1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên CĐSP

106 130 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 249,16 KB

Nội dung

Việc tìm ra các biện pháp để khắc phục những khó khăn tâm lý tronghoạt động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số, đồng thời giúp nhữngsinh viên này tự tìm ra cho bản thân cách thức

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

-*** -

LÊ XUÂN TRƯỜNG

NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM THỨ NHẤT

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SƠN LA

Chuyên ngành: Tâm lý học

Mã số:60.31.80

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC TÂM LÝ

Người hướng dẫn khoa học

PGS TRẦN TRỌNG THUỶ

HÀ NỘI - 2007

Trang 2

để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước Các nhà trường CĐSP là một khâu mắt xích không thể thiếu trong nhiệm vụ đó, nó có một vai trò vô cùng quantrọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Do vậy trường CĐSPphải thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo những sinh viên sư phạm, trang bịcho họ những tri thức khoa học, nghiệp vụ sư phạm để họ trở thành nhữngngười giáo viên có đủ khả năng dạy học và giáo dục.

-Mục tiêu của Đảng và nhà nước ta hiện nay là đưa đất nước phát triển đilên về mọi mặt, bên cạnh đó rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các tỉnhmiền núi so với các tỉnh đồng bằng Nhiệm vụ đó đã được thực hiện thông quanhiều chính sách đầu tư, đặc biệt trong đó có giáo dục, thể hiện như: xây dựng

cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị cho các trường học, đào tạo đội ngũ giáoviên có trình độ đáp ứng các yêu cầu của sự đổi mới câu hỏi đặt ra là làm thếnào để nâng cao chất lượng dạy - học của của giáo viên - học sinh luôn là vấn

đề được quan tâm

Trong quá trình học tập tại trường CĐSP, sinh viên phải trải qua rấtnhiều khó khăn, nhất là đối với sinh viên năm thứ nhất và đặc biệt là sinh viên

Trang 3

các dân tộc thiểu số miền núi Những sinh viên này phải tiếp cận với nội dungtri thức mới với số lượng và nội dung lớn hơn, phức tạp hơn so với phổ thông.Cách thức học tập cũng như phương pháp dạy của thầy cũng rất khác so vớiphổ thông Phần lớn những sinh này đều xuất thân từ những gia đình có kinh

tế khó khăn, trình độ học vấn của bố mẹ thấp, họ học tập ở môi trường phổthông với điều kiện không thuận lợi vậy nên trình độ đầu vào của những sinhviên này tương đối thấp, tiếng phổ thông chưa được thạo, chưa có sự bạo dạntrong giao lưu học hỏi Những yếu tố trên đã gây không ít những khó khăntâm lý cho sinh viên trong quá trình học tập Đứng trước những khó khăn tâm

lý đó nếu không có những cách thức khắc phục khó khăn thì sẽ dễ làm chosinh viên chán nản, bỏ bê Từ đó tạo cho họ sự trì trệ, buông xuôi, phó mặc vàkhông có động lực để phấn đấu

Việc tìm ra các biện pháp để khắc phục những khó khăn tâm lý tronghoạt động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số, đồng thời giúp nhữngsinh viên này tự tìm ra cho bản thân cách thức học tập hợp lý, ý thức đầy đủ

về khó khăn tâm lý sẽ gặp phải trong hoạt động học tập là việc làm rất cầnthiết nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập của họ

Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạtđộng học tập của sinh viên CĐSP song thật đáng tiếc chưa có đề tài nào thực

sự nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên các dân tộcthiểu số

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa trọn và nghiên cứu đề tài

"Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên các dân tộcthiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La"

Trang 4

2 Mục đích nghiên cứu

Phát hiện những khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên các dântộc thiểu số năm thứ nhất, nguyên nhân của những khó khăn đó, từ đó đưa racác biện pháp, cách thức tác động nhằm hạn chế những khó khăn

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3 1 Đối tượng nghiên cứu: Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học

tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La

3 2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất

trường CĐSP Sơn La (thăm dò khoảng trên 150 sinh viên dân tộc thiểu sốnăm thứ nhất)

4 Giả thuyết khoa học

Sinh viên các dân tộc thiểu số thường gặp những khó khăn tâm lý tronghọc tập đặc biệt là năm thứ nhất, cụ thể như: Khó khăn tâm lý trong nhận thức,thái độ, hành vi; trong phương pháp học, điều kiện học tập, môi trường sống

và môi trường học tập; khả năng hiện có của của các em Những khó khăn đó

có ảnh hưởng nhất định đến kết quả học tập của họ Nếu rèn luyện cho các emthói quen tự tin, bạo dạn trong học học tập cũng như trong giao tiếp và các kỹnăng cần thiết trong học tâp thì sẽ nâng cao được chất lượng kết quả học tập

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:

5 1 Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài

nghiên cứu (học tập, khó khăn tâm lý trong học tập, ảnh hưởng của khó khăntâm lý đến kết quả học tập

5.2 Phát hiện thực trạng những khó khăn tâm lý trong học tập của sinh

viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP và nguyên nhân nảy sinhnhững khó khăn tâm lý đó

Trang 5

5.3 Xây dựng chân dung điển hình về khăn tâm lý trong học tập của

sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La

5.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn tâm lý

đó

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng những khó khăn tâm lý trong hoạtđộng học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất, thử nghiệm mộtvài biện pháp tác động nhằm hạn chế những khó khăn tâm lý đó

7 Địa bàn nghiên cứu

Trường CĐSP Sơn La và một số gia đình có con em là sinh viên cácdân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La ở các huyện lân cận

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

8.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

8.2.1 Phương pháp trò chuyện phỏng vấn

8.2.2 Phương pháp quan sát

8.2.3 Phương pháp điều tra viết

8.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

8.2.5 Phương pháp nghiên cứu điển hình

8.3 Phương pháp thống kê toán học

Trang 6

Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1 1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Khó khăn tâm lý trong học tập là một vấn đề còn ít được quan tâmnghiên cứu trong lịch sử tâm lý học trên thế giới cũng như ở Việt Nam Sauđây chúng tôi xin đưa ra một số quan điểm nghiên cứu về khó khăn tâm lýtrong học tập của một số tác giả của nước ngoài và Việt Nam

1.1.1 Ở nước ngoài

Trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX bà Bianka Zazzo, giáo sư đại họcEPHE Pari cùng các cộng sự là 12 chuyên gia cấp cao về tâm lý, y khoa vàgiáo dục đã nghiên cứu trẻ em từ lớp mẫu giáo đến cuối lớp 1 đã chỉ ra:

“khó khăn tâm lý lớn nhất mà trẻ gặp phải làm cản trở đến sự thích ứng vớiHĐHT của trẻ là sự thay đổi môi trường hoạt động một cách triệt để , gọi

là chuyển dạng hoạt động chủ đạo trẻ mẫu giáo lấy hoạt động vui chơi làmhoạt động chủ đạo, vừa học vừa chơi, hoạt động đa dạng, tính tự do tuỳhứng cá nhân nặng hơn là tính chỉ đạo của giáo viên, người lớn tuổi Bướcsang lớp 1, học tập là hoạt động chủ đạo, học sinh phải chấp hành nghiêmchỉnh mọi quy định theo sự chỉ đạo chặt chẽ của giáo viên, theo nguyên tắclớp học Vì thế, trẻ nào vượt qua được khó khăn này thì sẽ học tốt, cònkhông vượt được thì sẽ dẫn đến tình trạng chán học, kết quả không cao”.Theo [42;19]

- Cũng với đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 1, tác giả A.VPetrovxki đã chia khó khăn tâm lí của trẻ em khi đi học lớp 1 làm ba loại

+ Những khó khăn có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập mới + Khó khăn trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp mới với thầy cô và

bạn bè

Trang 7

+ khó khăn trong việc thích nghi với hoạt động mới, lúc đầu trẻ được

chuẩn bị của gia đình, nhà trường, xã hội nên trẻ có tâm trạng vui thích, sẵnsàng đi học, và sau giảm dần khát vọng và chán học [33;52]

Bên cạnh đó, tác giả đã đề cập đến những nguyên nhân dẫn đến khókhăn, ảnh hưởng của những khó khăn nêu trên đến đời sống của trẻ và đề xuấtmột số biện pháp giải quyết khó khăn cho trẻ Như vậy, tác giả đã đi sâunghiên cứu những khó khăn tâm lý đối với hoạt động học tập nhưng đó mớichỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ở học sinh lớp 1

Theo nhà tâm lí học Mauricé Deberse, trong công trình khó khăn tâm lícủa trẻ đã chỉ ra rằng: Đứng trước ngưỡng cửa của lớp 1, trẻ em gặp rất nhiềukhó khăn tâm lí Điều này đã ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động họctập, làm cho trẻ sợ học, không muốn tới trường và kết quả học tập không cao

Ballard và Clauchy (1985) đã chỉ ra những khó khăn tâm lí trong quátrình học tập của từng SV châu Á khi học tại các trường đại học của Úc Haitác giả đã khẳng định : SV đến từ các nên văn hoá khác nhau thường đặt ra cácmục đích khác nhau trong cách nghĩ và cách học của họ Hầu hết SV nghĩ vàhọc theo cách mà họ đã được đào tạo ở trường phổ thông và đại học vì vậy họ

có thể đã thành công ở ngôi trường và đất nước của họ nhưng lại gặp thất bại

ở đất nước khác, môi trường học tập khác Bằng kinh nghiệm và kiến thứckhoa học của mình các tác giả và một số sinh viên, học viên cao học, nghiêncứu sinh người Nhật, Singapo, Indonexia tháo gỡ một số khó khăn tâm lí trongquá trình học tập và nghiên cứu tại trường ĐH của 2 ông Các tác giả kếtluận: Sinh viên cần phải có một sự chuyển biến lớn giữa các nền văn hoá, kiếnthức khác nhau để thích ứng với môi trường học tập mới

P.N Sullivan trong bài báo của mình đã tìm thấy: “ảnh hưởng của vănhoá xã hội đến những kiểu tương tác trong lớp học” tác giả đã chỉ ra rằng:

“những sinh viên Việt Nam đã quen với kiểu học tương tác mà trong đó việc

Trang 8

nói “đan xen và đồng thời” là chuẩn mực khi sang học các lớp học ở Mỹ lại

“im lặng” là do khó khăn tâm lí Ở Việt Nam, khi giáo viên đặt câu hỏi, mộtsinh viên đứng lên trả lời, còn những SV khác nói lên những suy nghĩ củamình một cách “đan xen và đồng thời” với SV đó Vì vậy, SV này có thể liênhợp các câu trả lời đúng Còn ở Mỹ, khi giáo viên đặt câu hỏi, SV thường tựtrả lời, không trông chờ bất cứ một sự giúp đỡ nào từ bạn bè, do vậy khi học ở

Mỹ, SV Việt Nam có thể cảm thấy nhút nhát hoặc im lặng bởi không khí màtrong đó có một người nói tại một thời điểm là cưỡng bức, SV Việt Namthường coi những thành viên khác trong lớp là một phần cơ thể của mình,thiếu họ, SV ấy cảm thấy mất tự tin

1.1.2 Ở Việt Nam:

Từ trước đến nay, vấn đề khó khăn tâm lí được các nhà tâm lí học, giáodục học nghiên cứu chưa nhiều, một số tác giả tiêu biểu như Trần Trọng Thuỷ,Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Thị Nhất, Phạm Thị Đức đã có một số bài viết đềcập đến vấn đề này

- Nguyễn Khắc Viện trong tác phẩm “Nỗi khổ của con em chúng ta” đãnêu ra những khó khăn tâm lí mà học sinh lớp 1 gặp phải đó là:

+ Trẻ phải giữ kỉ luật lớp học , phải ngồi yên cả buổi, cả tiết học, chịu

áp lực, gò bó

+ Trẻ phải học một chương trình nặng hơn so với tuổi mẫu giáo

+ Trẻ ít được vỗ về, âu yếm hơn trước và trẻ luôn chịu sự kiểm tra,đánh giá của bố mẹ

- Trong tác phẩm “6 tuổi vào lớp 1” Nhà giáo dục Nguyễn Thị Nhất đãchỉ ra nhiều khó khăn tâm lí mà trẻ lớp 1 phải vượt qua Tác giả cho rằng:

“Trong quá trình lớn lên của trẻ em có những bước ngoặt chuyển từ giai đoạnnày sang giai đoạn khác, trẻ em đòi hỏi phải thay đổi phương thức hoạt động

Trang 9

một cách triệt để” Đồng thời tác giả cũng nêu ra một số khó khăn tâm lí cụthể mà trẻ lớp 1 phải vượt qua:

+ Trẻ phải rời bỏ cuộc sống thoải mái, đa dạng, vui nhộn, hoạt động tuỳhứng ở mẫu giáo để khép mình vào kỉ luật nghiêm khắc của lớp học phổthông

+ Trẻ gặp những khó khăn trong quan hệ với thầy cô

+ Trẻ bị “vỡ mộng” khi vào lớp 1 vì sự hân hoan chờ đón những điềuhấp dẫn, được thay bằng những điều khác xa với tưởng tượng của trẻ [34]

- Trong bài viết “Chuẩn bị tâm lí cho trẻ vào lớp 1” tác giả Phạm ThịĐức cũng nêu ra một số khó khăn tâm lí của trẻ em khi đi học:

+ Trẻ chưa quen với chế độ học tập

+ Chưa có thói quen nắm các dữ kiện câu hỏi của bài tập, yêu cầu của

cô giáo trước khi bắt tay vào hành động

+ Nhút nhát, mất bình tĩnh trước hoàn cảnh mới

+ Chưa có động cơ học tập đúng đắn

Năm 1995, trong bài “Những khó khăn tâm lí” trong quá trình giải toáncủa học sinh tiểu học”, tác giả Nguyễn Thị Hải đã đề cập đến các nguyên nhânkhác nhau và hạn chế năng lực giải toán của học sinh tiểu học

- Tác giả Nguyễn Thanh Sơn trong bài viết “Những khó khăn của họcsinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam” đã phân tíchnhững khó khăn của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển ViệtNam và chỉ ra những khó khăn mà học sinh gặp phải là:

+ Hoàn cảnh giao tiếp của học sinh miền núi bị hạn chế

+ Vốn từ ngữ của học sinh miền núi còn thiếu và yếu

+ Năng lực cảm thụ một câu, một đoạn thơ yếu

Theo tác giả nguyên nhân đến tình trạng này là do tầm văn hoá, vốnsống, vốn hiểu biết của SV còn hạn chế [37;22] Do vậy để nâng cao cảm thụ

Trang 10

1 0

văn học ở SV thì trước hết phải nâng cao tầm văn hoá của SV lên, cần mởrộng tầm hiểu biết cuộc sống, xã hội cho SV Những hoạt động ngoại khoá,tham quan du lịch, câu lạc bộ văn học … là những hoạt động rất bổ ích đối vớiSV

- Trong bài viết “Một số trở ngại tâm lí của trẻ khi vào học lớp 1” tácgiả Vũ Ngọc Hà đã chỉ ra một số trở ngại tâm lí mà trẻ thường gặp khi vàohọc lớp 1 đó là:

+ Khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới

+ Khó khăn trong các mối quan hệ

+ Khó khăn khi phải đến trường [9]

- Tác giả Nguyễn Xuân Thức với các bài viết “Khó khăn tâm lí của trẻ

em đi học lớp 1”; “Thực trạng khó khăn tâm lí và biểu hiện của chúng ở họcsinh lớp 1 tiểu học” và “Các nguyên nhân khó khăn tâm lí của học sinh khi đihọc lớp 1” đã cho rằng: Trẻ em mẫu giáo lớn khi bước vào học lớp 1 gặpnhững khó khăn tâm lí mà chính những khó khăn này làm cản trở sự thích ứngvới hoạt động học tập của các em, dẫn đến trẻ sợ học và kết quả học tập khôngcao, trong đó tác giả đồng ý với quan điểm của A.V Petropxki cho rằng: khókhăn tâm lí của trẻ khi đi học lớp 1 gồm 3 loại:

+ Thứ nhất: Những khó khăn có liên quan đến đặc điểm của chế độ họctập mới mẻ

+ Thứ hai: Khó khăn trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp mới với thầy

cô và bạn bè, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè

+ Thứ ba: Trẻ mất dần khát vọng học tập ban đầu và chán học [44;32]

- Những năm gần đây có một số luận văn thạc sỹ đã quan tâm nghiêncứu về khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của sinh viên như:

+ Năm 2001 Nguyễn Thị Nhân Ái với đề tài: “Tìm hiểu những khókhăn tâm lí trong quá trình giải bài tập hình học của học sinh lớp 11 THPT”

Trang 11

+ Năm 2002 Nguyễn Thị Thu Huyền với đề tài “Thực trạng khó khăntâm lí trong quá trình giải bài tập thực hành các thao tác kĩ thuật của sinh viêntrường CĐSP kĩ thuật Vinh”

+Năm 2004 Nguyễn Văn Diệp với đề tài “Những khó khăn tâm lí trongquá trình học tập của sinh viên năm thứ nhất trường CĐSP Điện Biên

+ Năm 2005 Đỗ Văn Bình với đề tài “Nghiên cứu khó khăn tâm lí tronghoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất CĐSP Quảng Trị”

Nhìn chung vấn đề khó khăn tâm lí đã được các nhà tâm lí, giáo dụctrong và ngoài nước đề cập đến song còn rất ít hoặc chưa làm rõ được bản chấtcủa khó khăn tâm lí, đặc biệt là khó khăn tâm lí trong học tập với sinh viêndân tộc thiểu số thì chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu, Xuất phát từnhững lí do trên chúng tôi đã đi vào nghiên cứu và chọn đề tài này làm luậnvăn tốt nghiệp của mình

1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONGHỌC TẬP CỦA SV NÓI CHUNG VÀ SV DTTS NĂM THỨ NHẤT NÓIRIÊNG

1.2.1 Khó khăn tâm lí

1.2.1.1 Khó khăn nói chung

Trong từ điển Anh - Việt [18;tr278] từ “difficulty” được dùng để chỉ sựkhó khăn, sự gay go, sự khắc nghiệt đòi hỏi nhiều nỗ lực để khắc phục

Người ta hay dùng từ “shock” để chỉ sự khó khăn, sự sỗc, sự choángváng trước một môi trường mới

Theo từ điển Pháp - Việt thì từ “difficulté” chỉ sự khó khăn, sự việc gâytrở ngại [8; tr335]

Theo từ điển tiếng Việt thông dụng [49;tr357] khó khăn có nghĩa là cónhiều trở ngại làm mất nhiều công sức

Trang 12

1 2

Theo “từ điển láy tiếng Việt” [14; tr20] Khó khăn nghĩa là có nhiều trởngại, làm mất nhiều công sức

Qua định nghĩa về khó khăn của các từ điển trên ta có thể hiểu khó khăn

là những trở ngại, rào cản, sự khắc nghiệt mà muốn vượt qua đòi hỏi phải có

sự nỗ lực

1.2.1.2 Khó khăn tâm lý

Qua nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu chúng tôi đưa ra định nghĩa về

khó khăn tâm lý như sau: Khó khăn tâm lí là toàn bộ những yếu tố tâm lí của

cá nhân, nảy sinh trong quá trình hoạt động, mà những yếu tố này tác động tiêu cực, thường làm cản trở, ảnh hưởng xấu tới tiến trình và kết quả của hoạt động đó.

Trong thực tiễn cuộc sống, bất kì một hoạt động nào của con ngườicũng đều gặp phải những khó khăn, kể cả những hoạt động đã được coi là đãtrở thành kĩ năng, kĩ xảo Những khó khăn gặp phải nếu con người ta khôngbiết cách khắc phục thì sẽ không vượt qua được hoặc nếu vượt qua thì hiệuquả công việc sẽ là rất thấp Đặc biệt là khi làm quen với hoạt động mới, môitrường mới

Những khó khăn, đặc biệt là những khó khăn tâm lí làm xuất hiệnnhững hiện tượng tiêu cực, gây sốc, choáng, mệt mỏi, nhìn chung là làm mấtphương hướng và những điều đó làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệuquả công việc, đặc biệt là đối với lứa tuổi mới lớn còn làm ảnh hưởng tiêu cựcđối với sự định hình về mặt nhân cách

Nhìn chung khó khăn tâm lí do những yếu tố bên ngoài (khách quan) vàyếu tố bên trong (chủ quan) gây nên

Những yếu tố bên ngoài được kể đến như là những điều kiện, phươngtiện hoạt động, môi trường gia đình, môi trường xã hội vv… những yếu tốnày ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình học tập của con người

Trang 13

Những yếu tố bên trong, chính là những yếu tố xuất phát từ bản thân nộitại mỗi cá nhân khi tham gia vào hoạt động: Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng,

kĩ xảo, hứng thú động cơ, những yếu tố này ảnh hưởng đến tiến trình và kếtquả hoạt động

Xét theo phương diện, nguồn gốc xuất phát, các yếu tố bên trong có thểphân làm 2 loại: yếu tố sinh học và yếu tố tâm lý

1.2.2 Hoạt động học tập của SVSP

1.2.2.1 Khái niệm hoạt động học tập

Hoạt động học tập là một dạng hoạt động trí tuệ, là một trong nhữnghình thức lao động chính của con người Nó quyết định trực tiếp đến sự pháttriển, hoàn thiện nhân cách con người cũng như sự tiến bộ, phát triển của lịch

sử nhân loại

Cuộc sống con người là một chuỗi những hoạt động đan xen, kế tiếpnhau, hoạt động học tập là một dạng hoạt động chính nhằm tiếp thu, lĩnh hộinhững thành tựu tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử mà loài người đã tích luỹđược trong suốt chiều dài lịch sử

Trong quá trình học tập, lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, tri thức của nhânloại, cá nhân có thể tiến hành bằng nhiều cách học khác nhau Thông thườnghọc có 2 dạng: học ngẫu nhiên và học có mục đích

Học ngẫu nhiên: Đây là kiểu học được thực hiện một cách không chủđịnh, nghĩa là người học lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm hình thành kĩ năng, kĩxảo thông qua việc thực hiện các hoạt động khác nhau trong đời sống hàngngày Kết quả của hoạt động này là những tri thức thu được rời rạc, không hệthống chỉ là những tri thức ngẫu nhiên tiền khoa học, mục đích của việc học sẽkhông trùng với mục đích của hoạt động Người học chỉ lĩnh hội những gìliên quan trực tiếp tới nhu cầu, hứng thú, các nhiệm vụ trước mắt, còn nhữngcái khác thì bỏ qua Với cách học này chỉ mang lại cho con người những kiến

Trang 14

1 4

thức tiền khoa học , có tính chất ngẫu nhiên, rời rạc, không hệ thống chứ chưathực sự là những tri thức khoa học

Trong thực tiễn, để tồn tại và phát triển cũng như để cải biến thế giớihiện thực, con người không thể chỉ dừng lại ở những tri thức kinh nghiệm màđòi hỏi phải có hệ thức khoa học thực sự có hệ thống, phải hình thành nhữngnăng lực thực tiễn mà cách học ngẫu nhiên dựa trên cơ sở hoạt động sốnghàng ngày không thể đáp ứng được Do vậy con người phải tiến hành hoạtđộng học tập dưới hình thức khác có hiệu quả hơn đó là học có mục đích

Học có mục đích: Đây là một dạng hoạt động đặc thù của con người.Người học chỉ có thể thực hiện được khi họ đã đạt được ở một trình độ nhấtđịnh như có khả năng điều chỉnh được những hành động của mình bằng mụcđích đã được ý thức, khả năng này chỉ bắt đầu được hình thành vào lúc trẻkhoảng 5 – 6 tuổi cách học này giúp chủ thể lĩnh hội tri thức một cách có hệthống, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Hoạt động học diễn ra theo

kế hoạch, chương trình đã được vạch ra từ trước phù hợp với tâm sinh lí lứatuổi

Như vậy chỉ có thực hiện hoạt động học theo đúng nghĩa là hoạt động

có ý thức , có mục đích, có kế hoạch của con người thì mới có thể hình thành

ở người học những tri thức khoa học, hình thành hành vi tích cực, hình thànhcấu trúc tương ứng của hoạt động tâm lí và sự phát triển toàn diện nhân cách

Khi bàn về hoạt động học tập có rất nhiều quan niệm khác nhau tuỳtheo góc độ nghiên cứu của các tác giả

Theo L B Enconhin: Hoạt động học tập là việc lĩnh hội tri thức, là việcxác định bởi cấu trúc và mức độ phát triển của hoạt động học tập[4; tr88]

A.N Leonchiev, P Ia Ganperin và N Ph Taludia coi học tập xuất phát

từ mục đích trực tiếp và từ nhiệm vụ giảng dạy được biểu hiện ở hình thức bênngoài và bên trong của hoạt động đó [27;89]

Trang 15

I B Intensơn cho rằng: Hoạt động học tập là dạng hoạt động đặc biệtcủa con người có mục đích nắm vững những tri thức, kĩ năng kĩ xảo và cácphương thức nhất định của hành vi Nó bao gồm cả ý nghĩa nhận thức và thựctiễn

A.V Petrovxki cho rằng: hoạt động học tập là vấn đề phẩm chất tư duy

và kết hợp các loại hoạt động trong việc thực hiện mục đích và nhiệm vụgiảng dạy

Còn N.V Cudơmina khi bàn về hoạt động học tập của sinh viên cũng đãcoi hoạt động học tập là loại nhận thức cơ bản của sinh viên được thực hiệndưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy Trong quá trình này việc nắm vữngnội dung cơ bản các thông tin mà thiếu nó thì không thể tiến hành được hoạtđộng nghề nghiệp tương lai

Như vậy các tác giả trên chưa có sự thống nhất hoàn toàn trong việcquan niệm về hoạt động học tập, tuy nhiên họ đều xem xét hoạt động học tậphoặc có liên quan đến nhận thức hoặc liên quan chỉ với tư duy hay nghềnghiệp Mỗi quan niệm thường nhấn mạnh một khía cạnh nào đó, nhưng cáctác giả cũng có điểm chung về hoạt động học tập là có mục đích tự giác, có ýthức về động cơ và trong đó diễn ra quá trình nhận thức, đặc biệt là quá trình

Trang 16

1 6

Theo tác giả Bùi Văn Huệ, “Hoạt động học tập là hoạt động có ý thứcnhằm thay đổi bản thân chủ thể hoạt động Trong hoạt động này, các phươngthức chung của việc thực hiện những hành động nhận thức và thực tiễn trởthành mục đích trung tâm của hoạt động [19 - 22]

Tác giả cũng cho rằng hoạt động học thực chất là hoạt động nhận thứcđược tổ chức một cách chuyên biệt để chiếm lĩnh những khái niệm khoa học.Nhà bác học nhận thức thế giới và phát hiện ra cái mới cho nhân loại Họcsinh bằng hoạt động lĩnh hội những cái mà các nhà bác học đã khám phá radưới sự tổ chức của giáo viên Nhờ vậy học sinh cũng lặp lại đúng quy luậtnhư quá trình phát minh của các nhà bác học Học sinh phát hiện ra cái mớicho chính bản thân mình, từ đó mà họ hoàn thiện nhân cách cho bản thân

Cùng quan điểm với Bùi Văn Huệ khi bàn về hoạt động học tập, tác giả

Lê Văn Hồng đã đưa ra khái niệm rất khoa học và được nhiều người thừanhận Theo ông: “hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người, đựơcđiều khiển bời mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo,những phương thức hành vi và các dạng hoạt động nhất định” [17;tr 106]

Như vậy từ những quan điểm của các tác giả nêu trên cho phép chúng tahiều hoạt động học tập là hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm lĩnh hộinhững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của loài người được kết tinh trong nền văn hoá

xã hội, biến nó thành vốn riêng của bản thân để từ đó vận dụng vào thực tiễnphục vụ cho cuộc sống và hoàn thiện nhân cách của bản thân

Hoạt động học tập có các đặc điểm cơ bản thể hiện bản chất của nó nhưsau: 1/đối tượng của hoạt động học tập là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tươngứng với nó; 2/hoạt động học tập là hoạt động hướng vào làm thay đổi và pháttriển tâm lí của chính chủ thể học tập; 3/Hoạt động học tập là hoạt động đượcđiều khiển bởi mục đích có ý thức nhằm tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩxảo; 4/Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ

Trang 17

năng, kĩ xảo mới (cái) mà còn tiếp thu cả những tri thức của chính bản thânhoạt động (cách).

1.2.2.2 Hoạt động học tập của sinh viên sư phạm

* Hoạt động học tập của sinh viên

Hoạt động học tập trong các trường ĐH, CĐ là hoạt động chủ đạo củangười SV vì qua hoạt động này, các mục đích cơ bản của việc đào tạo ngườichuyên gia được thực hiện Hoạt động này có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sựphát triển các quá trình và các thuộc tính tâm lý của SV, đến sự lĩnh hội trithức khoa học, các thông tin, các kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp quan trọng củahọ

Tác giả Nguyễn Thạc đã định nghĩa “HĐHT ở ĐH là một hoạt độngtâm lý được tổ chức một cách độc đáo của SV nhằm mục đích có ý thức làchuẩn bị trở thành người chuyên gia phát triển toàn diện, sáng tạo và có trình

độ nghiệp vụ cao” [38;tr90]

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục ở bậc ĐH, CĐ, từ yêu cầu của xã hộinên hoạt động học tập của người SV ngoài những đặc điểm chung của hoạtđộng học tập còn có những đặc điểm nổi bật sau:

HĐHT mang tính chất nghề nghiệp, tức là vào ĐH,CĐ thì sự phân hoá

về chuyên môn, chuyên ngành hẹp đã sâu sắc hơn nhiều so với phổ thông.Hoạt động học tập với tính chất chủ yếu là phục vụ cho các lĩnh vực nghềnghiệp trong tương lai nên trong quá trình học tập SV phải hoàn thành nhiệm

vụ chủ yếu là tiếp thu có sáng tạo, có phê phán ở trình độ cao những hiểu biết ,

kĩ năng cơ bản của nghề nghiệp tương lai Tức là họ phải phấn đấu nắm được

cơ sở, những vấn đề then chốt của nghề nghiệp mà họ cần đảm nhận sau khitốt nghiệp ĐH, CĐ với tư cách là một cán bộ khoa học, kĩ sư, chuyên viên, cửnhận, thợ có trình độ cao Do vậy, những tri thức họ lĩnh hội không phải lànhững tri thức phổ thông cơ bản mà là hệ thống các tri thức khoa học cơ bản,

Trang 18

1 8

cơ sở, tri thức chuyên nghành, tri thức công cụ và các kĩ năng, kĩ xảo tươngứng với chuyên ngành ấy

Hoạt động học tập của SV mang tính chất nghiên cứu, bên cạnh việclĩnh hội cái mới đối với bản thân (giống như học sinh phổ thông), SV bắt đầutham gia tìm kiếm, phát hiện cái mới (cái chưa hề biết) đối với nhân loại mộtcách vừa sức Vì thế, nghiên cứu khoa học trở thành một bộ phận có mối quan

hệ hữu cơ với hoạt động học tập Qua việc tập dượt nghiên cứu, giúp hìnhthành ở SV những phẩm chất, tác phong, phương pháp nghiên cứu, phươngpháp luận khoa học … của nhà nghiên cứu; góp phần giải quyết một cáchkhoa học những vấn đề do thực tiễn xã hội, thực tiễn cuộc sống, thực tiễn nghềnghiệp đặt ra Từ tính chất nghiên cứu của hoạt động học tập đòi hỏi người SVphải có thêm tính sáng tạo, tính thực tiễn, tính kiên nhẫn …vv Điều này cónghĩa là, trong quá trình học tập, dưới vai trò chủ đạo của giảng viên, SVkhông được nắm máy móc những chân lí có sẵn mà họ có khả năng tiếp nhậnnhững chân lí đó với óc phê phán, có thể khẳng định, phủ định, hoài nghi khoahọc, lật ngược vấn đề, đào sâu, mở rộng hoặc tìm ra cái mới Tính sáng tạocủa SV một mặt xuất phát từ kết quả của sự trưởng thành lứa tuổi, mặt khác

do yêu cầu của bản thân hoạt động học tập của SV trong thời đại mới Bêncạnh tính sáng tạo, người SV phải biết dự đoán chiều hướng phát triển và ứngdụng chuyên môn vào thực tiễn như thế nào Chú trọng đến việc đi sâu, nắmvững các tri thức chuyên môn, tránh “í luận suông” hoặc “thực tiễn mù quáng”nên hoạt động học tập phải thực hiện theo nguyên lí giáo dục “học phải đi đôivới hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với sản xuất xãhội”

Hoạt động học tập của SV là hoạt động lao động trí óc căng thẳng Điềunày do khối lượng tri thức cần tiếp thu ở ĐH, CĐ là tương đối lớn, tính chất

đa dạng cùng với mức độ phức tạp, trừu tượng của nội dung học tập Cường

Trang 19

độ hoạt động trí tuệ của SV phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nội dung, tính chấtphức tạp của các nhiệm vụ, trình độ tri thức, các kĩ năng kĩ xảo, năng lực,động cơ và tâm thế chung của nhân cách người SV Vì vậy, cần có sự độngviên có mục đích của giáo viên đối với SV trong quá trình giảng dạy và có sựchỉ dẫn cần thiết nhưng không mang tính chất áp đặt một chiều đối với họ.

Tính độc lập trí tuệ cao trong học tập Do tính chất của hoạt động họctập ở ĐH, CĐ, do yêu cầu của thực tiễn cuộc sống đã đòi hỏi SV phải có sựđộc lập trí tuệ cao trong học tập Họ phải tự ý thức về việc học tập của bảnthân Đó là sự tự nhận thức được bản thân là chủ thể của hoạt động học tập, làngười tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội, khám phá tri thức Tính độc lậptrong hoạt động học tập của SV thể hiện trong suốt quá trình học tập, từ việcgiải quyết các nhiệm vụ học tập đến việc sưu tầm tài liệu tham khảo, lập kếhoạch học tập phù hợp và thực hiện nó Trong HĐHT ngoài lớp không bắtbuộc, SV có thể đi thư viện đọc các tài liệu liên quan, tự cập nhật thông tinqua đài, báo, tivi, qua mạng internet… tự ý thức về học tập là vấn đề nhân lõitrong nhân cách của sinh viên Nó được thể hiện ở sự nhận thức về động cơ,mục đích, phương pháp học tập Điều này sẽ giúp SV học tập tốt hơn và tạođược khả năng thích ứng nhanh với HĐHT ở ĐH, CĐ Sở dĩ SV có khả năngđộc lập cao trong HĐHT là do kết quả phát triển tương đối hoàn thiện của cácchức năng tâm sinh lí ở lứa tuổi này Sự trưởng thành về mặt trí lực, tư duylôgic, thế giới quan và nhân sinh quan là cơ sở quan trọng của tính độc lập nóichung và trong học tập nói riêng của sinh viên Trên đây là những đặc điểm cơbản trong HĐHT của SV, giúp chúng ta thấy được sự khác biệt với các cấphọc, bậc học khác Nhưng đê hiều rõ hơn về hoạt động học tập ở ĐH, CĐ thìkhông thể dừng lại ở đây mà phải tìm hiều ở một số khía cạnh khác

Tính thực tiễn: SV học tập với tính năng động cao, phải biết dự đoánchiều hướng phát triển và ứng dụng chuyên môn vào thực tiễn như thế nào

Trang 20

2 0

Trong học tập SV cần chú trọng phương pháp bộ môn, chuyên nghành, cáchthức nghiên cứu khoa học, thực hành, thí nghiệm, phục vụ cho nghề nghiệptương lai Quá trình học tập của SV trên cơ sở nắm vững hệ thống kiến thức lýluận ở tầm cao, phát triển kĩ năng ứng dụng và năng lực sáng tạo trong mộtchuyên môn hẹp Tính thực tiễn trong học tập của SV còn cho thấy sự đáp ứng

về những đòi hỏi của xã hội với việc đào tạo đội ngũ chuyên gia trong các lĩnhvực hoạt động của đời sống xã hội trong thời đại mới Ngày nay ngoại ngữ vàtin học là những yêu cầu mang tính thời đại đối với SV, với tư cách là phươngtiện học tập, “chìa khoá” để mở ra kho tàng tri thức nhân loại và nghề nghiệptrong tương lai

Căn cứ vào phương diện thời gian, không gian, HĐHT ở đại học đượcchia thành ba hình thức sau

HĐHT trên lớp được quy định bởi mục đích, chương trình học tập,được thể chế hoá bằng thời khoá biểu, giáo trình, tài liệu học tập HĐHT đượctiến hành dưới sự hướng dẫn của giảng viên và bao gồm các giờ nghe giảng,thảo luận, xemine, ôn tập …vv Kết quả của hoạt động này do giảng viên đánhgiá

HĐHT ngoài lớp bắt buộc thường được tiến hành sau những giờ học ởtrên lớp, là sự hoàn tất một cách lôgic các giờ học trên lớp, ví dụ: Thực hành,thí nghiệm, thực địa, thực tế …vv Hoạt động này có thể có hoặc không có sựkiểm tra, giám sát của giảng viên nhưng kết quả sẽ được họ phân tích, đánhgiá

HĐHT ngoài lớp không bắt buộc của SV có liên quan đến việc nghiêncứu sâu và theo định hướng riêng, ví dụ: Hoạt động tự học, tự nghiên cứu …

vv Hình thức này không có sự kiểm tra, giám sát của giảng viên Nó đòi hỏi

sự nỗ lực ý chí, động cơ, tình cảm, niềm tin và nó mang tính chất sáng tạo,tính độc lập rõ nét

Trang 21

Sự phân chia thành các hình thức khác nhau của HĐHT ở ĐH, CĐ trênchỉ mang tính chất tương đối Trong thực tế, có những hoạt động không thểphân biệt ranh giới, xét ở góc độ này nó ở hình thức này, ở góc độ khác nó lạithuộc hình thức khác.

Một vấn đề nữa cần đề cập trong HĐHT của sinh viên là phương pháphọc tập M Klinin khi viết cho các sinh viên mới nhập học tại trường ĐH tổng

hợp Lêningrat đã nhấn mạnh: Nếu các bạn thu nhiều kiến thức đủ loại mà người ta không cung cấp cho bạn phương pháp, không dạy bạn cách tự lực xử

lý các vấn đề thì trường đại học đã không hoàn thành nhiệm vụ của nó Rõ

ràng, cách học ở ĐH của sinh viên sẽ khác với cách học của học sinh phổthông Đây là một vấn đề cần hết sức quan tâm trong hoạt động học tập của

SV Trong thực tiễn hiện nay, khi mà thời gian học thông thường là một hằng

số (cố định, bất biến trong khoảng từ 3 đến 6 năm), lượng tri thức ở ĐH, CĐ

là cái “vạn biến” (luôn tăng nhanh cả về lượng và chất) Vậy không thể họchết được, giải pháp hữu hiệu nhất là phải trang bị cho người học nhữngphương pháp học tập đúng đắn, giúp cho họ có được những công cụ, phươngtiện để họ có thể làm việc ở bất kỳ môi trường nào Không thể có cách họcnào bao trùm, thay thế hết thảy cho các cách học khác Ở ĐH,CĐ tuỳ từngmôn học có một cách học đặc thù riêng Do đó người giảng viên bên cạnh việctruyền đạt tốt tri thức còn cần phải hướng dẫn cho sinh viên cách học môn học

đó Mặt khác, ở ĐH, CĐ khối lượng tri thức dành cho SV tương đối lớn,trong khi đó thời gian nghe giảng ở trên lớp lại không nhiều Mâu thuẫn nàychỉ có thể giải quyết bằng việc tự học của SV Do vậy, tự học và sử dụng thờigian hợp lí được coi là một cách thức học tập hiệu quả của SV Qua việc tựhọc, sinh viên sẽ mở rộng được kiến thức của mình đồng thời họ dần tạo racho mình một phương pháp làm việc độc lập, có hiệu quả Tuy nhiện việc tự

Trang 22

2 2

học cũng phải đặt trong mối quan hệ với vai trò của người giảng viên (người

tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh)

Tóm lại, hoạt động học tập của sinh viên thực sự là một loại lao động trí

óc căng thẳng Học tập của SV diễn ra trong môi trường chuyên nghiệp mangtính chất đặc thù của nghề nghiệp tương lai như của ngành học Nghĩa là họctập của SV đồng thời phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và nghiệp vụ ởtrình độ cao Trong quá trình học tập, SV phải giải quyết các nhiệm vụ học tậpthông qua việc thực hiện hệ thống hành động học tập cũng như sự tự kiểm tra

và đánh giá các kết quả của chúng Nội dung học tập bao gồm việc học thôngtin, học kĩ năng, thái độ, học cách chuyển giao học tập Học tập nhằm các mụcđích cơ bản là thu thập thông tin, xây dựng phương pháp học tập, ghi nhớ cóchọn lọc tài liệu học tập, phát triển tư duy sáng tạo, trí tuệ của chủ thể và ápdụng thông tin vào thực tế Có thể nói rằng ở trường ĐH, CĐ mục tiêu học tậpcủa sinh viên là học cách học để làm tiền đề cho việc học tập suốt đời Hiệnnay trong xu thế thời đại, SV học tập thực sự vì cuộc sống, vì nghề nghiệptương lai của bản thân Do vậy SV luôn phải biết làm chủ quá trình học tập,biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biết kết hợp quá trình nhânhoá với quá trình xã hội hoá tron học tập của bản thân nhằm đạt tới việc tự họcsuốt đời

* Hoạt động học tập của sinh viên sư phạm

Hoạt động học tập của SVSP về cơ bản diễn ra như hoạt động học tậpcủa các SV khác Song do đặc thù của nghề nghiệp nên nó vẫn có một số đặctrưng khác biệt, đó là: SVSP học tập để tích luỹ tri thức, hình thành kĩ năng, kĩxảo tương ứng theo chuyên ngành, chuyên môn sâu, đồng thời tích cực rènluyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm với mục đích khi kết thúc học tập ở cáctrường ĐH, CĐSP họ sẽ là lực lượng tri thức trẻ tham gia vào hoạt động giảngdạy, giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội Do vậy bên cạnh

Trang 23

những đặc điểm về hoạt động học tập của sinh viên nói chung, hoạt động họctập của SVSP còn có một số đặc điểm nổi bật sau:

Việc học tập của SVSP không chỉ đáp ứng nhu cầu chuyên môn, chuyênsâu mà còn phải đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, nghề nghiệp, hình thành và pháttriển nhân cách người giáo viên tương lai Hoạt động học tập của SVSP bêncạnh việc “học chữ” điều quan trọng cần chú ý là học làm thầy Để trở thànhnhững thầy cô giáo tương lai dẫn dắt các thế hệ trẻ trở thành những công dân

có ích cho đất nước Khi còn là SV họ phải được đào tạo một cách toàn diệnnhằm hoàn thiện nhân cách người thầy giáo với tư cách là “công cụ chủ thể”trong hoạt động nghề nghiệp

Nội dung học tập của SVSP bao gồm:

Khoa học cơ bản: Triết học, lịch sử Đảng, kinh tế - chính trị học nhằm

trang bị hệ thống kiến thức khoa học về kinh tế - chính trị - xã hội làm cơ sởhình thành, củng cố thế giới quan khoa học cho những thầy cô giáo trongtương lai

Khoa học chuyên ngành: Toán học, vật lí, hoá học, văn học … trang bị

những kiến thức chuyên sâu của việc đào tạo chuyên gia và làm cơ sở để SVtham gia nghiên cứu khoa học và tiếp tục học tập suốt đời

Nghiệp vụ sư phạm: Tâm lí học, giáo dục học, phương pháp giảng dạy

bộ môn, giao tiếp sư phạm, thực tế, kiến tập, thực tập sư phạm nhằm trang bị

hệ thống kiến thức khoa học cần thiết làm cơ sở cho công tác dạy học và giáodục sau này, qua đó kết hợp “học đi đôi với hành” nhằm hình thành và pháttriển kĩ năng nghề nghiệp cho SV

Ngoại ngữ, tin học: với tư cách là công cụ “chìa khoá” là phương tiện

học tập phục vụ việc nghiên cứu công tác giảng dạy và xu thế học tập suốtđời

Trang 24

2 4

Thể dục: nhằm rèn luyện sức khoẻ Việc học tập quân sự nhằm hình

thành phát triển tri thức, nghĩa vụ công dân, nâng cao tinh thần kỷ luật

Các môn học tự chọn: Nữ công, nhạc hoạ phát triển năng khiếu trình

độ thẩm mỹ

Hoạt động học tập của SV sư phạm có đối tượng là hệ thống kiến thức,

kĩ năng, kĩ xảo và cách thức chiếm lĩnh chúng thuộc các lĩnh vực khoa họcchuyên ngành, nghiệp vụ sư phạm Đó chính là động cơ thời sự của hoạt độnghọc tập chứa đựng khả năng đáp ứng nhu cầu học tập Đối tượng của hoạtđộng là động cơ thật sự của hoạt động Dĩ nhiên nó có thể là vật chất hay tinhthần, là có trong tri giác thực sự hay là chỉ có trong tưởng tượng, trong ý nghĩ.Điều chủ yếu là đằng sau nó bao giờ cũng là nhu cầu, nó bao giờ cũng đápứng một nhu cầu này hay một nhu cầu khác Bản thân đối tượng của hoạt độnghiện ra được chủ thể cũng như là đối tượng đáp ứng một nhu cầu này hay nhucầu khác của chủ thể và “chính đối tượng của hoạt động không những sinh rađối tượng của hình tượng mà còn sinh ra đối tượng của nhu cầu”

Trong quá trình học tập ở trường SP, SV phải xác định và hoàn thànhcác mục đích cơ bản của việc đào tạo người thầy giáo tương lai Thông quahoạt động học tập, SV trang bị cho mình hệ thống kiến thức khoa học đáp ứngyêu cầu nghề dạy học Đặc biệt trong thời đại ngày nay, những yêu cầu đối vớiviệc học tập của SVSP là rất cao, không chỉ về chuyên ngành mà còn cả vềnghiệp vụ sư phạm, cách giao tiếp, ứng xử Ngoài những yêu cầu về chuyênmôn, SVSP còn phải học các phương pháp sư phạm, cách thức tổ chức, thiết

kế, tiến hành các hoạt động sư phạm, sử dụng các phương tiện dạy học hiệnđại, đáp ứng yêu cầu của việc chuyển dịch kép “từ mô hình truyền thống sang

mô hình thông tin” đồng thời cố gắng từng bộ phận đi vào mô hình kiến thức

Vì vậy các trường SP cần phải dạy “cách học mới cho SVSP, tạo cho họ khảnăng tự học”

Trang 25

Trong xu thế phát triển của thời đại, sự tác động mạnh mẽ của tiến trìnhtoàn cầu hoá, nhiều vấn đề mới đã được đặt ra cho các nền giáo dục của cácquốc gia nói chung, đối với hệ thống giáo dục của Việt Nam, đặc biệt là giáodục ĐH nói riêng Chính vì vậy, hoạt động học tập của SVSP không nằmngoài sự tác động đó Theo nhận định của các chuyên gia: trong thế kỷ XXI,với ảnh hưởng sâu sắc của công nghệ thông tin, một mô hình giáo dục ĐHmới sẽ được hình thành và phát triển Trong đó việc học tập trên mạng “khônggian điều khiển” nắm giữ vai trò chính trong quá trình chuyển giao kiến thức

có hiệu quả Vì vậy vai trò của người thầy giáo cũng sẽ thay đổi từ một giáoviên trên bục giảng trở thành “người thầy trên mạng” Không gian và thời giangiáo dục sẽ không còn bị bó hẹp như trước đây mà sẽ được mở rộng và có thểhọc tập suốt đời nếu chủ thể có nhu cầu, để đáp ứng yêu cầu mới của thời đại,học phải có trình độ chuyên môn cao, có khả năng phân tích và phê phán, sángtạo và thực hiện các nghĩa vụ xã hội SVSP trong quá trình học tập phải họccách dạy học nói chung và dạy bộ môn nói riêng thông qua việc học tập lí luậndạy học kết hợp với việc học tập phương pháp dạy học mỗi bộ môn cụ thể.Học cách chuyển tải tổ chức cho người học lĩnh hội kiến thức một cách dễdàng, mạch lạc, dễ hiểu và hấp dẫn Học cách sử dụng các phương tiện dạyhọc hiện đại SVSP không chỉ học cách dạy chữ (dạy học) mà còn phải biếtcách dạy người (giáo dục) nghĩa là học hướng vào việc hình thành và pháttriển năng lực đối với bản thân Đồng thời để có thể thực hiện tốt dạy học vàgiáo dục sau này, mỗi SVSP phải tích cực học tập, rèn luyện khả năng giaotiếp sư phạm, trau dồi vốn ngôn ngữ, khả năng diễn đạt trước học sinh

Có thể nói một cách khái quát rằng, ở trường ĐH, CĐ mục tiêu học củaSVSP là học cách học, làm tiền đề cho việc học suốt đời của bản thân, đồngthời làm chuyên gia dạy về cách học cho HS sau khi tốt nghiệp trở thành giáoviên Trong xu thế thời đại, SVSP ngày nay phải thực sự làm chủ quá trình

Trang 26

2 6

học tập, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biết kết hợp quátrình cá nhân hoá với quá trình xã hội hoá trong học tập của bản thân nhằm đạttới việc “tự học - học suốt đời” đáp ứng những yêu cầu của nghề dạy họctrong xã hội hiện đại

1.2.2.3 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của sinh viên sư phạm

* Khái niệm sinh viên và sinh viên sư phạm

Thuật ngữ SV có nguồn gốc từ tiếng la tinh “students”có nghĩa là ngườilàm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm khai thức tri thức Nó được dùngnghĩa tương đương với từ “student” trong tiếng Anh, “etudiant” trong tiếngPháp để chỉ những người theo học ở bậc ĐH và CĐ, những người đang họctập và rèn luyện để lĩnh hội một trình độ chuyên môn cao Theo quy định củatrường ĐH và CĐ thì lứa tuổi SV hiện nay thường là từ 17 đến 23 tuổi nghĩa

là họ trung với giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên

Khái niệm SV được sử dụng rộng rãi hiện nay và được các nhà nghiêncứu chấp nhận với nghĩa: SV là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt, lànhững người đang trong quá trình tích luỹ tri thức nghề nghiệp để trở thànhnhững chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, hoạt động, lao động trong mộtlĩnh vực nhất định có ích cho xã hội

Sinh viên sư phạm là những sinh viên đang học tập, rèn luyện trong cáctrường ĐH, CĐSP Họ được đào tạo theo chương trình chuyên biệt, sinh viên

có nhiệm vụ học tập, tích luỹ tri thức, trau dồi đạo đức, rèn luyện nghiệp vụ sưphạm, phát triển nhân cách toàn diện để trở thành những thầy giáo trong tươnglai

Tóm lại, sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng, họ lànhững người thuộc đội ngũ tri thức trẻ, là nguồn nhân lực quan trọng quyếtđịnh sự sự phát triển kinh tế và sự phát triển của xã hội Họ là những ngườinăng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và luôn mong muốn đem hiểu biết

Trang 27

của mình tham gia, đóng góp vào các hoạt động, các mối quan hệ xã hội nhằmhoàn thiện nhân cách của bản thân và góp phần chung vào sự phát triển của xãhội.

* Đặc điểm lứa tuổi của sinh viên

Với tư cách là đại biểu của nhóm xã hội đặc biệt, đang chuẩn bị chohoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội, sinh viên đang tích cựcchuẩn bị thực hiện vai trò xã hội và khẳng định chuyên môn của mình trongcác lĩnh vực Họ là lực lượng tri thức tiến bộ bổ sung cho nguồn nhân lực xãhội

Theo các nhà tâm lí học, xã hội học SV là những người thuộc lứa tuổi

từ 18 đến 25, ở lứa tuổi này về cơ bản con người đã đạt đến độ hoàn thiện vềmặt thể chất và ổn định về các nét tính cách Chính sự hoàn thiện này chophép sinh viên có thể giải quyết những vấn đề quan trọng mang tính chấtquyết định đến sự phát triển nhân cách của họ một cách độc lập Đó là việc lựachọn nghề nghiệp sau khi đã kết thúc học tập ở trường phổ thông Do tuổi SVnằm trong giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên, nên ở họ luôn bộc lộ sự nhiệttình, sôi nổi khát khao lí tưởng, hăng hái hoạt động muốn khẳng định mình và

có sự chín muồi nhất định của tuổi trưởng thành, cùng với một loạt các phẩmchất đặc trưng của người sinh viên được hình thành trong quá trình học tập, tudưỡng ở trường ĐH và CĐ

Tuổi sinh viên là thời gian nở rộ nhất của sự phát triển nói chung và tâm

lí nhân cách nói riêng Đây là lứa tuổi thuận lợi nhất cho sự hình thành và pháttriển các chức năng tâm lí quan trọng ở con người, đặc biệt là sự phát triểnnăng lực trí tuệ

Đặc điểm quan trọng nhất của lứa tuổi sinh viên là sự phát triển của tự ýthức, hơn nữa đây là giai đoạn tự ý thức phát triển rất cao Họ đã ý thức vàbiết đánh giá về hoạt động kết quả tác động của chính mình, biết đánh giá toàn

Trang 28

2 8

diện về bản thân, về vị trí của mình trong cuộc sống, trong xã hội, đây lànhững dấu hiệu giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triểnnhân cách

Thành phần quan trọng bậc nhất tạo nên sự phát triển tự ý thức của sinhviên là năng lực tự đánh giá, thể hiện thái độ đối với bản thân, biểu hiện cácphẩm chất và năng lực trong hoạt động, giao tiếp và tự giáo dục Tự đánh giá

là kết quả đánh giá từ bên ngoài, hình thành nên lòng tự trọng của cá nhânđảm bảo cho tính tích cực của nhân cách được thể hiện trong đời sống, trongmối quan hệ liên nhân cách, trong việc hình thành tính tự trọng trong nhâncách, tự đánh giá là thành phần không thể thiếu được, nó phản ánh năng lựchiểu biết và kĩ năng điều khiển chính mình

Tự đánh giá phản ánh mức độ thoả mãn của nhân cách về bản thân, làmức độ thoả mãn của chủ thể về trình độ phát triển các thuộc tính của cá nhân

Vì thế sự tự đánh giá của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạtđộng, đặc biệt là sự tự đánh giá về trí tuệ là một thành phần cơ bản trong cấutrúc tự nhận thức của sinh viên Nó có tác dụng lớn đối với sự phát triển cácphẩm chất trí tuệ trong quá trình học tập ở ĐH, CĐ, đi theo chiều hướng đúngđắn và hiệu quả Nếu SV tự đánh giá đặc điểm trí tuệ ở mức thấp sẽ gây ranhững khó khăn trong quá trình học tập, ngược lại những đặc điểm trí tuệđược đánh giá một cách đúng đắn và tích cực là cơ sở tốt cho hoạt động họctập ở ĐH, CĐ, ngoài ra lòng tự trọng, sự tự đánh giá về trí nhớ, tốc độ phảnứng … cũng có tác dụng rất lớn đến việc hình thành các phẩm chất quan trọngcủa người thầy giáo tương lai Kế hoạch trong cuộc đời và định hướng nghềnghiệp của SV là một bước chuyển căn bản trong nhận thức của họ được thểhiện ở việc xác định cho mình một nghề nghiệp nhất định Họ không chỉ dừnglại ở sự mơ ước, hoài bão mà còn tìm cách đạt tới và ấn định con đường thựchiện Mặc dù SV lựa chọn nghề nghiệp là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải

Trang 29

có hứng thú bền vững mới có thể xác định nghề nghiệp đúng đắn theo khảnăng và sở thích của mình.

Bước vào lứa tuổi SV khi mà việc xác định nghề nghiệp đã rõ ràng,người thanh niên chuyển sang giai đoạn mới và bắt đầu với các hình thức hoạtđộng mới Điều chúng tôi quan tâm là người SV sẽ giải quyết nhiệm vụ mớiđặt ra cho mình, nên trong đó việc thích ứng với hoạt động học tập được đặtlên hàng đầu, trong giai đoạn này, người SV phải đối mặt với những khó khănnhất định cả về thể chất và tinh thần Sự thay đổi của môi trường, sự thay đổiphương thức hoạt động … tất cả sẽ đòi hỏi người SV phải giải quyết để có thểhọc tập tốt và hình thành cơ sở vững chắc cho nghề nghiệp tương lai Việc giảiquyết hiệu quả những khó khăn giúp người SV có niềm tin và sự đúng đắn choviệc lựa chọn nghề nghiệp, là cơ sở để tự khẳng định nhân cách nhân cách vàcủng cố nghề nghiệp tương lai

Sự phát triển nhân cách của SV: Nhân cách của SV là nhân cách củacon người tuổi trẻ, đang trong thời gian chuẩn bị để thực hiện chức năng củangười chuyên gia có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực nào đó của xãhội

Tuổi SV là thời gian thuận lợi nhất của sự phát triển nhân cách, đây làlứa tuổi mà các chức năng tâm lý, đặc biệt là sự phát triển các năng lực trí tuệcủa con người diễn ra có hiệu quả nhất Tuy vậy để phát triển nhân cách toàndiện, điều quan trọng là người SV phải hiểu được tính không lặp lại trong tínhcách của mình Về vấn đề này B.G Ananhiev đã viết : “lứa tuổi SV là thời kỳphát triển tích cực nhất về tình cảm, đạo đức và thẩm mỹ, là giai đoạn hìnhthành và ổn định tính cách Đặc biệt là họ có vai trò xã hội của người lớn.Theo [38; tr61]

Sự trưởng thành về trí tuệ, đạo đức, xã hội được thể hiện ở kĩ năng tổchức học tập theo các khâu trong hoạt động học tập của SV Ngay từ năm thứ

Trang 30

3 0

nhất ở ĐH, CĐ sinh viên đã bộc lộ rõ khả năng phán đoán và thể hiện hành vimột cách độc lập Trong thời kì này sinh viên có sự biến đổi mạnh mẽ về động

cơ, sự thay đổi giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp

Một điều đáng chú ý trong nhân cách của SV ở giai đoạn này có biểuhiện của nó là sự tự đánh giá còn nhiều hạn chế như: mâu thuẫn, đôi khi thiếuthực tế, nhiều khi mơ hồ về chuẩn đánh giá, hay bị giao động nó được thểhiện bằng cách so sánh giữa “cái tôi”lí tưởng và cái tôi “thực tế”, đồng thời cáitôi lí tưởng không được thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, còn cái tôithực tế lại xa rời cuộc sống hiện thực và trở nên hão huyền Chính vì vậy SVnăm thứ nhất thường thiếu lòng tin ở bản thân, làm ảnh hưởng đến các hoạtđộng và điều quan trọng là nó làm ảnh hưởng đến hoạt động học tập của SV

Sự phát triển nhân cách của SV với tư cách là người chuyên gia tươnglai có trình độ ĐH, CĐ được diễn ra trong suốt quá trình học tập ở ĐH, CĐvới niềm tin về tư tưởng, xu hưởng nghề nghiệp được củng cố, các năng lựccần thiết được phát triển

Các quá trình tâm lí, các trạng thái tâm lí, vốn hiểu biết, kinh nghiệmsống được dần hoàn thiện và được nghề nghiệp hoá

Tình cảm, nghĩa vụ, ý thức, trách nhiệm, tính độc lập trong nghề nghiệpđược nâng cao và dần ổn định, SV trở nên vững vàng hơn trong lập trườngsống của bản thân, cách giải quết vấn đề trở nên chính xác, đúng đắn hơn Sựtrưởng thành về mặt xã hội, phẩm chất đạo đức, lĩnh hội kinh nghiệm xã hội

và kiến thức nghề nghiệp, đồng thời tính độc lập và sự sẵn sàng làm việc khikết thúc học tập được củng cố Trong sự phát triển nhân cách của SV, cho dù

đã dần đi vào ổn định nhưng nó vẫn là một quá trình luôn có sự nảy sinh vàgiải quyết các mâu thuẫn của sự chuyển hoá cái bên ngoài thành cái bên trong,trong đó bản thân sẽ là người quyết định cho sự phát triển ấy Chỉ khi nào bảnthân người SV nhận thức một cách đúng đắn những nội dung cơ bản cho sự

Trang 31

phát triển nhân cách của mình , thì khi ấy họ sẽ nỗ lực khắc phục những khókhăn, thử thách để hoàn thiện mình Tuy vậy công tác giáo dục SV năm thứnhất cũng cần giải quyết các nhiệm vụ là cho SV nhanh chóng thích ứng đượcvới sự đa dạng của cuộc sống mới, môi trường học tập và phương pháp họctập mới.

Tóm lại, tuổi SV là giai đoạn phát triển đạt tới độ trưởng thành cả vềsinh lí và tâm lí Đây là giai đoạn thuận lợi nhất cho các đặc điểm tâm lý của

SV đạt tới đỉnh cao Sự tích cực, sự tự giác của SV sẽ là yếu tố vô cùng quantrọng trong việc hình thành các phẩm chất nhân cách và nghề nghiệp tươnglai

* Một số đặc diểm của SV năm thứ nhất.

Hầu hết sinh viên năm thứ nhất là những người vừa rời khỏi ghế nhàtrường THPT và bước vào ngưỡng cửa của ĐH, CĐ Thông thường họ có độtuổi từ 17 đến 20 tuổi với sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ và ước mơ hoài bãotràn đầy Nhân cách của họ đã và đang phát triển mạnh, họ đã có ý thức vềnhững hành vi của mình

SV năm thứ nhất chưa có được phẩm chất nghề nghiệp chuyên biệtthuộc một nghành nhất định Họ là con em thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội

Do đó các yếu tố bẩm sinh di truyền đã được biến đổi của ảnh hưởng giáo dụccủa gia đình, trường phổ thông, các phong tục tập quán của địa phương vànhững điều kiện sống, sinh hoạt nói chung Vào trường ĐH, CĐ họ đã có một

số phẩm chất tương đối ổn định, phản ánh cho lối sống, phong tục, tập quáncủa địa phương và tầng lớp gia đình mình trong xã hội Do vậy trong cuộcsống tập thể năm thứ nhất thường có sự va chạm mạnh do tính độc đáo củanhân cách của tuổi trẻ Trong quá trình làm quen với cuộc sống tập thể đầutiên ở trường ĐH, CĐ, SV thường có hành vi bắt chước lẫn nhau do hiệntượng tập nhiễm trong một tập thể Ở đây SV chưa có quan điểm phân hoá đối

Trang 32

3 2

với các vai trò của mình Việc nắm được các đặc điểm nhân cách SV năm thứnhất có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nội dung, hình thức và phươngpháp tác động đến họ theo hướng hình thành nhân cách người chuyên giatương lai trong trường ĐH, CĐ Hình thành nhân cách người chuyên giakhông nằm ngoài quy luật chung là: nhân cách được bộc lộ, hình thành vàphát triển trong hoạt động và thông qua hoạt động Trong đó hoạt động họctập đóng vai trò là hoạt động chủ đạo, có ảnh hưởng quyết định đến nhận thứcnghề nghiệp và hoàn thiện nhân cách của sinh viên

1.2.3 Những khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của SV nói chung và SV dân tộc thiểu số nói riêng.

Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của HS, SV Nó là một loại hoạtđộng nhận thức, là loại lao động trí óc căng thẳng có cường độ cao Đây làhoạt động đặc thù của con người giúp con người hình thành, phát triển vàhoàn thiện tâm lí, nhân cách Do vậy trong quá trình tham gia vào hoạt độnghọc tập chủ thể gặp rất nhiều khó khăn tâm lí, đòi hỏi người học phải huyđộng tối đa những phẩm chất và năng lực tâm lí của bản thân để khắc phụcđược những trở ngại, khó khăn tâm lí nhằm tiếp cận được mục tiêu mà bảnthân đề ra

Thực tế đã chứng minh, người học dù ở lứa tuổi nào khi tham gia vào hoạtđộng học tập đều gặp những trở ngại, KKTL Sở dĩ có những hiện tượng này

là do các yếu tố khách quan và chủ quan gây ra như ảnh hưởng của đời sống,môi trường, cơ sở vật chất phục vụ cho học tập, năng lực, vốn kinh nghiệmsống bị hạn chế của chủ thể học tập đặc biệt là đối với những đối tượng khivừa chuyển đổi cấp học, phải làm quen với môi trường học tập mới thì nhữngkhó khăn tâm lí càng nhiều Những KKTL đó nếu không được phát hiện vàtháo gỡ kịp thời thì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động học tập của cánhân Làm cho cá nhân lo lắng, sợ hãi, xấu hổ, tự ti … và cứ thế họ sẽ bị cuốn

Trang 33

vào vòng luẩn quẩn của sự bế tắc Điều này không những ảnh hưởng đến kếtquả học tập mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của người học.

* Khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất

SV năm thứ nhất là những người vừa rời khỏi ghế nhà trường PT, để bướcvào môi trường học tập mới ở ĐH, CĐ Trong hoạt động học tập ban đầu họmang theo cả cách học, thói quen học ở trường PT áp dụng vào hoạt động họctập ở ĐH, CĐ nên họ gặp rất nhiều khó khăn tâm lí khi tham gia vào hoạtđộng học tập Ở trường PT, học sinh lĩnh hội tri thức đã được biên soạn saocho phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, nghĩa là chúng đã được SP hoá cao,còn ở ĐH, CĐ, sinh viên phải tiếp thu những kiến thức cơ bản, hệ thống và cótính khoa học cao Do đó, việc chuyển từ học tập ở phổ thông sang ĐH, CĐ đãgây ra những biến đổi mạnh mẽ của các điều kiện thực hiện hoạt động

Khác hẳn với trường phổ thông, tài liệu học tập ở trường ĐH, CĐkhông ngừng được thay đổi, hoàn cảnh trong giảng đường, trong nhà trường,KTX …cũng có sự thay đổi tất cả những thay đổi đó đã gây cho SV năm thứnhất một loạt những khó khăn tâm lí làm cản trở đến việc học tập của họ Một

số những khó khăn mà sinh viên năm thứ nhất thường gặp sau:

- Hiểu biết chưa nhiều về nghề sư phạm

- chưa thực sự làm quen với môi trường sinh viên

- Chưa có sự giao lưu hoà đồng với bạn bè

- Cảm thấy khoảng cách quá lớn trong quan hệ giữa giáo viên CĐSP vàsinh viên

- Chưa thích ứng với kiểu sinh hoạt, học tập của sinh viên

- cảm thấy có khoảng cách với những bạn là sinh viên dân tộc kinh

- Chưa thích ứng với phương pháp giảng dạy của giáo viên ở trườngCĐSP

- Quan hệ bạn bè, yêu đương làm ảnh hưởng đến thời gian học tập

Trang 34

3 4

- Chưa thực sự tự tin khi đưa ra những chính kiến của mình trong học tập

- Cảm thấy không cần phải phấn đấu học tập nhiều mà vẫn được ra trường

đi dạy

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lí trong hoạt động họctập của SV năm thứ nhất chúng ta có thể khái quát những nguyên nhân đónhư sau:

Nhóm nguyên nhân khách quan:

- Do phương pháp giảng dạy của thầy chưa phù hợp

- Do ít được hướng dẫn về phương pháp học tập

- Do ảnh hưởng của cách dạy cũ ở phổ thông

- Do thiếu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo

- Lượng tri thức tiếp thu ở trường ĐH, CĐ quá lớn

- Do tính chất học tập ở trường CĐ mà SV chưa thích ứng được

Nhóm nguyên nhân chủ quan:

- Do bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lí

- Do thiếu kinh nghiệm sống, hoạt động một cách độc lập

Một trong những khó khăn lớn nhất trong quá trình học tập của SV nămthứ nhất là do họ phải tiếp cận với một số lượng kiến thức lớn, song song với

nó họ phải hình thành được kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp với tính chất chuyênsâu Mục đích, nhiệm vụ học tập đòi hỏi cao nhưng họ lại chưa có kinhnghiệm học tập, họ thường áp dụng những phương pháp học tập đã quen sử

Trang 35

dụng ở phổ thông mà những phương pháp này không còn phù hợp với hoạtđộng học tập ở trường ĐH, CĐ Thực tế cho thấy, SV năm thứ nhất trong quátrình học tập họ thường lấy sự cần cù, chăm chỉ của mình để mong đổi lấy mộtkết quả học tập cao Đôi khi xảy ra với cả những SV học khá, giỏi cũng chưabiết cách lựa chọn, họ thường lấy việc tập trung sức lực chăm chỉ đọc sách,làm bài tập hay nghe giảng trên lớp để thay thế cho phương pháp học tập khoahọc mà lẽ ra họ phải có

Đối với SV năm thứ nhất ở các trường ĐH, CĐ, Ngoài những khó khăntâm lí chung của SV năm thứ nhất ở các trường ĐH, CĐ, Họ còn gặp phải rấtnhiều những khó khăn khác mang đặc trưng nghề nghiệp tương lai như: bêncạnh việc lĩnh hội những tri thức chuyên ngành họ còn phải học cách đối nhân

xử thế, cách giải quyết các tình huống SP… Việc rèn luyện các kĩ năng,nghiệp vụ SP rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của nghềnghiệp sau này của họ Đứng trước những đòi hỏi cao đó thì SV năm thứ nhất

ở các trường ĐH, CĐ sư phạm luôn phải chịu một sức ép rất lớn, đòi hỏi họphải mang hết sức lực và khả năng của mình mới mong hoàn thành đượcnhiệm vụ học tập Thực tế cho thấy, trước những gánh nặng, thử thách nàynhiều SV rất vất vả mới có thể vượt qua, trong đó có không ít SV do khôngbiết cách làm việc, vốn sống, vốn kinh nghiệm hạn chế dẫn đến kết quả họctập ở họ không cao Rõ ràng SV năm thứ nhất phải chịu nhiều căng thẳng,stress do khó khăn tâm lí trong học tập gây ra

Ở sinh viên dân tộc thiểu số phần lớn các em chú ý có chủ định pháttriển không cao, khả năng duy trì sự chú ý không bền trong các hoạt động, đặcbiệt là hoạt động học tập chính khoá Những hiện tượng "chú ý giả tạo", "chú

ý hình thức" xuất hiện (bề ngoài các em tỏ ra rất chú ý nhưng trong đầu suynghĩ lung tung không biết học cái gì)

Trang 36

3 6

Do khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế nên trong học tập, các emthường không hay lật đi lật lại vấn đề, phát hiện sai sót hoặc đưa ra những thắcmắc Các em thường có thói quen suy nghĩ một chiều, ngại đi vào những vấn

đề rắc rối, phức tạp, dễ thừa nhận những điều người khác nói Các phẩm chất

tư duy như sự linh hoạt, nhanh nhạy còn rất hạn chế, khả năng thay đổiphương pháp còn chậm, nhiều khi máy móc, dập khuôn

Tính tích cực giao tiếp của SV dân tộc thiểu số còn chưa cao trongviệc thiết lập mối quan hệ mới, các em còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu tínhchủ động Do đặc điểm nhận thức hạn chế, khả năng ngôn ngữ bị chi phối nên

đã hình thành nên ở SV dân tộc thiểu số thái độ giao tiếp thờ ơ, lãnh đạm(mặc dù bên trong khá tích cực), các em không biết sử dụng phối hợp ngônngữ và cử chỉ, biểu cảm thái độ đúng lúc, đúng chỗ SV dân tộc thiểu số gặpkhó khăn ở hiện tượng song ngữ, đa ngữ Sự giao thoa ngôn ngữ gây khó khăncho hoạt động nhận thức khi mà công cụ của tư duy bị hạn chế Trong HĐHT,

SV dân tộc thường bị động trong cách học, ngại giao tiếp với bạn bè, với thầy

cô, một phần là do tính tích cực giao tiếp chưa cao của các em chi phối Giữanhu cầu nhận thức với nhu cầu giao tiếp thường không thống nhất Sinh viêndân tộc thường mong muốn được đánh giá tốt, được khen nhưng ngại bộc lộmình, ngại nói, ngại viết Các em thích mở rộng tầm nhìn nhưng lại ngại suynghĩ về những vấn đề trừu tượng, khả năng định hướng trong giao tiếp thiếutrọng tâm, nhiều em mải chơi quên học, thích các hoạt động bề nổi, ít chútrọng vào việc ứng dụng tri thức đã học vào giải quyết các tình huống tronghọc tập

Tính tự ti là nét tính cách thường gặp ở SV dân tộc thiểu số Các emthường mặc cảm mình yếu, kém, lạc hậu không thể học giỏi được Sự tự trọngcủa các em đôi khi thái quá trở thành bảo thủ, hay tự ái, thường có những phảnứng mạnh khi bị xúc phạm, có thể dẫn đến hậu quả khó lường Các em thường

Trang 37

khó lấy lại lòng tin khi đã mất Trong lối sống, SV dân tộc thiểu số ưa phóngkhoáng, tự do, tự tại, không thích gò bó, nhiều thói quen chưa tốt, tác phong lề

mề, chậm chạp, thiếu ngăn nắp, tính độc lập chưa cao… những yếu tố trên ảnhhưởng không nhỏ đến công tác giáo dục, dạy học khi các em học trong môitrường ĐH, CĐ

Nói tóm lại SV năm thứ nhất là những người vừa rời khỏi ghế nhàtrường PT bước vào ngưỡng cửa của các trường ĐH, CĐ với bao bỡ ngỡ, lạlẫm Dường như mọi thứ đối với họ đều khác xa với môi trường sống và họctập ở phổ thông: Nội dung chương trình ngày càng nhiều, phương pháp họctập đòi hỏi phải có tính sáng tạo … Mặt khác SV đến từ nhiều môi trường,hoàn cảnh sống khác nhau, điều này đã gây ra những KKTL cho SV Nhữngkhó khăn này đối với SV không hoàn toàn giống nhau, có những SV nhanhchóng thích nghi và vượt qua, một số SV khác lại tỏ ra lúng túng, không lựachọn được phương pháp, cách thức học tập hợp lí Từ đó dẫn đến SV rất dễdẫn đến chán nản, bỏ bê nhiệm vụ học tập Vấn đề này thực sự nguy hại đến

sự hoàn thiện nhân cách của SV

Một thực trạng đáng quan tâm hiện nay ở các trường CĐSP miền núiphía bắc là chất lượng đào tạo chưa cao, ở các trường CĐSP đó tỉ lệ SV làngười DTTS chiếm tỉ lệ khá cao thường là từ 60% trở lên Có rất nhiềunguyên nhân dẫn đến thực trạng này, một trong những nguyên nhân quantrọng phải kể đến là do giảng viên không hiểu rõ đặc điểm tâm lý của sinhviên dân tộc nên biện pháp tác động của họ chưa hợp lí Do đó tìm hiểu đặcđiểm tâm lý của SV dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng của nhữngngười làm công tác giáo dục, dạy học ở miền núi Tuy nhiên đây là một việclàm khó khăn, đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu công phu, với cácphương pháp nghiên cứu đặc trưng

Trang 38

3 8

Bên cạnh những đặc điểm hạn chế, sinh viên dân tộc thiểu số cũng cónhững thuận lợi sau:

Bước vào học tập ở trường cao đẳng, SV dân tộc thiểu số đang trong độtuổi phát triển rực rỡ nhất về thể lực, trí tuệ, các phẩm chất nhân cách của các

em đã được định hình và phát triển tương đối ổn định

Về hoạt động nhận thức, do sống từ nhỏ trong không gian rộng, tiếp xúcnhiều với thiên nhiên nên mặt nhận thức cảm tính của SV dân tộc thiểu sốphát triển khá tốt Độ nhạy cảm về thính giác, thị giác giúp các em thuận lợihơn trong quá trình tri giác Trong học tập, các em thường trung thực, thẳngthắn, không "dấu dốt", các em rất ham hiểu biết và đặc biệt muốn phấn đấutheo những tấm gương mà các em đã được nghe, thấy trong cuộc sống thựchay là trong lí tưởng Nhờ đó, việc tổ chức các hình thức học tập đa dạng,tham quan, ngoại khoá, tăng cường dạy học trực quan … sẽ giúp phát triển sựhiểu biết, phát huy được tính tích cực nhận thức của SV dân tộc thiểu số

Về nhân cách, tính trung thực, thẳng thắn, mộc mạc, dũng cảm, yêughét rõ ràng có thể coi là đặc điểm nổi bật trong đời sống tình cảm của SV dântộc Tình cảm của họ thường thầm kín, ít biểu hiện ra ngoài một cách mạnh

mẽ Thông thường chỉ khi nào xuất hiện những tình huống đặc biệt mới hiểu

rõ tình cảm của họ là rất trân thành

Trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, các em thường coi trọng tínnghĩa, thẳng thắn, thực thà, tính tự trọng cao, dễ tin và khi đã tin là tin tuyệtđối khó có gì lay chuyển nổi Trong tình bạn, các em coi đó là thứ tình cảmthiêng liêng được tạo lập bỏi sự tương đồng về hoàn cảnh và sự phù hợp vềtính tình Tình bạn của SV dân tộc thường rất bền vững và có tác động nhiềumặt đến sự phát triển nhân cách của các em Nhìn chung SV dân tộc ưachuộng tình cảm, thể hiện là mọi xung đột các em đều muốn giải quyết bằng

Trang 39

tình cảm Đây là đặc điểm cần chú ý trong công tác chủ nhiệm, công tác quản

lý giáo dục ở các trường ĐH, CĐ có SV dân tộc thiểu số theo học

Một nét tính cách khác cũng dễ nhận thấy ở SV dân tộc là sự hồn nhiên,cảm tính, hưng phấn cao làm cho các em rất hăng hái, nhiệt tình với các hoạtđộng bề nổi như: thể thao, văn nghệ, yêu lao động nên các em dễ tìm đượctiếng nói chung và hoà nhập vào tập thể

Về nhu cầu, nhu cầu của SV dân tộc có sự thay đổi khí vào học ở ĐH,

CĐ Do đó việc duy trì được nhu cầu thích học, nhu cầu tự khẳng định mìnhtrong vị trí mới giữ một vai trò rất quan trọng, nó có tác dụng kích thích SVhọc tập Bên cạnh đó, những nhu cầu được khen, chiếm được uy tín trước bạn

bè, nhu cầu được chơi, nhu cầu hoạt động ngoại khoá … đều có tác dụng tíchcực đối với hoạt động học tập

Trang 40

4 0

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

Trường CĐSP Sơn La tiền thân là trường trung học sư phạm I tỉnh Sơn

La (thành lập ngày 15/10/1963) được nâng cấp thành trường CĐSP Sơn Latheo Quyết định số 5521/QĐ – BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo ngày 13 tháng 12 năm 2000, đồng thời với việc nâng cấp là việc sáp nhập

3 trường (trường Trung học sư phạm Sơn La; trường cán bộ quản lý tỉnh SơnLa; trường trung cấp mầm non tỉnh Sơn La)

Trường CĐSP Sơn La là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Sơn

La, nằm trong hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng thuộc hệ thống giáo dụcquốc dân Nhà trường chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo của Bộgiáo dục & đào tạo Trường Cao đẳng có chức năng đào tạo, bồi dưỡng giáoviên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có trình độ cử nhân cao đẳng, cửnhân tin học ngoài sư phạm cho con em các dân tộc trong tỉnh Sơn La và con

em dân tộc các tỉnh phía Bắc nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào; nghiêncứu khoa học giáo dục – đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La;biên soạn một số giáo trình địa phương phục vụ cho giảng dạy tại các trươngphổ thông và trường Cao Đẳng Trải qua 7 năm xây dựng và trưởng thành đếnnay trường có 5 khoa, 3 tổ: (khoa tự nhiên, khoa xã hội, khoa quản lý, khoatiểu học - mầm non, khoa thể dục- nhạc- hoạ, tổ chính trị - ngoại ngữ, tổ tâm

lý - giáo dục, tổ thư viện); các phòng chức năng: (phòng tổ chức – hành chính,phòng đào tạo, phòng kế hoạch - tài vụ, phòng quản trị - đời sống) tổng số SVtoàn trường có khoảng hơn 2000 SV (kể cả hệ tại chức, hoàn chỉnh) riêng vớinăm thứ nhất có khoảng hơn 600 SV Chúng tôi đã tiến hành điều tra ở 3khoa, đó là những khoa: Xã hội; tự nhiên; tiểu học - mầm non

Ngày đăng: 09/10/2019, 17:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w