SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁTRƯỜNG THPT NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC STEM – TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN SINH HỌC LỚP 10 GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG Ng
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC STEM – TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN SINH HỌC LỚP 10 GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN SẢN XUẤT, KINH
DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Người thực hiện: Hoàng Thanh Hà Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HOÁ, NĂM 2019
Trang 2MỤC LỤC
7 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Trang 3
8 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trang 4
9 2.3 Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề: Trang 5
10 2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, vớibản thân, đồng nghiệp và nhà trường: Trang 11
15 Danh mục SKKN của tác giả đã được xếp loại Trang 15
Trang 31 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài:
Trong thực tế hiện nay, đa phần học sinh Việt nam sau khi tốt ngiệp THPT Quốc gia sẽ rất khó có thể tìm được một công việc phù hợp với kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo trong trường THPT Nguyên nhân của sự khó khăn ấy là trong phương pháp giáo dục truyền thống, 4 lĩnh vực thiết yếu, quan trọng, gắn liền với đời sống, sản xuất là Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Math) đang được đào tạo một các rời rạc chưa có sự gắn kết theo hệ thống và loogic tư duy của người học Sự tách rời ấy đã tạo ra khoảng cách lớn giữa người học và việc làm; giữa nhà trường (nơi đào tạo nguồn nhân lực) và các doanh nghiệp, thị trường lao động (nơi sử dụng nguồn nhân lực) Theo mô hình đào tạo truyền thống, học sinh sẽ mất một khoảng thời gian dài trong nhà trường để hiểu cơ sở lý thuyết, nguyên lý rồi khi ra trường mới chuyển chúng thành các ứng dụng thực tế - khi kiến thức đã bị bào mòn Vì vậy đa số nơi
sử dụng nhân lực phải tiến hành đào tạo lại làm mất thời gian, kinh phí Bên cạnh
đó, tư duy liên kết các sự vật, hiện tượng với các ứng dụng và kỹ thuật của học sinh THPT cũng rất hạn chế
Đứng trước tình hình thực tiễn chung này của ngành giáo dục thì yêu cầu cấp bách được đặt ra đối với giáo dục hiện nay là: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Tăng cường giáo dục toàn diện đăc biệt chú trọng rèn luyện tư duy, kỹ năng sống; kỹ năng và thái độ lao động chuyên nghiệp cho học sinh
Trước thực tiễn của nhà trường THPT Nga Sơn là hàng năm có một bộ phận không nhỏ (30%40%) học sinh lớp 12 lựa chọn đi làm và học nghề ngay sau khi tốt nghiệp THPT (chỉ thi xét tốt ngiệp THPT QG, không xét Đại học, Cao đẳng) Bên cạch đó, với vị trí địa lý gồm nhiều xã vùng biển và ven biển như Nga Tiến, Nga Tân, Nga Thủy, Nga Bạch… huyện Nga Sơn có nhiều ngành nghề truyền thống cần nguồn nhân lực phổ thông như nghề dệt chiếu cói, nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề chế biến thủy hải sản…đặc biệt là nghề sản xuất mắm tôm (đây
là một trong những gia vị truyền thống của dân vùng biển được nhiều người ưa thích, được sử dụng trong nhiều món ăn) Tuy nhiên, học sinh sau khi tốt nghiệp THPT QG lại chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu làm việc trong các nghề này
Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Dạy học STEM – Tổ chức dạy học môn Sinh học lớp 10 gắn liền với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương”
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Trong đề tài này, sau khi nghiên cứu, triển khai bản thân tôi muốn làm rõ các vấn
đề sau:
- Việc áp dụng mô hình dạy học STEM gắn liền với thực tiễn sản suất kinh doanh tại địa phương vào một số tiết dạy môn Sinh học lớp 10 – Ban cơ bản - có đảm bảo tính hợp lý, khoa học về mặt lý luận và thực tiễn hay không?
- Việc triển khai đề tài có làm thay đổi theo hướng tích cực về tư duy đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học nói riêng và phương pháp dạy học nói chung trong các động nghiệp hay không?
Trang 4- Đề tài có tác động như thế nào đến việc giáo dục thái độ, kỹ năng trong lao động của học sinh đối với các nghành nghề truyền thống của địa phương
- Khả năng ứng dụng và mở rộng phạm vi nghiên cứu với đề tài trong tương lai đối với các môn học khác, các nghề nghiệp khác tại địa phương trong tương lai có mang tính khả thi hay không?
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu sự lồng ghép kiến thức của 4 lĩnh vực Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Math) trong giáo dục theo logic tư duy nhất định Gắn liền giáo dục lý thuyết vào thực tiễn sản suất tại địa phương; từ đó phát triển kỹ năng, thái độ lao động chuyên nghiệp cho học sinh lớp 10 THPT nói riêng và học sinh THPT nói chung
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết: Bản thân giáo viên cần lựa chọn, tìm hiểu
kỹ về các đơn vị kiến thức của 4 lĩnh vực cần tích hợp; tìm các bài dạy, nội dung dạy thích hợp gắn liền với các ngành nghề sản xuất tại địa phương; tìm, liên hệ với các cơ sở sản xuất tại địa phương để tiến hành xây dựng kế hoạch giảng dạy, thực
tế trải nghiệm sản xuất
- Phương pháp thực tế, trải nghiệm, thực hành: Phối hợp để đưa học sinh xuống cơ
sở sản xuất tại địa phương; học sinh quan sát quá trình sản xuất để hệ thống hóa các kiến thức lý thuyết lên quan đến sản xuất; học sinh trực tiếp tham gia sản xuất tạo sản phẩm; cơ sở sản xuất đánh giá quá trình lao động sản xuất của học sinh và chất lượng sản phẩm do học sinh làm
- Phương pháp đối chứng, so sánh:
+ Sử dụng hệ thống câu hỏi, tình huống để khảo sát nhận thức, kỹ năng thực tiễn của học sinh về ngành nghề sản xuất (nghề làm mắm) trước khi tiến hành đề tài + Giáo viên lên lớp với giáo án STEM tổ chức dạy học gắn liền với thực tiễn sản xuất, kinh doanh (nghề làm mắm) ở 2 lớp 10E và 10C; lên lớp ở một số lớp khác 10A, 10D - tương đương về chất lượng bằng giáo án không dạy STEM Tiến hành đánh giá sự nhận thức, kỹ năng, thái độ lao động thực tiễn của học sinh 2 nhóm lớp trên bằng cùng một hệ thống câu hỏi, tình huống sản xuất thực tiễn
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Thông qua việc khảo sát sẽ thống kê, xử lý
số liệu của mỗi nhóm lớp Từ đó đi đến kết luận cho vấn đề nghiên cứu
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
* Giáo dục STEM là gì:
STEM được viết tắt của Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Math)
Giáo dục STEM được hiểu bản chất là trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học; các kiến thức, kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ biết nguyên lý mang còn biết áp dụng nó vào thực hành để
Trang 5tạo ra những sản phẩm trong đời sống hằng ngày Giáo dục STEM sẽ thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết hàn lâm và thực tiễn, đào tạo ra những con người có trách nhiệm, năng lực làm việc tức thì trong môi trường thực tiễn có tính sáng tạo cao, trong lĩnh vực lao động trí óc…và có khả năng phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay - đó chính là kỹ năng STEM
Kỹ năng STEM bản chất là sự tích hợp, lồng ghép hài hòa giữa 4 nhóm kỹ năng sau đây:
+ Kỹ năng Khoa học: Là khả năng liên kết các khái niệm, nguyên lý, định luật,
và các cơ sở lý thuyết của của giáo dục khoa học để thực hành và sử dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tế
+ Kỹ năng công nghệ: Là khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết và truy cập được công nghệ Tất cả những thay đổi của thế giới tự nhiên mà phục vụ nhu cầu của con người thì được coi là công nghệ
+ Kỹ năng kỹ thuật: Là khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn diễn ra trong cuộc sống bằng cách thiết kế các hệ thống và xây dựng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm Học sinh cần có kỹ năng phân tích, tổng hợp, kết hợp để cân bằng các yếu tố liên quan, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất trong thiết kế, xây dựng quy trình + Kỹ năng Toán học: Là kỹ năng nhìn nhận, nắm bắt được vai trò của Toán học trong mọi khía cạnh tồn tại trên Thế giới; có khả năng thể hiện ý tưởng một cách chính xác, áp dụng các khả năng, kỹ năng Toán học vào cuộc sống;
* Phương pháp dạy và học STEM:
Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo Các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như học qua dự án – chủ đề; học qua trò chơi và đặc biệt “học qua hành” luôn được áp dụng triệt để Với phương pháp “học qua hành”, học sinh được thu nhận thức , kỹ năng từ hoạt động thực hành chứ không chỉ từ lý thuyết bài giảng Do đó học sinh sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết, nguyên lý thông qua các hoạt động thực tế; giáo viên không còn là người truyền đạt kiến thức mà là người hướng dẫn để học sinh tự xây dựng, đúc rút kiến thức cho riêng mình
* Dạy học gắn liền với thực tiễn sản xuất kinh doanh ở địa phương:
Đây là một trong các phương pháp dạy học STEM nhằm khai thác các thành tố của hoạt động sản xuất , kinh doanh trở thành công cụ, thiết bị dạy học trực quan quý giá Nó có ý nghĩa góp phần đẩy mạnh hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh; giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh tri thức; kích thích hứng thú nhận thức của học sinh; phát triển trí tuệ học sinh và giáo dục nhân cách cho học sinh
Dạy học gắn liền với thực tiễn sản xuất kinh doanh còn góp phần phát triển một số kỹ năng mềm ở học sinh như: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng lắng nghe tích cực; kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng; kỹ năng hợp tác; kỹ năng tư duy phê phán; kỹ năng đảm nhận trách nhiệm; kỹ năng đặt mục tiêu; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin
Trang 62.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trước đây, thực hiện nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”, đã có một số nơi xây dựng mô hình vừa học vừa làm Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học gắn liền với thực tiễn sản xuất kinh doanh chưa được nhìn nhận trên góc độ lý luận dạy học nên chưa đem lại hiệu quả giáo dục cao
Tại trường THPT Nga Sơn, phương pháp dạy học này chưa được giáo viên triển khai, áp dụng với các lý do sau:
+ Đây là phương pháp dạy học mới, tích cực cần sự nghiên cứu, đầu tư của giáo viên Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ giáo viên có sức ỳ lớn, ngại sự thay đổi, ngại đầu tư nghiên cứu
+ Sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất với các cơ sở giáo dục còn nhiều hạn chế, nhiều cơ sở sản xuất chưa sẵn sàng cho học sinh vào cơ sở trực tiếp học tập và tham gia sản xuất
+ Kinh phí phụ vụ cho việc mua nguyên liệu, dụng cụ sản xuất để học sinh trực tiếp tham gia sản xuất tại cơ sở nghề khi học tập là rất khó khăn
Chính vì những hạn chế, khó khăn trên mà mô hình dạy học gắn liền thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương chưa được phổ biến rộng rãi; năng lực, kỹ năng nghề của học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Nga Sơn nói riêng chưa thể đáp ứng yêu cầu của nhà sử dụng nhân lực
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để nghiên cứu và triển khai thí điểm dạy học gắn liền với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương tôi đã đưa ra các giải pháp và tổ chức thực hiện như sau:
Bước 1: Khảo sát thực tế và lập danh mục các cơ sở sản xuất kinh doanh tại
địa phương
Bước 2: Lựa chọn các bài dạy, nội dung giáo dục có gắn với thực tế sản xuất
của các cơ sở nói trên
Bước 3: Tiếp tục khảo sát thực tế các cơ sở sản xuất kinh doanh mang tính
khả thi cao nhất (các cơ sở sản xuất các sản phẩm có liên quan đến các kiến thức trong chương trình giáo dục Sinh học lớp 10), đấu mối về thời gian, điều kiện, cơ
sở vật chất để có thể thực hiện hoạt động giáo dục tại cơ sở sản xuất
Bước 4: Lập kế hoạch giáo dục chi tiết: Bao gồm nội dung kiến thức; cách tổ
chức hoạt động giáo dục; hệ thống câu hỏi, công việc đánh giá; đối tượng nghiên cứu làm đối chứng
Bước 5: Thực hiện hoạt động giáo dục theo kế hoạch giáo dục.
Bước 6: Xử lý kết quả nghiên cứu; đánh giá, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân
và nhân rộng mô hình
Ví dụ cụ thể về hoạt động dạy học gắn liền thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương:
Trang 7Trích giáo án: Dạy mục II.1.Phân giải Protein và ứng dụng (Bài 23 – Sinh
học lớp 10 - Ban cơ bản) gắn liền với cơ sở sản xuất mắm cá tại xa Nga Bạch – Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hóa
Hoạt động dạy và học của thầy, trò Nội dung kiến thức
HĐ 1 : Tái hiện kiến thức cũ:
CH1: Hãy nêu tên một số thực phẩm được sản
xuất bằng cách sử dụng VSV phân giải
Protein?
CH2: Bản chất sinh học, hóa học của quá
trình làm mắm cá?
HĐ 2 : Hình thành kiến thức, kỹ năng mới:
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và trực
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất mắm tôm
của cơ sở và hoàn thành các yêu cầu sau:
1 Hoàn thành phiếu các phiếu học tập:
Phiếu học tập số 1
Địa chỉ cơ sở sản xuất:
Sản phẩm chính sản xuất:
Các loại nguyên liệu Yêu cầu chất lượngnguyên liệu
Phiếu học tập số 2
Quy trình sản suất mắm tôm
Các bước sản xuất
mắm tôm Yêu cầu kỹ thuật
II.1.Phân giải Protein và ứng dụng:
- Quá trình phân giải Protein nhờ VSV đã tạo ra nhiều loại thực phẩm như làm mắm; làm sữa chua; làm tương …
- Bản chất của quá trình làm mắm cá là phân giải Protein trong tôm, cá thành axitamin dưới tác dụng của enzim Proteaza của VSV
- PTHH: Protein Pepton Polypeptid Peptid Acid amin
Trang 8Một số hình ảnh học sinh lớp 10E, 10 C –
trường THPT Nga Sơn tham gia học tập, trải
nghiệm sản xuất:
Cơ sở chế biến mắm tôm Quang Giảng – xóm 7 –
xã Nga Bạch – Nga Sơn – Thanh Hóa.
Xử lý nguyên liệu để làm mắm tại cơ sở sản xuất.
Học sinh quan sát các bước làm mắm tôm
Phiếu học tập số 1
Địa chỉ cơ sở sản xuất:
Cơ sở chế biến mắm tôm Quang Giảng – xóm 7 – xã Nga Bạch – Nga Sơn – Thanh Hóa.
Sản phẩm chính sản xuất: Mắm tôm
Các loại nguyên liệu
Yêu cầu chất lượng nguyên liệu
1 Cá, tôm
Cá, tôm biển tươi, được làm sạch; không lẫn tạp chất
1 Muối trắng:
- Trắng trong, không mùi, tơi đều, hạt to, tinh khiết Hàm lượng NaCl tính theo % khối lượng >95%.
- Muối phải được lưu trữ ít nhất 1 năm trước khi đem sử dụng Việc trữ lâu sẽ loại bỏ bớt các ion Ca,
Mg, K- những thành phần gây
vị bất lợi trong mắm (chát, nóng
cổ, đắng ).
Trang 9Học sinh trực tiếp tham gia sản xuất
mắm tôm ở cơ sở.
Trang 10Đóng gói thành phẩm để kinh doanh
Thành phẩm mắm tôm tại cơ sở
HĐ 3 : Ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào thực
Phiếu học tập số 2
Quy trình sản suất mắm tôm
Các bước sản xuất mắm tôm
Yêu cầu kỹ thuật
1 Làm sạch dụng cụ làm mắm:
Các lu ,vại … được vệ sinh sạch
sẽ, phơi khô
2 Xử lý nguyên liệu:
Tôm, cá được làm sạch, rửa để ráo nước
3 Phối trộn nguyên liệu:
Cá, tôm được trộn đều với muối trắng theo tỉ lệ 3:1
4 Đưa cá vào thùng ủ:
Nguyên liệu sau phối trộn được đưa vào thùng ủ, nén chặt (tạo thành chượp), che kín không cho côn trùng xâm nhập
5 Phơi nắng
và chà mắm
Những ngày có nắng, mở thùng chượp để phơi (đẩy nhanh quá trình lên men, phân giải) và chà mắm (làm nhỏ nguyên liệu – một
số nơi trước khi ủ xay nhỏ nguyên liệu thay cho chà)
6 Thu thành phẩm
Sau 6 12
“chín” có màu đặc trưng (hồng nhạt, xám đỏ, xanh đen); mùi thơm đặc trưng; sánh mịn