Mục tiêu nghiên cứu Thiết kế và tổ chức dạy được một số chủ đề Sinh học theo định hướnggiáo dục kinh doanh Bước đầu đánh giá các biểu hiện của năng lực kinh doanh của HS thôngqua một số
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ THỦY
DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC
KINH DOANH CHO HỌC SINH
NGÀNH: LL&PPDH BỘ MÔN SINH HỌC
Mã số: 8 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ HÀ
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sựhướng dẫn của TS Nguyễn Thị Hà
Các tài liệu trong luận văn đều có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng, cáckết quả nghiên cứu là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Thủy
Trang 3Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, các thầy cô giáođồng nghiệp và các em học sinh trong trường THPT Nam Sách - tỉnh HảiDương đã nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gianthực nghiệm sư phạm tại trường.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến bạn bè, gia đình và người thân đãđộng viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đềtài
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thủy
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Những đóng góp mới của đề tài 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 5
1.2 Cơ sở lí luận 7
1.2.1 Một số khái niệm liên quan 7
1.2.2 Các năng lực đặc thù trong môn Sinh học THPT 8
1.2.3 Nội dung dạy học theo định hướng giáo dục kinh doanh cho HS trong chương trình Sinh học THPT 11
1.2.4 Vai trò của dạy học theo định hướng giáo dục kinh doanh cho HS 14
1.3 Thực trạng việc dạy học sinh học THPT theo định hướng giáo dục kinh doanh ở một số trường THPT trên địa bàn Tỉnh Hải Dương 16
Kết luận chương 1 19
Trang 5Chương 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KINH DOANH TRONG DẠY
HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 21
2.1 Phân tích cấu trúc nội dung kiến thức trong chủ đề theo định hướng giáo dục kinh doanh cho HS 21
2.2 Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề môn Sinh học theo định hướng giáo dục kinh doanh 22
2.3 Xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề1: “Ứng dụng hoạt động của Vi sinh vật trong chế biến và bảo quản thực phẩm” theo định hướng giáo dục kinh doanh cho học sinh THPT 27
2.4 Xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề 2: "lớp học xanh - đẹp - kinh tế" theo định hướng giáo dục kinh doanh cho HS
Kết luận chương 2 62
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 63
3.1 Mục đích thực nghiệm 63
3.2 Tiến hành thực nghiệm 63
3.2.1 Phương án thực nghiệm 63
3.2.2 Kết quả thực nghiệm 64
Kết luận chương 3 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ.
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các nội dung dạy học theo định hướng GDKD cho HS trong
chương trình Sinh học THPT 13
Bảng 2.1: Bảng phân tích cấu trúc nội dung kiến thức chủ đề 21
Bảng 2.2: Bảng phân bố thời gian và nội dung, hình thức học tập 29
Bảng 2.3: Bảng tiêu chí đánh giá dự án 44
Bảng 2.4: Bảng mô tả các mức độ biểu hiện năng lực kinh doanh của HS 47
Bảng 2.5: Bảng phân bố thời gian và nội dung, hình thức học tập chủ đề 2 54
Bảng 2.6: Bảng phân tiêu chí đánh giá sản phẩm thật của HS (chủ đề 2) 57
Bảng 3.1: Phân loại trình độ kiểm tra giai đoạn trước thực nghiệm chủ đề 1 65
Bảng 3.2: Phân loại trình độ kiểm tra giai đoạn sau thực nghiệm chủ đề 1 66
Bảng 3.3: Phân loại trình độ kiểm tra theo nhóm (TN và ĐC) giai đoạn trước thực nghiệm (TTN) và giai đoạn thực nghiệm (TN) đối với HS khối 10 67
Bảng 3.4: Phân loại trình độ kiểm tra giai đoạn trước thực nghiệm chủ đề 2 68
Bảng 3.5: Phân loại trình độ kiểm tra giai đoạn thực nghiệm HS chủ đề 2 69
Bảng 3.6: Phân loại trình độ kiểm tra theo nhóm (TN và ĐC) giai đoạn trước thực nghiệm (TTN) và giai đoạn thực nghiệm (TN) đối với HS khối 11 70
Bảng 3.7: Bảng kết quả đánh giá dự án nhóm chủ đề 1 (Tổng điểm 100) 73
Bảng 3.8: Bảng kết quả đánh giá dự án nhóm chủ đề 2 (Tổng điểm 100) 73
Bảng 3.9: Bảng kết quả đánh giá dự án nhóm thực nghiệm biểu hiện năng lực kinh doanh chủ đề 1 (Tổng điểm 33) 74
Bảng 3.10: Bảng kết quả đánh giá dự án nhóm thực nghiệm biểu hiện năng lực kinh doanh chủ đề 2 (Tổng điểm 43) 75
Trang 8DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Quy trình xây dựng dạy học theo định hướng GDKD 23
Hình ảnh 1: Ứng dụng của VSV sản xuất ra rượu vang 34
Hình ảnh 2: Ứng dụng của VSV sản xuất ranước chấm 34
Hình ảnh 3: Ứng dụng của VSV sản xuất ra bánh bao, xúc xích 34
Hình ảnh 4: Ứng dụng của VSV sản xuất ra sữa chua 34
Hình ảnh 5: Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức 41
Hình ảnh 6: HS thực hiện quy trình làm sữa chua 49
Hình ảnh 7: HS báo cáo sản phẩm chủ đề 1 49
Hình ảnh 8: Bản báo cáo hạch toán kinh tế của HS 50
Hình ảnh 9: HS ghép lan càng cua vào cây Thanh long 23
Hình ảnh 10: HS báo cáo nhân giống cây trồng của nhóm 23
Hình ảnh 11: HS tiêu thụ các giống cây trồng của nhóm 231
Biểu đồ 3.1: Phân loại trình độ kiểm tra trước thực nghiệm chủ đề 1 65
Biểu đồ 3.2: Phân loại trình độ kiểm tra sau thực nghiệm chủ đề 1 67
Biểu đồ 3.3: So sánh điểm trung bình theo nhóm lớp chủ đề 1 68
Biểu đồ 3.4: Phân loại trình độ kiểm tra trước thực nghiệm chủ đề 2 69
Biểu đồ 3.5: Phân loại trình độ kiểm tra sau thực nghiệm chủ đề 2 70
Biểu đồ 3.6: So sánh điểm trung bình theo nhóm lớp chủ đề 2……… 71
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
1.1 Thực hiện nhiệm vụ đổi mới của trường phổ thông
Thực hiện theo hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT Hà Nội ngày 25/6/2013
cần “Phát triển chương trình Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học
sinh” [3] Trong hướng dẫn đặc biệt chú ý tới phát triển các năng lực thực hành,
vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tế, nâng cao hiểu biết xã hội
Vì vậy nhiệm vụ học tập không chỉ giới hạn thực hiện trên lớp, trong trường,
mà cần phải thực hiện ở cả ngoài lớp: ở mọi nơi, mọi lúc
Thực hiện chỉ thị 2699/CT-BGDĐT ngày 8/8/2017 về “đổi mới nội
dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương” [7] Thực hiện chỉ thị trên, tính đến hết hè 2018, nhiều sở giáo
dục đã tổ chức tập huấn cho các giáo viên cốt cán, các tổ trưởng thuộc các mônkhoa học ứng dụng, trong đó có sở giáo dục và đào tạo Hải Dương Tuy nhiênviệc thực hiện triển khai ở các trường nhiều hạn chế, tùy thuộc điều kiện từngtrường, sự đổi mới của từng giáo viên vì cho đến thời điểm hiện tại, cả Bộ Giáodục và các Sở Giáo dục vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện cụ thể
1.2 Bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay
Khi kinh tế - xã hội phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngànhnghề trong xã hội, trong đó sẽ hình thành rất nhiều ngành nghề mới Và phảithừa nhận rằng khi kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng và trao đổi các mặt hàngngày càng tăng, gắn với nó là quá trình cạnh tranh thị trường ngày càng khốcliệt, các địa phương muốn phát triển nhanh và ổn định, bền vững cần nhận biếtđược thế mạnh đặc trưng của mình, phát triển nó
Bên cạnh đó đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế và sựlàm chủ khoa học, kỹ thuật, công nghệ của lao động trong thời đại 4.0 Trướctình hình đó đã đặt ra một thách thức mới với ngành Giáo dục, đòi hỏi ngườilàm Giáo dục phải trang bị cho học sinh không phải chỉ có kiến thức, mà sự cần
Trang 10thiết phải có các kỹ năng mềm dẻo nhằm thích nghi với sự phát triển của kinh
tế - xã hội, với quá trình hội nhập của đất nước Vì vậy, việc hình thành chongười học năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn là cần thiết, trong đó cónăng lực kinh doanh Điều này giúp cho người học có thể tự khẳng định mình
và thích nghi với kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay
1.3 Đặc điểm giảng dạy môn sinh học ở trường THPT
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm được dạy trong chương trìnhTHPT Nội dung môn Sinh học có nhiều kiến thức gắn liền với cuộc sống hàngngày như: bảo quản và chế biến thực phẩm, trồng và chăm sóc các loại câytrồng, vật nuôi, chọn - tạo các giống cây trồng, vật nuôi…, học sinh học mônSinh học có thể hình thành được các kỹ năng và năng lực cần thiết cho cuộcsống thông qua các tình huống liên hệ thực tế, các bài học thực hành
Trong quá trình thiết kế và dạy học một số chủ đề trong chương trìnhSinh học THPT, nếu GV định hướng cho HS tìm hiểu thị trường, hình thành ýtưởng, lập kế hoạch, thực hành tạo sản phẩm và bước đầu biết hạch toán kinh tếthì những lớp HS này sau khi rời khỏi ghế nhà trường sẽ có thể tự tin bước vàocuộc sống, có thể độc lập, tự chủ về kinh tế, có khát vọng và mong muốn làmgiàu từ sản xuất, kinh doanh
Từ những lí do trên, nhận thấy dạy học kết hợp lồng ghép GDKD là cầnthiết, là xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường như giai đoạn hiện nay
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông theo định hướng giáo dục kinh doanh cho học sinh”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế và tổ chức dạy được một số chủ đề Sinh học theo định hướnggiáo dục kinh doanh
Bước đầu đánh giá các biểu hiện của năng lực kinh doanh của HS thôngqua một số chủ đề môn Sinh học ở trường THPT
Trang 113 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Dạy học một số chủ đề Sinh học THPT theo địnhhướng GDKD cho học sinh
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy và học môn Sinh học ở trườngphổ thông
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn tập trung vào thiết kế và tổ chức dạy học 2 chủ đề trongchương trình Sinh học THPT theo định hướng GDKD tại trường THPT Nam
Sách - Tỉnh Hải Dương đó là: “Ứng dụng hoạt động của vi sinh vật trong chế
biến và bảo quản thực phẩm” Sinh học 10 và “Lớp học xanh đẹp kinh tế”
-Sinh học 11
5 Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và tổ chức dạy thành công chủ đề “Ứng dụng hoạt động của
vi sinh vật trong chế biến và bảo quản thực phẩm” - Sinh học 10 và “lớp họcxanh - đẹp - kinh tế” - Sinh học 11 theo định hướng GDKD, qua đó sẽ gópphần hình thành và phát triển năng lực kinh doanh cho học sinh
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Thiết kế kế hoạch và tổ chức dạy chủ đề “Ứng dụng hoạt động của visinh vật trong chế biến và bảo quản thực phẩm” Sinh 10 và “lớp học xanh - đẹp
- kinh tế” - Sinh học 11 học theo định hướng giáo dục kinh doanh
Thực nghiệm sư phạm và bước đầu đánh giá các biểu hiện của năng lựckinh doanh cho HS
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các văn bản về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới giáo dục
Trang 12Nghiên cứu tổng hợp tài liệu, các công trình khoa học đã công bố có liênquan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
Nghiên cứu chương trình Sinh học 10, 11, 12 theo định hướng mới, cácgiáo trình, sách tham khảo làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra
Điều tra thực trạng việc giảng dạy môn Sinh học gắn với ứng dụng thựctiễn trong đời sống tại các trường THPT trên địa bàn huyện Nam Sách và địabàn tỉnh Hải Dương thông qua phiếu điều tra ý kiến giáo viên và học sinh
Điều tra mức độ biểu hiện năng lực kinh doanh của HS thông qua dạyhọc môn Sinh học
7.2.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sau khi thiết kế giáo án của một số chủ đề Sinh học THPT theo định hướnggiáo dục kinh doanh cho học sinh, chúng tôi tiến hành vào thực nghiệm tạitrường THPT Nam Sách - Tỉnh Hải Dương để kiểm tra giả thuyết khoa học của
đề tài
7.2.3 Phương pháp xử lí số liệu bằng toán thống kê
Sử dụng một số phần mềm thống kê trong nghiên cứu khoa học giáo dục
để xử lí số liệu thu được
8 Những đóng góp mới của đề tài
Bước đầu thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề “Ứng dụng hoạt động của
vi sinh vật trong chế biến và bảo quản thực phẩm” Sinh học 10 và chủ đề “lớphọc xanh - đẹp - kinh tế” Sinh học 11 theo định hướng kinh doanh cho học sinhTHPT Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
các
GV khác nghiên cứu, tham khảo, thực hiện trong các chủ đề dạy của mình tại các trường phổ thông
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Thực hiện theo hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT Hà Nội ngày 25/6/2013
cần “Phát triển chương trình Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học
sinh” [3], căn cứ Công văn số 2410/BGDĐT-GDTrH ngày 13/5/2014 của Bộ
GDĐT về việc “Hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và tổchức cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học” [4],Công văn 3844/BGDĐT-GDTrH ngày 09/08/2016 V/v Tổ chức Cuộc thi Vậndụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và Cuộc thi Dạyhọc theo chủ đề tích hợp năm học 2016-2017 [6] Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014, về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mớiphương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt độngchuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng[5] Đề án "Xây dựng mô hình trường phổ thông đổi mới đồng bộ phương phápdạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục giai đoạn 2012 - 2015" theoQuyết định số 4763/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2012 [8] Các văn bản nêu trên
cùng với chỉ thị 2699/CT-BGDĐT ngày 8/8/2017 về “đổi mới nội dung, hình
thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương” [7] Đặc biệt là thực hiện chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 8/8/2017.
Theo tác giả Ngô Văn Hưng, tổ chức hoạt động trong nhà trường gắn với
sản xuất kinh doanh tại địa phương “là một hình thức tổ chức dạy học mới, hiện
nay các tài liệu hướng dẫn còn hạn chế, gây trở ngại cho việc dạy - học của giáo viên và học sinh” [20] Chính vì vậy, các phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học hiện nay thường là do các giáo viên tự mày mò nghiên cứu, học hỏikinh nghiệm lẫn nhau Do đó việc tổ chức dạy và học của giáo viên và học sinhđang gặp rất nhiều khó khăn
Trang 14Mặt khác, mỗi địa phương đều có các lĩnh vực kinh doanh với các sảnphẩm đặc thù khác nhau, điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự quan sát, khảosát thực tế và áp dụng một cách linh hoạt vào việc tổ chức dạy, mỗi trường -mỗi địa phương học tập với mô hình, sản phẩm khác nhau Việc học tập, rútkinh nghiệm lẫn nhau giữa các trường, các sở Giáo dục chỉ là cách tổ chức họctập, còn nội dung học tập lại tùy theo điều kiện, mục tiêu cụ thể của từngtrường, từng địa phương, từng khu vực để áp dụng.
Trước đây, các trường đã thực hiện nguyên lí “Học đi đôi với hành, líluận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”, nhiềunhà trường đã tổ chức mô hình trường học “vừa học vừa làm” Tuy nhiên việc
tổ chức dạy học theo định hướng GDKD chưa được chú trọng trên góc độ líluận dạy học, vì vậy hiệu quả giáo dục chưa cao Mặt khác các tài liệu giáo dụcchung, tài liệu giáo dục của bộ môn hầu như chưa hướng dẫn, chưa đề cập đếnphương tiện dạy học theo định hướng GDKD
Mới đây trong mô hình trường học mới, Bộ GD đang đề ra một yêu cầu,
đó là bên cạnh việc định hướng hình thành các năng lực cốt lõi cho HS thì cần
tổ chức cho học sinh vận dụng và mở rộng kiến thức, kỹ năng trong nhà trườngvào trong thực tế, đặc biệt là thực tế sản xuất, kinh doanh của địa phương nơimình sinh sống nhằm mục đích định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho HS Hiệnnay việc liên hệ với các địa phương, tìm hiểu các điều kiện thuận lợi liên quanđến sản xuất kinh doanh tại khu vực thì hầu hết các nhà trường vẫn chưa thực
sự quan tâm, nếu có chỉ là mang tính tự phát của giáo viên, hoặc hơn nữa chỉ là
sự triển khai đơn lẻ của từng tổ chuyên môn trong trường Chính vì vậy, các thếmạnh về sản xuất kinh doanh tại địa phương chưa được các nhà trường quantâm liên hệ và vận dụng trong trường học
Năm học 2017 - 2018, Bộ GD&ĐT bắt đầu triển khai thí điểm chươngtrình “Giáo dục nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh” [20] tại một số địaphương với nhiều môn học có ứng dụng khoa học thực tiễn như: Vật lí, Hóa
Trang 15học, Công nghệ và Sinh học Mặc dù mới triển khai thí điểm, nhưng nhiều sở
GD, nhiều trường đã chủ động hưởng ứng, triển khai thực hiện và bước đầu đãđạt được một số thành công như: THPT Mỹ Hào- Hưng Yên đã thành côngtrong việc hướng dẫn học sinh sản xuất tương bần (sản phẩm đặc trưng của địaphương)., một số THPT ở Quảng Ninh, Lào Cai, Tuyên Quang đã thành côngvới mô hình vườn học - đồi chè, trường học - đồi cam, trường học - cây đào
Và theo từng năm học, nhà trường sẽ xây dựng các dự án riêng
Tuy nhiên các trường, các sở mới chỉ dừng lại ở việc liên hệ cho học sinhtham quan các cơ sở kinh doanh, mạnh dạn hơn là hướng dẫn học sinh thựchành tạo ra các sản phẩm ứng dụng như sản xuất Tương Bần (Mỹ Hào - tỉnhHưng Yên), tạo cảnh quan trong khuôn viên trường học: THPT Bãi Cháy - tỉnhQuảng Ninh với mô hình trường học đồi chè… mà chưa để ý đến việc địnhhướng học sinh làm thế nào để sản phẩm của mình làm ra có thể cạnh tranhđược trên thị trường, từ đó sẽ chủ động bán sản phẩm của mình ra thị trường đểthu lại lợi nhuận về mặt kinh tế Mặt khác, sự liên hệ và các mô hình triển khaisản xuất lại chỉ được thực hiện ở môn học “Nghề phổ thông”, còn các môn khoahọc khác hầu như vẫn chưa được triển khai thực hiện
1.2 Cơ sở lí luận
1.2.1 Một số khái niệm liên quan
* Kinh doanh
Theo từ điển Tiếng Anh, từ Business có nghĩa là kinh doanh, buôn bán,
công việc, thương mại [23].
Theo từ điển Việt - Việt: “kinh doanh có nghĩa là tổ chức việc sản xuất,
buôn bán, dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi nhuận” [22].
Theo sách giáo khoa Công Nghệ 10: “Kinh doanh là việc thực hiện một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi nhuận” [14].
Trang 16Như vậy, hiểu một cách đơn giản: kinh doanh là con người làm bất kìmột công việc nào đó trong số các lĩnh vực: sản xuất, thương mại hoặc dịch vụ
để tạo ra lợi nhuận mà không vi phạm pháp luật
* Giáo dục kinh doanh:
Theo từ điển Tiếng Anh: Business education “là một nhánh của giáo dục
liên quan đến việc giảng dạy các kỹ năng và hoạt động của ngành kinh doanh Lĩnh vực giáo dục này xảy ra ở nhiều cấp độ, bao gồm các viện giáo dục trung học, đại học Giáo dục trong kinh doanh có nhiều hình thức, chủ yếu xảy ra trong một lớp học của một trường học” [23].
Từ các khái niệm trên, chúng tôi cho rằng giáo dục kinh doanh trongtrường THPT là định hướng học sinh hình thành và vận dụng các kiến thức, kỹnăng, thái độ với môi trường kinh tế xung quanh, giúp học sinh có cái nhìnnhạy bén hơn về vấn đề kinh tế thị trường
* Năng lực kinh doanh
Theo nhóm tác giả Lê Vân Anh, Lưu Thu Thủy, Trịnh Thị Anh Hoa:
“Năng lực kinh doanh là cách tổ chức và quản trị, cho phép mỗi người phản
ứng với thay đổi và giải quyết các vấn đề trong bất kỳ tình huống nào có thể gặp phải” [1].
Theo nhóm tác giả Hoàng La Phương Hiền, Trương Tấn Quân: “năng lựckinh doanh của doanh nhân là sự hợp nhất giữa kiến thức, kỹ năng, hành vi,thái độ và một số đặc điểm cá nhân khác của doanh nhân nhằm đáp ứng nhữngyêu cầu của hoạt động kinh doanh từ đó giúp họ đạt được và duy trì sự thànhcông trong kinh doanh” [9]
Dựa vào các khái niệm về kinh doanh và năng lực trên, có thể hiểu rằngnăng lực kinh doanh là khả năng sử dụng các kiến thức đã lĩnh hội được nhằmgiúp người kinh doanh đạt hiệu quả cao trong công việc kinh doanh của mình,
đó là: lợi nhuận, doanh thu và thị phần, tỉ lệ sinh lời
Người có năng lực kinh doanh có những đặc điểm biểu hiện: thườngxuyên quan sát môi trường, có tư duy nhạy bén trong kinh tế thị trường, thu
Trang 17thập các phương tiện công cụ và chuẩn bị tâm lí cần thiết để hoàn thành côngviệc, thực hiện công việc khi đã sẵn sàng, và thu nhận kết quả đạt được [1].
Năng lực kinh doanh của học sinh THPT chính là năng lực vận dụngkiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn được áp dụng từ nội dungbài học có liên quan về tài chính kinh tế, nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận,giúp học sinh tự tin hơn vào bản thân trong quá trình trưởng thành và lập nghiệp
1.2.2 Các năng lực đặc thù trongdạy học môn Sinh học THPT
“Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học (ban hànhkèm theo thông tư cố 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộtrưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), môn Sinh học hình thành và pháttriển ở học sinh năng lực sinh học, biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên,bao gồm các thành phần năng lực: nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống;vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học
- Năng lực nhận thức sinh học: Trình bày, phân tích được các kiến thức
sinh học cốt lõi và các thành tựu công nghệ sinh học trong các lĩnh vực Cụ thểnhư sau:
+ Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quyluật, quá trình sống
+ Trình bày được các đặc điểm, vai trò của các đối tượng và các quátrình sống bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ
đồ, biểu đồ,
+ Phân loại được các đối tượng, hiện tượng sống theo các tiêu chí khác nhau.+ Phân tích được các đặc điểm của một đối tượng, sự vật, quá trình theomột logic nhất định
+ So sánh, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm, các cơ chế, quá trìnhsống dựa theo các tiêu chí nhất định
+ Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng (nguyênnhân - kết quả, cấu tạo - chức năng, )
Trang 18+ Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai; đưa ra được những nhậnđịnh có tính phê phán liên quan tới chủ đề trong thảo luận.
+ Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối đượcthông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bảnkhoa học; sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau
- Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Thực hiện được quy trình tìm hiểu thế
giới sống Cụ thể như sau:
+ Đề xuất vấn đề liên quan đến thế giới sống: đặt ra được các câu hỏiliên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; dùng ngônngữ của mình biểu đạt được vấn đề đã đề xuất
+ Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề đểnêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu
+ Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dungnghiên cứu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm,điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tư liệu, ); lập được kế hoạch triển khai hoạt độngnghiên cứu
+ Thực hiện kế hoạch: thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổngquan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các
dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giảthuyết, giải thích, rút ra kết luận và điều chỉnh (nếu cần); đề xuất được ý kiếnkhuyến nghị vận dụng kết quả nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp
+ Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ,
sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả nghiên cứu; viết được báo cáonghiên cứu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôntrọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực vàgiải trình, phản biện, bảo vệ kết quả nghiên cứu một cách thuyết phục
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được kiến thức,
kĩ năng đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên vàtrong đời sống; có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp Cụ thể như sau:
Trang 19+ Giải thích thực tiễn: giải thích, đánh giá được những hiện tượng
thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống, tác động của chúng đến phát triểnbền vững; giải thích, đánh giá, phản biện được một số mô hình công nghệ ởmức độ phù hợp
+ Có hành vi, thái độ thích hợp: đề xuất, thực hiện được một số giải pháp
để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môitrường, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”[2]
Trong ba năng lực đặc thù trên, năng lực đặc thù được các giáo viên cácmôn khoa học nói chung, GV môn Sinh học nói riêng đặc biệt quan tâm và chútrọng trong việc hình thành cho HS, đó là: năng lực vận dụng kiến thức, kỹnăng đã học vào giải quyết các vấn đề cuộc sống
Khi nghiên cứu về quá trình hình thành các biểu hiện của năng lực vậndụng kiến thức nhiều tác giả đã đưa ra các khái niệm có nội dung tương hàm
giống nhau.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Vận dụng là đem tri thức vào thực tiễn” [13, Tr1105].
Theo tác giả Phan Thị Thanh Hội và Nguyễn Thị Tuyết Mai: “Vận dụng
kiến thức vào thực tiễn là quá trình đem tri thức áp dụng vào những hoạt động của con người nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội” [10].
Theo tác giả Trần Thái Toàn - Phan Thị Thanh Hội: “Kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn là khả năng của cá nhân có thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động dựa trên kiến thức, kinh nghiệm đã có của bản thân hoặc tìm tòi, khám phá kiến thức mới để giải quyết được các vấn đề thực tiễn một cách có hiệu quả” [19].
Theo tác giả Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh: “Năng lực vận dụng
kiến thức là khả năng của bản thân người học tự giải quyết những vấn đề đặt
Trang 20vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu về thế giới xung quanh và khả năng biến đổi nó Năng lực vận dụng kiến thức thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức” [12].
Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát, năng lực vận dụng kiến thức làcác kỹ năng vận dụng tổng hợp các kiến thức đã lĩnh hội được trong quá trìnhhọc tập, rèn luyện vào giải quyết tình huống thực tế sao cho đạt được hiệu quảcao nhất
1.2.3 Các nội dung dạy học theo định hướng GDKD cho học sinh trong chương trình Sinh học THPT
* Môn Sinh học cấp THPT có các nội dung chính sau:
- Chương trình Sinh học 10 gồm 3 phần:
Phần một: Giới thiệu chung về thế giới sống
Phần hai: Sinh học tế bào
Phần ba: Sinh học vi sinh vật
- Chương trình Sinh học 11 gồm phần 4: Sinh học cơ thể
Phần này đề cập đến quá trình sinh lí, sinh hóa, các hoạt động sống diễn
Phần sáu: Tiến hoá
Phần bảy: Sinh thái học
Trong chương trình Sinh học THPT có rất nhiều nội dung, chủ đề có thể lựachọn để tổ chức dạy học theo định hướng GDKD cho HS Cụ thể:
Trang 21Bảng 1.1: Các nội dung dạy học theo định hướng GDKD cho HS trong
chương trình Sinh học THPT
Sinh học 10
- Sản xuất thực phẩm dinh dưỡng: bột ăn trẻ em theo thángtuổi, thức ăn cho người muốn tăng cân - giảm cân Kinhdoanh dịch vụ tư vấn dinh dưỡng
- Sản xuất kinh doanh và tư vấn các sản phẩm diệt khuẩn dùngtrong gia đình.,
- Sản xuất các loại bia, rượu, cồn sinh học
- Sản xuất các loại nước siro: làm nước giải khát hoặc thuốcho
- Sản xuất các loại thực phẩm chế biến cho con người từ ứngdụng VSV: sữa chua, các loại nước chấm (nước mắm, các loạinước tương, chao ), thịt chua, nem chua, xúc xích, lạp sườn
- Xử lí ô nhiễm môi trường nhờ hoạt động của VSV
- Sản xuất và dịch vụ cung ứng các loại thuốc vắcxin phòngbệnh
- Kết hợp với kiến thức Công Nghệ 10 để sản xuất các chếphẩm Sinh học như: Phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc trừ sâusinh học, đối kháng sinh học [14], [15]
Sinh học 11
- Sản xuất và kinh hoanh hệ thống trồng cây thủy canh
- Sản xuất và kinh doanh các chế phẩm sinh học để sản xuất sản phẩm nông nghiệp trái mùa, các thiết bị bảo quản sau thuhoạch
- Sản suất và kinh doanh giống cây trồng kết hợp với kinh doanh các loại phân bón hữu cơ, phân bón Vi Sinh
- Sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ Thực vật và VSV [16]
Sinh 12
- Kinh doanh dịch vụ giám định ADN
- Kinh doanh dịch vụ tư vấn hôn nhân gia đình và sàng lọctrước sinh
- Chọn và tạo giống cây trồng: Hoa và cây cảnh
- Sản xuất, kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lí môitrường, nông nghiệp sạch
- Tư vấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng qua các giaiđoạn, xây dựng chuồng trại và cách chăm sóc các loại vật nuôinuôi, mô hình V.A.C [17]
Việc lựa chọn các chủ đề, dự án dạy học theo định hướng giáo dục kinhdoanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ sở vật chất của nhà trường, tình hình
Trang 22phát triển kinh tế xã hội của địa phương, thu nhập bình quân của khu dân cư,các sản phẩm phù hợp với địa phương Trước đây Huyện Nam Sách (địa bàncủa trường THPT Nam Sách), Tỉnh Hải Dương là khu vực thuần nông, cùngvới sự phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa của cả nước, hiện nay huyệnNam Sách đã có một khu công nghiệp phát triển - Khu Công nghiệp Nam Sáchcủa Tỉnh Hải Dương Việc có khu công nghiệp phát triển thúc đẩy cho thu nhậpbình quân khu dân cư tăng, tạo điều kiện thúc đẩy thương mại và dịch vụ củamột số mặt hàng khác.
Dựa vào các đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương, chúng tôi lựa chọn
2 chủ đề dạy học: “Ứng dụng hoạt động của vi sinh vật trong chế biến và bảo quản thực phẩm” - Sinh học 10 và “lớp học xanh - đẹp - kinh tế” - Sinh học 11.
1.2.4 Vai trò của dạy học theo định hướng GDKD cho HS
Dạy học theo định hướng GDKD sẽ giúp HS phát triển kỹ năng tự học,
tự lĩnh hội kiến thức (kỹ năng nghiên cứu khoa học) Qua đó sẽ giúp HS rèncác kỹ năng quan sát, thu thập thông và xử lí thông tin thu thập được, và đặcbiệt là vận dụng các kiến thức học được để giải quyết các vấn đề thực tế, trong
đó có vấn đề tài chính gia đình - HS có thể vận dụng vào hoạt động sản suấtkinh doanh
Dạy học theo định hướng GDKD sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động nhậnthức cho HS, từ đây sẽ hình thành tính trực quan cho người học tích cực hơn,nhờ đó giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với các hiện tượng liên quanđến nội dung bài học Vì vậy người học sẽ tiếp cận với các thành tố của hoạtđộng sản xuất sản phẩm, HS sẽ được nhìn, được nghe, được cảm nhận, từ đó sẽtiếp thu nội dung kiến thức bài học một cách chủ động và tích cực
Dạy học theo định hướng GDKD sẽ kích thích hứng thú học tập, hoạtđộng nhận thức của HS Cùng với sự hướng dẫn của GV, các kiến thức trở nên
Trang 23quen thuộc hơn, gần gũi hơn, hấp dẫn hơn, sống động hơn, giúp HS hứng thúhọc tập, tích cực hơn Từ đó giúp HS có động lực tiếp nhận kiến thức mới, và
có thái độ học tập thân thiện hơn
Dạy học theo định hướng GDKD giúp phát triển trí tuệ của HS nhờ sựphát triển tư duy, tạo ra các điều kiện thuận lợi phát triển các hoạt động tâmsinh lí: trí nhớ, biểu tượng cùng với sự hướng dẫn chi tiết mang tính địnhhướng của GV, HS sẽ phát triển được kỹ năng quan sát, tiếp nhận và xử líthông tin, kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp Từ đó giúp phát triển trítuệ của HS
Dạy học theo định hướng GDKD sẽ giúp giáo dục hình thành nhân cáchcho HS, đặc biệt sẽ rèn cho HS phong cách làm việc nghiêm túc, khoa học,trách nhiệm và sáng tạo
Ngoài ra Dạy học theo định hướng GDKD sẽ góp phần hình thành một
số kỹ năng mềm cho HS Để HS có thể tự lực trong cuộc sống và làm việc cóhiệu quả thì HS rất cần các kỹ năng sống để làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp
và ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống
Dạy học theo định hướng GDKD tạo điều kiện hình thành và phát triểnmột số kỹ năng sống như:
Kỹ năng giao tiếp: HS được rèn luyện cách trình bày, diễn đạt các suynghĩ, quan điểm bản thân, các nhu cầu và mong muốn với từng đối tượng vàhoàn cảnh giao tiếp Đồng thời giúp HS biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến củangười khác Từ đây giúp HS xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè và mọi ngườixung quanh
Kỹ năng lắng nghe tích cực: HS biết cách thể hiện sự tập trung chú ý vàthể hiện sự quan tâm lắng nghe với ý kiến của người khác
Kỹ năng trình bày về ý tưởng bản thân: hình thành và phát triển kỹ năngdiễn đạt các ý kiến, quan điểm, cảm xúc và nhu cầu của bản thân
Kỹ năng hợp tác: Cùng làm việc, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau vì mụcđích chung
Trang 24Kỹ năng tư duy phê phán: kỹ năng phân tích một cách khách quan vàtoàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng
Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm: hình thành kỹ năng tự tin, chủ động,nhiệm vụ phù hợp của bản thân, nỗ lực hình thành nhiệm vụ và ý thức chia sẻcông việc với thành viên khác trong nhóm
Kỹ năng đạt mục tiêu: Biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên,biết tập trung vào giải quyết công việc chính, công việc trọng tâm trong mộtthời gian xác định Từ đó HS biết lên kế hoạch, sắp xếp thời gian và tuân thủđúng kế hoạch để làm ra được các sản phẩm dự kiến
Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết thu thập thông tin đầy đủ,khách quan, chính xác và kịp thời
Như vậy dạy học theo định hướng GDKD có thể hình thành và phát triểnrất nhiều kỹ năng cho HS, tuy nhiên việc định hướng GDKD cho HS cần pháthuy cao độ tính tích cực (đòi hỏi từng học sinh phải làm việc thực sự) và tổnghợp kiến thức, biết hợp tác với bạn bè để cùng hoàn thành nhiệm vụ của HSnhưng phải đảm bảo tính vừa sức vơi HS (về sản phẩm sản xuất, quy trình sảnxuất, thời gian và kinh tế của HS)
1.3 Thực trạng việc dạy học sinh học THPT theo định hướng GDKD ở một số trường THPT trên địa bàn Tỉnh Hải Dương
Để nghiên cứu thực trạng việc dạy học theo định hướng GDKD cho HStỉnh Hải Dương, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát các thầy cô giáo là cán bộquản lí, GV dạy môn sinh học và GV giảng dạy các môn khoa học tự nhiênkhác Ngoài ra chúng tôi còn điều tra nhu cầu của người học trên đối tượng HSmột số trường THPT trên đại bàn tỉnh Hải Dương bằng các phiếu điều tra (phụlục I) nhằm mục đích:
Đánh giá một cách khách quan quá trình dạy - học theo định hướngGDKD trên địa bàn huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương nói riêng và tỉnh HảiDương nói chung nhìn ở các góc độ: cán bộ quản lí, giáo viên dạy tất cả các
Trang 25môn khoa học thực nghiệm, giáo viên môn Sinh học, và cả cảm nhận của họcsinh Từ đó sẽ xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp.
Số lượng cán bộ, giáo viên, HS tham gia khảo sát như sau:
Bảng 1.2: Số lượng Cán bộ quản lí, GV, HS tham gia khảo sát.
Đối tượng Số lượng Thời gian khảo sát
Cán bộ quản lí của 4 trường THPT và
trung tâm GDTX huyện Nam Sách- tỉnh
Hải Dương
GV dạy môn Sinh học (đại diện các
GV dạy các môn khoa học thực nghiệm:
Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ
của các trường THPT và trung tâm
GDTX huyện Nam Sách - tinh Hải
Dương
Kết quả điều tra
Kết quả điều tra đối với 16 cán bộ quản lí của các trường THPT và
Trung tâm GDTX huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương (Phụ lục II.1)
Kết quả điều tra cán bộ quản lí (bao gồm Hiệu trưởng và Phó hiệutrưởng) các trường THPT trên địa bàn cho thấy:
Dạy học theo định hướng GDKD là một hình thức giáo dục còn rất mới,
đa số cán bộ quản lí của các trường vẫn chưa được tập huấn (93,75 %), chưanhận được sự chỉ đạo thực hiện từ các cấp cao hơn Các nhà trường cũng chưachỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện hình thức tổ chức dạyhọc theo định hướng GDKD (68.75%)
Tuy nhiên đa số cán bộ quản lí của các trường được điều tra trên địa bànđều thừa nhận rằng tổ chức dạy học theo định hướng GDKD là cần thiết trong
Trang 26giai đoạn phát triển kinh tế thị trường như hiện nay (chỉ có 12.5% cho rằngkhông cần thiết).
Đa số ý kiến của cán bộ quản lí của các trường đều cho rằng: để tổ chứcthực hiện dạy học theo định hướng GDKD thì khó khăn gặp phải là do cơ vậtchất nhà trường chưa đủ đáp ứng (50%) Một số cho rằng mô hình lớp học nhưhiện nay vẫn chưa hợp lí (do sĩ số lớp còn khá đông (37.5%)
Vì vậy, nếu các giáo viên tổ chức thực hiện theo hình thức này hiện này
sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ và hiệu quả chưa cao
Kết quả điều tra đối với 66 GV cốt cán dạy môn Sinh học (nhóm trưởng
môn sinh) của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Phụ lục II.2)
Kết quả điều tra các GV cốt cán của các trường THPT trên địa bàn TỉnhHải Dương cho thấy đa phần các tổ trưởng, nhóm trưởng nhóm Sinh của cáctrường THPT Từ kết quả điều tra cho thấy đa số các thầy (cô) đã nhận thấyđược vai trò của việc dạy học gắn liền với ứng dụng thực tiễn Nếu dạy học gắnvới ứng dụng thực tiễn sản xuất sẽ đạt hiệu quả cao trong việc tiếp nhận kiếnthức của HS (66.7%) Trong giai đoạn kinh tế thị trường phát triển như hiệnnay thì dạy học theo định hướng GDKD là cần thiết (66.7% GV cho là rất cầnthiết, 27.3% GV cho là cần thiết, và chỉ có 6% số GV cho rằng không cầnthiết), tuy nhiên đa số các thầy cô đều nhận thấy khó khăn trong thực hiện làchưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể (68.2%), cũng như chưa có kinh nghiệm,chưa tìm ra phương pháp dạy phù hợp (15.2% - vì chưa thực hiện nên chưa cókinh nghiệm)
Kết quả điều tra đối với 68 GV giảng dạy các môn khoa học thực
nghiệm trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Phụ lục II.3).
Từ kết quả điều tra Giáo viên giảng dạy các môn khoa học thực nghiệmcho thấy: đa số GV vẫn chưa được tập huấn và tiếp xúc với hướng dạy học theođịnh hướng GDKD do Vụ Trung học triển khai (72.5%), vì vậy vấn đề chưa cótài liệu hướng dẫn cụ thể là tất yếu Có điều đa số các GV đều nhận thấy nếu
Trang 27triển khai thực hiện dạy học theo định hướng GDKD thì sẽ đạt hiệu quả caotrong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh (62.5%), và họ đều cho rằng hiệnnay dạy học theo định hướng GDKD là cần thiết (rất cần thiết 30.8%, cần thiết59.1%) Tuy nhiên nếu triển khai theo phương án này thì nhiều GV cũng chorằng cơ sở vật chất của nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình đápứng nhu cầu dạy và học của GV và HS.
Kết quả điều tra đối với 200 HS học tập trong các trường THPT và trung
tâm GDTX trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Phụ lục
II.4)
Qua kết quả điều tra HS cho thấy đa số HS đều nhận thấy để hiểu vàvận dụng kiến thức thì cần thiết phải kết hợp giữa học lí thuyết gắn với thựchành (52,5% rất cần thiết, 39% cần thiết) Trong các hoạt động thực hành thì đa
số HS tỏ ra có hứng thú với các nhiệm vụ thực hành (40%), nhiều HS thích họcthực hành bằng hình thức trải nghiệm hơn (66,5%), các em cho rằng học thựchành qua hình thức trải nghiệm sẽ dễ tiếp thu và liên hệ thực tế tốt hơn Nếu HSthực hành tạo ra các sản phẩm được nhiều người tiêu dùng chấp nhận, đa số HS
sẽ bán sản phẩm của mình với một giá cả hợp lí, sau đó sẽ tiếp tục làm ra cácsản phẩm để cung ứng ra thị trường (69,5%), sau đó tiếp tục hoàn thiện sảnphẩm, và tìm cách tiêu thụ, mở rộng thị trường nếu sản phẩm đem lại lợi nhuận
về mặt kinh tế
Trang 28Kết luận chương 1
Dạy học theo định hướng GDKD là hình thức dạy học thực hiện theo chỉthị 2699/CT-BGDĐT ngày 8/8/2017 (Bộ Giáo dục mới chỉ ban hành chỉ thị màchưa có hướng dẫn thực hiện kèm theo) Vì vậy, đây là hình thức dạy học mới
và chưa có nhiều tài liệu liên quan đến nội dung đề tài
Dạy học theo định hướng GDKD trong các trường THPT trên địa bàn tỉnhHải Dương là một hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận mới, vì vậy:
- Đa số các GV chưa được tập huấn, tiếp cận với nguồn tài liệu hướngdẫn cụ thể
- Đa số các GV môn khoa học thực nghiệm đều nhận thức được vai tròcủa dạy học theo định hướng hình thành năng lực, vận dụng vào thực tiễn đờisống Dạy học theo định hướng GDKD là một hình thức tổ chức dạy và họcgắn liền với đời sống và giúp HS thu nhận kiến thức một cách chủ động, sángtạo, tích cực
- Phần lớn HS có hứng thú với học tập trải nghiệm, đặc biệt là tạo ra cácsản phẩm được người tiêu dùng đón nhận, sản phẩm thực hành tạo ra có thểcung ứng trên thị trường và mang lại lợi nhuận
- Tuy nhiên dạy học theo định hướng giáo dục kinh doanh vẫn chưa đượccác trường vận dụng, các giáo viên tự tổ chức vận dụng vẫn còn rất hạn chế vàkhi tổ chức còn gặp một số khó khăn vì cơ sở vật chất nhà trường chưa đápứng, chưa có các tài liệu hướng dẫn cụ thể, đặc biệt quỹ thời gian dạy-học vẫncòn gò bó
Trang 29Chương 2 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH
HƯỚNG GIÁO DỤC KINH DOANH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở
TRƯỜNG PHỔ THÔNG 2.1 Phân tích cấu trúc nội dung kiến thức trong các chủ đề để thiết kế các hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục kinh doanh cho HS
Bảng 2.1: Bảng phân tích cấu trúc nội dung kiến thức chủ đề
Chủ đề Kiến thức khái niệm Kiến thức cơ chế, quá trình Định hướng GDKD cho HS
Ứng dụng - Khái niệm Vi - Quá trình chuyển - Thực hành tạo ra cáchoạt động sinh vật hóa vật chất và sản phẩm khác nhaucủa vi sinh - Các loại môi năng lượng ở phục vụ cho đời sốngvật trong chế trường nuôi cấy VSV con người từ việc ứngbiến và bảo VSV, các kiểu - Quá trình hô dụng quá trình hoạtquản thực dinh dưỡng của hấp, lên men, động của các loại VSVphẩm VSV phân giải và tổng như: Sản xuất các loại
- Hô hấp hiếu hợp các chất nước chấm, chế biếnkhí, hô hấp kỵ - Quá trình sinh siro, rượu vang, sữakhí, lên men trưởng của quần chua, thịt chua, nem-Sinh trưởng ở thể VSV chua, muối dưa, làmVSV - “Các yếu tố môi xúc xích, lạp sườn,
trường ảnh hưởng thạch dừa
đến sinh trưởng - Biết ứng dụng điềucủa VSV” [16]: khiển sinh trưởng của
quần thể VSV và biếtcách bảo quản các sảnphẩm mình làm ra (bảoquản sau chế biển)
Lớp học -Khái niệm và vai
trò của sinh sản
vô tính ở Thựcvật
-Cơ sở sinh họccủa sinh sản vôtính ở Thực vật
Trang 302.2 Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề môn Sinh học theo định hướng giáo dục kinh doanh
Tác giả Ngô Văn Hưng trong thực hiện dự án phát triển Giáo Dục THPT
giai đoạn 2, "Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất,
kinh doanh tại địa phương"[20], đã đề xuất quy trình thực hiện gồm 5 bước
như sau:
“Bước 1: Lựa chọn cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương phù hợpvới nội dung dạy học
Bước 2: Lựa chọn nội dung giáo dục dạy học
Bước 3: Khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh
Bước 4: Lập kế hoạch dạy học
Bước 5: Thực hiện hoạt động giáo dục dạy học” [20]
Theo nhóm tác giả: Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn ThịHằng, Phạm Thị Hồng Tú thuộc ĐHSP Thái Nguyên, quy trình dạy học dự án
để phát triển năng lực học sinh gồm 4 bước:
“Bước 1: Xây dựng ý tưởng dự án
Bước 2: Xây dựng kế hoạch dạy học dự án - Học sinh/ nhóm học sinhthực hiện mục tiêu kế hoạch, thực hiện kế hoạch cần phải chi tiết, cụ thể
Bước 3: Thực hiện kế hoạch thực hiện dự án
Bước 4: Kết thúc dự án - Báo cáo sản phẩm (Báo cáo sản phẩm và đánhgiá kết quả thực hiện dự án)” [11]
Dựa trên các cơ sở đó, kết hợp với quá trình giảng dạy thực tiễn tại địaphương phù hợp với đề tài nghiên cứu, chúng tôi đề xuất xây dựng quy trìnhdạy học theo định hướng giáo dục kinh doanh trong dạy học môn Sinh học ởtrường phổ thông gồm các bước như sau:
Trang 31Bước 1: Khảo sát thực tế, lựa chọn ý tưởng kinh doanh Bước 2 : Xây dựng nội dung chủ đề thực hiện
Bước 3: Xác định mục tiêu học tập và lập kế hoạch
kinh doanh
Bước 4 : Thực hiện kế hoạch dạy học theo định hướng
GDKD
Bước 5 : Báo cáo sản phẩm
Bước 6: Kiểm tra, đánh giá.
Hình 2.1: Quy trình xây dựng dạy học theo định hướng GDKD
Bước 1: Khảo sát thực tế và lựa chọn ý tưởng kinh doanh
Ở nội dung môn Sinh học ở cấp THPT khá phong phú, đề cập tới nhiềulĩnh vực khoa học, kĩ thuật, sản xuất khác nhau nên trước khi lựa chọn nội dungthực hiện dạy học theo định hướng GDKD, giáo viên cần khảo sát các hoạtđộng kinh doanh tại địa phương có liên quan đến nội dung dạy học của mônhọc, lựa chọn khối lớp Tiếp theo giáo viên gợi ý học sinh đề xuất các ý tưởngkinh doanh, sau đó giáo viên và học sinh cùng lựa chọn các ý tưởng có thể thựcthi và phù hợp với cơ sở vật chất nhà trường, phù hợp với điều kiện kinh tế giađình học sinh, phù hợp với khả năng của học sinh, phù hợp với điều kiện kinh
tế xã hội địa phương Đặc biệt, cần lựa chọn các ý tưởng phù hợp với lứa tuổihọc sinh và có thể thực thi các ý tưởng kinh doanh đó
Ngoài ra cần xác định những lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh gắn với nộidung dạy học cụ thể phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với cơ sở vật chấtnhà trường, với điều kiện của gia đình học sinh, phù hợp với khả năng của họcsinh, phù hợp với mức sống tại địa phương và đặc biệt là nhu cầu sử dụng cácloại mặt hàng theo phong tục, vùng miền, theo thu nhập của khu dân cư Vì vậy
Trang 32giáo viên cần khảo sát thực tế, rà soát toàn bộ nội dung môn học để xác định rõnhững bài nào thuộc chương nào, trong từng khối lớp để có thể gắn với nhữnghoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương của nhà trường Từ đó sẽ xácđịnh lựa chọn ý tưởng kinh doanh mà học sinh đề xuất.
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề thực hiện
Giáo viên định hướng các nội dung trong ý tưởng kinh doanh của HS đểlựa chọn chủ đề học tập Căn cứ vào tiến trình sư phạm của các phương phápdạy học tích cực được sử dụng để tổ chức dạy học cho HS, từ các tình huốngxuất phát đã xây dựng, các tình huống phát sinh, dự kiến các sản phẩm cụ thểtương ứng với các hoạt động của HS, từ đó xác định các nội dung cần thiết đểxây dựng chủ đề Các vấn đề là những câu hỏi, bài tập, nội dung thực hành nằmtrong kiến thức của chủ đề, học sinh có thể thực hiện được
Bước 3: Xác định mục tiêu học tập và lập kế hoạch dạy học
- Về năng lực: Định hướng hình thành các năng lựcchung và năng lựcđặc thù:
+ Năng lực tự nghiên cứu khoa học
+ Năng lực thực hành
+ Năng lực giao tiếp
Trang 33+ Năng lực thiết kế, thẩm mĩ
+ Năng lực sử dụng và khai thác CNTT
+ Năng lực thu thập số liệu và xử lí thông tin
+ Năng lực kinh doanh
* Lập kế hoạch dạy học
Trong mỗi chủ đề thực hiện, GV thiết kế tiến trình dạy học thành cáchoạt động học dự kiến được tổ chức cho HS: Có cả thực hiện ở lớp và ở nhà.Mỗi tiết học trên lớp tương ứng với một số nội dung học tập, và sẽ thực hiệnmột số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy họcđược sử dụng Trong chuỗi các hoạt động học tập, GV cần đặc biệt quan tâmxây dựng các tình huống sao cho gần gũi với đời sống, phong tục địa phương,
để giúp các em HS dễ cảm nhận, liên hệ tham gia giải quyết các tình huống
Bước 4: Thực hiện kế hoạch dạy học
Bao gồm: soạn kế hoạch bài học; chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện dạyhọc; yêu cầu của sản phẩm kèm theo các tiêu chí đánh giá
Giáo viên cũng cần lưu ý về cấu trúc và cách trình bày kế hoạch bài học
có thể như hình thức của một kế hoạch bài học thông thường nhưng cũng có thểtrình bày dưới dạng tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh Khi đó, nộidung dạy học kiến thức mới trong giáo án sẽ được trình bày như là một tài liệuhướng dẫn dạy học dành cho giáo viên
Về phương tiện dạy học: Ngoài các phương tiện dạy học thông thường,giáo viên cần chuẩn bị các phương tiện, tư liệu về thông tin đã khảo sát, thuthập được về sản xuất, kinh doanh của địa phương sao cho việc cung cấp tư liệucho học sinh thực hiện vừa thuận tiện vừa hấp dẫn và dễ hiểu
Soạn kế hoạch bài học: Ngoài những nội dung như một kế hoạch bài họcthông thường gồm: Giáo án, phiếu học tập, các phương tiện cơ sở vật chất,trang thiết bị Với tinh thần định hướng giáo dục kinh doanh cho học sinh tạiđịa phương thì kế hoạch bài học cần bổ sung thêm một số vấn đề sau:
Trang 34+ Liệt kê danh sách các công việc mà học sinh cần phải thực hiện khi học+ Lồng ghép các thông tin về các sản phẩm HS thực hành đang được cungứng trên thị trường vào bài học giúp học sinh nhận thức được tính thiết thựccủa kiến thức trong bài, nhận thức được ý nghĩa của việc học bài và sẵn sàngvận dụng vào thực tế.
Bước 5: Báo cáo sản phẩm
HS phải hoàn thành về cả nội dung và hình thức cần thực hiện được.Đặc biệt học sinh cần mô tả rõ các sản phẩm mình làm ra, tính khả thi trongkinh doanh, vốn đầu tư và lợi nhuận có thể thu được sau một thời gian thựchiện nhất định
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu rõ tên các sản phẩm, yêu cầu của sảnphẩm và đồng thời đưa ra các tiêu chí đánh giá sản phẩm trước khi thực hiện
Khi triển khai thực hiện dạy học, GV cần lưu ý: ngoài các phương phápdạy học thông thường, giáo viên phải luôn luôn quan tâm tới việc gắn nội dungdạy học, nội dung giáo dục với hoạt động sản xuất - kinh doanh của địa phương
để góp phần định hướng nghề nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh.Cần thực hiện để giúp học sinh tìm thấy hứng thú trong học tập, và học sinhthấy được sự thiết thực của nội dung học tập
Bước 6: Kiểm tra, đánh giá thực hiện
- GV đánh giá kết quả học tập và hình thành các năng lực của HS, cụ thể:+ Đánh giá qúa trình tiếp thu kiến thức mới, thao tác và kết quả thựchành: Thông qua các bài kiểm tra
+ Đánh giá quá trình hình thành năng lực của học sinh: thông qua cáchtiếp cận với thị trường để tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt định hướng về mặt lợinhuận có thể thu được sau một thời gian thực hiện- đánh giá thông qua cácbảng công cụ đánh giá
- Mặt khác, khi thực hiện xong nội dung bài học kết hợp với kiểm trađánh giá học sinh, giáo viên cần dành thời gian để rút kinh nghiệm, đặc biệt là
Trang 35xác định được những điểm không hợp lí, bất khả thi được bộc lộ qua quá trìnhtriển khai, để rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh cho hợp lí hơn Với cácđiểm mà học sinh thực hiện tương đối tốt sẽ phát huy và điều chỉnh sao cho phùhợp với từng đối tượng học sinh của mỗi nhóm lớp.
Việc rút kinh nghiệm không chỉ áp dụng cho bài này mà cần áp dụng chotất cả những bài kế tiếp Nếu chưa đầy đủ thì cần có biện pháp bổ sung đầy đủ,kịp thời
2.3 Xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề 1: “Ứng dụng hoạt động của Vi Sinh Vật trong chế biến và bảo quản thực phẩm” theo định hướng giáo dục kinh doanh cho học sinh THPT
B
Từ nội dung Bảng 2.1 (Các nội dung dạy học theo định hướng GDKDcho HS trong chương trình THPT), kết hợp với khảo sát thực tế tại địa phươngnhận thấy rằng: bước đầu cho HS làm quen với các chủ đề, dự án theo địnhhướng GDKD kinh doanh nên sẽ lựa chọn các sản phẩm gần gũi, phổ biến, dễthực hiện, sản phẩm có sức tiêu thụ cao Đặc biệt, các sản phẩm HS có thể tựlàm và cung ứng được trên thị trường, được thị trường tin tưởng và tiếp nhận,liên quan mật thiết đến nội dung học tập
Sau khi lựa chọn chủ đề, chúng tôi bước đầu gợi ý HS các lớp được thựcnghiệm học tập, thảo luận và lựa chọn một số sản phẩm cụ thể, từ đó HS sẽ tìmhiểu quá trình sản xuất và cách kinh doanh các sản phẩm này trên thị trường
B
- Mô tả nội dung chủ đề
Chủ đề này gồm các bài trong chương I- Chuyển hóa vật chất và nănglượng ở VSV và chương 2 - Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật - SinhHọc 10
Bài 22 + 23: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV.Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV
Trang 36Bài 25 +27: Sinh trưởng của VSV Các yếu tố ảnh hưởng đến sinhtrưởng của VSV.
Bài 24: Thực hành: Lên men lactic và Êtilic
- Mạch kiến thức của chủ đề:
“+ Khái niệm VSV
+ Môi trường và các kiểu dinh của VSV
+ Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV
+ Sinh trưởng và phát triển của VSV
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV
+ Thực hành: lên men lactic và etilic [15]
- Biết làm một số sản phẩm lên men: Sữa chua, muối chua rau quả, thịtchua, nem chua, xúc xích, thạch dừa, rượu vang, nước chấm và giải thíchđược cơ sở khoa học cũng như cách bảo quản của các sản phẩm làm ra
- Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV vàứng dụng trong sản xuất và bảo quản các sản phẩm [18]
b Về kỹ năng
- Rèn kỹ năng tự nghiên cứu sách giáo khoa phát hiện kiến thức
- Kỹ năng quan sát kênh hình phát hiện kiến thức
- Rèn kỹ năng làm việc nhóm
- Rèn kỹ năng làm thực hành, thí nghiệm
c Thái độ
- Học sinh có hứng thú với môn học
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, biết chăm sóc và bảo vệsức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng
Trang 37d Định hướng hình thành các năng lực
- Ngoài hình thành các năng lực chung như: Năng lực tự học, năng lựcgiải quyết vấn đề học tập, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, sử dụng côngnghệ thông tin, năng lực hợp tác, giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ, năng lực tiênđoán, đo đạc, tính toán …
- Dạy học theo định hướng GDKD định hướng hình thành các nănglực chính:
+ Năng lực nghiên cứu khoa học: tự nghiên cứu, tìm ra quy trình chếbiến sản phẩm, chế biến thành công sản phẩm, giải thích được cơ sở khoa họctạo sản phẩm và biết rút kinh nghiệm trong quá trình chế biến
+ Năng lực vận dụng: biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đềthực tiễn, đặc biệt là năng lực vận dụng trong kinh doanh (năng lực kinhdoanh): biết sản xuất, chế biến và cung ứng các sản phẩm có trên thị trường,biết hạch toán, kiểm toán và phân chia lợi nhuận
2 Kế hoạch dạy học chủ đề
Theo phân phối chương trình, các nội dung trong chủ đề được thực hiện
5 tiết/ 5 tuần thực hiện
Theo dự kiến, chủ đề sẽ thực hiện trong 4 tuần: 4 tiết làm việc trên lớpxen kẽ 1 tiết làm việc ngoài lớp
Bảng 2.2: Bảng phân bố thời gian và nội dung, hình thức học tập
Thời gian Nội dung
Phương
Dự kiến kết quả sản
phẩm
pháp, hình thức tổ chức dạy học
Trang 38Thời gian Nội dung
Phương
Dự kiến kết quả sản
phẩm
pháp, hình thức tổ chức dạy học
tự học - Kiến thức về: “hô
- Phân biệt: hô hấp
hấp, lên men của VSV”[15] và các sản phẩmhiếu khí, hô hấp kị ứng dụng
Tiết 2
*Hoạt động hìnhthành kiến thức (tiếp) - Tình huống - Kiến thức về sinh
- “Sinh trưởng của có vấn đề trưởng của VSV: khái
2 + Khái niệm trực quan - sự sinh trưởng của
+ Thời gian thế hệ khám phá quần thể VSV trongcủa TB - Hoạt động các pha của quá trình+ Nuôi cấy liên tục nhóm nuôi cấy liên tục
+ Nuôi cấy không - Vấn đáp - Làm bài tập về “sinh
-Các yếu tố ảnh - Kiến thức về “các yếuhưởng đến sinh tố ảnh hưởng đến sinhtrưởng của quần thể trưởng của VSV” [15]VSV” [15]: liên hệ
chỉ ra các cách bảo
và ứng dụng trong sảnxuất - bảo quản các loạiquản các loại thực thực phẩm
phẩm tại địa phương
Trang 39Thời gian Nội dung
Phương
Dự kiến kết quả sản
phẩm
pháp, hình thức tổ chức dạy học
Tiết 3
* Hoạt động 3: Củng - Hoạt động - Sơ đồ tổng quát nội
cố, mở rộng kiến nhóm dung kiến thức đã học
3 Củng cố các kiến tìm hiểu quy - Một số kiến thức mở
thức về hoạt động trình qua các rộng
của VSV phương tiện - Các clip của các
- Quy trình chế biến khác nhau: nhóm về quy trình chếmột số loại thực internet, sách biến thực phẩm nhờphẩm nhờ hoạt động báo, tìm hiểu hoạt động cuả VSVcủa VSV và cách bảo thực tế… - Biết cách chọnquản các loại thực - Thuyết nguyên liệu và “quy
Trang 40Thời gian Nội dung
Phương
Dự kiến kết quả sản
phẩm
pháp, hình thức tổ chức dạy học
Tiết 5
- Báo cáo sản phẩm - Bản báo cáocủa HS - Thuyết - Sản phẩm thật chưng
Tuần * Hoạt động 5: Hoạt - Vấn đáp theo tiêu chí đáng giá
4 động mở rộng vận - Tìm tòi - - Định hướng bán được
- Từ đáng giá ý kiếncủa người tiêu dùng +Liên hệ các sản phẩmbán chạy trên thịtrường, tìm ra quytrình hoàn thiện chosản phẩm chế biếncủa nhóm
- Định hướng cáchxâm nhập của sảnphẩm vào thị trường
Bước 4: Thực hiện kế hoạch dạy học theo định hướng GDKD
* Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - ĐI SIÊU THỊ
* GV đã giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS tổ chức đi siêu thị và hoàn thànhcác yêu cầu:
- Tìm và liệt kê (quay chụp) các loại thực phẩm chế biến được sản xuấtnhờ sự hoạt động của VSV- có bán tại các siêu thị
- Thành phần nguyên liệu của các loại thực phẩm
- Tên Loại VSV (chủng VSV) hoạt động để chế biến ra các loại thực phẩm