1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề Thơ Đường

43 2.1K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ  Chúng ta đang bước vào những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI, cùng với sự lớn mạnh của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta cần có một đội ngũ những người kế cận vừa có tài vừa có đức, có ý thức xây dựng một cuộc sống đẹp. Muốn vậy, ngay từ bây giờ, các em học sinh phải tự trau dồi cho mình một lượng kiến thức khá đầy đủ về tất cả các lĩnh vực, mà mỗi môn học là một lĩnh vực khoa học khác nhau, đòi hỏi những phương thức tiếp cận khác nhau.  Cùng với sự đổi mới đồng bộ của sgk toàn cấp, chương trình Ngữ văn cũng theo hướng tích hợp dọc (đồng tâm, vòng tròn, xoáy trôn ốc); kiến thức lớp trên, bậc trên bao hàm và nâng cao kiến thức lớp dưới, bậc dưới. Với học sinh THCS các em đã có số vốn kiến thức văn học và đời sống khá phong phú nhưng các em vẫn chịu ảnh hưởng và kinh nghiệm của giáo viên một cách sâu sắc. Bởi vậy các em sẽ dễ dàng hồn nhiên tin tưởng vào kết quả đạt được dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì thế giáo viên lại càng phải hết sức thận trọng khi chọn phương pháp cho học sinh tiếp cận và cảm thụ văn bản, làm sao cho học sinh dễ hiểu, tự mình khám phá được để không bị mất lòng tin , không chán nản ở những lần khám phá tiếp theo. Đặc biệt với thơ Đường - một thể loại mới - rất khó đối với học sinh THCS nên càng đòi hỏi người giáo viên phải am hiểu tác phẩm, mỗi giáo viên phải tự mình tìm cho mình một lối đi riêng. Với học sinh THCS, đặc biệt là ở lớp 7, đây là lần đầu tiên các em tiếp xúc với thể loại này nên gặp không ít khó khăn. Đặc biệt với đặc trưng trường THCS Hàm Nghi - số lượng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số rất lớn - mức độ nhận thức của các em chưa cao. Mặc dù các em đã được học về từ mượn ở lớp 6 nhưng kiến thức về từ Hán Việt còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, với số lượng câu chữ rất ngắn gọn nhưng nội dung ẩn chứa lại rất lớn, nghệ thuật của thơ Đường đòi hỏi sự cảm thụ một cách khoa học, do đó việc tiếp thu văn bản thơ Đường cơ bản là khó đối với học sinh. Chính vì nhưng lí do trên, tôi thiết nghĩ nên có một số cách thức để tiếp cận các tác phẩm thơ Đường, giúp cho học sinh cảm thụ một cách dễ dàng. Do đó, tôi đã mạnh dạn nêu chuyên đề: “ Một số lưu ý khi giảng dạy thơ Đườngthơ Trung đại Việt Nam”. NỘI DUNG: Với những khó khăn như trên, để giúp cho học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng để rồi từ đó bồi dưỡng ý thức thích học cho học sinh, tôi xin đề xuất một số lưu ý như sau khi giảng dạy thơ Đườngthơ Trung đại Việt Nam ĐỐI VỚI THƠ ĐƯỜNG: I. Qua việc học thơ Đường là dịp để bồi dưỡng từ Hán Việt: Điều cần chú ý: Bản thân các chữ trong các bài thơ Đường chỉ là chữ Hán (Ví dụ như bài thơ “Tĩnh dạ tứ” 100% là chữ Hán ) phần lớn các chữ đó khi sang Việt Nam đã được tiếp nhận và dùng nó như những yếu tố để tạo nên từ Hán Việt. Bởi vậy sẽ rất sai lầm nếu nói thẳng “ Tĩnh dạ tứ” là từ Hán Việt. Khi phân tích cho học sinh những văn bản này, chúng ta nên chỉ rõ cho học sinh sự khác nhau giữa chữ Hán và từ Hán Việt để bồi dưỡng sâu sắc hơn cho học sinh về từ Hán Việt , tích hợp với phân môn Tiếng Việt. II. Khi dạy Thơ Đường luôn có ý thức đối chiếu giữa nguyên tác chữ Hán phiên âm, và bản dịch thơ ( Không phải chỉ thơ Đường mà ngay cả thơ trung đại Việt Nam viết bằng chữ Hán cũng vậy) Qua việc đối chiếu phần nguyên âm chữ Hán với phần dịch thơ để cho học sinh thấy việc dịch thuật ( dịch thơ ) là một quá trình lao tâm khổ tứ. Đây là dịp bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy so sánh ý thức tối thiểu: Làm khoa học phải bám vào sự kiện, mà sự kiện đối với tác phẩm văn học nước ngoài là nguyên tác. Dù một nhận xét nhỏ của học sinh khi so sánh đối chiếu cũng đáng biểu dương. Hơn nữa, dịch thơ do chịu áp lực thể loại, vần, nhịp … nên đôi khi chưa toát hết thần thái của nguyên tác. Ví dụ : Bài thơ “ Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch. III. Khi phân tích thơ Đường, cần chú ý: cấu trúc và các “ Nhãn tự” là chìa khoá để giải mã bài thơ: 1. Cấu trúc: Cách mở bài và kết bài của thơ Đường rất hay đọng lại dư vị chung toàn bài. Câu kết thường biểu hiện âm hưởng chủ đạo toàn bài. Ví dụ: Bài “ Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương “ Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi, Hương âm vô cải mấn mao tồi. Nhi đồng tương kiến bất tương thức, Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?” Sau khi phân tích, giáo viên cần cho học sinh thấy sự khác nhau khi biểu hiện tình cảm quê hương ở hai câu đầu và hai câu cuối: - Giọng điệu âm hưởng hai câu thơ đầu: giọng tự sự khách quan bình thản hơi man mác buồn. Thời gian xa quá nhiều thay đổi. Khi ra đi thời trẻ, lúc trở về đã già, tuy giọng quê không đổi nhưng vì tuổi tác, mái đầu đổi tóc sương pha nên không ai nhận ra nữa. Nhà thơ thay đổi nhưng quê hương cũng đổi thay. Giờ đây lớp người già ra đi chỉ còn có nhi đồng ra đón. - Giọng điệu câu kết: Bề ngoài có vẻ tươi vui nhưng bên trong tâm trạng thi nhân thì lại là một nỗi buồn: nhi đồng ra đón, nơi chôn nhau cắt rốn mà coi như khách, coi như người xa lạ. => Âm hưởng ngậm ngùi, giọng điệu bi hài ẩn sau lời tự sự khách quan. 2. Nhãn tự : đây chính là tiêu điểm cần khai thác. - Trong bài thơ “Vọng Lư Sơn bộc bố” ( Lí Bạch ): các nhãn tự đều là động từ: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên ( Mặt trời chiếu núi Hương Lô sinh làn khói tía. ) Dao khan bộc bố quải tiền xuyên ( Xa nhìn dòng nước treo trên dòng sông phía trước.) ( Lấy tĩnh tả động ) Bản dịch đã bỏ mất từ “treo” này. Thác nước cao trông xa như treo trước dòng sông: Sông như một dải lụa bởi chỉ có giải lụa mới treo được chứ làm sao treo được dòng thác đang chảy. => Ca ngợi thiên nhiên hùng vĩ . Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên ( Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây.) - Trong bài “Tĩnh dạ tứ” các từ “cử”, “đê”: Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương ( Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương ). Chỉ có thể phân tích sâu sắc những từ “chìa khoá” ấy mới làm nổi bật được “thần” của bài thơ. Đây được xem là “mã văn hoá”. Tuy nhiên, giải nghĩa của “nhãn tự” luôn đòi hỏi phải đặt nó vào mạch cảm xúc của toàn bài, không nên cắt nghĩa quá vụn vặt bởi lẽ điều này sẽ trái với nguyên tắc thơ Đường: Thi bất đạt hỗ ( Thơ không thể chẻ nhỏ ) Thi bất nhĩ tưởng dã ( Thơ không nên giải thích rõ ràng minh bạch ) Dã bất khả tận dã ( Thơ không nên giải thích cùng kiệt ) IV. Chú ý nguyên tắc thẩm mĩ của thơ Đường luật: (Ở đây nói đến cả thơ Việt Nam làm theo luật lệ thơ Đường) Thơ Đường luật chia làm hai thể: Thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt. A. Về thơ thất ngôn bát cú: 1. Cách gieo vần: Thơ Đường luật có luật lệ nhất định của nó, cách gieo vần như sau: - Suốt bài thơ chỉ gieo theo một vần mà thôi. Ví dụ: Vần “ôi” thì đi với vần “ôi”, vần “ta” thì đi với “ta” hoặc “tà”. - Trong bài thơ có năm tiếng vần được gieo ở cuối câu đầu (câu số 1) và cuối các câu chẵn (câu 2,4,6,8). Đặc biệt, câu 1 và 2 thì cả hai chữ cuối phải đều là vần bằng nhưng phải là một chữ bình thượng và một chữ bình hạ (còn gọi là bằng bổng và bằng trầm) . Còn những vần bằng ở cuối các câu khác thì bình thượng hay bình hạ đều được. (Tuy nhiên, vẫn có một số bài thơ mà câu đầu hoặc câu cuối khác vần với các câu còn lại.) [...]... Việc đưa thơ Đườngthơ ca Trung đại Việt Nam vào dạy ở lớp 7 với mục đích cung cấp trang bị cho học sinh những kiến thức thật chắc để chuẩn bị cho việc nâng cao kiến thức ở vòng 2 (lớp 9) Tóm lại, khi dạy thơ Đường, theo ý kiến chủ quan của bản thân, tôi thấy có thể vận dụng cấu trúc sau để lột tả nội dung và nghệ thuật của các bài thơ: CÁCH LUẬT Ở MỘT SỐ BÀI THƠ ĐƯỜNG A Thơ thất ngôn bát cú Đường. .. bố cục của một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật phân chia ra như sau: Câu 1: Phá đề Câu 2: Thừa đề Câu 3 và 4: Gọi là cặp Thực ( Trạng Câu 4 và 5: Gọi là cặp Luận Câu 7: Chuyển Câu 8: Kết 4.1: Phá đề và Thừa đề ( Phá là câu mở đầu, Thừa là câu vào đề ) - Phá ám Thừa minh: Nếu câu “Phá” nói bao la chưa rõ ràng thì câu “Thừa” mới nói đến đề bài - Phá minh Thừa ám: Câu “Phá” nói rõ đề thì câu “Thừa”... thiệu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ có ảnh hưởng rẩt nhiều tới phân tích bài thơ này B Về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: * “Tuyệt” là dứt, là ngắt Tứ tuyệt là ngắt lấy bốn câu trong một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú Vì có nhiều cách ngắt lấy 4 câu của một bài thơ thất ngôn bát cú nên có nhiều cách làm bài thơ tứ tuyệt: Ngắt lấy 4 câu đầu gồm: cặp Đề và cặp Thực Ngắt lấy 4 câu giữa gồm:... cục của một bài thơ thất ngôn bát cú: Cách bố cục của một bài thơ thất ngôn bát cú giống như một bức tranh Trong khuôn khổ của một bài thơ chỉ 8 câu 56 chữ, làm sao chúng ta vẽ được một bức tranh hoàn hảo, hình dung được toàn cảnh của một ngoại cảnh thiên nhiên hay nội cảnh của tâm tình? Muốn vậy, bố cục của bài thơ phải có đầy đủ cả ba phần: Nhập đề Thân đề ( gồm có tả đề và luận đề ) Kết thúc Chính... Ngắt lấy 4 câu cuối gồm: cặp Luận và cặp Kết Ngắt lấy hai câu đầu và cặp luận: Phá đề, thừa đề và cặp Luận Ngắt lấy hai câu đầu và hai câu cuối: Phá đề, thừa đề và cặp Kết Bài thơ tứ tuyệt theo lối này ( phá thừa thúc kết ) có ba vần và không có đối nhau nên dễ làm, và thơ Tứ tuyệt phần lớn thuộc loại này * Niêm của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ở các câu : 1- 4 và 2 – 3 - Chữ thứ: 2,4,6 của câu 1 niêm... ý tương tự như ở thơ Đường như trên, giáo viên cũng chú ý một số vấn đề như sau: 1 Xác định quan niệm “ thi dĩ ngôn chí” nên thơ Trung đại không nên đối lập giữa chí và tính - Nhiều bài thơ có sự kết hợp giữa phương thức nghị luận + biểu cảm ( Ví dụ như: Nam quốc sơn hà; Tụng giá hoàn kinh sư ) - Đây cũng là dịp để tích hợp với phân môn tập làm văn : văn nghị luận 2 Khi tìm hiểu thơ ca trung đại Việt... O O O 4 T B B T T B B T 5 O O O O O O O O 6 B T T B B T T B 7 BV BV T BV T BV T BV 3 Niêm: Niêm nghĩa là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ Đường luật hai câu thơ niêm với nhau là khi các chữ trong “ nhị tứ lục phân minh” giống nhau: Ví dụ: Bài thơ : Luật bằng vần bằng: Câu 1 niêm với câu 8: 1 B B T T T B B( V ) Câu 2 niêm với câu 3: 2 T T B B T T B ( V ) 3 T T B B B T T Câu 4 niêm... Bài thơ “ Xa ngắm thác núi Lư ” của Lí Bạch: Nắng rọi Hương Lô khói tiá bay Xa trông dòng thác trước sông này Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước Tưởng dải Ngân hà tuột khỏi mây B VỀ THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM: Thơ trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm với những thể loại như: Đường luật, thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, song thất lục bát, lục bát Khi giảng dạy thơ. .. “Thừa” hợp lại mới vào đề được 4.2: Cặp câu Thực: ( Trạng ) Hai câu này là để tả thực cảnh người hay vật đã nêu trên đầu bài, tức là giải thích đầu bài cho rõ ràng Nếu là thơ tả cảnh thì chọn cách cảnh sắc xinh đẹp điển hình mà tả; nếu là thơ tả tình thì đem tình cảm ấy mà giãi bày ra; nếu là thơ vịnh nhân vật thì lấy công trạng, đức hạnh của người ấy mà kể ra Cặp Trạng phải là hai câu thơ đối nhau 4.3:...2 Luật bằng - trắc: Luật bằng trắc là cách sắp đặt các tiếng bằng và trắc trong bài thơ Luật ấy được đặt ra nhất định, phải tuân theo luật ấy thì bài thơ mới hay Luật thơ có hai cách: Luật bằng: Luật thơ mà chữ thứ nhì câu 1 là vần bằng Luật trắc: Luật thơ mà chữ thứ nhì câu 1 là trắc Luật: “ Nhất, tam, ngũ bất luận Nhị, tứ, lục phân minh.” Bất luận là không bàn tới . học sinh, tôi xin đề xuất một số lưu ý như sau khi giảng dạy thơ Đường và thơ Trung đại Việt Nam ĐỐI VỚI THƠ ĐƯỜNG: I. Qua việc học thơ Đường là dịp để. tác phẩm thơ Đường, giúp cho học sinh cảm thụ một cách dễ dàng. Do đó, tôi đã mạnh dạn nêu chuyên đề: “ Một số lưu ý khi giảng dạy thơ Đường và thơ Trung

Ngày đăng: 13/09/2013, 17:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

đằng sau hình tượng là quan hệ giữa con người và xã hội. - Chuyên đề Thơ Đường
ng sau hình tượng là quan hệ giữa con người và xã hội (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w