Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm vụ của giáo dục phải đào tạo ra dược những con người mới xã hội chủ nghĩa và con ngưởi đó phải được phát triển toàn diện. Đúng như vậy, giáo dục mầm non là khâu đầu tiên, sự hình thành và phát triển tâm sinh lý nói chung và hoàn thiện con người nói riêng phải được bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Nó là tiền đề, là nền tảng phát triển sau này của trẻ. Tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Ở tuổi mẫu giáo trẻ mới bắt đầu trong quá trình học nói, học phát âm, nhận biết về chữ cái. Chính vì vậy, hoạt động làm quen với chữ cái giúp trẻ nhận biết và phát âm về chữ cái. Qua đó, giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân, hình thành tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ đích, những nhận biết và phát âm đúng có khả năng hoạt động nghệ thuật sáng tạo, góp phần không nhỏ vào việc cho trẻ học tốt chữ cái Tiếng việt.
Trang 1Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi học tốt
môn làm quen với chữ cái
A PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài:
Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm vụ của giáo dục phải đào tạo ra dược những con người mới xã hội chủ nghĩa và con ngưởi đó phải được phát triển toàn diện
Đúng như vậy, giáo dục mầm non là khâu đầu tiên, sự hình thành và phát triển tâm sinh lý nói chung và hoàn thiện con người nói riêng phải được bắt đầu
từ lứa tuổi mầm non Nó là tiền đề, là nền tảng phát triển sau này của trẻ Tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau Ở tuổi mẫu giáo trẻ mới bắt đầu trong quá trình học nói, học phát âm, nhận biết về chữ cái Chính vì vậy, hoạt động làm quen với chữ cái giúp trẻ nhận biết và phát âm về chữ cái Qua đó, giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân, hình thành tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ đích, những nhận biết và phát âm đúng có khả năng hoạt động nghệ thuật sáng tạo, góp phần không nhỏ vào việc cho trẻ học tốt chữ cái Tiếng việt
Vì vậy ngay từ đầu năm học này tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái” góp phần giúp trẻ nhận
biết và phát âm đúng chữ cái, có những cơ sở ban đầu của kỹ năng nghe đọc, viết và phát âm đúng 29 chữ cái để trẻ tự tin bước vào lớp một
II/ Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
1 Mục đích:
- Nghiên cứu các biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen chữ cái trước hết sẽ cung cấp cho trẻ có một số nhận biết về hình dạng chữ cái và cách phát
âm, phát triển ngôn ngữ, hình thành cho trẻ khả năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái Tiếng việt
Trang 2- Nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức để giúp trẻ làm quen với chữ cái một cách nhẹ nhàng, trẻ tham gia học được thoải mái, tự nhiên hoạt động không gò bó để việc cung cấp cho trẻ những kĩ năng nhận biết và phát âm chữ cái đạt được kết quả tốt nhất
- Giúp giáo viên có những phương pháp tốt hơn trong việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường Mầm non
2 Phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành
- Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tạp chí giáo dục mầm non Nghiên cứu tài liệu có liên quan tới đề tài
- Trong quá trình thực hiện tôi luôn lựa chọn phương pháp hình thức phù hợp với điều kiện của lớp, nhận thức của trẻ và đặc biệt là phù hợp với tâm lý của từng trẻ
III/ Giới hạn của đề tài:
- Nghiên cứu biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen với chữ cái ở độ tuổi 5- 6 tuổi trẻ lớp 5- 6 tuổi trường Mầm non Hoa Đào
- Nghiên cứu trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 của năm học 2014-2015
IV/ Các giả thiết nghiên cứu:
- Việc giúp trẻ học tốt môn làm quen chữ cái rất cần thiết với mỗi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuồi Mầm non
- Có thể tìm ra được các phương pháp tốt hơn trong việc giúp trẻ học tốt môn làm quen chữ cái
V/ Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn:
1 Cơ sở lý luận :
- Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của xã hội Trẻ
em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai, việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước và của toàn xã hội, của mỗi gia đình
- Để xây dựng con người mới đòi hỏi toàn xã hội phải quan tâm do đó đã đặt mục tiêu cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về lâu dài, giúp
Trang 3cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các
kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh
- Thực hiện nhiệm vụ đem chữ cái đến cho trẻ thông qua việc nhận biết và phát âm chữ cái, các phương pháp truyền thống như đọc, phát âm theo cô, truyền khẩu đã được sử dụng trong thời gian dài
- Chữ cái với trẻ em là một kho tàng kiến thức về đọc, cách viết chữ, câu từ
- Tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái là một nhiệm vụ quan trọng
ở trường mầm non Sự tiếp xúc thường xuyên với chữ cái sẽ phát triển ở trẻ ngôn ngữ, sự phát âm chuẩn, những tố chất ban đầu của đọc, viết Tiếp xúc với chữ cái, trẻ học tiếng mẹ đẻ: học cách phát âm đúng, tích lũy vốn từ nghệ thuật, học những mẫu câu hoàn hảo sinh động, giàu sức biểu cảm Thông qua
đó, các em yêu mến, trân trọng tiếng nói dân tộc, hứng thú bước vào các hoạt động khác
- Chữ cái còn góp phần phát triển trí tuệ, tình cảm đạo đức, làm phong phú đời sống tinh thần cho trẻ Trẻ có thể dùng ngôn ngữ nói của mình để thể hiện ý tưởng tình cảm của trẻ thông qua các hoạt động trong ngày Để làm cho quá trình này phát triển có phương hướng, mục đích, người làm công tác giáo dục, dạy học cần phải nắm được những quy luật làm cơ sở cho quá trình đó
- Nhằm đáp ứng mục tiêu trên ngành giáo dục đã và đang xây dựng văn hoá học đường ngay từ lứa tuổi Mầm non, vì giáo dục Mầm non là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình giáo dục của một đời người, góp phần xây dựng nền tảng ban đầu của nhân cách con người
- Như vậy vấn đề giáo dục nhân cách con người là một mục tiêu cao cho cả đời người, cần được chuẩn bị sớm cho các thế hệ trẻ, ngay từ lúc vào đời Nhưng phải là một chuẩn bị thích hợp với lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi “Học
mà chơi, chơi mà học” Trong một thời đại có rất nhiều phương tiện cho con người sử dụng để nhận thức thế giới mà chữ cái là một hoạt động ở vị trí cao Đó là năng lực gợi mở, là những kiến thức vô tận để con người tìm hiểu
Trang 4thế giới Bởi là con trẻ, trẻ em có cả một một cuộc đời dài để tìm hiểu và thực hiện các tìm hiểu đó Từ những giá trị lành mạnh và có ích, đến khả năng gợi thức trí tưởng tượng, tư duy, đó là con đường thuận lợi nhất thích hợp nhất của chữ cái góp phần chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một
2 Cơ sở thực tiễn:
- Việc dạy trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ hoạt động trí tuệ được phát triển, hình thành những cơ sở ban đầu của kỹ năng nghe đọc, nói Tiếng Việt Việc cho trẻ làm quen với chữ cái là cho trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái, đồng thời phải giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, hai nhiệm vụ này cần tiến hành song song
- Cô giáo là người có ảnh hưởng trực tiếp đến việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ rõ ràng của trẻ Vì vậy ngôn ngữ của cô cần chuẩn để cháu phát âm hay nói theo Một điều đáng quan tâm hơn nữa là trẻ ở lứa tuổi này đang có sự thay đổi đáng kể về mặt tâm sinh lý, một bước ngoặt trong cuộc đời là tuổi trẻ chuẩn bị bước sang trường Tiểu học
- Quan sát trò chuyện khuyến khích trẻ phát âm, diễn đạt ngôn ngữ lời nói của mình thông qua các chữ cái mà trẻ đã được làm quen
- Để từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo chỉ thị của ngành Mầm non, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để thực hiện tốt trong công tác của mình là giúp trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ Mẫu giáo trong trường Mầm non
VI/ Kế hoạch thực hiện:
- Dựa trên đặc điểm tình hình của địa phương trường lớp và của trẻ ở lớp 5- 6 tuổi trường Mầm non Hoa Đào
- Luôn theo dõi, ghi chép lại những nhận biết và phát âm của trẻ khi đã thu thập được
- Luôn quan sát và trò chuyện cùng trẻ Khuyến khích động viên trẻ kịp thời
- Luôn có những thông tin về trẻ từ phụ huynh
Trang 5PHẦN B: NỘI DUNG
I/ Thực trạng và những mâu thuẫn:
Tôi là một giáo viên phụ trách lớp Mẫu giáo lớn gồm 28 cháu Khi thực hiện vận dụng chương trình tôi cũng ít nhiều gặp một số thực trạng và mâu thuẫn sau:
* Thuận lợi:
- Ban giám hiệu luôn quan tâm sâu sát, giúp đỡ động viên tạo điều kiện cho giáo viên hoạt động
- Bản thân tôi nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, biết lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người đóng góp, cũng như sự học hỏi kinh nghiệm từ phía đồng nghiệp
để kịp thời điều chỉnh bản thân mình, tích cực chịu khó học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Trẻ khỏe mạnh tích cực trong các hoạt động Các cháu học trường bán trú, các cháu đi học cả ngày
* Khó khăn:
- Trẻ thiếu tự tin, chưa thực sự mạnh dạn phát âm, chưa thể hiện hết khả năng diễn đạt
- Trẻ 5- 6 tuổi vốn ngôn ngữ còn hạn chế trong cách diễn đạt, chưa biết sử dụng từ và ngữ điệu giọng khi giao tiếp
- Một số trẻ chưa có vốn từ phong phú Phát âm chưa rõ
- Giáo viên còn lúng túng khi thực hiện các biện pháp để giúp trẻ làm quen tốt với môn chữ cái
- Đồ dùng học tập ở trường còn hạn chế, cho nên khi truyền thụ kiến thức cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn
II/ Các biện pháp giải quyết vấn đề:
1 Cô giáo người trực tiếp đưa chữ cái đến với trẻ:
- Câu từ của cô phải chính xác, rõ ràng, không nói lắp, nói ngọng, phát âm phải chuẩn Do vậy cô cần nắm được tâm lí trẻ, đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, phương pháp để phát triển ngôn ngữ của trẻ, phương pháp để phát triển ngôn
Trang 6ngữ cho trẻ từ đó giúp trẻ đỡ lúng túng và khó khăn khi phát âm Đặc biệt với cô giáo mầm non phải yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm, phải chủ động linh hoạt sáng tạo và giúp trẻ trong mọi hoạt động
- Trình bày đúng cách phát âm, phát âm rõ, đảm bảo trình tự cấu trúc chữ cái
- Đối với những chữ cái khó phát âm, cô cần chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và dạy trẻ cách phát âm cùng cô, cô cần giải thích cách đọc, phát âm cho trẻ hiểu, cô có thể tập trước cho trẻ phát âm
2 Tạo môi trường chữ cái xung quanh trẻ:
- Để giúp trẻ sống trong môi trường chữ cái
- Được thường xuyên tiếp cận với những chữ cái
Ví dụ: Ở lớp tôi chọn góc phòng thoáng, đủ ánh sáng để làm góc chữ cái cho
trẻ, có rất nhiều kiểu loại chữ cái Ở bậc thềm của lớp, cũng có dán các chữ cái để trẻ có thể quan sát, đọc chữ, tìm hiểu thêm
3 Tận dụng các giờ hoạt động trong ngày của trẻ ở trường mầm non:
- Cô giáo cần tận dụng các thời điểm trong ngày như: giờ đón trả trẻ, sinh hoạt chiều, giờ vui chơi, trước khi trẻ ngủ, dạo chơi tham quan, ở các góc
Ví dụ: Tận dụng giờ đón trả trẻ, ngoài công việc nhắc trẻ chào ba mẹ, giữ vệ
sinh tôi thường trò chuyện với trẻ theo chủ điểm của chương trình học Cho trẻ kể tên chữ cái trẻ đã được học hoặc trẻ biết
- Làm quen chữ cái qua các giờ học khác: Trong mọi giờ học đều có thể tích
hợp môn làm quen chứ cái có thể là những chữ cái đã được học hoặc chưa học
Trang 7Ví dụ: Giờ học làm quen văn học thơ “ Em yêu nhà em”, tôi cho trẻ tìm chữ
cái đã học trong tựa đề bài thơ
4 Kết hợp với phụ huynh:
- Luôn trao đổi với phụ huynh về các bài học, các chữ cái của trẻ ở lớp để ở nhà phụ huynh khuyến khích trẻ đọc, phát âm chữ cái đã được học khi trẻ ở nhà
- Ngoài cô giáo thì phụ huynh, những người xung quanh cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát âm, phát triển ngôn ngữ cho trẻ Họ cũng cần sử dụng ngôn ngôn ngữ có ý thức dạy và sửa phát âm, lỗi ngôn ngôn ngữ cho trẻ Đồng thời ngôn ngữ của họ phải chính xác cho trẻ học theo nhất là ông,
bà, bố, mẹ là những người tiếp xúc nhiều với trẻ cần giữ vai trò như cô giáo luôn giúp đỡ trẻ khi trẻ gặp khó khăn và quan tâm sửa sai, nói mẫu nếu trẻ nói sai
Ví dụ: Cháu Lợi phát âm chữ “ă” chưa chính xác, cô trao đổi với phụ huynh
về nhà hỗ trợ, khuyến khích cho cháu phát âm
III/ Hiệu quả áp dụng:
- Thuộc nhiều, nhanh: 85%- 90% Khi chưa áp dụng 60%-65%
- Nhận biết và phát âm đúng: 70%- 80% Khi chưa áp dụng 45%- 50%
- Tô viết đúng chữ cái: 75%- 85% Khi chưa áp dụng 45%- 50%
PHẦN C: KẾT LUẬN
I/ Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, cung cấp thêm vốn từ cho trẻ giúp trẻ tự tin giao tiếp trong cuộc sống của trẻ Trẻ nói lưu loát, phát âm đúng Ngôn ngữ trở nên mạch lạc hơn
- Hình thành những biểu tượng về chữ cái cho trẻ Tạo sự tự tin cho trẻ khi phát âm, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ
- Lôi cuốn trẻ em trở về với tiếng mẹ đẻ
- Giúp trẻ hứng thú tham gia vào tiết học, tham gia vào các hoạt động học tập
Trang 8- Góp phần giáo dục đạo đức cho trẻ.
- Giúp cho người giáo viên có những phương pháp tốt hơn trong công tác qua việc giúp trẻ làm quen tốt với môn làm quen chữ cái
II/ Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
- Giáo viên cần nắm vững các nội dung, kĩ năng cho trẻ làm quen với chữ cái
- Giáo viên phải xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình của trẻ, của lớp
- Giáo viên phải luôn nghiên cứu tài liệu để đổi mới việc cho trẻ làm quen chữ cái Luôn bồi dưỡng, không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ nghiệp
vụ sư phạm để xử lý các tình huống trong hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái Luôn tìm tòi khám phá ra nhiều ý tưởng hay không những phục vụ cho hoạt động này mà còn có thể áp dụng cho những hoạt động khác
- Tạo môi trường chữ cái trong lớp đẹp mắt
- Luôn động viên trẻ kịp thời, giúp trẻ khá phát huy, trẻ yếu mạnh dạn, tự tin hơn Là cô giáo gần gũi yêu thương thường xuyên trò chuyện với trẻ, trẻ yêu
cô mến cô thì sẽ dễ dàng trao đổi Qua đó giúp tôi nhạy bén hơn trong việc giáo dục trẻ, sẽ thực hiện công tác giáo dục của mình là truyền tải đến trẻ những chữ cái được tốt hơn
- Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục các hoạt động học trong ngày của trẻ Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, gia đình trẻ để giúp trẻ học tốt
III/ Đề xuất, kiến nghị:
* Đối với nhà trường:
- Mong nhà trường tiếp tục tạo điều kiện nhiều hơn nữa, mua sắm, đầu tư thêm nhiều tài liệu, trang cấp nhiều đồ dùng trực quan phong phú hơn để giáo viên thuận tiện trong việc chuyển tải đến trẻ những kiến thức làm quen chữ cái
- Tạo điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết như bàn ghế đúng quy cách để trẻ được làm quen chữ viết hợp lý
Trang 9- Nên tổ chức các cuộc họp phụ huynh thường xuyên để trao đổi với phụ
huynh về những lời nói, sự phát triển ngôn ngữ hằng ngày của trẻ mà có
phương pháp rèn luyện, dạy văn học cho từng trẻ cho phù hợp
- Tạo điều kiện tốt cho giáo viên tiếp cận các nguồn thông tin đại chúng, tiếp
cận công nghệ thông tin tốt để có thêm nhiều nguồn thông tin hay tư liệu từ
đó giáo viên có thêm kinh nghiệm để giúp trẻ học tốt môn làm quen chữ cái
* Đối với Phòng giáo dục: Tôi mong rằng Phòng Gíáo Dục- Đào Tạo sẽ tổ
chức thêm nhiều lớp học chuyên đề cho trẻ làm quen chữ cái, lớp tập huấn
cho giáo viên Mầm non được thường xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn
nhau, nắm được những yêu cầu kĩ năng trong việc dạy trẻ làm quen chữ cái
để giáo viên có thể rèn luyện và dạy cho trẻ được chính xác và linh hoạt hơn
với ứng dụng thông tin- tin học để giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm về
việc dạy trẻ làm quen chữ cái cho trẻ trong trường Mầm non
Xác nhận, đánh giá, xếp loại của đơn vị
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
( Ký tên, đóng dấu)
Suối nghệ, ngày 23 tháng 01 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác
Người viết
Nguyễn Thị Trang Anh
Trang 10* Tài liệu tham khảo:
- Tâm lý giáo dục mầm non
- Đặc điểm phát triển ngôn ngữ trẻ em
Trang 11MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
I Lí Do Chọn Đề Tài 1
II Mục Đích Và Phương Pháp Nghiên Cứu 1
1 Mục Đích Nghiên Cứu 1
2 Phương Pháp Nghiên Cứu 2
III Giới Hạn Của Đề Tài 2
IV Các Giả Thiết Nghiên Cứu 2
V Cơ Sở Lý Luận, Cơ Sở Thực Tiễn 2
1 Cơ Sở Lý Luận 2
2 Cơ Sở Thực Tiễn 2
VI Kế Hoạch Thực Hiện 4
B: PHẦN NỘI DUNG 5
I Thực Trạng Và Những Mâu Thuẫn 5
1 Thuận lợi 5
2 Khó khăn và thách thức 5
II Các Biện Pháp Giải Quyết Vấn Đề 5
III Hiệu Quả Áp Dụng 7
C KẾT LUẬN 7
I Ý Nghĩa Của Đề Tài Đối Với Công Tác 7
II Bài Học Kinh Nghiệm, Hướng Phát Triển 8
1 Bài Học Kinh Nghiệm 8
2 Hướng Phát Triển 8
III Đề Xuất Kiến Nghị 8
Tài Liệu Tham Khảo 10