1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu đặc điểm mô BỆNH học và TÌNH TRẠNG DI căn HẠCH cổ của UNG THƯ TUYẾN nước bọt

45 83 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 6,45 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀUng thư tuyến nước bọt là một bệnh hiếm gặp không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, chiếm chỉ từ 1-6% trong số các khối u vùng đầu mặt cổ [1].. Bên cạnh lâm sàng, hiện nay c

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Trang 3

Chuyên ngành : Khoa học Y sinh

Mã số : 8720101

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Trịnh Quang Diện

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Giải phẫu, sinh lý tuyến nước bọt 3

1.1.1 Giải phẫu 3

1.1.2 Sinh lý tuyến nước bọt 4

1.2 Mô học 5

1.3 Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị 6

1.3.1 Lâm sàng 6

1.3.2 Cận lâm sàng 7

1.3.3 Chẩn đoán 8

1.3.4 Điều trị 11

1.4 Phân loại của tổ chức y tế thế giới về ung thư tuyến nước bọt 12

1.4.1 Lịch sử phân loại 12

1.4.2 Phân loại 13

1.5 Di căn hạch và một số đặc điểm mô bệnh học của một số típ ung thư tuyến nước bọt hay gặp 14

1.5.1 Di căn hạch 14

1.5.2 Đặc điểm mô bệnh học của một số típ ung thư tuyến nước bọt hay gặp 14

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 19

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 19

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19

2.3 Thiết kế nghiên cứu 19

2.4 Cỡ mẫu 19

2.5 Phương pháp thu thập số liệu 20

Trang 5

2.7.1 Mục tiêu 1: Một số đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của ung thư

tuyến nước bọt 21

2.7.2 Mục tiêu 2: Tình trạng di căn hạch cổ của ung thư tuyến nước bọt và một số yếu tố liên quan 21

2.8 Xử lý số liệu 22

2.9 Hạn chế sai số trong nghiên cứu 22

2.10 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 22

CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23

3.1 Một số đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của ung thư tuyến nước bọt 23

3.1.1 Một số đặc điểm lâm sàng 23

3.1.2 Đặc điểm mô bệnh học 25

3.2 Di căn hạch cổ và một số yếu tố liên quan 26

CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 29

DỰ KIẾN KẾT LUẬN 29

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

DỰ TRÙ KINH PHÍ CHO NGHIÊN CỨU

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

FNA : Fine needle aspiration (chọc hút kim nhỏ)

HE : Hematoxylin- eosin

HMMD : Hóa mô miễn dịch

NOS : Not Otherwise Specified

PAS : Periodic Acid Schiff

Trang 6

TMT : Tuyến mang tai

TNB : Tuyến nước bọt

TNM : Tumor- Lymph Node-Metastasia

UICC : Union for International Cancer Control

(Tổ chức phòng chống ung thư thế giới)UTBM : Ung thư biểu mô

UTTNB : Ung thư tuyến nước bọt

WHO : World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

Trang 7

Bảng 1.1 Phân loại giai đoạn ung thư tuyến nước bọt theo TNM 11

Bảng 3.1 Phân bố u theo tuổi và giới 23

Bảng 3.2 Tuyến nước bọt có u 23

Bảng 3.3 Bên có u 23

Bảng 3.4 Kích thước u 24

Bảng 3.5 Giai đoạn bệnh 24

Bảng 3.6 Di căn hạch 24

Bảng 3.7 Tỉ lệ các típ mô bệnh học ung thư tuyến nước bọt 25

Bảng 3.8 Tỉ lệ xâm nhập mạch và thần kinh 26

Bảng 3.9 Đặc điểm của một số típ ung thư thường gặp 26

Bảng 3.10 Liên quan di căn hạch cổ và tuổi, giới 26

Bảng 3.11 Liên quan di căn hạch cổ và tuyến nước bọt có u 27

Bảng 3.12 Liên quan di căn hạch cổ và số bên có u 27

Bảng 3.13 Liên quan di căn hạch cổ và giai đoạn T 27

Bảng 3.14 Liên quan di căn hạch cổ và phương pháp điều trị 28

Bảng 3.15 Liên quan di căn hạch cổ và di căn xa 28

Bảng 3.16 Liên quan di căn hạch cổ và loại mô học 28

Bảng 3.17 Liên quan di căn hạch cổ và xâm nhập mạch, thần kinh 28

Trang 8

Hình 1.1 Giải phẫu các tuyến nước bọt chính 3

Hình 1.2 Đơn vị cơ bản của tuyến nước bọt 5

Hình 1.3 Ung thư biểu mô dạng biểu bì nhày .15

Hình 1.4 Ung thư biểu mô dạng tuyến nang .16

Hình 1.5 Ung thư biểu mô tế bào nang 17

Hình 1.6 Ung thư biểu mô tuyến đa hình .17

Hình 1.7 Ung thư biểu mô tuyến không đặc hiệu 18

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư tuyến nước bọt là một bệnh hiếm gặp không chỉ ở Việt Nam

mà còn trên thế giới, chiếm chỉ từ 1-6% trong số các khối u vùng đầu mặt cổ [1] Ở các nước phương Tây, tỉ lệ mắc bệnh xấp xỉ 2.5- 3 ca /100 000 dân/năm [2] Theo một nghiên cứu tại Đan Mạch năm 2011, tỉ lệ mắc trung bình là1.1 ca/ 100 000 dân/ năm [3] Ở Việt Nam, ước tính có đến 0.6-0.7 ca u tuyếnnước bọt mới mắc /100 000 dân [4] Vị trí của khối u ác tính tuyến nước bọtcũng rất thay đổi nhưng tuyến mang tai vẫn là hay gặp nhất với khoảng 75%,gần 15% ở các tuyến nước bọt phụ của đường tiêu hóa trên, khoảng 10% pháttriển từ tuyến dưới hàm và chưa đến 1% khối u tìm thấy ở tuyến dưới lưỡi [2] Tuy nhiên, trong khi chủ yếu các khối u ở tuyến nước bọt chính là lànhtính thì có đến 80% khối u ở tuyến nước bọt phụ là ác tính [1]

Nguyên nhân gây ung thư cho đến nay vẫn còn chưa rõ ràng Một sốyếu tố được cho là nguy cơ của bệnh như hút thuốc, nhiễm trùng, xạ trị Iốtvùng đầu cổ… [2] Hầu hêt các bệnh nhân đến viện khi khối u đã ở giai đoạnmuộn hoặc có di căn, do những triệu chứng không đặc hiệu khi u mới xuấthiện thường dễ bị bỏ qua Bởi vậy, chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến nướcbọt đang còn nhiều thách thức

Bên cạnh lâm sàng, hiện nay có rất nhều phương pháp cận lâm sànghiện đại giúp chẩn đoán ung thư tuyến nước bọt như siêu âm, X quang, cắtlớp vi tính, cộng hưởng từ… Tuy nhiên, giải phẫu bệnh vẫn được xem là tiêuchuẩn vàng giúp chẩn đoán chính xác và định típ mô bệnh học ung thư tuyếnnước bọt, không chỉ bằng nhuộm HE thông thường mà còn có sự hỗ trợ củacác phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch và sinh học phân tử Song, hìnhảnh mô bệnh học của ung thư tuyến nước bọt rất đa dạng và thay đổi theotừng trường hợp cụ thể, đòi hỏi phải có sự hiểu biết và nắm chắc về các đặcđiểm hình thái của từng loại ung thư

Trang 10

Tình trạng di căn hạch cổ trong ung thư tuyến nước bọt có ý nghĩa lớntrong việc quyết định phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh [1], [5], [6].Trên thực tế, các nghiên cứu về di căn hạch cổ và các yếu tố liên quan như tỉ

lệ di căn, vị trí hạch di căn, đặc điểm và giai đoạn lâm sàng, phân loại giảiphẫu bệnh tương ứng, phương pháp điều trị… chưa được nghiên cứu nhiều,một phần do đây là loại ung thư hiếm gặp [7]

Chính vì vậy, đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và tình trạng di căn hạch cổ của ung thư tuyến nước bọt” được thực hiện với hai mục tiêu:

1 Một số đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của ung thư tuyến nước bọt.

2 Tình trạng di căn hạch cổ của ung thư tuyến nước bọt và một số yếu tố liên quan.

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giải phẫu, sinh lý tuyến nước bọt

1.1.1 Giải phẫu

Hệ thống tuyến nước bọt chia làm 2 loại: các TNB lớn (chính) và TNBnhỏ (phụ) CácTNB chính (TMT, TDH, TDL) tồn tại thành cặp, dịch tiết củachúng được các ống ngoài tuyến dẫn tới khoang miệng Các TNB phụ nằm rảirác trong khoang miệng, trong niêm mạc hoặc lớp dưới niêm và đổ dịch tiếtcủa chúng trực tiếp vào miêm mạc hoặc gián tiếp qua nhiều ống ngắn [8]

Hình 1.1: Giải phẫu các tuyến nước bọt chính [9].

Trang 12

Tuyến nước bọt mang tai (Parotid gland)

Là TNB lớn nhất, nặng 25-26g, nằm dưới ống tai ngoài, giữa ngành lênxương hàm dưới và cơ ức đòn chũm TMT gồm có phần nông và phần sâu,một ống TMT (ống Sténon) và đôi khi gặp một khối mô tuyến nhỏ tách rờigọi là TMT phụ (20%) Tuyến có hình tháp gồm: 3 mặt, 3 bờ, 2 cực

Thần kinh mặt chui vào tuyến ở phần sau trên rồi chạy ra trước và xuốngdưới phân chia tuyến làm hai phần: nông và sâu Ống Sténon dài khoảng 5cm,

đổ vào tiền đình miệng ở mặt trong của má bởi một lỗ nhỏ, đối diện răng hàmlớn thứ hai hàm trên [8]

Tuyến nước bọt dưới hàm (Submandibular gland)

TDH là tuyến lớn thứ hai, nặng khoảng 10-20g, nằm trong hố dưới hàm

ở mặt trong xương hàm dưới Tuyến có hai phần: phần lớn ở nông, phần nhỏ

ở sâu, liên tiếp với nhau ở bờ sau của cơ hàm móng Ống TDH (ống Wharton)thoát ra từ mặt trong mỏm sâu của tuyến, dài khoảng 5cm; chạy ra trước, lêntrên bắt chéo thần kinh lưỡi rồi lách giữa cơ hàm móng và TDL đổ vào nềnmiệng bởi một lỗ nhỏ nằm hai bên hãm lưỡi, ở đỉnh cực dưới lưỡi [8]

Tuyến nước bọt dưới lưỡi (Sublingual gland)

Là tuyến nhỏ nhất trong 3 đôi tuyến chính, nặng độ 3-4g, nằm trong ôdưới lưỡi và chỉ được phủ bởi lớp niêm mạc nền miệng Bờ trên tuyến độiniêm mạc thành nếp dưới lưỡi và có các ống tiết đổ vào còn bờ dưới tựa vào

cơ hàm móng Mặt trong tiếp với cơ cằm móng, cơ móng lưỡi và thần kinhlưỡi Tuyến có 5-15 ống tiết nhỏ (ống Rivinus) đổ vào miệng ở nếp dưới lưỡi

và một ống tiết lớn (ống Wharter) đổ vào miệng ở cục dưới lưỡi [8]

1.1.2 Sinh lý tuyến nước bọt

Nước bọt có hai loại chất tiết chính: chất tiết là thanh dịch chứa ptyalin(một loại α amylase) giúp tiêu hóa tinh bột và chất tiết nhầy giúp bôi trơn vàbảo vệ niêm mạc miệng Lượng nước bọt tiết ra hằng ngày dao động từ 800

Trang 13

đến 1500ml PH của nước bọt từ 6.0 đến 7.0, phù hợp với hoạt động tiêu hóacủa ptyalin Tuyến mang tai tiết chủ yếu là thanh dịch trong khi tuyến dướihàm và dưới lưỡi tiết cả thanh dịch và nhầy Các tuyến nước bọt phụ trong máchỉ tiết nhầy [10].

1.2 Mô học

Các TNB là tuyến ngoại tiết loại túi kiểu chùm nho Các tuyến nước bọtphụ không có vỏ bọc Các tuyến nước bọt chính được bọc bởi một vỏ liên kết cónhiều sợi tạo keo Từ vỏ bọc này sinh ra những vách liên kết gọi là những váchgian tiểu thùy, chia tuyến thành nhiều khối nang tuyến gọi là những tiểu thùy Từnhững vách gian tiểu thùy có những sợi liên kết đi ra để bọc ngoài các nangtuyến Các lympho bào và tương bào với số lượng thay đổi có mặt trong các môliên kết quanh các nang cả ở tuyến nước bọt chính và phụ [11], [12]

Hình 1.2: Đơn vị cơ bản của tuyến nước bọt [13].

Mỗi đơn vị tuyến gồm 2 phần: chế tiết và bài xuất

Phần chế tiết (nang tuyến)

Trang 14

Được tạo thành bởi các tế bào chế tiết Những tế bào này xếp thành hàngxung quanh lòng tuyến, mặt đáy tiếp xúc với màng đáy hay tế bào cơ biểumô.

Có 3 loại nang tuyến nước bọt:

- Nang nước (serous acini): chỉ chứa các tế bào tiết nước (serous cells) và

thường có hình cầu Các tế bào thuộc nang này có hình tháp, nhân hình cầu,nằm gần cực đáy Trong bào tương ở cực ngọn có nhiều hạt sinh men và bộGolgi, ở cực đáy có nhiều ti thể và lưới nội bào có hạt [11], [12]

- Nang nhầy (mucous acini): chỉ chứa các tế bào chế nhầy (mucous cells)

và thường có hình ống Những tế bào thuộc nang này thường có hình tháphay khối vuông, nhân dẹt, nằm sát cực đáy, bào tương sáng màu (muci-carmin dương tính) [11], [12]

- Nang pha (mixed acini): chứa cả tế bào chế nước và chế nhầy Trên

nhuộm HE thông thường, các tế bào chế nước (sẫm màu) tạo thành liềmGianuzzi [11]

Phần bài xuất

Gồm có các ống với kích thước và cấu trúc khác nhau

- Ống trung gian (intercalated duct): nối nang tuyến với ống có vạch,

thành ống được lợp bởi biểu mô vuông đơn

- Ống có vạch (striated duct): là những ống bài xuất trong tiểu thùy và

gian tiểu thùy Thành ống được lót bởi biểu mô hình tháp Ở cực đáy của tếbào, bào tương có những vạch song song với trục đứng của tế bào Những ốngbài xuất có vạch hợp nhau lại thành ống bài xuất lớn

- Ống bài xuất lớn (excretory duct): thành ống được lót bởi biểu mô trụ

tầng và dần biến đổi thành biểu mô niêm mạc miệng

Trang 15

1.3 Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị

1.3.1 Lâm sàng

Giai đoạn sớm

- Bệnh nhân thấy khối u ở vùng tuyến nước bọt, ngày càng to lên

- U có thể có bề mặt nhẵn, mật độ chắc

- U có thể gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến chức năng phát âm hoặc ăn uống

Giai đoạn muộn

- U có thể gây biến dạng mặt hoặc xâm lấn, chèn ép đến các cơ quanxung quanh (cơ, xương hàm…)

- Ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và các chức năng của bệnh nhân

- Nếu u di căn có thể biểu hiện ở vị trí mà nó di căn đến

1.3.2.2 Giải phẫu bệnh

Chọc hút kim nhỏ (Fine needle aspiration)

Trang 16

Đây là một phương pháp chẩn đoán đơn giản, dễ làm, có thể thực hiệnngay tại thời điểm thăm khám lúc đầu, cho kết quả nhanh, giá thành rẻ Theonghiên cứu của Zbaren và cộng sự năm 2008, độ nhạy và độ đặc hiệu củaphương pháp này lần lượt là 74% và 88% [14] Tuy nhiên, chọc hút kim nhỏ

ở tuyến nước bọt có độ nhạy và đặc hiệu cao ở u lành tính hơn là ác tính.Carrillo và cộng sự chỉ ra rằng phương pháp này có tiềm năng làm thay đổiđịnh hướng chẩn đoán lâm sàng lên đến 1/3 số bệnh nhân [15] Mặc dù vậy,chẩn đoán tế bào cho ung thư tuyến nước bọt thực sự vẫn còn là thách thứclớn vì các típ u có đặc điểm hình thái đa dạng và chồng chéo lẫn nhau, rất khóphân biệt Hơn nữa, chưa có một hệ thống phân loại quốc tế chuẩn cho tế bàohọc tuyến nước bọt dẫn đến sự không thống nhất trong kết quả chẩn đoán củacác nhà tế bào học [16]

Sinh thiết cắt lạnh (Frozen section examination).

Đây là kĩ thuật được sử dụng thường xuyên trong khi phẫu thuật ung thưvới ưu điểm cho kết quả nhanh hơn mô bệnh học thường quy Mục đích chínhcủa cắt lạnh trong khi mổ là để phân biệt u lành tính hay ác tính để bác sĩphẫu thuật có thể quyết định thực hiện tiếp hay không phẫu thuật triệt để vàrộng rãi hơn trong một lần mổ Phương pháp này có độ nhạy 98%, độ đặchiệu 100%, độ chính xác 99.2% khi dùng để phân biệt tổn thương lành và ác.Mặt khác, cắt lạnh trong ung thư tuyến nước bọt còn nhằm đánh giá diện cắtcòn u hay không và tăng cơ hội bảo tồn thần kinh mặt [17]

Hóa mô miễn dịch (Immunohistochemistry).

Ung thư tuyến nước bọt có rất nhiều loại với các hình thái phức tạp, đanxen lẫn nhau Mặc dù trên mô bệnh học với nhuộm H.E thông thường có thểchẩn đoán được phần lớn ung thư tuyến nước bọt nhưng hóa mô miễn dịch

Trang 17

vẫn là một công cụ hữu hiệu giúp các nhà giải phẫu bệnh chẩn đoán xác định

và phân loại u trong các trường hợp khó [18]

1.3.3 Chẩn đoán

1.3.3.1 Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định ung thư tuyến nước bọt dựa trên nhiều yếu tố, trong

đó phải có sự kết hợp giữa lâm sàng và cận lâm sàng Tuy nhiên, kết quả giảiphẫu bệnh vẫn là tiêu chuẩn vàng

1.3.3.2 Chẩn đoán phân biệt

- Cần phân biệt ung thư tuyến nước bọt với các bệnh lý u lành hoặc u dicăn hoặc hạch di căn từ nơi khác tới như: u máu, u mỡ, u bạch mạch, di cănhoặc xâm lấn của các ung thư vùng đầu cổ… Trong các trường hợp này, vaitrò của chẩn đoán hình ảnh và giải phẫu bệnh là đặc biệt quan trọng

- Phân biệt với các tổn thương viêm, giả u khác như: Viêm tắc tuyếnnước bọt do sỏi hoặc viêm nhiễm kéo dài, phì đại tuyến nước bọt trong bệnhđái đường, phì đại cơ nhai…

1.3.3.3 Chẩn đoán giai đoạn

Ung thư xuất phát từ tuyến nước bọt chính được phân loại theo Tổ chứcphòng chống ung thư thế giới, trong khi ung thư của tuyến nước bọt phụ lạiđược phân giai đoạn theo vị trí u, trong đó khoang miệng và đặc biệt khẩu cáicứng là vị trí thường gặp nhất [1]

Tổ chức phòng chống ung thư Thế giới (UICC) 2017 chia các giai đoạnung thư tuyến nước bọt như sau:

T: khối u nguyên phát.

Tx: Không xác định u nguyên phát

Trang 18

Tis: ung thư tại chỗ.

T1: đường kính lớn nhất u ≤ 2cm và không xâm lấn ngoài phạm vi tuyến.T2: đường kính lớn nhất u > 2cm và ≤ 4cm và không xâm lấn ngoàiphạm vi tuyến

T3: đường kính lớn nhất u > 4cm và/hoặc xâm nhiễm ngoài nhu mô tuyến.T4a: u bất kì kích thước nào xâm nhiễm vào xương hàm, da, ống taivà/hoặc thần kinh mặt

T4b: u bất kì kích thước nào xâm nhiễm nền sọ hoặc các mảnh xươngbướm hoặc xâm nhiễm động mạch cảnh

N: di căn hạch vùng.

Nx: không xác định rõ di căn hạch vùng

N0: không có di căn hạch vùng

N1: di căn một hạch cùng bên với đường kính ≤ 3cm

N2: di căn một hạch cùng bên với đường kính > 3cm nhưng ≤ 6cm hoặcnhiều hạch cùng bên có đường kính ≤ 6cm hoặc hạch cổ đối bên hoặc hạchhai bên cổ đường kính ≤ 6cm

N2a: di căn một hạch cùng bên với đường kính > 3cm nhưng ≤ 6cm.N2b: di căn nhiều hạch cùng bên có đường kính ≤ 6cm

N2c: di căn hạch đối bên hoặc hạch hai bên cổ đường kính ≤ 6cm

N3: di căn một hạch cổ đường kính lớn nhất > 6cm, chưa phá vỡ vỏ hạchhoặc di căn một hoặc nhiều hạch bạch huyết kèm phá vỡ vỏ hạch có biểu hiệnlâm sàng

Trang 19

N3a: di căn một hạch cổ đường kính lớn nhất > 6cm, chưa phá vỡ vỏ hạch.N3b: di căn một hoặc nhiều hạch bạch huyết kèm phá vỡ vỏ hạch có biểuhiện lâm sàng.

M: di căn xa.

Mx: không xác định được di căn xa

M0: không có di căn xa

M1: có di căn xa

Chú ý: Biểu hiện của xâm lấn da và mô mềm với sự lan tới cơ nằm dướihoặc các cấu trúc lân cận hoặc dấu hiệu lâm sàng của sự xâm lấn thần kinhđược cho là xâm lấn ngoài hạch biểu hiện trên lâm sàng [19]

Trang 20

Bảng 1.1 Phân loại giai đoạn ung thư tuyến nước bọt theo TNM [19].

0 TisN0M0 IVA T4aN0-2M0 Hoặc T1-3N2M0

Các phương pháp điều trị chính bao gồm: phẫu thuật, hóa xạ trị đơnthuần hoặc bổ trợ, điều trị đích

1.3.4.1 Phẫu thuật

Đây vẫn là phương pháp điều trị tối ưu nhất cho ung thư tuyến nước bọt Gồm:

- Cắt u và một phần tuyến hoặc toàn bộ tuyến

- Có bảo tồn hoặc không bảo tồn dây thần kinh, đặc biệt là dây VII

- Nạo vét hạch

1.3.4.2 Xạ trị

Trang 21

Phương pháp này có thể dùng đơn thuần hoặc kết hợp với hóa trị chonhững bệnh nhân có u tiến triển hoặc không mổ được Một số nghiên cứu chothấy giảm tỉ lệ tái phát ở những bệnh nhân có kết hợp phẫu thuật với xạ trị [1].

1.3.4.3 Hóa trị

Đây là phương pháp điều trị toàn thân cho những bệnh nhân có u tái pháthoặc di căn mà phẫu thuật và xạ trị không điều trị được Tuy nhiên, tính hiệuquả của phương pháp này vẫn đang còn nhiều tranh cãi [1]

1.3.4.4 Điều trị đích

Ngày càng nhiều các phân tử đích được nghiên cứu và ứng dụng trongđiều trị như các thụ thể gia đình EGF (EGFR, HER2), Kit, thụ thể androgen.Theo các y văn đã công bố, tỉ lệ bộc lộ c-kit có thể lên tới 90% ở ung thư biểu

mô dạng tuyến nang (adenoid cystic carcinoma) Rất nhiều các thuốc điều trịđích đã ra đời như: imatinib, cetuximab, gefitinib, trastuzumab Tuy nhiên, doung thư tuyến nước bọt là một bệnh hiếm nên số lượng bệnh nhân được điềutrị đích còn rất nhỏ [1]

1.4 Phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO) về ung thư tuyến nước bọt.

1.4.1 Lịch sử phân loại

Có nhiều hệ thống phân loại mô học tuyến nước bọt nhưng WHO vẫn là

hệ thống phân loại quy chuẩn và được áp dụng rộng rãi trên thế giới Năm

1972, WHO đưa ra bảng phân loại đầu tiên chia UTTNB thành 5 type: UTBMdạng tuyến nang, UTBM tuyến, UTBM dạng biểu bì nhày, UTBM trên utuyến đa hình, UTBM chưa phân loại khác [20] Năm 1991, sau 20 nămnghiên cứu, như là một bước đột phá mới, WHO đưa ra một bảng phân loạichi tiết về u TNB Bảng có 18 type UTBM tuyến nước bọt với mã bệnh riêng,được mô tả đặc điểm dịch tễ, mô bệnh học, tiên lượng Các tổn thương giốngkhối u được mô tả kỹ càng hơn [21] Năm 2005, WHO đã cập nhật thêm, sửađổi một số dạng mô bệnh học vào bảng phân loại [22]

Trang 22

Năm 2017, WHO tiếp tục cải biến thêm phân loại u tuyến nước bọt và cómột số thay đổi so với bảng phân loại năm 2005 Một số thuật ngữ được bỏ

đi, một số thuật ngữ được sửa đổi và xuất hiện thêm một loại ung thư mới:ung thư biểu mô chế tiết (secretory carcinoma) Ngoài ra, phân loại mới cũngnhấn mạnh đến vai trò của sinh học phân tử trong phân loại và điều trị [23]

1.4.2 Phân loại

Phân loại mô học ung thư tuyến nước bọt theo WHO 2017

1 UTBM dạng biểu bì nhày 8430/3

2 UTBM dạng tuyến nang 8200/3

3 UTBM tế bào nang 8550/3

4 UTMB tuyến đa hình 8525/3

5 UTBM tế bào sáng 8147/3

6 UTBM tế bào đáy 8500/2

7 UTBM thể nội ống 8500/2

8 UTBM tuyến típ không đặc hiệu 8140/3

9 UTBM ống tuyến nước bọt 8500/3

10 UTBM cơ biểu mô 8982/3

11 UTBM cơ biểu mô – biểu mô 8562/3

12 UTBM trên u tuyến đa hình 8941/3

13 UTBM chế tiết 8502/3

14 UTBM tuyến bã 8410/3

15 UTBM - liên kết 8980/3

16 UTBM kém biệt hóa

UTBM không biệt hóa 8020/3

UTBM thần kinh nội tiết tế bào lớn 8013/3

UTBM thần kinh nội tiết tế bào nhỏ 8041/3

17 UTBM lympho biểu mô 8082/3

18 UTBM tế bào vảy 8070/3

19 UTBM tế bào ưa acid 8290/3

20 U nguyên bào tuyến nước bọt 8974/1

Ngày đăng: 09/11/2019, 10:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w