1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập

108 85 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---***--- NGUYỄN THỊ MẾN XÂY DỰNG TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀKHOA

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-*** -

NGUYỄN THỊ MẾN

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUỐC TẾ

VỀKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỚI CÁC ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-*** -

NGUYỄN THỊ MẾN

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUỐC TẾ

VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỚI CÁC ĐỐI TÁC

CHIẾN LƯỢC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MÃ SỐ: 60340412

Người hướng dẫn khoa học:PGS TS MAI HÀ

HÀ NỘI, 2017

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tên đề tài 4

2 Lý do nghiên cứu 4

3 Tóm tắt lịch sử nghiên cứu 8

4 Phạm vi nghiên cứu 9

5 Mục tiêu nghiên cứu 9

6 Câu hỏi nghiên cứu 9

7 Giả thuyết nghiên cứu 9

8 Phương pháp chứng minh giả thuyết 10

9 Cấu trúc của Luận văn 10

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾVỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 11

1.1 Các khái niệm cơ bản 11

1.1.1 Hợp tác quốc tế 11

1.1.2 Hội nhập quốc tế 12

1.1.3 Hội nhập quốc tế về KH&CN 13

1.1.4 Hợp tác quốc tế về KH&CN 14

1.1.5 Đối tác 14

1.1.6 Đối tác toàn diện 16

1.1.7 Đối tác chiến lược 16

1.1.8 Đối tác chiến lược toàn diện 17

1.1.9 Đối tác truyền thống 17

1.2 Tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược về KH&CN 17

1.2.1 Xu thế toàn cầu hoá KH&CN 17

1.2.2 Phương châm lựa chọn đối tác chiến lược 19

1.2.3 Tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược trong HTQT về KH&CN 20

1.2.4 Đề xuất áp dụng các tiêu chí để đánh giá thực trạng lựa chọn đối tác về KH&CN theo phương pháp định lượng và định tính 26

Tiểu kết Chương 1 27

Trang 4

Chương 2

HIỆN TRẠNG CHỌN LỰA CHỌN ĐỐI TÁCTRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA

HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 29

2.1 Hợp tác với các nước G7 30

2.1.1 Hợp tác với Hoa Kỳ 30

2.1.2 Hợp tác với Cộng hoà Pháp (CH Pháp) 36

2.1.3 Hợp tác với Cộng hoà liên bang Đức (CHLB Đức) 40

2.1.4 Hợp tác với Vương quốc Anh 43

2.1.5 Hợp tác với Italia 48

2.1.6 Hợp tác với Australia 50

2.1.7 Hợp tác với Canada 52

2.2 Hợp tác với các nước Đông Bắc Á 55

2.2.1 Hợp tác với Trung Quốc 55

2.2.2 Hợp tác với Nhật Bản 59

2.2.3 Hợp tác với Hàn Quốc 65

2.3 Hợp tác với các nước khác 70

2.3.1 Hợp tác với Liên bang Nga (LB Nga) 70

2.3.2 Hợp tác với Ấn Độ 78

Tiểu kết Chương 2 85

Chương 3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUỐC TẾVỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỚI CÁC ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG BỐI BẢNH HỘI NHẬP 86

3.1 Nguyên tắc và quan điểm 86

3.1.1 Nguyên tắc 86

3.1.2 Quan điểm 86

3.2 Đề xuất lựa chọn đối tác chiến lược trong HTQT về KH&CN 86

3.3 Đề xuất giải pháp thúc đẩy HTQT về KH&CN giai đoạn tới 88

3.3.1 Khuôn khổ pháp lý 88

3.3.2 Phát triển nhân lực KH&CN 91

3.3.3 Tài chính 94

3.3.4 Tổ chức KH&CN 95

3.4 Kế hoạch cụ thể 97

Trang 5

3.4.1 Các nước G7 97

3.4.2 Các nước Đông Bắc Á 100

3.4.3 Các nước khác 101

Tiểu kết Chương 3 103

KẾT LUẬN 104

DANH MỤCTÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tên đề tài

Xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy HTQT

về KH&CN với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập

2 Lý do nghiên cứu

2.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước đã trải qua 30 năm đổi mới và hội nhập kể từ năm 1986, đó là một quá trình đầy khó khăn và thử thách, nhưng những gì thu được đã tạo tiền đề

và động lực to lớn để chúng ta bước vào quá trình HNQT sâu rộng và mạnh mẽ Tuy nhiên,xu thế HNQT thời nay đã khác nhiều so với xu thế HNQT từ những năm 80 của thế kỷ trước ở chỗ nó diễn ra trong bối cảnh tác động của nhiều nhân

tố, hơn nữa KH&CN đang phát triển theo cấp số nhân, do đó có tác động mạnh

mẽ đến nền kinh tế của mỗi quốc gia và toàn thế giới

Ngày nay, cụm từ “hội nhập quốc tế” rất quen thuộc đối với mỗi con người Có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về khái niệm HNQT, nhưng HNQT thường được hiểu là một quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn bó với nhau thông qua việc tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực, dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, nguồn lực, quyền lực, giá trị,…nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc, luật chơi chung trong khuôn khổ của tổ chức quốc tế và khu vực đó HNQT diễn ra trong hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, văn hoá, kinh tế, giáo dục,…đến KH&CN Đó là con đường tất yếu của các quốc gia trong bối cảnh thế giới hiện nay

Nhìn lại quãng đường 30 năm đổi mới và 20 năm HNQT (tính từ năm 1995) của Việt Nam, chúng ta có thể điểm lại những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đã đạt được là:

- Về mặt đối ngoại, cho đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với

Trang 7

181 quốc gia, quan hệ kinh tế - thương mại với trên 230 thị trường nước ngoài, là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực

- Về mặt kinh tế, quá trình HNQT, mà trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế những năm qua đã giúp Việt Nam thu hút hiệu quả cả ba nguồn lực quốc tế là: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn kiều hối

Thông qua hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam đã tiếp thu được khoa học, công nghệ mới và cách quản lý tiên tiến trên nhiều lĩnh vực, qua đó góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Việc hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc

tế đã kích thích sự thay đổi tích cực hơn của cơ cấu xuất khẩu, chuyển dần từ sản phẩm thô sang công nghiệp chế biến và sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị tăng cao hơn, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững, tạo điều kiện cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các yếu tố đầu vào như vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thay đổi tư duy sản xuất, làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

HNQT đã tạo ra được những thành tựu đáng ghi nhận, bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều thách thức cho giai đoạn tới Những thách thức chúng ta có thể sẽ gặp phải trong giai đoạn tới là:

- Khi nền kinh tế càng mở và hội nhập sâu rộng thì cơ cấu kinh tế cũ sẽ không còn phù hợp, do vậy chúng ta phải tái cơ cấu lại nền kinh tế để phù hợp với tình hình mới

- Trong một thời gian dài mở cửa và HNQT, chúng ta phát triển nền kinh

tế chủ yếu dựa vào các nguồn tự nhiên sẵn có, sự phát triển này đã đến ngưỡng cần chuyển đổi sang nền kinh tế có giá trị gia tăng cao hơn Do vậy, chúng ta phải phát triển nền kinh tế dựa trên nên tảng của KH&CN tiên tiến

Trang 8

Để có nền khoa học tiên tiến phục vụ phát triển KT-XH, chúng ta cần phải đổi mới.Quá trình này cũng cần có thời gian để tích lũy đủ về lượng đểtừ đó chuyển thành chất.Chúng ta nhận thấy sẽ có rất nhiều công việc cần phải làm, tuy nhiên một trong những bước đi rút ngắn là cần đẩy mạnh HTQT về KH&CN

Cụ thể trong bối cảnh kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng, tiến bộ KH&CN nhảy vọt, chúng ta phải kịp thời nắm bắt xu thế phát triển KH&CN của thế giới, đặc biệt là nắm bắt thế mạnh KH&CN của một số nước (có trình độ công nghệ tiên tiến/công nghệ nguồn, có kinh nghiệm đi trước, ) phù hợp với sự phát triển của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, từ đó đẩy mạnh hợp tác với những nước này nhằm tranh thủ được nhiều sự hỗ trợ của đối tác (về tài chính, đào tạo, trang thiết bị, công nghệ, ) góp phần phát triển KT-XH đất nước.Chúng ta phải biết đứng trên vai những người khổng lồ

Kinh nghiệm phát triển của một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,… đã cho chúng ta những bài học quý báu trong việc lấy KH&CN làm nền tảng để phát triển Bản thân những nước này không phải là những nước có nguồn tài nguyên phong phú như Việt Nam, nhưng họ đã làm nên những điều thần kỳ trong những năm 80 và 90 của thế kỷ trước bởi họ đã biết chú trọng đến việc phát triển KH&CN và lấy KH&CN làm bàn đạp cho phát triển KT-XH

Đối với Việt Nam, trong những năm qua cũng đã rất coi trọng thúc đẩy HTQT về KH&CN Điều này thể hiện thông qua việc Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản chính sách quan trọng liên quan đến HNQT về KH&CN, cụ thể như: Nghị quyết số 20-NQ/TW Ban chấp hành Trung ương 6 khoá XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và HNQT (năm 2012), Luật KH&CN năm 2013, Đề

án Hội nhập quốc tế về KH&CN đến 2020 (năm 2011) Về công tác thực thi các chính sách, trong những năm qua Bộ KH&CN đã tích cực triển khai nhiều

Trang 9

chương trình và dự án nhằm đẩy mạnh HTQT về KH&CN Nhưng nhìn lại chúng ta vẫn chưa đạt được những kết quả như kỳ vọng bởi những hạn chế nhất định Nguyên nhân của sự hạn chế này là rất nhiều, nhưng chúng ta thấy rõ một

số nguyên nhân sau:

- Một là, xác định và khai thác đối tác nước ngoài chưa hiệu quả: Việc lựa

chọn đối tác hợp tác còn khá giàn trải, đàm phán chưa tập trung ưu tiên, xác định chưa đúng trọng tâm thế mạnh của đối tác;định hướng tổng thể cho từng nhóm đối tác chưa có tính hệ thống đôi khi dẫn đến trùng lắp lĩnh vực giữa các đối tác hợp tác;việc tìm kiếm thông tin, phân tích thế mạnh của đối tác và đề xuất các chủ đề hợp tác vẫn còn thụ động, chưa kịp thời

- Hai là, chưa tận dụng tốt nguồn lực hỗ trợ từ phía đối tác nước ngoài;

bên cạnh đó sử dụng chưa hiệu quả nguồn lực tài chính đầu tư còn khá khiêm tốn của ta; chưa đẩy mạnh khai thác nguồn tài chính hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu chung từ khu vực tư nhân ở trong nước và ngoài nước;

- Ba là, việc theo dõi và đánh giá các kết quả HTQT về KH&CN trong

thời gian còn chưa sát sao, các tiêu chí đánh giá chưa thể hiện được đặc thù của HTQT

Vì vậy, việc đánh giá thực trạng để nâng cao nhận thức về vai trò của HTQT về KH&CN và đề ra mục tiêu, lộ trình cho thời gian tới là việc làm có ý nghĩa quan trọng Trong tổng thể các biện pháp thúc đẩy HTQT về KH&CN thì việc lựa chọn đối tác và đưa ra giải pháp thúc đẩy hợp tác với các đối tác đó có

vai trò then chốt Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Lựa chọn đối tác chiến lược và giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế về KH&CN với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập” làm đề tài nghiên cứu của mình

2.2 Ý nghĩa lý thuyết của nghiên cứu

Đề tài thành công sẽ đóng góp vào cơ sở lý luận về HNQT nói chung và HNQT về KH&CN nói riêng

Trang 10

2.3 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu đề tài giúp chúng ta xác định được đối tác chiến lược về KH&CN, cũng như các giải pháp để từ đó tập trung nguồn lực thúc đẩy hợp tác với các đối tác chiến lược này, nhằm tranh thủ thế mạnh của đối tác, sử dụng tiết kiệm nguồn lực và đạt hiệu quả để đi tắt đón đầu trên con đường phát triển của mình

Đặc biệt, thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp Bộ KH&CN (cụ thể là Vụ HTQT) có sự nhìn nhận và đánh giá lại kết quả 5 năm đầu thực hiện

Đề án Hội nhập quốc tế về KH&CN đến năm 2020, từ đó đưa ra những giải pháp

cụ thể sát với thực tiễn để thực hiện Đề án đạt hiệu quả hơn nữa trong giai đoạn

còn lại, nhằm đạt được mục tiêu đề ra (Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 735/QĐ-TTg ngày 18/5/2011, với mục tiêu là đưa Việt Nam trở thành nước mạnh trong một số lĩnh vực về KH&CN vào năm 2020 phục

vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách

về trình độ KH&CN của nước ta với khu vực và thế giới)

3 Tóm tắt lịch sử nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu của các tác giả

Cho đến nay tác giả chưa tìm thấy luận văn nào nghiên cứu đến chủ đề cụ thể mà đề tài này đặt ra Ngoại trừ một số luận văn nghiên cứu về đối tác chiến lược trong một số lĩnh vực khác

3.2 Các nghiên cứu khác liên quan đến nghiên cứu của các đề tài

Trong quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy có 01 đề tài liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn này là: Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xác định đối tác và lĩnh vực ưu tiên để nâng cao hiệu quả HTQT về KH&CN” Thông qua nghiên cứu, đề tài này có đề xuất một số đối tác ưu tiên và lĩnh vực ưu tiên hợp tác về KH&CN trong thời gian tới Tuy nhiên, Đề tài chưa nêu ra được vì sao lại lựa chọn những quốc gia/tổ chức đó là đối tác ưu tiên, cũng như lựa chọn lĩnh vực ưu tiên hợp tác, Đề tài chưa lượng hoá được các tiêu chí để rồi đưa ra những nhận định định tính cho từng đối tác chiến lược trong HTQT về KH&CN

Trang 11

3.3 Các bài báo liên quan đến đề tài

Trên thực tế có nhiều bài báo, tin tức đưa tin về hoạt động đối tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực,ví dụnhư: bài báo đưa tin về các ngân hàng xác định và xây dựng đối tác chiến lược của mình trong hoạt động kinh doanh; bài báo đưa tin về các tập đoàn xác định đối tác chiến lược trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để cho ra đời những sản phẩm và dịch cụ của họ Nhưng thực sự chưa có một nghiên cứu nào đối với các hoạt động xây dựng đối tác chiến lược

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu giới hạn trong lĩnh vực lựa chọn đối tác chiến lược HTQT về KH&CN trong bối cảnh hội nhập

Phạm vi thời gian: HTQT về KH&CN từ trước cho tới năm 2016

5 Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược trong HTQT về KH&CN; áp dụng bộ tiêu chí để đánh giá hiện trạng lựa chọn đối tác hợp tác về KH&CN của Việt Nam trong thời gian qua; đề xuất những giải pháp thúc đẩy hợp tác với các đối tác chiến lược trong giai đoạn mới

6 Câu hỏi nghiên cứu

- Tiêu chí nào để lựa chọn đối tác chiến lược trong HTQT về KH&CN?

- Giải pháp nào để hợp tác hiệu quả với các đối tác chiến lược trong HTQT về KH&CN được lựa chọn?

7 Giả thuyết nghiên cứu

- Lựa chọn đối tác chiến lược theo hệ tiêu chí: Bảo đảm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi; Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước tiên tiến, tranh thủ tối đa các cơ hội để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ gắn với nhu cầu phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh

- Giải pháp thúc đẩy hợp tác với đối tác chiến lược được lựa chọn: Tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp với xu thế phát triển mới (điều chỉnh, bổ sung ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới); Ký kết các chương trình hợp tác

Trang 12

nhằm tranh thủ nguồn lực, đào tạo nhân lực, thu hút công nghệ, của đối tác nước ngoài; Tham gia vào các diễn đàn hợp tác góp phần nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trong lĩnh vực KH&CN, phát huy mọi lợi thế khi trở thành đối tác chiến lược

8 Phương pháp chứng minh giả thuyết

Luận văn đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu:

+ Thống kê, tổng hợp, phân tích tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp (kế thừa

có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu) nhằm cung cấp cơ sở lý luận về xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược

trong HNQT về KH&CN

+ Thống kê, tổng hợp các báo cáo có liên quan phục vụ việc đánh giá hiện trạng lựa chọn đối tác HTQT về KH&CN giai đoạn từ trước đến hết năm 2016

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn các chuyên gia, các chuyên

viên phụ trách HTQT về KH&CN, các nhà khoa học đã hoặc đang thực hiện đề tài hợp tác với các đối tác nước ngoài,

- Phương pháp định lượng: Sử dụng phương pháp này để đánh giá hiện

trạng HTQT về KH&CN của Việt Nam trong thời gian qua Kết quả đánh giá sẽ cho thấy mức độ cụ thể về việc lựa chọn đối tác ưu tiên trong HTQT về KH&CN

9 Cấu trúc của Luận văn

Kết cấu của Luận văn bao gồm các phần:

Phần Mở đầu

Phần nội dung: gồm có 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận

Chương 2 Hiện trạng lựa chọn đối tác trong HTQT về KH&CN

Chương 3 Giải pháp thúc đẩy HTQT về KH&CN với các đối tác chiến lược trong bối cảnh hội nhập

Phần Kết luận

Trang 13

PHẦN NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ

là mọi người làm việc với nhau để đạt được những kết quả hoặc mọi người giúp

đỡ nhau để đạt mục tiêu chung Trong cuộc sống có nhiều loại hình hợp tác như hợp tác về kinh tế, hợp tác về lao động,

HTQT là loại hình hợp tác mở rộng hơn mà nó vượt ra ngoài lãnh thổ của quốc gia Thường người ta hay đề cập tới hợp tác giữa hai nước hoặc nhóm các nước có chung tiếng nói và ý chí hành động Theo tác giả Hoàng Khắc Nam (2006), “Hợp tác vừa là cách thức, vừa là mục đích mà nhân loại phấn đấu để đạt được”.Thực tế cho thấy, sự tương tác giữa các chủ thể làm lên quan hệ, không có các chủ thể cùng tham gia thì sẽ không có hợp tác Tác giả Hoàng Khắc Nam (2006), khẳng định “Chủ thể quan hệ quốc tế là những thực thể đóng một vai trò có thể nhận thấy được trong quan hệ quốc tế” Trong quan hệ quốc

tế, các chủ thể ở đây được chia thành ba loại, bao gồm: chủ thểquốc gia, chủ thể phi quốc gia và chủ thể dưới quốc gia.Năm 1933, Công ước Montevideo đã ra

Trang 14

đời và qui định về quyền vànghĩa vụ của quốc gia Chủ thể quốc gia là chủ thể cơ bản và có vai trò lớn nhất Chủ thể phi quốc gia là những chủ thể không phải là quốc gia, đây là loại chủ thể có sự độc lập tương đối với quốc gia và có quy mô hoạt động vượt khỏi biên giới quốc gia như: các tổ chức phi chính phủ, công ty

đa quốc gia, một số nhóm chính trị - xã hội,… Chủ thể dưới quốc gia là chủ thể hoạt động phụ thuộc khá nhiều vào quốc gia nhưng cũng có sự độc lập tương đối

và đóng vai trò nhất định, ví dụ như: chính quyền địa phương, cá nhân, Trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi quốc gia, HTQT là một hiện tượng xuyên lịch sử Nó tồn tại trong giai đoạn lịch sử bất chấp thế giới đầy những xung đột và chiến tranh Cho đến nay, HTQT đã trở thành xu thế lớn trong quan

hệ quốc tế và lôi cuốn mọi quốc gia và con người khắp nơi trên thế giới cùng tham gia

HTQT là một hình thức tương tác trong quan hệ quốc tế Về mặt hành vi,

đó là sự tương tác hoà bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế, tức là trong đó bạo lực được loại ra Về mặt mục đích, hợp tác là cách thức phối hợp nhằm thực hiện các mục đích chung, lợi ích chung Sự phối hợp đa dạng từ nhân lực, vật lực đến tài lực Về mặt kết quả, sự hợp tác thường đem lại kết quả như nhau cho các bên tham gia hợp tác tức là hoặc cùng được, hoặc cùng không thoả mãn,… Theo tác giả Hoàng Khắc Nam (2006), dựa vào các đặc trưng trên có thể đưa ra khái niệm

chung cho HTQT như sau: "Hợp tác quốc tế là sự phối hợp hoà bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế nhằm thực hiện các mục đích chung”

1.1.2 Hội nhập quốc tế

Ngày nay, HNQT đang diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày một gia tăng Đây là quá trình tìm kiếm lợi ích trong khuôn khổ hợp tác và cạnh tranh Trong quá trình đó, bên cạnh những lợi thế có được do mở rộng quan hệ, tiếp thu kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước tiên tiến và các

tổ chức quốc tế, các nước đang phát triển cũng gặp không ít khó khăn, thách thức

Trang 15

về thị trường, vốn, trình độ quản lý, trình độ KH&CN, buộc phải nhanh chóng đổi mới một cách toàn diện cả về phương thức lãnh đạo, quản lý, xây dựng định hướng, chiến lược phát triển KT-XH để rút ngắn khoảng cách phát triển Nhận thức được tính tất yếu HNQT đối với công cuộc phát triển, hầu hết các quốc gia đều chủ động tích cực mở rộng quan hệ HTQT dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, tiến tới HNQT sâu rộng

Qua quá trình nghiên cứu, PGS.TS Mai Hà đã đưa ra định nghĩa tổng quát

về HNQT như sau: “Hội nhập quốc tế là quá trình phát triển và tích hợp để trở thành bộ phận cấu thành tích cực của hệ thống quốc tế với thể chế được thống nhất, đảm bảo lợi ích lâu dài cho các bên tham gia” [18, tr.1- 2]

1.1.3 Hội nhập quốc tế về KH&CN

HNQT về KH&CN là quá trình phát triển KH&CN quốc gia và tích hợp

để trở thành bộ phận cấu thành tích cực của hệ thống KH&CN quốc tế với thể chế được thống nhất, đảm bảo lợi ích lâu dài cho các quốc gia và các cộng đồng khoa học Từ những đặc điểm của quá trình HNQT nói chung, HNQT về KH&CN có một số đặc thù sau: Tính tự nguyện (Willingness) trong trường hợp này, thường đi kèm với quá trình HNQT KT-XH, song cũng có những trường hợp HNQT về KH&CN có bước đi trước, độc lập tương đối so với hệ thống KT-

XH Hãy xét trường hợp HNQT của KH&CN Cu Ba, Triều Tiên, Iran,… Giải thích điều này, người ta có thể thấy, nghiên cứu khoa học là quá trình đi tìm “cái khách quan”, “tính quy luật” của xã hội và tự nhiên Do vậy, bản thân quá trình nghiên cứu khoa học đã buộc phải tuân thủ ở mức độ tối đa các luật lệ chung, các chuẩn chung, đó là các phương pháp nghiên cứu, các quá trình thí nghiệm, qui trình công nghệ, các chuẩn đo lường, các mẫu điều tra, các chuẩn công bố, chuẩn sản phẩm KH&CN,… Chính vì vậy, việc KH&CN hội nhập với quốc tế là điều khá tự nhiên Chỉ có 3 điều khác biệt giữa các quốc gia đó là: (i) chính sách đầu

tư tài chính phát triển KH&CN, (ii) phương thức tổ chức mạng lưới các cơ quan

Trang 16

nghiên cứu và triển khai, và (iii) chính sách sử dụng nhân lực và kết quả KH&CN; Cạnh tranh bình đẳng (Fair competition) trong nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ chủ yếu được dựa trên cơ sở của các hiệp định quốc tế về sở hữu trí tuệ và nền chung là hệ thống đổi mới quốc gia Ở đó là sự cạnh tranh bình đẳng giữa các trường phái khoa học, các tổ chức khoa học và cá nhân các nhà khoa học; Lợi ích bền vững (Sustainable interest) trong HNQT về KH&CN đó chính là quá trình đổi mới, mà trong đó KH&CN đóng vai trò then chốt: Đảm bảo lợi ích bền vững là yếu tố sống còn của HNQT nói chung Đồng thời đó cũng là mục tiêu để các quốc gia HNQT, cùng hợp tác, cạnh tranh và phát triển HNQT nói chung và về KH&CN nói riêng luôn chứa đựng những cơ hội phát triển to lớn cũng như nhiều thách thức đối với các quốc gia đang phát triển [18, tr.3-4]

1.1.4 Hợp tác quốc tế về KH&CN

Khái niệm HTQT về KH&CN là một hình thức quan hệ quốc tế về KH&CN trong đó có sự hợp tác nghiên cứu, trao đổi thành tựu, tiến bộ KH&CN giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế về KH&CN Nguyên nhân hình thành HTQT về KH&CN là do sự khác biệt về năng lực KH&CN của mỗi quốc gia, chi phí cho nghiên cứu KH&CN cũng tốn kém và xu thế quốc tế hoá hoạt động nghiên cứu và triển khai Hoạt động HTQT về KH&CN diễn ra trên qui mô toàn cầu, diễn ra trong nhiều lĩnh vực dưới nhiều hình thức đa dạng, các nước công nghiệp phát triển và các công ty quốc gia đóng vai trò thống trị và chủ đạo

1.1.5 Đối tác

Đối tác là thuật ngữ chỉ mối quan hệ cộng tác - hợp tác nhưng ở mức độ cao hơn và cụ thể hơn Các nhà nghiên cứu định nghĩa: “Đối tác bao gồm hai hay nhiều bên hành động cùng nhau để nâng cao hợp tác bằng việc thực hiện những mục tiêu chung Xây dựng những kênh/cơ chế giải quyết các bất đồng/tranh chấp, biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác và phương pháp đánh giá tiến bộ cũng

Trang 17

như chia sẻ những thành tựu hợp tác” Hành động cùng nhau chung mục tiêu và chung lợi ích là những tiêu chí của quan hệ đối tác Một mối quan hệ đối tác bao gồm sự gần gũi, bình đẳng, có đi có lại, và thoả thuận về những mục tiêu chung

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và HNQT hiện nay, không quốc gia nào có thể tự mình phát triển nếu không tham gia vào quá trình hội nhập, liên kết, vì những giá trị phát triển chung của nhân loại ngày càng được phổ biến, chia sẻ trên toàn cầu Đặc biệt là về kinh tế, các chuỗi cung ứng giá trị hàng hoá đang hình thành thì không một quốc gia đơn lẻ nào có thể đảm đương được tất cả Quốc gia nào sớm tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị đó sẽ sớm được hưởng lợi

và có đối tác

Đảng ta luôn khẳng định, Việt Nam “là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” [1, tr.7], và “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc

tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” [1, tr.39]

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 180 trong 193 quốc gia thành viên Liên hiệp quốc; có quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế; hơn nữa, Việt Nam đã có gần 100 cơ quan đại diện tại các quốc gia và vùng lãnh thổ ở các châu lục Về kinh tế, Việt Nam đang tham gia sâu rộng vào HNQT thông qua các

ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do như: Thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ASEAN+6 FTA (RCEP), Việt Nam - EU FTA, Việt Nam - Hàn Quốc FTA, Việt Nam - Liên minh Hải quan Nga - BelarusKazaxtan FTA, và EFTA (FTA giữa Việt Nam và 4 nước Trung, Bắc Âu)

Trang 18

1.1.6 Đối tác toàn diện

Đối tác toàn diện là quan hệ thông thường giữa các chủ thể đã có một hoặc một vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời điểm chưa chín muồi, nên các chủ thể chọn cách xây dựng một khuôn khổ đối tác toàn diện với hàm ý nhấn mạnh mặt hợp tác, tiếp tục củng cố lòng tin và cùng hướng tới tương lai Tới

2017, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với 12 quốc gia: Nam Phi (2004), Chile, Brazil và Venezuela (2007), Australia và New Zealand (2009), Argentina (2010), Ukraine (2011), Hoa Kỳ và Đan Mạch (2013), Myanmar (2017), Canada (2017)

1.1.7 Đối tác chiến lược

Đối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian Mối quan hệ gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi với nhau (quan hệ cùng thắng) có thể cả lĩnh vực an ninh quân sự Số lượng đối tác chiến lược đang gia tăng nhanh chóng

Chỉ một mối quan hệ hợp tác quan trọng (nhưng không nhất thiết chỉ tập trung trong lĩnh vực an ninh - quân sự) vừa có tính hướng vào mục tiêu cụ thể, vừa có hàm ý mong muốn quan hệ lâu dài (quan hệ cùng có lợi) Đặc điểm của quan hệ đối tác chiến lược là không có giới hạn về không gian, thời gian; không hạn chế về đối tượng áp dụng; không hạn chế về lĩnh vực hợp tác, và không nhất thiết phải mang nội dung an ninh - quân sự Đối tác chiến lược là một dạng quan

hệ hợp tác phong phú, trong đó thành phần, nội dung, hình thức, mức độ,… hoàn toàn tùy thuộc vào sáng kiến của các bên

Theo quan niệm của GS.Va-lê-ri Lót-xkin (Nga), “đối tác chiến lược” phải bao gồm những nội dung sau: Không tấn công lẫn nhau; không liên minh chống lại các nước khác; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Phải có lòng tin lẫn nhau Về hình thức: Đối tác chiến lược có thể diễn ra linh hoạt (chính

Trang 19

thức hoặc không chính thức, song phương hoặc đa phương, diện và mức độ tham gia rộng hoặc hẹp, nhiều hoặc ít,…) và có tính mở vì không hướng tới một kết

cục cụ thể [21, tr.2-4]

Hiện nay, Việt Nam có 15 nước là đối tác chiến lược (3 nước là đối tác chiến lược toàn diện), trong đó có 5 đối tác là các quốc gia ASEAN, gồm: Nga (2001), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009), Anh (2010), Đức và Italy (2011), Thái Lan, Indonesia, Singapore và Pháp (2013), Malaysia và Philippines (2015)

1.1.8 Đối tác chiến lược toàn diện

Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược Tính đến năm 2016, Việt Nam có 3 nước đối tác chiến lược toàn diện là Nga, Trung Quốc và Ấn Độ

1.1.9 Đối tác truyền thống

Đối tác truyền thống là đối tác có quan hệ mật thiết với Việt Nam, gắn bó với quá trình lịch sử lâu dài Hiện nay, Việt Nam có mối quan hệ truyền thống với các nước như: Cộng hoà liên bang Nga, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Các nước XHCN Đông Âu, Cộng hoà

Cu Ba, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Cam-pu-chia,…

1.2 Tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược về KH&CN

1.2.1 Xu thế toàn cầu hoá KH&CN

a) Xu thế phát triển KH&CN trên thế giới

Thế giới ngày nay được kết nối và phát triển theo cấp số nhân Các sáng chế quan trọng như: Trí tuệ nhân tạo, robot, thực thể ảo, số liệu lớn, công nghệ sinh học, máy bay không người lái, in 3D, Fintech, y học kỹ thuật số, công nghệ

Trang 20

gen và các lĩnh vực khác đang thay đổi nhanh chóng cuộc sống của chúng ta Sự thay đổi theo cấp số nhân này sẽ không giảm Do đó chúng ta cần phải khẩn trương hành động

Để đạt được những mục tiêu phát triển bền vững (SDG) sẽ đỏi hỏi phải thay đổi mạnh mẽ tầm nhìn của chúng ta từ suy nghĩ theo cách nhìn tuyến tính sang cách nhìn theo cấp số nhân Sự khác biệt giữa suy nghĩ theo tuyến tính và cấp số nhân là cơ sở cơ bản cho những ai có thể tiến hành đổi mới và cho những

ai bị tụt hậu và sẽ bị thay thế

Quyền lực công nghệ, trước đây nằm trong tay các chính phủ lớn và các ngành công nghiệp, ngày nay nhờ có Internet mà nó đang được chuyển sang tay những người dân bình thường Công nghệ đang giúp làm giảm chi phí dịch vụ Kết nối là nhân tố duy nhất trong việc tiên phong đổi mới toàn cầu Sự kết nối theo cấp số nhân với hơn 7 tỷ người tạo nên những cơ hội duy nhất để khai thác trí tuệ tập thể của thế giới nhằm giải quyết những thách thức của mục tiêu phát triển bền vững SDG Các nước không có cơ sở hạ tầng đang có lợi thế bỏ qua tiếp cận thẳng tới các công nghệ cấp số nhân và có thể nhảy cóc vào tương lai

Với thách thức của toàn cầu như hiện nay, không thể giải quyết các vấn đề theo cách truyền thống, hơn nữa chỉ dựa vào công nghệ để giải quyết không phải

là đáp số duy nhất Nó đòi hỏi tất cả các bên chủ chốt đều phải tham gia như: Chính phủ, những nhà hoạch định chính sách, những nhà đổi mới, giới nghiên cứu và học thuật, tài chính, các công ty, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng

b) Xu thế phát triển KH&CN của Việt Nam

Phát triển KH&CN thế giới hiện nay có xuất hiện một số đặc điểm và xu thế mới, trong quá trình phát triển nhanh chóng đã tích luỹ được lực lượng to lớn cách mạng KH&CN trong chu kỳ mới Nước ta phải nhạy bén nắm bắt xu thế này, kiên định và không dao động tham gia vào tiến trình này, kiên trì thúc đẩy KH&CN nước ta đi theo con đường phát triển quốc tế hoá

Trang 21

Giai đoạn từ nay đến 2020, phát triển KH&CN nước ta phải thực hiện nhảy vọt mang tính chiến lược từ tích luỹ lượng đến nâng cao chất, từ đuổi theo

mô phỏng đến đổi mới độc lập, cấp bách đòi hỏi một thái độ mở cửa hơn nắm bắt tốt xu thế mới phát triển KH&CN, không ngừng thúc đẩy phát triển KH&CN Việt Nam đi theo con đường quốc tế hoá, ra sức nâng cao sức cạnh tranh quốc tế

về KH&CN

Cùng với tăng cường thực lực KH&CN và kinh tế Việt Nam và nâng cao

vị thế trên thế giới, trong tình hình cơ hội và thách thức cũng tồn tại, cơ hội lớn hơn thách thức, nước ta phải ban hành chiến lược quốc tế KH&CN hoàn chỉnh, cho phép KH&CN phát huy vai trò quan trọng hơn trong chiến lược chung thúc đẩy trỗi dậy hoà bình của Việt Nam Điều này không chỉ tập trung vào chương trình hội nhập quốc tế về KH&CN, mà là dự định và tư duy dài hạn từ triển khai cấp chiến lược, do đó vừa có lợi cho thúc đẩy tốt nâng cao năng lực KH&CN và đổi mới độc lập nước ta, đồng thời cũng có thể phục vụ lợi ích cốt lõi của quốc gia cao hơn như kinh tế, xã hội, ngoại giao, quốc phòng [19, tr.21]

1.2.2 Phương châm lựa chọn đối tác chiến lược

Để lựa chọn đối tác chiến lược cho hợp tác về KH&CN của Việt Nam, chúng ta cần có nguyên tắc và phương châm trong việc lựa chọn, cụ thể như sau:

Hình 1.1 Phương châm lựa chọn đối tác chiến lược

Đào tạo nhân lực Tranh thủ nguồn lực Thu hút công nghệ Rút ngắn khoảng cách

về trình độ KH&CN trong một số lĩnh vực

cụ thể

9

Trang 22

1.2.3 Tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược trong HTQT về KH&CN

Nhƣ trên tác giả đã phân tích, tổng quan những vấn đề mang tính lý luận

về hội nhập nói chung và hội nhập về KH&CN nói riêng, cũng nhƣ nêu ra các khái niệm cơ bản có liên quan đến việc lựa chọn đối tác nhằm bổ sung thêm cơ

sở lý luận xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lƣợc trong HTQT về KH&CN

Hơn thế nữa, trên cơ sở thực tiễn hoạt động HTQT về KH&CN trong những năm gần đây, có tính đến xu thế phát triển KH&CN của thế giới và xu thế phát triển KH&CN của Việt Nam, tác giả đề xuất ra 05 tiêu chí lựa chọn đối tác chiện lƣợc trong HTQT về KH&CN Tác giả sẽ tiến hành phân tích, diễn giải từng tiêu chí đƣợc đề xuất để thấy đƣợc mức độ quan trọng của từng tiêu chí trong việc lựa chọn đối tác, và đƣa ra những lý do vì sao phải lựa chọn đối tác chiến lƣợc trong HTQT về KH&CN Các tiêu chí đƣợc đề xuất gồm có:

HÌNH 1.2 TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC CHIẾN LƢỢC VỀ KH&CN

1 Tiêu chí nền KH&CN phát triển

2 Tiêu chí đối ngoại

3 Tiêu chí kinh tế

4 Tiêu chí nguồn nhân lực

5 Tiêu chí tài chính

Trang 23

a) Tiêu chí 1 - Tiêu chí nền KH&CN phát triển

Đây là tiêu chí có thể nói quan trọng nhất trong việc xác định địa bàn trọng điểm để hợp tác về KH&CN Dựa vào tiêu chí này, chúng ta có thể xem xét lựa chọn hợp tác với quốc gia nào có nền KH&CN phát triển và hợp tác trong từng lĩnh vực cụ thể mà đối tác có thế mạnh, từ đótiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước tiên tiến, tranh thủ tối đa các cơ hội để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Việt Nam

Thông thường những nước phát triển hay còn gọi nước công nghiệp, thường là những nước có nền KH&CN tiên tiến trên thế giới Tuy nhiên, chúng

ta cũng không thể cho rằng cứ nước có tỷ lệ GDP/đầu người cao là nước có nền KH&CN cao Có những tiêu chí khác nhau để đánh giá trình độ KH&CN của mỗi quốc gia Gần đây Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã xếp hạng nền khoa học của các nước trên thế giới thông qua tỷ lệ phần trăm Bản báo cáo của OECD đã tổng hợp dữ liệu từ 40 quốc gia phát triển nhất toàn cầu, tính

tỷ lệ phần trăm số lượng tốt nghiệp trong 4 lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (gọi tắt là nhóm ngành STEM) trên tổng số người có bằng cao đẳng, đại học và trên đại học ở nước đó Cụ thể như sau:

Phần Lan

Trang 24

các sản phẩm, số bằng phát minh, tác động một số lĩnh vực khoa học mũi nhọn,

Chiểu theo tiêu chí này chúng ta có thể liệt kê những nước có nền KH&CN mà Việt Nam cần lưu tâm để hợp tác trong trong lai, cụ thể như sau: Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Thuỵ Điển, Phần Lan, Pháp, Úc, Anh,…

Trình độ KH&CN của mỗi nước có thể được đánh giá theo một thứ tự nhất định Khi lựa chọn đối tác, trước tiên chúng ta cần xác định được lĩnh vực ưu tiên hợp tác của mình là gì, qua đó tìm hiểu những lĩnh vực mà đối tác có thế mạnh để tận dụng hợp tác nhằm đạt hiệu quả cao.Trong trường hợp này chúng ta phải tính đến hợp tác với từng nước trong từng lĩnh vực cụ thể

b) Tiêu chí 2 - Tiêu chí đối ngoại

Đây là tiêu chí dựa trên đường lối, chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, được thể hiện thông qua nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản qua các thời kỳ Tại Đại hội XII của Đảng đãđặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động HNQT, giữ vững môi trường hoà bình và tạo điều thuận lợi để phát triển đất nước Đảng ta xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2016 - 2020; đồng thời là sự thể hiện nhận thức, đánh giá của Đảng ta về vai trò to lớn của công tác đối ngoại trong tình hình mới Hiện nay trên thế giới, tất cả các nước đều coi trọng lợi ích quốc gia khi thực thi chính sách đối ngoại Đối với nước ta, xác định đường lối đối ngoại đặt lợi ích quốc gia - dân tộc là mục tiêu hàng đầu, vừa phù hợp với xu thế chung, vừa là ý Đảng lòng Dân và tạo sự đồng thuận cao trong xã hội

Tuy nhiên, trong công tác đối ngoại, chúng ta không thể đánh đồng mối quan hệ với các nước, mà cần căn cứ vào xu hướng hợp tác trên thế giới và cân

Trang 25

bằng với lợi ích của Việt Nam Để thúc đẩy các hoạt động đối ngoại, hướng tới đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu và có hiệu quả, chúng ta cần xác định, lựa chọn được đối tác phù hợp trên các mặt hoạt động đối ngoại từ kinh tế, văn hoá, đến KH&CN, để từ đó triển khai kế hoạch hợp tác cụ thể

c) Tiêu chí 3 - Tiêu chí kinh tế

Trong quá trình lựa chọn đối tác ưu tiên, chúng ta có thể dựa trên tiêu chí này để xác định được đối tác ưu tiên đang đạt ở mức độ nào trong phát triển kinh

tế Liệu đối tác đó là nước phát triển hay nước đang phát triển, bắt buộc chúng ta phải đo lường được Thông thường sự phát triển của một quốc gia được đo đạc bằng các chỉ số thống kế như tổng sản phẩm quốc nội bình quân theo đầu người (GDP/người), tuổi thọ trung bình, tỷ lệ người biết chữ, Bên cạnh đó, Liên hiệp quốc cũng đã xây dựng Chỉ số phát triển con người, một chỉ số tổng hợp các thống kê trên để xác định mức độ phát triển con người ở mỗi quốc gia Dựa trên tiêu chí kinh tế người ta đã phân chia thế giới hiện nay thành hai nhóm nước cụ thể như sau:

- Nhóm nước phát triển hay thường gọi là các nước công nghiệp Nhóm nước công nghiệp là các quốc gia có tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội từ các hoạt động công nghiệp cao hơn ngưỡng nhất định Ví dụ các nước được coi là nước công nghiệp, hay còn gọi là nước có nền công nghiệp phát triển gồm: Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Mỹ, Canada, Ở những nước công nghiệp hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người thường cao hơn so với những nước nông nghiệp Điều này thôi thúc các nước nông nghiệp trên thế giới muốn thực hiện công cuộc CNH, nghĩa là muốn thúc đẩy phát triển công nghiệp có tỉ trọng cao hơn so với các ngành khác Các nước công nghiệp cũng thường có Chỉ số phát triển con người (HDI) thuộc vào loại cao, và các quốc gia này còn hay được nhắc tới là các nước phát triển, nước tiên tiến, hay các nước thuộc Thế giới thứ nhất

Trang 26

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, vào năm 2006, thế giới có 29 nước thành viên là nước công nghiệp (IMF gọi họ là các nước tiên tiến), trong đó 7 nước tiên tiến lớn gồm: Nhật Bản, Anh, Đức, Ý, Pháp, Mỹ và Canada; 22 nước và lãnh thổ còn lại gồm: Singapore, Israel, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Úc, New Zealand, Síp, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Thụy Sĩ, Áo, Bỉ, Phần Lan, Hy Lạp, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha Ngoại trừ Hồng Kông và Đài Loanlà nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Cả 29 nước

và vùng lãnh thổ nêu trên đều được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập cao Tuy nhiên, Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) cho rằng thế giới có 37 nước và lãnh thổ phát triển Ngoài 29 nước được IMF gọi là nước tiên tiến, trong danh sách của CIA còn có thêm các nước: Andora, Bermuda, Quần đảo Faroe, Liechtenstein, Malta, Monaco, San Marino, Vatican

- Nhóm các nước đang phát triển là các quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI) không cao Ở các nước này, thu nhập đầu người còn ít ỏi, nghèo

nàn là phổ biến và cơ cấu tư bản thấp "Nước đang phát triển" gần nghĩa với Thế

giới thứ ba thường dùng trong Chiến tranh lạnh Mức độ phát triển của một xã hội bao hàm cơ sở hạ tầng hiện đại (cả về mặt vật chất và thể chế) và sự chuyển đổi ra khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp

và khai thác tài nguyên tự nhiên Ở các quốc gia phát triển, hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững ở những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thông tin,… Việc áp dụng thuật ngữ nước đang phát triển cho toàn thể các nước chưa đạt trình độ nước phát triển trong nhiều trường hợp

là không thích hợp, không ít quốc gia nghèo không hề có những cải thiện tình hình kinh tế thậm chí là suy giảm Các quốc gia có sự tiến bộ vượt trội so với các

Trang 27

nước đang phát triển nhưng chưa với tới trình độ các nước phát triển được đưa vào nhóm nước CNH mới

d) Tiêu chí 4 - Tiêu chí nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KH&CN Nguồn nhân lực ở đây chúng ta có thể nói đến nguồn nhân lực KH&CN của đối tác và nguồn lực của Việt Nam được đào tạo tại các nước đối tác Đây là tác nhân dẫn đến thất bại hoặc thành công của HTQT về KH&CN Nếu đề cập đến nguồn lực của Việt Nam đã và đang được đào tạo tại nước ngoài, thì ta có thể kể đến những nước có số đông người Việt Nam được đào tạo tại đó như:

- Số lượng các nhà khoa học được đào tạo ở các nước XHCN cũ và ở Trung Quốc trước đây là rất đông và được đào tạo bài bản, chất lượng, nhưng hiện nay đã hạn chế về mặt tuổi tác, hầu hết trong số họ đã quá độ tuổi lao động Còn số các nhà khoa học trẻ được đào tạo tại các nước này lại khá khiêm tốn

- Số các nhà khoa học được đào tạo tại các nước phương tây như Hoa Kỳ,

Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… lực lượng này hùng hậu cả về số lượng và chất lượng

e) Tiêu chí 5 - Tiêu chí tài chính

Trong HTQT về KH&CN thì nguồn tài chính đóng vai trò quan trọng Việc thực hiện nghiên cứu chung phải dựa vào nguyên tắc hai bên cùng có lợi,

do vậy việc đóng góp tài chính cho các dự án hợp tác nghiên cứu chung đều phải bình đẳng Việt Nam cần phải có quan điểm trong việc sử dụng nguồn tài chính cho các dự án hợp tác như:

- Những vấn đề mà Việt Nam cần thì chúng ta nên sẵn sàng hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án, thậm chí lên tới 100% kinh phí

- Trong những trường hợp cụ thể Việt Nam có thể thoả thuận với đối tác theo tỷ lệ %, ví dụ như: Pháp, Nga, Italia, Anh,…

Trang 28

- Trong nhiều trường hợp đối tác có thể tài trợ kinh phí cho Việt Nam để thực hiện những chương trình lớn, ví dụ như: Đức, Thuỵ Điển, Phần Lan, Hàn Quốc,…

Khi đánh giá mức độ ưu tiên để xác định đối tác chiến lược, ngoài việc dựa vào tiêu chí này, chúng ta cần xem xét dựa trên cả các tiêu chí khác như: Tiêu chí về kinh tế, tiêu chí về đối tác có nền KH&CN phát triển

1.2.4 Đề xuất áp dụng các tiêu chí để đánh giá thực trạng lựa chọn đối tác về KH&CN theo phương pháp định lượng và định tính

a Các tiêu chí đánh giá

1) Tiêu chí nền KH&CN phát triển 2) Tiêu chí đối ngoại

3) Tiêu chí kinh tế 4) Tiêu chí nguồn nhân lực 5) Tiêu chí tài chính

b Đánh giá định lượng

Đánh giá định lượng được sử dụng để cho điểm 5 tiêu chí lựa chọn đối tác

ưu tiên Những điểm số này cho thấy mức độ cụ thể về việc lựa chọn đối tác ưu tiên Tuy nhiên, khi chấm điểm đối với từng tiêu chí, chúng ta cần đưa ra trọng

số để thấy được yếu tố quan trọng của từng tiêu chí

Bảng 1.2 Thang điểm đánh giá mức độ hợp tác với các đối tác ưu tiên

1 Hợp tác không tốt, không đáp ứng được yêu cầu

2 Có hợp tác nhưng kết quả không đặt được như kỳ vọng

3 Đạt được một số kết quả nhưng vẫn chưa đáp ứng được như mong đợi

4 Làm khá tốt với những yêu cầu đặt ra

5 Kết quả đạt được xuất sắc

(Nguồn: Tác giả)

Trang 29

c Đánh giá định tính

Việc đánh giá lựa chọn đối tác theo các tiêu chí nêu trên giúp chúng ta thấy rõ hiện trạng HTQT về KH&CN của Việt Nam trong thời gian qua, từ đó lí giải được vì sao chúng ta phải lựa chọn đối tác ưu tiên và lựa chọn đối tác nào phù hợp trong thời gian tới, cũng như phải làm thế nào để tăng cường hiệu quả hợp tác với đối tác ưu tiên đó

d Cách cho điểm đối với từng đối tác ưu tiên

Điểm số đưa ra đánh giá được tính bằng điểm trung bình của tất cả các tiêu chí Mỗi một tiêu chí có mức độ quan trọng khác nhau, do đó ta không thể tính đồng đều giữa các tiêu chí mà phải đưa trọng số vào để tínhđiểm cho mỗi tiêu chí

Bảng 1.3 Cách tính điểm hiện trạng đối tác chiến lược

trong KH&CN của một quốc gia

Tiêu chí Điểm Trọng số Điểm

sở lý luận xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược trong HTQT về

Trang 30

KH&CN Tác giả đãđưa ra lý do vì sao phải lựa chọn đối tác chiến lược, từ đóđề xuất 5 tiêu chí để lựa chọn.

Việc đánh giá rõ hiện trạng lựa chọn đối tác trong HTQT về KH&CN trong thời gian qua là rất cần thiết và quan trọng, qua đógiúp chúng ta nhận thấy được những thuận lợi, khó khăn và hạn chế trong quá trình hợp tác để từ đóđưa

ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa HTQT về KH&CN trong thời gian tới.Do đó, tác giả lấy các tiêu chí làm nền tảng để đi phân tích, đánh giá hiện trạng lựa chọn đối tác trong HTQT về KH&CN thời gian qua Việc đánh giá sẽ được tác giả cụ thể hoá tại Chương 2

Trang 31

Chương 2 HIỆN TRẠNG CHỌN LỰA CHỌN ĐỐI TÁC TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Trong thời gian qua, hoạt động HTQT trong lĩnh vực KH&CN của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, hợp tác đi vào chiều sâu và hiệu quả, chú trọng mở rộng hợp tác nghiên cứu với các quốc gia, vùng lãnh thổ có nền KH&CN tiên tiến và nền kinh tế phát triển trong khu vực và trên thế giới Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác về KH&CN với hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế và khu vực; là thành viên của hơn 100 tổ chức quốc tế

và khu vực về KH&CN

Để thấy rõ được bức tranh tổng quan về hiện trạng lựa chọn đối tác trong HTQT về KH&CN của Việt Nam thời gian qua, tác giả sẽ thực hiện việc đánh giá theo một số Nhóm nước có nền KH&CN tiên tiến và nền kinh tế phát triển, đặc biệt có tầm ảnh hưởng đến nền KH&CN của Việt Nam Hơn nữa, để đánh giá hiện trạng HTQT về KH&CN thông qua nhiều mặt hoạt động liên quan và có

sự thống nhất trong việc đánh giá hợp tác với từng quốc gia, tác giả sẽ sử dụng

05 tiêu chí đã nêu tại Chương 1 để thực hiện Các Nhóm nước được tác giả lựa chọn để đánh giá bao gồm:

HÌNH 2.1 HIỆN TRẠNG LỰA CHỌN ĐỐI TÁC TRONG HTQT

VỀ KH&CN

HIỆN TRẠNG LỰA CHỌN ĐỐI TÁC

Hợp tác với các nước

G7

Hợp tác với các nước Đông Bắc Á

Hợp tác với các nước khác

Trang 32

2.1 Hợp tác với các nước G7

2.1.1 Hợp tác với Hoa Kỳ

a) Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Lịch sử quan hệ giữa hai nước trải qua nhiều thăng trầm từ chiến tranh đến hoà bình và hợp tác phát triển Sau hơn 20 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh năm 1975, vào ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam và nâng cấp Văn phòng Liên lạc thành toà đại sứ đặt tại Hà Nội Việt Nam đặt toà đại sứ ở Washington D.C., một toà tổng lãnh sự tại San Francisco (Bang California), một tại Houstaon (Bang Texas) và một tại thành phố New York (Bang New York) Hoa Kỳ có một toà tổng lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến mở thêm một toà tổng lãnh sự tạiĐà Nẵng

Kể từ khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, quan hệ ngoại giao giữa hai nước trở nên sâu sắc và đa dạng hơn trong những năm qua Hai bên thường xuyên trao đổi chính trị, đối thoại nhân quyền và an ninh khu vực Hai bên đã ký Hiệp đinh thương mại song phương vào tháng 7 năm 2000 (BTA) Tháng 11 năm 2007, Hoa Kỳ chấp thuận Quy chế Quan hệ thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam Hiện nay, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tuyên bố trở thành đối tác toàn diện của nhau nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào năm 2013 [22]

b) Nền KH&CN của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ có nền KH&CN tiên tiến nhất trên thế giới xét trên mọi tiêu chí Bắt đầu tiến hành bằng việc nhập khẩu khoa học với việc các nhà khoa học đầu ngành đến Hoa Kỳ từ năm 1794, trong số đó phải kể đến Albert Ainstain và các nhà khoa học đầu đàn khác đã xây nên nền tảng KH&CN Hoa Kỳ Thời kỳ tiếp theo là thời kỳ khoa học và ứng dụng bắt đầu từ thế kỷ thứ 19 với một loạt các phát minh ứng dụng ra đời Thời kỳ tiếp theo là thời kỳ của kỷ nguyên nguyên tử

Trang 33

và khoa học lớn bắt đầu từ những năm 1940 của thế kỷ trước Thời kỳ viễn thông

và công nghệ bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước Thời kỳ của kỷ nguyên không gian khi mà con người muốn trinh phục không gian Và thời kỳ hiện nay

là y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Với việc phát triển nhanh và vững chắc Hoa Kỳ đã tạo ra những ngành KH&CN mũi nhọn như: Công nghệ thông tin, sản phẩm tiếp theo của nó là IOT, khoa học dữ liệu,…; Công nghệ sinh học; Y tế; Công nghệ không gian,…

c) Hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã bắt đầu từ năm 2000, với việc hai nước ký Hiệp định hợp tác về KH&CN (Hiệp định) nhân dịp chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang Việt Nam, mở ra thời kỳ mới về hợp tác KH&CN giữa hai quốc gia Sau 16 năm, hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đãđược phát triển trong hầu hết mọi lĩnh vực, liên quan đến rất nhiều đầu mối của các Bộ, ngành, các tổ chức KH&CN, cộng đồng khoa học của hai nước, đạt được nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận Trong khuôn khổ Hiệp định,

Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã luân phiên chủ trì tổ chức 08cuộc họp của Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác KH&CN để kiểm điểm tình hình và

đề ra kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo Bộ KH&CN là đầu mối chính triển khai Hiệp định, với sự tham gia của đông đảo các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức,…, có thể điểm qua một số hoạt động chính như sau:

- Trong lĩnh vực vũ trụ, không gian,đây là một lĩnh vực hợp tác mới với sự

tham gia của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (VAST) và Cơ quan Quản lý Không gian và Vũ trụ Quốc gia (NASA) tại Washington D.C Hiện nay, NASA

và VAST đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng trong lĩnh vực hợp tác không gian như khoa học trái đất, trao đổi số liệu, dự báo thời tiết và những vấn đề có liên quan khác Hiện nay, Bộ KH&CN đã và đang làm việc với đại diện của phía

Trang 34

Hoa Kỳ để đàm phán chuẩn bị ký kết Hiệp định khung về hợp tác ngoài không gian giữa 2 nước

- Trong lĩnh vực, khoa học biển và khí tượng thủy văn, Bộ KH&CN, Bộ

Tài nguyên và Môi trường và một số trường đại học của Việt Nam cùng với Cơ quan Khí quyển và Đại dương và Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ thực hiện những hoạt động với các chủ đề hợp tác chính như thuỷ lợi, dự báo thời tiết, cảnh báo bão và thiên tai; Quản lý bờ biển; Nghiên cứu hải dương học Biển Đông Trong lĩnh vực nghiên cứu hải dương học, một số hoạt động nghiên cứu giữa hai bên được tổ chức thành công như chuyến thăm của tầu nghiên cứu biển của Hoa Kỳ đến cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng vào tháng 6/2012, đánh dấu sự khởi đầu của dự án nghiên cứu hải dương học giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

- Trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết

Hiệp định hợp tác về sử dụng hoà bình năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123) vào ngày 06/5/2014 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 03/10/2014 Việc ký Hiệp định

123 đánh dấu bước tiến quan trọng về sự tin cậy trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình, đồng thời mở ra những triển vọng to lớn cho cả hai bên trong việc thúc đẩy những dự

án hợp tác cụ thể về ứng dụng bức xạ cũng như phát triển điện hạt nhân phục vụ phát triển KT-XH của mỗi nước

- Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ,được thực hiện thông qua các cơ chế hợp

tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN và Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), hai cơ quan đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về sở hữu trí tuệ vào tháng 9/2001, gồm các nội dung xây dựng năng lực và đào tạo, nâng cao vai trò của sở hữu trí tuệ trong hoạt động sáng tạo và tăng trưởng kinh tế, trao đổi thông tin và những kinh nghiệm tốt nhất về sở hữu trí tuệ

- Trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ KH&CN cũng đãký

văn bản hợp tác (MoU) với các cơ quan/tổ chức có liên quan của Hoa Kỳ Cụ

Trang 35

thể, với Ủy Ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng chủ yếu về trao đổi thông tin và trao đổi đào tạo liên quan đến tăng cường năng lực thử nghiệm; với Hội Thử nghiệm và Vật liệu, đã mang lại lợi ích cao cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc dễ dàng tiếp cận nguồn tiêu chuẩn chất lượng cao, có bản quyền, thuận lợi hoá trong giao thương với Mỹ; với Viện Quốc gia về Tiêu chuẩn và

Công nghệ và Phòng thử nghiệm an toàn quốc gia

- Trong khuôn khổ của Đề án “Thương mại hoá công nghệ theo mô hình

Thung lũng Silicon tại Việt Nam” (VietNam Silicon Valley- VSV), Bộ KH&CN đang đàm phán và phối hợp với các đối tác Hoa Kỳ để có đại diện của mình ở Thung lũng Silicon như một kênh để khám phá sự đổi mới, cũng như tài trợ cho Chương trình thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao, nhằm tăng thêm cơ hội đạt được thành công trên trường quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Đặc biệt, việc hợp tác không chỉ giới hạn trong các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nêu trên, mà còn liên quan đến việc chuyển giao những công nghệ cụ thể như các kit chuẩn đoán bệnh, công nghệ vi sinh nhằm biến rơm

rạ của Việt Nam thành phân bón cho cây trồng, hoặc các giống cây trồng trong nông nghiệp,…

Bên cạnh những hợp tác có tính chất khuôn khổ nêu trên, gần đây hai bên đãđẩy mạnh đa dạng hoá các hình thức hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới,

cụ thể hai bên đã ký Ý định thư hợp tác khoa học, công nghệ, và đổi mới giữa Trường đại học Arizona và Bộ KH&CN, chương trình này nhằm đẩy mạnh hợp tác trong việc thương mại hoá các kết quả nghiên cứu của hai bên và cùng nhau tìm kiếm các nhà đồng tài trợ cho các chương trình dự án theo hướng đối tác công tư mà đích nhắm tới và các tập đoàn lớn của cả Hoa Kỳ và Việt Nam

Hơn nữa, để thúc đẩy việc triển khai Hiệp định giữa 2 nước, Việt Nam đã thiết lập Văn phòng đại diện KH&CN của Việt Nam tại một số thành phố chính của Hoa Kỳ như: Washington DC, San Francisco, New York và Houston Đây là

Trang 36

một bước chủ động của Việt Nam hội nhập sâu sắc hơn vào nền KH&CN quốc

tế, đặc biệt tại một quốc gia có nền KH&CN phát triển bậc nhất nhất thế giới là Hoa Kỳ Điều quan trọng hơn cả là bản thân các nhà khoa học, các tổ chức KH&CN Việt Nam đã từng bước hợp tác một cách tự tin, bình đẳng và sáng tạo với đối tác

Về mặt tài chính hỗ trợ cho các hợp tác giữa hai nước, chúng ta có thể thấy

Hoa Kỳ có rất nhiều cơ quan tài trợ cho nghiên cứu như Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF), Viện nghiên cứu sức khoẻ quốc gia (NIH), Viện Tiêu chuẩn quốc gia (NIS), Cơ quan nghiên cứu hải quân Mỹ, Cơ quan thời tiết và đại dương quốc gia (NOIA), Bên cạnh những cơ quan tài trợ này, chúng ta có thể thấy sự tham gia của một số tập đoàn lớn (như: INTEL, IBM, MICROSOFT, ) vào hợp tác nghiên cứu Về sự hỗ trợ tài chính cho các hợp tác giữa hai nước từ phía Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng hàng năm Bộ KH&CN tài trợ hàng trăm ngàn USD cho các dự án nghiên cứu chung theo chương trình HTQT về KH&CN theo nghị định thư [6]

d) Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là nước có đóng góp cho Việt Nam trong việc đào tạo các nhà KH&CN trình độ cao là tốt nhất, xét cả về chất lượng và số lượng kể từ khi đất nước thống nhất Quĩ giáo dục Việt Nam được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập từ năm 2000 (Luật Quĩ giáo dục Việt Nam 2000 - VEF) nhằm tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thông qua các hoạt động trao đổi giáo dục Các chương trình trao đổi của VEF nhằm đưa các công dân Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập và đồng thời đưa các giáo sư Hoa Kỳ đến Việt Nam giảng dạy trong các trường đại học của Việt Nam VEF nhận ngân sách hàng năm là 5 triệu USD từ quốc hội Hoa Kỳ cho đến năm 2018 Các chương trình của VEF đãđược nêu trong Luật 2000 VEF tập trung vào các ngành khoa học (tự nhiên, vật lý và môi trường, kỹ thuật, toán và khoa học sức khỏe) và công nghệ (bao gồm cả

Trang 37

công nghệ thông tin) Những lĩnh vực này là những ngành liên quan đến các lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán) Các hoạt động chủ yếu của VEF là: (1) Chương trình học bổng đưa các sinh viên Việt Nam sang Hoa

Kỳ tham gia vào các các chương trình đào tạo có bằng cấp được tài trợ thông qua cùng chia sẻ với các trường đại học của Hoa Kỳ; (2) Chương trình học giả tài trợ cho các công dân Việt Nam, những người đã có học vị tiến sỹ sang Hoa Kỳ nhằm phát triển các kỹ năng nghề nghiệp thông qua các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và khán dự (quan sát) tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo hàng đầu của Hoa Kỳ; và (3) Chương trình các học giả của các trường đại học Hoa Kỳ tài trợ cho các giáo sư của Hoa Kỳ đến giảng dạy tại các cơ sở đào tạo tại Việt Nam bằng tiếng Anh từ 1 đến 2 học kỳ hoặc thông qua tele conference (trực tuyến) Những nỗ lực xây dựng năng lực này là nhằm thiết lập quan hệ giữa các cơ sở đào tạo và nghiên cứu của Việt Nam và Hoa Kỳ và tạo ra cơ hội để các sinh viên VEF và các học giả người Việt Nam trở về nước công hiến

g) Kết luận

Về mặt pháp lý, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết mọi văn bản pháp lý liên quan đến HTQT về KH&CN, từ Hiệp định KH&CN, Hiệp định sở hữu trí tuệ, Hiệp định 123 (Hạt nhân) và sắp đến Hiệp định khung về hợp tác trong lĩnh vực công nghệ không gian Ngoài khuôn khổ hợp tác song phương, Việt Nam và Hoa

Kỳ cùng tham gia vào những khuôn khổ hợp tác đa phương như APEC, ASEAN,… Về kinh phí cho hợp tác này là đầy tiềm năng, vì Hoa Kỳ có các quĩ nghiên cứu như Quỹ Khoa học quốc gia, Viện nghiên cứu sức khoẻ quốc gia, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia có thể tham gia vào các chương trình tài trợ cho nghiên cứu chung mà hai bên chưa khai thác Bên cạnh đó, hai bên cũng chưa khai thác thế mạnh và công nghệ của các tập đoàn lớn để đầu tư vào các dự án nghiên cứu chung trên cơ sở cùng có lợi Hai bên cũng đã bắt đầu xây dựng những chương trình hợp tác lớn, nhưng cũng đang ở giai đoạn khởi đầu

Trang 38

Hai bên cũng đã xây dựng trường đại học Việt Mỹ (Trường đại học Fulbright), nhưng trường này mới tập trung vào giảng dạy những bộ môn về khoa học xã hội Hai bên chưa xây dựng những phòng thí nghiệm liên kết như Hoa Kỳ đã từng tiến hành một số nước khác như là Malaysia,…

2.1.2 Hợp tác với Cộng hoà Pháp (CH Pháp)

a) Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và CH Pháp

Mối quan hệ hai nước Việt - Pháp đãđi thêm một chặng đường trong sự hợp tác và phát triển Sự kiện hợp tác quan trọng gần nhất giữa hai nước Pháp và Việt Nam phải kể đến là việc ký kết bản hợp tác chiến lược song phương vào ngày 25/9/2013, với mục đích tăng cường mối quan hệ giữa hai nước trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là chính trị, quốc phòng, kinh tế, giáo dục, văn hoá Quan

hệ chiến lược về chính trị giữa hai nước Việt - Pháp cũng đãđạt đến một tần suất tương đối thường xuyên bằng những cuộc gặp mặt cấp cao, ở tầm quốc gia có bốn chuyến thăm của các đời tổng thổng Pháp dành cho Việt Nam (1993, 1997,

2004, đặc biệt năm 2016 có sự tham gia của Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp trong đoàn của Tổng thống Pháp tại Việt Nam, của Thủ Tướng Pháp François Fillon vào tháng 11/2009), trong mối tương quan đó, về phía Việt Nam cũng có chuyến thăm đến Pháp của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam vào năm

2002, của Tổng Bí thư vào năm 2005, và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm

2007, 2013 và 2015 (khai mạc COP 21) Bên cạnh đó, mỗi năm, còn rất nhiều các chuyến viếng thăm cấp bộ trưởng được diễn ra ở cả hai chiều Hiện tại, Việt Nam là thành viên của Tổ Chức quốc tế Pháp ngữ OIF, với trụ sở cấp vùng Châu

Á - Thái Bình Dương của OIF đặt tại Hà Nội, nơi đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các nước Pháp ngữ năm 1997 [22]

b) Nền KH&CN của Pháp

Là quốc gia xếp thứ 20 về dân số, nhưng đứng thứ 5 về KH&CN với hơn 210.000 nhà nghiên cứu thuộc cả khu vực công và tư nhân, gần 800.000 kỹ sư và

Trang 39

nhà khoa học, nước Pháp chiếm một vị trí hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới Dành hơn 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho nghiên cứu, Pháp mạnh ở nhiều lĩnh vực (toán học, vật lý, hạt nhân, vũ trụ, nông học, khảo cổ học,…), trong đó có nhiều cụm khoa học nổi danh trên thế giới

Năm 2006, nước Pháp đứng thứ 4 trên thế giới trong hệ thống cấp bằng sáng chế của châu Âu (chiếm 5,5%), chuyên sâu trong lĩnh vực máy móc - cơ khí

- vận tải Trong hệ thống cấp bằng của Mỹ, Pháp xếp hàng thứ 7 trên thế giới (chiếm 2% số lượng bằng sáng chế được cấp) chuyên về dược học - công nghệ sinh học và hoá học - vật liệu

Nước Pháp là ngôi nhà của những trường đại học lâu đời nhất trên thế giới Hiện nay, Pháp có số đông các trường đại học và cao đẳng giảng dạy các khoá học về khoa học cơ bản và ứng dụng; có nhiều sinh viên đăng ký vào học các ngành KH&CN

c) Hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và CH Pháp

Về khuôn khổ pháp lý, tháng 3/2007, Việt Nam và Pháp đã ký kết Hiệp định hợp tác về KH&CN giữa hai Chính phủ Tiếp theo hai bên đã ký Thoả thuận hợp tác Việt Nam - Pháp về thành lập Phòng thí nghiệm liên kết (LIA) quốc tế về vật lý hạt Đây là thoả thuận cấp Bộ giữa Bộ KH&CN đại diện cho 06

cơ sở nghiên cứu và trường đại học của Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và Uỷ ban Năng lượng nguyên tử Pháp (CEA) đại diện cho 12 cơ quan và cơ sở nghiên cứu của Pháp Để triển khai Hiệp định

Bộ ngoại giao Pháp và Bộ KH&CN Việt Nam đã xây dựng Chương trình Hoa Sen tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm như: Vật liệu mới, truyền thông, toán học, vật lý và hoá học ứng dụng, công nghệ Nano, hợp chất tự nhiên, công nghệ sinh học, môi trường,… Năm 2009, Chính phủ hai nước đã ký Hiệp định thành lập Đại học KH&CN Việt - Pháp Những lĩnh vực hợp tác cụ thể giữa hai nước gồm:

Trang 40

- Trong lĩnh vực y tế, Chương trình hợp tác liên chính phủ giữa Việt Nam

và Pháp đào tạo thực tập sinh trong ngày y được ký kết vào ngày 10/02/1993 (thường được gọi là Chương trình FFI) và đến nay vẫn được tiếp tục triển khai Nội dung chính của chương trình là tuyển các bác sỹ (dưới 40 tuổi) đi thực tập tại các bệnh viện ở Pháp theo các chuyên ngành nội, phẫu thuật, nhi khoa, răng hàm mặt, chuẩn đoán hình ảnh, nội soi Đây có thể nói là chương trình thành công nhất nếu so nó với các chương trình hợp tác khác Về mặt số lượng có thể nói cho đến nay có đến hàng trăm các bác sỹ được tuyển chọn ngặt nghèo để đến Pháp thực tập Về mặt chuyên môn, các bác sỹ Việt Nam được các bác sỹ hàng đầu Pháp hướng dẫn và cầm tay chỉ việc Điều quan trọng hơn là họ có cơ hội được điều trị trực tiếp các bệnh nhân Pháp, khác với việc các bác sỹ khác của ta sang các nước khác không được trực tiếp điều trị cho bệnh nhân mà chỉ có kiến tập Những bác sỹ được đào tạo từ Pháp về đóng vai trò quan trọng trong các bệnh viện tuyến đầu của Việt Nam hiện nay

- Trong lĩnh vực không gian, Pháp là nước đầu tiên hợp tác với Việt Nam

trong lĩnh vực này Mới đầu Pháp tài trợ cho Việt Nam trạm thu tín hiệu vệ tinh mặt đất Dự án này là nền tảng cho việc hợp tác tiếp theo sau này Nhờ có trạm

vệ tính này mà trình độ về khoa học viễn thám của các nhà khoa học Việt Nam được nâng cao, hơn nữa những tín hiệu thu được đãđóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Không chỉ dựng lại ở trạm vệ tinh, Pháp tiếp tục tài trợ cho Việt Nam phòng vệ tinh viễn thám Vinaretsat1 và vệ tinh này được phóng vào năm 2010 Có thể nói Pháp đã góp phần lớn xây dựng nền tảng công nghệ không gian cho Việt Nam

- Về mặt tài chính cho hợp tác, Chính phủ Pháp cũng dành một phần tài

chính cho các hợp tác nghiên cứu và triển khai Nếu xây dựng được những chương trình lớn thì Chính phủ Pháp sẽ tài trợ thông qua kênh ODA [7]

Ngày đăng: 10/11/2019, 23:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội XII, Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội, 2016, tr.7 và tr.39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội XII
[2]. Đảng Ccộng sản Việt Nam: Hội nghị Trung ương 8 (khoá XI) ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, ngày 25-10-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị Trung ương 8 (khoá XI) ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
[5]. Chính phủ: Quyết định số 735/QĐ-TTg, ngày 18/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghê ̣ đến năm 2020”, tr.5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án “Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghê ̣ đến năm 2020”
[6]. Bộ Khoa học và Công nghệ: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Hoa Kỳ
[7]. Bộ Khoa học và Công nghệ: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Cộng hoà Pháp, Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Cộng hoà Pháp
[8]. Bộ Khoa học và Công nghệ: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Liên bang Đức, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Liên bang Đức
[9]. Bộ Khoa học và Công nghệ: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Vương quốc Anh, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Vương quốc Anh
[10]. Bộ Khoa học và Công nghệ: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Italia, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Italia
[11]. Bộ Khoa học và Công nghệ: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Australia, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Australia
[12]. Bộ Khoa học và Công nghệ: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Canada, Hà Nội, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Canada
[13]. Bộ Khoa học và Công nghệ: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Trung Quốc
[14]. Bộ Khoa học và Công nghệ: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Nhật Bản, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Nhật Bản
[15]. Bộ Khoa học và Công nghệ: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Hàn Quốc, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Hàn Quốc
[16]. Bộ Khoa học và Công nghệ: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Liên bang Nga, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Liên bang Nga
[17]. Bộ Khoa học và Công nghệ: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Ấn Độ, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với Ấn Độ
[18] Mai Hà, Hội nhập quốc tế về KH&CN: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội, 2013, tr.1-2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nhập quốc tế về KH&CN: Những vấn đề lý luận và thực tiễn
[19]. Mai Hà: Xu thế phát triển toàn cầu hoá KH&CN và ứng phó với thách thức và cơ hội của toàn cầu hoá, Hà Nội, 2013, tr.21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu thế phát triển toàn cầu hoá KH&CN và ứng phó với thách thức và cơ hội của toàn cầu hoá
[20]. Phạm Quốc Trụ: Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội, 2011, tr.2-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
[21]. Đinh Công Tuấn: Vài nét về quan hệ đối tác chiến lược, Tạp chí Đảng cộng sản, 01/8/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về quan hệ đối tác chiến lược
[4]. Chính phủ: Quyết định số 418/QĐ-TTg, ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghê ̣ giai đoạn 2011-2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w