1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn tập làm văn

23 848 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 174,5 KB

Nội dung

Qua thực tế dạy phân môn Tập làm vănnhiều năm ở lớp 4, tôi nhận thấy bài viết của các em hầu như chỉ diễn đạt nộidung.. Với suy nghĩ: " Làm thế nào để học sinh học tốt phân môn tập làm v

Trang 1

1.4 Phương pháp thực hiện, đối tượng và phạm vi áp dụng 5

2 Quá trình hình thành và nội dung giải pháp 5

2.2 Những cải tiến cho phù hợp với thực tiễn 6

2.3.1 Cung cấp cho học sinh các kiến thức văn học 7

2.3.3 Dạy cho học sinh viết câu có kết cấu đơn giản 82.3.4 Dạy cho học sinh viết một vài dạng câu có kết cấu phức tạp 9

3.3 Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp 20

Trang 2

1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1.1 Sự cần thiết hình thành giải pháp

Nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Việt trong sự nghiệp giáo dục conngười Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng nó một cách tự giác nhằm để giáo dụctrẻ nhỏ

Khi chưa có nhà trường, trẻ được giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội Từthuở nằm nôi, các em được bao bọc trong tiếng hát ru của mẹ, của bà, lớn lênchút nữa những câu chuyện kể có tác dụng to lớn, là dòng sữa ngọt ngào nuôidưỡng tâm hồn trẻ, rèn luyện các em thành con người có nhân cách, có bản sắcdân tộc góp phần hình thành con người mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội đối vớinhững thành viên của mình

Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục nhà trường xuất hiện như mộtđiều tất yếu, đón bước thiếu nhi cắp sách tới trường Cả thế giới đang mở trướcmắt các em Kho tàng văn minh nhân loại được chuyển giao từ những điều sơđẳng nhất Quá trình giáo dục được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, tất cả các mônhọc

Những điều sơ đẳng nhất đã góp phần rất quan trọng trong việc sử dụngngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp của học sinh Ngôn ngữ là thứ công cụ cótác dụng vô cùng to lớn Nó có thể diễn tả tất cả những gì con người nghĩ ra,nhìn thấy biết được những giá trị trừu tượng mà các giác quan không thểvươn tới được Điều đó cho thấy việc cung cấp vốn từ cho học sinh là rất cầnthiết và nó có thể mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ

sở hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồntri thức mới trong các môn học khác Nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học

là cung cấp những kiến thức một cách toàn diện cho học sinh Mỗi môn họcđều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các emnhững tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt saocho tốt nhất và có hiệu quả cao Một trong những môn học ở Tiểu học có tácdụng hỗ trợ cho nhau nhằm giáo dục toàn diện học sinh phải kể đến phânmôn tập làm văn Đây là một môn tổng hợp cao nhất và chiếm thời lượng khá

Trang 3

lớn của tất cả các phân môn Tiếng Việt khác ở bậc Tiểu học: Tập đọc, Kểchuyện, Chính tả, Luyện từ và câu Mục tiêu của cả người dạy và người học

là “ có cảm xúc” trong mỗi tiết học văn Người giáo viên giúp cho các emcảm nhận được cái hay cái đẹp trong các bài văn, bài thơ, cuộc sống xungquanh và thể hiện “cái đẹp” đó bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh

Hiện nay thực tế cho thấy, trong các cấp học mà đặc biệt là bậc Tiểu học,phần lớn học sinh viết văn rất khô khan Qua thực tế dạy phân môn Tập làm vănnhiều năm ở lớp 4, tôi nhận thấy bài viết của các em hầu như chỉ diễn đạt nộidung Câu văn chỉ mang tính chất thông báo chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảmxúc Đây là điều tất nhiên, vì ở lứa tuổi này vốn sống và vốn kiến thức của các

em còn hạn hẹp Đứng trước thực tế đó, tôi rất băn khoăn và trăn trở: “ Làm thếnào để giúp các em yêu thích môn văn? Để giúp các em có điều kiện tiếp cậnvới vẻ đẹp của con người, của cảnh vật, thiên nhiên đất nước? Giúp các em có

cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cáchcho các em?”

Trả lời câu hỏi này, ngay từ đầu năm học nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 4A6

Trường Tiểu học Trường Sơn Với suy nghĩ: " Làm thế nào để học sinh học tốt phân môn tập làm văn?”, nên tôi đã quyết định chọn đề tài: "Một số biện pháp

giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Tập làm văn”.

1.2 Mục tiêu của giải pháp

- Tìm hiểu và phát hiện nguyên nhân khó khăn của học sinh và giáo viên khi dạy

và học môn Tập làm văn Khảo sát nội dung dạy học môn tập làm văn ở lớp 4

- Tìm biện pháp khắc phục giúp học sinh biết quan sát đối tượng miêu tả mộtcách toàn diện đầy đủ, sắp xếp theo trình tự hợp lí

1.3 Căn cứ đề xuất giải pháp

Đầu năm học 2014-2015, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4 Qua quátrình giảng dạy và qua việc dự giờ, để học tập chuyên môn ở các đồng nghiệp.Tôi nhận thấy việc làm văn ở lớp 4 còn gặp một số khó khăn:

Trang 4

* Về phía giáo viên:

- Chưa thực sự khai thác hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích cực và

những kĩ thuật dạy học mới vào bài dạy trong từng bài học

- Do chưa chú ý đúng mức tới từng đối tượng học sinh nhất là đối tượng họcsinh tiếp thu bài chậm

- Tốc độ và thời gian giảng dạy chưa cân đối giữa việc cung cấp kiến thức vớiviệc thực hành còn nhanh, khiến học sinh tiếp thu bài chậm không nắm bắt kịp

- Chưa tạo hứng thú trong tiết dạy

* Về phía học sinh:

- Do khả năng tư duy của học sinh Tiểu học còn dừng lại ở mức độ tư duy đơngiản, trực quan nên việc làm văn của học sinh còn gặp nhiều khó khăn Chấtlượng cảm thụ văn học của học sinh chưa đồng đều dẫn đến chất lượng làm vănchưa cao

- Vốn sống và vốn cảm thụ văn học của học sinh còn hạn chế Hơn nữa không ít

em chưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say mê vớicác tác phẩm văn học

- Do nắm bắt kiến thức cũ chưa tốt, đọc viết còn chậm, vốn từ còn hạn chế, chưa

biết diễn đạt ý, khả năng tiếp thu bài chậm

* Đối với phụ huynh:

Một số phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học tập của con cái, hướng dẫncon em học còn gặp nhiều khó khăn

- Chính vì những khó khăn và hạn chế nêu trên nên chất lượng làm văn của họcsinh lớp tôi chưa đạt kết quả như mong muốn Đây cũng chính là một thực trạngkhiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở về việc làm văn của học sinh lớp 4 Trướcthực tế ấy, tôi đã luôn suy nghĩ tìm tòi và tham khảo: Làm thế nào để nâng caođược chất lượng làm văn cho học sinh lớp 4? Cuối cùng tôi cũng tìm được một

số biện pháp để nâng cao chất lượng làm văn cho học sinh lớp 4

Trang 5

1.4 Phương pháp thực hiện, đối tượng và phạm vi áp dụng

- Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm

1.4.2 Đối tượng và phạm vi áp dụng

- Phạm vi nghiên cứu đề tài là khối lớp 4

- Đề tài này áp dụng với tất cả học sinh khối lớp 4

- Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4

2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP

2.1 Quá trình hình thành nên giải pháp

Bậc Tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việchình thành nhân cách của học sinh Trên cơ sở cung cấp những tri thức ban đầu

về tự nhiên và xã hội, phát triển nhận thức, hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng vàphát huy tình cảm thói quen Đức tính tốt đẹp của người Việt Nam Mục tiêu nóitrên được thực hiện thông qua việc giảng dạy tất cả các môn học ở Tiểu học.Trong các môn học đó cùng với môn học toán, môn tiếng Việt có vị trí rất quantrọng Xuất phát từ một nhận thức học sinh có sức khoẻ bình thường đều nắmđược những tri thức ban đầu về Tập làm văn Bước đầu hình thành khả năng trìutượng hoá, khái quát hoá kể lại được câu chuyện đã được nghe, được đọc cómiêu tả hành động lời nói của nhân vật Quan sát các sự vật để miêu tả và ghi lạiđược những đặc điểm nổi bật đó bằng các từ ngữ, câu văn có hình ảnh Qua đógây hứng thú học tập, phát triển hợp lí khả năng suy luận đơn giản, góp phần rèn

Trang 6

luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học sáng tạo của con người mớitrong quá trình đất nước đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới Ngoài tính chấtđặc thù của môn Tiếng việt còn góp phần rèn luyện đạo đức của người lao độngmới Trong môn học Tiếng Việt các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính

tả, Kể chuyện có mối quan hệ kiến thức rất chặt chẽ Muốn học tốt phân mônTập làm văn các em cần đạt được kiến thức cơ bản về các phân môn trên Cáckiến thức trong môn học được thể hiện đồng đều trong từng tuần học từng chủđiểm cụ thể Vì thế giáo viên dạy cần chú ý khắc sâu tất cả kiến thức ở các phânmôn, các dạng bài để tạo những kiến thức nền tảng học phân môn Tập làm vănđược tốt

Muốn nâng cao chất lượng làm văn cho học sinh lớp 4 đòi hỏi người

giáoviên phải kiên trì và bền bỉ vì đây là một công việc rất khó khăn Tôi đã tiếnhành những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng làm văn

2.2 Những cải tiến cho phù hợp với thực tiễn

Trong thực tế, giáo viên tiểu học gặp nhiều khó khăn khi dạy Tập làm văn,đặc biệt là giáo viên dạy lớp 4 Những năm học cuối cấp tiểu học, kiến thức vềTập làm văn được cung cấp khá nhiều, khá sâu, chương trình lại cấu trúc theokiểu đồng tâm mở rộng nên nếu không nắm được kiến thức ở lớp dưới, các em

sẽ khó tiếp thu được kiến thức mới ở lớp trên

Tình hình học tập của học sinh hiện nay so với học sinh các năm trước cónhững tiến bộ đáng kể, nhất là khả năng giao tiếp Học sinh đã tự tin hơn khitrình bày ý kiến trước đám đông, có khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp của cáctác phẩm văn học và được học nhiều kiến thức mới so với nội dung chương trình

cũ như thuyết trình tranh luận, phát biểu cảm nghĩ v v Tuy nhiên do thực trạngđịa bàn học sinh ở nhiều nơi, nhiều vùng miền, qua cách giảng dạy trên lớp, quaviệc kiểm tra đánh giá hàng tháng Tôi nhận thấy học sinh viết văn còn khôkhan, hạn chế về ý, diễn đạt thiếu mạch lạc Một số em dùng từ đặt câu còn sai,gặp nhiều khó khăn, có em viết sai nhiều lỗi chính tả, chưa biết đặt dấu câu chất lượng học tập chưa cao vì thế tôi rất lo lắng, nếu học sinh không có kĩnăng viết văn làm sao có thể viết được bài văn

Trang 7

Trong các hạn chế trên, mặt nào cũng cần khắc phục Tuy nhiên, trong

phạm vi đề tài này, bản thân tôi muốn tập trung một vấn đề Đó là “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Tập làm văn”.

2.3 Nội dung của giải pháp mới

2.3.1 Cung cấp cho học sinh các kiến thức văn học

Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn, bài văn Nó cómột vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng Hiểu, sử dụng đúng, sử dụng hay mới

có thể diễn đạt và diễn đạt tốt nội dung, ý kiến của mình Vậy mà vốn từ của các

em rất ít Điều này khiến tôi suy nghĩ rất nhiều Những kiến thức lơ mơ, thiếuvốn từ làm thế nào có thể viết văn hay được Bằng mọi cách phải bổ sung vàovốn từ ít ỏi của các em bằng sự phong phú của tiếng Việt Cách làm nhanh nhất

là thông qua môn Tập đọc Tôi cho các em nêu và tập giải nghĩa tất cả những từngữ mà các em chưa hiểu, sau đó tôi chốt và yêu cầu các em ghi vào “ sổ từ”,tập đặt câu để hiểu chắc chắn, biến từ đó thực sự là vốn từ của mình

Ví dụ: Ở bài Đường đi Sa Pa ( Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 102), tôi yêu cầu

các em sau giờ học phải bổ sung vào vốn từ của mình các từ ngữ và hình ảnh

- Trắng xóa tựa mây trời,

- Lướt thướt liễu rủ

- Bồng bềnh huyền ảo

Bài Con chuồn chuồn nước ( Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 127).

- Từ: Long lanh, nhỏ xíu, mênh mông, thung thăng, cao vút

- Đặt câu: - Thân đa cao vút, đỉnh chót vót giữa trời xanh

- Trời xuân trải sắc xanh trên biển lúa mênh mông

Vậy qua môn Tập đọc học sinh tích lũy được “ vốn liếng” từ không hề nhỏ.Ngoài ra cuối mỗi tiết Tập đọc tôi thường cho học sinh tìm những câu văn haytrong bài, những câu văn mang tính nghệ thuật cao để các em đưa vào văn bảncủa mình

Ví dụ: Cá thu Biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

( Đoàn thuyền đánh cá)

Trang 8

Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng chùm đuôi conglướt thướt liễu rủ.

( Đường đi Sa Pa)

2.3.2 Luyện điền từ, chọn từ

Song song với việc tích lũy vốn từ qua môn Tập đọc Trong tiết luyện viếtđoạn văn tôi thường xuyên cho các em củng cố về từ ngữ qua dạng bài luyện từ,

từ dễ, từ khó

* Điền từ để câu văn giàu hình ảnh:

- Nắng ban mai (hồng tươi) nhuốm chan hoà trên từng sắc lá

- Hoa hồng đẹp (lộng lẫy) cánh hoa đỏ (thắm), mịn (như nhung)

- Mùa hè đến, hàng trăm, hàng nghìn cánh phượng như đang (phả lửa) lên trời

- Bầu trời xanh (thăm thẳm), mây trắng (bồng bềnh) trôi

- Cây cao (cao vút)

- Gió thổi (rì rào) trong đám lá

- Mào của trống ta y hệt một bông hoa đỏ (chon chót)

- Những quả cam (vàng óng), da (căng mọng) như mời gọi người đến thưởngthức

- Đôi mắt (long lanh như thuỷ tinh), lúc nào cũng (liến láu) nhìn quanh

Việc chọn từ điền vào câu văn, giáo viên nên để học sinh thoải mái, không

ép hay áp đặt Sau mỗi lần để học sinh chọn từ điền tôi cũng để học sinh khácbình luận, nhận xét xem câu nào hay hơn Các em học chưa tốt môn văn có thểhọc hỏi được nhiều từ, câu của các bạn học tốt Bài tập này đa dạng, dễ cho ví

dụ Giáo viên nên khuyến khích và động viên làm tốt Nếu với những câu quákhó giáo viên có thể gợi ý

Với dạng bài này tôi cho các em luyện tập ở các tiết “Luyện tập xây dựngđoạn văn”, tiết “Hướng dẫn học” giúp các em lựa chọn các câu văn hay để viếtđoạn văn, vừa khiến cho các em thoải mái trong giờ học, vừa nhớ lâu

2.3.3 Dạy cho học sinh viết câu có kết cấu đơn giản

Tháp cao nào cũng phải xây dựng từ dưới mặt đất Để viết được những câuvăn mang tính nghệ thuật trong kết cấu, trước tiên học sinh cần nắm được câu

Trang 9

dạng đơn giản nhất, đó là những dạng câu học sinh đã được học: Ai làm gì? Aithế nào? Ai là gì? câu khiến, câu hỏi, câu cảm.

Dạy những loại câu này đối với học sinh không khó Ta chỉ cần hư ớng dẫntốt qua tiết Luyện từ và câu Xác định các yêu cầu cơ bản học sinh cần nắmđược, và thường xuyên củng cố thật nhiều

Câu phải có hai bộ phận chính: Chủ ngữ và vị ngữ

- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Vật gì?

- Vị ngữ trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì?

Đi đôi với việc dạy lý thuyết tôi cho học sinh luyện viết câu, phân tích thậtnhiều, lấy ngay các từ học sinh tích luỹ được trong tiết Tập đọc để đặt câu:

Ví dụ: Sau khi học xong bài Tập đọc “ Sầu riêng” Tiếng việt 4 tập 2:

+ Học sinh cần tích luỹ từ: ngọt ngào, quyến rũ, quyện

2.3.4 Dạy cho học sinh viết một vài dạng câu có kết cấu phức tạp

Nếu một bài văn chỉ viết bằng một loại câu thì sẽ gây ra đơn điệu, không hấpdẫn người đọc Bởi vậy, ta cần trang bị những kiến thức nâng cao về câu chonhững “mầm non văn học” Tuy nhiên ta không bắt buộc học sinh tiếp thunhững gì quá phức tạp không phù hợp với tâm lí lứa tuổi Một số dạng câu cóthể dạy là:

- Câu có trạng ngữ

- Câu có nhiều chủ ngữ, nhiều vị ngữ

Trang 10

2.3.4.1 Với câu có trạng ngữ

Đầu tiên tôi cho học sinh tiếp xúc với các loại câu này, tập tìm chủ ngữ, vịngữ

Trên vòm cây, chim hót líu lo.

Học sinh rất dễ nhầm lẫn “Trên vòm cây” là chủ ngữ nếu chưa tiếp xúc vớiloại câu này Bởi vậy, tôi cho học sinh đặt câu hỏi:

+ Con gì hót líu lo? ( con“ chim” vậy “ chim” là chủ ngữ)

+ Con chim làm gì? (“hót líu lo” vậy “hót líu lo” là vị ngữ)

Vậy “Trên vòm cây” là bộ phận gì? học sinh sẽ rút ra đó là bộ phận phụ nói rõchim hót ở đâu

Tương tự như vậy tôi hướng dẫn học sinh hiểu về trạng ngữ chỉ thời gian,nguyên nhân, mục đích, nơi chốn để học sinh có thể đặt câu:

Ví dụ: - Ngoài vườn, khóm hồng toả hương thơm ngào ngạt.

- Để chăm sóc con, chị gà cần mẫn bới đất tìm thức ăn

- Từ trong kẽ lá, những nụ hồng lấp ló trông thật xinh

2.3.4.2 Câu có nhiều chủ, vị

Tôi hướng dẫn học sinh thay thế nhiều câu thành một câu

Ví dụ: Cánh hoa đỏ thắm, mịn như nhung.

Bằng cách làm này, bài văn sẽ không bị lặp lại từ và bớt đi sự cứng nhắc khôkhan kể lể Học sinh viết câu văn hấp dẫn hơn

- Hoa lan, hoa cúc, hoa huệ đua nhau khoe sắc

- Đóa hồng hồn nhiên, rực rỡ căng đầy sức sống

- Chú mèo cuộn mình, lăn tròn như quả bóng

- Chiếc cặp tuy giản dị, mộc mạc nhưng rất tiện lợi

Sau khi được tập luyện nhiều, học sinh có thói quen kết hợp ý để diễn đạt Bàivăn không rời rạc, khô khan bởi chỉ được viết từ các câu đơn

2.3.5 Dạy các biện pháp nghệ thuật

Muốn bài văn hay thì trong bài văn không thể thiếu tính nghệ thuật Họcsinh lớp 4 kiến thức về lĩnh vực này còn hiểu lơ mơ, hời hợt Nếu giáo viênkhông dạy, học sinh khó mà nắm bắt được Để đưa nghệ thuật vào trong văn có

Trang 11

rất nhiều biện pháp Nhưng theo tôi, đối với học sinh ở lứa tuổi này, hai biệnpháp nghệ thuật phù hợp nhất là so sánh và nhân hóa.

2.3.5.1 Biện pháp so sánh

Tôi đã hướng dẫn học sinh tìm các câu có các biện pháp so sánh trong các bàiTập đọc đã học

Ví dụ :

- Bông hướng dương như vầng mặt trời vãi tung toé những tia nắng vàng rực rỡ

- Hoa cẩm chướng là ngôi sao màu trên vòm trời xanh lục giữa vườn

- Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ Hàng ngàn bônghoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ngọn nếntrong xanh

- Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn

- Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con

- Những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau

- Với những cánh tay quều quào xoè rộng, nó như con quái vật già nua cau có vàkhinh khỉnh giữa đám bạch dương tươi cười

- Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đó thảhàng vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời xanh biếc chi chít cành và xoay thànhnhững tán tròn quanh thân cây

Với những câu văn này tôi sẽ giới thiệu để các em nắm chắc được biện pháp sosánh bằng cách sau:

Ví dụ: Câu “Bông hướng dương như vầng mặt trời vãi tung toé những tia nắng

vàng rực rỡ” Tôi phân tích cách sử dụng biện pháp so sánh, tác giả lấy hình ảnhmặt trời để tả bông hướng dương

Để thấy được tính ưu việt của biện pháp nghệ thuật này tôi lấy một câukhác để mô tả bông hướng dương

“Bông hướng dương rất to, màu vàng, có rất nhiều cánh nhỏ” Và yêu cầuhọc sinh nhận xét xem câu nào hay hơn Dĩ nhiên là câu thứ nhất, 100% học sinhđược hỏi đều trả lời như vậy “Hay hơn vì sao?” Các em trả lời: “Vì sử dụng

Ngày đăng: 06/04/2017, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w