Từthực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trung học cơ sởTHCS nhiều năm, tôinhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôinghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG TIẾT DẠY NGỮ VĂN LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS NGA THẮNG
Người thực hiện: Mai thị Vân Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Nga Thắng SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2018
Trang 23.1 Tạo hứng thú cho học sinh bằng phương pháp trực quan 4
3.2 Tạo hứng thú cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ
đồ tư duy
6
3.3 Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc tổ chức trò chơi 11
Trang 3I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay đã và đang thực
sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy Phương pháp dạy học đổi mới chútrọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinhlàm cho học sinh ham thích môn học
Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy văn đổi mới đã chú trọng pháttriển hứng thú học văn của học sinh Một trong những mục đích của giờ văn làlàm sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh Từthực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trung học cơ sở(THCS) nhiều năm, tôinhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôinghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực
sự nhẹ nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, khônggượng ép Từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của họcsinh
Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin đề cập đến một sốbiện pháp nhằm khơi gợi hứng thú học tập của học sinh trong tiết học Ngữ vănlớp 9 ở THCS Nga Thắng
2 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu “Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết dạy ngữ văn lớp
9” với mục đích cơ bản sau đây: Trình bày một số biện pháp tạo hứng thú học
tập cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 9 Qua đó giúp các em nắm vững kiếnthức, yêu thích môn học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Đồng thời, đềtài liệu này có thể giúp cho giáo viên dạy Ngữ văn áp dụng cho các lớp, cácbài cụ thể
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu hướng tới đối tượng là Tạo hứng thú học tập môn Ngữvăn của học sinh lớp 9 trường THCS Nga Thắng
4 Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tôi đã nghiên cứu các tài liêu có liên quan đến phương pháp dạy học nóichung, phương pháp dạy Ngữ văn ở THCS nói riêng và đặc biệt nghiên cứuSGK, SGV, STK, STK Ngữ văn THCS Ngoài ra, tôi nghiên cứu tài liệu bồidưỡng GV dạy thay sách THCS, các sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp
* Phương pháp điều tra sư phạm:
Tôi đã trao đổi với đồng nghiệp về các phương pháp dạy học Ngữ vănqua các chuyên đề cấp trường, cấp cụm trường, cấp huyện Tôi cũng dự giờthăm lớp của các giáo viên cùng trường và đặc biệt là tôi đã điều tra hứng thúhọc tập của học sinh thông qua phiếu điều tra, thông qua bài kiểm tra
* Phương pháp thực nghiệm:
Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở nhiều lớp khác nhau với cùng mộtbài bằng nhiều phương pháp khác nhau để so sánh, đối chiếu, rồi rút ra kết
Trang 4II PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu:
Nghị quyết hội nghị lần II- BCH TW Đảng khóa VIII nêu rõ: “Đổi mớiphương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyệnthành nếp tư duy sáng tạo của người học”; “phương pháp giáo dục phải pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòngsay mê học tập và ý chí vươn lên”
Chúng ta biết rằng môn văn là môn cơ bản góp phần hình thành nhâncách học sinh Chính vì vậy, để thực hiện một giờ học có hiệu quả thì ngườigiáo viên cần phải sử dụng nhiều phương pháp như: phân tích, diễn giảng, vấnđáp, nêu vấn đề, gợi ý …và đặc biệt để tạo một giờ học phong phú, sinh độngthì việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm sẽ giúp học sinh trao đổi ý với nhau,
bổ sung cho nhau các kiến thức còn thiếu, học sinh sẽ sôi nổi hơn trong học tập.Còn việc lồng ghép một số trò chơi trong quá trình giảng dạy sẽ giúp học sinhcảm thấy hứng thú, tích cực, sôi nổi hơn, đỡ nhàm chán trong một tiết học văn
Với riêng tôi, tôi cũng đã tự rút ra cho mình một vài kinh nghiệm nhỏ, hyvọng trao đổi cùng đồng nghiệp, mong góp một phần nhỏ kinh nghiệm củamình vào công tác dạy học môn Ngữ văn của trường, huyện nhà Đó chính là
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết dạy Ngữ văn lớp 9”
2 Thực trạng của vấn đề:
Chúng ta thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại nhiềukết quả khả quan, song bên cạnh những thuận lợi thì chúng ta còn gặp vô vànnhững khó khăn Những khó khăn đó một mặt ở học sinh nhưng cũng một phần
ở chính những người giáo viên chúng ta Môn Ngữ văn trong nhà trường có vịtrí quan trọng bởi nó giáo dục phẩm chất đạo đức, cung cấp kiến thức tự nhiên
và xã hội cho các em nên việc dạy học văn vừa thuận lợi cũng vừa khó khăn:
- Về phía giáo viên:
Hầu hết giáo viên đã ý thức sâu sắc phải đổi mới phương pháp dạy học.Các thầy cô đã được tập huấn thay sách, tập huấn về đổi mới phương pháp dạyhọc Trong giảng dạy, các thầy cô đã phát huy được tính tích cực, chủ độngtrong việc dạy học Học sinh(HS) được bày tỏ ý kiến tình cảm, cách hiểu củamình về bộ môn, được thực hành giao tiếp nhiều hơn
Tuy nhiên có một số giáo viên vẫn còn làm việc quá nhiều, trong một tiếtdạy đưa ra khá nhiều thông tin Điều này dễ đưa các em vào thế bị động ghinhớ, không tạo điều kiện cho các em độc lập suy nghĩ, sáng tạo Từ đó dẫn đếnsau này đứng trước nhiều vấn đề mới các em bỡ ngỡ, bị động, lúng túng vàkhông có đủ khả năng, bản lĩnh để giải quyết những vấn đề phức tạp trong cuộcsống Một số tiết dạy vẫn còn rập khuôn quá máy móc các bước lên lớp Nóbiến giờ học thiếu sự phóng khoáng, trở nên nhạt nhẽo, làm tê liệt sự hào hứngcủa học sinh Rồi giáo viên chỉ dùng một phương pháp dạy chủ yếu là thuyếttrình, không có sự linh hoạt trong việc kết hợp các phương pháp
- Về phía học sinh:
Trang 5Là giáo viên giảng dạy tại trường THCS Nga Thắng nhiều năm, tôi nhậnthấy một bộ phận học sinh lẫn phụ huynh ít có hứng thú với các môn xã hội nóichung và môn Văn nói riêng Điều này có lẽ được bắt nguồn từ thực tế chungcủa xã hội Vì vậy, học sinh vốn đã không có hứng thú với môn học giờ lạicàng không có hứng thú hơn
*Điều tra thực trạng:
Tôi đã điều tra và khảo sát về hứng thú học tập và kết quả môn văn củahọc sinh ở lớp 9B trường THCS Nga Thắng thời điểm tháng 09 năm 2017 khichưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm(SKKN) bằng phiếu điều tra và bài bàikiểm tra 90 phút cho kết quả như sau:
- Về hứng thú học tập qua phiếu đánh giá:
Bảng 1: Bảng mức độ hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh lớp 9B
Bản thân là GV dạy Ngữ văn nhiều năm, tôi luôn trân trọng, đánh giá caonhững phát hiện có nét riêng, thể hiện được những cảm xúc chân thật, nhữngnhận xét, phân tích tinh khôi, sáng tạo của các em đối với một tác phẩm, mộtnhân vật (một vấn đề hay một khía cạnh của vấn đề thể hiện trong tác phẩm…)
Đó cũng chính là nguồn động viên không nhỏ giúp tôi đầu tư và quyết định
tổng kết kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh trong tiết dạy Ngữ văn này,
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của GV- HS Đồng thời qua đây, xinđược góp một tiếng nói riêng, một ý kiến nho nhỏ cho phong trào“Dạy Tốt -Học Tốt” của Trường THCS Nga Thắng
3 Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
3.1 Tạo hứng thú cho học sinh bằng phương pháp trực quan:
- Sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp kiến thức về tác giả, tác phẩm một
cách trực quan là rất tốt
Ví dụ khi dạy bài“Truyện Kiều của Nguyễn Du” chúng ta có thể cung
cấp cho học sinh những hiểu biết về Đại thi hào Nguyễn Du, bao gồm thông tin
về con người và sự nghiệp, vị trí của nhà thơ và Truyện Kiều trong nền văn họcdân tộc… Từ việc chiếu một số hình ảnh, học sinh có thể cảm nhận được vaitrò của Nguyễn Du và Truyện Kiều cũng như giúp các em ghi nhớ sâu hơnnhững kiến thức về phần văn học sử ở tiết dạy này Giáo viên có thể chiếu một
Trang 6số hình ảnh về tác giả, về Truyện Kiều, về những hội thảo quốc tế trong nhữngdịp kỷ niệm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du như sau:
Một số thông tin cơ bản về Nguyễn Du
Hội thảo quốc tế kỷ niệm 250 năm, năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du
Trang 7- Chiếu những đoạn văn cần phân tích:
Ví dụ khi phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa
Pa của Nguyễn Thành Long, GV sử dụng máy chiếu để chiếu đoạn văn thể
hiện suy nghĩ của nhân vật về công việc, cuộc sống: “ Vả, khi ta làm việc, tavới công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắnliền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia Công việc của cháu gian khổthế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”
Hay khi phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn“Làng” của Kim
Lân, ta sử dụng máy chiếu để chiếu đoạn văn cần phân tích sau:
“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân Ông lão lặng đi tưởng nhưđến không thở được Một lúc lâu ông mới dặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ,ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…
Khi các đoạn văn này được chiếu, học sinh sẽ quan sát một cách tập trung,
từ đó sẽ có sự suy nghĩ, nắm vững nội dung kiến thức cần thiết
3.2.Tạo hứng thú cho học sinh thông qua việc sử dụng Bản đồ tư duy(BĐTD)
* Sử dụng BĐTD trong việc kiểm tra bài cũ:
Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ đề củakiến thức cũ mà các em đã học, cần kiểm tra, yêu cầu các em vẽ BĐTD thôngqua câu hỏi gợi ý Trên cơ sở từ khóa (hoặc hình ảnh trung tâm) ấy kết hợp vớicâu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ lại kiến thức và định hìnhđược cách vẽ BĐTD theo yêu cầu
* Ví dụ: Sau khi các em học xong bài “Các phương châm hội thoại”(Tiết 1,2)
trước khi tìm hiểu các kiến thức mở rộng có liên quan đến phương châm hộithoại ở Tiết 3 (Tiết 13 trong PPCT), giáo viên kiểm tra bài cũ bằng cách chocác em lập BĐTD để củng cố, hệ thống kiến thức đã học ở hai tiết học trước
thông qua câu hỏi sau: Ta đã học qua những phương châm hội thoại nào? Em
hãy lập BĐTD để hệ thống kiến thức về chúng? Sau đó, giáo viên ghi cụm từ
khóa lên giữa bảng phụ “Phương châm hội thoại”, rồi gọi một em xung phonglên bảng vẽ Học sinh sẽ dễ dàng vẽ được BĐTD theo nội dung yêu cầu Khihọc sinh vẽ xong, giáo viên cho cả lớp quan sát, gọi một vài em nhận xét, góp ý
sơ đồ rồi giáo viên nhận xét và cho điểm
Trang 8* Sử dụng BĐTD trong kiểm tra 15 phút, 1 tiết:
Chúng ta cũng có thể dùng BĐTD trong các hình thức kiểm tra trên giấy
(15 phút, 1 tiết) một cách dễ dàng để tăng cường việc rèn luyện thói quen tưduy lô-gic, tư duy hệ thống cho học sinh thông qua các bài kiểm tra viết, nhằmphát triển năng lực tư duy sáng tạo cho các em Tuy nhiên, giáo viên cũng cầnlưu ý rằng kiểm tra kiến thức cũ bằng phương pháp vẽ BĐTD chỉ là một hìnhthức kiểm tra nhằm việc giúp học sinh củng cố, hệ thống kiến thức có tính chất
lý thuyết Do đó, giáo viên nên chọn kiểm tra những kiến thức có tính hệ thống,xâu chuỗi, các em có thể dễ dàng hệ thống hóa bằng BĐTD Ví dụ: lập BĐTD
về Từ loại (xét về cấu tạo, xét về ngữ pháp), về các Phương châm hội thoại, vềTrau dồi vốn từ, về Nghĩa của từ, Các cách phát triển từ vựng Sau đây là ví dụminh họa các dạng đề kiểm tra viết yêu cầu học sinh lập BĐTD:
* Ví dụ 1: Từ tiếng Việt (xét về mặt cấu tạo) gồm có những loại nào? Em hãy
vẽ BĐTD giới thiệu chi tiết về chúng
Ví dụ 2: Có mấy cách phát triển từ vựng? Em hãy lập BĐTD minh họa với
cụm từ khóa sau: “SỰ PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG”
* Lưu ý:
- Giáo viên có thể linh hoạt sử dụng các câu hỏi yêu cầu học sinh lập BĐTD ởkhâu kiểm tra bài cũ và kiểm tra viết (15 phút, 1 tiết) hoán đổi cho nhau đềuđược
- Đối với kiểm tra miệng, 15 phút ta lấy thang điểm 10; còn đối với kiểm tra 1tiết thì tùy theo mức độ của từng câu hỏi, ta có thể cho từ 2 – 3 điểm (xemnhư câu hỏi yêu cầu lập BĐTD là một phần trong đề kiểm tra)
* Sử dụng BĐTD trong dạy học bài mới và ghi bảng:
Lâu nay, việc sử dụng BĐTD như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việcdạy học bài mới thì ít nhiều giáo viên chúng ta đã và đang ứng dụng Tuynhiên, việc sử dụng BĐTD vừa để tổ chức, dẫn dắt cho học sinh tự tìm hiểu,khám phá, chiếm lĩnh kiến thức bài học lại vừa thay thế cho việc ghi bảng côđọng kiến thức tiết dạy, bài dạy của giáo viên thì quả là việc làm còn hết sứcmới mẻ Qua trao đổi với anh chị em giáo viên trong tổ chuyên môn, trongtrường, trong cụm trường ở những buổi sinh hoạt chuyên môn, hầu hết anh chị
em đều có chung quan niệm xem BĐTD là công cụ, phương tiện, là một thứ
“bảng phụ” hỗ trợ, minh họa cho tiết dạy mà thôi Sau đây là một số ví dụ minhhọa:
Ví dụ: Khi dạy bài “Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống”(Tiết 99),
sau khi giới thiệu bài mới, giáo viên ghi cụm từ khóa “Nghị luận về một sựviệc, hiện tượng đời sống” lên bảng, rồi bắt đầu tiết học với mục Tìm hiểu bài.Giáo viên vẽ nhánh chính thứ nhất, ghi tiêu đề “I Tìm hiểu bài” Sau đó, chohọc sinh đọc văn bản “Bệnh lề mề” – SGK, giáo viên đưa ra các câu hỏi dẫndắt các em lần lượt tìm hiểu: vấn đề nghị luận của bài viết, biểu hiện, nguyênnhân, tác hại, hướng khắc phục Sau khi tìm hiểu xong văn bản, giáo viênchuyển sang bước hai: hình thành kiến thức Giáo viên vẽ nhánh chính thứ hai,ghi tiêu đề “II Bài học” Rồi dùng hệ thống câu hỏi dẫn dắt, phát triển các
Trang 9nhánh con: khái niệm, yêu cầu về nội dung, yêu cầu về hình thức tương tự như
ở bước trên Cuối cùng là bước thứ ba “Luyện tập”, cách làm như trên
Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng sử dụng BĐTD kết hợp trong việc dạyhọc bài mới với dùng chính nó để cô đọng kiến thức của bài học cho học sinhghi Việc sử dụng BĐTD trong quá trình dạy học bài mới sẽ giúp học sinh từngbước phát hiện, tiếp cận và chiếm lĩnh toàn bộ kiến thức bài học một cách khoahọc, có hệ thống, lô-gic Bắt đầu bài học bằng từ, cụm từ trung tâm thể hiệntrọng tâm kiến thức, thông qua sự định hướng dẫn dắt của giáo viên, các em tựkhám phá, tìm hiểu các đơn vị kiến thức của bài học (các ý lớn, nhỏ) một cáchliền mạch, có hệ thống, đến khi tiết học kết thúc cũng là lúc toàn bộ kiến thứccủa bài học được cô đọng và trình bày một cách sinh động, khoa học và sángtạo trên bảng đen (hoặc trên màn hình) BĐTD ấy không chỉ cung cấp cho các
em “bức tranh tổng thể” về kiến thức của bài học mà nó còn giúp cho các em
dễ dàng nhận ra mạch lô-gic kiến thức của bài học Do đó, chúng ta có thể dùng
nó như phần nội dung ghi bảng của giáo viên để học sinh ghi chép
Tuy nhiên, chúng ta cần linh hoạt sử dụng ở những tiết dạy, bài dạy chophép chứ không nên lạm dụng BĐTD để khỏi phải ghi bảng ở tất cả các tiếtdạy Mặt khác, việc sử dụng kết hợp này càng thuận lợi hơn khi chúng ta sửdụng phần mềm Mind Map và soạn giảng bằng bài giảng điện tử Chúng tacũng nên đánh số thứ tự vào các khâu lên lớp (tìm hiểu bài, bài học, luyện tập),các ý chính trong mỗi đơn vị kiến thức của bài học để học sinh thuận tiện trongviệc theo dõi, ghi chép vào vở Giáo viên cũng cần dành ít phút cuối tiết học,cho học sinh quan sát BĐTD và thuyết trình - “đọc hiểu” lại toàn bộ nội dungkiến thức của bài học
* Sử dụng BĐTD trong việc hệ thống, củng cố kiến thức sau mỗi bài học, mỗi phần của bài học:
Sau khi dạy xong mỗi phần (một đơn vị kiến thức) của bài học, hay mỗibài học, giáo viên cho học sinh hình dung, nhớ lại và vẽ BĐTD để củng cố, hệthống phần kiến thức đó, hoặc toàn bộ kiến thức của bài học
Ví dụ 1:
Khi dạy tác phẩm truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ, sau khi hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu xong phần một “Vũ Nương và câu chuyện oan khuất của nàng” giáo viên cho các em lập BĐTD về
nhân vật Vũ Nương thông qua câu hỏi sau: Như vậy, qua phần tìm hiểu trên,
em hãy lập BĐTD để chứng minh Vũ Nương là một người mẹ đảm đang, một người vợ thủy chung, một người dâu hiền hiếu thảo?
Ví dụ 2: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu xong luận cứ 3: “Những điểm
mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam trong bài “Chuẩn bị hành trang vàothế kỉ mới” của Vũ Khoan, giáo viên cho học sinh lập BĐTD về đặc điểm của
con người Việt Nam Các em sẽ nhớ lại những gì vừa được nghe, được thảo
luận, được ghi chép và vẽ BĐTD
* Sử dụng BĐTD trong việc ôn tập kiến thức:
Trang 10Cũng như các cách làm trên, chúng ta có thể sử dụng BĐTD để ôn tập và
hệ thống kiến thức đã học cho các em
Ví dụ: Cho học sinh lập BĐTD hệ thống kiến thức bài “Ôn tập Truyện”(Tiết
154,155), GV có thể tổ chức cho học sinh thảo luận để vẽ bản đồ tư duy để họcsinh nhớ lại các tác phẩm truyện đã học như sau:
Việc sử dụng BĐTD trong dạy học Ngữ văn, bản thân tôi đặc biệt chú ýphương pháp thảo luận nhóm Bởi trước hết có thể nói, phương pháp nhóm cóthể huy động tất cả HS cùng tham gia làm việc, và sẽ tập hợp được ý kiếnchung của nhóm để trình bày một cách khách quan Đồng thời, phương phápnhóm trong sử dụng BĐTD sẽ giúp một số em chưa tự tin khắc phục được sựrụt rè nhút nhát của mình trước tập thể.Vì vậy, khi dạy học với BĐTD tôi luônvận dụng phương pháp nhóm
Ví dụ sau khi dạy bài: Tiết 46 văn bản Đồng chí của Chính Hữu, GV cóthể chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu vẽ BĐTD từ từ chìa khóa “Đồng chí” Sau
đó yêu cầu đại diện các nhóm thuyết trình về BĐTD của nhóm mình Cácnhóm khác sẽ nghe và quan sát để nhận xét, góp ý cho nhóm bạn
Sau đây là một số hình ảnh học sinh lớp 9B hoạt động nhóm vẽ BĐTDtrong giờ học Ngữ văn: