THIẾT KẾ BÀI HỌC Tháng 9 Tiết : 1 TÊN BÀI HỌC : Chủ đề : ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ ĐẤT NƯỚC I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1 Kiến thức : Hiểu biết về định hướng phá
Trang 1THIẾT KẾ BÀI HỌC Tháng 9 Tiết : 1
TÊN BÀI HỌC : Chủ đề : ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ ĐẤT NƯỚC
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1) Kiến thức : Hiểu biết về định hướng phát triển KT – XH của Đất nước và Địa phương trong thời kỳ đổi mới
2) Kỹ năng : Biết phân tích vấn đề kinh tế của Đất nước và Địa phương
3) Thái độ : Ý thức được trách nhiệm vai trò của thế hệ trước sự nghiệp xây dựng đất nước, quê hương.
II/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
1 Chuẩn bị của giáo viên : Tài liệu liên quan, SGK, Giáo án, họa đồ nghề
2 Chuẩn bị của học sinh :
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
Kết hợp các hình thức :Trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý, diễn giảng, tạo tình huống
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Giới thiệu bài học mới : Phát triển kinh tế là cơ sở của đời sống mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi người dù trình độ và khả năng, nguyện
vọng sở thích ra sao, cương vị thế nào khi tham gia vào họat động xã hội cũng đều phải nắm được tình hình và phương hướng phát triển kinh tế của địa phương, đất nước của mình để chọn cho mình một hướng đi thích hợp
I NHỮNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG TA ĐẾN NỀN KINH TẾ NƯỚC TA.
1 Những xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới:
a Kinh tế phát triển mạnh mẻ
- Cách mạng KHKT
- Khám phá và phát minh kỳ diệu của trí tuệ
- Những ngành công nghệ mới tự động hóa và tin học, khai thác năng lượng mới, chế tạo vật liệu siêu bền, siêu sạch, siêu dẫn, công nghệ sinh học, công nghệ biến đổi gen
- Vai trò con người rất quan trọng
Thầy ; Phân tích – diễn giảng – định hướng
Trang 2- Sự phát triển của KHKT làm cho sự phân công lao động ngày càng sâu sắc.
b Quá trình quốc tế hóa đời sống và kinh tế thế giới
c Sự phát triển đặc biệt nhanh chóng của nhiều nước trong vòng cung châu Á – TBD làm cho trung tâm phát triển kinh tế thế giới dịch chuyển sang khu vực này
d Sự vận động của nền kinh tế TG đặt ra một số khó khăn
2 Vị trí của nền kinh tế Việt Nam trên thế giới.
Thầy ; Phân tích – diễn giảng – định hướng
II THÀNH TỰU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VN.
1 Vài nét về quá trình phát triển :
- VN có lịch sử hàng ngàn năm văn hiến, đế giữa TK XIX ý thức sản xuất phong kiến vẫn giữ vị trí chủ yếu
- Gần 100 năm thực dân Pháp thống trị đã ra sức vơ vét, khai thác tài nguyên mà không đầu tư vào công nghệ làm cho nền kinh tế không phát triển, lệ thuộc vào chính quốc
- Sau CM tháng 8, tiếp tục có chiến tranh với Đế quốc Mỹ nên không có điều kiện phát triển
- 1976vẫn chịu chiến tranh biên giới Tây nam và phía Bắc > kinh tế lạc hậu, trì trệ, bao cấp kéo dài
- 1978-1985 giai đọan điều chỉnh, thể nghiệm, tìm tòi để đổi mới
- 1986 đến nay kinh tế đổi mới và khởi sắc
2 Những thành tựu chủ yếu của nền kinh tế VN :
- Các ngành Nông, lâm, ngư nghiệp được xem là mủi nhọn hàng đầu được đầu tư vốn và KHKT
- Công nghiệp và tiểu thủ CN cũng có những thành tựu đáng kể
- Xây dựng đựơc những ngành công nghiệp cơ bản như luyện kim, cơ khí, điện lực, hóa chất, dầu khí và những ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
3 Những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế VN : Đứng trước những thách thức và khó khăn lớn :
Nền kinh tế nước ta chủ yếu là ? em có thể lý giải và nêu dẫn chứng ?
Trò : Hội ý - trả lời - bổ sung ý…
Thầy : nhận xét – định hướng
Thầy ; Phân tích – diễn giảng – định hướng
Trang 3- Thế giới và các nước đông Nam Á đang phát triển với tốc độ cao đang dần bỏ xa các nước có trình độ thấp
- Nước ta mang tính nông nghiệp là chủ yếu
- Vốn tích lũy còn hạn chế, vốn vay không nhiều >> thiếu vốn
- Kinh tế mất cân đối nhiểu mặt
- Chưa họach định tốt chất lượng trong họat văn hóa, giáo dục, y tế, kỹ cương xã hội
>>Tác động xấu đến sự phát triển kinh tế
Thầy ; Phân tích – diễn giảng – định hướng
III MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI.
1 Mục tiêu :
- “Sớm đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng khủng hỏang, nhanh chóng ổn định kinh tế xã hội vượt qua tình trạng nước nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, cũ cố quốc phòng và an ninh tạo điều kiện cho nước ta phát triển nhanh”
2 Phương hướng :
- Chuyển đổi cơ cấu theo hướng năng động, hiệu quả, thực hiện những chính sách và giải pháp cụ thể :
* Chuyển nền kinh tế đồng bộ sang cơ chế thị trường và các công cụ quãn lý
* Tích cực tạo nguồn vốn, nâng tỷ lệ tích lũy trong thu nhập quốc dân, tiết kiệm tiêu dùng
* Thực hiện đồng bộ chính sách dân số
* Nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân
* Cải cách hệ thông hành chánh
Trên các phương tiện thông tin hiện nay em biết gì về mục tiêu và phương hướng phát triển của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn mới ?
Trò : Hội ý - trả lời - bổ sung ý…
Thầy : nhận xét – định hướng
IV NHỮNG KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VN VÀ TRÁCH NHIỆN THẾ HỆ TRẺ.
Trang 4- Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- Vị trí địa lý thuận lợi
- Con người VN cần cù, khéo tay, thông minh có truyền thống yêu nước
- Có khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại, cơ sở vật chất, khả năng tổ chứ quản lý, nắm bắt thời cơ
- Ổ định chính trị
- Họat động ngọai giao tốt
2 Trách nhiệm của thế hệ trẻ.
a Có năng lực thực hành cao, kỹ năng nghề nghiệp giỏi, ứng xử linh hoạt trước các đòi hỏi đa dạng của thị trường
b Mọi người cần phải biết tự đào tạo kiến thức và tay nghề
c Cần phân biệt những ngành nghề có tính chất phổ thông cơ bản và các ngành nghề có tính chất riêng biệt
d Có sự sắp xếp thời gian cá nhân để sớm đạt đến trình độ thành thạo
phát triển kinh tế ?
Là học sinh, thế hệ trẻ theo em cần phải như thế nào để góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển ?
Trò : Hội ý - trả lời - bổ sung ý…
Thầy : nhận xét – định hướng
V ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG.
- Ranh giới giáp ranh với TP HCM nên có nhiều điều kiện phát triến
- Từng bước Gò Đen trở thành Thị trấn, Bến Lức lên Thị Xã
- Có, còn nhiều công ty nước ngòai, trong nước đầu tư trên địa bàn >> thu hút lao động>>phát triển, nâng cao đời sống
- Nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực đang hình thành và phát triển theo xu thế kinh tế thị trường làm thay đổi nâng cao cuộc sống
Theo em dự báo địa phương mình trong tương lai sẽ phát triển như thế nào ? dẫn chứng ?
Thầy : nhận xét – định hướng
LUYỆN TẬP : Những ngành nghề nào tại địa phương em được mọi người quan tâm nhất ?
Các công ty, xí nghiệp tại địa phương có xu hướng đầu tư vào ngành nghề nào ?
Trang 5THIẾT KẾ BÀI HỌC Tháng 10 Tiết : 2
TÊN BÀI HỌC : Chủ đề : NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH ĐẠT TRONG NGHỀ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1) Kiến thức : Hiểu biết vị trí, vai trò nghề và những điều kiện cơ bản để thành đạt trong nghề.
2) Kỹ năng : Chuẩn bị tốt cho mình một nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực, tâm sinh lý bản thân và nhu cầu của xã hội.
3) Thái độ : Thấy được tầm quan trọng của việc chọn nghề
II/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
1 Chuẩn bị của giáo viên : Tài liệu liên quan, SGK, Giáo án, họa đồ nghề
2 Chuẩn bị của học sinh :
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
Kết hợp các hình thức :Trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý, diễn giảng, tạo tình huống
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1 Giới thiệu bài học mới : Nghề nghiệp vững chắc sẽ đem lại cho ta một cuộc sống đầy đủ ấm no, trong xã hội không phải ai cũng thành
đạt trong nghề, thăng tiến trong nghề Vì thế việc chọn nghề tương lai cho bản thân mình cần phải dựa trên những cơ sở khoa học và nhận thức tốt của từng cá nhân là hết sức cần thiết
I Nghề và vị trí xã hội của con người :
- Việc làm đem lại cho con người thu nhập để sống, đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày
- Nghề còn có ý nghĩa là điều kiện phát triển và hoàn thiện nhân cách từ đó con người xác được vị thế của mình trong xã hội
- Sự cống hiến – lao động nghề nghiệp là điều kiện để con người xác lập vị thế xã hội
- Nghề trong xã hội rất đa dạng
- Nếu làm đầy đủ trách nhiệm trong nghề sẽ có vị thế xã hội của mình được mọi người tôn trọng, kính nể
- Vị thế xã hội là sự tự khẳng định mình trong cộng đồng xã hội thế nên mỗi người cần có
ít nhất 1 nghề
Thầy ; Phân tích – diễn giảng – định hướng
Trang 6- Trong xã hội hiện đại, nghề có ý nghĩa hết sức lớn đối với sự phát triển con người.
- Có nghề trong tay, con người phải phấn đấu để đạt tới đỉnh cao cvủa tay nghề
II Nghề và sự phát triển của xã hội :
- Nghề càng phát triển thì đời sống xã hội càng dễ chịu, sinh hoạt hàng ngày sẽ thoải mái, nhờ đó năng suất lao động cao hơn, tinh thần tốt hơn, đời sống vật chất được cải thiện và sự phát triển chung của xã hội được nâng lên
- Sự phát triển của nghề là biểu hiện rất cụ thể của sự phát triển xã hội
- Sự xuất hiện của các nghề mới ngày càng nhiều, đặc biệt những nghề đòi hỏi kỹ thuật cao thì sẽ làm thay đổi tính chất, phương pháp lao động
- Trong nền sản xuất hàng hoá (kinh tế thị trường) hệ thống nghề phát phải triển mọi mặt mới đáp ứng nhu cầu xã hội
- Sự cạnh tranh trong sản xuất hàng hoá buộc người lao động luôn nâng cao tay nghề nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tính thẩm mỹ của người tiêu dùng
Khi nghề trong xã hội phát triển thì sẽ ảnh hưởng thế nào đến đời sống và nền kinh tế ?
Trò : Hội ý - trả lời - bổ sung ý… Thầy : nhận xét – định hướng
Thầy ; Phân tích – diễn giảng – định hướng
III Những điều kiện thành đạt trong nghề :
1 Tình hình lao động nghề nghiệp hiện nay :
- Cần thấy những đặc điểm của lao động nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay là sự đầu tư chất xám, trí tuệ vào sản phẩm là nền kinh tế tri thức
- Sự hợp tác quốc tế trong sản xuất có chiều hướng gia tăng
- Sự gia tăng và xuất hiện ngày càng nhiều nghề trong lĩnh vực k/ doanh dịch vụ
- Sự thay đổi vị trí cua khách hàng và người sản xuất
2 Những điều kiện thành đạt trong nghề :
- Phải tham gia học tập các lớp đào tạo nghề
- Phải linh hoạt trong vấn đề chuyển dịch nghề
- Có trình độ tổ chức sản xuất và quản lý lao động một cáxh khoa học, hợp lý
- Có lý tưởng nghề nghiệp – đạo đúc nghề nghiệp – lương tâm nghề nghiệp
Thầy ; Phân tích – diễn giảng – định hướng
Theo em có những điều kiện nào để thành đạt trong nghề ?
Trò : Hội ý - trả lời - bổ sung ý…
Thầy : nhận xét – định hướng
Trang 7THIẾT KẾ BÀI HỌC Tháng 11 Tiết : 3
TÊN BÀI HỌC : Chủ đề : TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TCCN VÀ DN CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1) Kiến thức : Cung cấp thông tin về hệ thống đào tạo TCCN và dạy nghề của TW và địa phương.
2) Kỹ năng : Chọn và xác định đúng ngành nghề tương lai phù hợp với bản thân mình
3) Thái độ : học tập tốt và có sự chuẩn bị chọn nghề tương lai
II/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
1 Chuẩn bị của giáo viên : Thiết kế bài giảng – sưu tầm thông tin trên mạng – báo chí ………
2 Chuẩn bị của học sinh : tìm hiểu thông tin các trường đào tạo nghề tại địa phương.
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
Kết hợp các hình thức :Trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý, diễn giảng, tạo tình huống
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Giới thiệu bài học mới :
A Hệ thống đào tạo nghề THCN địa phương :
1.Trường THKT chuyên nghiệp Long An : tuyển sinh hệ THCN 2 năm ngành tài chính-kế toán, đối tượng học sinh THPT ; hệ công nhân KT 18 tháng nghề sửa chữa ô tô, gò, hàn tiện đối tượng học sinh THPT ; Đào tạo lái xe tải, du lịch, chuyển dấu các hạng xe
2 Trường TH y tế Long An : đào tạo các hệ y sĩ, điều dưỡng trung học, nữ hộ sinh, dược tá trung học
B Hệ thống đào tạo nghề THCN trung ương :
1 Trường THKT Cao Thắng : các ngành tin học, điện dân dụng, điện CN, chế tạo thiết
bị, phụ tùng cơ khí, sửa chữa khai thác các thiết bị cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy Đối tượng học sinh THPT
2 Trường Kỹ thuật y tế TW3 : Hộ sinh, dược sĩ TH, kỹ thuật viên xét nghiệm, kT viên gây mê hồi sức, y sĩ răng trẻ em, điều dưỡng TH, KT viên X quang, KT viên phục hồi
Nêu tên các trường đào tạo nghề THCN và các ngành nghề đào tạo hiện có tại địa phương em ?
Trò : Hội ý - trả lời - bổ sung ý…
Thầy : nhận xét – định hướng
Trang 8chức năng3 năm Đối tượng học sinh tốt nghiệp THPT.
C Giáo dục THCN :
1 Trường THCN đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn trung cấp Tại các tỉnh thành trong cả nước đều có trường THCN
2 Cơ cấu hệ thống THCN : gồm 6 khối
- Công nhân và công trình
- Nông, lâm, ngư nghiệp
- Kinh tế
- Y tế và thể dục thể thao
- Văn hoá và nghệ thuật
- Sư phạm
3 Các loại hình đào tạo :
* Tập trung chính qui : có 3 dạng
- Có học bổng
- Đóng học phí (tự túc)
- Theo hợp đồng
* Tại chức : Đào tạo dành cho những người đang làm việc có trình độ sơ cấp
* Chuyên tu : Đào tạo dành cho những người trong ngành có trình độ sơ cấp Thời gian đào tạo là 2-3 năm
* Đào tạo nối tiếp : là hình thức đào tạo mới kết hợp đào tạo 2 cấp học (liên thông) trong một qui trình
* Bồi dưỡng ngắn hạn : thường tổ chức theo các chuyên đề nhằm mở rộng, bổ sung kiến thức, kỹ năng Thời gian tập trung ngắn Chủ yếu ở các trường y tế và kinh tế
D Giới thiệu một số ngánh đào tạo THCN :
- Thăm dò địa chất – thuỷ văn – trắc địa- trắc địa ảnh – thăm dò khoáng sản – biên chế bản đồ – khí tượng – KT mỏ- khai tháv mỏ – cơ điện mỏ – cn hoá học vô cơ- hữu cơ- hoá dầu – vật liệu sản phẩm từ silicat
Thầy : Diễn giảng Trò : Nghe và ghi nhớ
Diễn giảng
Trò : Nghe và ghi nhớ
Trang 9- Cơ khí – chế tạo- sữa chữa- khai thác t/bị cơ khí – luyện kim- đúc- cán- kéo- kim loại màu – kim loại đen
- Vận hành sữa chữa thuỷ lợi, thuỹ điện
- Điên CN và dân dụng
- Công trình giao thông – vận tải – tổ chức vận tải – hàng hải – tàu biển- vận hành máy tàu – khai thác hàng hải – thuỷ sản
- Kt thông tin liên lạc cô tuyến-hữu tuyến
_ Công nghệ kéo sợi- ươm tơ- dệt- may- nhuộm và in hoa
- chế biến gỗ
- Công nghệ lương thực – thực phẩm – lên men
- Trồng trọt-chăn nuôi – thú y
- Dược – dược sĩ trung học
- Kinh tế tổng hợp
- Tài chính – tiền tệ – thống kê – kế toán – tín dụng
- Lưu trữ – thư viện – bảo tàng = phát hành sách – xuất bản – in ấn
- Pháp lý – trọng tài kinh tế
- Phát thanh – truyền hình
- Du lịch – khách sạn – nhà hàng
- Aâm nhạc – sân khấu – muá – xiếc – mỹ thuật – điện ảnh
- Thể dục – thể thao
- Sư phạm : nuôi dạy trẻ, mẫu giáo, cấp 1, nhạc Hoạ, thể chất…
Thầy : Giới thiệu – diễn giảng
Trò : Nghe và ghi nhớ
V/ CỦNG CỐ :
VI/ LUYỆN TẬP :
Trang 10THIẾT KẾ BÀI HỌC Tháng 12 Tiết : 4
TÊN BÀI HỌC : Chủ đề : TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1) Kiến thức : Cung cấp thông tin về hệ thống đào tạo Đại học và Cao đẳng.
2) Kỹ năng : Chọn và xác định đúng ngành nghề tương lai phù hợp với bản thân mình
3) Thái độ : học tập tốt và có sự chuẩn bị chọn nghề tương lai
II/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
1 Chuẩn bị của giáo viên : Thiết kế bài giảng – sưu tầm thông tin trên mạng – báo chí ………
2 Chuẩn bị của học sinh : tìm hiểu thông tin các trường đào tạo nghề tại địa phương.
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
Kết hợp các hình thức :Trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý, diễn giảng, tạo tình huống
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Giới thiệu bài học mới :
I Hệ thống đào tạo các trường Đại học, Cao đẳng :
- Cả nước hiện nay có khoảng gần 100 trường Đại học, trong đó có khoảng
60 trường công lập
- Thực trạng các trường có quy mô nhỏ, ngành nghề đào tạo hẹp của các trường Đại học đã gây khó khăn cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy, gây trở ngaị cho việc nâng cao chất lượng đào tạo
- Để tạo ra những trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học đa ngành, liên ngành nhà nước đã thành lập nhiều đại học quốc gia ở Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Thái Nguyên
Diễn giảng Phân tích
II Hệ Đại học và các loại hình đào tạo :