1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài, dự án theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học tỉnh An Giang

8 302 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 278,61 KB

Nội dung

Xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài, dự án theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học tỉnh An Giang Phan Anh Thi Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Quản lý Khoa học và công nghệ; Mã số: 60 34 72 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Xuân Hằng Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về tiêu chí lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu. Khảo sát tình hình họat động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở ở An Giang giai đoạn 2006-2010 nói chung và phân tích thực trạng hoạt động lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh nói riêng. Đề xuất một số tiêu chí đánh giá lựa chọn đề tài theo định hướng nhu cầu tại tỉnh An Giang Keywords. Khoa học quản lý; Nghiên cứu khoa học; An Giang Content 1. Lý do nghiên cứu: Khoa học và công nghệ từ lâu đã đóng một vai trò vô cùng to lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Bước vào thế kỷ 21, KH&CN hiện đại tiếp tục có tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội. Những thành tựu to lớn của KH&CN đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Phát triển KH&CN trở nên xu thế tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “KH&CN là quốc sách hàng đầu”. Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII đã khẳng định vai trò, động lực của KH&CN đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội IX của Đảng cũng tiếp tục khẳng định, nước ta có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng cách phát triển mạnh mẽ năng lực KH&CN, nắm bắt và vận dụng sáng tạo những thành tựu KH&CN mới nhất của thế giới. Đại hội X của Đảng đã khẳng định rằng, “KH&CN là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững đất nước và được thể hiện dưới dạng Luật khoa học và công nghệ” [12, tr.1]. Mục tiêu của hoạt động KH&CN là xây dựng nền KH&CN tiên tiến, hiện đại để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người mới Việt Nam; góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh [12, tr.1]. Trong bối cảnh đó, An Giang đã xây dựng mục tiêu phát triển KH&CN đến 2010 nhằm góp phần tạo chuyển biến mới trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn An Giang theo hướng công nghiệp và hiện đại. Gồm hai mục tiêu lớn như sau: Đẩy mạnh xã hội hóa trên lĩnh vực KH&CN nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển và ban hành chính sách khuyến khích cụ thể để người dân, doanh nghiệp có điều kiện mạnh dạn tham gia đầu tư [6, tr.3]. Lựa chọn, ứng dụng và chuyển giao có hiệu quả các thành tựu KH&CN trong và ngoài nước vào các lĩnh vực mũi nhọn như nông nghiệp, công nghiệp phục vụ cho công nghiệp, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, môi trường, y tế, giáo dục, văn hóa, tôn giáo, lịch sử, … nhằm tạo ra những sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Trong đó, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp có chất lượng cao và “theo hướng tập trung, công nghiệp, đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch và đảm bảo vệ môi trường; tăng cường ứng dụng các KH&CN tiến bộ để hạn chế tác hại của sâu bệnh, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và tăng thêm thu nhập cho nông dân. Đặc biệt chú trọng công tác giống chất lượng; thực hiện chương trình “3 giảm 3 tăng” kết hợp với chương trình tiết kiệm nước trên lúa; SQF 1000 trên thủy sản, chuyển giao mô hình liên kết nuôi cá sinh thái, sản xuất cá sạch” [6, tr.3]. Có thể nói, “đổi mới và ứng dụng các KH&CN tiến bộ là nền tảng vững chắc để bước vào hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và của nền kinh tế” [6, tr.4]. Vì vậy, nhằm đạt được mục tiêu nói trên, bên cạnh các đề tài cấp tỉnh, An Giang đã triển khai và phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học ở cơ sở dưới hình thức đề tài cấp cơ sở từ năm 2005, góp phần nâng cao năng lực năng lực quản lý hoạt động khoa học của cơ sở, năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân KH&CN, và đẩy mạnh hoạt động khoa học của cơ sở theo Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật KH&CN (sau đây gọi tắt là Nghị định số 81/2002/NĐ-CP). Trong những năm qua, An Giang đã không ngừng chuyển đổi phương pháp quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển mạnh mẻ và hiệu quả ngày càng cao. Tuy nhiên, khả năng ứng dụng các đề tài theo thực tế hiện nay chưa cao, công tác quản lý đề tài vẫn còn nhiều yếu kém từ giai đoạn xác định danh mục, tuyển chọn và xét duyệt đề cương đến nghiệm thu đề tài. Nhiều đề tài dừng thực hiện, một số khác chưa thực hiện đúng tiến độ, nếu có đúng tiến độ thì kết quả nghiên cứu chưa được ứng dụng một cách rộng rãi hay chưa có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội. Đến nay, thực trạng trên vẫn chưa có một giải pháp khắc phục một cách hiệu quả. Do đó, các nhà quản lý đã và đang xử lý tình huống “sai đâu sửa đó” và phương pháp này chỉ mang tính chất tạm thời không thể tổng kết thành một báo cáo hoàn chỉnh, làm cơ sở cho việc điều chỉnh hệ thống qui trình quản lý một cách đồng bộ và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả. Do đó, cần đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục. Đứng trước hiện trạng nói trên, chúng tôi chọn vấn đề “Xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài, dự án theo hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học tỉnh An Giang” làm đề tài luận văn cao học. Từ đó tạo cơ sở khoa học để: Sở KH&CN An Giang xây dựng những tiêu chí lựa chọn đề tài, không chỉ phù hợp với chủ trương, chính sách, định hướng phát triển của tỉnh, mà còn phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội, Hoặc cơ quan quản lý cơ sở có thể lựa chọn đề tài một cách thuận lợi, hợp lý và hợp pháp hơn, Và tổ chức, cá nhân KH&CN có thể đề xuất đề tài phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội một cách khoa học. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và đưa kết quả nghiên cứu trở thành hàng hóa, mang lại hiệu quả trực tiếp cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu cũng như tổ chức, cá nhân thụ hưởng kết quả nghiên cứu tại địa phương. 2. Lịch sử nghiên cứu: Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động khoa học của Đảng và Nhà nước, các tỉnh thành phố đã triển khai được chính sách hỗ trợ khuyến khích và thúc đẩy hoạt động khoa học ở các huyện và sở, ban, ngành (sau đây gọi tắt là cấp cơ sở, hay còn gọi cấp huyện). Đến nay, các Sở KH&CN đã tổng kết và báo cáo trong các hội thảo chuyên đề có liên quan đến những thành tựu đạt được từ hoạt động khoa học cấp cơ sở, những khó khăn, vướng mắc ở hiện tại và những thách thức ở tương lai, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục có hiệu quả và kiến nghị đối với các đối tượng có liên quan hay đề ra những giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KH&CN cơ sở. Chẳng hạn như hội thảo khoa học với chuyên đề về hoạt động khoa học cấp cơ sở được tổ chức ở Nghệ An, Bạc Liêu, Đắc Nông. Cụ thể là: Hội thảo chuyên đề “Đánh giá, rút kinh nghiệm một số mô hình quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện ở nước ta hiện nay” năm 2009 tại Nghệ An. Tại hội thảo, đại diện các Sở KH&CN đã đánh giá tình hình hoạt động KH&CN và giới thiệu một số phương thức quản lý hoạt động KH&CN cấp cơ sở hiệu quả hơn. Điển hình một số báo cáo như sau: Đổi mới tổ chức và phương thức quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện của tỉnh Bắc Giang; Kinh nghiệm thực tế từ phân cấp quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện ở Hà Tĩnh; Báo cáo hoạt động KH&CN cấp huyện ở thành phố Hải Phòng; Mô hình hoạt động KH&CN cấp huyện tại tỉnh Nghệ An; Đáng giá rút kinh nghiệm một số mô hình quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện ở tỉnh Quảng Nam; Một số kết quả triển khai hoạt động KH&CN cấp huyện ở thành phố Hồ Chí Minh; Thực trạng quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện ở một số địa phương; Tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động KH&CN cấp huyện ở Vĩnh Long; Hoạt động KH&CN cấp huyện ở Vĩnh Phúc. Hội thảo ngành KH&CN khu vực ĐBSCL lần thứ XV năm 2010 tại Bạc Liêu. Trong hội thảo cho thấy, tình hình hoạt động KH&CN cấp cơ sở ở khu vực ĐBSCL cũng gặp phải những vấn đề khó khăn gây cản trở quá trình xã hội hóa hoạt động khoa học tại địa phương. Do đó, hội thảo khoa học là môi trường để các Sở KH&CN khu vực trao đổi kinh nghiệm, đề ra những giải pháp và định hướng mô hình quản lý hiệu quả. Điển hình một vài báo cáo sau đây: Định hướng mô hình quản lý KH&CN cấp huyện trên địa bàn Bạc Liêu; Nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN cấp huyện để đưa nhanh tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống ở Bạc Liêu; Một số giải pháp nâng cao hoạt động KH&CN cấp quận huyện thuộc TP. Cần Thơ; Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN cấp huyện trên địa bàn tỉnh An Giang; Đẩy mạnh hoạt động KH&CN cấp huyện nhằm đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống tại Cà Màu; Nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN cấp huyện để đưa nhanh tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống ở Đồng Tháp; Nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN cấp huyện để đưa nhanh tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống ở Long An; Nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN cấp huyện để đưa nhanh tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống ở Vĩnh Long; Vài nét hoạt động KH&CN cấp huyện, thị tỉnh Hậu Giang; Hoạt động KH&CN cấp huyện tỉnh Sóc Trăng; Hoạt động KH&CN cấp huyện tỉnh Tiền Giang; Hoạt động KH&CN cấp cơ sở tại Bình Dương; Mô hình quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện ở tỉnh Đồng nai và những kiến nghị đề xuất; Triển khai hoạt động KH&CN cấp quận huyện thuộc TP. HCM; Thực trạng và định hướng hoạt động; Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN cấp huyện thị ở Tây Ninh. Hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KH&CN cơ sở” năm 2010 tại Đắk Nông. Đối với khu vực Tây Nguyên và cá tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, hoạt động KH&CN cũng đạt được nhiều thành tựu nhưng trong quá trình triển khai chính sách khuyến khích đẩy mạnh hoạt động khoa học cũng có những vấn đề phát sinh cần nghiên cứu để tìm ra những giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KH&CN cơ sở. Điều này được thể hiện rõ nét trong các báo cáo sau: Hoạt động KH&CN cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Hoạt động KH&CN cấp cơ sở, một số kết quả đạt được và định hướng thời gian tới ở tỉnh Đắk Lắk; Áp dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống trong hoạt động KH&CN cấp huyện tại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KH&CN cơ sở ở các tỉnh như Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa và Ninh Thuận. Tương như các tỉnh nói trên, An Giang đã triển khai được chính sách hỗ trợ khuyến khích và thúc đẩy hoạt động khoa học cấp cơ sở) theo chủ trương xã hội hóa hoạt động khoa học của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động này đã và đang gặp phải nhiều vấn đề trong quá trình triển khai chính sách, là do một số qui định hiện hành không phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội nên hoạt động này chưa phát huy hết vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong năm năm qua. Trong các báo cáo nói trên chỉ trình bày những giải pháp khá là chung chung, chẳng hạn như trong báo cáo của ông Đào Tứ Xuyên (Giám đốc Sở KH&CN Phú Yên) có trình bày giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KH&CN cấp cơ sở như sau: (1) Tiếp tục củng cố, kiện toàn công tác tổ chứa bộ máy hoạt động KH&CN cấp cơ sở; (2) Tăng cường đào tạo cán bộ làm công tác nghiên cứu, úng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN cấp cơ sở; (3) Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo cơ sở; (4) Tăng cường củng cố môi trường, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động KH&CN cơ sở; (5) Tăng cường công tác giám sát hoạt động KH&CN cơ sở. Có thể nói, các giải pháp nói trên điều được các tỉnh thể hiện tương tự nhau trong các báo cáo khoa học trong hội thảo chuyên đề về KH&CN cấp cơ sở tại Đắk Nông. Từ các giải pháp này, chúng ta có thể đào sâu nghiên cứu để tìm kiếm mục tiêu nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn, góp phần xây dựng hệ thống quản lý khoa học cấp cơ sở hiệu quả hơn. Hiện nay, An Giang chưa có một nghiên cứu khoa học để tìm ra những giải pháp hiệu quả trong việc cải cách qui chế quản lý, nhằm tạo một hành lang pháp lý thuận lợi có thể đẩy mạnh hoạt động KH&CN cơ sở một cách hiệu quả hơn. Quá trình cải cách qui chế quản lý phải trải qua nhiều khâu nhiều bước, nhưng theo chúng tôi có hai bước quan trọng cần nghiên cứu trước, đó là xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài và đánh giá kết quả nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài, dự án theo hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học tỉnh An Giang” làm đề tài luận văn cao học. Nếu có thể áp dụng thành công lựa chọn đề tài, dự án tại tỉnh An Giang thì chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: Xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài, dự án cấp cơ sở (sau đây gọi tắt là đề tài) theo hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học tỉnh An Giang. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá tình hình hoạt động khoa học cấp cơ sở giai đoạn 2006-2010. - Xác định tiêu chí lựa chọn đề tài theo hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học ở tỉnh An Giang. 4. Mẫu khảo sát, đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a/ Mẫu khảo sát: - Hệ thống văn bản pháp luật về tiêu chí lựa chọn đề tài của Sở Khoa học và Công nghệ An Giang. - Khảo sát và điều tra 135 phiếu, bao gồm Thủ trưởng cơ sở (20 phiếu -Phụ lục 6), cán bộ phụ trách KH&CN cơ sở (20 phiếu - Phụ lục 7), Thủ trưởng cơ quan chủ trì (25 phiếu - Phụ lục 8), cá nhân chủ trì (30 phiếu - Phụ lục 9) và cá nhân chưa có tham gia chủ trì đề tài (40 phiếu - Phụ lục 10). b/ Đối tượng khảo sát: - Tất cả các đề tài do các huyện và sở, ban, ngành quản lý. - Thủ trưởng cơ sở và cán bộ phục trách KH&CN cơ sở. - Tổ chức, cá nhân KH&CN trong tỉnh. c/ Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: đề tài giải quyết 2 mục tiêu cụ thể nói trên. - Phạm vi về không gian: bao gồm 11 huyện thị thành trong tỉnh và 8 sở, ban, ngành. + Các huyện thị thành gồm Long Xuyên, Châu Đốc, Tân Châu, An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn và Tịnh Biên. + Sở, ban, ngành tỉnh gồm Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Văn hóa – Thể Thao – Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Trường Đại học An Giang, Trường Chính trị Tôn Đức Thắng). - Phạm vi về thời gian: các văn bản pháp luật về tiêu chí lựa chọn đề tài và thu thập số liệu từ năm 2006 – 2010. 5. Vấn đề nghiên cứu: Tiêu chí nào có thể lựa chọn đề tài theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học tỉnh An Giang ? 6. Giả thuyết nghiên cứu: Đề tài được chọn lựa khi và chỉ khi tổ chức, cá nhân có năng lực nghiên cứu KH&CN, hồ sơ đăng ký phải đảm bảo đáp ứng đúng qui định hiện hành, vấn đề nghiên cứu phải có khả năng ứng dụng vào thực tiễn địa phương. 7. Phương pháp nghiên cứu: - Phân tích tài liệu: Tổng hợp và hệ thống văn bản pháp luật, các nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến hoạt động khoa học cấp cơ sở. - Điều tra bảng hỏi: Tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động khoa học cấp cơ sở, khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu và cung cầu KH&CN ở An Giang từ các ý kiến đóng góp thông qua phiếu điều tra - Phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn như các cuộc họp hội đồng KH&CN cấp cơ sở, hoạt động giám sát đề tài, các cuộc thảo luận hoặc hội thảo. 8. Luận cứ: a/ Luận cứ lý thuyết: - Chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước từ trung ương đến địa phương. Cụ thể là Luật KH&CN, Nghị định 81/2002/NĐ-CP, Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Đề án đồi mới cơ chế quản lý KH&CN, Quyết định số 28/2007/QĐ-UBND và Quyết định số 47/2007/QĐ-UBND ngày 11/9/2007 của UBND tỉnh về việc qui định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây được gọi tắt Quyết định số 47/2007/QĐ- UBND), Chương trình hành động số 06- Ctr/TU ngày 14 /11/ 2002 về phát triển KH&CN 2010, …. - Báo cáo tham luận về hoạt động KH&CN cấp huyện ở một số tỉnh thành phố trong hội khảo khoa học tại Nghệ An, Bạc Liêu và Đắk Nông. - Các báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN của Sở KH&CN An Giang trong năm 2006 đến năm 2009. b/ Luận cứ thực tế: - Kết quả khảo sát và đánh giá tình hình hoạt động khoa học cấp cơ sở giai đoạn 2006- 2010. - Kết quả tổng hợp nhu cầu ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của các tổ chức cá nhân thụ hưởng trên địa bàn An Giang. 9. Ý nghĩa của đề tài: a/ Ý nghĩa lý luận: Kết quả đề tài sẽ là cơ sở lí luận giúp Sở KH&CN An Giang có thể xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài phù hợp với điều kiện địa phương trong quy chế quản lý đề tài. Từ đó, định hướng cho hội đồng và Thủ trưởng cơ sở có thể lựa chọn đề tài một cách hiệu quả trong hội đồng xác định danh mục và hội đồng tuyển chọn và xét duyệt đề cương. b/ Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài nhằm giúp cho các cấp lãnh đạo và nhà chuyên môn có thể xác định cung cầu KH&CN và định hướng cho định hướng cho nghiên cứu; nhà quản lý có cơ chế quản lý chặt chẽ, thuận tiện và hiệu quả; nhà nghiên cứu có phương hướng và mục đích nghiên cứu phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương; nhà sản xuất định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học một cách hợp lý trong hoàn cảnh mới, trong thời kỳ hội nhập. Đồng thời, tạo mối liên hệ gắn kết nghiên cứu với sản xuất, gắn kết giữa khoa học - quản lý - sản xuất kinh doanh - người tiêu dùng, từ đó có thể đưa kết quả nghiên cứu khoa học trở thành hàng hóa, mang lại hiệu quả trực tiếp cho xã hội. 10. Kết cấu của luận văn: Kết cấu luận văn gồm có 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận và khuyến nghị. Trong đó, phần nội dung chia thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luẬn về tiêu chí lựa chọn đề tài theo định hướng nhu cầu 1.1. Một số khái niệm về tiêu chí lựa chọn đề tài theo định hướng nhu cầu 1.2. Lý luận về tiêu chí lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học Chương 2. Tình hình hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở ở An Giang giai đoạn 2006- 2010 2.1. Tình hình đăng ký thực hiện đề tài ở các lĩnh vực ngành 2.2. Tình hình đăng ký thực hiện đề tài ở huyện và Sở ban ngành tỉnh 2.3. Thực trạng nghiệm thu và khả năng ứng dụng đề tài ở cơ sở 2.4. Thực trạng hoạt động lựa chọn đề tài ở các cơ sở trên địa bàn An Giang Chương 3. Tiêu chí đánh giá lựa chọn đề tài theo định hướng nhu cầu 3.1. Một số yêu cầu về năng lực nghiên cứu KH&CN của các tổ chức, cá nhân đăng ký đề tài và những nhân tố tác động lên tiêu chí 3.2. Một số yêu cầu về sự phù hợp của hồ sơ đăng ký và những nhân tố tác động lên tiêu chí này 3.3. Một số yêu cầu về khả năng ứng dụng vào thực tiễn địa phương của đề tài và những nhân tố tác động lên tiêu chí References 1. Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ. 2. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nam. 3. Vũ Cao Đàm (2009), Đẳng cấp hành chính trong tổ chức và hoạt động khoa học, Tạp chí Khoa học và Công nghệ (4), http://www.tchdkh. org.vn/tapchi.asp. 4. Vũ Cao Đàm (2009), Đặt chuẩn mực hành chính vào hoạt động khoa học, Tạp chí Khoa học và Công nghệ (5), http://www.tchdkh.org.vn/ tapchi.asp. 5. Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang (2006), Nghị quyết 23/2006/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khoá VII kỳ họp thứ 8 về nhiệm vụ kinh tế xã hội 2007. 6. Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang (2008), Nghị quyết 23/2008/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về nhiệm vụ kinh tế xã hội 2008, tr.3-4. 7. Phan Văn Ninh (2006), “Cơ sở khoa học để chấm chọn đề tài, dự án”, http://sokhoahoccn. angiang.gov.vn/KHCN cơ sở/ Cơ sở khoa học để chấm chọn đề tài, dự án. 8. Phan Văn Ninh (2006), Báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN tỉnh An Giang năm 2006 và nhiệm vụ KH&CN trong 2007, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang. 9. Phan Văn Ninh (2007), Báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN tỉnh An Giang năm 2007 và nhiệm vụ KH&CN trong năm kế tiếp, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang. 10. Nguyễn Văn Phương (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN tỉnh An Giang năm 2008 và nhiệm vụ KH&CN trong 2009, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang. 11. Nguyễn Văn Phương (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN tỉnh An Giang năm 2009 và nhiệm vụ KH&CN trong năm 2010, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang. 12. Quốc hội (2000), Luật số 21/2000/QH ngày 9 tháng 6 năm 2000, Quốc hội, Hà Nội, tr.1. 13. Sở Khoa học và Công nghệ An Giang (2006), Kế hoạch số 15 /KHCN-QLKH ngày 07 tháng 12 năm 2006 của Sở Khoa học và Công nghệ An Giang về việc xã hội hóa trong hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh An Giang đến năm 2010. 14. Sở Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu (2010), Hội thảo ngành KH&CN khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ XV, Nhiều tác giả. 15. Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Nông (2010), Thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KH&CN cơ sở, Nhiều tác giả. 16. Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An (2009), Đánh giá, rút kinh nghiệm một số mô hình quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện ở nước ta hiện nay, Nhiều tác giả. 17. Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp quận huyện, tr.1. 18. Thủ tướng Chính phủ (2002), Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ. 19. Thủ tướng Chính phủ (2003), Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt nam năm 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ). 20. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Đề án đồi mới cơ chế quản lý Khoa học và Công nghệ, tr.2, tr.10. 21. Tỉnh ủy An Giang (2002), Chương trình hành động số 06- Ctr/TU ngày 14 tháng 11 năm 2002 của Tỉnh ủy An Giang về phát triển Khoa học và Công nghệ đến 2010. 22. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2003), Quyết định số 2461/2003/QĐ-UB ngày 01 tháng 12 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tỉnh ban hành quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang. 23. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2005), Quyết định số 2696/2005/QĐ-UB ngày 28 tháng 9 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý các hoạt động KH&CN cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang. 24. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2007), Quyết định số 28/2007/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2007 Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý các đề tài, dự án KH&CN trên địa bàn tỉnh An Giang, tr.5, tr.7-8. 25. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2007), Quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề án hỗ trợ thực hiện ứng dụng, đổi mới công nghệ giai đoạn 2007-2010. 26. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2007), Quyết định số 520/QĐ-UBND ngày 01 tháng 03 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề án hỗ trợ tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm giai đoạn 2007-2010. 27. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2007). Quyết định số 47/2007/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc qui định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. 28. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2008), Quyết định số 2805/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh điểm a, khoản 2, Điều 10 trong Quy chế quản lý các đề tài, dự án KH&CN trên địa bàn tỉnh An Giang. 29. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2008). Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thực hiện Kế hoạch hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 30. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2009). Quyết định số 598/2009/QĐ- UBND ngày 25 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động nghiên cứu và triển khai có sử dụng ngân sách nhà nước địa phương. 31. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2010). Quyết định số 17 /2010/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long. 32. Phong Vũ (2009), “Nguyễn Thị Minh Hạnh: Các đề tài / dự án cần xuất phát từ nhu cầu thực tiễn”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ (5), http://www.tchdkh. org.vn/tapchi.asp. 33. Đỗ Văn Vũ (2009), Thí điểm cổ phần hóa Viện IMI theo hướng Tập đoàn KH&CN đa sở hữu, Tạp chí Khoa học và Công nghệ (5), http://www.tchdkh. org.vn/. . tôi chọn vấn đề Xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài, dự án theo hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học tỉnh An Giang làm đề tài luận văn cao học. Từ đó tạo cơ sở khoa học. Xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài, dự án theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học tỉnh An Giang Phan Anh Thi Trường Đại học Khoa học xã hội và. chọn đề tài, dự án theo hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học tỉnh An Giang làm đề tài luận văn cao học. Nếu có thể áp dụng thành công lựa chọn đề tài, dự án tại tỉnh An Giang

Ngày đăng: 26/06/2015, 13:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w