Bài giảng tai mũi họng
Trang 1PHẦN 3
MŨI - XOANG
Chương 1 GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MŨI - XOANG
1 Giải phẫu và sinh lý mũi
1.1 Giải phẫu mũi: Gồm có tháp mũi và hốc mũi
1.1.1 Tháp mũi: như một mái che kín hốc mũi, có khung là xương chính mũi,
ngành lên xương hàm trên, sụn cánh mũi và sụn uốn quanh lỗ mũi
1.1.2 Hốc mũi: vách ngăn chia hốc mũi thành hốc mũi phải và hốc mũi trái, là
hai khoảng thông từ trước ra sau Phía trước có hai lỗ mũi, phía sau có haicửa mũi sau
Mỗi hốc mũi có 4 thành:
+ Thành trên: là trần của hốc mũi, ngăn cách hốc mũi với sọ não
+ Thành dưới: là sàn mũi, ngăn cách mũi với miệng
+ Thành trong: hay là vách ngăn mũi là một vách thẳng đi từ trần mũixuống sàn mũi và chạy dọc từ trước ra sau ngăn mũi thành hai hốc mũiphải và trái Các mạch máu của vách ngăn mũi đều chạy tới tập trung ở
vùng trước dưới của niêm mạc vách ngăn mũi, tạo thành một vùng có
nhiều mạch máu gọi là điểm mạch, nơi thường xảy ra chảy máu mũi
+ Thành ngoài: là thành quan trọng hơn cả Thành ngoài có 3 x ương uốn
cong còn gọi xương xoăn theo thứ tự trên, giữa, dưới Ba xương xoănđược lớp niêm mạc bao phủ bên ngoài mang tên: cuốn mũi trên, cuốnmũi giữa và cuốn mũi dưới
Mỗi một cuốn mũi hợp với thành ngoài của hốc mũi tạo thành một khemũi hay là ngách mũi Tên của ngách mũi được gọi theo tên của cuốn
mũi tương ứng là: ngách mũi trên, ngách mũi giữa và ngách mũi dưới
- Ngách mũi dưới ở đầu có lỗ thông của ống lệ tỵ, ống này từ túi lệxuống
- Ngách mũi giữa là nơi thông ra hốc mũi của các xoang hàm, sàng ước và xoang trán
tr Ngách mũi trên là nơi thông ra hốc mũi của các xoang sàng sau, còn
xoang bướm có lỗ thông trực tiếp ra phần trên và sau của hốc mũi
- Loa vòi ở cách đuôi cuốn mũi giữa hơn 1cm vào phía sau và hơichếch xuống dưới Sau đuôi cuốn mũi trên có lỗ bướm khẩu cái, ở đóthoát ra động mạch bướm khẩu cái và dây thần kinh bướm khẩu cái(nhánh mũi) Từ lưng cuốn mũi giữa trở lên niêm mạc mũi chứanhững tế bào khứu giác
1.2 Sinh lý mũi
Trang 2Mũi có chức năng: hô hấp, phát âm và ngửi Không khí được sưởi ấm,làm ẩm và lọc sạch trước khi vào phổi
1.2.1 Hô hấp: là chức năng chính, thành bên của hốc mũi giữ vai trò cơ bảntrong trong sinh lý thở vào Mũi làm ấm, ẩm và làm sạch không khí thựchiện được là nhờ niêm mạc mũi, có hệ thống niêm mạc biểu mô trụ đơn có
lông chuyển với các tế bào tiết, với cấu trúc rất giàu mạch máu Lớp nhầy
này bắt giữ các vật lạ để lớp tế bào lông chuyển chuyển ra phía sau mũi vớinhịp độ từ 400 đến 800 nhịp/1 phút Hệ thống màng nhầy này hoạt động rấthiệu quả, nó bảo vệ lớp biếu mô của mũi tuy nhiên cũng dễ bị ảnh hưởng doviêm nhiễm, độ ẩm, hoá học, bụi, vi sinh, vi khuẩn, nấm mốc
Hệ thống tế bào ở hạ niêm mạc, sản sinh ra các thực bào và dịch thểmiễn dịch như các loại IgE, IgG, IgA, IgM
1.2.2 Ngửi : được thực hiện bởi niêm mạc ngửi nằm ở phần cao của hốc mũi,
với các tế bào thần kính cảm giác và đầu tận của thần kinh khứu giác, trêndiện tích 2-3cm2 còn gọi là điểm vàng Để ngửi được không khí phải đến đư-ợc vùng ngửi Các chất có mùi phải được hoà tan trong lớp màng nhầy trêntế bào cảm giác thì mới tạo được kích thích tới dây thần kinh khứu giác
1.2.3 Phát âm: mũi có tác động đến giọng nói, tạo âm sắc, độ vang của giọng.
Khi hốc mũi bị bịt kín hoặc tịt lỗ mũi sau hay trước, giọng nói sẽ mất độ vang, thay đổi âm sắc được gọi là giọng mũi kín
2 Giải phẫu và sinh lý xoang.
2.1 Giải phẫu xoang.
2.1.1 Cấu tạo giải phẫu:
Xoang là những những hốc nằm trong xương sọ và được mang têncùng với tên của xương đó ví dụ như: xoang trán nằm trong xương trán,xoang hàm nằm trong xương hàm trên Trong lòng xoang được lót bởi niêmmạc hô hấp, các chất xuất tiết của xoang đều đổ vào hốc mũi qua các lỗ nhỏ(các lỗ thông mũi-xoang) Các xoang đều có lỗ thông nối với nhau nên khibị viêm 1 xoang kéo dài dễ đưa đến các xoang khác gọi là viêm đa xoang
Các xoang mặt được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm xoang trước: xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán vây
quanh hốc mắt Nhóm xoang này đều đổ ra ngách mũi giữa, sau đóniêm dịch vượt qua mặt trong cuốn mũi giữa ở phần sau để đổ vàohọng mũi Qua nội soi mũi đã chứng minh được rằng các dịch tiết từxoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước đều được vận chuyển vềphía sau để được đổ vào vùng họng mũi Vùng này mở thông ra ngoài,dễ bị nhiễm khuẩn và dễ gây ra biến chứng mắt Khi mới đẻ xoangsàng đã thông bào, xoang hàm còn nhỏ, xoang trán thì khoảng 4-7 tuổimới bắt đầu phát triển Xoang trước có lỗ thông với hốc mũi rộng, lạiliên quan nhiều đến các răng hàm trên nên các xoang trước thường bị
Trang 3viêm cấp tính thể nhiễm khuẩn, mủ và các triệu chứng biểu hiện ởphía trước (như đau ở mặt, chảy mủ ra ở cửa mũi trước, xì mũi ramủ
+ Nhóm xoang sau: xoang sàng sau và xoang bướm ở sâu dưới nền sọ,liên quan tới phần sau ổ mắt, dây thần kinh thị giác, xoang tĩnh mạchhang, tuyến yên Xoang sàng sau đổ ra ngách mũi trên, xoang bướmđổ ra vùng khứu giác của hố mũi Vùng này kín hơn, ít bị xâm nhậpbởi nhưng nguyên nhân bệnh lý bên ngoài Do xoang sau có lỗ thôngvới mũi ở phía sau ngách mũi trên nên dịch xuất tiết thường chảyxuống họng
2.1.2 Mạch máu: xuất phát từ 2 nguồn mạch máu chính sau đây:
+ Động mạch cảnh ngoài: động mạch bướm khẩu cái là nhánh của động mạch hàm trong Động mạch khẩu cái lên là nhánh của động mạch mặt
+ Động mạch cảnh trong: động mạch sàng trước và động mạch sàng saulà nhánh của động mạch mắt
Các nhánh của các mạch này tập trung ở vùng trước hai bên vách ngăn mũi tạo thành điểm mạch (gọi là điểm mạch Kisselbach), nơi thường xảy ra chảy máu mũi
2.1.3 Thần kinh:
+ Thần kinh khứu giác
+ Thần kinh cảm giác do dây V chi phối
+ Thần kinh thực vật do hạch bướm khẩu cái chi phối
2.2 Sinh lý: Sinh lý của xoang dựa vào 2 điểm chính:
+ Lưu thông không khí
+ Dẫn lưu dịch
Vai trò của lông chuyển niêm mạc xoang và các lỗ thông tự nhiên của cácxoang đổ vào các ngách mũi giữa, ngách mũi trên bảo đảm 2 chức năng này.Nếu các lỗ thông bị tắc, lông chuyển bị huỷ hoại, tình trạng bệnh lý sẽ phátsinh ở các xoang
Chương 2 Phương pháp khám mũi - xoang
1 Hỏi bệnh
Trang 4Bệnh nhân khi khám mũi, xoang có nhiều lý do: ngạt mũi, chảy mũi,hắt hơi hoặc không ngửi được, khạc ra đờm hoặc bị đau đầu, mờ mắt, mỏigáy
Để biết rõ về bệnh: phải xác định được thời gian khởi phát, diễn biếnvà hiện trạng của bệnh, đã điều trị thuốc gì? ngoài ra cần hỏi tình trạng nghềnghiệp và gia đình để thấy được các nguyên nhân, liên quan gây bệnh
Các triệu chứng chính:
+ Ngạt, tắc mũi: là triệu chứng chính của mũi, thời gian và mức độ ngạt
tắc mũi, 1 hay 2 bên, có liên quan đến thời tiết, đến tư thế đầu và cáctriệu chứng khác
+ Chảy mũi: đánh giá tính chất, mức độ và thời gian chảy, diễn biến vàliên quan đến thời tiết, đến các yếu tố khác và các triệu chứng khác.+ Mất ngửi: những biến đổi về ngửi, thời gian, mức độ và liên quan đếncác triệu chứng khác
+ Đau: cũng thường gặp, do tự phát hay khi gây ra, tính chất, vị trí, mứcđộ và thời gian đau, liên quan đến các triệu chứng khác, hướng lan,liên quan đến các triệu chứng khác
+ Hắt hơi: thành tràng kéo dài hay chỉ một vài lần?
2 Khám thực thể mũi.
2.1 Dụng cụ khám mũi
Đèn Clar
Gương trán
Đè lưỡi
Gương soi vòm
Mở mũi (Speculum) các cỡ
Nỉa khuỷu
Đèn cồn
Que thăm dò
2.2 Khám ngoài: Nhìn và sờ nắn gốc mũi, sống mũi, cánh mũi, ấn mặt trước
các xoang để phát hiện các dị hình, biến dạng, biến đổi và điểm đau
Trang 5khám lại để quan sát kỹ và đầy đủ hơn, đánh giá sự đáp ứng của cuốnmũi với thuốc co mạch.
- Vách ngăn mũi: thẳng, chân hơi phình thành gờ, niêm mạc màu
hồng nhạt, nhẵn, ướt
- Cuốn mũi dưới: nhẵn, màu hồng hay đỏ nhạt, ướt co hồi tốt khi đặt
thuốc gây co
- Cuốn mũi giữa: nhẵn, màu trắng hồng.
- Ngách mũi giữa, dưới và sàn mũi: sạch, không có dịch, mủ ứ đọng,
niêm mạc nhẵn hồng nhạt
+ Soi mũi sau: nhằm quan sát gián tiếp (qua gương soi) vùng vòm họng,cửa mũi sau, loa và miệng của vòi nhĩ Dùng đè lưỡi và gương soi mũisau
Cách soi:
Bệnh nhân: ngồi thẳng, lưng rời khỏi tựa ghế
Thầy thuốc: tay trái cầm đè lưỡi như khi khám họng, tay phải cầmgương soi Trước hết hơ nhanh gương trên ngọn lửa đèn cồn (kiểm tragương không quá nóng) để hơi nước không đọng làm mờ gương Đưanhẹ gương vào họng, lách qua lưỡi gà rồi quay mặt gương chếch lêntrên, cán gương nằm ngang Khi đưa gương vào bảo bệnh nhân thởbằng mũi để vòm không bị co hẹp lại, nếu có nước bọt che vòm bảobệnh nhân nói a, a, a làm mất đi
Lưu ý : trong khi soi cố tránh không để gương chạm vào thành họng
gây phản xạ buồn nôn Nếu bệnh nhân có phản xạ nhiều, nên gây têvùng họng lưỡi bằng Xylocain 3 - 6% (phun hoặc bôi)
Ngoài ra cần kiểm tra vòm họng bằng cách dùng ngón tay trỏsờ vòm để phát hiện các khối u, V.A Nên nhớ chỉ được sờ vòm họngkhi không có viêm cấp tính ở mũi họng
3 Khám thực thể xoang
3.1 Nhìn: Mặt trước xoang, hố nanh, rãnh mũi-má, rãnh mũi-mắt, gốc mũi,
góc trong hốc mắt xem có bị nề, phồng, biến đổi không?
3.2 Sờ:
+ Tìm các biến dạng mặt trước các xoang
+ Ấn nhẹ ngón tay cái lên vùng cần tìm điểm đau, cần so sánh hai bênđể có cảm giác đau chính xác
3.3 Soi bóng mờ: dùng đèn soi bóng mờ (như đèn pin) thực hiện trong
buồng tối, để bệnh nhân ngậm đèn trong miệng, hướng nguồn sáng ra phíamặt Với xoang hàm bình thường, nguồn sáng đi qua tao thành bóng sánghình tam giác ở dưới ổ mắt Để nguồn sáng áp vào thành trên ổ mắt hướngnguồn sáng lên trán, nếu xoang trán bình thường sẽ có một bóng sáng ở
Trang 6vùng trong cung lông mày Phương pháp soi bóng mờ không cho kết quảchính xác, rõ ràng nên hiện nay ít được áp dụng.
3.4 Chọc xoang hàm: xoang hàm có lỗ thông với ngách mũi giữa, dùng một
kim chọc qua vách xương ngăn mũi xoang ở ngách mũi dưới để vào xoanghàm Qua đó có thể hút để quan sát chất ứ đọng trong xoang, thử tìm vikhuẩn hoặc tế bào học Cũng có thể bơm nước ấm hay dung dịch nước muốisinh lý vào xoang để nước chảy ra qua lỗ mũi xoang ở ngách mũi giữa.Trong trường hợp viêm xoang thấy có mủ hay bã đậu chảy ra theo nước
Phương pháp này đơn giản, cho chẩn đoán xác định lại kết hợp vớiđiều trị nên thường được dùng Cần nhớ rằng không được tiến hành khi đangtrong tình trạng viêm cấp tính
4 Khám nội soi mũi-xoang.
Ngày nay nội soi đã phát triển nhanh chóng và trở thành phương tiệnkhông thể thiếu trong chẩn đoán và điều tri bệnh lý mũi, xoang Với nguồnánh sáng lạnh, ống nội soi nhỏ, có kính phóng đại với các độ nghiêng khácnhau, đã cho thấy được các hình ảnh trực tiếp, chi tiết, trong sâu, bổ sungcho thăm khám trước đây
5 Khám chức năng.
5.1 Khám chức năng thở: Đơn giản nhất là cho thở trên mặt gương Dùng
gương Gladen là một tấm kim loại mạ kền sáng bóng có các vạch hình nửavòng tròn đồng tâm và một vạch thẳng chia đôi đúng giữa Để gương khíttrước mũi bệnh nhân, vạch thẳng tương ứng với tiểu trụ, gương nằm ngang.Khi thở ra có hơi nước sẽ làm mờ gương Theo mức độ gương bị mờ đểđánh giá chức năng thở Nếu gương không bị mờ là mũi bị tịt hoàn toàn.Cũng có thể dùng gương soi thường để thử
Người ta còn dùng khí mũi kế (Rhinometrie) để đo áp lực thở của từnghốc mũi được cụ thể hơn hoặc có thể ghi lại trên giấy để có bằng chứng
5.2 Khám chức năng ngửi: Thường dùng ngửi kế bằng cách đưa vào từng
hốc mũi 1 khối lượng không khí có nồng độ nhất định của 1 chất có mùi đểtìm ngưỡng ngửi của từng chất Thực hiện với một số chất có mùi khác nhauvà so sánh với các ngưỡng bình thường để có nhận định về mức độ ngửi củangười bệnh
Cần phân biệt các chất có mùi và chất kích thích như: Ête, Amôniac cónhững người còn biết kích thích nhưng có thể mất ngửi Thường dùng cácchất có mùi quen thuộc như: mùi thơm, chua, thức ăn
6 X- quang.
6.1 Tư thế Blondeau (mũi - cằm phim): xem xét các bệnh tích ở xoang hàm,
xoang trán và hốc mũi
6.1.1 Tư thế bệnh nhân: nằm sấp, miệng há tối đa, mũi và cằm chạm phim.Tia đi từ chẩm ra phía trước
Trang 76.1.2 Tiêu chuẩn:
+ Nhìn rõ hốc mắt hai bên
+ Hai bờ trên của xương đá không vượt quá đáy của xoang hàm
+ Vách ngăn mũi chiếu thẳng giữa 2 răng số 1 hàm trên
6.1.3 Kết quả: so sánh với độ sáng của hốc mắt
* Bình thường:
+ Hốc mũi có khoảng sáng của khe thở rõ
+ Các xoang hàm, xoang trán sáng đều, các thành xoang đều rõ
* Bệnh lý:
+ Khe thở của hốc mũi bị mất, hẹp lại do khối u hay cuốn mũi quá phát.+ Các xoang hàm, trán bị mờ đều do niêm mạc phù nề, mờ đặc do mủtrong xoang, bờ dày, không đều do niêm mạc dày, thoái hoá
+ Thành xoang có chỗ bị mất, không rõ: u nhầy hoặc nghi ngờ khối u áctính
6.2.1 Tư thế bệnh nhân: năm ngửa, đầu thả ra khỏi thành bàn, đỉnh đầu chạmphim, tia đi từ cằm đến đỉnh
6.2.2 Tiêu chuẩn:
+ Nhìn rõ khoang miệng và lỗ chẩm
+ Vách ngăn mũi chiếu thẳng giữa 2 răng số 1
+ Cung răng hàm trên và hàm dưới trùng với nhau thành một hình vòng cung
+ Mốc phân định xoang sàng trước và sàng sau là đường nối khe 2 răng hàm số 6 và 7
6.2.3 Kết quả: so sánh với độ sáng khoang miệng
* Bình thường: các xoang sàng trước và sau sáng đều, vách ngăn của các tếbào sàng rõ
Trang 86.3 Khi nghi ngờ có dị vật: cần chụp thêm tư thế sọ nghiêng để xác định vịtrí cụ thể của dị vật
6.4 Khi nghi ngờ có u, polyp: trong xoang hàm, bơm chất cản quang vàoxoang để chụp phát hiện
6.5 C.T.Scan vùng xoang: để đánh giá bệnh tích một cách rõ ràng và chính
xác, phục vụ cho chẩn đoán và điều trị
Tư thế:
+ Coronal
+ Axial
Chương 3 BỆNH HỌC MŨI
1 Viêm mũi cấp tính.
Viêm mũi cấp tính là một trong những bệnh thường gặp của đường hôhấp trên Nó thường xảy ra độc lập hoặc phối hợp với một số bệnh nhiễmtrùng đường hô hấp cấp tính khác
1.1 Bệnh nguyên và bệnh sinh.
+ Các yếu tố gây nhiễm trùng có thể từ ngoài vào hốc mũi hoặc bằngđường máu nhất là viêm mũi trong các bệnh nhiễm trùng cấp tínhthường gặp là Adenovirus, cúm, sởi, bạch hầu
+ Cơ chế thần kinh, phản xạ là cơ sở của viêm nhiễm cấp tính ở niêmmạc mũi Viêm mũi cấp tính thường là biểu hiện phản ứng của cơ thểkhi gặp lạnh nói chung hoặc lạnh tại chỗ ở mũi
+ Viêm mũi cấp tính còn gặp sau tổn thương niêm mạc mũi như: dị vật,đốt cuốn mũi nhất là đốt bằng côte điện
+ Nguyên nhân viêm mũi cấp tính còn có thể là yếu tố trong sản xuất,tác động của bụi, khói, than bụi kim loại trong không khí, các loại hơiaxit và một số hoá chất khác
1.2 Triệu chứng.
Viêm mũi cấp tính thường gây thương tổn đồng thời cả 2 bên mũi.Các triệu chứng cơ bản là: chảy mũi nhiều và ngạt mũi, những triệu chứngnày có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc giai đoạn của bệnhcũng như tình trạng niêm mạc mũi trước đó Người ta chia tiến triển củaviêm mũi cấp tính thành 3 giai đoạn:
1.2.1 Giai đoạn 1: Bệnh khởi đầu không có rối loạn gì đáng kể về tình trạngtoàn thân Hắt hơi, cảm giác nóng rát và nhức trong họng nhất là ở họngmũi, đôi khi khàn tiếng, thường sốt nhẹ Trong giai đoạn đầu này, cảm giácchủ yếu là khô họng và họng mũi, niêm mạc nề đỏ và khô
Trang 91.2.2 Giai đoạn 2: Sau một vài giờ thậm chí một vài ngày hình ảnh lâm sàngsẽ thay đổi, giảm phù nề niêm mạc, niêm mạc trở nên ẩm và bắt đầu xuất tiếtnhiều niêm dịch, bệnh nhân thấy dễ chịu hơn
1.2.3 Giai đoạn 3 (giai đoạn làm mủ): Dịch xuất tiết trở thành niêm dịch mủ dopha trộn với các thành phần biểu mô và bạch cầu thoái hoá Sau đó số lượngdich tiết giảm dần, viêm niêm mạc nhanh chóng được thanh toán và qua 7 -
10 ngày thì hoàn toàn hồi phục lại
Đối với những người có tình trạng teo niêm mạc mũi, có thể khôngngạt mũi hoàn toàn, thời gian của giai đoạn cấp tính ngắn hơn, mặc dù sauđó có thể tăng cảm giác khô và kích thích niêm mạc mũi trong một thời giandài Ngược lại với người có tình trạng quá phát niêm mạc mũi thì biểu hiệnnhất là phù nề và xuất tiết ở niêm mạc sẽ mạnh hơn nhiều
Ở giai đoạn đầu của viêm mũi cấp tính, bệnh nhân có cảm giác nặngđầu do đó khó tập trung tư tưởng làm việc trí óc Do phù nề niêm mạc nênthay đổi giọng nói, ngửi kém do ngạt mũi gây ra hoặc do quá trình viêm lanvào vùng khứu giác Về sau thường xuất hiện đau vùng trán và ổ mắt, chohay đã có biểu hiện đồng thời của viêm xoang, xuất tiết mũi làm da vùngcửa mũi trở nên đỏ và dễ phù nề, thường xuất hiện những vết nứt nhỏ, cùnghay gặp viêm kết mạc do viêm nhiễm lan qua đường dẫn lệ và viêm tai giữacấp tính (do viêm lan qua vòi tai)
Viêm mũi cấp tính ở trẻ em còn bú có thể nghiêm trọng Những thángđầu do đặc điểm về cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ương, sựthính nghi với những thay đổi của môi trường bên ngoài ở trẻ kém hơn sovới người lớn Hốc mũi trẻ trong những năm đầu thường rất nhỏ, thậm chíchỉ hơi phù nề một chút cũng dẫn tới ngạt mũi Do vậy không những rối loạnthở mà còn làm cho trẻ bú khó khăn Trẻ gầy, hay quấy khóc, ngủ ít, hay bịsốt, viêm nhiễm có thể lan tới hàm ếch, thanh khí, phế quản và phổi Nhữngbiến chứng này gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn
1.3 Chẩn đoán.
1.3.1 Chẩn đoán xác định: chẩn đoán viêm mũi không khó, ngay cả khi khôngsoi mũi, dựa trên các triệu chứng chủ quan và khách quan
1.3.2 Chẩn đoán phân biệt:
+ Ở trẻ nhỏ, nếu viêm kéo dài và điều trị thông thường không được thìcần nghĩ tới viêm mũi do lậu hoặc giang mai, đồng thời cùng nên nghĩtới bạch hầu mũi thường tiến triển không có triệu chứng Cũng đừngquên chẩn đoán phân biệt với triệu chứng chảy mũi trong các bệnhnhiễm trùng cấp tính như: sới, ho gà, tinh hồng nhiệt Trong trườnghợp này phải thu thập tỉ mỉ tiền sử dịch tễ và khám toàn thân sẽ có thểxác định chẩn đoán
Trang 10+ Các bệnh hô hấp cấp tính thường bắt đầu bằng viêm mũi cấp tínhtrong đó những biểu hiện tại chỗ của bệnh lan rộng hơn, xâm lấn cảniêm mạc họng, thanh quản, khí quản về bản chất viêm mũi cấp tínhlà một dạng khu trú của các bệnh hô hấp cấp tính Trong chẩn đoánphân biệt cần nghĩ tới cúm.
+ Điều trị tại chỗ:
Loại trừ ngạt mũi: có thể dùng thuốc co mạch ở dạng nhỏ mũi hoặcbôi mũi như: Ephedrin 2%, Napthasolin 0,1%
Điều trị khí dung: kháng sinh, kháng Histamin và co mạch
Trong viêm mũi cấp tính ở trẻ em còn bú, trước khi cho ăn từ 5 - 10phút cần cho nhỏ mũi thuốc co mạch (Adrenalin 0,1%)
1.5 Tiên lượng: Viêm mũi cấp tính ở người lớn tiên lượng tốt, một vài
trường hợp có thể sinh biến chứng (viêm xoang, viêm vòi nhĩ, viêm taigiữa ) thì tiên lượng kém hơn, trẻ bú có tiên lượng kém hơn
1.6 Phòng bệnh.
+ Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên, trướchết là phải hướng tới rèn luyện cơ thể, nhất là những người có cơ địaviêm mũi Các biện pháp tắm nước nóng, tắm nắng, tắm khí và cácdạng thể thao nhằm tăng cường hệ tim mạch và bộ máy hô hấp, giúp
cơ thể tạo ra những phản ứng bình thường
+ Cũng vì các dị hình trong hốc mũi cản trở hô hấp và tạo điều kiện pháttriển bệnh viêm mũi tái diễn, nên phải phục hồi sự lưu thông mũi bìnhthường để phòng bệnh Những cản trở thực thể như: quá phát cuốnmũi, vẹo vách ngăn mũi, các khối u trong hốc mũi
+ Cần hướng dẫn bệnh nhân cách xì mũi từng bên khi viêm mũi cấp tínhkhông được xì quá mạnh để tránh đưa những nhiễm trùng xâm nhậpvào tai hoặc xương chũm
2 Viêm mũi mạn tính.
Bao gồm:
- Viêm mũi mạn tính xuất tiết
- Viêm mũi quá phát
- Viêm mũi vận mạch
- Viêm mũi teo (trĩ mũi)
- Viêm mũi do thuốc
2.1 Viêm mũi mạn tính xuất tiết.
Trang 112.1.1 Triệu chứng: Viêm mũi mạn tính xuất tiết đặc trưng bởi xung huyết lan
toả và phù nề nhiều ở niêm mạc mũi (đôi khi nề tím) Triệu chứng gần giốngnhư trong viêm mũi cấp tính
* Toàn thân: không có gì đặc biệt
* Tại chỗ:
+ Ngạt mũi không thường xuyên, ngạt tăng lên theo tư thế bệnh nhânnằm ngửa hay nghiêng Thông thường trong những trường hợp này cóứ máu ở những phần dưới thấp của mũi Các mạch máu của tổ chứchang do mất trương lực, ở trạng thái giãn nên ứ máu, gây cản trở thởbằng đường mũi Khi quay nghiêng sang bên kia, ngạt mũi cũngchuyển sang lỗ mũi nằm ở thấp
+ Chảy mũi hầu như thường xuyên
+ Những biến chứng trong viêm mũi mạn tính có thể ở dạng giảm ngửihoặc đôi khi mất ngửi, thường tổn thương cơ quan thính giác do dịchviêm chảy từ mũi qua vòi nhĩ vào hòm nhĩ
2.1.2 Chẩn đoán
* Chẩn đoán xác định
+ Ngạt mũi: thường hai bên, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc cơ thể suyyếu
+ Chảy mũi nhầy liên tục, nhiều, chất nhầy có thể đục, nhưng không cómùi hôi
+ Khám mũi: da cửa lỗ mũi nề đỏ, niêm mạc mũi nề, cuốn mũi dưới to,đỏ làm hẹp đường thở, nhưng còn co hồi tốt với thuốc co mạch Sànmũi và ngách mũi dưới ứ đọng nhiều dịch nhầy
* Chẩn đoán phân biệt
+ Với viêm mũi quá phát: gây co niêm mạc mũi bằng dung dịchEphedrin 2%-3% Nếu hầu như hết hoàn toàn sự phù nề niêm mạcmũi, sau khi nhỏ thuốc co mạch, chứng tỏ viêm mũi mạn tính thường.Còn nếu không co chứng tỏ viêm mũi quá phát Thăm dò niêm mạcmũi bằng que thăm đầu tù có thể cho ta hình dung được mức độ phùnề của nó
+ Trong viêm mũi xuất tiết nhất là có xuất tiết nhiều, cần loại trừ bệnhxoang là nguồn gốc có thể gây ra sự xuất tiết này
Trang 12+ Về lý liệu, có thể khí dung, chiếu tia sóng ngắn vào vùng mũi, điện didung dịch Novocain 5% Nếu không có kết quả có thể chỉ định đốtcuốn mũi dưới bằng côte điện.
2.2 Viêm mũi quá phát.
Là dạng viêm đặc trưng bởi sự tăng sinh của tổ chức liên kết Sự tăng
sinh các thành phần tổ chức này không phải diễn ra mạnh trên toàn bộ niêmmạc mũi mà chủ yếu ở các vị trí có tổ chức hang Đó là đầu và đuôi cuốnmũi giữa và dưới Đôi khi chúng nở to chiếm toàn bộ vùng phía dưới cuốndưới, bề mặt phần quá phát có thể phẳng, song thường là gồ ghề, nhất làvùng các đầu cuốn có dạng múi, thuỳ lồi ra Đuôi cuốn quá phát có thể códạng khối u lồi vào tỵ hầu Mầu sắc bề mặt phần quá phát tuỳ thuộc vàolượng tổ chức liên kết phát triển và cấp máu: có thể nâu đỏ hoặc đỏ thẫmhoặc tím sẫm
2.2.1 Nguyên nhân.
* Tại chỗ:
- Tiếp xúc thường xuyên với hoá chất, làm việc nơi nhiều bụi, làm việclâu nơi lạnh ẩm…
- Các dị hình vách ngăn
- V.A quá phát, viêm mạn tính
* Toàn thân:
- Thể địa dị ứng
- Có biến đổi, rối loạn về nội tiết
- Có bệnh toàn thân: suy gan, rối loạn tiêu hoá
2.2.2 Triệu chứng
* Cơ năng:
- Ngạt mũi thường xuyên, rỏ thuốc co mạch ít tác dụng
- Chảy mũi: thường có chất xuất tiết nhầy chảy xuống họng, dính vàothành sau họng, phải ho, khạc nhất là về sáng
* Thực thể: xác định tình trạng cuốn mũi dưới
- Giai đoạn sung huyết: niêm mạc nề đỏ, cuốn mũi dưới nở to làm hẹp hẳnđường thở, nhưng khi đặt mèche thấm thuốc co mạch cuốn mũi dưới cohồi tốt, khe thở thông
- Giai đoạn quá phát: cuốn mũi dưới to, sát vào vách ngăn làm lấp đườngthở, bề mặt gồ ghề, có màu xám nhạt, khi đặt mèche thấm thuốc co mạchcuốn mũi dưới co hồi chậm và hạn chế
- Giai đoạn thoái hoá: cuốn mũi dưới thoái hoá, mất vai trò tổ chức cương,luôn to, lấp đường thở, có màu trắng đục, gồ ghề, hơi cứng, khi đặtmèche thấm thuốc co mạch cuốn mũi dưới không co hồi
Đuôi cuốn mũi dưới, mặt gồ ghề, màu xám đục, thò ra cửa mũi sau, chelấp 1 phần cửa mũi sau
Trang 13Viêm mũi quá phát ngày càng nặng lên do tắc mũi cả 2 bên gây mất ngửi,nói giọng mũi kín.
Dễ gây viêm họng, viêm thanh khí phế quản
2.2.3 Điều trị.
Đề phòng bệnh trước hết phải loại hết tất cả các nguyên nhân gâyviêm mũi mạn tính Như vậy trước hết phải chú ý tới thể trạng chung của cơthể (các bệnh tim, thận nhiễm mỡ ), các điều kiện vệ sinh và nghề nghiệptrong lao động của bệnh nhân Sau khi đã sáng tỏ và loại trừ nguyên nhânnày sẽ tiến hành điều trị tại chỗ
* Điều trị tại chỗ:
- Giai đoạn xung huyết: có thể tiêm vào cuốn mũi dưới các chất gây xơhay corticoid
- Giai đoạn quá phát: đốt cuốn mũi dưới bằng côte điện
- Nếu thoái hoá phải phẫu thuật cắt bỏ bờ tự do cuốn mũi dưới hay cắtđuôi cuốn mũi dưới
* Điều trị phẫu thuật:
+ Chỉ định: khi có biểu hiện quá phát xương hoặc tăng sinh tổ chức liênkết, không còn đáp ứng với thuốc co mạch, phải dùng đến biện phápphẫu thuật
+ Các chống chỉ định phẫu thuật là: có biểu hiện sốt và bệnh cấp tính.Giảm đông máu và các bệnh chảy máu kéo dài
+ Kỹ thuật: khi lấy bỏ những phần quá phát khu trú ở đầu, đuôi cuốn vàtoàn bộ bờ dưới cuốn mũi dưới, hay ở đầu, bụng cuốn mũi giữa, cũngcần gây tê tại chỗ như nói trên và tốt nhất là lấy bằng thòng lọng.Quan sát đưa thòng lọng vào mũi và lựa ngoặc vào sát nền và rồi cắtlấy ra Nếu sự phát triển chiếm toàn bộ bờ dưới cuốn mũi dưới thì cắtbằng kéo cắt cuốn Sau phẫu thuật nhét mèche mũi vô trùng có tẩmdầu, kháng sinh Mèche tẩm dầu có nhiều tác dụng: làm giảm bớt tínhkích thích niêm mạc và lấy ra không cần nhỏ oxy già như một số tácgiả đề nghị Rút mèche ra sau 24-48 giờ Sau rút mèche phải theo dõibệnh nhân từ 30 phút đến 1 giờ Để tránh chảy máu phải giữ bệnhnhân ở trong nhà, không dùng thức ăn nóng, không uống rượu, tránhlao động chân tay
+ Biến chứng sau phẫu thuật hoặc đốt thường là chảy máu và dính Dínhxảy ra thường do tổn thương ở 2 phía niêm mạc đối diện nhau (cuốnmũi và vách ngăn) Có thể có viêm họng sau phẫu thuật này nhất là ởngười bị viêm amidan mạn tính
* Điều trị toàn thân: chống dị ứng, ức chế giao cảm
2.2.4 Phòng bệnh.
Trang 14- Khi làm việc nơi nhiều bụi, hoá chất kích thích, nơi gió lạnh, ẩm cầnphải đeo khẩu trang.
- Rỏ mũi ngay khi bị ngạt
- Giải quyết sớm các nguyên nhân như: nạo V.A, điều trị viêm mũi cấptính, chỉnh hình vách ngăn
- Luyện tập thở, giữ vệ sinh mũi họng nhất là mùa lạnh
2.3 Viêm mũi vận mạch: Rất thường gặp tuy ở nước ta còn ít chú ý đến,
trước đây thường được coi là viêm mũi dị ứng không tìm thấy dị nguyên.Ngày nay nhờ có nội soi mũi xoang và những hiểu biết đầy đủ về hệ thốngthần kinh giao cảm mũi nên được coi là một bệnh và có mức độ phổ cậpngày càng tăng
2.3.1 Chẩn đoán: Bệnh thường có diễn biến thành từng đợt như viêm mũi dịứng, xuất hiện khi thời tiết thay đổi, khi cơ thể suy yếu, mất thăng bằng
- Chủ yếu là ngạt tắc mũi với mức độ khác nhau
- Có người gặp hắt hơi, ngứa mũi, thường phát hiện khi bị lạnh, ẩm, tiếpxúc với hơi, mùi lạ
- Soi mũi trước: cuốn mũi dưới thường nề, to nhẵn, còn co hồi với thuốc
co mạch, không thấy hiện tượng niêm mạc nhợt màu như trong viêm mũidị ứng
- Soi mũi sau: thấy đuôi cuốn mũi dưới và giữa thay đổi, có thể nề, nhẵnhay quá phát, sần sùi, đổi màu, khe mũi giữa thường thấy nề hay có itdịch xuất tiết nhầy
2.3.2 Xử trí:
* Nội khoa:
+ Tại chỗ: rỏ mũi, khí dung bằng thuốc co mạch và corticoid
+ Toàn thân: cho kháng Histamin tổng hợp với liều tăng dần Nếucorticoid thì dùng theo liều giảm dần Ức chế thần kinh giao cảm
* Ngoại khoa: cắt hay huỷ diệt thần kinh Vidien bằng nhiệt hay đông lạnhqua vi phẫu nội soi mũi xoang
2.4 Viêm mũi teo (trĩ mũi): Còn gọi là bệnh Ozen là viêm mũi teo đặc hiệu
thường gặp, tuy nhiên hiện nay ngày càng hiếm gặp
* Yếu tố nội tiết: trĩ mũi thường gặp ở nữ giới, độ tuổi dậy thì, khi có kinhnguyệt bệnh có thể tăng hay giảm, đến tuổi mãn kinh hay sau sinh đẻbệnh sẽ giảm đi
Trang 15* Yếu tố cơ địa: ở người trĩ mũi thường thấy có rối loạn giao cảm.
2.4.2 Chẩn đoán: trĩ mũi thường khá điển hình với các triệu chứng sau:
- Hơi thở thối và tanh làm cho người xung quanh rất khó chịu
- Mất ngửi: tự bệnh nhân lại không ngửi thấy mùi thối cũng như các mùikhác
- Mũi teo: khi lấy hết vẩy, thấy hốc mũi rộng, các cuốn mũi, kể cả cuốnmũi dưới đều bị teo đi, niêm mạc mũi nhợt, khô
- Ngạt mũi: tuy hốc mũi rộng nhưng bệnh nhân lại có cảm giác ngạt mũi(đây là cảm giác ngạt giả)
Chẩn đoán phân biệt:
- Giang mai mũi: có vảy cứng nhưng khó lấy, niêm mạc hay bị loét có mủ,cuốn mũi không bị teo nhỏ
- Lao mũi: vảy mũi mỏng, nhỏ, màu vàng, không thối
2.4.3 Xử trí:
* Nội khoa:
- Lấy vảy mũi và rửa mũi bằng dung dịch Bôrat hoặc Natri bicarbonatloãng ấm hàng ngày
- Bôi thuốc mỡ vitamin A, D để chống thoái hoá niêm mạc
- Chống nhiêm khuẩn: thường dùng Streptomycin tại chỗ
- Dùng vacxin trị liệu cũng có kết quả
* Ngoại khoa: phẫu thuật làm hẹp hốc mũi bằng cách độn mảnh nhựa
acrylic (phẫu thuật Eries) hay ghép dưới niêm mạc mảnh sụn sườn,xương mào chậu
2.5 Viêm mũi do thuốc.
2.5.1 Nguyên nhân: Do rỏ mũi thường xuyên, kéo dài, ngày nhiều lần Chủyếu với thuốc co mạch, chống ngạt mũi như: Napthazolin, Ephedrin…
Các thuốc này gây co mạch liên tục, tác động cả tới các mạch dướiniêm mạc làm ảnh hưởng tới các tế bào lông chuyển (bi thoái hoá mạnh,không có tế bào thay thế)
2.5.2 Chẩn đoán
* Hỏi bệnh
- Để biết tiền sử sử dụng thuốc
- Tình trạng ngạt tắc mũi: thường gặp 2 bên, rỏ thuốc co mạch ít haymất tác dụng, có cảm giác khô mũi
* Khám mũi
- Niêm mạc mũi khô, có màu bệch, nhợt, không nhẵn bóng
- Cuốn mũi dưới: quá phát, to, hơi sần sùi, màu bệch, co hồi chậm vớithuốc co mạch hoặc không co hồi
- Cuốn mũi giữa: không bóng ướt, hơi nề, to
- Ngách mũi: bình thường, có thể nề nhẹ
2.5.3 Xử trí:
Trang 16* Tìm nguyên nhân: gây ngạt mũi để xử trí như: dị hình vách ngăn, viêmxoang mạn tính…
* Phục hồi niêm mạc mũi:
- Xông hơi mũi
- Khí dung
- Vitamin C
- Tăng tiết dịch: Bromhexin
- Corticoid
- Tập thở qua mũi
3 Viêm mũi dị ứng.
3.1 Đại cương.
Bệnh viêm mũi dị ứng là một bệnh khá phổ biến ở trên thế giới cũngnhư ở Việt Nam Theo những thông báo về dịch tế học tỉ lệ mắc các bệnh dịứng đường hô hấp chiếm từ 10-15% dân số Thế giới Việt Nam viêm mũi dịứng chiếm khoảng 32 % trong các bệnh lý về tai mũi họng
Ngày nay khí hậu ngày càng khắc nghiệt, tình trạng ô nhiễm môi ờng ngày càng tăng do vậy tỉ lệ mắc bệnh dị ứng cũng tăng theo
trư-3.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh.
Viêm mũi dị ứng là một bệnh miễn dịch Do các dị nguyên ngoại laigây ra và con đường xâm nhập chủ yếu là niêm mạc mũi
3.2.1 Những vấn đề miễn dịch ở mũi.
Ở nguời bình thường trong mũi họng lúc nào cũng có các vi khuẩncộng sinh và một số vi khuẩn gây bệnh thông thường như: phế cầu, liên cầu,Hemophilus influenze Sở dĩ ta không mắc bệnh là nhờ hệ thống miễn dịchrất hiệu lực gồm: các loại miễn dịch tại chỗ và toàn thân đặc hiệu và khôngđặc hiệu dịch thể và tế bào phối hợp với nhau rất chặt chẽ
* Vai trò đề kháng vòng ngoài của lớp biểu mô.
Lớp biểu mô thực sự là hàng rào bảo vệ niêm mạc mũi chống lại sựxâm nhập của các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài vào như: vi khuẩn, vi rút, dịnguyên…nhờ hoạt động thanh thải của hệ nhầy lông chuyển, các yếu tố nàykhông tiếp xúc lâu được với niêm mạc và bị đẩy trôi xuống họng
Về mặt sinh hóa nhầy mũi chứa những chất đặc biệt như các men, cókhả năng là tan vỏ bọc của một số vi khuẩn, những chất kìm hãm men tiêuđạm do vi khuẩn tiết ra bảo vệ các IgA tiết (IgA-s) khỏi bị phá hủy Ngoài ravai trò của IgA-s (IgA-secretion) cùng các thành phần khác góp phần kìmchế tiêu diệt các vi sinh vật làm tăng hiệu lực thanh thải của niêm mạc mũi
* Vai trò của lớp hạ niêm mạc.
Lớp hạ niêm mạc là tuyến phòng thủ thứ hai Có nhiều cơ chế hoạtđộng khác nhau (sinh hóa, miễn dịch…) kết hợp chặt chẽ với miễn dịch đặchiệu tại chỗ Bạch cầu đa nhân và đại thực bào hoạt động mạnh lên nhờ các
Trang 17bổ thể và Opsonin Lúc thường vai trò của miễn dịch dịch thể và miễn dịchtế bào tại chỗ đảm nhận nhưng khi niêm mạc mũi bị viêm vai trò chủ yếu lạilà các globulin miễn dịch huyết thanh thoát qua thành mạch tới bảo vệ.
3.2.2 Nguyên nhân.
* Do tiếp xúc với dị nguyên.
+ Dị nguyên đường thở bụi nhà, lông súc vật, phấn hoa…
+ Dị ứng nguyên thực phẩm: trứng, sữa, các loại hải sản (tôm, cua,sứa….)
+ Dị nguyên là các loại thuốc: kháng sinh các loại
* Cơ địa dị ứng (Atopic).
Gặp những bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản và chàm
sơ sinh có đặc tính gia đình và sự di truyền
* Sự quá mẫn: của từng cơ thể cũng có vai trò cơ bản, trước cùng một dịnguyên có xảy ra hiện tượng dị ứng hay không và phản ứng mạnh haynhẹ
3.3 Chẩn đoán viêm mũi dị ứng.
Có nhiều phương pháp chẩn đoán nhưng chủ yếu là các phương phápsau:
3.3.1 Khai thác tiền sử dị ứng: Đây là phương pháp rất quan trọng dễ tiếnhành và là phương pháp đầu tiên trong chẩn đoán dị ứng giúp định h ướngđến một loại hoặc một nhóm dị nguyên là nguyên nhân gây bệnh
Mục đích của khai thác tiền sử dị ứng nhằm:
+ Sơ bộ xác định dị nguyên gây bệnh có thể khai thác tiền sử dị ứngtheo các mẫu phiếu in sẵn
+ Tiền sử gia đình: cha mẹ, anh chị em, con, họ hàng mắc các bệnh dịứng
+ Tiền sử bản thân: mắc các bệnh như mề đay, hen phế quản dị ứng,eczema dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, phù mặt khi tiếp xúc hóa chất,sơn
3.3.2 Khám lâm sàng:
+ Phải hỏi kỹ bị bệnh từ khi nào các điều kiên thuận lợi như cảm, cúm,thay đổi thời tiết, điều kiện sinh hoạt ăn ở
+ Các triệu chứng cơ năng: hắt hơi thành tràng kéo dài, chảy nước mũitrong, ngạt mũi xảy ra khi nào (điều kiện xuất hiện rải rác hay liêntục) Trong tam chứng trên thì triệu chứng nào gây cho bệnh nhânkhó chịu nhất (là triệu chứng chính)
+ Triệu chứng thực thể:
- Tình trạng niêm mạc: mầu sắc nhợt, phù nề
- Tình trạng cuốn mũi: có thể là thoái hóa, quá phát Khả năng co hồikhi đặt thuốc co mạch, dịch mũi lúc đầu trong trong sau đục dần
Trang 18- Có thể có polyp hay cuốn mũi giữa thoái hóa như dạng polyp.
3.3.3 Xét nghiệm.
* Xét nghiệm tế bào dịch mũi tìm bạch cầu Eosinophil (Eo).
Kết qủa được coi là dương tính khi tỉ lệ bạch cầu Eo >1%
* Xét nghiệm phát hiện kháng thể dị ứng IgE: với dị nguyên bụi nhà tronghuyết thanh bệnh nhân bằng phản ứng phân hủy Mastocyte theo phươngpháp Ishimova-LM
* Định lượng trực tiếp kháng thể IgE: toàn phần huyết thanh bằng kỹ thuậtmiễn dịch đánh dấu ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay).Nồng độ IgE toàn phần tính theo đơn vị UI hoặc ng/ml
Âm tính(-) < 10 UI
Nghi ngờ(): 10-100 UI
Dơng tính(+) > 100 UI
(1UI = 2,4ng/ml IgE)
* Bạch cầu Eo máu ngoại vi:
Đếm công thức bạch cầu máu ngoại vi
Kết quả được coi là tăng khi tỉ lệ Bạch cầu Eo >3,5 %
* Các test da: là phương pháp phát hiện sự mẫn cảm của cơ thể bằng cách
đa dị nguyên qua da và sau đó đánh giá kích thư ớc và đặc điểm của sầnphù và phản ứng viêm tại chỗ Dị nguyên cho kết quả d ương tính trongtest da có thể coi là nguyên nhân gây bệnh khi kết hợp với khai thác tiềnsử dị ứng có kết quả phù hợp Nếu không có kết qủa phù hợp này và kếtquả test da còn nghi ngờ thì phải tiến hành test kích thích
* Test kích thích: là khả năng chẩn đoán sinh học các phản ứng dị ứng cơ
sở của nó là tái tạo lại phản ứng này bằng cách đ ưa dị nguyên nghi ngờvào cơ thể nhằm tạo lại bệnh cảnh lâm sàng như thật nếu phản ứng dươngtính xảy ra
3.4 Các thể viêm mũi dị ứng.
3.4.1 Viêm mũi theo mùa: Thường gặp ở người trẻ, trẻ em lớn, hiếm gặp ởngười già, có yếu tố gia đình, di truyền rõ
Dị nguyên thường là phấn hoa với điển hình là viêm mũi dị ứng mùaxuân với dị nguyên hoa cỏ
Các triệu chứng điển hình: hắt hơi, chảy nước mũi trong, ngạt tắc mũichỉ xảy ra 7-15 ngày, thường kèm theo chảy nước mắt, viêm kết mạc, dị ứngđường hô hấp dưới gây khó thở, hen phế quản nhưng không gặp mẩn, ngứangoài da
3.4.2 Viêm mũi quanh năm: Các cơn tái phát thường xuyên, quanh năm, cũng
thường có yếu tố gia đình
Dị nguyên rất đa dạng: thường gặp bụi nhà, nấm mốc…nhiều khikhông xác định được
Trang 19Các triệu chứng không điển hình như viêm mũi theo mùa, ngạt tắcmũi là triệu chứng thường gặp và gây khó chịu nhất, đôi khi gặp chảy nướcmũi ra sau, xuống vòm
3.4.3 Viêm mũi nghề nghiệp: Khi xảy ra với dị nguyên đặc biệt trong môitrường lao động sản xuất
Thường được kể đến như một bệnh nghề nghiệp Triệu chứng điểnhình: hắt hơi, chảy nước mũi thường gặp, ở một số người có sốt nhẹ, ho, tứcngực hay cơn hen suyễn
3.5 Tiến triển.
+ Các cơn dị ứng thường kéo dài vài ngày, sau đó tự qua đi dù khôngđiều trị gì Cơn sẽ tái phát luôn theo thời gian, theo tuổi tác, theo tiếpxúc
+ Có trường hợp chỉ khu trú ở mũi, nhiều trường hợp xảy ra đồng thời ởcác xoang, tiến triển lâu ngày sẽ gây nên polyp mũi hay xoang
+ Trong điều kiện nhiễm khuẩn, cơ địa suy yếu dị ứng mũi dễ trở thànhviêm mũi xoang nhiễm khuẩn
3.6 Điều trị viêm mũi dị ứng.
Muốn điều trị viêm mũi dị ứng tr ước hết phải thanh toàn dị nguyêngây bệnh khỏi môi trường sống của bệnh nhân (nhưng rất khó), vì vậy taphải thanh toán từng phần hoặc làm thay đổi sự đáp ứng miễn dịch của bệnhnhân thông qua biện pháp miễn dịch, biện pháp này gọi là giải mẫn cảm.Các đề án điều trị viêm mũi dị ứng mà các thầy thuốc được sắp xếp theo thứbậc Nếu điều kiện cụ thể cho phép thì ưu tiên cho liệu pháp nguyên nhântrước liệu pháp triệu chứng theo thứ tự sau:
+ Điều trị nguyên nhân (thanh toán dị nguyên)
+ Điều trị liệu pháp giải mẫn cảm
+ Liệu pháp corticoid
+ Dùng thuốc kháng histamin
+ Kháng sinh
+ Phẫu thuật giải quyết các dị hình hốc mũi
3.6.1 Thanh toán dị nguyên: có nghĩa là tách hoàn toàn các dị nguyên đ ượcchẩn đoán là gây bệnh khỏi môi trường của bệnh nhân hoặc bệnh nhân tránhnhững nơi có dị nguyên gây bệnh nếu đạt được điều này thì đó là hình thứcđiều trị tốt nhất
Thanh toán dị nguyên từng phần: khó có thể tiến hành ph ương phápthanh toán dị nguyên từng phần đối với các dị nguyên có trong nhà như: bụinhà, nấm tuy nhiên việc giảm số lượng dị nguyên cũng cải thiện được kếtquả điều trị
Trang 203.6.2 Giải mẫn cảm đặc hiệu: đây là liệu pháp miễn dịch, giải mẫn cảm hệmiễn dịch của bệnh nhân phải đối đầu với các dị nguyên gây bệnh đã đ ượcxác định.
3.6.3 Điều trị triệu chứng: là liệu pháp điều trị bằng thuốc Chỉ dùng khi cácbiện pháp điều trị theo nguyên nhân kể trên không đỡ hoặc không thể tiếnhành điều trị theo nguyên nhân được ta dùng các thuốc kháng Histamin, lànhững thuốc ức chế việc giải phóng hoặc tổng hợp các chất hóa học trunggian gây phản ứng dị ứng
Ở mức độ nặng có thể dùng corticoid ngoài ra trong dân gian họ cũngdùng cây thuốc như: kim ngân hoa, ké đầu ngựa, cây cỏ hôi trong điều trịviêm mũi dị ứng
Chương 4 BỆNH HỌC XOANG
1 Viêm xoang cấp tính.
Viêm xoang cấp tính là viêm niêm mạc xoang cấp tính Thông thườngmột xoang bị viêm, có khi cả hai bên, hoặc lan ra cả xoang sàng, xoang trán, xoang bướm tạo thành viêm đa xoang
1.1 Viêm nhóm xoang trước cấp tính
+ Đau: đau vùng mặt là dấu hiệu chính, thường đau về sáng do đêm bị ứ
đọng xuất tiết, đau thành từng cơn gây nhức đầu Đau nhức nhất làvùng quanh mắt, đau thành cơn, đau theo nhịp đập Ấn đau ở phíadưới ổ mắt, cơn đau có chu kỳ, đúng khoảng thời gian nhất định trongngày thường đau vào lúc từ 8 đến 11 giờ
Trang 21+ Ngạt tắc mũi: tuỳ theo tình trạng viêm, ngạt tắc mũi 1 hay cả 2 bên,mức độ vừa nhẹ, từng lúc hay tắc mũi liên tục gây mất ngửi, ngạtnhiều bên đau, ngạt tăng về ban đêm.
+ Chảy mũi: chảy mũi vàng đục làm hoen bẩn khăn tay, có mũi hôi Đôikhi xì mạnh thường gây đau và lẫn tia máu
* Thực thể.
+ Soi mũi: khám mũi thấy niêm mạc mũi nề đỏ, cuốn mũi dưới cương
to, đặt bông thấm Ephedrine 1% còn co hồi lại tốt Cuốn mũi giữa nề,cần lưu ý quan sát ngách mũi giữa thấy có mủ đọng bám
Trường hợp viêm xoang do răng số 5, 6,7 hàm trên, thấy bị áp xequanh răng đau, răng đau nhức theo nhịp đập, lợi quanh đó bị viêm,mủ chảy từ xoang ra rất thối
+ Khi ấn ngón tay ở mặt trước xoang gây đau: cụ thể ấn vùng hố nanhtương ứng với xoang hàm Điểm Grunwald ấn góc trên trong hốc mắtvới xoang sàng và điểm Ewing ấn đầu trên trong lông mày với xoangtrán
1.1.3 Chẩn đoán: dựa vào các triệu chứng.
+ Toàn thân: sốt, mệt mỏi
+ Cơ năng: đau, ngạt tắc mũi, chảy mũi vàng đục hôi
+ Thực thể: ngách mũi giữa có dịch mủ đặc
+ Soi bóng mờ (xem cách thăm khám) có thể thấy xoang bị mờ đục haycó ngấn mủ ứ đọng
+ X-quang: trên phim Blondeau thấy nhóm xoang trước bị mờ đều, mờđặc hay có vùng đặc phía dưới
1.1.4 Tiến triển.
+ Viêm nhóm xoang trước cấp tính có thể tự khỏi nếu loại trừ nguyênnhân và dẫn lưu tốt tránh ứ đọng trong xoang
+ Thường dễ chuyển thành viêm xoang mạn tính
+ Có thể ảnh hưởng đến mắt gây viêm màng tiếp hợp, tới đường hô hấpgây viêm khí phế quản
1.1.5 Điều trị.
+ Nghỉ ngơi, tránh các yếu tố kích thích
+ Đảm bảo dẫn lưu tốt mũi xoang, rỏ mũi để đảm bảo thông thoáng, xìmũi hoặc hút để tránh ứ đọng
+ Tại chỗ: xông hơi nóng với các tinh dầu thơm, khí dung với khángsinh và corticoid
+ Toàn thân: dùng kháng sinh nếu có sốt cao, nhiễm khuẩn rõ Uốnghoặc tiêm trong 5 - 7 ngày, chống viêm, giảm đau hạ sốt và cho thêmvitamin C
Trang 22+ Chỉ chọc rửa xoang hàm khi đã giảm viêm nhiễm (hết sốt, bạch cầutrong máu trở lại bình thường)
+ Trường hợp do răng, cần nhổ và chữa răng
1.2 Viêm xoang sàng cấp tính ở trẻ em.
1.2.1 Diễn biến
+ Trẻ từ 2- 4 tuổi bị viêm mũi rồi sưng nề hai mi mắt không mở được mắt (khám mắt nhận thấy vận động nhãn cầu bình thường, giác mạc không biến đổi, thị lực bình thường)
+ Vài ngày sau có thể xuất ngoại, thành túi mủ ở góc trong mắt Có trường hợp gây mù loà, biến chứng nội sọ
1.2.2 Điều trị.
+ Kháng sinh liều cao
+ Thuốc chống viêm giảm đau
+ Có khi phải chích rạch tháo mủ
1.3 Viêm xương - tuỷ xương hàm trên (giả dạng viêm xoang hàm cấp tính).
1.3.2 Điều trị: kháng sinh, khi cần nạo bỏ mảnh xương chết.
2 Viêm xoang mạn tính.
Là do sự biến đổi không hồi phục của niêm mạc xoang, gây nên loạn sản, dạng polyp, tiết dịch, tiết nhầy hoặc viêm mủ
2.1 Nguyên nhân.
+ Do viêm xoang cấp tính điều trị không đúng mức, tái phát nhiều lần.+ Vẹo vách ngăn cao, phì đại cuốn mũi giữa, dị ứng, gây nên tình trạngdẫn lưu kém, kéo dài không thoát mủ ra khỏi xoang được (vì lỗ thôngtự nhiên bị tắc) hoặc sau một viêm xoang cấp tính có hoại tử xương ởbệnh nhiễm trùng, cúm, sởi hoặc sau một viêm xoang mủ do răng.+ Vai trò thể địa cũng rất quan trọng, nhất là thể địa dị ứng Dị ứng dẫntới nhiễm trùng phát triển và khi bị nhiễm trùng, làm dị ứng nặng lên
Do đó điều trị bệnh thuyên giảm nhưng ít khi khỏi hẳn
2.2 Triệu chứng.
2.2.1 Cơ năng.
+ Đau: viêm mạn tính thường không đau, trừ những đợt hồi viêm.Thường chỉ là cảm giác nặng đầu, vị trí tuỳ theo loại xoang viêm.Viêm xoang trước thường nhức quanh mắt, hố nanh Viêm xoang sauthường nhức sâu trong mắt hoặc ở vùng đỉnh chẩm
+ Ngạt tắc mũi thường xuyên
Trang 23+ Chảy mũi kéo dài ra cửa mũi trước, mủ xanh hoặc mủ vàng, nếu làviêm xoang trước mạn tính Viêm xoang sau: mủ hoặc chất nhầy chảyxuống họng, bệnh nhân phải khịt, khạc, nhổ thường xuyên Hay cóbiến chứng mắt như viêm thần kinh thị giác sau nhãn cầu, viêm mốngmắt thể mi
2.2.2 Thực thể
* Triệu chứng viêm nhóm xoang trước mạn tính.
+ Ngách mũi giữa nề và ướt hoặc mủ chảy từ ngách mũi giữa xuống cuốn mũi dưới, hoặc có ít mủ đọng khô ở bờ dưới cuốn mũi giữa.+ Cuốn mũi dưới nề to
+ Niêm mạc ngách mũi giữa phù nề, có khi thoái hoá thành polyp Xuất hiện gờ Kauffman (do phì đại niêm mạc ở ngách mũi giữa thành một đường gờ dài, trông như một cuốn mũi thứ hai nằm ngoài cuốn mũi giữa)
+ Soi mũi sau: mủ đọng ở sàn mũi hoặc ở đuôi cuốn mũi dưới
* Triệu chứng viêm nhóm xoang sau mạn tính.
+ Soi mũi trước nhiều khi không thấy gì
+ Soi mũi sau: thấy chất nhầy mủ xuất phát từ ngách trên chảy ra cửa mũi sau, tỏa xuống vòm mũi họng
+ Khám họng: thành sau họng viêm mạn tính với nhiều tổ chức lymphô đỏ và chất nhầy đặc bám
2.2.3 X-quang.
Blondeau và Hirtz có giá trị trong chẩn đoán xác định: hình xoang mờđều, hình dày niêm mạc, hình polyp
2.3 Chẩn đoán: Dựa vào các yếu tố sau:
+ Triệu chứng cơ năng: ngạt tắc mũi thường xuyên, chảy mũi đặc hôi ra cửa mũi trước hoặc cửa mũi sau
+ Triệu chứng thực thể: dich mủ ứ đọng ở ngách mũi giữa, cửa mũi sau,hoặc niêm mạc ngách mũi giữa phù nề, thoái hoá dạng polyp
+ Soi bóng mờ
+ Chọc xoang hàm
+ X-quang: tư thế Blondeau, Hirtz và C.T.Scan
2.4 Điều trị.
2.4.1 Phương pháp điều trị bảo tồn viêm đa xoang mạn tính:
+ Kháng sinh, chống viêm, giảm đau (nếu có hồi viêm)
+ Khí dung, Proetz
+ Chọc xoang hàm để ống dẫn lưu, rửa và bơm thuốc
+ Nhổ, chữa răng nếu do răng
+ Vacxin chống nhiễm khuẩn
+ Vitamin A và B
+ Giảm mẫn cảm nếu có dị ứng