Một số phép lai dùng trong nghiên cứu di truyền Nội dung Là phép lai thay đổi vị trí của bố mẹ khi thìdùng dạng này làm bố, khi lại dùng dạng đólàm mẹ để xác định vị trí của gen quy định
Trang 1TÀI LIỆU
ÔN THI MÔN SINH HỌC 9 THI HSG VÀ CHUYÊN SINHGiáo viên: Nguyễn Viết Trung
01277434946
Trang 3CHỦ ĐỀ I: QUY LUẬT DI TRUYỀN
I Một số khái niệm:
1 Tính trạng: Là đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí riêng của một cơ thể nào đó mà có thể làm dấu hiệu
để phân biệt với cơ thể khác Có 2 loại tính trạng:
- Tính trạng tương ứng là những biểu hiện, khác nhau của cùng một tính trạng
- Tính trạng tương phản là 2 tính trạng tương ứng có biểu hiện trái ngược nhau
2 Cặp gen tương ứng: là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và quy định một cặp tính
trạng tương ứng hoặc nhiều cặp tính trạng không tương ứng (di truyền đa hiệu)
3 Alen: Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen.
4 Gen alen: các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen tồn tại trên 1 vị trí nhất định của cặp NST tương đồng
có thể giống hoặc khác nhau về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêôtit
5 Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc 1 loài sinh vật.
6 Kiểu hình: là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể Kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển và
điều kiện của môi trường Trong thực tế khi đề cập tới kiểu hình người ta chỉ quan tâm tới 1 hay một số tính trạng
7 Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con cháu không phân li có
kiểu hình giống bố mẹ Trong thực tế khi đề cập tới giống thuần chủng thường chỉ đề cập tới 1 hay 1 vài tính trạng nào đó mà nhà chọn giống quan tâm tới
8 Gen không alen: là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không tương ứng tồn tại trên các NST không
tương đồng hoặc nằm trên cùng 1 NST thuộc 1 nhóm liên kết
9 Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử Thực tế có
trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn
10 Tính trạng lặn: là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn.
11 Lai phân tích: là phương pháp lấy cơ thể cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang cặp gen lặn Nếu đời
con không phân tính thì cơ thể cần kiểm tra kiểu gen la` đồng hợp tử trội, nếu đời con phân tính thì có thể đưa kiểm tra kiểu gen dị hợp tử
12 Di truyền độc lập: là sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của tính trạng
khác và ngược lại
13 Liên kết gen: là hiện tượng các gen không alen cùng nằm trong một nhóm liên kết, mỗi gen chiếm một vị
trí nhất định gọi là locut Nếu khoảng cách giữa các gen gần nhau, sức liên kết bền chặt tạo nên sự liên kết gen hoàn toàn Nếu khoảng cách giữa các gen xa nhau, sức liên kết lỏng lẻo sẽ dẫn tới sự hoán vị gen
14 Nhóm gen liên kết: nhiều gen không alen cùng nằm trên 1 NST, mỗi gen chiếm 1 vị trí nhất định theo
chiều dọc NST tạo nên 1 nhóm gen liên kết
Số nhóm gen liên kết thường bằng số NST đơn trong bộ NST đơn bội của loài
15 NST giới tính: là NST đặc biệt khác NST thường, khác nhau giữa cơ thể đực với cơ thể cái NST đó qui
định việc hình thành tính trạng giới tính, mang gen xác định việc hình thành 1 số tính trạng, khi biểu hiện gắnliền với biểu hiện tính trạng giới tính
16 Sự di truyền giới tính: Là sự di truyền tính trạng đực cái ở sinh vật luôn tuân theo tỉ lệ trung bình 1 đực:
1 cái tính trên qui mô lớn được chi phối bởi cặp NST giới tính của loài
17 Sự di truyền liên kết giới tính: là sự di truyền của các gen nằm ở các vùng khác nhau của NST giới tính
khi biểu hiện tính trạng tuân theo qui luật di truyền chéo (gen nằm trên X) hoặc di truyền thẳng (gen nằm trênY)
18 Giao tử thuần khiết: là hiện tượng khi phát sinh giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền
trong cặp nhân tố di truyền tương ứng là chỉ một mà thôi
19 Bản đồ di truyền (bản đồ gen): là sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của các gen trên từng NST theo đường
Trang 423 Thể đồng hợp: là cá thể mà kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau.vd: AA, aa.
24 Thể dị hợp: là cá thể mà kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau.vd: Aa, Bb,Cc, AaBb
III Một số phép lai dùng trong nghiên cứu di truyền
Nội dung
Là phép lai thay đổi vị trí của bố mẹ (khi thìdùng dạng này làm bố, khi lại dùng dạng đólàm mẹ) để xác định vị trí của gen quy địnhtính trạng trong tế bào
Là phép lai giữa cá thể mang tính trạngtrội cần xác định kiểu gen với cá thểmang tính trạng lặn Nếu kết quả phéplai là đồng tính thì cá thể mang tínhtrạng trội có kiểu gen đồng hợp, nếu kếtquả phép lai là phân tính thì cá thể đó
Lai thuận khác lai nghịch , đời con cókiểu hình giống cơ thể mẹ => gen ngoài nhân( ty thể , lạp thể , plasmid)
Là phép lai để phát hiện kiểu gen của
cá thể mang tính trạng trội
P: AA x aa Aa => Cơ thể mangtính trạng trội có KG đồng hợp
- Dùng để kiểm tra độ thuần chủng củagiống (kiểm tra kiểu gen của cơ thểmang tinh trạng trội)
- Phát hiện QLDT
NỘI DUNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN Tham khảo!
Trang 5Nhân loại đã và đang chứng kiến những thành tựu to lớn của sinh học nói chung và di truyền học nói riêng Có lẽ, bất kỳ ai quan tâm đến sinh học hay từng được học thời
phổ thông đều nhớ đến Gregor Johann Mendel, ông tổ của ngành di truyền học Quy luật di truyền củaông đã và đang là nền tảng cho công nghệ sinh học ngày nay
Công lao của Mendel trong lĩnh vực sinh học được ví như công lao của Newton đối với vật lý học Thếnhưng vào thời của ông, người ta chưa nhận thức được tầm quan trọng và giá trị to lớn mà những nghiên cứucủa Mendel mang lại cho nhân loại Trong con mắt mọi người thời đó, ông chỉ là một tu sĩ vô danh, mộtngười làm khoa học nghiệp dư Nhưng những đánh giá chưa đúng của giới khoa học khi đó không khiếnMendel dừng công việc nghiên cứu Ông vẫn lặng thầm tìm tòi, khám phá như thể một nhu cầu tự thân vậy
Gregor Johann Mendel sinh ngày 22/7/1822, tại vùng Moravia, đế quốc Áo (nay là Cộnghòa Séc), trong một gia đình nông dân nghèo Ngay từ nhỏ, ông luôn hứng thú chăm
sóc cây cối trong vườn
Năm 18 tuổi, Mendel tốt nghiệp trung học vào loại xuất sắc và được cử đi học triết học 3 năm sau, ông phải
bỏ dở việc học vì gia đình quá nghèo và xin vào làm ở Tu viện Augustinian tại thành phố Brunn (nay là Brno,Cộng hòa Séc)
Năm 1847, Mendel được Nhà thờ phong làm giáo sĩ và 2 năm sau, ông được cử dạy môn Toán và tiếng HyLạp tại tu viện Năm 1851, ông trở lại học Toán, Lý, Hóa, Động vật học và Thực vật học tại Trường Đại họcTổng hợp Viên Năm 1853, sau khi tốt nghiệp, Mendel quay trở về sống trong tu viện Augustinian và dạyhọc ở Trường Cao đẳng Thực hành của thành phố
Với vốn kiến thức vững vàng về khoa học, Mendel đã chuyên tâm vào việc nghiên cứu Lĩnh vực mà ông đặcbiệt quan tâm và dành nhiều thời gian nghiên cứu là khoa học sinh vật
Năm 1856, ông bắt đầu làm những thí nghiệm công phu trên đậu Hà Lan Mendel nhận thấy cây đậu Hà Lan
có cấu tạo hoa đặc biệt, che chở cho phấn các nhị không vương vãi ra ngoài Do đó, khi cần để hoa tự thụphấn hay lấy phấn hoa này thụ phấn cho hoa khác đều rất dễ dàng và bảo đảm, cho biết chính xác cây bố, câymẹ
Các thí nghiệm của ông vừa mang tính chất thực nghiệm vừa mang tính chất chính xác toán học Mendel sửdụng 7 cặp tính trạng để tiến hành lai tạo gồm: hạt trơn - hạt nhăn, hạt vàng - hạt lục, hoa đỏ - hoa trắng, hoamọc ở nách lá - hoa mọc trên ngọn, hoa cuống dài - hoa cuống nhẵn, quả trơn - quả nhăn, quả lục - quả vàng.Căn cứ kết quả các phép lai trên, ông đã đưa ra 3 qui luật cơ bản của di truyền học
Trang 6cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.
Trong suốt 8 năm (1856-1863), Mendel đã tiến hành thực nghiệm trên khoảng 37.000 cây đậu và 300.000 hạtđậu Ông đã chứng minh sự di truyền do các nhân tố di truyền (ngày nay gọi là
gene) Năm 1865, Mendel mang kết quả này trình bày tại Hội Khoa học Tự nhiên thành phố Brunn và một
năm sau, các kết quả về di truyền này được công bố trên tập san của Hội dưới tiêu đề “Một số thực nghiệm lai thực vật” Nhưng khi đó, mọi người đều cho rằng, các giả thuyết về di truyền đương thời thì
vô cùng phức tạp, trong khi thí nghiệm của Mendel lại “quá giản dị” Do vậy, công trình nghiên cứu của
ông bị chìm trong quên lãng
Mặc dù vậy, ông vẫn miệt mài vừa dạy học vừa truyền đạo và tiếp tục làm thực nghiệm trong vườn của tuviện Năm 1868, Mendel được phong chức Tổng Giám mục và được cử làm Giám đốc Tu viện vào năm
1879 Ông còn là người sáng lập Hội Nghiên cứu Thiên nhiên và Hội Khí tượng học của thành phố Brunn.Ngày 6/1/1884, Mendel qua đời tại thành phố Brno, Cộng hòa Séc, thọ 62 tuổi Mãi 6 năm sau khi Mendelqua đời, các nghiên cứu quý giá của ông mới được nhân loại biết tới, thông qua các nghiên cứu độc lậpnhưng cùng một lúc vào năm 1900 của 3 nhà khoa học ở 3 nước khác nhau là: Hugo Marie de Vries ở HàLan, Carl Correns ở Đức và Erich Tschermark của Áo
Tuy công trình nghiên cứu về di truyền học của Mendel được công nhận khá muộn màng, nhưng ngày naycác nhà khoa học vẫn xem năm 1900 là “mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của ngành di truyền học” và Mendel vẫn là “Ông tổ của ngành di truyền học”.
Hơn 1 thế kỷ đã trôi qua, di truyền học đã có một bước tiến nổi bật, giúp cho sinh học trở thành một trongmũi nhọn của khoa học hiện đại cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ di truyền, Công nghệ tế bào,Công nghệ vi sinh vật, Công nghệ enzym/protein
Đó là kỹ thuật nhân bản vô tính để tạo ra cừu Dolly của Wilmut (năm 1997),thành công của Đề án giải mã bộgien người (năm 2001) và gần đây nhất là việc ứng dụng các tế bào gốc để mong muốn điều trị nhiều bệnh lýhiểm nghèo
Tất cả đều khởi nguồn từ các thí nghiệm lai tạo đậu Hà Lan cách đây gần 160 năm của Gregor Mendel
Trang 7I MENĐEN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC CỦA MENĐEN:
1 Đối tượng nghiên cứu: Đậu Hà Lan.
- Có số nhiễm sắc thể ít: 2n = 14 (7 cặp NST)
- Là cây ngắn ngày (vòng đời ngắn)
- Có nhiều tính trạng tương phản, dễ quan sát
- Có khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt
2 Phương pháp phân tích di truyền giống lai:
- Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng
- Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đờiF1, F2, F3
- Bước 3: Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả
- Bước 4: Chứng minh giả thuyết bằng thực nghiệm
II LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG – QUY LUẬT PHÂN LI
1 Thí nghiệm của Mendel:
F2 3/4 cây hoa đỏ: 1/4 cây hoa trắng
2 Giải thích của Menden và định luật giao tử thuần khiết.
- Theo quan điểm Menden, mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định Cặp này gồm có nhân tốtrội và nhân tố lặn Nhân tố trội biểu hiện ở trạng thái dị hợp
- Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền đi về một giao tử khácnhau Không có sự trộn lẫn giữa 2 loại nhân tố di truyền ở giao tử Do vậy, giao tử là thuần khiết
- Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử với các nhân tố di truyền khác nhau sẽ tạo ra đời sau theo quy luật
3 Giải thích kết quả theo quan điểm hiện đại
3.2 Giải thích bằng cơ sở tế bào học
- Trong tế bào 2n, các NST luôn tồn tại thành từng cặp đồng dạng, do đó các gen trên NST cũng tồn tại thànhtừng cặp Mỗi gen chiếm 1 vị trí xác định gọi là locut
- Mỗi bên bố, mẹ cho một loại giao tử mang gen A hoặc a, qua thụ tinh hình thành F1 có kiểu gen Aa Do sựphân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân của F1 đã đưa đến sự phân li của cặp gen tương ứng Aa,nên 2 loại giao tử A và a được tạo thành với xác suất ngang nhau là ½ Sự thụ tinh của 2 loại giao tử đực vácái mang gen A và a đã tạo ra F2 có tỉ lệ kiểu gen là: 1/4AA: 2/4Aa: 1/4aa
- F1 toàn hoa đỏ vì ở thể dị hợp Aa gen trội A át chế hoàn toàn gen lặn a trong khi thể hiện kiểu hình Cũngtương tự, do đó F2 ta thu được tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
- Bố mẹ không truyền cho con cái kiểu hình cụ thể mà là các alen, sự tái tổ hợp các alen từ bố và mẹ tạothành kiểu gen và qui định kiểu hình cụ thể ở cơ thể con lai
* Giải thích bằng sơ đồ lai
Qui ước gen:
A -> qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a -> qui định hoa trắng
Trang 8F2: KG: 1AA: 2Aa: 1aaKH:3 hoa đỏ: 1 Hoa trắng
3.2 Nội dung định luật
- Khi đem lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về kiểu hình của một cặp tính trạng tương phản thì F1
xuất hiện đồng loạt kiểu hình trội (qui luật đồng tính), F2 phân li theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội: 1 lặn (qui luật phântính)
III Bổ sung quy luật Menđen.
1 Trội lặn không hoàn toàn
Trong mối quan hệ giữa 2 alen của một locus có thể xảy ra hiện tượng alen này không lấn át được alen kiatrong thể dị hợp Do vậy, ở thể dị hợp cả hai alen cùng biểu hiện, kiểu hình là trung gian giữa 2 tính trạng
Ví dụ: Hoa mõm sói, locus A quy định màu hoa gồm 2 alen A màu đỏ, a màu trắng Tuy nhiên, ở trạng thái
dị hợp Aa, có hoa màu hồng
2 Đồng hợp trội gây chết
Trong một số trường hợp, khả năng sống sót của các kiểu gen khác nhau có thể khác nhau
Trong đó, đồng hợp trội có thể gây chết khi cá thể mới sinh hoặc còn là hợp tử
Lúc đó: Ở phép lai Aa x Aa: Tỷ lệ kiểu gen ở đời sau là 2Aa:1aa vì mất đi 1AA
Và tỷ lệ kiểu hình là 2 trội: 1 lặn
Kết luận: Tỷ lệ 2 trội: 1 lặn là tỷ lệ đặc trưng của trường hợp lai đơn Menden và gây chết đồng hợp tử trội
3 Đa alen
Thông thường một locus có thể có nhiều hơn 2 alen, và do đó số lượng kiểu gen sẽ không dừng lại ở con số
3 Quá trình di truyền vẫn tuân theo định luật Menden song, do có nhiều alen nên mức độ phức tạp lớn hơnrất nhiều Đặc biệt, mối quan hệ giữa các alen đó có thể là trội lặn hoàn toàn, đồng trội, trội lặn không hoàntoàn…
Ví dụ: Sự di truyền tính trạng nhóm máu hệ ABO ở người do một locus 3 alen quy định với mối quan hệ trộilặn như sau: IA=IB>IO
Từ 3 alen này tạo ra 6 kiểu gen và 4 kiểu hình tương ứng với 4 nhóm máu
IV Tương quan trội – lặn
- Tương quan trôi - lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thê thực vật- động vật và người Ví
dụ : Ở cà chua các tính trạng quả đỏ nhẵn và thân cao là trội, còn quả vàng, có lông tơ và thân lùn là các tínhtrạng lắn; ở chuột lang các tính trạng lông đen, ngắn là trội, còn lông trắng, dài là lặn
- Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, còn những tính trạng lặn là những tính trạng xấu.
Một mục tiêu của chọn giống là xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào mộtkiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao
- Để xác định được tương quan trội - lặn của một cặp tính trạng tương phản ờ vật cây trồng, người ta sử dụng
phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen Nếu cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở P có tỉ lệ
phân li kiểu hình F2 là 3 : 1 thi kiểu hình chiếm ti lệ 3/4 là tính trạng trội, còn kiểu hình có ti lệ 1/4 là tínhtrạng lặn
- Trong sản xuất, để tránh sự phân li tính trạng diễn ra trong đó xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm
chất và năng suất của vật nuôi, cây trồng, người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
* Lưu ý
Trang 9- Để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội (xem ở trạng thái đồng hợp hay di hợp) -> Sử dụng phép lai phân tích.
- Để xác định tương quan trội lặn (tính trạng nào là trội, lặn) -> Sử dụng phương pháp phân tích thế hệ lai.
- Để tạo giống thuần (giống chứa các gen đồng hợp) -> sử dụng phương pháp tự thụ phấn (TV) hoặc tự thụ tinh (ĐV)
LAI HAI CẶP TÍNH TRANG - QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP
I Thí nghiệm lai hai tính trạng:
1 Thí nghiệm:
Ptc Hạt vàng, trơn X Hạt xanh, nhăn
F1 100% cây cho hạt vàng trơn
F2 315 hạt vàng, trơn: 108 hạt vàng nhăn:
101 hạt xanh, trơn: 32 hạt xanh nhăn
2 Giải thích:
A quy định hạt vàng; a quy định hạt xanh ; B quy định hạt trơn; b quy định hạt nhăn
Ptc hạt vàng, trơn có kiểu gen AABB
Ptc hạt xanh nhăn có kiểu gen aabb
- Viết sơ đồ lai đến F2 ta thu được tỷ lệ phân ly kiểu hình là: 9/16 vàng, trơn ( AB ); 3/16 vàng, nhăn(Abb); 3/16 xanh, trơn (aaB); 1/16 xanh, nhăn ( aabb)
II Cơ sở tế bào học:
1 Trường hợp 1: (Các gen A - hạt vàng và B - hạt trơn; a - xanh và b - hạt nhăn phân ly cùng nhau) => Kết
quả cho ra 2 loại giao tử AB và ab với tỷ lệ ngang nhau
2 Trường hợp 2: (Các gen A - hạt vàng và b - hạt nhăn ; a - xanh và B - hạt trơn phân ly cùng nhau) =>
Kết quả cho ra 2 loại giao tử Ab và aB với tỷ lệ ngang nhau
Kết quả chung: Sự phân ly của các cặp NST theo 2 trường hợp trên với xác suất như nhau nên kiểu gen
AaBb cho ra 4 loại giao tử : AB, Ab, aB, ab với tỷ lệ ngang nhau
III Ý nghĩa của các quy luật Menđen
1 Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân ly:
- P thuần chủng
- F2 đủ lớn
- Trội hoàn toàn
- Các gen quy định tính trạng ít chịu ảnh hưởng của môi trường
2 Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập: Tương tự như trên và thêm 2 ý sau
- Các gen quy định tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
- Các gen tác động riêng rẽ lên từng tính trạng, mỗi gen quy định 1 tính trạng
3 Ý nghĩa quy luật phân ly và PLĐL
3.1 QLPL:
+) Với tiến hóa: Góp phần giải thích nguồn gốc, sự đa dạng của sinh giới trong tự nhiên
+) Với chọn giống: là cơ sở khoa học và phương pháp tạo ưu thế lai cho đời con lai F1 Các gen trội thường
là gen tốt, trong chọn giống cần tập trung các gen trội quý vào cùng 1 cơ thể để tạo giống mới có giá trị kinh
Trang 10Lưu ý : Lai 1 cặp tính trạng do 1 cặp alen quy định có 6 phép lai có thể xảy ra (gen trên NST thường).
Stt phép lai
Bố mẹ (P)
Thế hệ con
Tỉ lệ phân ly kiểu gen Tỉ
Trang 11x aa
6
aa x aa
Bài 1: Ở đậu Hà lan, thân cao là tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp.
a) Khi cho đậu thân cao giao phấn với nhau, F1 thu được đồng loạt có thân cao Biện luận để xác định kiểugen của bố mẹ và lập sơ đồ lai?
b) Nếu cho cây F1 nói trên lai phân tích thì kết quả thu được sẽ như thế nào?
Trang 12
Bài 2: Ở bí gen A quy định quả tròn gen a quy định quả dài Gen B quy định hoa đỏ gen b quy định hoa trắng Các gen nằm trên các NST khác nhau và tính trội hoàn toàn.Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai trong các trường hợp sau: a) Bí thuần chủng quả tròn hoa trắng lai với bí thuần chủng quả dài hoa đỏ b) Bí quả tròn hoa đỏ lai với bí quả dài hoa trắng
Trang 13
Bài 3: Ở ngô gen A quy định tính trạng màu đỏ,gen a quy định tính trạng màu vàng. a)cho ngô hạt đỏ lai với ngô vàng.Xác định kết quả lai ở F1? b)cho ngô hạt đỏ lai với ngô hạt đỏ.Tìm kiểu gen P vàF1 ?Biết rằng có hiện tượng trội hoàn toàn
Bài 4: Ở cà chua,gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. a)Trong quần thể các cây cà chua chỉ có 2 kiểu gen là AA và aa.Cho các cây mang kiểu gen AA giao phấn với các cây mang kiểu gen aa.Hãy viết sơ đồ lai b)Sau các phép lai nói trên, người ta cho giao phấn ngẫu nhiên giữa các cây trong quần thể.Hãy xác định các phép lai có thể xảy ra và lập sơ đồ lai
Trang 14
Bài 5: Cho cây cà chua quả đỏ giao phấn với cây cà chua quả vàng thì F1 thu được toàn cây quả đỏ.Cho các cây F1 tự thụ phấn F2 gồm có 152 cây quả đỏ và 50 cây quả vàng.Kết quả lai đã tuân theo định luật nào? Viết sơ đồ lai từ P đến F2
Bài 6: Ở cà chua,tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng a) Kiểu gen và kiểu hình của cây bố mẹ phải như thế nào để ngay thế hệ F1 đã có sự phân tính theo tỉ lệ 1: 1? Lập sơ đồ kiểm chứng b) Nếu cây lai F1 có sự phân tính theo tỉ lệ 3:1 thì kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ là gì? Lập sơ đồ kiểm chứng? c) Nếu cho 2 cây cà chua quả đỏ thụ phấn với nhau F1 thu được 100% cà chua quả đỏ thì đã kết luận 2 cây đời P là thuần chủng được chưa? Kiểm tra bằng cách nào?
Trang 15
Bài 7: Cho đậu hạt vàng thụ phấn với đậu hạt vàng F1 thu được toàn đậu hạt vàng Tiến hành thụ phấn ở tất cả các cây F1, F2 thu được cả đậu hạt vàng lẫn đậu hạt lục a) Biện luận để xác định kiểu di truyền (kiểu gen) của các cây đậu đời P, F1, F2? Lập sơ đồ kiểm chứng b) Trong thế hệ F2 các cây đậu hạt lục có thể xuất hiện với tỉ lệ bao nhiêu %?
Trang 16
Bài 8: Khi lai 2 dòng chuột thuần chủng (dòng lông xám và dòng lông trắng) a) làm thế nào để xác định giống thuần chủng? b) Tất cả các con lai thu được đều có lông xám, có thể rút ra kết luận gì? Người ta gọi những con chuột lông xám này là gì? c) Cho chuột lông xám này giao phối với nhau, cho biết kiểu gen, kiểu hình? d) Làm thế nào để biết chuột lông xám có thuần chủng hay không? Lập sơ đồ lai?
Trang 17
Bài 9: Ở cà chua quả đỏ là tính trội hoàn toàn so với quả vàng Hãy lập sơ đồ lai để xác định kết quả về kiểu
gen, kiểu hình của con lai F1 trong các trường hợp sau?
Trường hợp 1: P: Quả đỏ x Quả đỏ
Trường hợp 2: P: Quả đỏ x Quả vàng
Trường hợp 3: P: Quả vàng x Quả vàng
Bài 10: Ở thỏ tính trạng lông ngắn là trội so với lông dài Người ta tiến hành lai giống giữa thỏ đực với 3 thỏ cái có các kiểu di truyền khác nhau - Với thỏ cái A lông ngắn được thỏ con lông ngắn - Với thỏ cái B lông ngắn được thỏ con lông dài - Với thỏ cái C lông dài được thỏ con lông ngắn a) Biện luận để xác định kiểu di truyền và kiểu hình của thỏ đực cùng với kiểu di truyền của 3 thỏ cái đã cho b) Xác định tỉ lệ kiểu hình của thỏ con của mỗi phép lai
Trang 18
Bài 11: Ở bí, tính trạng quả tròn trộikhông hoàn toàn so với tính trạng quả dài Quả bầu dục là tính trạng trung gian giữa quả tròn và quả dài Cho giao phấn giữa cây có quả tròn với cây có quả dài thu được F1.Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau a) Lập sơ đồ lai từ P đến F1 b) Cho F1 lai phân tích thì kết quả được tạo ra sẽ như thế nào về kiểu gen và kiểu hình?
Trang 19
Bài 12: Ở hoa dạ lan, gen D quy định hoa đỏ, gen d quy định hoa trắng, kiểu gen Dd biểu hiện màu hoa hồng.Hãy biện luận để xác định kiểu gen và kiểu hình của P và lập sơ đồ lai minh họa cho mỗi kết quả sau: a)Thế hệ F1 có tỉ lệ 50%hoa đỏ:50%hoa hồng b)Thế hệ F1 có tỉ lệ 50%hoa hồng :50% hoa trắng C)Thế hệ F1 có tỉ lệ 25%hoa đỏ:50%hoa hồng:25%hoa trắng
Bài 13: Cho ruồi giấm thân xám giao phối với ruồi giấm thân đen.F1 thu được cả ruồi giấm thân xám lẫn thân đen a) Biện luận để xác định tính nào là trội tính nào là lặn? b)Tỉ lệ kiểu hình và kiểu di truyền của các ruồi giấm đời F1? c)Trong các ruồi giấm đời F1 số ruồi thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Trang 20
Bài 14: Ở người, tính trạng tóc quăn là trội so với tóc thẳng.Hãy xác định kiểu gen và kiểu hình của các con có thể có được ở các cặp vợ chồng sau: a) Chồng tóc quăn x vợ tóc thẳng b) Chồng tóc quăn x vợ tóc quăn
Trang 21
Bài 15: Một người làm vườn cho một thỏ đực đen giao phối với một thỏ cái trắng,đẻ được 4 thỏ con toàn lông trắng a) Dựa vào kết quả trên, người làm vườn cho rằng tính trạng lông trắng là trội so với lông đen và cặp thỏ bố mẹ đó thuộc nòi thuần chủng.Nhận định của nhà làm vườn đã chính xác chưa?Tại sao? b) Với ý định nhân giống thỏ đen,nhà làm vườn đã cho con thỏ đực đen của mình giao phối với rất nhiều thỏ cái đen khác nhau thì lại thấy trong đàn con sinh ra lác đác xuất hiện một số thỏ trắng, ông rất thắc mắc.Hãy giải thích cho nhà làm vườn rõ vì sao có hiện tượng đó
Trang 22
b) Nếu ở thế hệ F3 người ta thu được 256 cây thì trong đó có bao nhiêu cây thân thấp?bao nhiêu cây thâncao?Biết tỉ lệ thụ tinh và sống sót của tất cả các cây lúa ở mọi thế hệ đều tương đương nhau.
DẠNG 2: BÀI TẬP LAI HAI HAY NHIỀU CẶP TÍNH TRẠNG
Bài tập 1: Khi lai 2 dòng chuột cô bay thuần chủng lông đen, ngắn với chuột cô bay lông trắng, dài người ta
Trang 23thu được thế hệ con đồng loạt lông đen ngắn, các cặp gen qui định 2 cặp tính trạng này nằm trên 2 NSTkhác nhau Hãy cho biết kết quả về KG, KH trong các phép lai sau:
a Cho các chuột F1 thu được giao phối với nhau?
b Cho các chuột F1 thu được lai phân tích?
c Cho các chuột F1 thu được lai với chuột không thuần chủng lông đen, dài?
d Cho các chuột F1 thu được lai với chuột không thuần chủng lông trắng, ngắn?
Bài tập 2: Ở một loài côn trùng, hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng về màu lông và độ dài cánh di
truyền độc lập với nhau và nằm trên NST thường Lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng Cánh dài trộihoàn toàn so với cánh ngắn Cho giao phối giữa cá thể lông đen, cánh dài thuần chủng và cá thể lông trắng,cánh ngắn thu được F1 Cho F1 tạp giao thu được F2
1 Lập sơ đồ lai từ P -> F2?
2 Lập sơ đồ lai và cho biết kết quả trong các trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: F1 giao phối trở lại với bố và mẹ của nó?
+ Trường hợp 2: cho F1 lai phân tích?
Trang 24Bài tập 3: Ở một loài thực vật: gen A: lá nguyên; gen a: lá chẻ; gen B: có tua cuốn; gen b: không có tua
cuốn Mỗi gen nằm trên một NST Hãy viết sơ đồ lai và xác định kết quả các phép lai sau:
Trang 25Bài tập 4: Ở người hai cặp gen qui định 2 cặp tính trạng về tầm vóc và nhóm máu nằm trên hai cặp NST
thường và phân li độc lập
+ Về tầm vóc: T-: tầm vóc thấp; tt: tầm vóc cao
+ Về nhóm máu:
- Nhóm máu A -> kiểu gen: IAIA hoặc IAIO
- Nhóm máu B -> kiểu gen: IBIB hoặc IBIO
- Nhóm máu AB -> kiểu gen: IAIB
- Nhóm máu O -> kiểu gen: IOIO
Hãy xác định kết quả của các phép lai sau:
a Bố có tầm vóc thấp, máu AB x mẹ có tầm vóc cao, máu O
b Bố có tầm vóc thấp, máu A x mẹ có tầm vóc cao, máu B
c Bố có tầm vóc thấp, máu B x mẹ có tầm vóc cao, máu AB
d Bố có tầm vóc thấp, máu O x mẹ có tầm vóc cao, máu A
e Bố có tầm vóc cao, máu AB x mẹ có tầm vóc thấp, máu B
g Bố có tầm vóc cao, máu A x mẹ có tầm vóc thấp, máu AB
h Bố có tầm vóc cao, máu B x mẹ có tầm vóc thấp, máu O
i Bố có tầm vóc cao, máu O x mẹ có tầm vóc thấp, máu A
Trang 26
Bài tập 5: Ở một loài côn trùng, mắt đỏ trội không hoàn toàn so với mắt trắng và mắt vàng là tính trạng
trung gian Lông đen là tính trạng trội không hoàn toàn so với lông xám và lông nâu là tính trạng trung gian.Hai cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau Cho cá thể có mắt đỏ, lông đen giao phối với cá thể mắttrắng, lông xám rồi cho các cá thể F1 tiếp tục tạp giao với nhau
a Viết sơ đồ lai và cho biết kết quả về KG, KH ở F1, F2?
b Kết quả phép lai sẽ như thế nào nếu cho F1 lai phân tích?
Trang 27
Bài tập 6: Ở một loài côn trùng, mắt đỏ trội không hoàn toàn so với mắt trắng và mắt vàng là tính trạng
trung gian Cánh dài là tính trạng trội hoàn toàn so với cánh Hai cặp tính trạng này di truyền độc lập vớinhau Cho cá thể có mắt đỏ, cánh dài thuần chủng giao phối với cá thể mắt trắng, cánh ngắn rồi cho các cáthể F1 tiếp tục tạp giao với nhau
a Viết sơ đồ lai và cho biết kết quả về KG, KH ở F1, F2?
b Kết quả phép lai sẽ như thế nào nếu cho F1 lai phân tích?
Trang 28
BÀI TOÁN NGHỊCH: Cho biết tỉ lệ KG, KH của F -> Xác định KG, KH của P
I Phương pháp:
- Xác định tỉ lệ KH của F
- Phân tích kết quả từng cặp tính trạng ở con lai Dựa vào tỉ lệ tính trạng của F => KG của P về cặp tínhtrạng đang xét=> KH của P
+ Tỉ lệ F1 = 3:1 => cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp về cặp tính trạng đang xét, tính trội hoàn toàn
+ Tỉ lệ F1 = 1:2:1 => cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp về cặp tính trạng đang xét, tính trội không hoàntoàn
+ F1 đồng tính trội => ít nhất 1 cơ thể P đồng hợp trội; F1 đồng tính lặn => cả 2 cơ thể P đều đồng hợplặn
+ Tỉ lệ F1 = 1:1 => 1 cơ thể P có KG dị hợp, cơ thể P còn lại có KG đồng hợp lặn về cặp tính trạng đangxét
- Xét chung 2 cặp tính trạng => KG ở hai cặp tính trạng của bố mẹ
- Lập sơ đồ lai minh họa
***Lưu ý: để biết 2 cặp gen có phân li độc lập dựa vào: + Đề bài cho sẵn
+ Tỉ lệ phân li độc lập của thí nghiệm MenDen: 9:3:3:1
+ Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng
+ Đề bài cho 2 cặp gen nằm trên 2 NST khác nhau
+ Nhân tỉ lệ KH riêng rẽ của loại tính trạng này với tỉ lệ KH riêng của loại tính trạng kia
Nếu thấy kết quả tính được phù hợp với kết quả phép lai thì có thể kết luận 2 cặp gen quy định 2 loại tínhtrạng đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, di truyền phân li độc lập: “Khi hai cặp gen di truyền độc lập, tỉ lệ
KH ở đời con bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó”
Bài tập 7: Ở gà, tính trạng chân cao trội hoàn toàn so với chân thấp, lông nâu trội so với lông trắng Cho
giao phối giữa 2 gà P thuần chủng thu được F1 đều có KG giồng nhau Tiếp tục cho F1 lai phân tích thuđược F2 như sau: 25% chân cao, lông nâu : 25% chân thấp, lông nâu : 25% chân cao, lông trắng : 25% chânthấp, lông trắng
a Giải thích và lập sơ đồ lai phân tích của F1?
b Biện luận và xác định KG, KH của 2 gà P đã mang lai và lập sơ đồ lai
c Cho F1 lai với gà có KG, KH như thế nào để F2 có 100% gà chân cao, lông nâu? Giải thích và minh họabằng sơ đồ lai?
Trang 29
Bài tập 8: Cho giao phấn giữa 2 giống bí thuần chủng thu được F1 Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn với nhau
thu được con lai F2 có kết quả như sau: 56,25% cây có quả tròn, hoa đỏ : 18,75% cây có quả tròn, hoavàng : 18,75% cây có quả dài, hoa đỏ : 6,25% cây có quả dài, hoa vàng Xác định KG, KH của P và lập sơ
đồ lai?
Trang 30
Bài tập 9: Ở chuột, hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng về màu lông và hình dạng đuôi đều nằm trên
NST thường và phân li độc lập với nhau Khi cho giao phối hai dòng chuột thuần chủng có lông xám, đuôicong với lông trắng, đuôi thẳng thu được F1
a Lập sơ đồ lai từ P đến F1?
b Tiếp tục cho giao phối giữa F1 với chuột khác, thu được F2 có kết quả như sau: 37,5% số chuột có lôngxám, đuôi cong : 37,5% chuột có lông xám, đuôi thẳng: 12,5% số chuột có lông trắng, đuôi cong : 12,5% sốchuột có lông trắng, đuôi thẳng
Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của F1 Biết lông xám và đuôi cong là 2 tính trạng trội hoàn toàn
so với lông trắng và đuôi thẳng