1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN xác định từ ghép hay từ láy

14 2,3K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 81,5 KB

Nội dung

của Trường Tiểu học Tân Lợi về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2007 – 2008, tuy không nêu cụ thể các vấn đề dạy học nhưng cũng đã xác định được trọng tâm của kế hoạch năm học, trong đó n

Trang 1

PHẦN I – MỞ ĐẦU

I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Láy là một phương thức tạo từ đặc sắc của Tiếng Việt Mỗi từ láy chứa trong mình một sự thể hiện tinh tế và sinh động Nó là phương tiện tạo hình đắc lực của Văn học nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca Về phương diện dạy học, từ láy là một bộ phận rất cần nhưng lại rất khó xác định chẳng những đối với học sinh mà còn đối với cả giáo viên

Trong kế hoạch số 95/ KH-GD ngày…… của Trường Tiểu học Tân Lợi về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2007 – 2008, tuy không nêu cụ thể các vấn đề dạy học nhưng cũng đã xác định được trọng tâm của kế hoạch năm học, trong đó nêu rõ việc mỗi giáo viên cần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững các kiến thức để truyền thụ cho học sinh một cách hệ thống, chính xác khoa học Mở các chuyên đề để thống nhất phương pháp dạy học

Thế nhưng hiện nay việc xác định được một số từ là từ ghép hay từ láy thì một số giáo viên vẫn còn đang lúng túng, chưa nắm rõ chứ chưa nói đến học sinh

Qua khảo sát thực tế 23 giáo viên và 73 học sinh khối 4 thì có hơn 50% giáo viên và 80 % học sinh không xác định được một số từ là từ láy hay từ ghép có phương thức láy Điều này thực sự là một vấn đề bức xúc không chỉ riêng giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Tân Lợi nói riêng mà cả giáo viên và học sinh các trường tiểu học khác trên địa bàn huyện nói chung Thực tế mà nói, trong toàn bộ chương trình tiểu học thì

từ ghép và từ láy chỉ xuất hiện ở phân môn Luyện từ và câu vào tuần thứ

tư, chủ điểm “Măng mọc thẳng” một tiết bài mới và một tiết luyện tập Còn ở chương trình lớp 5 thì hầu như không nhắc đến Với một hệ thống từ ghép và từ láy trong Tiếng Việt khổng lồ như thế mà chỉ có 2 tiết thì cả giáo viên và học sinh không thể xác định một số từ là từ láy hay từ ghép có phương thức láy mà cứ tưởng đó là từ láy là một điều hiển nhiên Vì vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu để đưa ra một số cách xác định từ láy hay từ ghép có phương thức láy một cách đơn giản để giúp giáo

Trang 2

viên và học sinh xác định đúng và nhanh một số từ láy hay từ ghép có phương thức láy để tránh nhầm lẫn, đó chính là lý do tôi chọn đề tài này

II – MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Với những thực tế và lý do nêu trên, tôi đã tiến hành một số công việc nhằm tìm hiểu cách xác định từ láy hay từ ghép có phương thức láy bằng hình thức đơn giản nhất, giúp giáo viên và học sinh có cơ sở để xác định một số từ là từ láy hay từ ghép có phương thức láy để dạy và học bài

“Từ ghép và từ láy” một cách nhanh chóng và có hiệu quả

III – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

1 Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu:

Hiện nay, việc xác định từ ghép hay từ láy đơn thuần thì chẳng có

gì khó khăn, nhưng việc xác định một số từ ghép có phương thức láy là một việc không dễ chút nào đối với cả giáo viên và học sinh Thực tế mà nói, nếu không có hướng dẫn của sách giáo viên và sách thiết kế bài học thì giáo viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi dạy bài này Qua khảo sát bằng cách thu thập phiếu điều tra với 23 GV và 73 học sinh khối 4 thì có gần 50% giáo viên xác định sai, còn học sinh thì có đến 80% xác định sai số lượng từ mà chúng tôi đưa ra Thực trạng trên thực sự là một vấn đề cần phải suy nghĩ

2 Nguyên nhân của việc xác định sai từ láy và từ ghép có phương thức láy của giáo viên và học sinh.

Như trên đã nói, việc giáo viên và học sinh không xác định được đâu là từ láy và đâu là từ ghép có phương thức láy là do các nguyên nhân sau:

- Không xác định được các tiếng trong từ có quan hệ về nghĩa hay

có quan hệ về âm (Nghĩa là chỉ quan tâm đến tiêu chí hình thức mà

không quan tâm đến tiêu chí ngữ nghĩa)

- Không phân biệt được hình thức ngữ âm với hình thức chữ viết.

Như vậy, để xác định đúng từ láy hay từ ghép có phương thức láy, người giáo viên không những phải nắm vững cấu tạo của chúng mà còn phải nắm vững các hình thức thể hiện của từ, chủ yếu là hình thức ngữ âm và hình thức chữ viết Ngoài ra, giáo viên còn phải nắm được các đặc

Trang 3

âm thanh hay bình diện ngữ nghĩa Có như thế mới định hướng cho học sinh xác định một cách nhanh chóng và chính xác từ láy hay từ ghép có phương thức láy

3 Các giải pháp và kết quả đạt được:

Sau khi tìm hiểu thực tế và tham khảo một số tài liệu, tôi nhận thấy rằng: hệ thống từ láy trong Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng Nếu

giáo viên không nắm vững chúng thì việc dạy bài Từ ghép và từ láy cho

học sinh sẽ rất mơ hồ không rõ ràng Học sinh ( kể cả giáo viên) cũng không thể nào xác định được đâu là từ láy và đâu là từ ghép có phương thức láy Vì thế, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp giúp giáo viên và học sinh có thể nhanh chóng xác định được từ láy hay từ ghép có phương thức láy, đó là:

- Từ láy xác định được thành tố gốc

- Từ láy không xác định được thành tố gốc

- Từ láy cùng hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về hình thức chữ viết

- Từ láy vắng (khuyết) phụ âm đầu

- Xác định từ ghép có phương thức láy

- Xác định danh từ định danh sự vật

Và kết quả đạt được thật khả quan, 100% giáo viên đều có thể xác định rất nhanh từ láy hoặc từ ghép có phương thức láy mà không phải lưỡng lự, phân vân như trước đây Còn 73 học sinh khối 4 khi tiến hành khảo sát lại thì trên 58.6% học sinh trả lời đúng hoàn toàn, 34.6% học sinh còn xác định sai 1-2 từ, 6.8% học sinh trả lời sai từ 3 từ trở lên

IV – CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Khi nghiên cứu, xây dựng đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

1.Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

-Tham khảo tài liệu

2.Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

-Phương pháp quan sát

-Phương pháp điều tra viết

-Phương pháp phỏng vấn

-Phương pháp thực nghiệm giáo dục

Trang 4

-Phương pháp trắc nghiệm khách quan.

-Phương pháp phân tích nội dung

3.Nhóm các phương pháp hỗ trợ

-Phương pháp thống kê tính toán

Trang 5

PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Theo quan niệm về từ thì trong Tiếng Việt có 2 phương thức cấu tạo từ cơ bản, đó là phương thức ghép và phương thức láy Phương thức ghép tạo ra các từ ghép, phương thức láy tạo ra các từ láy Vì thế, từ ghép và từ láy chẳng những khác nhau về phương thức cấu tạo mà còn về những đặc điểm riêng của nó cả ở hình thức lẫn nội dung ý nghĩa Đối với từ láy, cái quyết định diện mạo của chúng chính là hình thức ngữ âm đặc thù do sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng Đặc biệt, từ ghép có phương thức láy cũng có diện mạo như một từ láy cho nên nó là một hình thức mà chúng ta khó xác định và rất dễ lẫn với từ láy nếu chúng ta không nắm vững về chúng Ngoài ra các loại từ khác cũng có hình thức ngữ âm giống từ láy cho nên giáo viên và học sinh rất dễ nhầm lẫn chúng với từ láy như: danh từ định danh sự vật, từ ghép Hán – Việt, các tổ hợp từ mà hiện tượng láy lại chỉ là sự lặp lại của lời nói,…Vì thế, giáo viên cần phải thận trọng khi dạy đến các vấn đề này

Trang 6

CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.

Trường Tiểu học Tân Lợi là một trường còn non trẻ trong hệ thống các Trường Tiểu học của huyện Đồng Phú Được tách ra từ điểm lẻ của Trường Tiểu học Tân Hòa B đến nay vừa tròn 6 năm Công tác dạy và học của trường chỉ ở mức “thường thường bậc trung”, chưa có gì nổi bật

so với các trường khác trong toàn huyện Với một đội ngũ giáo viên trẻ trung, năng động thì việc tiếp thu các phương pháp dạy học mới là một việc khá dễ dàng Tuy nhiên, do còn non trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy cũng có phần bị hạn chế Vả lại, từ lý thuyết đến thực hành là cả một vấn đề Trong thời gian học ở trường sư phạm hay bồi dưỡng qua các lớp tập huấn, giáo viên hầu như không được các bậc tiền bối đi trước chỉ dạy một số kỹ năng, kỹ xảo trong giảng dạy hay xác định một số kiến thức mà giáo viên phải tự học hỏi lấy Cho nên, khi dạy đến các vấn đề cụ thể, nếu chưa nghiên cứu kỹ lưỡng thì giáo viên sẽ lúng túng dẫn đến việc truyền thụ kiến thức cho học sinh có phần bị hạn chế Chẳng hạn, khi dạy

bài Từ ghép và từ láy, nếu giáo viên không nghiên cứu kỹ sẽ rất dễ nhầm

lẫn giữa từ láy và từ ghép có phương thức láy Đó là chưa nói đến sự nhầm lẫn với các danh từ định danh sự vật, các từ ghép Hán – Việt, các tổ hợp từ chỉ là sự lặp lại của lời nói,… Vì thế, nếu dạy bài này, giáo viên cũng chỉ quanh quẩn với những kiến thức trong sách giáo khoa và hướng dẫn trong sách giáo viên Nếu không có kiến thức rộng, cách xác định từ đúng thì việc nhầm lẫn là điều có thể xảy ra Thậm chí có khi giáo viên không giải thích được các từ do các em đưa ra, làm cho các em dễ hoài nghi, không tin tưởng tuyệt đối vào giáo viên Thực trạng này chắc chắn không chỉ xảy ra ở Trường Tiểu học Tân Lợi mà cũng có thể xảy ra ở các trường khác trong toàn huyện Đây là một thực tế mà chúng ta cần phải quan tâm để tìm hướng giải quyết

Trang 7

CHƯƠNG III – CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.

1 Các giải pháp thực hiện:

Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, tôi đã xây dựng, hệ thống được một số giải pháp giúp cho giáo viên và học sinh có thể xác định một cách đơn giản, nhanh chóng, chính xác các từ láy hay từ ghép có phương thức láy như sau:

a Xác định từ láy:

a1 Từ láy xác định được thành tố gốc:

Đây là kiểu từ láy mà nghĩa của nó được xác định nhờ cấu trúc của bản thân nó trên cơ sở nghĩa từ vựng của thành tố gốc Muốn xác định chúng, ta phải dựa vào nghĩa của thành tố gốc của từ

VD: đẹp đẽ, vuông vắn, nhỏ nhen, nhanh nhẹn, giỏi giang,…

a2 Từ láy không xác định được thành tố gốc:

Đây là các từ láy mà các thành tố tạo nên nó hoàn toàn không có nghĩa, nghĩa của nó không thể giải thích được qua cấu trúc của bản thân nó.Vì thế, khi gặp các từ này, giáo viên không nên giải thích về các thành tố của chúng

VD: đủng đỉnh, lẽo đẽo, vằng vặc, bâng khuâng, nhí nhảnh, thao láo, luộm thuộm, bùi ngùi, nơm nớp, tẩn mẩn,…

a3 Từ láy cùng hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về hình thức chữ viết:

Đây là kiểu từ láy mà giáo viên và học sinh rất dễ nhầm lẫn do bị các con chữ k, c, q đánh lừa Xét về hình thức chữ viết, chúng là các con chữ khác nhau Nhưng xét về hình thức ngữ âm thì cả ba con chữ trên đều được dùng để biểu hiện một âm /-k/ duy nhất Nhưng khi kết hợp, chúng được thể hiện bằng những con chữ khác nhau Do vậy, khi gặp các từ láy loại này, giáo viên cần lưu ý để giảng giải cho học sinh khỏi bị nhầm lẫn

VD: cong queo, cập kênh, cuống quýt, cồng kềnh, kềnh càng, kệch cỡm, kề cà, quanh co,…

a4 Từ láy vắng (khuyết) phụ âm đầu:

Nhìn bề ngoài, đây là các từ không hề có biểu hiện của từ láy Giáo viên và học sinh rất dễ nhầm lẫn, không xếp chúng vào hệ thống từ

Trang 8

láy vì nhìn bề ngoài, hiện tượng láy của chúng không thể hiện bằng các con chữ Nhưng thực chất đây là kiểu láy vắng (khuyết ) phụ âm đầu

VD: oi ả, óng ả, óc ách, ầm ĩ, ỉ ôi, êm ả, ồn ã, êm ái, ấm ức, ỡm ờ, ấp úng,…

b Xác định từ ghép có phương thức láy:

Đối với loại từ này, nhìn bề ngoài, chúng có hình thức ngữ âm phù hợp với từ láy, nhưng cả hai âm tiết đều có nghĩa Nó có khả năng hoạt động độc lập, ý nghĩa của chúng lại do nghĩa của các tiếng kết hợp nhau tạo nên, giống nghĩa của các từ ghép hợp nghĩa Vì thế, muốn xác định xem chúng là từ ghép hay từ láy thì ta phải xét đến từng âm tiết của nó Nếu cả hai âm tiết đều có nghĩa, có khả năng hoạt động độc lập thì chúng là từ ghép, còn một trong hai từ không có nghĩa thì nó là từ láy

VD: ngẩn ngơ, non nước, nhún nhảy, tội tình, vùng vẫy, tươi tốt, bãi bờ, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, mặt mũi,…

c Xác định danh từ định danh sự vật

Trong Tiếng Việt, ngoài từ láy và từ ghép có phương thức láy là các từ dễ lẫn lộn còn có một loại từ mà chúng ta cũng rất dễ nhầm lẫn

xếp chúng vào loại từ láy, đó là các danh từ định danh sự vật Khi gặp

các từ loại này, giáo viên cần giải thích để học sinh hiểu chúng chỉ là các danh từ dùng để gọi tên một sự vật nào đó mà thôi chứ chúng không phải là từ láy

VD: Ba ba, bươm bướm, bìm bịp, cào cào, chôm chôm, chuồn chuồn, châu chấu, chẫu chàng, chẳng chuộc, chào mào, đu đủ, điên điển,

2 Kết quả đạt được:

Sau khi được hướng dẫn các cách xác định các loại từ nêu trên, tôi nhận thấy học sinh (kể cả giáo viên) biết xác định từ láy hay từ ghép có phương thức láy một cách nhanh chóng và chính xác Từ chỗ còn mơ hồ, không phân biệt được đâu là từ láy và từ ghép có phương thức láy thì nay chẳng những xác định được mà còn xác định rất nhanh các loại từ này

Trong tổng số 23 giáo viên và 73 học sinh khối 4 của trường khi chưa được hướng dẫn các cách xác định trên thì rất khó khăn khi phân

Trang 9

định Số học sinh còn lúng túng khi xác định hoặc xác định sai chiếm tỷ lệ không lớn

Chúng tôi tiến hành điều tra 73 học sinh với phiếu điều tra như sau:

* Trong các từ cho dưới đây từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép có phương thức láy, từ nào là danh từ định danh sự vật ? Hãy xếp chúng vào

cột tương ứng : chôm chôm, vuông vắn, nhỏ nhen, điên điển, ỡm ờ, cong

queo, ấm ức, ngẩn ngơ, nhún nhảy, ấp úng, quanh co, châu chấu

Từ láy Từ ghép có phương thức láy Danh từ định danh sự vật

*Kết quả thu được như sau:

TT Lớp TS

HS

Xác định đúng Sai 1 từ Sai 2 từ Sai 3 từ trở lên

Kết quả cho thấy, số học sinh xác định sai 3 từ trở lên chỉ chiếm 6.8%

Từ kết quả trên cho thấy, áp dụng các cách xác định trên để xác định từ láy hay từ ghép có phương thức láy là một việc làm cần thiết Có như vậy mới giúp học sinh xác định nhanh, đúng, chính xác, biết phân

Trang 10

biệt các loại từ, góp phần củng cố vốn từ Tiếng Việt của mình, giúp các

em thấy được sự đa dạng và phong phú của Tiếng Việt

Trang 11

PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

I KẾT LUẬN:

Việc đơn giản hóa, cụ thể hóa các cách xác định từ láy hay từ ghép có phương thức láy như đã nêu ở trên là một việc làm cần thiết Nó chẳng những giúp cho giáo viên giảng dạy tốt hơn mà còn cung cấp vốn từ cho học sinh, từ đó các em biết sử dụng từ đúng quy định Nó còn giúp cho các em thấy được sự đa dạng và phong phú vốn có của Tiếng Việt Tuy nhiên, ở cấp Tiểu học, chúng tôi chỉ đưa ra một số cách xác định thông thường và ở mức độ đơn giản chứ không dám mở rộng nhiều sẽ làm rối rắm và phức tạp trên Trên thực tế, từ láy và từ ghép có phương thức láy còn có nhiều vấn đề cần phải bàn cãi, chẳng hạn như:

- Các từ láy gốc Hán: lưỡng lự, hỗn độn, hùng hổ, hàn huyên, bàng

hoàng,…

- Các từ ghép Hán – Việt: đo đạc, bình minh,

- Các tổ hợp từ mà sự láy lại chỉ là sự lặp lại của lời nói, không có

khả năng tạo đơn vị cho ngôn ngữ như: vâng vâng, dạ dạ, có có, không

không, đi đi, lại lại, anh anh, em em,…

Các loại từ trên chiếm một số lượng khá lớn trong Tiếng Việt và dĩ nhiên, chỉ có những từ láy gốc Hán mới được coi là từ láy Còn các từ ghép Hán Việt và tổ hợp láy chỉ là sự lặp lại của lời nói thì không được xếp chúng vào hệ thống từ láy Do đó, giáo viên cần phải tự trang bị thêm kiến thức cho mình để khỏi phải phân vân, lưỡng lự khi truyền thụ kiến thức cho học sinh

II – KIẾN NGHỊ:

Để nâng cao chất lượng giảng dạy khi dạy bài Từ ghép và từ láy

cho học sinh khối 4, tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau :

1 Đối với giáo viên :

- Cần thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức cho bản thân, đặc biệt là vốn từ Tiếng Việt Có như vậy việc truyền đạt kiến thức đến học sinh mới được chính xác

Ngày đăng: 14/09/2013, 03:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w