Một số giáo viên chưa hiểu sâu kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường;chưa tạo được hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động; chưa có sự sáng tạo trongviệc lồng ghép, tích hợp nội dung g
Trang 11.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a Thuận lợi
b Khó khăn
c Kết quả khảo sát
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1 Tạo môi trường sạch đẹp, an toàn, thân thiện nhằm giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
Giải pháp 2 Xác định nội dung giáo dục phù hợp với chủ đề nhằm giáo
dục bảo vệ môi trường hiệu quả
Giải pháp 3 Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các
hoạt động giáo dục
Giải pháp 4 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các hoạt động thực
tiễn, các bài tập thực hành, cách xử lý tình huống
Giải pháp 5 Sử dụng bộ tranh giáo dục bảo vệ môi trường một cách có
hiệu quả
Giải pháp 6 Phối kết hợp với phụ huynh giáo dục ý thức bảovệ môi
trường cho trẻ tại gia đình
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với hoạt động giáo dục, bản thân và đồng nghiệp
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận
- Kiến nghị
* Tài liệu tham khảo
* Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá
xếp loại kể từ khi vào ngành đến nay
Trang 21 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, hiện nay môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng,gây nên sự mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đếnchất lượng cuộc sống Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạngtrên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người Vì vậy, hiểu biết về môitrường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiếnlược toàn cầu [1]
Chính vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quantrọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học luôn được quan tâm ngay từbậc học đầu tiên ở lứa tuổi mầm non Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong
hệ thống giáo dục, tạo nền tảng, cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc giáodục trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước Ở lứa tuổi này, trẻ đang phát triển
và định hình về nhân cách, trẻ rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xungquanh trẻ Trẻ dễ tiếp thu và hình thành những nề nếp thói quen những giá trị tốtđẹp Đồng thời, trẻ cũng rất nhạy cảm với những tác động ảnh hưởng của môitrường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của biến đổi khí hậu Môitrường sống của trẻ ngày mai phụ thuộc vào chính những hành động của trẻ ngàyhôm nay [2]
Việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường (viết tắt là GDBVMT) vào chương trìnhgiáo dục trẻ nói chung và trẻ Mẫu giáo 3 - 4 tuổi nói riêng là việc làm vô cùngquan trọng và cần thiết Góp phần hình thành ở trẻ ý thức, thái độ đặc biệt là hành
vi đúng đắn bảo vệ môi trường Đây là một việc làm lâu dài, phải được thực hiệntrong quá trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân và cộng đồng Trong những năm gần đây, mặc dù nội dung GDBVMT đã và đang được BộGD&ĐT, Sở giáo dục Thanh Hóa, Phòng GD&ĐT Nga Sơn quán triệt chỉ đạo lồngghép tích hợp vào chương trình giáo dục mầm non và đã đạt được những kết quảđáng khích lệ Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy rằng, việc giáodục ý thức bảo vệ môi trường ở các trường mầm non nói chung và Trường mầmnon Nga Thái nói riêng được giáo viên thực hiện đôi lúc còn mang tính chungchung Một số giáo viên chưa hiểu sâu kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường;chưa tạo được hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động; chưa có sự sáng tạo trongviệc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các chủ đề, cáchoạt động giáo dục; chưa tích cực tham gia hoạt động; xử lý tình huống chậm; thái
độ hợp tác chia sẻ còn hạn chế Vậy làm thế nào để giúp bản thân và đồng nghiệpnắm chắc kiến thức, linh hoạt trong việc tích hợp nội dung GDBVMT một cáchphù hợp với thực tiễn, phù hợp với trẻ? Làm thế nào để hình thành ở trẻ nề nếp,
Trang 3thói quen, ý thức cũng như hiểu biết về môi trường tạo cơ sở ban đầu cho việc hìnhthành nhân cách sau này?
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 3 - 4 tuổi tôi luôn nhận thức sâu sắc được tầmquan trọng của việc giáo GDBVMT cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo 3 - 4
tuổi, đó chính là động lực thôi thúc tôi tìm tòi ra “Một số giải pháp nâng cao ý thức giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Nga Thái” Là đề tài tôi chọn cho sáng kiến kinh nghiệm
của mình năm học 2018 - 2019
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng của giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo tạiTrường mầm non Nga Thái Từ đó đề xuất một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả lồng ghép tích hợp Nội dung GDBVMT cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫugiáo 3 - 4 tuổi nói riêng Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáodục, giúp trẻ có 1 số kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi và các hoạt động lồng ghép, tích hợp ý thức bảo vệmôi trường ở trường mầm non Nga Thái
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, phân tích và tổng hợp các tài
liệu để tìm hiểu cơ sở lý luận cho đề tài
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Phỏng vấn, trò
chuyện với giáo viên, với phụ huynh và học sinh để tìm hiểu thực trạng
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của trẻ, giáo viên để tìm
Ô nhiễm môi trường gây nguy hại cho tất cả mọi sinh vật sống trên toàn cầu
Vì thế, khái niệm môi trường là vấn đề hiện đang được các nước trên thế giới quantâm sâu sắc và được đưa thẳng vào chương trình giáo dục ở các bậc học, kể cảmầm non
Việt Nam chúng ta đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, sự ô nhiễm môi trường đã và đang xảy ra cục bộ, từng lúc, từng nơi
và đang lan rộng trên khắp mọi miền của đất nước Hàng năm, sự gia tăng củathiên tai như bão, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán… gây ra những tổn thất to lớn về người
và của cải vật chất
Trẻ em độ tuổi mầm non còn non nớt về thể lực, nên trẻ dễ bị ảnh hưởng các
tác nhân trong môi trường Mặt khác, các cháu chính là “Thế giới ngày mai” Vì
vậy, việc giáo dục, hình thành ý thức, hành vi, thái độ đúng đắn trong giáo dục bảo
Trang 4vệ môi trường ngay từ lứa tuổi mầm non là rất quan trọng và cần thiết Nhiệm vụnày không chỉ của trường mầm non mà còn là của gia đình và xã hội
Nội dung GDBVMT cho trẻ có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức vàthông qua nhiều hoạt động khác nhau của trẻ ở trường mầm non Và phải đượcthực hiện lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động, các chủ đề giáo dục mới đem lạihiệu quả như: Tích hợp nội dung GDBVMT trong các chủ đề, các hoạt động giáodục cho trẻ mẫu giáo [3]; GDBVMT thông qua sử dụng bộ tranh ( Bộ tranh giáodục trẻ mẫu giáo bảo vệ môi trường; Bộ tranh Bé thực hành các tình huống bảo vệmôi trường - Bộ GD&ĐT, Vụ giáo dục mầm non - Nhà xuất bản giáo dục ViệtNam) [6]; Giáo dục BVMT cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi, thơ ca, truyện kể,câu đố [7]; Thông qua cách xử lý các tình huống, các hoạt động thực tiễn Trẻmầm non rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của môi trường xungquanh Môi trường sống của trẻ hôm nay phụ thuộc nhiều vào người lớn, gia đình,trường lớp và cộng đồng Môi trường sống của trẻ ngày mai lại phụ thuộc vàochính hành động của trẻ ngày hôm nay
Vì vậy, việc giáo dục, hình thành ý thức, hành vi, thái độ đúng đắn trong bảo
vệ môi trường sống phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non Nhiệm vụ này khôngchỉ của trường mầm non mà còn là của gia đình và xã hội
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Nga Thái là một trong 6 xã thuộc vùng ven biển của đơn vị huyện Nga Sơnvới tổng số dân là 8.121 nhân khẩu Trong đó số dân theo đạo thiên chúa chiếm78,9 % tổng số dân trong toàn xã, trình độ dân trí thấp lại phân bố không đồng đềunên ảnh hưởng rất nhiều tới việc cho trẻ đến trường mầm non Phần lớn các cháukhông được học qua nhóm 25 - 36 tháng mà vào thẳng lớp mẫu giáo bé Vì vậy, đểthực hiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, tôi đã
có những thuận lợi và gặp phải những khó khăn sau:
a Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Nga Sơn, các cấp uỷĐảng chính quyền địa phương xã Nga Thái cũng như Ban giám hiệu nhà trường,tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ xây dựng đầy đủ cơ sở vật chất, mua sắm đầy đủtrang thiết bị, đồ dùng dạy và học
Nhà trường có đầy đủ các khu vực cho trẻ hoạt động như: Xây dựng khuônviên trong và ngoài lớp sạch đẹp, an toàn, các khu vực trong trường được trồngnhiều cây xanh, bóng mát giúp trẻ tìm hiểu, khám phá về môi trường, xây dựngvườn cổ tích, vườn thiên nhiên của bé, sân vận động, sân giao thông giúp trẻthực hành trải nghiệm
Bản thân là một giáo viên tâm huyết với nghề và có trình độ đại học, lại cónhiều thành tích xuất sắc trong nhiều năm học nên được nhà trường phân công phụtrách lớp 3 - 4 tuổi trong nhiều năm
Các bậc phụ huynh phần lớn đều nhiệt tình, phối hợp với cô giáo trong côngtác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đặc biệt là trong việc giáo dục bảo vệ môitrường
Trang 5Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáodục trẻ, trong đó có nội dung thực hiện chuyên đề giáo dục BVMT Tuy nhiêntrong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn tồn tại một số hạn chế, kết quả đạt đượcchưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
b Khó khăn:
Năm học 2018 - 2019 lớp tôi có tổng 30 cháu mẫu giáo 3 - 4 tuổi trong đó có
20 cháu nam và 10 cháu nữ nhưng số cháu đã học qua nhóm 25 - 36 tháng chỉ có10/30 cháu Do đó, khả năng nhận biết về môi trường, sự ô nhiễm môi trường đến
sự sống của con người như thế nào còn nhiều hạn chế Trẻ còn vứt rác bừa bãi, sửdụng nước chưa biết tiết kiệm, xem xong không tắt ty vi, đồ dùng đồ chơi, chơixong còn vứt lộn xộn, còn bẻ cành, ngắt lá Chưa tích cực tham gia các hoạt độngtrải nghiệm, các trò chơi thực hành
2.3 Các Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Qua quá trình tổ chức thực hiện tích hợp nội dung GDBVMTcho trẻ mẫugiáo tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và tổ chức thực hiện mang lại kết quảkhá khả thi như sau:
Giải pháp 1 Tạo môi trường sạch đẹp, an toàn, thân thiện nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
Ðể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ có hiệu quả thì việc tạo môitrường sạch đẹp, an toàn, thân thiện trong trường, lớp mầm non giữ vai trò quantrọng, nó giúp trẻ nhận thức được vì sao cần phải giữ gìn môi trường, bảo vệ môitrường ngay từ những năm đầu đời
Nhận thức được điều đó tôi cùng đồng nghiệp tích cực tạo môi trường hỗ trợhoạt động GDBVMT: Xây dựng góc mở theo phương pháp Động - Tĩnh với hìnhảnh ngộ nghĩnh, màu sắc phong phú, nội dung phù hợp với từng chủ đề Việc trangtrí lớp vừa làm đẹp cho phòng học vừa tạo hứng thú cho trẻ có điều kiện quan sát,nhận xét tranh ảnh, nhận biết được hành vi đúng, hành vi sai, có thái độ tích cựctrong việc bảo vệ môi trường xung quanh trẻ Biết thực hành, xử lý tình huống,tham gia các hoạt động với bạn bè và cô giáo
- Tạo môi trường trong lớp: Tạo môi trường theo chủ đề là một yêu cầu cần
thiết đòi hỏi mỗi giáo viên đều phải thực hiện để tổ chức các hoạt động giáo dụccho trẻ Tạo môi trường trong lớp, bao gồm mảng chủ đề chính, các góc theo quy
Trang 6định, bố trí các góc hợp lý, nội dung phản ánh của từng góc, đồ dùng đồ chơi trongcác góc phải được sắp xếp, khoa học, mang mầu sắc theo chủ đề cụ thể
Ví dụ: Trong chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên” Mảng chính hình ảnh
tôi xây dựng là 2 chú cá heo được chia thành các nhánh theo chủ đề thực hiện.Nhánh nước: Nước khoan, nước mưa, nước sông, nước biển, suối, ao, hồ…Nhánhcác hiện tượng thiên nhiên: Nắng, mưa, sấm sét, lũ lụt, sạt lở đất, các mùa trongnăm
Đối với các góc hoạt động:
+ Góc âm nhạc: Tôi làm cụm tre từ cói lõi rồi sơn màu tạo thành góc âm
nhạc Phía dưới cụm tre là hình ảnh của chú chim non và các bạn đang say sưa vuimúa hát
+ Góc khám phá khoa học: Đây là góc phản ánh rõ nhất việc khám phá về
các hiện tượng ở mỗi chủ đề khi lồng ghép GDBVMT Vì thế, phải thường xuyênthay đổi để tạo sự mới lạ thu hút sự chú ý của trẻ Đồ chơi tại góc cũng được thayđổi theo nội dung chủ đề, để thuận tiện cho trẻ trải nghiệm các hoạt động giáo dụcnói chung và các hoạt động khám phá về môi trường, cụ thể ở chủ đề đó
Ví dụ: Chủ đề “Gia đình” Hình ảnh được xây dựng là: Ngôi nhà, cây cau,
chum nước, các loại tranh ảnh về GDBVMT, các hiện tượng thời tiết…
+ Góc bé với môi trường: Tôi lựa chọn những hình ảnh quen thuộc gần gũi
để trang trí như: Bé trồng và chăm sóc cây, bé xem tranh về hạn hán, lũ lụt, rét hại,cháy rừng, lịch thời tiết Chuẩn bị những tranh ảnh diễn tả hành động đúng hànhđộng sai về bảo vệ môi trường: Lựa chọn hành vi đúng, gạch chéo hành vi sai, nốihình phù hợp, lựa chọn trang phục Đặc biệt trẻ được thực hành trải nghiệm quaviệc tự tay trẻ làm nên những cuốn Anbum về những hành vi đúng, phân biệtnhững hành vi sai để bảo vệ môi trường…
Trang 7
(Hình ảnh: Tạo môi trường trong lớp, hỗ trợ việc GDBVMT)
- Tạo môi trường ngoài lớp:
Ngay từ đầu năm học, đầu mỗi chủ đề tôi đã hệ thống hoá các yêu cầu củamôi trường cần phải đáp ứng để phục vụ cho hoạt động khám phá của trẻ trong chủ
đề đó Tham mưu với ban giám hiệu, phối hợp với phụ huynh quy hoạch, cải tạosân, vườn trường tạo nên góc cho trẻ thực nghiệm các hoạt động như: Thựcnghiệm sự phát triển của cây, tạo góc thí nghiệm vật chìm nổi, chơi với nước, vớicát… khám phá theo dõi sự thay đổi của cây cối trong trường, tạo cảnh quan để trẻtrải nghiệm với môi trường trong lành, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường Bảo vệmôi trường cũng gắn liền với hoạt động vệ sinh cá nhân của trẻ vì thế ngay từ đầunăm học tôi đã rèn nề nếp thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết rửa taytrước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết tiết kiệm nước, tiết kiệm điện trong sinhhoạt Ngoài ra để tạo môi trường ngoài lớp học, tôi đã hướng dẫn cho trẻ cách gieohạt, trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho lớp, cho trường Giúp cho trẻhiểu cây xanh rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi,giảm tiếng ồn, cây còn trồng trang trí tạo ra cảnh đẹp Riêng đối với hoạt động này
đầu năm tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng “Vườn thiên nhiên vủa bé” với đầy đủ các loại như: Vườn thuốc nam, vườn hoa, vườn rau sạch
và chia cho mỗi tổ chăm sóc 1 ô Đồng thời, tận dụng các mảng tường bên ngoàilớp để vẽ những hình ảnh có nội dung về giáo dục BVMT, để giáo dục trẻ
( Hình ảnh: Trẻ chăm sóc vườn thiên của bé )
Ngoài việc tổ chức các hình thức trên nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng chotrẻ về giáo dục bảo vệ môi trường Tôi còn tham mưu với các bậc phụ huynh chotrẻ học thêm các kiến thức về GDBVMT thông qua việc cho trẻ xem video, xem
Trang 8phim, các hoạt động qua mạng Intenet hay thông qua một số bài thơ, câu chuyện,câu đố, ca dao, đồng dao về giáo dục BVMT (Hình ảnh 1 – Xem phụ lục 3)
* Kết quả: Thông qua các hình thức trên đã có 100% trẻ nắm vững nội dung,
giáo dục bảo vệ môi trường 100% trẻ biết tự giác thu gom các nguyên vật liệu phếthải để cùng cô xây dựng môi trường mang đậm tính GDBVMT 100% trẻ hứngthú cao trong hoạt động học tập nói chung và hoạt động khám phá về môi trườngnói riêng
Giải pháp 2 Xác định nội dung giáo dục phù hợp với chủ đề nhằm giáo dục bảo vệ môi trường hiệu quả.
Trong chương trình giáo dục mầm non, nội dung GDBVMT được thực hiệntích hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục, các hoạt động giáo dục từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ không gây quá tải,phải gần gũi với trẻ, gắn với thực tế của trường, lớp, địa phương
Đặc biệt nội dung GDBVMT có thể được tích hợp trong cả một hoạt độnghay một phần của hoạt động hoặc trong phần liên hệ thực tế, đảm bảo phù hợp vớitrẻ và điều kiện thực tế của nhóm lớp
Chính vì vậy, để chủ động trong việc lựa chọn nội dung tích hợp cho phù hợpvới từng lĩnh vực, từng chủ đề và từng hoạt động Từ kế hoạch của nhà trường tôi
đã xây dựng kế hoạch cho cá nhân: Trong đó phải xác định rõ mục tiêu, nội dung,giải pháp thực hiện cụ thể cho năm học, cho từng chủ đề lớn, mạng nội dung, mạnghoạt động, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày cũng như nội dung tích hợp GDBVMT,làm đồ dùng, bổ sung trang thiết bị cho từng chủ đề cụ thể trên cơ sở chỉ đạo của
Sở, Phòng giáo dục đã triển khai
Dựa vào đặc điểm của từng lứa tuổi tôi có thể xác định nội dung giáo dục saocho phù hợp, gần gũi với chủ đề giáo dục:
- Với nội dung con người và môi trường sống: Nội dung này có thể tích hợp
vào các chủ đề: Trường mầm non, Bản thân, Gia đình, Giao thông, Nghề nghiệp
Có thể giáo dục trẻ nhận biết về môi trường sống bằng cách giúp trẻ nhậnbiết: Về phòng/nhóm/lớp học/gia đình, làng xóm Phân biệt được môi trường sạch -môi trường bẩn Biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Một sốcách tránh tác hại môi trường ô nhiễm Qua đó giáo dục trẻ quan tâm bảo vệ môitrường như: Biết tiết kiệm điện, nước, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi… Tham gia vệsinh môi trường: Không vứt rác bừa bãi, tham gia vệ sinh, lau chùi, sắp xếp đồdùng đồ chơi, không bẻ cây, không bắt động vật, biết chăm sóc cây cối và con vật,không nói to nơi công cộng…
Ví dụ: Cùng cô nhặt lá cây vườn trường, lấy và cất đồ dùng, đồ chơi sau khi
chơi xong Đi vệ sinh đúng nơi quy định Nhặt cỏ, tưới cây theo sự hướng dẫn của
cô, không bẻ hoa, ngắt lá… Từ đó giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ môi trườngsống xung quanh trẻ
- Với nội dung con người với động vật thực vật: Nội dung này có thể tích
hợp vào các chủ đề: Thế giới động vật, thực vật
Trang 9Thông qua chủ đề “Thế giới thực vật” Giúp trẻ nhận biết mối quan hệ giữa
động vật, thực vật với môi trường Ích lợi đối với môi trường sinh thái, trong tựnhiên động vật, thực vật chỉ có lợi hoặc có hại, tất cả đều cần thiết với thiên nhiên.Con người cần chăm sóc, bảo vệ cây cối và động vật
Ví dụ: Giáo dục trẻ nhận biết đặc điểm, ích lợi của động vật, thực vật đối với
con người Mối quan hệ của chúng với nhau và sự cần thiết của chúng mà chúng tacần bảo vệ
- Với nội dung con người với thiên nhiên: Nội dung này có thể tích hợp vào
các chủ đề: Nước, mùa hè và các hiện tượng tự nhiên
Giáo dục trẻ biết gió: Ích lợi, tác hại của gió Giải pháp tránh gió, nắng vàmặt trời Ích lợi và tác hại của nắng, các giải pháp tránh nắng Mưa: Nhận biết vàđoán được trời sắp mưa, ích lợi và tác hại của mưa, Giải pháp tránh mưa Bão, lũ:Hiện tượng, nguyên nhân, tác hại của bão, lũ
- Với nội dung con người và tài nguyên (đất, nước, danh lam thắng cảnh):
Tích hợp vào các chủ đề: Quê hương đất nước, Bác Hồ
Thông qua chủ đề: “Quê hương - Đất nước - Bác Hồ” giáo dục trẻ biết được
Nga Thái là vùng ven biển, nơi có nước mặn, có bãi biển phù sa… Đặc biệt giáodục trẻ biết được tác dụng của đất, nguyên nhân gây ô nhiễm, các giải pháp bảo vệđất, nước biển Ngoài ra cần giới thiệu thêm cho trẻ biết các nguồn nước khác, biếtđược ích lợi của nước, nguyên nhân gây ô nhiễm, Giải pháp bảo vệ Các danh lamthắng cảnh, giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng cảnh Từ đó, hình thành ở trẻ ý thứcgiữ gìn vệ sinh cá nhân (ăn uống vệ sinh: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,thực hiện ăn chín, uống sôi…) Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường,tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, bảo vệ nguồn nước, chăm sóc cây xanh
Kết quả: 100% trẻ hiểu về nội dung GDBVMT cho trẻ như: Nhận biết, phân
biệt được môi trường sạch, môi trường bẩn; Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường;Cách quan tâm bảo vệ môi trường 100% trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây cối vàcác con vật 97% trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và có ý thức bảo vệ môi trường
Giải pháp 3 Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động giáo dục.
Trong chương trình giáo dục mầm non, nội dung GDBVMT được thực hiệntích hợp trong tất cả các lĩnh vực, các hoạt động giáo dục từ dễ đến khó, từ đơngiản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ không gây quá tải, phảigần gũi với trẻ, gắn với thực tế của nhà trường, địa phương Đặc biệt nội dungGDBVMT có thể được tích hợp trong cả một hoạt động hay một phần của hoạtđộng hoặc trong phần liên hệ thực tế, đảm bảo phù hợp với trẻ và điều kiện thực tếcủa nhóm lớp
3.1 Tích hợp nội dung GDBVMT thông qua hoạt động học.
Trước khi tổ chức cho trẻ hoạt động, tôi phải xác định rõ hoạt động này làhoạt động tích hợp nội dung GDBVM toàn phần hay tích hợp một phần để chủđộng trong công tác chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, hệ thống câu hỏi đàm thoại, tròchơi và hình thức tổ chức sao cho phù hợp
Trang 10Ví dụ: Với hoạt động khám phá khoa học Đề tài: “Tìm hiểu về nước”
Đây là dạng hoạt động tích hợp toàn phần nội dung GDBVMT vì vậy đòi hỏi phải xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với khả năng nhận biết của trẻ đảmbảo về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ Chuẩn bị về đồ dùng, đồ chơi, hệ thống câuhỏi đàm thoại, địa điểm và hình thức tổ chức phù hợp
Hay với Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học: Đề tài: Truyện “Ai cần nước” Đây là đề tài mà tổ chuyên môn xây dựng giờ dạy mẫu cho giáo viên học
tập Để việc lồng ghép một cách nhẹ nhàng, linh hoạt nội dung GDBVMT tôi đãlên mạng Internet tìm kiếm một số hình ảnh động về tàu, thuyền chạy trên sông,trên biển, một số hình ảnh về thời tiết, nắng hạn, cây cối khô héo, sự cần thiết củanước đối với con người và thiên nhiên… Sau đó tôi gợi ý, tạo hứng thú cho trẻbằng cách: Cho trẻ xem video một số hình ảnh và trò chuyện với trẻ: Tàu thuyềnchạy trên sông, biển được là nhờ gì? (Các con thử tưởng tượng xem nếu không cónước thì tàu thuyền có chạy được trên sông, trên biển không?) Cây cối, con vật ốmyếu, chết do thiếu nước trong mùa nắng hạn (Con có biết vì sao không ?) Tác dụngcủa nước với cơ thể (Tại sao chúng ta cần phải uống nước nhỉ?)
Trong khi đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện tôi tích hợp GDBVMT:Nước rất cần trong cuộc sống của chúng ta, nước để chúng ta uống, ăn, để dùngtrong sinh hoạt hàng ngày, nước cần cho cây cối phát triển, tàu thuyền chạy trênsông… Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn nguồn nước trong sạch khôngđược vứt, đổ rác thải bừa bãi, ra sông, ra biển làm ảnh hưởng đến môi trường.Nước rất cần cho cơ thể nên mỗi ngày chúng ta phải uống đủ nước Do đó, nướcrất cần thiết đối với con người và vạn vật hãy bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nước.Ngoài ra tùy vào từng chủ đề, từng hoạt động có thể tích hợp nội dung này cho phùhợp
Ví dụ: Đề tài: “Tìm hiểu về trường lớp, mầm non” lồng ghép, giáo dục trẻ
bảo vệ môi trường bằng cách: Để trường lớp luôn sạch sẽ các con phải làm gì? Cóđược vẽ bậy lên tường không? Khi chơi xong các con phải làm gì?
Chủ đề “Quê hương, Đất nước, Bác Hồ” Tôi cho trẻ quan sát vườn cổ tích với câu chuyện: “Sự tích quả dưa hấu” sau đó khéo léo tích hợp giáo dục trẻ bằng
cách ăn xong không được vứt vỏ dưa bừa bãi ra sân trường, hình thành cho trẻ ýthức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi…Ngoài ra giáo dục cho các embiết, đây là giống Dưa hấu được trồng đầu tiên ở chính Quê hương Nga Sơn vì vậytrẻ phải biết trân trọng giữ gìn, yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cho cây
Hay với Chủ đề: “Nước và các hiện tượng tự nhiên” Cho trẻ làm quen với
bài thơ “Đi nắng” giáo dục trẻ đi nắng phải đội nón để tránh bị ốm, giáo dục trẻ
không ăn bậy, không ăn thức ăn đường phố tránh bị đau bụng Phải ăn chín uốngsôi để đảm bảo sức khỏe Sau đó cho trẻ chơi trò chơi lựa chọn đồ dùng phù hợpvới thời tiết
Hay cho trẻ “Quan sát dòng chảy của nước” Tại khu vực chơi với cát nước
qua đó giáo dục trẻ lợi ích của nước đối với đời sống của con người Từ đó giáodục trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước, không vứt rác bừa bãi xuống sông hồ, ao
Trang 11suối Biết được cách bảo vệ nguồn nước tránh được ô nhiễm môi trường, giữ gìnmôi trường trong sạch Ngoài ra tôi còn tổ chức cho trẻ hoạt động lao động nhặt lácây trong vườn cổ tích, sân vườn, tưới cây, nhổ cỏ trong vườn thiên nhiên của bé…
( Hình ảnh: Cho trẻ quan sát theo dõi dòng chảy của nước,
vườn cổ tích, nhặt lá cây vườn trường) Bên cạnh đó, tôi còn tích hợp nội dung GDBVMT thông qua hoạt động tạo
hình: Tập cho trẻ thói quen tận dụng các nguyên vật liệu phế thải để tạo ra các đồdùng đồ chơi cho trẻ như: Cói, lõi, vỏ ngao, sò, ốc, lá cây, vỏ hộp sữa, lon bia, nắpchai…để tạo ra các bức tranh sinh động đầy màu sắc theo các chủ đề
Ví dụ: Từ chai nhựa bỏ đi tạo ra các con vật ngộ nghĩnh, cói lõi, tạo ra
những hàng thủ công mỹ nghệ, hạt gấc cho trẻ xếp hình…
Qua đó, phát triển năng khiếu thẩm mĩ, khả năng sáng tạo của trẻ, giúp trẻnhận thấy sự cần thiết phải có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh
Trang 123.2 Tích hợp nội dung GDBVMT thông qua hoạt động góc
Hoạt động góc mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ Thông qua các tròchơi phân vai, trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người lớn vì thế để có đủ
đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động, tổ chức hiệu quả hoạt động góc Tôi đã phốihợp với Ban đại diện cha mẹ phụ huynh học sinh mua sắm các trang thiết bị phục
vụ cho các góc hoạt động Đồng thời, thường xuyên tổ chức hoạt động góc cho trẻ,các nội dung chơi cần xác định rõ lựa chọn nội dung gì, tích hợp những gì vừa tíchhợp được nội dung GDBVMT nhưng không làm mất đi nội dung chính của buổichơi
Thông qua việc tổ chức hoạt động góc trong chủ đề “Gia đình” Qua theodõi, quan sát trẻ ở các góc
- Góc phân vai: Khi chơi trò chơi gia đình: Trẻ biết mô phỏng các công việc
của người lớn như: Dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ
+ Khi chơi đóng vai bác sỹ: Trẻ biết khuyên bệnh nhân ăn sạch, ở sạch, tậpthể dục hàng ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh
+ Khi đóng vai cô giáo, trẻ biết nhắc nhở học sinh giữ gìn trường lớp, đồdùng đồ chơi sạch sẽ, khi chơi xong xếp gọn gàng để bảo vệ môi trường lớp họcluôn sạch đẹp
+ Trò chơi nấu ăn: Trong quá trình trẻ chơi đóng vai đầu bếp hoặc người lớntrong gia đình chế biến thức ăn: Trẻ biết chú ý vệ sinh dụng cụ nhà bếp, rửa thựcphẩm sạch sẽ…
- Góc tạo hình: Trẻ biết làm một số đồ dùng, đồ chơi từ những nguyên liệu
thiên nhiên và phế liệu thải bỏ đi như: Gáo dừa, vỏ hộp làm bộ gõ nhạc, tre làmphách…
- Góc thiên nhiện: Hướng dẫn cho trẻ thực hành một số hoạt động, làm đồ
chơi có nội dung bảo vệ môi trường, chăm sóc cây, lau lá, nhổ cỏ, tưới cây…Qua
đó giúp trẻ cảm nhận được công việc của người nông dân khi trải qua quá trìnhlàm đất, gieo hạt, chăm sóc cuối cùng là thành quả của sự vất vả đã được đền đáp,trẻ biết trân trọng những sản phẩm mình làm ra, biết bảo vệ cây xanh, bảo vệ môitrường Đặc biệt khi chơi xong trẻ biết vệ sinh tay, chân sạch sẽ
- Góc Xây dựng - Lắp ghép: Qua các trò chơi lắp ghép xây dựng các công
trình như: Vườn bách thú, vườn rau của bé,… trẻ biết bố trí, xếp đặt các khu vựctrong mô hình hợp lý, gọn gàng, sạch đẹp Biết sử dụng các nguyên vật liệu đã qua
sử dụng để tạo thành các sản phẩm phục vụ cho góc xây dựng Thông qua quátrình chơi, sẽ hiểu được ý nghĩa môi trường đối với đời sống con người Đượcthực hiện các thao tác chơi mô phỏng những công việc hàng ngày của người lớngiúp trẻ cảm thấy mình “quan trọng” và có ý thức cùng chung tay bảo vệ môitrường
3.3 Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài trời, hoạt động lao động.
Hoạt động ngoài trời là hoạt động trẻ được cung cấp kiến thức kỹ năng mộtcách chính xác nhưng không gò bó thông qua quan sát đàm thoại, tổ chức các trò
Trang 13chơi vận động, chơi tự do… Vì vậy, hoạt động này tổ chức có hiệu quả tôi đã khéoléo tích hợp nội dung GDBVMT dựa trên cơ sở nội dung của các chủ đề, các hoạtđộng đang học.
Ví dụ: Khi vừa tổ chức hoạt động học là tìm hiểu về “Các mùa trong năm”
Thì tôi tổ chức cho trẻ quan sát “Thời tiết” ngay hôm đó Có thể giáo dục trẻ xử lý
ngay một số tình huống nếu thấy phù hợp như: Trời mưa thì phải chạy vào nhà,Trời nắng thì phải che ô, không được chơi gần những nơi nguy hiểm…
3.4 Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động nêu gương
Vào những buổi nêu gương cuối tuần, cho trẻ kể về những việc làm tốt giúp
cô giáo và các bạn như: Biết xếp đồ chơi lên giá ngay ngắn, biết kê bàn ăn, biết gấpkhăn lau tay, biết phơi khăn lau mặt lên giá khăn, biết để bát đựng thức ăn, biếtnhặt rác bỏ vào thùng, xếp ghế theo tổ ngay ngắn, khi biết lỗi thì biết xin lỗi, biếtcảm ơn khi được giúp đỡ hoặc nhận quà, biết chào hỏi lễ phép…Ngoài ra trẻ kểthêm những việc làm vừa sức ở nhà để giúp đỡ ông bà như: Quét nhà, gấp quần áo,lau bàn ghế, nhặt rau, bỏ rác vào thùng rác…
* Kết quả: Thông qua các hoạt động giáo dục đã giúp 100% số trẻ trong lớp
nắm được kiến thức cơ bản, nhận biết được các hành vi đúng, hành vi sai, việc nên
và không nên làm, hình thành được nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt hàngngày góp phần BVMT Qua đó thấy được sự chủ động trong việc lồng ghép, tíchhợp nội dung GDBVMT có hiệu quả
Giải pháp 4 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các hoạt động thực tiễn, các bài tập thực hành, cách xử lý tình huống.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động giúp trẻ được thực hành, thao tác các kiếnthức, kỹ năng mà trẻ đã được học Chính vì vậy, hoạt động này được tôi tổ chứcthường xuyên và liên tục qua đó giúp trẻ tự mình trải nghiệm với những đồ dùng,
đồ chơi mà trẻ thích vì vậy tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch nhằm chủ động hơntrong việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ như:
+ Lên kế hoạch cho trẻ hoạt động lao động vệ sinh trường lớp như: Thu gomrác xung quanh trường (Nhặt lá rụng, vỏ hộp sữa, túi ni lông, giấy kẹo bánh,…),lau đồ dùng đồ chơi, các giá đồ chơi của lớp, sắp xếp đồ chơi đúng nơi qui định
Hoạt động này giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môitrường bẩn Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ như: Lau dọn, sắp xếpgọn gàng đồ dùng, đồ chơi ở các góc trong lớp học Giáo dục trẻ không vứt rác, vứt
đồ chơi bừa bãi, tổng vệ sinh sân trường sau giờ chơi…
Tôi hướng dẫn trẻ làm cùng cô một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệuthiên nhiên và vật liệu đã qua sử dụng như vỏ chai nước rửa bát, vỏ hộp sữa chua,lon bia, bát nhựa dùng một lần, sỏi, đá, len vụn, cành cây khô, lá cây, bẹ ngô,…làm đồ dùng dạy học Trong quá trình trẻ thực hiện, cô trò chuyện với trẻ và chotrẻ thảo luận với nhau về những sản phẩm mà trẻ đang làm, ý nghĩa của chúngnhằm chính xác hóa những ấn tượng của trẻ về môi trường Qua đó, giáo dục trẻ ýthức tiết kiệm và ý thức lao động sáng tạo Ngoài ra, hằng ngày tổ chức cho trẻnhặt rác, nhặt lá cây, làm cỏ, bắt sâu và chăm sóc cây trồng tại vườn thiên nhiên
Trang 14của bé Thu gom nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi:Cói, lõi, vỏ cây khô, bẹ ngô, lá chuối, rơm rạ, giấy báo cũ … để làm tranh giáodục bảo vệ môi trường.( Xem hình ảnh 1; hình ảnh 2 – Phụ lục 2)
Đồng thời thường xuyên thực hiện các bài tập đánh giá vệ sinh môitrường, điều kiện sống của cây cối, con vật, các hành động tốt - xấu đối với môitrường, nhận biết được hành vi đúng, hành vi sai, những việc nên làm, không nênlàm đối với môi trường Từ đó củng cố kiến thức cho trẻ, giúp trẻ có một số kỹnăng cơ bản khi tham gia hoạt động
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi với trò chơi “Lựa chọn đồ dùng phù hợp với thời tiết” thông qua trò chơi này nhằm giáo dục trẻ biết lựa chọn được đồ dùng
cần thiết (mùa đông thì cần có khăn, áo ấm, tất; mùa hè cần có ô, có mũ để chenắng và có quần áo mát…)
Hay: Cho trẻ làm bài tập: “Nối hình ảnh tương ứng”, “Tô màu hành vi đúng, gạch chéo hành vi sai, viết số tương ứng”; “Ghép tranh”… qua tranh ảnh, biết
làm theo những việc tốt (Không bẻ cành ngắt lá, không chơi gần nơi nguy hiểmkhi không có người lớn đi cùng, biết tiết kiệm điện, nước, chăm sóc và bảo vệ cây;biết xử lý tình huống khi cần)
Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nhận biết, các trò chơi vận động như: Chotrẻ chơi trò chơi lấy sản phẩm theo yêu cầu của cô Để chơi được trò chơi này côchuẩn bị những quả bóng nhựa có đường kính 18cm, đường hẹp, các hình ảnh cócác hành vi đúng, hành vi sai, bảng để trẻ gắn sản phẩm khi trẻ lấy được
Để chơi được trò chơi này tôi chia lớp thành 3 đội yêu cầu các đội lấy bóngkẹp bằng 2 đầu gối đi trong đường hẹp lên rổ chọn hành vi đúng dán vào hình mặtcười, lấy hành vi sai dán vào hình mặt méo sau 3 phút đội nào lấy được nhiều sảnphẩm và phân loại đúng theo yêu cầu đội đó thắng cuộc Khi kiểm tra sản phẩmcủa 3 đội tôi cho trẻ tự đếm sản phẩm của nhau, tự nhận xét các sản phẩm đúng vànhận biết được các hành vi sai của đội bạn
- Ngoài ra để tạo hứng thú cho trẻ tham gia các hoạt động một cách tích cựctôi thường xuyên sưu tầm, tìm kiếm các hoạt động, các trò chơi, các bài ca dao,
đồng dao nhằm giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường (Xem phần phụ lục 3)
- Cho trẻ làm thí nghiệm về cây cần nước và ánh sáng, thí nghiệm nước bẩn
do rác, lọc nước bằng cát vàng, không khí ô nhiễm do bụi khói, về sự bay hơi củanước, trồng và theo dõi sự phát triển của cây
Ví dụ: Cho trẻ thực hành làm thí nghiệm theo dõi sự nảy mầm của cây Cây cần nước, không khí và ánh sáng
- Để trẻ chơi được trò chơi này tôi đã chuẩn bị một số cốc nhựa nhỏ để đựngđất Một ít đất tơi, xốp, dụng cụ xới đất Một ít hạt đậu đũa Cốc tưới nước Sau đóhướng dẫn trẻ đổ đất vào cốc nhựa Hướng dẫn trẻ tra hạt đậu xuống đất: Dùngdụng cụ xới đất đào lỗ nhỏ, tra hạt đậu vào rồi lấp đất Hướng dẫn trẻ cách tướinước: Tưới nhẹ, vừa đủ làm ẩm đất Hướng dẫn trẻ quan sát sự phát triển của cây
từ khi hạt đậu nảy mầm, ra một lá, hai lá… Và giải thích cho trẻ về những điềukiện cần thiết để giúp cây lớn lên (độ ẩm, ánh sáng mặt trời…) Hàng ngày nhắc
Trang 15nhở trẻ chăm sóc, tưới nước cho cây Cùng trẻ trò chuyện, chia sẻ những ấn tượngthu được trong quá trình chăm sóc và trồng cây.
(Hình ảnh: Cho trẻ thực hành trải nghiệm theo dõi sự phát triển của cây)
Qua đó giúp trẻ biết được sự cần thiết của nước và ánh sáng đối với môitrường sống quan trọng như thế nào với con người và thiên nhiên
- Phát động cuộc thi triển lãm tranh về môi trường, cuối chủ đề hoặc cuối học
kì, hưởng ứng giờ trái đất cho trẻ cùng làm Từ những hoạt động đó hình thành cho trẻ ý thức tự lập, tự giác và tinh thần đoàn kết cùng nhau bảo vệ môi trường
- Cho trẻ đi tham quan môi trường trong lớp học của những lớp học khác, khuvực quanh trường, khu bếp, trường tiểu học…
- Cho trẻ quan sát hoạt động lao động của người lớn đang trồng và chăm sóccác cây cối, con vật, làm sạch môi trường xung quanh
- Biết giữ gìn vệ sinh môi trường: Cho trẻ dạo chơi trong trường khi có gió,
lá rụng trẻ nhặt lá bỏ thùng rác, những lá có thể sáng tạo làm đồ chơi cô hướng dẫn
trẻ sáng tạo Khi chơi xong trẻ vệ sinh chân tay sạch sẽ (Hình ảnh 3, phụ lục 2)
* Kết quả: 98% Trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi lớp tôi phụ trách có ý thức được việc
bỏ rác đúng loại, biết bảo vệ thiên nhiên Trẻ đã có hành vi đúng sai khi chăm sócbản thân và môi trường, vệ sinh cá nhân, trực nhật…Trẻ biết yêu quý các động vật,biết chăm sóc bảo vệ con vật Trẻ luôn hứng thú học, sau khi ăn xong biết bỏ rácvào thùng, biết rửa tay trước khi ăn, có những hành vi văn minh nơi công cộng
Giải pháp 5 Sử dụng bộ tranh giáo dục bảo vệ môi trường hiệu quả.
Trẻ mầm non được trải nghiệm, khám phá, tiếp cận với môi trường xungquanh dưới nhiều hình thức, đa dạng theo phương châm “chơi mà học, học bằngchơi” là phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường có hiệu quả và phù hợp với đặcđiểm lứa tuổi [11] Sử dụng tranh ảnh, là một trong những phương pháp giúp trẻtiếp cận với thế giới xung quanh một cách dễ dàng, hiệu quả nhằm nâng cao hiểubiết của trẻ về môi trường xung quanh, trên cơ sở đó xây dựng cho trẻ ý thức bảo
Trang 16vệ môi trường, rèn luyện thói quen, xây dựng hành vi đúng với môi trường Qua đókhuyến khích trẻ hoạt động tích cực, “học qua hành” và “học qua chơi”, phát huytính tích cực tìm tòi, khám phá của trẻ Chính vì vậy, tôi đã gợi mở và linh hoạt,sáng tạo khi lồng ghép và tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môitrường cho trẻ
Ví dụ: Sau khi cho trẻ quan sát, nói về nội dung bức tranh về các con vật
sống trong rừng yên vui, tôi đưa ra tình huống: Theo các con, nếu khu rừng bị chặtphá thì điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ các con vật?
- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi phát hiện hành vi đúng - sai trong việc bảo
vệ môi trường
Ví dụ: Tôi đưa các bức tranh trong đó có các hành vi đúng và hành vi sai và
yêu cầu trẻ phải lựa chọn hành vi đúng và gạch chéo hành vi sai, viết số tương ứng
số bức tranh có hành vi đúng vào ô trống, tô mầu cho 1 số tranh có hành vi đúng
- Tôi sử dụng các tranh để mở chủ đề, kích thích trẻ tìm hiểu, khám phá vềchủ đề sắp học Tuỳ từng nội dung bức tranh, tôi có thể lựa chọn, kết hợp một sốtranh để sáng tạo các hoạt động lồng ghép nội dung GDBVMT phù hợp với kinhnghiệm và khả năng của trẻ Để các bức tranh thực sự trở thành phương tiện giáodục bảo vệ môi trường có hiệu quả, tôi đã chọn tranh có nội dung giáo dục bảo vệmôi trường, phản ánh nội dung của chủ đề Hình ảnh trong tranh chân thực sốngđộng, màu sắc tươi sáng, hài hoà, hấp dẫn trẻ Kích thước tranh đa dạng: Tranh cỡA1, A3, A4 hoặc tranh lô tô để có thể sử dụng được nhiều mục đích, trong nhiềuthời điểm, nhiều hoạt động Chọn tranh có nội dung, hình ảnh gần gũi với cuộcsống thực của trẻ Sử dụng tranh linh hoạt phù hợp với mục đích và nội dung củatừng hoạt động với kinh nghiệm và khả năng của trẻ Sau đây là một số cách để sửdụng tranh trong nội dung giáo dục BVMT mà tôi đã thực hiện
* Quan sát và thảo luận tranh: “Khu rừng yên vui”
- Mục đích: Trẻ nhận biết tên gọi và đặc điểm nổi bật của một số động vật
sống trong rừng Phát hiện khả năng quan sát so sánh, ngôn ngữ chủ động, sáng tạo
ở trẻ Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên trong bức tranh; khungcảnh cuộc sống yên bình, an toàn của các loài vật trong rừng Giáo dục trẻ lòng yêuquý các con vật, có ý thức bảo vệ môi trường: Bảo vệ rừng, bảo vệ các con vật quýhiếm…
- Chuẩn bị: Treo bức tranh: “Khu rừng yên vui” vừa tầm nhìn của trẻ Một
số câu hỏi; câu đố; bài hát/nhạc “Ta đi vào rừng xanh”, “Lá xanh”… Một số tranh
lô tô các con vật, tranh liên quan
- Tiến hành: Cô cho trẻ hát “Ta đi vào rừng xanh”, hướng trẻ chú ý vào bức
tranh “Khu rừng xanh tươi” Hỏi trẻ xem trẻ nhìn thấy gì trong bức tranh Khuyếnkhích trẻ trò chuyện cùng nhau và kể về bức tranh Cô có thể gợi mở bằng nhữngcâu hỏi: Bức tranh vẽ gì? Trong tranh có những con vật gì? Các con vật đang làmgì? Các con vật đang ở đâu? Con hãy quan sát kĩ và hãy kể trong bức tranh này còn
có gì nữa? Cảnh vật trong rừng thế nào? (đẹp, tươi vui, yên bình/an toàn, vui vẻ,đông vui) Vì sao con nghĩ vậy? Con có thích cảnh vật trong khu rừng này không?
Trang 17Vì sao? Để bảo vệ những con vật sống ở trong rừng chúng ta cần phải làm gì?Khuyến khích trẻ đặt tên trong bức tranh.
* Kể chuyện sáng tạo theo tranh về việc trồng cây và bảo vệ cây
- Mục đích: Giúp trẻ biết cách kể chuyện sáng tạo và phát triển ngôn ngữmạch lạc Biết những hành động nên và không nên trong bảo vệ môi trường, bảo
vệ cây Biết cách chăm sóc, bảo vệ cây, yêu quý cây
- Chuẩn bị: “Tranh bé chăm sóc cây xanh, tranh thu hoạch rau”.
- Tiến hành: Cho trẻ quan sát tranh, thảo luận về nội dung các bức tranh Cho
trẻ kể chuyện sáng tạo qua tranh Đặt tên cho câu chuyện trẻ vừa kể Trao đổi, thảoluận về câu chuyện của trẻ Cho trẻ xem tranh và thảo luận về ích lợi của cây xanhvới môi trường và về nội dung trồng cây, chăm sóc cây con Trò chuyện, thảo luận
về các hành động nên và không nên trong việc bảo vệ cây trồng Tại sao phải yêuquý và bảo vệ cây? Chơi trò chơi: Gieo hạt nảy mầm
Ngoài việc sử dụng bộ tranh về GDBVMT, tôi tìm kiếm, sưu tầm trên mạngIntenet các hình ảnh có âm thanh sống động nhằm kích thích sự hứng thú của trẻkhi tham gia các hoạt động như: Tìm các hình ảnh có hành động đúng để giáo dụctrẻ BVMT Sau khi trẻ được nghe kể chuyện xong tôi cho trẻ ra ngoài chăm sócvườn thiên nhiên để trẻ nhổ cỏ, tưới nước cho cây, trẻ cùng cô nhặt lá cây trên sântrường Qua đó giáo dục trẻ ý thức chăm sóc cây và bảo vệ môi trường xanh sạchđẹp
* Kết quả: 97% trẻ biết cách sử dụng và sử dụng có hiệu quả bộ tranh
GDBVMT cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non 97% trẻ biết tự giác tìm kiếmnguyên vật liệu phế thải để cùng cô sáng tạo nên các bức tranh sử dụng cho việcGDBVMT 97% trẻ biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai về GDBVMT thôngqua bộ tranh và biết cách kể những câu chuyện sáng tạo có nội dung về GDBVMTqua bộ tranh
Giải pháp 6 Phối kết hợp với phụ huynh giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ tại gia đình
Gia đình, là môi trường đầu tiên và lâu dài trong việc giáo dục hình thành kỹnăng sống của trẻ, là cơ sở để con người phát triển một cách toàn diện Chính vìvậy, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ không chỉ dừng lại ở trườngmầm non mà cần được tiến hành đồng bộ trong gia đình, cộng đồng Tôi đã chủđộng phối hợp với phụ huynh thông qua giờ đón trả trẻ, họp phụ huynh, trao đổitrực tiếp với phụ huynh về một số cách giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tại giađình như:
Cha, mẹ có thể tranh thủ các thời điểm trong ngày để trò chuyện cho trẻ nghe
về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, mối quan hệ giữa con người và môitrường Dạy trẻ nhận biết và phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn Giải thích
để trẻ hiểu vì sao có sự ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường đốivới sức khỏe của con người, mỗi người cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ môitrường Khuyến khích trẻ suy nghĩ, chia sẻ cảm xúc, ý tưởng, thể hiện thái độ tíchcực đối với môi trường khi trò chuyện, giải thích cho trẻ nên dùng câu đơn giản,