ
I.1.4 Sự kỳ thị liên quan đến HIV và AIDS
Trong bài tiểu luận này chúng ta đặc biệt quan tâm đến sự kỳ thị với
người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS HIV và AIDS có tất cả các đặc điểmcủa những căn bệnh bị kỳ thị nhất Những đặc điểm này bị liên hệ với quan hệtình dục sai trái và tiêm chích ma túy ư những hành vi bị xã hội lên án và đượccoi là lỗi của cá nhân bị bệnh AIDS là căn bệnh nan y, suy sụp, thường dẫn đếnbiến dạng và gắn liền với “một cái chết không mong muốn” Mọi người thường
có suy nghĩ sai lầm rằng bệnh này dễ lây lan quan tiếp xúc và là mối đe dọa chocộng đồng Người dân nói chung và nhiều khi cả các nhân viên y tế, không đượcthông báo một cách đầy đủ và thiếu sự hiểu biết sâu về HIV và AIDS
Chính vì vậy, không còn gì nghi ngờ rằng sự kỳ thị và phân biệt đối xử liênquan đến HIV/AIDS là một thử thách cần phải giải quyết
Theo một quan điểm khác của UNAIDS
- Sự kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS được mô tả như một ‘quá trình mất giá’ củanhững người sống chung hoặc có quan hệ với những người bị nhiễm HIV/AIDS
Sự kỳ thị này thường có nguồn gốc từ kỳ thị mại dâm và tiêm chích ma tuý làhai con đường thông dụng nhất dẫn đến lây nhiễm HIV
- Sự phân biệt đối xử đi sau kỳ thị là việc đối xử không công bằng đối với mộtngười nào đó do họ bị nhiễm hoặc do cảm tưởng là người đó bị nhiễm HIV Sự
kỳ thị và phân biệt đối xử vi phạm đến các quyền cơ bản của con người, ở cáccấp độ khác nhau từ chính trị đến kinh tế, xã hội, tâm lý và thể chế
Trang 8- Một khi có sự kỳ thị thì người ta thường muốn làm ngơ trước tình trạng thực
sự hoặc có thể nhiễm HIV của mình Điều này dẫn đến nguy cơ làm cho bệnh tậttiến triển nhanh hơn đối với bản thân họ cũng như nguy cơ gây lây nhiễm HIVsang những người khác
I.2 Lý luận về các nguyên tắc hoạt động, phương pháp, tiến trình, kỹ năng CTXH trong truyền thông giảm kỳ thi với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Ngành CTXH có nhiều hoạt động đối với các đối tượng yếu thế trong xãhội để giúp họ nâng cao năng lực cũng như hỗ trợ họ tự giải quyết vấn đề củabản thân Bằng những kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, nguyên tắc
và các kỹ năng về chuyên ngành cũng như những kỹ năng mền của cá nhân cácnhân viên xã hội
Ở bài tiểu luận với nội dung về truyền thông giảm kỳ thi với người nhiễm
và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS chúng ta sẽ quan tâm nghiên cứu đến các hoạtđộng truyền thông trên địa bàn cụ thể đó là TP Lào Cai Với kiến thức chuyênmôn vững vàng kết hợp cùng các nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp của ngànhCTXH để lựa chọn phương thức, nội dung truyền thông nhằm đạt hiệu quả cao
và lâu dài Các hoạt động truyền thông trên địa bàn có thể đa dạng về đối tượngcũng như hinh
thức khác nhau, nhằm phổ biến và nâng cao năng lực cho nhiều nhóm đối tượng,nhiều cá nhân nhất
Việc thay đổi và nâng cao nhận thức của một người, một nhóm, một cộng
về một vấn đề là điều khá khó khăn Trong trường hợp này là giảm đi sự kỳ thivới người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Đây là một công việc đòi hỏi rất nhiều yếu tố Cần sự tham gia nhiệt tìnhcủa đối tượng ta hướng tới, cần nội dung truyền thông chuẩn xác, đa dạng , dễtiếp cận Ngoài ra một việc quan trọng là chọn phương thức truyền thông phùhợp với từng hoàn cảnh, đối tượng Trong bài tiểu luận này chúng ta sẽ tìm hiểu
về truyền thông giảm kỳ thi với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.Truyền thông đối với mỗi người trong gia đình đê tự nâng cao nhận thức củabản thân về HIV/ AIDS sẽ khác so với truyền thông với toàn bộ cộng đồng
Đảng và Nhà nước ta cũng khá chú trọng tới vấn đề giảm kỳ thị với ngườinhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS bằng việc đưa ra Luật pháp, Chính sách ví
dụ : Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắcphải ở người (HIV/AIDS) năm 2006; Nghị định số 108/2007/NĐ-CP của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rútgây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Nghị định
số 75/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện thực hiện xét nghiệmHIV; Nghị định số 90/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều trị nghiệncác chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; Quyết định số 215/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viênquốc phòng trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, chăm sóc, khám chữa bệnh
Trang 9hoặc đấu tranh với những đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS; Quyết định số265/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người bị phơinhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
Công tác xã hội cũng có những chương trình, nội dung liên quan trực tiếp tớiHIV/ AIDS
II.Thực trạng về chủ đề nghiên cứu
II.1 Khái quát chung về truyền thông giảm kỳ thị với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
II.1.1 Tình trạng HIV Quốc tế
Trong 40 năm qua, HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của hơn 35 triệungười trên thế giới Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),tính đến cuối năm 2017, khoảng 36,9 triệu người đang phải sống chung vớiHIV Trong năm 2017, đã có 940.000 người thiệt mạng trên thế giới do cácnguyên nhân liên quan đến HIV và 1,8 triệu ca nhiễm mới Trong khi đó, 59%
số người lớn và 52% số trẻ em sống chung với HIV đã được điều trị liệu phápkháng retrovirus (ARV) suốt đời Ghi nhận những tiến bộ trong nỗ lực ngănchặn lây nhiễm HIV/AIDS, nhưng theo ông Michel Sidibe, Giám đốc Chươngtrình phối hợp của Liên hiệp quốc (LHQ) về HIV/AIDS (UNAIDS), cuộc chiếnnày đang ở thời điểm gian nan vì hàng năm vẫn có bệnh nhân nhiễm mới
UNAIDS cảnh báo cuộc chiến này đang chững lại trong khi những cam kết đốivới các đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV nhất chưa được thực thi Ông MichelSidibe còn cho biết, sự thiếu hụt ngân sách cho cuộc chiến chống HIV/AIDSđang gây trở ngại trong việc xóa sổ căn bệnh này trên toàn cầu Khu vực Tây vàTrung Âu và Bắc Mỹ đạt nhiều thành công nhất trong cuộc chiến này với tỷ lệ78% số người nhiễm HIV/AIDS được điều trị y tế, nhưng sự cải thiện chưa thấy
rõ tại các nước Trung Đông và Bắc Phi khi chưa tới 25% số người nhiễm bệnhđược điều trị
Khu vực này cũng chiếm hơn 2/3 tổng số ca nhiễm HIV mới trên toàncầu Để duy trì sự tiến bộ và đạt mục tiêu có 90% bệnh nhân HIV/AIDS đượcđiều trị thuốc ARV vào năm 2020, mỗi năm, tổ chức này cần thêm 7 tỷ USDcho việc phòng, chống lây nhiễm virus HIV và điều trị cho các bệnh nhân.Trong năm ngoái, khoảng 21,3 tỷ USD đã được giải ngân cho các chương trìnhphòng chống HIV/AIDS tại các nước thu nhập thấp và trung bình
Bên cạnh đó, dù đã có nhiều hoạt động tuyên truyền nhưng nhiều người tiếp tụcmất việc vì nhiễm HIV Nghiên cứu mới nhất vừa được Tổ chức Lao động quốc
tế (ILO) và Mạng lưới Toàn cầu của Người sống với HIV (GNP+) công bố, chothấy mặc dù đạt được nhiều tiến bộ trong việc điều trị, cho phép người có HIV
có thể làm việc, song họ vẫn tiếp tục phải chịu phân biệt đối xử khi tìm kiếm vàgiữ việc làm
Báo cáo dựa trên các cuộc điều tra do 13 nhóm quốc gia trên toàn thế giớitiến hành với hơn 100.000 người sống chung với HIV Tỷ lệ những người đãlàm việc nhưng bị mất việc làm hoặc mất nguồn thu nhập do sự phân biệt đối xử
Trang 10của chủ hoặc đồng nghiệp dao động từ 13% ở Fiji đến 100% ở Đông Timor.Trong bối cảnh đó, báo cáo cũng cho biết, nhiều người không muốn tiết lộ tìnhtrạng HIV của họ với chủ sử dụng lao động hoặc thậm chí là đồng nghiệp.
II.1.2 Thực trạng HIV tại Việt nam
Hiện số người nhiễm HIV của cả nước hiện còn sống là 209.450 nghìnngười Trong đó 90.100 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS; số người tửvong do HIV/AIDS của cả nước tính đến thời điểm trên là 94.620 người Tiếptục khống chế được tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% và giảm số người nhiễmmới
Ước tính năm 2017 phát hiện mới khoảng 9.800 người nhiễm và khoảng 1.800người nhiễm HIV tử vong, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện mới giảm 1,1%,
số bệnh nhân AIDS giảm 39% và người nhiễm HIV tử vong giảm 15%
Biểu đồ 1 : Số người phát hiện nhiễm HIV / AIDS và tử vong trên cả nước qua các năm ( Nguồn : Cục Phòng, chống HIV/ AIDS năm 2014 )
Thực trạng công tác truyền thông giảm kỳ thị với người nhiễm và ảnhhưởng bởi HIV / AIDS
Trong năm 2017, ước tính có 132.392.426 lượt truyền thông được triểnkhai trên toàn quốc, với gần 1.000 tin bài với các chủ đề khác nhau vềHIV/AIDS đã được các báo viết, báo mạng, báo hình, báo nói đăng tải WebsiteCục đã là kênh truyền thông chính thống của các cán bộ quản lý các cấp vàngười dân nói chung Năm 2017 có 280 bài truyền thông gồm tin, bài, ảnh,video clip và các văn bản chuyên môn kỹ thuật, văn bản thông báo, văn bản quyphạm pháp luật liên quan đến HIV/AIDS và công tác y tế được đăng tải Phốihợp với các đơn vị Báo chí xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động truyềnthông phòng, chống HIV/AIDS Thường xuyên, chủ động cung cấp thông tincho các cơ quan thông tấn báo chí và phóng viên về tình hình dịch và các trọngtâm hoạt động trong từng thời điểm Phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổchức các đoàn nhà báo đi thực tế, viết bài tại các địa phương và truyền thôngtrên các phương tiện đại chúng về công tác phòng, chống HIV/AIDS Các hoạtđộng Thông tin, Giáo dục và Truyền thông thay đổi hành vi được thực hiện với
sự phối hợp đa ngành bằng nhiều hình thức ở tất cả các cấp trong toàn quốc
Trang 11Hoạt động này được triển khai đa dạng thông qua các phương tiện thôngtin đại chúng, hoặc truyền thông trực tiếp qua mít tinh, thi tuyên truyền về HIV,hoặc thông qua các nhóm tuyên truyền viên đồng đẳng đi triển khai các hoạtđộng can thiệp giảm tác hại Các hoạt động truyền thông về HIV/AIDS trênphương tiện thông tin đại chúng được đẩy mạnh, trong năm 2017 có hàng trămbài báo đưa tin về HIV/AIDS, trong đó chú trọng nhiều đến công tác điều trịARV, bảo hiểm y tế, 4 methadone, xét nghiệm HIV tại cộng đồng, dự phòngtiền phơi nhiễm HIV bằng thuốc, thực hiện các mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020
và hướng tới kết thúc AIDS vào năm 2030
Hình ảnh : Hội thảo “Vận động chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”
II 2 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc vàvùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 265 kmtheo đường bộ Phía đông giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và LaiChâu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)với 203 km đường biên giới Cách ngày nay hơn vạn năm, con người đã có mặttại địa bàn Lào Cai
Diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh
có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước)