1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học

23 85 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 465,5 KB

Nội dung

- Lý do thực tiễn: Bên cạnh những thuận lợi và những kết quả đạt được thì trong công tácgiảng dạy giáo viên trường chúng tôi vẫn còn một số hạn chế sau: Trong hoạtđộng khám phá khoa học

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA

TRƯỜNG MẦM NON HOA CÚC

TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI HỌC TỐT MÔN KHÁM

PHÁ KHOA HỌC Lĩnh vực : Hoạt động nhận thức

Họ và tên tác giả: Phan Thị Lài

Đơn vị : Trường mầm non Hoa Cúc

Krông Ana, tháng 3 năm 2019

Trang 2

MỤC LỤC

Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU 3

I Đặt vấn đề : 3

II Mục đích nghiên cứu: 4

Phần thứ hai : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4

I Cơ sở lý luận của vấn đề 4

II Thực trạng vấn đề 6

III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 8

IV Tính mới của giải pháp: 17

V Hiệu quả SKKN: 18

Phần thứ ba : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19

I Kết luận: 19

II Kiến nghị: 20

Trang 3

Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU I.Đặt vấn đề

1 Lý do chọn đề tài

- Lý do lý luận:

Tâm hồn trẻ thơ từ xưa đã được ví như trang giấy trắng Thời điểm này tất

cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn, tìm hiểukhám phá mọi sự vật xung quanh và vận động bằng đôi chân, đôi tay củamình tất cả những cử chỉ đó đều hình thành nên thói quen, kể cả thói xấu.Chúng ta đang sống trong thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, của khoa học hiệnđại Do vậy tự xã hội sinh ra nhu cầu cần những con người năng động sáng tạo,

có trí tuệ cao để phù hợp với sự phát triển của thời đại

Muốn như vậy ngay từ tuổi ấu thơ, trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổilứa tuổi đang có những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ,tình cảm cần có sự hướng dẫn nhận thức theo trình tự, theo chương trìnhđược nghiên cứu phù hợp với lứa tuổi Trong hệ thống các hoạt động trẻ đượclàm quen ở trường mầm non thì hoạt động khám phá khoa học tạo cho trẻ hệthống kiến thức bao quát nhất Thông qua các tiết học trẻ lần lượt được hìnhthành kiến thức từ dễ tới khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể tới trừu tượng.Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy tất cả thuộc về cô giáo mầm non Tuy nhiên,trong thực tế hiện nay, một số giáo viên chưa thực sự coi trọng vấn đề này

- Lý do thực tiễn:

Bên cạnh những thuận lợi và những kết quả đạt được thì trong công tácgiảng dạy giáo viên trường chúng tôi vẫn còn một số hạn chế sau: Trong hoạtđộng khám phá khoa học các đồng chí đang quá lạm dụng công nghệ thông tinvào giảng dạy, chủ yếu là thiết kế giáo án Powpoi sau đó chỉ việc cho trẻ tìmhiểu các sự vật hiện tượng trên máy tính Tôi không phủ nhận sự cần thiết củaviệc cho trẻ tiếp xúc với công nghệ thông tin, không phủ nhận rằng công nghệthông tin rất có ích giúp giáo viên chủ động trong hoạt động, nhưng vô tìnhchúng ta đang để trẻ thụ động, quen với việc chỉ được tiếp xúc qua màn hìnhmáy tính Điều đó đang hạn chế sự phát triển, sáng tạo của trẻ Trẻ cần được

Trang 4

hoạt động thực tế, được tự tay sờ, nắn, ngửi, được tự mình khám phá thông quahoạt động nhóm, tự thảo luận…và cô giáo phải có những biện pháp tạo hứng thúcho trẻ tham gia tích cực, có như vậy hoạt động mới đạt hiệu quả cao, việc họcmới thực sự “ Lấy trẻ làm trung tâm” Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Một sốbiện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học” nhằm góp phầnxây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động khám phá khoa học càng hứng thú, hiệuquả hơn với trẻ.

II Mục đích nghiên cứu:

Nhằm tìm ra một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học đểtrẻ đạt kết quả cao Thỏa mãn nhu cầu ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi,sáng tạo của trẻ Sẽ giúp trẻ có cơ hội được phát triển toàn diện về mọi mặt Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng, và thếgiới xung quanh

Có một số kĩ năng sống như tôn trọng, hợp tác, thân thiện, biết quan tâm

và chia sẻ

Phát triển một số phẩm chất cá nhân như mạnh dạng, tự tin, tự lực Từ đógiúp trẻ phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản theo những chiều hướngkhác nhau

Trẻ có kỹ năng ứng sử, sử lí các tình huống trong xã hội bằng những hành

vi đẹp khi giao tiếp trong sinh hoạt gia đình ,trường lớp mầm non và công đồnggần giũ

Nhằm giúp giáo viên chủ động linh hoạt hơn trong việc tổ chức các tiếtdạy trên lớp Từ đó trẻ sẽ hứng thú khi tham gia các hoạt động khám phá khoahọc dẫn đến việc tiếp thu bài được hiệu quả hơn

Phần thứ hai : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở lý luận của vấn đề

Nghiên cứu của các nhà tâm lý học và giáo dục học đã chỉ ra rằng trongnhững năm đầu đời là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng nhất Đó làgiai đoạn tăng trưởng và hoàn thiện về trọng lượng của não và các dây thần

Trang 5

nhân cách Cũng trong những năm đầu tiên của cuộc sống, trẻ em đã lĩnh hội cácvận động cơ bản của cơ thể Các quá trình cảm nhận được hình thành và hoànthiện dần trên cơ sở phát triển của các giác quan và sự phối hợp vận động giữacác bộ phận trên cơ thể Ngôn ngữ và trí tuệ của trẻ trải qua các giai đoạn pháttriển chính từ trực quan hành động đến tư duy lôgíc Kinh nghiệm sống của trẻđược tích luỹ nhanh chóng, phạm vi các biểu tượng được mở rộng, xúc cảm củatrẻ trở nên dễ điều khiển Xuất hiện sự tự nhận thức, trẻ hiểu được vị trí củamình trong môi trường giao tiếp với người lạ và người quen Trẻ bắt đầu có ýthức định hướng trong thế giới đồ vật và tự nhiên, phân biệt được giá trị củanhững đồ vật đó

Chính sự phát triển về mặt thể chất và trí tuệ trong những năm đầu tiên củacuộc sống đã cho phép trẻ tiếp thu, lĩnh hội không chỉ các biểu tượng cụ thể mà

cả những biểu tượng khái quát, các mối liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau của các

sự vật, hiện tượng xung quanh

Đây cũng là "thời kỳ nhạy cảm" để cho trẻ tiếp xúc, khám phá thiên nhiên

và cuộc sống xã hội Sự phát triển của trẻ chỉ có thể diễn ra liên tục và hiệu quảtrong sự tương tác giữa trẻ với môi trường xung quanh dưới sự hướng dẫn củangười lớn

Thông qua khám phá khoa học trẻ không chỉ tích luỹ được hệ thống kiếnthức chính xác về thế giới khách quan mà còn phát triển các quá trình tâm lýnhận thức, các phẩm chất trí tuệ và ngôn ngữ, làm cơ sở cho việc tiếp thu cáckhái niệm khoa học ở các bậc học lớn hơn sau này

Việc cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, cuộc sống… giúp trẻ phát triểnnhững xúc cảm, tình cảm, thẩm mỹ, đạo đức tích cực, thái độ ứng xử đúng đắnvới thiên nhiên, xã hội

Khám phá khoa học giúp trẻ phát triển về thể chất và các kỹ năng laođộng

Có thể nói cho trẻ khám phá khoa học là một trong những phương phápquan trọng, phương pháp chủ yếu giúp trẻ phát triển toàn diện Để chuẩn bị nềntảng và tâm thế cho trẻ vào học ở trường tiểu học thì việc tổ chức cho trẻ khám

Trang 6

phá khoa học chỉ có thể đạt hiệu quả khi người tổ chức hoạt động xác định rõmục đích, thiết kế tiết dạy dựa trên đặc điểm học của trẻ mầm non Trẻ mầm nonhọc qua bắt chước, qua trải nghiệm, thí nghiệm; qua sự tương tác, chia sẻ kinhnghiệm, qua tư duy suy luận và vui chơi Tạo dựng môi trường chăm sóc, giáodục trẻ phù hợp, kích thích trẻ hoạt động tích cực trong khám phá khoa học sẽthúc đẩy sự phát triển của trẻ.

Khám phá khoa học là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ mẫu giáo vớicuộc sống xung quanh, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên củaquá trình hình thành nhân cách Việc khám phá, tìm tòi sẽ giúp trẻ phát triển đầy

đủ, toàn diện về nhận thức, tình cảm, ý chí, cũng như các nét tính cách và nănglực xã hội

Khám phá khoa học cũng góp một phần quan trọng đối với cuộc sống củatrẻ, giúp trẻ hòa nhập với thế giới xung quanh, đồng thời giúp trẻ hình thành vàphát triển các quá trình tâm lý và tính mục đích, tính kỷ luật, tính đồng đội Đóchính là giai đoạn đầu tiên của sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.Khám phá thế giới xung quanh là một trong những hoạt động hàng ngàycủa trẻ ở trường mầm non, có nhiều ưu thế để phát triển mọi mặt cho trẻ mà ítthời điểm sinh hoạt nào trong ngày có thể so sánh được Trẻ có hiểu biết tốt hơnkhi tham gia vào các hoạt động quan sát, khám phá, tiếp xúc trực tiếp với các sựvật hiện tượng xung quanh Trẻ biết thêm nhiều kiến thức mới khi được thỏamãn nhu cầu vui chơi, tìm tòi và sáng tạo trong môi trường thuận lợi, giúp trẻmạnh dạn, tự tin hơn, dễ dàng thích nghi, hòa nhập trong môi trường xã hội hiệnđại

II Thực trạng vấn đề:

Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu trường mầm non Hoa Cúc

về chuyên môn, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt độnggiáo dục mầm non Nhà trường đã đầu tư trang bị học tập và đồ dùng, đồ chơiđầy đủ để phục vụ cho công tác dạy và học có chất lượng, đảm bảo an toàn chotrẻ

Trang 7

Ngôi trường nơi tôi đang công tác là trường được công nhận chuẩn quốcgia mức độ 1, nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, đội ngũquản lý giỏi với tập thể giáo viên giàu lòng nhiệt huyết và yêu nghề mến trẻ Cácgiáo viên tích cực, sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi tạo môi trường thuậnlợi để trẻ thỏa sức chơi những trò chơi mới lạ, hấp dẫn giúp trẻ tích cực, sáng tạochủ động hơn khi tham gia các hoạt động khám phá

Bản thân tôi là giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi, được sựtín nhiệm và tin cậy của phụ huynh, có trình độ đạt chuẩn về chuyên môn, nhiệttình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, yêu nghề mến trẻ Hơn nữa tôi luônluôn tìm tòi tham khảo tài liệu, không ngừng học hỏi, dự giờ dạy mẫu để rútkinh nghiệm cho mình

Lãnh đạo địa phương và các đoàn thể quan tâm tạo điều kiện cho việcchăn sóc và giáo dục trẻ

Các bậc phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, nhiệt tình phối hợpcùng tôi trong việc chăm sóc và giáo dục các cháu, thường xuyên đóng góp ýkiến và trao đổi thông tin về trẻ với giáo viên chủ nhiệm

Trẻ ngày càng có kỹ năng quan sát tốt, biết suy đoán, phán đoán, chủđộng, tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá hơn

Bên cạnh những thuận lợi thì còn có một số tồn tại sau đây:

Trường tôi là ngôi trường được xây mới chưa lâu, cây xanh còn nhỏ, hệthống mái che chưa có nên sân trường còn nắng do đó còn gặp nhiều khó khăncho cô và trẻ khi tham gia khám phá thiên nhiên

Bản thân tôi khi thực hiện việc giảng dạy còn chưa có sự linh hoạt, còn

áp dụng phương pháp dạy học củ nên chưa kích thích được sự tư duy, sáng tạocủa trẻ

Một số học sinh còn nhút nhát chưa mạnh dạn phát biểu trong giờ học Một số phụ huynh là người đồng bào dân tộc tiểu số vì công việc đồng ánnên chưa thực sự quan tâm đến con em của mình nhiều

Việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động khám phá chưa có sự đầu tư

về việc cho trẻ trải nghiệm, khám phá sự vật hiện tượng xung quanh

Trang 8

Tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê về hoạt động khám phá khoahọc để nắm bắt khả năng nhận thức của từng cá nhân trẻ Dưới đây là kết quảnhận thức của trẻ lớp lá 1 năm học 2017-2018 như sau:

Nội dung

Số lượng trẻ

Kết quả Tốt Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ Yếu Tỷ lệ

III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Qua một thời gian tìm tòi, nghiên cứu và khảo sát thực tế tôi suy nghĩ, tìm

ra những biện pháp triển khai để trẻ được hoạt động cá nhân một cách tích cực,kiến thức của trẻ được bổ sung và củng cố phong phú, giúp trẻ phát hiện ranhiều điều mới lạ hơn nên tôi đã mạnh dạng đưa ra những biện pháp sau:

Biện pháp 1: Chuẩn bị môi trường, đồ dùng, phương tiện để trẻ khám

phá

Tạo môi trường hấp dẫn, phong phú, có ảnh hưởng trực tiếp đến tính tò

mò, ham hiểu biết của trẻ để trẻ tự do trải nghiệm và tìm hiểu Tôi đã sử dụngvật sống, vật thật cho trẻ dễ tìm hiểu như một số loại rau củ quả, những hạtgiống dễ nảy mầm, dễ lên, cây, các hạt giống và chậu gieo hạt cho trẻ khám pháquá trình phát triển của cây đối với chủ đề thế giới thực vật

Trang 9

Khi cho trẻ khám phá về các loại quả, để gây được sự hứng thú cho trẻ

hơn, tôi đã chuẩn bị một số loại quả thật cho trẻ khám phá Môi trường hoạtđộng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ khám phá một cách hiệuquả

Để tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được khám phá môi trường xungquanh thông qua hoạt động thực tiễn thì điều kiện khuôn viên trong trường vàngoài trường cần đảm bảo có đủ các yếu tố cho trẻ trải nghiệm, khám phá thực

tế theo yêu cầu

Ví dụ: Cho trẻ khám phá vườn rau sạch, khi bắt đầu lên kế khoạch khámphá, tôi đã trực tiếp làm đất, gieo hạt để kịp thời gian tổ chức cho trẻ đi thamquan, quan sát và tìm hiểu về ( đặc điểm, công dụng, môi trường sống….) củacác loại rau đó Tại đây, các bé đã được cô giới thiệu về các loại rau lá xanhcũng như quá trình gieo hạt, chăm sóc các loại rau tươi sạch như thế nào Sau

đó trẻ cùng thực hành nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước….cho rau, trẻ sẽ rất hứng thúqua hoạt độngcho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật, từ đó trẻ sẽđược trực tiếp trải nghiệm, góp phần phát huy nhận thực của trẻ

Đối với chủ đề thế giới động vật tôi chuẩn bị một số con vật cho trẻkhám phá như bể cá, gà, vịt … tùy vào từng chủ đề nhánh đưa ra

Hoặc muốn cho trẻ cùng cô thực hành các thí nghiệm tôi đã chuẩn bị rấtnhiều đồ dùng dụng cụ như dụng cụ chứa nước, các vật chìm và nổi, đường,muối, màu nước…

Trẻ nhỏ học chủ yếu qua chơi, qua sự thăm dò, khám phá Vì vậy tôi đã

bố trí, bày biện phòng nhóm sao cho kích thích trẻ hoạt động và dành phần lớnthời gian cho trẻ tự khám phá qua hoạt động chơi

Ví dụ : Cô để chậu gieo hạt ở góc thiên nhiên để cho trẻ theo dõi sự nảymầm và lớn lên của cây Tìm hiểu về một số con vật sống dưới nước tôi treo một

số tranh ảnh về các con vật sống dưới nước hoặc làm bể cá nhỏ để trẻ nhận dạngcác con vật Môi trường hoạt động không nhất thiết phải là môi trường ở một nơinào đó nhất định mà có thể là môi trường hoạt động mọi lúc, mọi nơi, cho trẻ

Trang 10

khám phá và nhận ra những nét đặc trưng của vật sống, đồ vật và những hiệntượng quan sát bằng cách sử dụng tất cả các giác quan một cách thích hợp Đểchuẩn bị tốt cho bài dạy của mình, tôi đã làm tốt công tác chuẩn bị đồ dùng, đồchơi đa dạng, phong phú, an toàn, phù hợp, bố trí thời gian chơi và không gianchơi hợp lý

Tôi còn tổ chức cho trẻ được tham quan chăm sóc vườn hoa của trường

Từ rất sớm các bé đã rất háo hức và sẵn sàng để được tham gia trải nghiệm thực

tế cùng cô Tại đây, các bé đã được cô giới thiệu về các loại hoa, được chiêmngưỡng hương thơm của các loài hoa Cũng trong những buổi thực thăm quannày tôi đã cho trẻ tự tay thực hành cách gieo hạt để trồng hoa, chăm sóc các loạihoa như thế nào Các cháu được trực tiếp tưới nước, nhổ cỏ cho vườn hoa tươitốt hơn

Sau khi tham quan vườn hoa, các đã bé biết gọi tên, đặc điểm, lợi íchmột số loại hoa Qua đó tôi kết hợp giáo dục các cháu chăm sóc và bảo vệ cáclời hoa

Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ khám phá trong giờ học.

Trong các giờ học trên lớp, để giúp trẻ tư duy về các sự vật hiện tượngtốt hơn, tôi đã sử dụng vật thật để phục vụ cho công tác giảng dạy Việc truyềnthụ kiến thức cho trẻ thông qua vật thật sẽ giúp trẻ tư duy tốt hơn, trẻ được sửdụng tất cả các giác quan để nhận biết, khám phá và tiếp thu lĩnh hội kiến thứcmột cách có hiệu quả nhất

Ví dụ 1:

Chủ đề: Thế giới thực vật

Chủ đề nhánh: một số loại quả

Đề tài: khám phá về một số loại quả

Với đề tài này, tôi cho trẻ khám phá về các loại quả thật như: quả cam,quả xoài, và quả chuối

Khi cho trẻ khám phá về các loại quả, để gây được sự hứng thú cho trẻ

hơn, tôi đã tổ chức cho trẻ tham gia vào cuộc thi “ Lễ hội trái cây”, tạo sự thi

Trang 11

đua giữa các đội với nhau từ đó kích thích trẻ hứng thú hơn trong giờ khám phá.Sau đó tôi cho trẻ chọn quả về nhóm để thảo luận.

Trước:Dạy bằng tranh ảnh Sau:Trẻ được trực tiếp sờ, ném vị quả thật.

Trẻ thảo luận về đặc điểm các loại quả, trẻ sờ, nếm, Rèn kỹ năng quan sát,phân tích, tổng hợp và làm việc theo nhóm, tiếp theo cho đại diện từng nhóm lêntrình bày

Khi trẻ trình bày về quả cam , tôi luôn đặt ra những câu hỏi gợi mở, nhằmgiúp trẻ tư duy để phát triển ngô ngữ mạch lạc :

- Quả cam có hình dạng gì ?

- Khi sờ vào vỏ cam như thế nào?

- Vỏ cam có màu gì ?

- Khi bóc vỏ phía trong có gì ?

- Cam nhiều hạt hay ít hạt ?

- Khi nếm cam có vị gì ?

- Cam cung cấp dinh dưỡng gì cho cơ thể ?

- Tại sao chúng ta cần ăn nhiều cam ?

Ngày đăng: 08/10/2019, 15:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w