Đó chính là thực tế sinh động chứng minh cho lí thuyết khoa học của bộ môn và đó cũng là quá trình rèn luyện tư duy lí luận cho từng học sinh, từng bước giúp các em tiếp cận với phương p
Trang 1MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU……… 2
1.1 Lý do chọn đề tài……… 2
1.2 Mục đích nghiên cứu……… 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu……… 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu……… 3
II NỘI DUNG……… 4
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến……… 4
2.2 Thực trạng của việc giải bài tập vận dụng cao trong làm bài thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân 8 2.3 Các giải pháp đã sử dụng ……… 9
2.4 Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm……… 15
III KẾT LUẬN……… 17
3.1.Bài học kinh nghiệm ……… 17
3.2 Kiến nghị, đề xuất……… 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 20
I MỞ ĐẦU
1 1 Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ tình hình thực hiện chương trình cải cách giáo dục và đào tạo, đổi mới giáo dục cơ bản, toàn diện, đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục
Trang 2phổ thông, năm 2017 môn Giáo dục công dân (GDCD) chính thức được đưa vào tổ hợp Khoa học xã hội để xét tốt nghiệp
Môn GDCD ở trường Trung học phổ thông (THPT) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính
sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam Đây là một môn khoa học khái quát
những thành tựu của các khoa học khác, luôn được bổ sung những tri thức mới về
sự phát triển của đời sống xã hội và bản thân
Kết cấu chương trình, nội dung của môn gồm có 5 phần, có quan hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chương trình môn GDCD Trung học
cơ sở theo nguyên tắc tích hợp, đồng tâm và phát triển
Trong chương trình thi tốt nghiệp qua các năm, môn GDCD chủ yếu kiểm tra hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò và nội dung của pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội ( lớp 12) và phần kinh tế (lớp 11)
Những tri thức được kiểm tra trong chương trình thi môn GDCD, đặc biệt là phần bài tập vận dụng luôn gắn chặt với tình hình thực tế của đời sống xã hội Đó chính là thực tế sinh động chứng minh cho lí thuyết khoa học của bộ môn và đó cũng là quá trình rèn luyện tư duy lí luận cho từng học sinh, từng bước giúp các em tiếp cận với phương pháp nhận thức, phương pháp nghiên cứu và rèn luyện cho mình cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo trong giải bài tập tình huống
Để giúp học sinh có thể nắm vững nội dung tri thức và vận dụng làm bài tập
hiệu quả, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học
sinh giải bài tập vận dụng cao bộ môn giáo dục công dân ở trường THPT Nga Sơn- Thanh Hóa”
1 2 Mục đích nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung: Góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục và nâng cao
chất lượng toàn diện cho học sinh ở trường THPT Nga Sơn
Trang 31.2.2 Mục tiêu cụ thể: Nhằm đưa ra các giải pháp cơ bản trong dạy và học
môn GDCD đáp ứng yêu cầu của một bộ phận học sinh thi THPT quốc gia ban Khoa học xã hội Thông qua sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh biết cách quan sát, phân tích tình huống, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập vận dụng cao mang lại hiệu quả thiết thực nhất
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này nghiên cứu và tổng kết về cách thức, phương pháp giải bài tập vận dụng cao môn GDCD trong các thi THPT quốc gia của học sinh trường THPT Nga Sơn qua các năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019 từ đó rút ra kinh nghiệm
áp dụng cho các năm học sau
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Mục đích: Nghiên cứu, thu thập tài liệu có liên quan đến đề thi THPT quốc gia
+ Cách thức tiến hành: Tìm đọc, phân tích các văn bản, văn kiện, chủ trương, sách báo và các tài liệu, sáng kiến về giải bài tập vận dụng cao môn GDCD ở trường THPT
- Phương pháp trò chuyện:
+ Mục đích: Nhằm nghiên cứu thực trạng và thu thập tư liệu, thông tin về giải bài tập vận dụng cao môn GDCD ở trường THPT Nga Sơn
+ Cách thức tiến hành: Trò chuyện trực tiếp với giáo viên dạy môn GDCD, với học sinh từ đó phát hiện và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề
- Phương pháp điều tra
+ Mục đích: Thu thập ý kiến chủ quan của đối tượng được điều tra về công tác giải bài tập vận dụng cao môn GDCD ở trường THPT Nga Sơn, từ đó có cơ sở nhận xét một cách tổng quát về vấn đề cần nghiên cứu
Trang 4+ Cách tiến hành: Điều tra thăm dò bằng hệ thống câu hỏi mở đối với giáo viên và học sinh về giải bài tập vận dụng cao môn GDCD ở trường THPT Nga Sơn
- Phương pháp thống kê:
+ Mục đích: Qua các bảng số liệu thống kê xử lí các tài liệu, số liệu thu thập được rút ra sự khác nhau trong quá trình thực hiện giải bài tập vận dụng cao môn GDCD ở trường THPT Nga Sơn
1.5 Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về công tác giải bài tập vận dụng cao môn GDCD
ở trường THPT
- Nghiên cứu thực trạng công tác giải bài tập vận dụng cao môn GDCD ở trường THPT Nga Sơn
- Đề xuất một số biện pháp giải bài tập vận dụng cao môn GDCD ở trường THPT Nga Sơn
- Thời gian: 3 năm (Bắt đầu từ năm học 2016 - 2017, kết thúc cuối năm học
2018 - 2019)
II NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi năm 2009, tại chương 3 điều 2 đã quy định như sau: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.” Đây chính là mục tiêu của môn GDCD nhằm hình thành nhân
cách, đạo đức của con người mới sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật
Nghị quyết số 29/NQ-TW “ Về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của Hội nghị Trung
Trang 5Ương 8 khóa XI được ban hành trong đó chỉ rõ mục tiêu tổng quát nhằm “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.” Về mục tiêu cụ thể, Nghị quyết nêu “ Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”
Như vậy, mục tiêu của dạy học là phải gắn với vận dụng vào thực tiễn, hình thành các kỹ năng giải quyết các tình huống phát sinh trong cuộc sống trở thành thói quen, văn hóa ứng xử Đây cũng chính là mục tiêu của việc vận dụng kiến thức môn GDCD vào thực tiễn cuộc sống
Từ năm học 2016-2017, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh sẽ phải dự thi 3 môn bắt buộc (Ngoại ngữ, Ngữ văn, Toán) và tổ hợp môn trong hai tổ hợp môn tự chọn là Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và Khoa học xã hội (Giáo dục công dân, Sử , Địa) để xét tốt nghiệp
Đề thi sẽ có 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi câu hỏi trắc nghiệm có
4 phương án trả lời, và có duy nhất 1 phương án trả lời đúng, trong đề thi có các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản, phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT (nhận biết: 40%, thông hiểu: 20%) và các câu hỏi phân hóa (vận dụng bậc thấp: 30%, vận dụng bậc cao: 10%) phục vụ mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng, đề thi đáp ứng được yêu cầu đánh giá kết quả học tập, đảm bảo tính phân hóa rõ rệt, tạo thuận lợi cho học sinh làm bài theo lực học thực tế của mình
Trang 6Năm học 2016-2017 và 2017-2018, nội dung thi nằm trong chương trình lớp
11 và lớp 12 Tuy nhiên, khác với các năm học trước, năm học 2018-2019, tỉ lệ câu hỏi trong đề thi đã có thay đổi theo hướng kiến thức chủ yếu ở chướng trình lớp 12 với tỉ lệ câu hỏi lớp 11 là 10% (4 câu) và 90% câu hỏi 12 (36 câu)
Câu hỏi khó tập trung vào các chuyên đề: Thực hiện pháp luật, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, Công dân với các quyền tự do cơ bản và công dân với các quyền dân chủ
Chuyên đề Thực hiện pháp luật có số lượng câu hỏi lớn nhất với 12 câu hỏi
Ở chuyên đề này các câu hỏi được trải đều ở các cấp độ nhận thức, đặc biệt đây là một trong những chuyên đề có nhiều câu hỏi vận dụng cao
Các câu hỏi thuộc chuyên đề này gồm hai vấn đề chính là các hình thức thực hiện pháp luật và các loại vi phạm pháp luật Học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản, các dấu hiệu nhận biết ngoài ra còn phân biệt được các hình thức thực hiện pháp luật và các loại vi phạm pháp luật
Chuyên đề Công dân bình đẳng trước pháp luật: Có 2 câu hỏi ứng với 0,5 điểm; Số lượng câu hỏi ở chuyên đề này tăng hơn 1 câu so với đề thi năm 2018; Các câu hỏi yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí và các bài tập vận dụng cao chủ yếu yêu cầu học sinh xác định những ai phải chịu (hoặc không phải chịu) trách nhiệm pháp lí?
Chuyên đề Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống
xã hội: Có 7 câu hỏi ứng với 1,75 điểm Các câu hỏi được trải đều ở các cấp độ nhận thức từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng, vận dung cao, trong đó câu hỏi vận dụng nhiều nhất với 4 câu hỏi Các dạng câu hỏi vận dụng cao chủ yếu yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi những ai thực hiện đúng (hoặc vi phạm) luật hôn nhân và gia đình, quyền bình đẳng trong lao động, trong kinh doanh…
Với chuyên đề Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội với các câu hỏi thuộc các quyền: bình đẳng trong lao động, trong hôn
Trang 7nhân gia đình và trong kinh doanh Nếu các câu hỏi nhận biết, thông hiểu tập trung vào nội dung quyền bình đẳng trong lao động thì câu hỏi vận dụng cao chủ yếu thuộc nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân gia đình và quyền bình đẳng trong kinh doanh
Chuyên đề Công dân với các quyền tự do cơ bản: Chuyên đề này có 3 câu hỏi ứng với 0,75 điểm Ở những câu hỏi thông hiểu, học sinh chỉ cần nắm được những nội dung cơ bản, nhớ được những "từ khóa" để phân biệt các quyền với nhau Các dạng câu hỏi vận dụng cao chủ yếu yêu cầu học sinh trả lời được câu hỏi : Ai vi phạm các quyền tự do cơ bản?
Chuyên đề Công dân với các quyền dân chủ cơ bản: Có 6 câu hỏi ứng với 1,5 điểm Các câu hỏi được trải đều ở cả 4 cấp độ nhận thức, trong đó câu hỏi thuộc cấp độ thông hiểu chiếm số lượng nhiều nhất là 3 câu Nội dung các câu hỏi đều xoay quanh quyền dân chủ cơ bản của công dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Chuyên đề Pháp luật với sự phát triển của công dân: Có từ 4 câu hỏi ứng với
1 điểm Các câu hỏi thuộc chuyên đề này trải đều ở ba mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng
Chuyên đề Pháp luật với sự phát triển của công dân chủ yếu xoay quanh quyền phát triển và quyền sáng tạo của công dân
Chuyên đề Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước: Có 2 câu hỏi ứng với 0,5 điểm Các câu hỏi chủ yếu xoay quanh vấn đề nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội và nghĩa vụ của công dân khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
Công dân với kinh tế: Có 4 câu hỏi ứng với 1 điểm So với đề thi năm 2018,
số lượng câu hỏi đã giảm đi chỉ còn 4 câu Những câu hỏi thuộc chuyên đề này nằm
ở mức độ nhận biết không có các câu hỏi thuộc mức độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao Các vấn đề được đề cập nhiều trong đề thi là: các yếu tố cơ bản của
Trang 8quá trình sản xuất; Chức năng của tiền tệ; Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa; Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa Đây đều là những vấn đề trọng tâm của chuyên đề
Số câu hỏi vận dụng thực tế đề thi tham khảo năm 2019 là 15 câu có xu hướng giảm so với đề thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 là 20 câu Trong
số các câu hỏi vận dụng thực tế này có đến 5 câu (từ 115 đến câu 120) có tính phân loại thí sinh rất cao, đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức lý thuyết, đọc kĩ câu hỏi và biết cách phân tích tình huống để lựa chọn được đáp án đúng nhất
Các câu hỏi vận dụng tình huống thực tế đề cập các vấn đề thời sự “nóng” trong dư luận xã hội thời gian qua như: hoạt động tổ chức đánh bạc, bảo kê, tín dụng đen, cho vay nặng lãi, sử dụng bằng đại học giả, đe doạ tính mạng, Điển hình là câu 115, nội dung câu hỏi đề cập đến vấn đề “sử dụng máy chạy thận nhân tạo không đảm bảo chất lượng” tạo sự liên tưởng đến vụ việc tương tự xảy ra tạo bệnh viên Hoà Bình trong những tháng đầu năm 2018
Như vậy, việc phân tích đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chính là cơ sở pháp lí quan trọng để nghiên cứu nội dung của sáng kiến kinh nghiệm nhằm áp dụng vào thực tế giảng dạy ôn tập ở trường THPT Nga Sơn
2.2 Thực trạng của việc giải bài tập vận dụng cao trong làm bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Giáo dục công dân tại trường THPT Nga Sơn.
Trong những năm trước đây, hầu hết học sinh và phụ huynh đầu tư nhiều vào các “môn chính” như Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh xuất phát từ quan điểm “chỉ học những môn thi” Và mặc dù được coi là bộ môn quan trọng góp phần hình thành và rèn luyện nhân cách con người song thực tế cho thấy môn GDCD bị xem là “môn phụ” và không được “giáo viên đầu tư dạy, học sinh đầu tư học” như những môn học khác Phần lớn học sinh chưa thay đổi kịp thời trong nhận thức do vậy thiếu kiến thức cơ bản gây khó khăn trong quá trình ôn tập nói chung
Trang 9Từ năm học 2016-2017, môn học GDCD được đưa vào thi THPT quốc gia, cùng với các môn Địa lý và Lịch sử tạo thành bộ môn Khoa học xã hội Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã tiến hành rà soát, kiểm tra cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ cho dạy và học môn GDCD nhất là đối với khối
12 Sau khi cho học sinh đăng ký chọn ban thi, nhà trường phân công giáo viên có kinh nghiệm vào giảng dạy, nhờ vậy mà chất lượng và hiệu quả của môn GDCD đã
có những bước chuyển biến đáng kể Đối với học sinh lớp 12 đăng ký thi Ban Khoa học xã hội, nhà trường tăng cường cho các em thêm 2 tiết mỗi tuần, ôn tập những kiến thức cơ bản về chương trình pháp luật lớp 12 và phần Kinh tế lớp 11
Năm học 2016-2017, là năm đầu tiên bộ môn tham gia thi tốt nghiệp nên công tác ôn tập cũng không tránh khỏi lúng túng, vì vậy vẫn còn một số hạn chế :
Thứ nhất : Khi làm bài tập vận dụng cao nhiều học sinh đoán mò, suy luận mang tính chủ quan, chưa gắn với thực tế cuộc sống và kiến thức được học Điều này xuất phát từ thực trạng học sinh không có kiến thức cơ bản, không hiểu được yêu cầu của bài tập
Thứ hai : Giáo viên chưa có kinh nghiệm trong ôn tập, phần lớn phụ thuộc vào tính chủ quan của người dạy, vừa dạy vừa tìm tòi thậm chí lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh làm bài tập vận dụng cao
2.3 Các giải pháp đã sử dụng.
Để góp phần khắc phục những hạn chế nêu trên, với mục tiêu nâng cao chất lượng ôn tập cho học sinh trong kỳ thi THPT quốc gia trong thời gian tới, trên cơ
sở nghiên cứu về phương pháp giảng dạy trong các năm qua, tôi đưa ra một số biện pháp cụ thể sau:
2.3.1 Nắm vững kiến thức cơ bản thông qua các từ khóa.
Trong mỗi chuyên đề đều có các khái niệm, nội dung Mỗi khái niệm thường biểu đạt thông qua một số dấu hiệu cơ bản:
Trang 10Ví dụ: Chuyên đề Thực hiện pháp luật : Ở khái niệm Thực hiện pháp luật:
Giáo viên nên cho học sinh phân tích khái niệm và gạch chân các từ khóa cơ bản
Ví dụ: “Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho
cá nhân, tổ chức” Những từ khóa này là những đơn vị kiến thức cơ bản mà dựa vào
đó xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm Như vậy với khái niệm thực hiện pháp luật sẽ
có ít nhất 03 câu hỏi dạng nhận biết, 03 câu dạng thông hiểu
Ở phần các hình thức thực hiện pháp luật cho học sinh phân biệt các hình thức bằng các cụm từ:
Quyền là sử dụng pháp luật;
Nghĩa vụ là thi hành pháp luật;
Không làm điều cấm là tuân thủ pháp luật.
Cơ quan chức năng hoặc cá nhân có thẩm quyền ra quyết định là áp
dụng pháp luật
Ví dụ: Chuyên đề Công dân với các quyền tự do cơ bản, cho học sinh nhận
biết các quyền thông qua một số từ, cụm từ như sau:
- Quyền bất khả xâm phạm thân thể là: Bắt, giam, giữ;
- Quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe: liên quan đến cụm từ đánh người, hành hung, giết người, đe dọa giết người
- Quyền được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm: các cụm từ nói xấu, tung tin, bịa đặt, vu khống
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ khóa cho dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thuộc Đây chính là phương pháp quan trọng khi học sinh làm bài tập vận dụng cao
2.3.2 Dùng phương pháp tư duy “ngược” để giải quyết vấn đề
- Đọc từ đầu đến cuối phân tích hành - Xác định yêu cầu bài tập ( hỏi gì?)