CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI DỒNGĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤPCAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Nguyễn Danh Đắc Chức vụ và đơn
Trang 12.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5
2 Dạng 2: Xác định tính trạng do gen trội hay gen lặn quy định 9
3 Dạng 3: Xác định gen quy định tính trạng nằm trên NST thường hay
4 Dạng 4: Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình 14
5 Dạng 5: Tính xác suất biểu hiện tính trạng ở đời con cháu 16
Trang 2CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI DỒNGĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Danh Đắc
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Lê Thánh Tông - Thọ Xuân
Cấp đánh giá xếp loại
Kết quả đánh giá xếp loại
Năm học đánh giá xếp loại
1
Một số kinh nghiệm giảng dạy:
“Bài 49 – Tiết 51: Cơ quan phân
2
Ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác giảng dạy: “Bài 49 –
Tiết 51: Cơ quan phân tích thi giác” Huyện B 2008-2009
3
Một số kinh nghiệm dạy học phần
động vật không xương sống trong
4
Hướng dẫn giải bài tập di truyền
trong công tác bồi dưỡng học sinh
5
Phát triển kỹ năng và củng cố
phương phápgiải bài tập di truyền
người cho đội tuyển học sinh giỏi
lớp 9
1 MỞ ĐẦU
Trang 31.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra những sản phẩm nông,lâm, ngư nghiệp có năng suất cao phẩm chất tốt đã làm thay đổi hoàn toàn đời sốngcủa con người trên toàn thế giới Bên cạnh đó công nghệ sinh học còn có một vaitrò quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành y học, ngành mà cóliên quan trực tiếp tới sức khỏe của toàn nhân loài Vì vậy việc học tốt bộ môn sinhhọc ở nhà trường trung học cơ sở (THCS) là một yêu cầu quan trọng đối với mỗihọc sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường
Trong công tác giảng dạy bộ môn sinh học nói chung và trong bồi dưỡng độituyển học sinh giỏi lớp 9 nói riêng việc hướng dẫn học sinh hình thành những kiếnthức về các thí nghiệm, các quy luật di truyền và biến dị, các bước giải bài tập ditruyền đặc biệt là phần bài tập di truyền người là một vấn đề hết sức quan trọng.Mục đích của việc giải bài tập di truyền là giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn nội dungcủa các quy luật di truyền và biến dị từ đó trang bị cho các em những kiến thức cơbản của bộ môn sinh học để các em bước tiếp vào cấp học trung học phổ thôngđược tốt hơn
Giải bài tập di truyền là một khâu rất quan trọng trong công tác bồi dưỡngđội tuyển học sinh giỏi lớp 9, nó giúp học sinh cũng cố, khắc sâu, mở rộng nhữngkiến thức về di truyền và biến dị Giải bài tập di truyền là một hình thức ôn tập sinhđộng những đơn vị kiến thức mà học sinh đã học, giúp học sinh phát triến năng lựclàm việc độc lập, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải bài tập Bởi vậy có thể nóibài tập di truyền có tác dụng giáo dục và bồi dưỡng rất cao, đặc biệt là phần bài tập
di truyền người
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp bộmôn sinh học tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp trongnhà trường, trong huyện cũng như các đồng nghiệp các huyện bạn trong tỉnh, tôi có
một vài giải pháp: “Phát triển kỹ năng và củng cố phương pháp
giải bài tập di truyền người cho đội tuyển học sinh giỏi lớp 9”.
Với giải pháp trên, tôi hi vọng sẽ giúp cho các em học sinh vơi bớt đi nhữngkhó khăn khi giải bài tập di truyền người nhất là đối với những em học sinh tham rahọc bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
a Đối với giáo viên
- Thông qua quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi giúp giáo viên nắm thêm một số kiếnthức cơ bản, phát triển và nâng cao về các quy luật di truyền và biến dị
- Hiểu sâu sắc đa dạng hơn về lý thuyết phần di truyền và biến dị để vận dụng vàogiải các dạng bài tập di truyền người
- Giáo viên còn giúp cho học sinh hiểu và nắm được các bước giải một bài tập ditruyền
- Trước khi giải bài tập cần giúp cho học sinh hiểu rõ lý thuyết và các kiến thức liênquan Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh làm các bài tập dễ để củng cố cho phầnkiến thức vừa học
- Đối với những bài tập khó giáo viên chỉ đưa ra gợi ý khi cần thiết còn để học sinh
Trang 4chủ động trong việc tìm cách giải Khi học sinh làm bài giáo viên quan sát bài làmcủa học sinh để đưa ra những gợi ý định hướng kịp thời.
- Sau khi học sinh làm được bài tập, yêu cầu học sinh trình bày cách làm và kết quả
để giáo viên và các học sinh khác nhận xét, trao đổi, thảo luận từ đó tìm ra nhiềucách giải hay khác
b Đối với học sinh
- Thông qua chuyên đề này giúp học sinh nắm vững các bước giải một bài tập ditruyền
- Học sinh hiểu sâu sắc và đa dạng hơn những đơn vị kiến thức về lý thuyết phần ditruyền và biến dị
- Biết vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào làm các dạng bài tập tổng hợp nângcao phần di truyền cũng như bài tập phần di truyền người
- Học sinh hứng thú và yêu thích môn học, từ đó hình thành được năng lực giảitừng dạng bài tập di truyền người cụ thể
- Thấy được ý nghĩa và ứng dụng rất lớn của di tuyền học đối với đời sống và sảnxuất của con người
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Một số kiến thức lý thuyết của phần di truyền học, nội dung của các quy luật di
truyền, các bước cơ bản giải một bài tập di truyền
- Phương pháp giải bài tập di truyền người thông qua phân tích các dạng bài tập của
di truyền phả hệ
- Thuật toán xác suất trong di truyền phả hệ
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Đề tài sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp như kiểm tra thực tế, thuthập thông tin, sử lý số liệu, xây dựng cơ sở lý thuyết Cụ thể:
- Xây dựng hệ thống kiến thức theo trật tự lôgic, tổng hợp và phân dạng được tất cảcác đơn vị kiến thức về di truyền có liên quan đến đề tài
- Có sự chia nhóm để kiểm tra các nhóm cụ thể cùng một đề bài kiểm tra, từ đóthống kê kết quả của các nhóm thông qua từng đơn vị kiến thức, từng dạng bài tậpcủa đề tài
- So sánh kết quả các nhóm, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm
- Bổ sung để sửa đổi phương pháp dạy bồi dưỡng học sinh giỏi để đáp ứng nhiệm
vụ dạy học của người giáo viên
1.5 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
- Đề tài đã phân loại được các dạng bài tập di truyền người để học sinh dễ dàng giảiquyết từng dạng một thành thạo, sau đó mới làm bài tập tổng hợp nâng cao
- Đưa ra một số kinh nghiệm để làm thành công, làm tốt việc dạy bồi dưỡng họcsinh giỏi phần giải bài tập di truyền người
- Đưa ra một vài phần kiến thức lý thuyết sinh học phát triển và nâng cao có liênquan đến phần bài tập di truyền người
- Đưa ra một số dạng bài tập vận dụng, bài tập khó, bài tập tổng hợp và cách giảicác dạng bài tập trên để phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tốt nhất
- Kiến thức sinh học đưa ra cơ bản nằm trong chương trình sinh học THCS, ngoài
ra cần sử dụng đến kiến thức khoa học các môn học khác cũng nằm trong chươngtrình THCS như môn toán và kiến thức đời sống vốn có của học sinh
Trang 52 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên không chỉ cung cấp chohọc sinh một số kiến thức đơn thuần nào đó Quan trọng hơn hết còn phải rèn luyệncho học sinh phương pháp và năng lực nghiên cứu để có thể tự học tập cũng nhưnăng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống và kỹ năng vận dụng kiếnthức trong học tập và trong đời sống Đó chính là thước đo mức độ sâu sắc, vữngvàng của kiến thức mà học sinh tiếp nhận được trong quá trình học tập Bài tập ditruyền với tư cách là một đơn vị kiến thức chiếm ưu thế trong chương trình sinhhọc 9 đặc biệt là phần bài tập di truyền người nó đã đáp ứng được những điều nóitrên Bởi vậy nó giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bồi dưỡng họcsinh giỏi lớp 9 và là phương tiện tốt nhất để phát triển tư duy, óc sáng tạo và nănglực tự học của học sinh
Thật vậy, việc dạy cho học sinh những đơn vị kiến thức mới là điều cần Chỉthông qua bài tập di truyền ở hình thức này hay hình thức khác mới giúp cho họcsinh hiểu sâu sắc hơn về các quy luật di truyền và biến dị, các hiện tượng sinh học
và biết vận dụng một cách linh hoạt vào các tình huống cụ thể khác nhau Chính vìvậy trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 việc rèn luyện kỹ năng giải bài tập
di truyền, đặc biệt là phần bài tập di truyền người là rất quan trọng Phần đa giáoviên cho rằng nội dung kiến thức ở: “chương V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI” sáchgiáo khoa sinh học 9 là đơn giản, dung lượng kiến thức ít, không có bài tập vàkhông quan trọng Đó chính là quan niệm sai lầm, bởi vì thông qua nó giáo viên cóthể cũng cố, khắc sâu và phát triển kiến thức cho học sinh về các quy luật di truyền
và biến dị, đồng thời nâng cao và mở rộng cho học sinh các đơn vị kiến thức hoàntoàn mới về các quy luật như: quy luật di truyền chéo, quy luật di truyền thẳng,thuật toán tính xác suất Bởi vậy việc phát triển và cũng cố kiến thức về di truyềncho học sinh, đặ biệt là các em học sinh đội tuyển học sinh giỏi 9 là việc làm hếtsức cần thiết phải được giáo viên dạy bồi dưỡng quan tâm và chú trọng
2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh học 9, bản thân tôi có nhữngtrăn trở mà chưa thể tháo gỡ đó là: Trong chương trình giáo dục hiện nay việc rènluyện kỹ năng giải bài tập sinh học 9 cho học sinh gần như chưa được chú trọng
Cụ thể: Ở chương trình sinh học 9 cả năm 70 tiết với rất nhiều các đơn vị kiến thứckhác nhau như: quy luật phân li, quy luật phân li độc lập, quy luật di truyền liênkết, nguyên phân, giảm phân, thụ tinh, ADN và gen, di truyền người, đột biến gen,đột biến NST, hệ sinh thái nhưng theo phân phối chương trình chỉ có 3 tiết bài tập/
70 tiết( tỉ lệ gần 4,3%) Đó là những tồn tại khách quan ảnh hưởng rất lớn tới côngtác bồi dưỡng học sinh giỏi, vậy những tồn tại chủ quan thì như thế nào?
* Về phía giáo viên:
- Đa số giáo viên dạy môn sinh học đã từng tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi
- Giáo viên chưa có ý thức tìm tòi, đi sâu nghiên cứu kiến thức, chưa phát triểnnâng cao được kiến thức trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi
- Chưa đưa ra được các dạng bài tập tổng hợp, bài tập phức tạp và bài tập đa dạng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Trang 6Từ những thực trạng trên với những kinh nghiệm đúc rút được trong quátrình dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi qua nhiều năm, tôi viết sáng kiến kinhnghiệm này mong được góp phần nhỏ bé cho các độc giả, đồng nghiệp, học sinh có
tư liêu tham khảo
1 Quy luật phân li.
1.1 Nội dung của quy luật phân li:
Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyềnphân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
1.2 Các bước giải bài toán lai một cặp tính trạng:
a Dạng 1: Bài toán thuận: là bài toán đã cho biết tính trội lặn, kiểu hình của P.
Cách giải: - Bước 1: Dựa vào đề bài để quy ước gen
- Bước 2: Biện luận, xác định kiểu gen của P
- Bước 3: Lập SĐL, xác định tỉ lệ KG, KH của con lai
b Dạng 2: Bài toán nghịch: là dạng bài toán dựa vào kết quả của con lai để xác
định bố mẹ
* Trường hợp 1: Bài toán cho biết đầy đủ tỉ lệ kiểu hình ở con lai
Cách giải:
- Bước 1: Biện luận xác định tính trội, lặn rồi quy ước gen
- Bước 2: Biện luận, xác định kiểu gen của P
- Bước 3: Lập SĐL, xác định tỉ lệ KG, KH của con lai
* Trường hợp 2: Bài toán không cho biết đầy đủ tỉ lệ kiểu hình ở con lai mà chỉ chobiết một vài kiểu hình nào đấy Cách giải:
- Dựa vào cơ chế phân li của NST trong giảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp củachúng trong thụ tinh
- Căn cứ vào KG, KH của con lai để suy ra loại giao tử mà con đã nhận từ bố mẹ
- Xác định KG, KH của P rồi lập sơ đồ lai
1.3 Từ quy luật phân li suy ra cách xác định tính trội lặn:
- Cách thứ nhất: Nếu P thuần chủng mà F1 đồng tính, thì tính trạng xuất hiện ở F1 làtính trạng trội
Trang 7- Cách thứ hai: Thống kê tỉ lệ kiểu hình ở con lai mà xuất hiện 3:1 thì tính trạngchiếm 3 phần là tính trạng trội, tính trạng chiếm 1 phần là tính trạng lặn.
- Cách thứ ba: Nếu hai bố mẹ đem lai có cùng kiểu hình mà thế hệ con lai xuất hiệnkiểu hình khác bố mẹ, thì kiểu hình xuất hiện đó là kiểu hình lặn
2 Phép lai phân tích.
- Nội dung: Phép lai phân tích là phép lai dùng để phân tích, xác định kiểu gen củamột cơ thể mang tính trạng trội nào đó là đồng hợp hay dị hợp
- Dựa vào tỉ lệ 1:1 của phép lai ta có thể xác định được kiểu gen của cặp P đem lai
3 Nội dung kiến thức giảm phân và thụ tinh.
Dựa vào cơ chế phân li của NST(mang gen) trong giảm phân tạo giao tử và sự
tổ hợp tự do của các giao tử trong thụ tinh ta có thể suy ra các loại giao tử mà conlai đã nhận từ bố mẹ(hoặc giao tử mà bố mẹ có từ con lai) để hoàn thành bài tập
4 Các quy luật di truyền liên kết với giới tính.
a Quy luật di truyền chéo(gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X)
- Sự di truyền của các gen tồn tại trên NST giới tính X mà không có trên NST giớitính Y thì tuân theo quy luật di truyền chéo Bố mang gen lặn gây bệnh tồn tại trênNST giới tính X truyền cho con gái ở trạng thái dị hợp tử nên tính trạng không được biểu hiện, khi lớn lên người con gái lấy chồng truyền gen gây bệnh đó cho con trai và con trai biểu hiện bệnh
- Ví dụ: Sự di truyền của bệnh mù màu ở người
P : XMXM(bình thường) x XmY(mù màu) G: XM Xm, Y
F1: 1 XMXm(bình thường) : 1 XMY(bình thường)
Con gái XMXm(bình thường) lớn lênlấy chồng bình thường:
F1 : XMXm(bình thường) x XMY(bình thường)
G: XM, Xm XM, Y
F2: 1 XMXM(bình thường) : 1 XMY(bình thường):
1 XMXm(bình thường) : 1 XmY(con trai mắc bệnh mù màu)
b.Quy luật di truyền thẳng(gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y)
- Sự di truyền của các gen tồn tại trên NST giới tính Y mà không có trên NST giớitính X thì tuân theo quy luật di truyền thẳng Bố mang gen lặn gây bệnh tồn tại trênNST giới tính Y truyền 100% cho con trai ở thế hệ sau
- Ví dụ: Sự di truyền của tật dính ngón tay ở người
P : XX (bình thường) x XYd(dính ngón) G: X X, Yd
F1: 1 XX (bình thường) : 1 XYd(Con trai mắc tật dính ngón)
- Nội dung của phương pháp nghiên cứu phả hệ:
phương pháp nghiên cứu phả hệ là theo dõi sự di truyền của một tính trạng nào
đó trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc
Trang 8điểm di truyền của tính trạng đó ở những mặt sau:
+ Tính trạng do gen trội hay gen lặn quy định
+ Tính trạng do một gen hay nhiều gen quy định
+ Sự di truyền của tính trạng có liên quan tới giới tính hay không
- Xác định được một số tính trạng trội và tính trạng lặn ở người
- Biết được một số bệnh và tật di truyền ở người để biết cách phòng tránh
- Biết được các tính trạng(bệnh) di truyền liên kết với giới tính ở người
6 Thuật toán xác suất.
Thuật toán tính xác suất được áp dụng để tính xác suất biểu hiện tínhtrạng(bệnh) ở con cháu bằng phương pháp nhân hoặc cộng xác suất
B CÁC DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN NGƯỜI.
1 Dạng 1: Lập sơ đồ phả hệ.
1.1 Hướng dẫn: Đối với dạng bài tập lập sơ đồ phả hệ học sinh cần chú ý những
điểm sau: - Đọc kỹ đề bài
- Xác định chính xác được các thành viên trong gia đình thuộc thế hệ thứmấy(thứ nhất, thứ hai, thứ ba )
- Xác định chính xác được sự kết hôn giữa các thành viên với nhau
- Lập sơ đồ phả hệ khoa học, chính xác và có ghi chú
1.2 Bài tập vận dụng.
Bài tập 1: Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn(a) nằm trên NST thường quy
định Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy một người vợ có người anh trai
bị bệnh Cặp vợ chồng này sinh được ba người con, một người con gái đầu bị bệnh,người con trai thứ hai và thứ ba bình thường Biết rằng ngoài người em chồng, anh
vợ và người con gái bị bệnh, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh
Hãy lập sơ đồ phả hệ cho gia đình trên qua ba thế hệ
N÷ b×nh thêng
Đời 3:
Bài tập 2: Đối với mùi vị của một chất có người nhận biết được mùi vị, có người
không nhận biết được mùi vị Để kiểm tra đặc tính di truyền của tính trạng nàyngười ta cho bố mẹ và các con trong ba gia đình nếm thử kết quả như sau:
- Gia đình 1: Mẹ, một con gái, một con trai nhận biết được mùi vị, bố một con gái,một con trai khác không nhận biết được mùi vị
- Gia đình 2: Mẹ, hai con trai, một con gái nhận biết được mùi vị, bố một con trai,một con gái khác không nhận biết được mùi vị
- Gia đình 3: Bố, mẹ, hai con trai, hai con gái nhận biết được mùi vị, hai con gáikhác không nhận biết được mùi vị Hãy lập sơ đồ phả hệ cho ba gia đình nói trên
Giải:
Sơ đồ phả hệ ba gia đình:
Trang 9Hãy lập sơ đồ phả hệ cho gia đình trên
* Bài tập 4: Bệnh mù màu ở người do một gen lặn nằm trên NST giới tính(X) quyđịnh Một người phụ nữ bình thường có người em trai bị bệnh mù màu lấy mộtngười chồng bình thường Cặp vợ chồng này sinh được một người con gái bìnhthường và một người con trai bị bệnh Biết rằng bố mẹ của cặp vợ chồng này đềukhông bị bệnh Hãy lập sơ đồ phả hệ cho gia đình nói trên
2 Dạng 2: Xác định tính trạng do gen trội hay gen lặn quy định.
1.1 Hướng dẫn: Muốn xác định tính trạng do gen trội hay gen lặn quy định thì học
Bài tập 1: Bệnh Phêninkêtô niệu ở người do một gen quy định và nằm trên NST
thường Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh lấy một người vợ có người anhtrai bị bệnh, cặp vợ chồng này sinh được ba người con trai và một người con gái,trong đó có một người con trai thứ hai bị bệnh
a- Lập sơ đồ phả hệ của gia đình trên
b- Bệnh Phêninkêtô niệu do gen trội hay gen lặn quy định
Biết rằng, ngoài người em chồng, người anh vợ và người con trai thứ hai bị bệnh rathì cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh
Trang 10b- Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định:
Đối với bài tập này để xác định tính trạng do gen trội hay gen lặn quy định ta
có thể dựa vào thế hệ(P) hoặc thế hệ F1 đều được
Xét cặp vợ chồng: Bố(6) x mẹ(7) đều có kiểu hình bình thường mà sinh racon(10) bị bệnh Suy ra, đã có sự phân li tính trạng
Vậy tính trạng bệnh Phêninkêtô niệu do gen lặn quy định
Quy ước: Gen A: Bình thường; Gen a: Bị bệnh
Bài tập 2: Khi nghiên cứu bệnh bạch tạng ở một gia đình người ta ghi được sơ đồ
phả hệ dưới đây(biết tính trạng do một gen quy định và nằm trên NST thường):
§êi 1: Ghi chú:
1 2 Nam bình thường
Nữ bình thường §êi 2: Nam bạch tạng
Vậy tính trạng bệnh bạch tạng do gen lặn quy định
Quy ước: Gen A: Bình thường; Gen a: Bị bệnh
2.3 Bài tập luyện tập.
* Bài tập 3: Sự di truyền của bệnh máu khó đông do một gen nằm trên NST giớitính(X) quy định Theo dõi sự di truyền của bệnh này trên những người trong mộtgia đình qua ba thế hệ thấy: Bố, mẹ không mắc bệnh sinh ra người con trai thứ nhấtmắc bệnh và hai người con gái, thứ hai và thứ ba không mắc bệnh Lớn lên ngườicon gái thứ ba đi lấy chồng không mắc bệnh sinh ra được ba người con gái khôngmắc bệnh và một người con trai mắc bệnh
a- Hãy lập sơ đồ phả hệ cho gia đình trên
b- Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định?
Đáp số: a- HS tự vẽ
b- Bệnh do gen lặn quy định
Trang 11* Bài tập 4: Theo dõi về tính trạng màu tóc trong một gia đình có sơ đồ phả hệsau(biết rằng tính trạng màu tóc do một gen quy định và nằm trên NST thường) Thế hệ P: 1 2 Ghi chú:
Nam tóc nâu
Nữ tóc nâu
Thế hệ F1: 3 4 5 6 Nam tóc đen
Nữ tóc đen Thế hệ F2: 7 8 9
Tính trạng màu tóc đen là trội hay lặn?
Đáp số: Bệnh do gen lặn quy định
3 Dạng 3: Xác định gen quy định tính trạng nằm trên NST thường hay NST
giới tính.
3.1 Hướng dẫn: Để làm được bài tập dạng này học sinh cần biết:
- Gen quy định tính trạng mà nằm trên NST giới tính (X) không có trên(Y) thì ditruyền tuân theo quy luật di truyền chéo
- Gen quy định tính trạng mà nằm trên NST gới tính (Y) không có trên(X) thì ditruyền tuân theo quy luật di truyền thẳng
- Đặt giả định rồi dùng phương pháp suy luận khoa học để loại dần các trường hợp
- Cuối cùng đưa ra kết luận chính xác, gen quy định tính trạng nằm trên NSTthường hay nằm trên NST giới tính(X) hoặc(Y)
- Chức năng của NST giới tính: mang gen quy định tính trạng liên quan và khôngliên quan tới giới tính
3.2 Bài tập vận dụng.
Bài tập 1: Nghiên cứu sự di truyền của một bệnh H ở người do một gen quy định
người ta ghi được sơ đồ phả hệ sau:
§êi I: 1 2 3 4 Ghi chú:
Nam bị bệnh H
Nữ bị bệnh H §êi II: 9 8 7 6 5 Nam bình thường
Nữ bình thường
Đời III: 10
a- Bệnh H do gen trội hay gen lặn quy định
b- Gen gây bệnh nằm trên NST thường hay NST giới tính?
Giải:
a- Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định:
Xét cặp vợ chồng: Bố(2) x mẹ(1) đều có kiều hình bình thường mà sinh racon(8) bị bệnh Suy ra, đã có sự phân li tính trạng
Vậy bệnh H do gen lặn quy định
Quy ước: Gen A: Bình thường
Gen a: Bị bệnh H
b- Gen gây bệnh nằm trên NST thường hay NST giới tính:
- Giả sử gen gây bệnh H(a) nằm trên NST giới tính (Y)
Ta thấy con trai(9) bị bệnh H theo quy luật di truyền thẳng thì bố (2) cũngphải bị bệnh H mà ở đây bố (2) lại không bị bệnh H (vô lí)
Trang 12Suy ra, gen gây bệnh H không nằm trên NST giới tính (Y)
- Giả sử gen gây bệnh H(a) nằm trên NST giới tính (X)
Theo đề bài mẹ (3) bị bệnh H có kiểu gen: XaXa
Bố (4) không mắc bệnh H có kiểu gen: XAY
Suy ra, tất cả con trai sinh ra của cặp vợ chồng: (3) x (4) phải mắc bệnh H
mà theo đề bài thì con trai (5) và (6) không mắc bệnh H (vô lí)
Suy ra, gen gây bệnh H không nằm trên NST giới tính (X)
- Kết luận: Vậy gen gây bệnh H phải nằm trên NST thường
Bài tập 2: Bệnh mù màu đỏ-xanh lục ở người do một gen lặn quy định Theo dõi
sự di truyền của bệnh mù màu trong một gia đình qua ba thế hệ người ta ghi được
sơ đồ phả hệ sau:
§êi I: 1 2 Ghi chú:
Nam bị bệnh mù màu , Nam, nữ bình thường §êi II: 3 4 5 6
Đời III:
7 8 9
Gen gây bệnh nằm trên NST thường hay NST giới tính?
Giải:
Theo đề bài ta có thấy, bệnh mù màu do gen lặn quy định
Quy ước: Gen A: Bình thường;
Gen a: Mù màu
- Giả sử gen gây bệnh mù màu(a) nằm trên NST thường thì ở đời thứ hai và đời thứ
ba phải có cả con trai và con gái bị bệnh mù màu
Mà theo đề bài thì con mắc bệnh chỉ toàn là con trai (vô lí)
Suy ra, gen gây bệnh mù màu không nằm trên NST thường
- Giả sử gen gây bệnh mù màu(a) nằm trên NST giới tính (Y)
Ta thấy con trai(3) bị bệnh mù màu theo quy luật di truyền thẳng thì bố (2)cũng phải bị bệnh mù màu mà ở đây bố (2) lại không bị bệnh mù màu (vô lí)
Suy ra, gen gây bệnh mù màu không nằm trên NST giới tính (Y)
- Kết luận: Vậy gen gây bệnh mù màu phải nằm trên NST giới tính (X)
Bài tập 3: Bệnh galacto huyết ở người do một gen lặn quy định Một người đàn
ông bình thường lấy một người vợ mắc bệnh galacto huyết sinh được ba người contrai và một người con gái Trong đó có một người con gái thứ hai và một người contrai thứ ba bị bệnh galacto huyết Một người con trai bình thường lớn lên lấy mộtngười vợ bình thường sinh được ba người con, trong đó có một người con trai mắcbệnh galacto huyết, một người con trai khác và một người con gái bình thường a- Hãy lập sơ đồ phả hệ của gia đình trên
b- CMR gen gây bệnh nằm trên NST thường không thể nằm trên NST giới tính
Giải:
a- Lập sơ đồ phả hệ: