Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 93 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
93
Dung lượng
1 MB
Nội dung
Trường THPT Đăk Hring Trường THPT Đăk Hring Giáo ánGiáoán Ngữ văn 11 – Ngữ văn 11 – chương trình chuẩn chương trình chuẩn Tuần: 1 Tiết PPCT: 1-2Ngày dạy: 25 / 08 / 2008 Tên bài dạy: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác) A. Mục tiêu bài học: Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức: Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh tao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thật, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu một đoạn trích thuộc thể kí sự văn học. 3. Giáo dục: Học tập nhân cách sống coi thường danh lợi của nhà nho. B. Trọng tâm bài học: Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh tao của tác giả. C. Chuẩn bị bài dạy của GV và HS: 1.Giáo viên − Phương tiện: Giáo án, SGK (tr.3), SGV (tr.5), tài liệu tham khảo. − Đồ dùng: Ảnh Lê Hữu Trác và bìa sách Hải Thương y tông tâm lĩnh. 2. Học sinh − Đọc trước văn bản và trả lời các câu hỏi trong Sgk. − Tìm đọc các tài liệu có liên quan. D. Cách thức tiến hành: − Phương pháp trọng tâm: Đọc sáng tạo, gợi mở, đối thoại. − Phương pháp bổ trợ: Thảo luận. E. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra HS: nề nếp, tác phong, sĩ số. 2. Nội dung bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: - GV gọi HS đọc phần Tiểu dẫn và rút ra những nét chính về con người Lê Hữu Trác. (HS cần làm được các ý bên, GV bổ sung, cung cấp những thông tin về LHT có liên quan đến bài học) - Hỏi: + Thể loại tác phẩm Thượng kinh kí sự? + Đánh giá về vị trí của tác phẩm trong nền văn học nói chung, VHTĐ nói riêng. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Lê Hữu Trác (1724-1791) - Thân phụ là người Hưng Yên, thân mẫu là người Hà Tĩnh. Khoảng 30 năm đầu sống ở quê cha, 40 năm sau sống ở quê mẹ. - Lúc đầu theo nghề văn, sau theo nghề y, ông là tác giả của bộ sách y học xuất sắc nhất thời trung đại. - Vừa là một danh y lỗi lạc (Thánh y), vừa là một nhà văn, nhà thơ tài hoa. 2. Thượng kinh kí sự - Là tác phẩm thuộc thể kí, viết bằng chữ Hán. - Tác phẩm đánh dấu bước phát triển mới trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam. Hoạt động 2 * Hướng dẫn đọc bài, phân tích văn bản. - HS đọc văn bản. - GV nêu câu hỏi: + Quang cảnh phủ chúa Trịnh được miêu tả như thế nào? (Gợi ý: ngoại cung, nội cung như thế nào, tìm chi tiết minh hoạ, .) + Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa ra sao? (Tuân theo những nghi lễ nào, cách giáo dục đầy khuôn phép, cách nói năng, .) II. Đọc – hiểu văn bản 1. Cảnh sống nơi phủ chúa Trịnh. - Quang cảnh nơi phủ chúa: xa hoa, tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng → uy quyền của nhà chúa (dẫn chứng: ngoại cung , nội cung .). - Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa với những lễ nghi, khuôn phép, cách nói năng, kẻ hầu người hạ, . → sự cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Năm học 2008-2009 Nguyễn Bách Sa 1 Trường THPT Đăk Hring Trường THPT Đăk Hring GiáoánGiáoán Ngữ văn 11 – Ngữ văn 11 – chương trình chuẩn chương trình chuẩn → Hãy tóm tắt lại nội dung vừa học. cho thấy quyền uy tối thượng nằm trong tay nhà chúa và nếp sống hưởng thụ cực kì xa hoa của chúa Trịnh Sâm cùng gia đình. Hoạt động 3 - Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống phủ chúa như thế nào? - Thông qua những nội dung vừa học, hãy rút ra phẩm chất của Lê Hữu Trác? (cương vị là người thầy thuốc, cương vị là một thường dân – nho sĩ) 2. Thái độ của tác giả - Khen phủ chúa có cái đẹp, cái sang (làm thơ bày tỏ tâm tư: Cả trời Nam sang nhất là đây). - Không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng thụ nơi phủ chúa, dửng dưng trước những vật chất quyến rũ nơi đây (khi nói về bệnh trạng của thế tử) → Mặc dù có lời khen trước vẻ sang trong của phủ chúa nhưng tác giả không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do. Phẩm chất Lê Hữu Trác: + Là thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng, già dặn kinh nghiệm, có y đức cao. + Là người xem thường lợi danh quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị. Hoạt động 4 - GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Hãy cho biết, ngòi bút kí sự của LHT có gì mới lạ. (Gợi ý: cách quan sát, miêu tả ra sao? diễn biến sự việc như thế nào? tính chân thực được thể hiện ở đâu? .) - GV giảng lại toàn bộ bài học. III. Tổng kết 1. Ghi nhớ (SGK) 2. Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả - Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động. - Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc. - Không bỏ sót chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và việc. → Tính chân thực của tác phẩm, nhất là đoạn trích này có giá trị hiện thực sâu sắc. 3. Củng cố: + Chốt lại trọng tâm bài học: phần ghi nhớ 4. Dặn dò: + Học bài cũ: + Soạn bài mới: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. 5. Rút kinh nghiệm: . . . . Tuần: 1 Tiết PPCT: 3 Ngày dạy: 26 / 08 / 2008 Tiết:…. Lớp: 11B2, 11B3 Năm học 2008-2009 Nguyễn Bách Sa 2 Trường THPT Đăk Hring Trường THPT Đăk Hring GiáoánGiáoán Ngữ văn 11 – Ngữ văn 11 – chương trình chuẩn chương trình chuẩn Tên bài dạy: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN A. Mục tiêu bài học: Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức: Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của XH và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan giữa chúng. 2. Kỹ năng: Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của các nhà văn, đồng thời, rèn luyện năng lực sáng tạo của cá nhân. 3. Giáo dục: Có ý thức học ngôn ngữ chung và trau dồi lời nói cá nhân. B. Trọng tâm bài học: C. Chuẩn bị bài dạy của GV và HS: − Phương tiện: Giáo án, SGK (tr.9), SGV (tr.11), tài liệu tham khảo. − Đồ dùng: : (không) − Học sinh chuẩn bị bài cũ, soạn bài mới như đã căn dặn D. Cách thức tiến hành: − Phương pháp trọng tâm: Phát vấn, gợi mở − Phương pháp bổ trợ: Luyện tập thực hành. E. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra HS: nề nếp, tác phong, sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ − Câu hỏi kt: Nêu đại ý đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh. Nhận xét về phẩm chất Lê Hữu Trác qua đoạn trích này. − Trả lời: HS nêu nội dung phần ghi nhớ, phân tích ngắn gọn chi tiết miêu tả cảnh sống nơi phủ chúa để thấy rõ phẩm chất Lê Hữu Trác. 3. Nội dung bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 - HS đọc mục II Sgk và trả lời các câu hỏi: + Ngôn ngữ có vai trò như thế nào đối với đời sống? + Ngôn ngữ chung là gì? + Trình bày hệ thống ngôn ngữ chung? Lấy ví dụ cụ thể cho từng yếu tố trong hệ thống ấy? + Để có vốn hiểu biết về ngôn ngữ chung thì cần phải làm gì và dựa trên cơ sở nào? I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội - Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của một cộng đồng xã hội, là tài sản của toàn xã hội. - Ngôn ngữ cộng đồng mang tính chung: bao gồm một hệ thống các đơn vị, quy tắc, chuẩn mực xác định (ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, .). → Để có ngôn ngữ chung cần tích lũy thường xuyên bằng cách học hỏi qua giao tiếp hằng ngày và qua sách vở. Hoạt động 2 - HS tiếp tục đọc mục II và trả lời: + Cơ sở nào tạo nên lời nói cá nhân? Lời nói cá nhân là gì? + Lấy ví dụ về sự vận dụng ngôn ngữ chung vào việc tạo lập lời nói cá nhân. + Dấu ấn cá nhân được thể hiện trong lời nói như thế nào? II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân - Lời nói là sản phẩm của cá nhân thông qua việc sử dụng ngôn ngữ chung. - Lời nói mang đậm dấu ấn cá nhân (giọng nói, vốn từ ngữ, sự sáng tạo từ ngôn ngữ chung thành từ mới, .). Trong văn học, dấu ấn cá nhân còn gọi là phong cách tác giả (phong cách nhà văn). Hoạt động 3 * Tổ chức cho HS luyện tập các bài tập trong Sgk. Bài tập1 - Trong câu thơ có hai từ thôi, hãy chỉ ra III. Luyện tập Bài tập1 Bác Dương thôi 1 đã thôi 2 rồi (Nguyễn Khuyến) Từ thôi: có ngĩa là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó. Từ thôi 2 được dùng với nghĩa chấm dứt, kết thúc Năm học 2008-2009 Nguyễn Bách Sa 3 Trường THPT Đăk Hring Trường THPT Đăk Hring GiáoánGiáoán Ngữ văn 11 – Ngữ văn 11 – chương trình chuẩn chương trình chuẩn nghĩa gốc của từ thôi 2 . - Nhân xét cách dùng từ của tác giả. Bài tập 2 - Đọc kĩ và chỉ ra cái hay của việc tổ chức ngôn từ trong hai câu thơ của HXH. (HS cần thấy được trật tự sắp xếp từ ngữ trong hai câu thơ làm cho giá trị tu từ của chúng nổi bật, từ đó, tác giả có thể bộc bạch được nỗi lòng của mình) - Nhận xét về cách dùng từ ngữ của HXH. Bài tập 3 - HS có thể dẫn ra nhiều ví dụ khác nhau, miễn là thể hiện được quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. - GV tổ chức cho HS phát biểu và định hướng phân tích ví dụ để HS nắm bài học. - GV tổng kết bài học, cho HS đọc phần ghi nhớ trên lớp. cuộc đời, cuộc sống; nó thuộc về lời nói cá nhân của Nguyễn Khuyến. Bài tập 2 Cái hay trong hai câu thơ của HXH là ở trật tự sắp xếp từ ngữ - Cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn) đều sắp xếp danh từ trung tâm trước (rêu, đá) ở trước tổ hợp định ngữ - danh từ chỉ loại (từng, mấy). - Các câu đều sắp xếp bộ phận vị ngữ (xiên ngang mặt đất, dâm toạc chân mây) di trước bộ phận chủ ngữ (rêu từng đám, đá mấy hòn). → Tạo cho câu thơ có âm hưởng mạnh và tô đậm hình tượng thơ. Bài tập 3 Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân thể hiện quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Trong hiện thực có nhiều mối quan hệ như thế. Ví dụ: - Quan hệ giữa giống loài với từng cá thể động vật. - Quan hệ giữa mô hình thiết kế chung với một sản phẩm cụ thể được tạo ra. - v.v . 4. Củng cố: + Chốt lại trọng tâm bài học: Phần ghi nhớ 5. Dặn dò: + Học bài cũ: Nắm vững khái niệm và mối tương quan giữa NN chung và LNCN. + Soạn bài mới: Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương theo hệ thống câu hỏi trong SGK trang 18. 6. Rút kinh nghiệm: . . . . Tuần: 1 Tiết PPCT: 5 Ngày dạy: 1/ 09 / 2008 Tiết: … Lớp: 11B2 , 11B3 Năm học 2008-2009 Nguyễn Bách Sa 4 Trường THPT Đăk Hring Trường THPT Đăk Hring GiáoánGiáoán Ngữ văn 11 – Ngữ văn 11 – chương trình chuẩn chương trình chuẩn Tên bài dạy: TỰ TÌNH (Bài II) (Hồ Xuân Hương) A. Mục tiêu bài học: Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức: Cảm nhận được tâm sự bức bối và niềm khát khao được hưởng hạnh phúc lứa đối của nhân vật trữ tình; hiểu được nghệ thuật thơ Nôm với cách dùng từ ngữ độc đáo, táo bạo của Hồ Xuân Hương. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình trung đại. 3. Giáo dục: Có ý thức trách nhiệm về đấu tranh cho quyền hạnh phúc, cho bình đẳng giới tính. B. Trọng tâm bài học: Tâm sự và ý thức về quyền hạnh phúc của nhà thơ C. Chuẩn bị bài dạy của GV và HS: − Phương tiện: Giáo án, SGK (tr.18 ), SGV (tr.18), tài liệu tham khảo. D. Cách thức tiến hành: − Phương pháp trọng tâm: Gợi tìm, nêu vấn đề, đọc sáng tạo. − Phương pháp bổ trợ: Giảng bình E. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra HS: nề nếp, tác phong, sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ − Câu hỏi kt: Thế nào là ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân? Mối quan hệ của chúng. − Định hướng trả lời: Trình bày khái niệm và phân tích được sự tác động của ngôn ngữ chung đối với lời nói cá nhân và ngược lại. 3. Nội dung bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 - GV cho HS đọc phần Tiểu dẫn và nêu câu hỏi: + Thời đại HXH có gì đặc biệt? (XH phong kiến khủng hoảng trầm trong với nhiều sự bất công; người phụ nữ bị khinh rẻ, không có quyền hành, tự do, kể cả hôn nhân). + Nét độc đáo trong thơ HXH? - GV chốt lại những ý chính về nhà thơ cho HS nắm rõ. - Gọi HS đọc bài thơ, một HS khác đọc lại và nên cảm nhận chung về bài thơ. I. Tìm hiểu chung 1. Hồ Xuân Hương (?-?) - Sống vào giữa thế kỉ XVIII, quê Nghệ An. - Lấy chồng 2 lần nhưng đều làm lẽ → luôn thèm khát tình yêu đôi lứa một nam một nữ. - Là một nhà thơ độc đáo và táo bạo. Nội dung thơ bà thường đề cập đến những nỗi khổ, hết lời ca ngợi vẻ đẹp và ý thức của người phụ nữ. - Xuân Diệu gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm”. 2. Đọc – hiểu bài thơ Hoạt động 2 - Hỏi: Đọc bốn câu thơ đầu, ta thấy tác giả ở vào hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào? Gợi ý: + Không gian, thời gian trong bài gợi lên điều gì đối với một người phụ nữ cô đơn? + Dự cảm của từ dồn cho ta thấy tâm trạng gì của tác giả? + Phân tích chữ trơ để thấy sự bẽ bàng của nữ sĩ. → Chốt lại hai câu thơ đầu. II. Phân tích 1. Bốn câu đầu - Trống canh: trống báo hiệu thời gian. - Dồn: âm thanh gấp gáp thôi thúc → nỗi chờ mong khắc khoải, thiều tự tin và đầy lo âu, tuyệt vọng của người phụ nữ. - Trơ: sự trơ trọi hoàn toàn (biện pháp đảo ngữ) → Tâm trạng bẽ bàng - Cái hồng nhan: sự cụ thể hóa cái cá thể cô đơn, trơ trọi của người phụ nữ trước không gian rộng lớn (nước non, đời, tình). Người vợ cô đơn với tâm trạng lo âu chờ đợi trong đêm thanh vắng mênh mông, vô tận. Hoạt động 3 - Chén rượu hương đưa: uống rượu cho vơi sầu nhưng Năm học 2008-2009 Nguyễn Bách Sa 5 Trường THPT Đăk Hring Trường THPT Đăk Hring Giáo ánGiáoán Ngữ văn 11 – Ngữ văn 11 – chương trình chuẩn chương trình chuẩn + Câu thơ 3 có ý nghĩa gì? Phân tích để thấy cái hay của ý thơ. + Hình tượng vầng trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn có quan hệ gì với thân phận nữ sĩ? → Rút ra tiểu kết cho bốn câu thơ đầu. - GV bình lại bốn câu thơ đầu để HS thấy được sự liên kết các ý thơ và hiều được nỗi lòng bước đầu của HXH. say lai tỉnh → uống mà không say → vẫn sầu. - Vầng trăng bóng xế: Có hai nghĩa Đêm tàn, trăng chưa tròn mà đã xế → cảm xúc về hạnh phúc chư tròn đầy. Chỉ tuổi con người đã luống mà hạnh phúc chưa đầy. Trước tâm trạng cô đơn, nhà thơ tìm đến rượu cho vơi sầu đi nhưng càng uống càng thấy tỉnh càng thấy buồn, kèm theo đó là sự ý thức về cuộc sống hạnh phúc gia đình. Hoạt động 4 - Hỏi: + Biện pháp tu từ nghệ thuật được thể hiện trong trong hai câu thơ 5, 6? Nó diễn tả hình tượng thiên nhiên ra sao? (biện pháp đảo ngữ nhấn mạnh vị ngữ biểu hiện cảnh vật sống động, đầy sức sống, .) + Hình tượng thiên nhiên như thế góp phần diễn tả tâm trạng nhà thơ như thế nào? (Sự cựa quậy, phản kháng của nữ sĩ, .) - Hỏi: + Ở hai câu thơ cuối, tâm sự của tác giả là gì? (Gợi ý: nghệ thuật tăng tiến - từ lại - thể hiện bi kịch và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của tác giả). - GV bình lại toàn bộ bài thơ. 2. Hai câu 5, 6. - Xiên ngang, đâm toạc: từ ngữ gợi hình, có ấn tượng mạnh mẽ sinh động của cảnh vật (phép đảo ngữ) → cái nhìn yêu đời với sức sống mãnh liệt, đầy bản lĩnh của nhà thơ. - Cảnh vật như cựa quậy, sống động → sự quẫy đạp của nhà thơ, của cái tính người vươn lên chống lại cái XH thiếu tình người. 3. Hai câu kết - Ngán nỗi: sự ngao ngán, buồn chán và bất lực → những dồn nén bức bối lắng dịu thành sự cam chịu. - Xuân đi, xuân lại lại: Thời gian cứ trôi đi mà tình yêu hạnh phúc thì hưởng chỉ chút ít. - Mảnh tình: cái tình bé như mảnh vỡ lại san sẻ, chia bớt. Lời than thở thầm kín của người phụ nữ lẽ mọn về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn. Hoạt động 5 - GV cho HS chốt lại nội dung và những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. III. Tổng kết - HXH là một nữ sĩ đầy cá tính nhưng cũng là con người bi kịch của xã hội cũ. - Tự tình (II) là tiếng lòng u uất trước duyên phận và khát vọng hạnh phúc mãnh liệt của nữ sĩ. 4. Củng cố: + Chốt lại trọng tâm bài học: Phần ghi nhớ 5. Dặn dò: + Học bài cũ: Học thuộc lòng và phân tích bài thơ. + Soạn bài mới: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) theo hệ thống câu hỏi trong SGK trang 21. 6. Rút kinh nghiệm: . . Tuần: 2 Tiết PPCT: 6 Ngày dạy: 1 / 09 / 2008 Tiết: Lớp: 11B2,3 Năm học 2008-2009 Nguyễn Bách Sa 6 Trường THPT Đăk Hring Trường THPT Đăk Hring Giáo ánGiáoán Ngữ văn 11 – Ngữ văn 11 – chương trình chuẩn chương trình chuẩn Tên bài dạy: CÂU CÁ MÙA THU (Thu điếu) ( Nguyễn Khuyến) A. Mục tiêu bài học: Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam và tình yêu thiên nhiên đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ; thấy được cái tài hoa tinh tế trong cách miêu tả thiên nhiên và biểu lộ tâm trạng của nhà thơ. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình. 3. Giáo dục: Ý thức được một cuộc sống thanh cao và tình yêu quê hương đất nước. B. Trọng tâm bài học: Vẻ đẹp mùa thu qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến. C. Chuẩn bị bài dạy của GV và HS: − Phương tiện: Giáo án, SGK (tr.51), SGV (tr.23) TLTK: Lê Bảo. Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường - Nguyễn Khuyến. Nxb GD, 2002. − Đồ dùng: Phiếu học tập. − HS chuẩn bị bài cũ, soạn bài mới. D. Cách thức tiến hành: − Phương pháp trọng tâm: Gợi mở, phát vấn. − Phương pháp bổ trợ: Giảng bình, đọc diễn cảm. E. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra HS: nề nếp, tác phong, sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ − Câu hỏi kt: Đọc thuộc lòng và nêu chủ đề bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương. − Định hướng trả lời: HS đọc rành mạch, rõ ràng, nêu được chủ đề nổi bật của bài thơ. 3. Nội dung bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 - HS đọc Tiểu dẫn và rút ra những ý chính về nhà thơ Nguyễn Khuyến. - GV định hướng cho HS trả lời ngắn gọn những nội dung bên. - GV cung cấp cho HS vị trí bài thơ trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. - HS đọc diễn cảm văn bản và nêu cảm nhận chung về bài thơ. I. Tìm hiểu chung 1. Nguyễn Khuyến (1835-1909) - Là người thông minh từ nhỏ, có học vấn uyên thâm. - Người làng Yên Đỗ, thi đỗ ba giải nguyên nên gọi là Tam nguyên Yên Đỗ. - Khi giặc Pháp xâm lược, ông lấy cớ đau mắt từ quan về quê ở ẩn, bất hợp tác với giặc. - Là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam. 2. Đọc – hiểu văn bản - Thu điếu nằm trong chùm ba bài thơ thu viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật của Nguyễn Khuyến (bên cạnh Thu ẩm và Thu vịnh) - Cảm nhận chung: Bài thơ thể hiện cái nhìn sắc sảo, tinh tế, cái tài hoa của NK. * Tổ chức tìm hiểu bài thơ Hoạt động 2: - Hỏi: + Điểm nhìn để cảm nhận cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? (ngồi từ đâu nhìn, nhìn cảnh vật theo hướng nào?) + Điểm nhìn ấy giúp tác giả bao quát cảnh thu như thế nào? GV giảng lại hai câu đầu II. Phân tích 1. Cảnh thu: 6 câu thơ đầu - Điểm nhìn để cảm nhận cảnh thu của tác giả + Nhìn từ gần đến cao xa: (từ thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc). + Nhìn từ cao xa trở lại gần: (nhìn trở lại ao thu và thuyền câu) → Từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động. Hoạt động 3 - Hỏi: - Cảnh thu điển hình cho mùa thu của làng cảnh VN + Không khí thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ Năm học 2008-2009 Nguyễn Bách Sa 7 Trường THPT Đăk Hring Trường THPT Đăk Hring Giáo ánGiáoán Ngữ văn 11 – Ngữ văn 11 – chương trình chuẩn chương trình chuẩn + Cảnh mùa thu trong bài là của vùng quê nào? (Vùng đồng bằng Bắc Bộ) + Những chi tiết nào cho thấy được nét riêng của cảnh sắc thu vùng ấy? (Gợi ý: màu sắc đường nét, các chuyển động của sự vật ra sao? không gian thu đặc trưng ở chỗ nào? .) + Rút ra tiểu kết cho ý vừa triển khai. GV bình lại cảnh thu ở bốn câu thơ đầu. của cảnh vật Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt. Đường nét, chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá khẽ đưa vèo, mây lơ lửng. Hoà sắc tạo hình: sắc xanh (xanh ao, xanh sóng xanh nước, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, .) có một màu vàng đâm ngang của lá thu rơi. + Ao nhỏ, thuyền câu nhỏ, dáng người cũng thu lại. → Nét riêng của làng quê Bắc Bộ, cái hồn dân dã được gợi lên từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co, . Hoạt động 4 - Hỏi: Cảnh thu trong bài thơ tuy đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Chi tiết nào cho thấy điều đó? (Gợi ý: bức tranh thu tĩnh hay động?, các chuyển động của sự vật nhanh hay chậm?, bài thơ có miêu tả tiếng động không và đó là nghệ thuật gì? .) GV tổ chức đối thoại để HS tìm ra những nội dung bên. - Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn + Không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng (câu 6). + Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ sức tao âm thanh (hơi, khẽ). + Tiếng cá đớp mồi càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật (nghệ thuật lấy động nói tĩnh) → Toàn bộ bức tranh thu là cảnh tĩnh, cái tĩnh bao trùm lại được gợi lên từ cái động rất nhỏ và duy nhất. Hoạt động 5 - Hỏi + Hình ảnh ông câu xuất hiện có đúng với tư thế người câu cá hay không? (không) + Thực chất của việc ngồi câu cá là gì? (để ngắm cảnh thu, để suy nghĩ về thời cuộc .). + Không gian thu góp phần diễn tả tâm trạng nhà thơ như thế nào? + Hãy cho biết tâm trạng của nhà thơ là gì? GV bình lại nội dung bài thơ cho HS nắm rõ. 2. Tình thu: hai câu thơ cuối - Nói câu cá nhưng thực chất ra là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng + Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng (cảm nhận độ trong veo của nước, cái hơi gợn tí của sóng và độ rơi khe khẽ của lá, đặc biệt là tiếng cá đớp mồi). + Tâm cảnh ở trong sự tĩnh lặng tuyệt đối. - Không gian tĩnh lặng gợi lên một nỗi cô quanh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. + Bức tranh thu với gam màu gợi cảm giác se lạnh thấm vào tâm hồn nhà thơ. + Cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ lan toả ra cảnh vật. → Đó là tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc của tác giả. Hoạt động 6 - Hỏi: Những nghệ thuật nào nổi bật trong bài thơ? Gợi ý: + Cách sử dụng ngôn ngữ thơ Nôm ra sao? + Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? (gợi cảm giác về cảnh thu, tình thu) + Trong bài thơ sử dụng nghệ thuật thơ nào trong truyền thống thơ ca phương Đông? 3. Thành công về nghệ thuật - Ngôn ngữ giản dị, trong sáng đến kì lạ + Diễn đạt những biểu hiện rất tinh tế của sự vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày của tâm trạng. + Vần eo được sử dụng thần tình: nó diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của cá nhân. - Thể hiện được nét đặc sắc trong nghệ thuật phương Đông: tả cảnh ngụ tình, lấy động nói tĩnh. 4. Củng cố: Chốt lại trọng tâm bài học: Phần Ghi nhớ trong Sgk. 5. Dặn dò: + Học bài cũ: Học thuộc lòng, nắm nét chính về nghệ thuật và nội dung bài thơ. + Soạn bài mới: Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận theo đề bài số 1 trong Sgk trang 23. Tuần: 2 Tiết PPCT: 7 Ngày dạy: 03 / 09 / 2008 Tiết: Lớp: 11B2 ,11B3 Năm học 2008-2009 Nguyễn Bách Sa 8 Trường THPT Đăk Hring Trường THPT Đăk Hring Giáo ánGiáoán Ngữ văn 11 – Ngữ văn 11 – chương trình chuẩn chương trình chuẩn Tên bài dạy: PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu bài học: Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức: Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề, cách lập dàn ý cho bài viết. 2. Kỹ năng: Biết phân tích và xây dựng dàn ý cho một đề văn. 3. Giáo dục: Có ý thức và thói quen phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài. B. Trọng tâm bài học: Hình thành kĩ năng phân tích và xây dựng dàn ý cho một đề văn. C. Chuẩn bị bài dạy của GV và HS: − Phương tiện: Giáo án, SGK (tr.23), SGV (tr.27), tài liệu tham khảo. − HS lập dàn ý của đề văn 1 như đã dặn dò. D. Cách thức tiến hành: − Phương pháp trọng tâm: Nêu vấn đề gợi mở, thảo luận. − Phương pháp bổ trợ: Thực hành luyện tập. E. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra HS: nề nếp, tác phong, sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ − Câu hỏi kt: Đọc thuộc lòng và nêu chủ đề bài thơ Mùa thu câu cá của Nguyễn Khuyến. − Định hướng trả lời: HS đọc rành mạch, rõ ràng, nêu được chủ đề nổi bật của bài thơ. 3. Nội dung bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: HS đọc các đề văn trong Sgk và trả lời: - Các đề văn thuộc những lĩnh vực nào? (Đề 1: nghị luận xã hội; đề 2, 3: nghị luận văn học). - Để phân tích một đề văn cần chú ý đến những vấn đề nào của đề? Gợi ý: + Cần phải trả lời những câu hỏi nào? (viết về cái gì, nhận định đề cập đến vấn đề gì, cần sử dụng phương pháp nào? Dẫn chứng nào? + Khái quát thành những yêu cầu cụ thể (vấn đề cần nghị luận là gì?, yêu cầu về nội dung là gì? Yêu cầu về phương pháp và phạm vi dẫn chứng). Hoạt động 2: Phân tích các đề văn trong Sgk theo hệ thống dàn ý vừa nêu: - GV chia lớp làm hai nhóm độc lập thực hiện hai đề 1 và 2 trong Sgk. - HS cả hai nhóm cần chỉ ra được: + Vấn đề cần nghị luận của đề. + Yêu cầu về nội dung. + Yêu cầu về phương pháp và phạm vi dẫn chứng. I. Phân tích đề 1. Xét các đề văn a. Đề 1 - Vấn đề cần nghị luận: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. - Yêu cầu về nội dung: Từ ý kiến của Vũ Khoan, có thể suy ra: + Người Việt Nam có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới. + Người Việt Nam cũng có không ít điểm yếu: thiếu hụt về kiến thức cơ bản, khả năng sáng tạo và thực hành còn hạn chế. + Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là thiết thực chuẩn bị hành trang vào thế kỉ XXI. - Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng TTLL bình luận, giải thích, chứng minh; dùng dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu. b. Đề 2 - Vấn đề cần nghị luận: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình (II). - Yêu cầu về nội dung: Nêu cảm nghĩ của mình về tâm sự và diễn biến tam trạng của HXH: nỗi cô đơn, chán chường, khát vọng được sống hạnh phúc . - Yêu cầu về phương pháp: Sử dung TTLL phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ; dẫn chứng thơ HXH là chủ yếu. 2. Kết luận - Phân tích đề là xác định những yêu cầu của đề văn đó Năm học 2008-2009 Nguyễn Bách Sa 9 Trường THPT Đăk Hring Trường THPT Đăk Hring GiáoánGiáoán Ngữ văn 11 – Ngữ văn 11 – chương trình chuẩn chương trình chuẩn - Hỏi: Từ những cách phân tích đề trên, hãy cho biết các bước phân tích một đề văn nghị luận đặt ra. - Cần xác định được : + Nội dung trọng tâm cần giải quyết là gì? + Cần phải sử dụng những TTLL gì? + Phạm vi dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực nào (xã hội hay văn học)? Hoạt động 3 - Hỏi: + Thế nào là lập dàn ý? Lập dàn ý có ý nghĩa gì đối với làm văn? (GV định hướng lời phát biểu của HS) + Hãy nêu cách thức lập dàn ý cho một đề văn nghị luận. (HS nêu trình tự các mục trong Sgk; GV kiểm tra kiến thức về luận điểm, luận cứ, bố cục, . văn nghị luận của HS) II. Lập dàn ý * Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trình tự lô-gích. * Dàn ý bài viết giúp người viết không bị thiếu ý hoặc tránh được những ý vụn vặt trong khi viết. * Cách thức lập một dàn ý: + Tìm luận điểm và luận cứ: Bài viết cần bao nhiêu luận điểm? Đó là những luận điểm nào? Trong luận điểm ấy cần thiết lấy những luận cứ nào để chứng minh? + Sắp xếp luận điểm và luận cứ: Sắp xếp theo bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Sắp xếp ý ở phần thân bài sao cho triển khai rõ nội dung yêu cầu của đề. Hoạt động 4: Luyện tập thực hành - HS đọc đề và thực hiện thao tác phân tích đề với các bước được trình bày ở trên. (HS cần nhớ lại hai nội dung cơ bản trong văn bản Vào phủ chúa Trịnh) - HS lập dàn ý và trình bày dàn ý trước lớp. - GV nhận xét và tổng kết bài học III. Luyện tập: bài tập1 * Phân tích đề - Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh - Yêu cầu về nội dung: + Bức tranh cụ thể sinh động vế cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí của những người trong phủ chúa Trịnh (tiêu biểu là thế tử Trịnh Cán). + Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê – Trịnh thế kỉ XVIII. - Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng TTLL phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ; dẫn chứng trong văn bản Vào phủ chúa Trịnh là chủ yếu. * Lập dàn ý: (HS tự làm) 4. Củng cố: Chốt lại ý nghĩa của việc phân tích đề và lập dàn ý trong làm văn nghị luận. 5. Nhận xét tiết học: + . + Xếp loại (A, B, C, D): . 6. Dặn dò: + Học bài cũ: Làm bài tập 2 vào vở bài tập, chú ý khâu lập dàn ý. + Soạn bài mới: Thao tác lập luận phân tích theo dàn ý trong Sgk tr.25 7. Rút kinh nghiệm: . . Tuần: 2 Tiết PPCT: 8 Ngày dạy: 5 / 09 / 2008 Tiết: Lớp: 11B2 ,11B3 Năm học 2008-2009 Nguyễn Bách Sa 10 [...]... Nm hc 2008-2009 Nguyn Bỏch Sa 14 Trng THPT k Hring Tun: 3 Tờn bi dy: Giỏo ỏn Ng vn 11 chng trỡnh chun Tit PPCT: 11 Ngy dy: 10 / 09 / 2008 Tit: Lp: 11 B2 , 11 B3 TBB: - KHểC DNG KHUấ (Nguyn Khuyn) - VNH KHOA THI HNG (Trn T Xng) A Mc tiờu bi hc: Qua bi hc, HS cn: 1 Kin thc: Hiu ch cỏc bi th; thy c nột khỏc bit v th th gia cỏc bi 2 K nng: Rốn luyn... dn ý cho vn 1 v 2 Vit dn ý vo v bi tp + Son bi mi: Bi ca ngt ngng (Nguyn Cụng Tr) theo h thng cõu hi trong SGK tr.37 6 Rỳt kinh nghim: Nm hc 2008-2009 Nguyn Bỏch Sa 18 Trng THPT k Hring Tuần: 4 Tên bài dạy: Tit PPCT: 13 Giỏo ỏn Ng vn 11 chng trỡnh chun Ngày dạy: 16 / 09 / 2008 Tit: 1 BI CA NGT NGNG (Nguyễn Công Trứ) Lớp: 11 B2, 11 B3 A Mục tiêu... Nm hc 2008-2009 Nguyn Bỏch Sa 20 Trng THPT k Hring Tun: 4 Tờn bi dy: Tit PPCT: 14 -15 Giỏo ỏn Ng vn 11 chng trỡnh chun Ngy dy: 14 / 09 / 2008 Tit: 1, 2 Lp: 11 B2 , 11 B3 BI CA NGN I TRấN BI CT (Cao Bỏ Quỏt) A Mc tiờu bi hc: Qua bi hc, HS cn: 1 Kin thc: Hiu c s chỏn ghột ca Cao Bỏ Quỏt i vi con ng mu cu danh li tm thng v nim khỏt khao i mi cuc sng trong hon cnh... sc sng (4 im) - on trớch Vo ph chỳa Trnh cha ng giỏ tr hin thc sõu sc (1 im) Tun: 5 Tit PPCT: 17 , 18 Nm hc 2008-2009 Ngy dy: 23 / 09 / 2007 Tit: 1, 2 Lp: 11 B2, 11 B3 Nguyn Bỏch Sa 24 Trng THPT k Hring Tờn bi dy: Giỏo ỏn Ng vn 11 chng trỡnh chun L GHẫT THNG (Trớch Truyn Lc Võn Tiờn Nguyn ỡnh Chiu) A Mc tiờu bi hc Qua bi hc, HS cn: 1 Kin thc: Nm c tỡnh cm yờu ghột phõn minh Mónh lit v tm lũng thng dõn... Nm hc 2008-2009 Nguyn Bỏch Sa 16 Trng THPT k Hring Tun: 3 Tờn bi dy: Tit PPCT: 12 Giỏo ỏn Ng vn 11 chng trỡnh chun Ngy dy: 12 / 09 / 2008 Tit: LUYN TP V NGễN NG CHUNG V LI NểI C NHN Lp: 11 B2 , 11 B3 A Mc tiờu bi hc: Qua bi hc, HS cn: 1 Kin thc k nng: Bit phõn tớch, lm ni bt cỏch tỏc gi vn dng ngụn ng chung vo vic to lp tỏc phm vn... nh): Hỡnh nh b Tỳ trong bi th Thng v ca Trn T Xng Nm hc 2008-2009 Nguyn Bỏch Sa 29 Trng THPT k Hring Tun: 6 Tờn bi dy: Tit PPCT: 21- 22 Giỏo ỏn Ng vn 11 chng trỡnh chun Ngy dy: 09/ 10 / 2007 Tit: 1, 2 Lp: 11 B2 , 11 B3 VN T NGHA S CN GIUC (Nguyn ỡnh Chiu) A Mc tiờu bi hc: Giỳp HS 1 Kin thc: - Hiu c v p hiờn ngang, bi trỏng m gin d ca hỡnh tng ngui ngha s Cn Giuc t giỏc ng lờn ỏnh gic; thỏi cm phc, xút thng... Nm hc 2008-2009 Nguyn Bỏch Sa 12 Trng THPT k Hring Tun: 3 Tờn bi dy: Tit PPCT: 9 -10 Giỏo ỏn Ng vn 11 chng trỡnh chun Ngy dy: 8 / 09 / 2008 Tit: THNG V (Trn T Xng) Lp: 11 B2 ,11 B3 A Mc tiờu bi hc: Qua bi hc, HS cn: 1 Kin thc: Cm nhn c hỡnh nh b Tỳ v tỡnh cm thng yờu, quý trng ngi v cựng nhng tõm s ca nh th; thy c mt s nột... kinh nghim: Nm hc 2008-2009 Nguyn Bỏch Sa 22 Trng THPT k Hring Tun: 4 Tờn bi dy: Tit PPCT: 16 Giỏo ỏn Ng vn 11 chng trỡnh chun Ngy dy: 18 / 09 / 2008 Tit: LUYN TP THAO TC LP LUN PHN TCH Lp: 11 B2 , 11 B3 A Mc tiờu bi hc: Qua bi hc, HS cn: 1 Kin thc: Cng c v nõng cao tri thc v TTLL phõn tớch 2 k nng: Cú k nng phõn tớch; bit vn dng k nng ny vo vic vit on vn phõn tớch... Nm hc 2008-2009 Nguyn Bỏch Sa 32 Trng THPT k Hring Tun: 6 Tờn bi dy: Tit PPCT: 23 Giỏo ỏn Ng vn 11 chng trỡnh chun Ngy dy: 03/ 10 / 2008 Tit: 1, 2 Lp: 11 B2 , 11 B3 TC GIA NGUYN èNH CHIU A Mc tiờu bi hc: Qua bi hc, HS cn cú c: 1 Kin thc: Hiu c cuc i v tỏc phm ca NC, nhn rừ v trớ ca nh th trong lch s vn hc dõn tc - ngi m u dũng vn th yờu nc cui th k XIX; thy c nhng... Nm hc 2008-2009 Nguyn Bỏch Sa 34 Trng THPT k Hring Tun: 6 Tờn bi dy: Tit PPCT: 24 Giỏo ỏn Ng vn 11 chng trỡnh chun Ngy dy: 12 / 10 / 2007 Tit: Lp: 11 B2 , 11 B3 THC HNH V THNH NG, IN C A Mc tiờu bi hc: Qua bi hc, HS cn: 1 Kin thc: Cng c v nõng cao nhng kin thc v thnh ng, in c 2 K nng: Bc u bit lnh hi cỏi hay, cỏi p v s dng ỳng thnh ng, in c 3 Giỏo dc: Cú ý . Lớp: 11 B2 ,11 B3 Năm học 2008-2009 Nguyễn Bách Sa 10 Trường THPT Đăk Hring Trường THPT Đăk Hring Giáo án Giáo án Ngữ văn 11 – Ngữ văn 11 – chương trình chuẩn. Sa 14 Trường THPT Đăk Hring Trường THPT Đăk Hring Giáo án Giáo án Ngữ văn 11 – Ngữ văn 11 – chương trình chuẩn chương trình chuẩn Tuần: 3 Tiết PPCT: 11