1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu nhận thức và thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta hiện nay

16 152 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 86,49 KB

Nội dung

Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của người tiêu dùng nhưng vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm sử dụng những cách thức khác nhau để bảo quản, kích thích tăng trưởng không hợp lý. Với thực trạng nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của con người thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm càng trở nên báo động hơn bao giờ hết. Nguồn thực phẩm không đảm bảo là nguyên nhân chính gây nên một số bệnh nguy hiểm về đường ruột, các bệnh cấp tính, mãn tính,…Tuy nhiên, hiện nay ngoài thị trường vẫn còn vô số các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không an toàn đấy là còn chưa kể đến rất nhiều loại thực phẩm được “tắm” hóa chất độc hại trước khi bán ra thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận. Phải chăng vấn đề này chưa được xã hội, nhà nước quan tâm một cách thích đáng? Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, nhóm chúng em xin triển khai đề tài “Tìm hiểu nhận thức và thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta hiện nay”.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của người tiêu dùng nhưng vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm sử dụng những cách thức khác nhau để bảo quản, kích thích tăng trưởng không hợp lý Với thực trạng nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của con người thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm càng trở nên báo động hơn bao giờ hết Nguồn thực phẩm không đảm bảo là nguyên nhân chính gây nên một

số bệnh nguy hiểm về đường ruột, các bệnh cấp tính, mãn tính,…Tuy nhiên, hiện nay ngoài thị trường vẫn còn vô số các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không

an toàn đấy là còn chưa kể đến rất nhiều loại thực phẩm được “tắm” hóa chất độc hại trước khi bán ra thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận Phải chăng vấn đề này chưa được xã hội, nhà nước quan tâm một cách thích đáng? Để tìm hiểu rõ hơn

vấn đề này, nhóm chúng em xin triển khai đề tài “Tìm hiểu nhận thức và thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta hiện nay”

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá được thực trạng, nhận thức cũng như cách thực hiện các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm của đại bộ phận sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của thực tại, hoàn thiện hệ thống pháp luật

- Đưa ra được nguyên nhân và hậu quả của mất an toàn vệ sinh thực phẩm

- Nêu kiến nghị và đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng mất an toàn

vệ sinh thực phẩm

3 Giả thuyết nghiên cứu

- Nhận thức và thực hiện quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm của người dân hiện nay chưa cao, trong khi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang

Trang 2

được xã hội quan tâm và chú ý, cần có các biện pháp tác động tích cực để hạn chế cũng như kiểm soát vấn đề này

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chung: Phương pháp thu thập số liệu thống kê để đưa ra các số liệu

- Phương pháp thu thập thông tin : Sử dụng phương pháp phỏng vấn để điều tra

ý kiến của sinh viên trường đại học luật Hà Nội về tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay

5 Chọn mẫu điều tra

- Phiếu điều tra xã hội học gồm các câu hỏi về nhận thức, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

- Những người tham gia trả lời bảng hỏi là sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

- Phát ra 100 phiếu và thu về 100 phiếu

- Xử lí thông tin thu được bằng bảng số liệu theo từng câu hỏi

NỘI DUNG

I LÝ LUẬN CHUNG

1 Khái niệm về an toàn vệ sinh thực phẩm

Thực phẩm được hiểu là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm

Vệ sinh thực phẩm là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm

An toàn thực phẩm là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng

Trang 3

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng

2 Khái niệm về thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm

Pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ

xã hội phát sinh trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm Như vậy, pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ các văn bản luật và dưới luật, các thông tư nghị định có liên quan điều chỉnh những vấn đề xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn

vệ sinh thực phẩm

Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các cá nhân,

cơ quan, tổ chức

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Hằng ngày, không khó để chúng ta bắt gặp các bài báo với tựa đề như “Dừa tươi được ‘tắm trắng’ bằng axit cực độc”, “Rau muống, bắp chuối ‘ngậm’ hóa chất”,

“TP HCM phát hiện nhiều mẫu rau, thịt, thủy sản chứa chất cấm”… Thực phẩm kém an toàn đã ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề tới nhiều mặt của xã hội Đầu tiên, hậu quả dễ thấy nhất của vấn nạn này chính là sức khỏe người tiêu dùng Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 150-200 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.000-7.000 người là nạn nhân.Trung bình mỗi năm, nước ta có

Trang 4

thêm 200.000 ca ung thư mới và số người chết vì căn bệnh này là 70.000 Nguyên nhân từ thực phẩm bẩn chiếm đến 35% trong số các bệnh nhân ung thư

Với mục tiêu đảm bảo ngày càng tốt hơn sức khoẻ của con người thì vấn đề ATVSTP luôn được đặt lên hàng đầu Đó không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này mà còn là trách nhiệm của mọi người dân, trong đó có sự tự bảo vệ của chính người tiêu dùng và sự vào cuộc kịp thời của các

cơ quan truyền thông Sinh viên cũng là lực lượng tiêu thụ các sản phẩm của ngành trồng trọt và chăn nuôi cùng với các loại thức ăn đã được chế biến sẵn là rất lớn nên họ rất lo lắng cho sức khỏe của mình

Để đánh giá được mức độ quan tâm của sinh viên, chúng em đưa ra câu hỏi:

“Anh (chị) có quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?”

Kết quả thu được có 96% sinh viên trả lời là “Có quan tâm” và chỉ có 4% sinh viên “không quan tâm” đến vấn đề này Từ đó chứng tỏ rằng có rất nhiều người đang quan tâm đến vấn đề này Qua số liệu điều tra về mức độ hiểu biết pháp luật

về ATVSTP thì có đến 53% số người hiều đôi chút và họ được nghe, nắm bắt qua các phương tiện sau: Đại đa số sinh viên biết được quy định về pháp luật qua nguồn Internet khi 70% câu trả lời chọn đáp án này Có vẻ đây là nơi cung cấp thông tin tiện lợi, dễ cập nhật được liên tục, 61% sinh viên biết qua các chương trình thời sự, 6% là biết qua khi được tham gia các chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, 2 % sinh viên tự nghiên cứu vấn đề này và không có ai đưa ra được đáp án khác Như vậy, để biết mà thực hiện pháp luật không thiếu gì cách để biết mà quan trọng là họ có muốn biết hay không, và biết có thực hiện hay không

Bó hẹp lại phạm vi quan sát, chúng em có hỏi rằng, “Ở khu vực anh (chị) sinh sống, các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm được tuân thủ như thế nào?” Kết quả cho thấy rằng 25% sinh viên nhận xét là việc tuân thủ quy định pháp luật về

Trang 5

VSATTP là rất hiệu quả, 11% là hiệu quả, 39% sinh viên thấy bình thường, 23% sinh viên thấy chưa được hiệu quả và 2% sinh viên thấy chưa hiệu quả Như vậy, vấn đề tuân thủ quy định về VSATTP không phải là vấn đề khó hay không thể thực hiện, mà nó có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phụ thuộc vào con người, vào khả năng dẫn dắt lãnh đạo của từng địa phương hoặc có thể lí do khác Nhưng có thể kết luận người có khả năng tuân thủ quy định pháp luật một cách nghiêm túc và hiệu quả

Từ nhận thức kém về pháp luật dẫn đến việc những hành vi vi phạm pháp luật VSATTP trong thực hiện pháp luật Ngoài ra, do ý thức của một bộ phận người có biết về pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm Một bộ phận người sản xuất, kinh doanh vì lợi ích kinh tế; chạy theo năng xuất, sản lượng mà không chú trọng đến chất lượng sản phẩm; sử dụng máy móc, thiết bị lạc hậu, không chịu đổi mới, không áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất… gây hậu quả xấu đến cộng đồng

Về phía người tiêu dùng, mọi người gần như rất quan tâm đến chất lượng thực phẩm mình dùng hằng ngày, tuy nhiên làm thế nào để nhận ra thực phẩm không sạch, điều kiện cuộc sống nói chung còn nhiều khó khăn nên những yêu cầu về chất lượng chưa đủ mạnh để tạo sức ép hữu hiệu lên sản xuất và quản lí

Nhóm chúng em đã đặt ra câu hỏi khảo sát: Tiêu chí lựa chọn sản phẩm để sử dụng hằng ngày cho bản thân, gia đình?

1 Phải trông thật tươi ngon, bắt mắt

2 Phải biết rõ nguồn gốc cụ thể thì mới yên tâm sử dụng

3 Dùng nguồn thực phẩm ở siêu thị, vì được thoải mái lựa chọn và đa số sản phẩm đã qua kiểm duyệt và có thông tin chi tiết đi kèm

4 Dùng nguồn thực phẩm nào cũng được, miễn là tiện lợi

5 Tiêu chí khác

Trang 6

Từ số liệu thống kê trên cho thấy, tiêu chí lựa chọn thực phẩm của người dân là rất cao, vậy tại sao thực phẩm bẩn vẫn trôi nổi đầy trên thị trường? với người sản xuất kinh doanh thì phải có lợi nhuận mới làm tức là tiêu thụ được bằng cách thức nào đó Từ đó cho thấy người dân vẫn sử dụng những sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do không biết nguồn thực phẩm này bẩn hoặc biết nhưng vẫn phải chấp nhận sử dụng Điều này góp phần không nhỏ cho các loại thực phẩm bẩn, kém chất lượng có mặt trên thị trường, các hành vi vi phạm pháp luật ATVSTP tiếp tục diễn ra

Và để khắc phục tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, nhóm đưa ra câu hỏi

số 16: Theo anh (chị) đâu là giải pháp khắc phục tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay?

1 Người tiêu dùng phải tự nâng cao ý thức của bản thân về ATVSTP đồng thời lên án, tẩy chay những cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm ATVSTP

2 Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện ATVSTP qua các phương tiện thông tin đại chúng

3 Phát huy vai trò của nhân dân trong việc đấu tranh, phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm ATVSTP

4 Các cơ quan có thẩm quyền siết chặt quản lý việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, bảo đảm vệ sinh trong ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp

5 Ý kiến khác

Theo kết quả thu được, có 69 lượt thời lên án, tẩy chay những cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm ATVSTP 46 lượt cho rằng cần các cơ quan có thẩm quyền siết chặt quản lý việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, bảo đảm

vệ sinh trong ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp

Và 42 lượt nghĩ rằng cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện ATVSTP qua

Trang 7

các phương tiện thông tin đại chúng 26 lượt chọn phát huy vai trò của nhân dân trong việc đấu tranh, phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm ATVSTP…

Tình hình VSATTP ngày càng phức tạp, để bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của bản thân và cộng đồng, thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trước hết người dân phải hiểu biết về pháp luật Nhận thấy được việc trang bị kiến thức về pháp luật ATTP đến với người dân là vô cùng cần thiết, nhóm chúng em đã đặt ra câu hỏi số 14: Theo bạn có thể làm thế nào để có thể phổ biến hiệu quả pháp luật tới đông đảo người dân?

1 Thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông, báo đài, ti vi, mạng

xã hội

2 Đi tuyên truyền trực tiếp pháp luật tới các địa phương

3 Chuyển nội dung pháp luật khô khan thành những hình thức khác có sức hấp dẫn và dễ hiểu hơn: câu chuyện nhỏ, vở kịch ngắn… hài hước, dễ tiếp thu, có ý nghĩa tuyên truyền cao hơn

4 Tác động vào niềm tin của con người

5 Ý kiến khác

Như vậy, theo kết quả thu được có 52 lượt cho rằng để có thể phổ biến hiệu quả pháp luật tới đông đảo người dân thì phải thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông, báo đài, ti vi, mạng xã hội, ngoài ra có 50 lượt cho rằng nên chuyển nội dung pháp luật khô khan thành những hình thức khác có sức hấp dẫn và dễ hiểu hơn: câu chuyện nhỏ, vở kịch ngắn… hài hước, dễ tiếp thu, có ý nghĩa tuyên truyền cao hơn Có 43 lượt cho rằng cần đi tuyên truyền trực tiếp pháp luật tới các địa phương Và có 23 đáp án cho rằng rằng cần tác động vào niềm tin của con người,

Trang 8

Thực trạng tác động của vấn đề ATVSTP ở nước ta hiện nay đã chỉ ra rằng các biện pháp liên quan đến việc giảm thiểu các hành vi vi phạm cần được quan tâm, đầu tư hơn nữa để giải quyết và xử lý vấn đề xã hội cấp thiết này

III NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN

1. Xuất phát từ người tiêu dùng

Trong khi hầu như cả xã hội đều lên án người sản xuất cũng như cơ quan chức năng khi nói đến vấn đề chất lượng thực phẩm xuống cấp thì một phần lỗi là do chính người tiêu dùng

Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam là người thu nhập thấp nên họ chỉ có thể lựa chọn thực phẩm có giá thành thấp, và đa phần có chất lượng không cao

Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng còn thiếu trách nhiệm trong việc lựa chọn thực phẩm Chẳng hạn, thời gian gần đây, giới trẻ rộ lên trào lưu uống trà sữa Thái, có mùi vị vừa miệng, giá thành rẻ Nhưng ẩn đằng sau những chai trà Thái tự làm tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh do nguyên liệu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, quy trình pha chế không đảm bảo vệ sinh dẫn đến rối loạn các hormone, tăng nguy

cơ ung thư…

Tuy vậy, nhiều người tiêu dùng đã có ý thức nâng cao nhận thức lựa chọn thực phẩm an toàn nhưng chính vì thực phẩm kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường nên họ khó có cơ hội được trở thành “người tiêu dùng thông minh” Thật vậy, bằng cách thông thường, khó có thể nhận biết được đâu là thực phẩm an toàn

Vì vậy, người tiêu dùng dù muốn nhưng cũng không dễ để bảo vệ quyền lợi cho chính mình

2. Xuất phát từ người sản xuất, kinh doanh

Trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, lợi nhuận luôn đóng vai trò quan trọng Tuy nhiên, việc chạy theo lợi nhuận, đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu mà bỏ quên đạo đức kinh doanh không phải là điều đáng khuyến khích

Trang 9

Hiện nay, có không ít người sản xuất do thiếu hiểu biết, bị hấp dẫn bởi lợi nhuận cao mà bất chấp hậu quả đối với sức khỏe và an toàn của cộng đồng; thậm chí vô cảm, bán rẻ lương tâm khi trục lợi trên sự sống của đồng bào mình Khi có một, hai hay ba người thực hiện được các “mánh khóe” thì những người khác – những người có thể không bao giờ nghĩ đến việc vi phạm pháp luật – sẽ làm theo và vấn

đề lại gia tăng theo cấp số nhân Nếu trong một xã hội, ai cũng làm theo thì điều đó

sẽ trở thành điều hết sức bình thường, dễ chấp nhận Trong nhiều trường hợp, do thiếu kiến thức, họ cho rằng thực phẩm kém an toàn có khả năng gây bệnh, thậm chí ung thư là điều mơ hồ và xa xôi Hoặc đôi lúc họ có nghĩ đến, nhưng rồi sau đó lại bị cuốn vào guồng quay công việc, vì miếng cơm manh áo Do đó, gần đây có một câu nói rất nặng nề được sử dụng khá phổ biến: “Chính người Việt đang giết lẫn nhau” Vậy, suy cho cùng, là thực phẩm bẩn hay chính con người “bẩn”?

3. Xuất phát từ cơ quan quản lý

Hiện nay ở Việt Nam, công tác kiểm tra, giám sát còn lỏng lẻo, chế tài xử phạt của nước ta chưa đủ sức răn đe Việc thiếu sự phối hợp trong quản lý của các cơ quan cũng dẫn đến tình trạng khi xảy ra vụ việc, ai cũng cho rằng mình làm đúng thủ tục, quy trình, và sau cùng là “đá bóng trách nhiệm”

Khung pháp lý trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm đã rất nhiều, có thể nói

là khá đầy đủ, gồm Luật An toàn thực phẩm, Luật Hóa chất, Luật Thú y, Luật Thủy sản, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực phẩm, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh về quản lý thị trường; về chế tài xử lý có Bộ luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính,… Luật An toàn thực phẩm 2010 ra đời đánh dấu sự đổi mới tư duy từ quản lý trực tiếp sản phẩm sang quản lý cả quá trình sản xuất ra sản phẩm Điều này có nghĩa là thay vì chứng nhận sản phẩm, sẽ thực hiện chứng nhận quy trình như quy trình nuôi trồng, sản xuất, chế biến; bảo quản và phân phối Tại Điều

3 của Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định: “Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở

Trang 10

phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm” Tuy nhiên, hệ thống các quy định về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm gây khó khăn khi áp dụng trên thực

tế Các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đồng bộ, còn thiếu và chồng chéo Mặt khác, tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa cao

Bên cạnh đó, các vi phạm nếu bị phát hiện thì đa phần chỉ bị xử phạt hành chính, mức xử phạt cũng không đủ mạnh để quán triệt các sai phạm này Chẳng hạn như

vụ ngâm chuối vào thuốc trừ cỏ, có qui mô bán cho hàng vạn người ăn, khi cơ quan chức năng đến phát hiện, bắt thì chỉ bị phạt 6,5 triệu đồng, trong khi đây là một hành vi dã man, đầu độc rất nhiều người

Bên cạnh việc “phạt chưa tới” thì chính sách khen thưởng, khuyến khích những người làm tốt cũng còn thiếu Ví dụ như trồng rau theo quy trình sản xuất tốt trong nông nghiệp (tiêu chuẩn Vietgap), cần có chính sách khuyến khích nông dân để họ

áp dụng qui trình đó và hình thành các chuỗi cung cấp rau sạch, an toàn vệ sinh Như vậy, chính công tác kiểm tra, giám sát yếu kém và những thiếu sót trong việc tổ chức thực thi pháp luật đã góp phần gây ra vấn nạn mất an toàn vệ sinh thực phẩm đáng ngại ở nước ta hiện nay

IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TRÊN

An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng , được sử dụng thực phẩm an toàn là quyền cơ bản của con người Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong quá trình cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi Ngộ độc thực phẩm và một vài bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của con người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên tới sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh

xã hội Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển

Ngày đăng: 16/10/2019, 00:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w