1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lê Đức Tho: QUAN điểm hồ CHÍ MINH về CHUẨN mực đạo đức của THANH NIÊN và vấn đề GIÁO dục đạo đức CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ đà NẴNG HIỆN NAY

11 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 34,52 KB

Nội dung

QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CỦA THANH NIÊN VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY Lê Đức Thọ 1 Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc:

Trang 1

QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CỦA THANH NIÊN VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

Lê Đức Thọ 1

(Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc: “Nhà trường, gia đình và xã hội với

giáo dục đạo đức công dân cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay”,

ISBN 978-604-9852-12-1, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.368-374 Năm

2019)

Tóm tắt Bài viết giới thiệu quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chuẩn

mực đạo đức của thanh niên, sinh viên Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hiện nay Kết quả nghiên cứu có thể làm căn cứ để nhà trường xây dựng và vận dụng các hình thức và biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp thích hợp cho sinh viên.

Từ khóa: Chuẩn mực đạo đức; thanh niên, sinh viên; giáo dục đạo đức.

1 Mở đầu

Đạo đức nghề nghiệp là một nhánh trong hệ thống đạo đức xã hội, là một loại đạo đức đã được thực tiễn hoá Giáo dục đạo đức nghề nghiệp chính là để hình thành nhân cách nghề nghiệp của mỗi chủ thể; hướng con người vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ trong hoạt động nghề nghiệp Đối sinh viên học nghề nói chung và sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng nói riêng, thì việc giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đóng vai trò cực quan trọng trong quá trình học tập ở trưởng cũng như trong môi trường làm việc sau này Vì thế, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên học nghề là yêu cầu cần thiết và

1

Trang 2

cấp bách hiện nay.

2 Quan điểm Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức của thanh niên, sinh viên

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đạo đức cách mạng, tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh trong sáng, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, suốt đời tranh đấu cho Đảng, cho cách mạng Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh luôn đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình

Theo Người, tiêu chuẩn đạo đức chung cho mọi người là: Trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính; biết thắng chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ; biết đặt lợi ích dân tộc, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; khiêm tốn, thật thà, dũng cảm; đoàn kết nhân ái

Đạo đức của mỗi công dân: có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm

tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân là sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật, tham gia vào các công việc chung, bảo vệ tài sản của nhà nước Trước hết phải sống và làm việc phải tuân theo hiến pháp và pháp luật; Tuân theo các nguyên tắc, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị, sồng hòa đồng với nhân dân, với đồng chí, đồng bào Đạo đức công dân trước hết là phải sống, lao động thực thụ, lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả, lao động

có sáng kiến, kỹ thuật, lao động làm ra nhiều của cải cho bản thân, gia đình và

xã hội Sống có ích trước hết cho mình, cho gia đình, quê hương, đất nước Phải biết yêu Tổ quốc, yêu đồng bào và cao hơn là nhân loại Người công dân phải làm tròn trách nhiệm của mình với đất nước đó là: Phải nộp thuế đúng kỳ, đúng hạn, đầy đủ số lượng, chất lượng; Phải hăng hái tham gia công việc chung như bảo vệ xóm làng, cơ quan, đơn vị; Phải có tấm lòng từ thiện, phải biết thương người như thể thương thân; Phải tham gia công việc đền ơn, đáp nghĩa, giúp đỡ người già, người có công với tổ quốc, chăm lo cho gia đình chính sách, neo đơn, tàn tật; Tích cực tham gia bảo vệ xóm làng, bảo vệ nơi công cộng

2

Trang 3

Từ nền đạo đức chung, đạo đức công dân, Bác mới đi sâu bàn thêm về đạo đức của từng ngành, từng nghề trong cuộc sống, làm việc Bởi theo Bác thì một cán bộ, đảng viên hay nhân viên tốt, trước hết phải là một công dân tốt Muốn làm một cán bộ tốt, trước hết mình phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình, trước bà con nhân dân nơi mình cư trú, phải ăn ở sao cho có trước, có sau với bà con nhân dân, với anh em đồng chí, đồng đội, phải được nhân dân, được mọi người thương yêu và ủng hộ, giúp đỡ mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trọng trách đang giữ, cũng tức là làm tròn trách nhiệm của một công dân

Đạo đức của thanh niên: không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền; đào núi

và lấp biển, quyết chí ắt làm nên Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên Gian khổ thì thanh niên đi trước, hưởng thụ sau mọi người Khiêm tốn, không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự cao, tự phụ

Theo Hồ Chí Minh "Thanh niên là bộ phận của dân tộc Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ Dân tộc được giải phóng thì thanh niên mới được tự do"2 Vì vậy, "thanh niên phải hǎng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc, phải phụng sự Tổ Quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh"3.

Bởi vì, thanh niên là người tiếp sức cho cách mạng bao gồm: tiếp sức cho thế hệ thanh niên già và dìu dắt, hướng dẫn thế hệ thiếu niên nhi đồng Người viết:

"Bác rất yêu mến thanh niên, vì thanh niên là người tiếp sức cho cách mạng, cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai, tức là các cháu thiếu niên nhi đồng"4

3 Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hiện nay theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Là một bộ phận hợp thành trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, giáo dục thanh niên đóng một vai trò rất quan trọng quyết định đến vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng Trong suốt cuộc đời hoạt động cách

2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.138.

3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.455.

4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.488.

3

Trang 4

mạng Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến việc giáo dục, bồi dưỡng lớp trẻ thành những người thừa kế xuất sắc sự nghiệp cách mạng, xem đó là nhiệm vụ then

chốt của Đảng, của nhà nước và của dân tộc "Vì lợi ích 10 nǎm phải trồng cây,

vì lợi ích 100 nǎm phải trồng người", Hồ Chí Minh đã cǎn dặn toàn Đảng, toàn

dân tộc ta "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng

và cần thiết5 Với ý nghĩa đó, quan điểm Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức thanh niên, sinh viên vẫn giữ nguyên giá trị và có tính thời sự đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Giáo dục đạo đức cho sinh viên nói chung luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng, trong đó, giáo dục đạo đức với sinh viên các trường cao đẳng nghề lại càng quan trọng Vì đây là những sinh viên sẽ trở thành đội ngũ lao động, sau này sẽ trực tiếp tham gia các lĩnh vực sản xuất của xã hội Chính vì vậy, Đảng ta coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển con người trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Và mới đây nhất vấn đề này tiếp tục được Đảng ta khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 8 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo

Trong bối cảnh hiện nay đang tồn tại những giá trị đạo đức tốt đẹp tạo nền tảng tinh thần của xã hội đồng thời đan xen cả những vấn đề phi đạo đức trái với thuần phong mỹ tục Vì vậy, giáo dục đạo đức cho các thế hệ sinh viên học nghề nói riêng và con người Việt Nam nói chung là một trong những biện pháp then chốt của trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng nhằm đào tạo ra những công dân tương lai có năng lực sáng tạo và phẩm chất đạo đức tốt góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong công cuộc đổi mới đất nước, đại đa số sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão và khát vọng đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu Tuy vậy, trong những năm gần đây do tác động của cơ chế thị trường và nhiều nguyên nhân khác, đã ảnh hưởng đến tâm lý, lối sống của nhiều sinh viên Sinh viên hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn như: việc lựa chọn những

5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.496.

4

Trang 5

hành vi ứng xử vừa phù hợp với giá trị đạo đức truyền thống vừa phải theo kịp

sự phát triển của xã hội hiện đại Mặt trái của sự hội nhập là sự xáo trộn, mất ổn định trong tâm lý, đạo đức của rất nhiều người trong xã hội Sinh viên là lứa tuổi nhạy cảm với cái mới, hay bắt chước nên dễ làm cho họ có những hành vi bột phát, hành vi lệch chuẩn ứng xử trong các mối quan hệ Những hành vi lệch chuẩn đều gây ra những hậu quả xấu cho cá nhân và xã hội Sinh viên trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó Bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ, một bộ phận sinh viên của trường cũng bộc lộ một

số mặt tiêu cực như: lười học, xin điểm, quay cóp trong thi cử; quan hệ tình dục

và sống thử trước hôn nhân; đua đòi nghiện ngập ma túy, mại dâm, rượu chè, cờ bạc, mê tín, dị đoan; lối sống thực dụng, ích kỷ, cơ hội … Do đó, cần ngăn chặn kịp thời để sinh viên, đặc biệt là sinh viên học nghề có những hành vi phù hợp, tránh những hành vi sai lệch Đây là một vấn đề khó, phức tạp, có tính cấp bách

và bức xúc Chính vì vậy, đối với Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng, việc giáo dục đạo đức với sinh viên luôn trở nên cấp thiết

Trong những năm qua, công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên đã được Ban Giám hiệu, Đảng ủy Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hết sức coi trọng Đặc biệt, bên cạnh việc sắp xếp các môn học giáo dục chuyên môn bắt buộc, nhà trường đã chỉ đạo khoa Cơ bản mà trực tiếp là tổ bộ môn Chính trị - Pháp luật thường xuyên đổi mới, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác – Lênin; lồng ghép giáo dục, định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp Tạo điều kiện cho các em tham gia các các chương trình tình nguyện, nhằm hướng cho các em sống gắn kết vì cộng đồng, sẻ chia với những khó khăn của nhân dân tại các nơi khó khăn, khuyến khích tinh thần nhân ái, bao dung; giáo dục ý thức tự giác và có tinh thần tình nguyện tham gia hoạt động trong các đội hình thanh niên, sinh viên tình nguyên, sẵn sàng nhận các công việc khó khăn, gian khổ mà không nhất thiết phải có quyền lợi vật chất cho bản thân Ví dụ: Hàng năm, Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng tổ chức các chương trình tình nguyện để thực hiện các chương trình như làm đường giao thông nông

5

Trang 6

thôn ở các vùng nông thôn của thành phố Đà Nẵng và một số vùng còn khó khăn của tỉnh Quảng Nam

Tuy nhiên, công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên cũng bộc lộ không ít bất cập Sự quan tâm của nhà trường, cấp uỷ đảng nhìn chung chưa tương xứng với yêu cầu mà giáo dục đạo đức đặt ra Phần lớn giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng chỉ được thực hiện thông qua các phong trào hoạt động của Đoàn, của Hội Sinh viên mà chưa có kế hoạch, nội dung, chương trình có tính chất chính khoá Hầu hết việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên đều chỉ là các hình thức giáo dục gián tiếp như: Thông qua “Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên”; các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên thông qua các hoạt động Đoàn, Hội, thông qua các tiết học môn chính trị - pháp luật

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng, cần triển khai đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Lãnh đạo nhà trường và các cấp quản lí trong trường cần có sự chỉ

đạo cụ thể, thống nhất trong các hoạt động giáo dục tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng, hình thành môi trường giáo dục tích cực, định hướng hành vi đạo đức cho sinh viên Nhà trường cần đưa việc giáo dục đạo đức vào nề nếp theo chương trình cụ thể vì hiện nay vấn đề giảng dạy môn đạo đức học vẫn chưa được thực hiện đều khắp ở tất cả các chuyên ngành đào tạo Vì vậy, việc tiếp cận các tri thức đạo đức cho sinh viên còn hạn chế Với tư cách chỉ đạo chung nhà trường cần quy định rõ chức năng nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho sinh viên đối với từng đối tượng cụ thể như các tổ chức đoàn thể, các cấp khoa, phong công tác sinh viên, giáo viên chủ nhiệm lớp… Trong đó, cần quan tâm một số nội dung cụ thể như: Tổ chức cho sinh viên học tập các môn khoa học cơ bản để nâng cao nhận thức chung, trong đó chú trọng giáo dục giá trị đạo đức cho sinh viên như: giáo dục truyền thống của trường, của khoa, các ngày lễ lớn của dân tộc, của lịch sử địa phương Nâng cao việc giáo dục đạo đức cho sinh

6

Trang 7

viên thông qua các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt câu lạc bộ, đêm thơ, dạ hội, giao lưu tạo cơ hội cho sinh viên có nhận thức đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức cho bản thân

Hai là, phát huy vai trò của tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Cần khai thác, phát huy tốt vai trò của tổ

chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, coi tổ chức Đoàn là lực lượng quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, rèn luyện hành vi đạo đức cho đoàn viên, sinh viên Để tổ chức Đoàn trở thành lực lượng tích cực trong giáo dục đạo đức cho sinh viên, nhà trường nhất là Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường cần có sự chỉ đạo sát sao, cụ thể gắn hoạt động Đoàn vào mục tiêu đào tạo của nhà trường, nhất là mục tiêu giáo dục đạo đức Đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động của Đoàn về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động

Ba là, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức với nội dung các môn văn hoá,

nhất là môn học chính trị Việc khai thác có hiệu quả sự kết hợp giáo dục đạo

đức và hoạt động giảng dạy các môn học là cần thiết nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức đạo đức và thái độ đúng đắn đối với các chuẩn mực đạo đức cho sinh viên Giáo dục thông qua việc dạy học các môn học làm cho sinh viên tự giác chiếm lĩnh một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, giúp các em định hướng đúng trước những hiện tượng xã hội (tốt, xấu) để lựa chọn cách thức ứng

xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức Các môn như triết học, tâm lý giáo dục có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về phẩm chất, bổn phận đạo đức của người công dân … Qua môn học này sinh viên sẽ có thái độ tự giác chấp hành những phẩm chất đạo đức, coi chúng như là những chuẩn mực đạo đức mà mỗi công dân cần thực hiện nghiêm túc Kết hợp giáo dục đạo đức trong bài giảng phải hài hoà, tế nhị Sự kết hợp quá gò bó, rập khuôn máy móc, hình thức dễ dẫn đến nhàm chán không mang lại hiệu quả giáo dục

Bốn là, xây dựng nhà trường thành môi trường giáo dục đạo đức lành mạnh.

7

Trang 8

Môi trường là điều kiện để hoàn thành và phát triển đạo đức Môi trường ở đây

là môi trường vật chất, môi trường tâm lý xã hội, và môi trường sư phạm ở nhà trường Môi trường có tác động to lớn đến quá trình rèn luyện đạo đức, đóng vai trò quan trọng tới việc giáo dục đạo đức Các yếu tố môi trường như gia đình, bè bạn có tính quyết định đến giáo dục nhân cách cho sinh viên Nếu hoàn cảnh môi trường tốt, lành mạnh sẽ góp phần tích cực đến quá trình giáo dục đạo đức, ngược lại môi trường không tốt sẽ có ảnh hưởng tiêu cực làm phản tác dụng giáo dục Bên cạnh, đó xây dựng môi trường văn hoá trong nhà trường bằng các hoạt động mang tính giáo dục, sinh hoạt chính trị, nói chuyện thời sự, hội diễn, các cuộc thi đua Với sinh viên có những biểu hiện yếu kém cần phải thường xuyên gần gũi, thuyết phục cảm hoá, kết hợp giáo dục cá biệt để động viên Tích cực đưa đối tượng này tham gia vào các hoạt động xã hội, chú ý biểu dương kịp thời khi có thành tích Tổ chức cho sinh viên học tập, giao lưu với môi trường bên ngoài như hoạt động kết nghĩa với các đơn vị bộ đội, với các trường học đóng trên địa bàn

Năm là, tổ chức thực hiện tốt nội quy, quy chế trong sinh hoạt, học tập để rèn

luyện đạo đức cho sinh viên Trước hết cần làm cho sinh viên hiểu sự cần thiết

của các nội quy, quy chế đối với việc rèn luyện của mỗi cá nhân để từ đó họ thực hiện tự giác Nội quy, quy chế là công cụ điều khiển sự vận hành của nhà trường, mà trước hết là cho mỗi cá nhân Nội quy, quy chế phải thực sự phục vụ cho mục đích học tập, sinh hoạt, phát triển những phẩm chất tốt đẹp, và cũng phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu Phát động phong trào thi đua giữa các lớp, các khoá học, các khoa về việc thực hiện nội quy, quy chế về một số mặt hoạt động học tập và rèn luyện Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các bản tin phát thanh của trường, của khoa Xây dựng nội quy để sinh viên thực hiện bao gồm nội quy trong phòng ở, phòng ăn, phòng đọc sách … Xây dựng hệ thống bản tin để sinh viên có thể theo dõi những qui định của nhà trường, của ký túc xá, hoặc các đoàn thể Để giúp họ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội quy, quy chế thì nhất thiết phải có sự đôn đốc,

8

Trang 9

kiểm tra của nhà trường giúp cho sinh viên biến việc thực hiện nội quy, quy chế thành thói quen đạo đức

Sáu là, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt câu

lạc bộ cho sinh viên Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn nghệ, diễn

đàn là yêu cầu tất yếu của tuổi trẻ, giúp sinh viên nâng cao khả năng hiểu biết trong việc tiếp thu các môn học trên lớp Cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi hiểu biết về văn hoá xã hội, tham gia lễ hội truyền thống của trường, của địa phương, hoạt động giao lưu văn hoá giữa các trường giúp sinh viên có vốn sống thực tế, góp phần hình thành niềm tin đạo đức, tình cảm đạo đức Các hoạt động này giúp sinh viên mở mang trí tuệ, phát triển thể chất, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên giao tiếp, hình thành những phẩm chất đạo đức, có năng lực hoà nhập vào cộng đồng xã hội sau này Đây cũng là dạng hoạt động có tính chất sôi nổi như một sân chơi giải trí của sinh viên, khi tham gia hoạt động này, các em được

tự do đóng góp ý kiến tranh luận, thảo luận dưới nhiều góc độ khác nhau Nhà trường cần chú ý tổ chức các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi cho sinh viên Bên cạnh đó tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, còn như đa dạng hoá các loại hình hoạt động nhằm thu hút đông đảo sinh viên tham gia Về phía sinh viên cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của tuổi trẻ để các hoạt động diễn ra thành công

Bảy là, phát huy vai trò chủ thể của cá nhân và năng lực tự quản của tập thể sinh viên Phát huy tính năng động, sáng tạo, tự lập, tự chủ của sinh viên vừa là

mục tiêu, vừa là nguyên tắc giáo dục Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang đòi hỏi phải đào tạo cho được một thế hệ yêu chủ nghĩa xã hội, có

ý thức trách nhiệm công dân cao … thì việc phát huy tính năng động sáng tạo trong học tập, rèn luyện ở sinh viên là một nguyên tắc cần được quán triệt trong mọi hoạt động Song cần nhớ rằng vai trò điều khiển, tổ chức giáo dục lại càng quan trọng hơn bao giờ hết

4 Kết luận

9

Trang 10

Mỗi sinh viên tự soi lại mình từ cách sống, làm việc, học tập, tu dưỡng, phấn đấu sao cho xứng đáng với đạo đức truyền thống của dân tộc và trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân, để góp phần xây dựng đất nước theo mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng đất nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ hằng mong muốn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Những nội dung cơ bản của tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[2] Hoàng Chí Bảo (2013), Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Hà Nội, Hà

Nội

[3] Đinh Xuân Dũng (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Giáo

dục, Hà Nội

[4] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà

Nội

[5] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật,

Hà Nội

[6] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật,

Hà Nội

[7] Lê Đức Thọ, Phạm Xuân Đức (2018), “Quan điểm Hồ Chí Minh về chữ

“Trung” và sự vận dụng quan điểm đó trong giáo dục đạo đức cho sinh viên các

Trường Cao đẳng Nghề ở Đà Nẵng hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Đại học Sao Đỏ, Số 1(60), tr.122-128

[8] Lê Đức Thọ, Nguyễn Huy Hợi (2018), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

về giáo dục thanh niên vào thực tiễn giáo dục thanh niên ở Đà Nẵng hiện nay”,

Tạp chí Giáo dục và xã hội, Số 87(148), tr.98-102

[9] Lê Đức Thọ (2019), “Chữ “Hiếu” trong tư tưởng Hồ Chí Minh và ý nghĩa

của nó trong giáo dục lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” Tạp chí

10

Ngày đăng: 31/10/2019, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w