2.1. Đặc điểm:
- Các xoang mặt có liên quan nhiều đến sọ não, răng hàm mặt, mắt, vết thương nham nhở, rộng, máu cục nhiều, mặt sưng to khó chẩn đoán thương tổn giải phẫu.
- Thường gặp là chấn thương xoang hàm và xoang trán vì các xoang này nằm ngay phía trước, dưới da mặt và có thành xương mỏng.
2.2. Nguyên nhân.
- Đạn, vật cứng nhọn chọc thủng hay xuyên qua thành xoang.
- Đụng dập, ngã do tai nan giao thông, tai nạn lao động, đánh nhau làm dập vỡ thành xoang hay vỡ khối xương mặt.
2.3. Chấn thương xoang trán (tuỳ theo tổn thương): Xoang trán dễ bị chấn thương, bản ngoài bị vỡ thường là tự liền nhưng có khi do máu đọng trong thương, bản ngoài bị vỡ thường là tự liền nhưng có khi do máu đọng trong xoang nhiễm khuẩn sinh ra nhiều biến chứng. Bản trong bị vỡ thì màng não dễ bị rách do đó có thể chảy máu, sinh túi hơi, chảy nước não tuỷ ra mũi và viêm màng não mủ...
2.3.1. Chấn thương xoang trán kín: thành xoang bị rạn, lún, da vùng trán không rách, không bộc lộ xoang. rách, không bộc lộ xoang.
- Da vùng xoang trán sưng nề, bầm tím, có thể có tụ máu.
- Sờ có thể có tràn khí dưới da.
- Ấn vùng góc trên trong hốc mắt đau rõ.
- Thường có chảy máu mũi.
2.3.2. Chấn thương xoang trán hở.
- Thành xoang bị vỡ, da vùng trán bị rách, thủng tới tận xoang.
- Da bị rách, sưng nề, bầm tím, tụ máu, chảy máu.
- Thường có tràn khí dưới da.
- Qua vết rách có thể thấy thành xoang bị vỡ, có mảnh xương rời trong xoang hay có máu tụ.
- Mắt: phù nề mi trên, tụ máu, xuất huyết màng tiếp hợp, nhìn đôi.
- X-quang: Sọ nghiêng và Blondeau: xoang bị mờ hoặc có mảnh xương trong xoang, thành trong thường bị tổn thương.
2.3.3. Xử trí:
- Chống sốc, cầm máu.
- Chấn động não, theo dõi xem có rách màng não không? (trong dịch não tuỷ có máu hoặc chảy dịch não tuỷ ra ngoài).
- Phẫu thuật xoang trán: lấy bỏ mảnh vỡ, niêm mạc tổn thương, dẫn lưu mũi trán.
2.4. Chấn thương xoang hàm, xoang sàng: có thể bị vỡ trong các chấn thương vỡ ngang xương hàm trên (các kiểu Le Fort). thương vỡ ngang xương hàm trên (các kiểu Le Fort).
Đây là chấn thương hàm mặt rất nặng nằm trong bối cảnh của một đa chấn thương, nhiều khi phải giải quyết ở trung tâm lớn cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa: ngoại khoa chấn thương, phẫu thuật thần kinh, Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt...trong đó các vấn đề tính mạng nổi lên hàng đầu như sốc, ngạt thở, chảy máu...rồi mới đến vấn đề tai mũi họng.
2.4.1. Chấn thương hở: chấn thương gây thủng thành xoang, rách da, lộ xoang kèm theo có tràn khí dưới da. Ấn vùng xoang hàm đau, bệnh nhân có thể xì kèm theo có tràn khí dưới da. Ấn vùng xoang hàm đau, bệnh nhân có thể xì ra máu.
2.4.2. Chấn thương kín: vật cứng đập mạnh vào thành xoang hay ngã... có thể gây dập vỡ thành xoang hàm. gây dập vỡ thành xoang hàm.
- Nửa mặt bên chấn thương sưng nề, da bầm tím, đau và ấn đau.
- Có lún hay gồ xương, tràn khí dưới da, nề tím môi trên, mí mắt, xuất huyết màng tiếp hợp.
- Chảy máu ở vết thương, từ trong xoang ra qua mũi, khám: có máu đọng ở ngách mũi giữa.
- X-quang: Sọ nghiêng và Blondeau: xoang bị mờ có vết rạn có thể do tụ máu hoặc có dị vật trong xoang cần chụp thêm C.T.Scan tư thế Axial và coronal để đánh giá đầy đủ hơn.
2.4.3. Xử trí:
- Nếu thủng nhỏ, chỉ rạn xương: lau rửa vết thương, cầm máu, rỏ mũi thông thoáng, cho kháng sinh theo dõi, vết thương có thể tự liền.
- Nếu thủng rộng, vỡ xương cần phẫu thuật: lấy bỏ dị vật, mảnh xương vỡ, làm lỗ dẫn lưu mũi xoang, cố định thành mũi xoang.
2.5. Chấn thương phối hợp.
2.5.1. Đặc điểm: khi có chấn thương vỡ khối xương mặt, đường vỡ được phân theo 3 tầng: theo 3 tầng:
- Tầng trên chủ yếu liên quan tới mắt.
- Tầng giữa chủ yếu mũi, xoang.
2.5.2. Triệu chứng:
- Sốc, tụt lưỡi, khó thở, sặc máu...
- Sưng nề, bầm tím có thể rách da...
- Biến dạng vùng mặt.
- Các triệu chứng ở mắt: nhìn đôi, phù nề, bầm tím ở mắt, màng tiếp hợp, chảy máu ở mắt...
- Các triệu chứng ở răng miệng: không cử động được hàm trên, đau khi há mồm, thường có kèm theo có chấn thương sọ não.
2.5.3. Xử trí: chống sốc, kéo cố định lưỡi, cầm máu mũi, mở khí quản khi có nguy cơ khó thở. Xử trí chấn thương sọ não, xử trí vết thương xoang. nguy cơ khó thở. Xử trí chấn thương sọ não, xử trí vết thương xoang.