1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu dược phẩm tại công ty TNHH dược phẩm doha

108 160 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 288,09 KB

Nội dung

Điều này đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết cho ban lãnh đạo của công ty lànghiên cứu rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu dược phẩm để đưa ra các biện pháp quản trị rủ

Trang 1

Mã số: 60340102

Họ và tên học viên: Phạm Minh Huyền

Người hướng dẫn: PGS, TS Đào Thị Thu Giang

Hà Nội - 2017

Trang 2

Tôi xin cam đoan: Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Quản trị rủi ro trong lĩnh vựckinh doanh nhập khẩu dược phẩm tại Công ty TNHH Dược phẩm DOHA” là côngtrình nghiên cứu của cá nhân tôi Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực vàchưa được người khác công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình!

Người cam đoan

Phạm Minh Huyền

Trang 5

Bảng 1.1: Phân loại rủi ro theo phương pháp bán định lượng 23Bảng 2.1: Sự tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu dược phẩm của

Việt Nam giai đoạn 2012-2016

Trang 6

Hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng luôntiềm ẩn nhiều loại rủi ro khác nhau mà có thể tạo ra nhiều mức biến động ảnhhưởng lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong bối cảnh hội nhập nhưhiện nay, sự biến động của nền kinh tế - chính trị của thế giới sẽ rất dễ ảnh hưởngtới hoạt động kinh doanh ngoại thương, do đó quản trị rủi ro là rất cần thiết cho cácdoanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam

Công ty TNHH Dược phẩm DOHA là đại diện cho nhiều nhà sản xuất dượcphẩm lớn trên thế giới và có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanhnhập khẩu dược phẩm Khi mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu, công ty gặpthêm nhiều rủi ro mới liên quan tới việc nhập khẩu dược phẩm gây ra tổn thất chocông ty Điều này đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết cho ban lãnh đạo của công ty lànghiên cứu rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu dược phẩm

để đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về quản trị rủi ro ở nhiều lĩnh vực khácnhau Tuy nhiên, quản trị rủi ro của hoạt động kinh doanh nhập khẩu dược phẩmvẫn còn chưa được chú ý nhiều Ngoài những rủi ro chung của hoạt động kinhdoanh ngoại thương thì còn tồn tại các rủi ro liên quan tới đặc thù của hoạt động

nhập khẩu dược phẩm Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu dược phẩm tại Công ty TNHH Dược phẩm DOHA” cho luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn nghiên cứu để đề xuất các

giải pháp cho việc quản trị rủi ro của hoạt động kinh doanh nhập khẩu dược phẩmcho các doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm ở Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu và điểm mới của luận văn

Đã có một số nghiên cứu trong ngành về quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinhdoanh nhập khẩu Tuy nhiên, theo tác giả được biết rằng hiện chưa có nghiên cứu cụthể về quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu dược phẩm Bài luận văn này vừa

đề cập tới các rủi ro dễ gặp của hoạt động kinh doanh nhập khẩu vừa trình bày cả

Trang 7

dụng các quy tắc và hướng dẫn ISO vào quản trị rủi ro để xây dựng quy trình quảntrị rủi ro hiệu quả.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản trị rủi ro,đặc biệt các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu dược phẩm; phân tíchhoạt động quản trị rủi ro trong Công ty TNHH Dược phẩm DOHA để đưa ra cácbiện pháp để phòng tránh, hạn chế rủi ro hay giảm thiểu tổn thất mà rủi ro gây ra ởmức thấp nhất Từ đó, doanh nghiệp sẽ cải thiện và nâng cao hiệu quả của hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu dược phẩm

- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài gồm:

Nghiên cứu những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong hoạt động kinhdoanh nhập khẩu và đi sâu nghiên cứu quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanhnhập khẩu dược phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam

Xem xét thực trạng quản trị rủi ro của hoạt động kinh doanh nhập khẩu dượcphẩm tại Công ty TNHH Dược phẩm DOHA và các doanh nghiệp Việt Nam kháctrong cùng lĩnh vực hiện nay Trên cơ sở thực tiễn và lý luận, đề xuất các giải phápnhằm tăng cường quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu dược phẩm ở ViệtNam

4 Nội dung nghiên cứu

Bài luận văn gồm có 3 chương với các nội dung như sau:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

Trong chương 1, tác giả nghiên cứu về khái niệm và lợi ích của hoạt độngkinh doanh nhập khẩu; khái niệm về rủi ro theo trường phái truyền thống và hiệnđại, từ đó suy ra định nghĩa về rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu Bên cạnh đó, tácgiả cũng tìm hiểu và tổng hợp các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động kinhdoanh nhập khẩu ở Việt Nam

Trang 8

nội dung của quản trị rủi ro.

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu dược phẩm tại Công ty TNHH Dược phẩm DOHA.

Trong chương 2, tác giả nghiên cứu thực tiễn, thu thập, xử lý số liệu và phântích thực trạng kinh doanh nhập khẩu dược phẩm ở Việt Nam trong những năm gầnđây Tác giả cũng làm rõ các rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu dượcphẩm mà Công ty TNHH Dược phẩm DOHA hay các doanh nghiệp nhập khẩu dượcphẩm khác ở Việt Nam đã gặp phải và nguyên nhân của các rủi ro đó

Bài luận văn cũng phân tích hoạt động quản trị rủi ro tại Công ty TNHHDược phẩm DOHA dựa trên các vấn đề thực tế của nội bộ doanh nghiệp và xuhướng biến động trên thị trường Từ đó, tác giả đã đánh giá hiệu quả của công tácquản trị rủi ro này về những điểm đạt được và những điểm còn tồn động

Chương 3: Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu dược phẩm tại Công ty TNHH Dược phẩm DOHA.

Ở chương cuối, tác giả đề xuất các giải pháp để tăng cường quản trị rủi ro vàquản trị rủi ro một cách hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu dược phẩmtại Công ty TNHH Dược phẩm DOHA Ngoài ra tác giả cũng đưa ra một số kiếnnghị với Nhà nước và cơ quan chức năng để tạo môi trường kinh doanh với sự rủi

ro ở mức thấp nhất và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hoàn thiện công tác quản trịrủi ro tại đơn vị của mình

Trang 9

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro thường xuyên có khả năng xảy ra, đặcbiệt là hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì càng có nhiều rủi ro hơn như thiên tai,lạm phát, bất ổn chính trị và pháp lý, biến động giá cả, tỷ giá hối đoái, thiếu thôngtin thị trường, năng lực tổ chức và quản lý còn non kém… Rủi ro có thể tạo ra cácmức độ biến động ảnh hưởng khác nhau, có thể ít nghiêm trọng hoặc rất nghiệmtrọng Để tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược

và quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu Tuy nhiên, trên thực tế,các doanh nghiệp vẫn còn đặt nặng trọng tâm vào hoạt động kinh doanh, lợi nhuậnhơn là tập trung nhiều vào quản trị rủi ro Đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

ở Việt Nam thì việc quản trị rủi ro càng ít được đề cập một cách riêng biệt màthường gộp vào các hoạt động tác nghiệp ở các bộ phận Điều này là một sự thiếusót mà cần được các doanh nghiệp thay đổi càng sớm càng tốt bởi quản trị rủi rohiệu quả sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp không rơivào thế bị động khi có các biến động vi mô hay vĩ mô Trong bối cảnh hội nhập nhưhiện nay, sự biến động của nền kinh tế - chính trị của thế giới sẽ rất dễ ảnh hưởngtới hoạt động kinh doanh ngoại thương, do đó quản trị rủi ro là rất cần thiết cho cácdoanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam

Công ty TNHH Dược phẩm DOHA là công ty đại diện cho nhiều nhà sảnxuất dược phẩm lớn trên thế giới và cũng là một trong các doanh nghiệp nhập khẩudược phẩm tại Việt Nam với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanhnhập khẩu dược phẩm Công ty nhập khẩu dược phẩm từ nhiều thị trường khácnhau như các nước châu Á, châu Âu, Mỹ, Canada,… Khi mở rộng hoạt động kinhdoanh nhập khẩu, công ty cũng gặp thêm nhiều vấn đề mới liên quan tới việc nhậpkhẩu dược phẩm gây ra tổn thất cho công ty Điều này đã đặt ra một yêu cầu cấpthiết cho ban lãnh đạo của công ty là nghiên cứu rủi ro có thể xảy ra trong hoạt độngkinh doanh nhập khẩu dược phẩm của nội tại doanh nghiệp và các doanh nghiệpcùng ngành để đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả

Trang 10

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về quản trị rủi ro ở nhiều lĩnh vực nhưtài chính, tín dụng, kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, Tuy nhiên, quản trị rủi ro của hoạt động kinh doanh nhập khẩu dược phẩm vẫn cònchưa được chú ý nhiều Ngoài những rủi ro chung của hoạt động kinh doanh quốc tếthì còn tồn tại các rủi ro liên quan tới đặc thù của hoạt động nhập khẩu dược phẩm

Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu dược phẩm tại Công ty TNHH Dược phẩm DOHA” cho luận

văn thạc sỹ của mình với mong muốn nghiên cứu chuyên sâu nhằm có các căn cứkhoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp cho việc quản trị rủi ro của hoạt độngkinh doanh nhập khẩu dược phẩm cho nơi đang công tác và các doanh nghiệp nhậpkhẩu dược phẩm khác ở Việt Nam

2. Tình hình nghiên cứu và điểm mới của luận văn

Đã có một số nghiên cứu trong ngành về quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinhdoanh nhập khẩu như:

(1)Đinh Ngọc Tuấn, Rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động

kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam, Luận án thạc sĩ kinh tế, Trường đại

học Ngoại thương, Hà Nội năm 2004

(2)Trần Thị Bảo Quế, Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập

khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế,

Luận án thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Ngoại thương, Hà Nội năm 2006.(3)Nguyễn Khắc Hình, Rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín

dụng chứng từ tại các doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và các giải pháp hạn chế, Luận án thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Ngoại thương, Hà Nội

năm 2009

(4)Hồ Thị An, Quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam:

Thực trạng và giải pháp, Luận án thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Ngoại

thương, Hà Nội năm 2010

(5)Trần Thị Hồng Trang, Quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng các

phương thức không kèm chứng từ tại các doanh nghiệp XNK Việt Nam, Luận

án thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Ngoại thương, Hà Nội năm 2012

(6)Tô Thị Minh Hiền, Một số giải pháp quản trị rủi ro trong việc thực hiện các

hợp đồng kinh doanh nhập khẩu thiết bị, áp dụng vào thực hiện hợp đồng

Trang 11

nhập khẩu thiết bị hàng hải tại Việt Nam, Luận án thạc sĩ kinh tế, Trường đại

học Ngoại thương, Hà Nội năm 2012

(7)Ngô Thị Hương Giang, Quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị y

tế của một số doanh nghiệp thương mại nhỏ trên thị trường Hà Nội: thực trạng và giải pháp, Luận án thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Ngoại thương,

Hà Nội năm 2016

Trong đó, các nghiên cứu (1), (2) đề cập tới quản trị rủi ro của hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu trong đó tác giả đã phân tích những rủi ro có thể xảy ratrong quá trình thực hiện nhập khẩu hàng hóa từ khi đàm phán hợp đồng đến khihàng được giao tại điểm đích Các nghiên cứu (3), (4), (5) đề cập chuyên sâu hơn vềcác rủi ro trong thanh toán quốc tế và biện pháp phòng ngừa Các nghiên cứu (6),(7) chỉ tập trung phân tích quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, cụthể là nhập khẩu thiết bị

Tuy nhiên, theo tác giả được biết rằng hiện chưa có nghiên cứu cụ thể vềquản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu dược phẩm Bài luận văn này vừa đề cậptới các rủi ro dễ gặp của hoạt động kinh doanh nhập khẩu vừa trình bày cả các rủi rođặc thù liên quan tới nhập khẩu dược phẩm vào Việt Nam từ đó đưa ra các biệnpháp phòng ngừa và xử lý rủi ro Ngoài ra, bài luận văn cũng có nghiên cứu áp dụngcác quy tắc và hướng dẫn ISO vào quản trị rủi ro của hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu dược phẩm để xây dựng quy trình quản trị rủi ro hiệu quả

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản trị rủi ro,đặc biệt các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu dược phẩm; phân tíchhoạt động quản trị rủi ro trong Công ty TNHH Dược phẩm DOHA để đưa ra cácbiện pháp để phòng tránh, hạn chế rủi ro hay giảm thiểu tổn thất mà rủi ro gây ra ởmức thấp nhất Từ đó, doanh nghiệp sẽ cải thiện và nâng cao hiệu quả của hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu dược phẩm

- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài gồm:

Trang 12

Nghiên cứu những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong hoạt động kinhdoanh nhập khẩu và đi sâu nghiên cứu quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanhnhập khẩu dược phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam.

Xem xét thực trạng quản trị rủi ro của hoạt động kinh doanh nhập khẩu dượcphẩm tại Công ty TNHH Dược phẩm DOHA và các doanh nghiệp Việt Nam kháctrong cùng lĩnh vực hiện nay Trên cơ sở thực tiễn và lý luận, đề xuất các giải phápnhằm tăng cường quản trị rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu dược phẩm cho Công

ty TNHH Dược phẩm DOHA

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề quản trị rủi ro trong kinh doanhnhập khẩu dược phẩm của doanh nghiệp Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu bao gồm:

Về không gian: Luận văn nghiên cứu về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh

doanh nhập khẩu dược phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm DOHA trên địa bànthành phố Hà Nội

Về thời gian: Phân tích dữ liệu của Công ty TNHH Dược phẩm DOHA từ

năm 2011 đến năm 2016 và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro cho Công ty trongnhững năm tới

Về nội dung: Tập trung phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh

nhập khẩu dược phẩm, đánh giá những thành công và tồn tại để từ đó tìm ra nguyênnhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro cho Công tyTNHH Dược phẩm DOHA cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm tạiViệt Nam

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn áp dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp khảonghiệm tổng kết thực tiễn để nhận dạng rủi ro, phân tích nguyên nhân – hệ quả đểphân tích rủi ro, ước lượng và so sánh để định mức rủi ro

6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Tóm tắt kết quảnghiên cứu luận văn và Phụ lục, Luận văn được bố cục thành 3 chương như sau:

Trang 13

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động kinhdoanh nhập khẩu.

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinhdoanh nhập khẩu dược phẩm tại Công ty TNHH Dược phẩm DOHA

Chương 3: Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinh doanhnhập khẩu dược phẩm tại Công ty TNHH Dược phẩm DOHA

7 Lời cảm ơn

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn khoa học:PGS, TS Đào Thị Thu Giang - hiện đang công tác và giảng dạy tại trường Đại họcNgoại thương, đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thànhluận văn Thạc sĩ

Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ, tác giả cũng nhận được sự

hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình Tác giả xin chân thànhcảm ơn!

Trang 14

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI

RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU

1.1. Rủi ro và rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu

1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Luật thương mại 2005 của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm

2006, quy định rõ: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ

Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, hoạt động kinh doanh nhập khẩu là một trong hai bộ phận cấuthành nên nghiệp vụ ngoại thương và tạo nên sự tương tác giữa nền kinh tế của cácquốc gia với nền kinh tế thế giới

Theo bài viết Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Nguyễn Cảnh

Hiệp, tại mỗi một thời kỳ đều có đặc điểm riêng, chiến lược phát triển kinh tế riêng

vì vậy mà vai trò, nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh nhập khẩu cũng được điềuchỉnh cho phù hợp với mục tiêu nhà nước đề ra Từ khi mở cửa nền kinh tế trongnước với nền kinh tế thế giới đến nay, hoạt động kinh doanh nhập khẩu đã tạo ranhiều lợi ích như sau:

- Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng trong nước, cho phép tiêu dùng mộtlượng hàng hoá nhiều hơn khả năng sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầutiêu dùng ngày càng cao cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, làm tăngmức sống người dân, tăng thu nhập quốc dân

- Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh tích cực giữa hàng nội và hàng nhập khẩu,tạo ra động lực kích thích các nhà sản xuất trong nước phải sáng tạo, cải tiến,hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu cao của người tiêu dùng, tạo đàcho xã hội ngày càng phát triển

- Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để cơ chế tự cung tự cấpcủa nền kinh tế đóng

- Nhập khẩu giải quyết được các nhu cầu đặc biệt như hàng hoá khan hiếm,hàng hoá cao cấp, công nghệ hiện đại mà trong nước không thể sản xuấtđược hay khó khăn trong quá trình sản xuất vì nguồn lực khan hiếm

Trang 15

- Nhập khẩu góp phần khai thác lợi thế so sánh của một quốc gia, tham gia sâurộng vào sự trao đổi quốc tế và phân công lao động quốc tế trên cơ sở chuyênmôn hoá sản xuất, từng bước hoà nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tếthế giới phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế.

1.1.2. Khái niệm về rủi ro và rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu

1.1.2.1.Khái niệm về rủi ro

Có nhiều định nghĩa về rủi ro, tùy các cách tiếp cận khác nhau, các tác giảkhác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau Những định nghĩa này rấtphong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn:Trường phái truyền thống và Trường phái hiện đại

- Theo trường phái truyền thống

Theo từ điển tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995,rủi ro là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến

Trong lĩnh vực kinh doanh, rủi ro được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốnxảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sựtồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sựgiảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến

Như vậy, theo trường phái này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguyhiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắcchắn có thể xảy ra cho con người

- Theo trường phái hiện đại

Theo trường phái hiện đại, có nhiều định nghĩa về rủi ro như sau:

“Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight 1921, tr 233)

“Rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xácsuất” (Irving Preffer 1956, tr 42)

“Rủi ro là sự bất trắc gây thiệt hại, sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến

cố không mong đợi” (Alan Willet 1951, tr 6)

Trang 16

Như vậy, trường phái hiện đại quan niệm rằng rủi ro là sự bất trắc có thể đolường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mangđến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợiích, những cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biệnpháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lạikết quả tốt đẹp cho tương lai.

1.1.2.2.Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro và bất

ổn do có sự cách biệt về môi trường địa lý, sự khác nhau trong văn hoá, ngôn ngữ,phong tục tập quán cũng như môi trường chính trị giữa các quốc gia nên rủi ro tronghoạt động kinh doanh nhập khẩu đa dạng và phức tạp hơn hoạt động kinh doanh nộiđịa

Từ các định nghĩa về rủi ro có thể suy ra rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu

là sự bất trắc gây ra những tổn thất, thiệt hại, nhưng cũng có thể đem đến những lợiích, giá trị tốt hơn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu

1.1.3 Những loại rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Với từng tiêu chí, rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu có thể đượcphân loại như sau:

1.1.3.1. Theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống

Căn cứ bài viết Phân loại rủi ro của TS Dũng Nguyễn, theo phương pháp

quản trị rủi ro truyền thống thì rủi ro bao gồm:

- Rủi ro thảm họa: Các thảm hoạ từ thiên nhiên, thảm hoạ do con người hoặc

có sự tác động gián tiếp của con người (hoả hoạn, chiến tranh, khủng bố)…

- Rủi ro tài chính: Các sự bất trắc gây ra thiệt hại tài chính như rủi ro lợi

nhuận, rủi ro vốn đầu tư, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro tiềnlương,…

- Rủi ro tác nghiệp: Trang thiết bị, hệ thống cơ sở vật chất bị hư hỏng, quá

trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu gặp sai sót, nhân viên bị tai nạn hay nghỉviệc đột xuất,

Trang 17

- Rủi ro chiến lược: Các tổn thất do sai lầm trong việc xác định tầm nhìn, sứ

mệnh, mục tiêu, các chính sách và biện pháp hành động của doanh nghiệp

Có 5 dạng rủi ro chiến lược trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu:

(1)Rủi ro dự án: Rủi ro của một dự án có thể là dự án thất bại hoặc không đạt

được mục tiêu đề ra bởi các nguyên nhân như sự chuẩn bị nguồn lực nội tạichưa đầy đủ, đặt mục tiêu quá cao, không tìm hiểu kỹ thị trường muốn tiếpcận,…

(2)Rủi ro từ chuyển đổi: Đây là một rủi ro chiến lược quan trọng, một sự biến

chuyển trong chiến lược phát triển có thể ảnh hưởng lớn tới hoạt động củacông ty Nguyên nhân của loại rủi ro này có thể do doanh nghiệp chuyển đổisang phương hướng kinh doanh mới không đúng đắn, doanh nghiệp mở rộngthêm dòng sản phẩm mới không có tính khả thi,…

(3)Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh: Bất cứ lúc nào doanh nghiệp cũng có thể có đối

thủ cạnh tranh làm ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển của mình, khôngđánh giá được tiềm năng của đối thủ cạnh tranh chính là một trong cácnguyên nhân khiến doanh nghiệp gặp thất bại

(4)Rủi ro thương hiệu: Doanh nghiệp nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng nếu

thương hiệu của nhà sản xuất bị giảm sút, sản phẩm của nhà sản xuất có vấn

đề về chất lượng,… Việc các dược phẩm bị thu hồi và buộc phải rút khỏi thịtrường do không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu đều được thông báo rộng rãi trênthông tin mạng nên danh tiếng của nhà sản xuất sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực vàảnh hưởng tới các mặt hàng khác của nhà sản xuất đó đang được nhập khẩu

và phân phối tại thị trường Việt Nam Với mặt hàng dược phẩm thì uy tín củanhà sản xuất và nước xuất xứ rất quan trọng, nhà sản xuất bán hàng cũngchính là bán thương hiệu và uy tín của mình

(5) Rủi ro đình trệ: Rủi ro đình trệ là rủi ro xảy ra khi doanh nghiệp không thể

tăng trưởng, thậm chí bị suy giảm do nền kinh tế suy giảm gây tác động tớithị trường và nhu cầu khách hàng hay phương án kinh doanh của doanhnghiệp không hợp lý,…

1.1.3.2. Theo nguồn gốc rủi ro

Trang 18

Căn cứ vào giáo trình Bài giảng gốc Nguyên lý Quản trị rủi ro, theo nguồn

gốc rủi ro thì có các loại rủi ro sau:

- Rủi ro do môi trường thiên nhiên:

Các tổn thất do tác động của môi truờng thiên nhiên gây ra Những rủi ro này

ít xảy ra nhưng thường gây thiệt hại lớn về nguời và tài sản, ảnh huởng tới hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt độngngoại thuơng

- Rủi ro do môi trường văn hóa:

Do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng,… của đất nước đốitác nên dẫn đến các hành xử không phù hợp, gậy thiệt hại, ấn tượng không tốt vớiđối tác làm mất cơ hội kinh doanh

- Rủi ro do môi trường chính trị:

Môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh, đặc biệt

là môi trường chính trị của các nước có tầm ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới Môitrường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp Cácdoanh nghiệp cần nắm bắt kỹ, có các sách lược thích hợp với môi trường chính trịkhông chỉ nước mình mà còn ở nước có quan hệ kinh doanh

Từ khi Tổng thống mới của nước Mỹ lên nắm quyền đã đưa ra nhiều thay đổilớn trong chính sách của nước Mỹ và có ảnh hưởng tới các nước khác trên thế giới.Với một nền kinh tế có ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế thế giới như nước Mỹ thìnhững sự thay đổi lớn về chính trị cũng phải được lưu ý

- Rủi ro do môi trường pháp luật:

Tương tự như môi trường chính trị, doanh nghiệp phải nắm vững cả phápluật trong nước và pháp luật của các nước có quan hệ kinh doanh Pháp luật mỗinước có sự khác nhau và khi xã hội càng phát triển thì điều tất yếu là pháp luật cũng

sẽ phải cập nhật hay loại bỏ những chuẩn mực pháp luật không còn phù hợp Thực

tế, đa số doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết pháp luật còn hạn chế, ít sử dụng tư vấnpháp luật chuyên nghiệp nên thường gặp khó khăn trong đàm phán hợp đồng, mất

Trang 19

nhiều thời gian đàm phán, rơi vào cảnh yếu thế hơn, nhất là khâu chọn luật nào ápdụng.

- Rủi ro do môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường chính trị hoặc từ môitrường kinh tế chung của thế giới Những động thái của các nền kinh tế lớn trên thếgiới có thể ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới, nhưng họ không thể kiểm soát nổitoàn bộ thị trường thế giới dẫn đến bất ổn trong môi trường kinh tế Một số rủi ro domôi trường kinh tế như lạm phát tăng cao, tỷ giá hối đoái bất ổn, khủng hoảng kinh

tế, giá cả bất ổn,…

- Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức:

Rủi ro có thể phát sinh ở tất cả các lĩnh vực của công ty: nhân sự, công nghệthông tin, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển,…

Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, rủi ro có thể xuất hiện trong bất kỳkhâu nào như rủi ro trong đàm phán, ký kết hợp đồng, rủi ro trong quá trình tổ chứcthực hiện hợp đồng nhập khẩu (rủi ro trong thanh toán, rủi ro trong thuê nhà vậnchuyển hàng hóa, rủi ro trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, rủi ro trong thủ tụcnhập khẩu, rủi ro trong mua bảo hiểm,…)

- Rủi ro do nhận thức của con người:

Khi nhận diện và phân tích không đúng dẫn đến kết luận sai lầm Nếu nhậnthức và thực tế hoàn toàn khác nhau thì rủi ro càng lớn

1.1.3.3. Theo đối tượng rủi ro

Căn cứ theo giáo trình Bài giảng gốc Nguyên lý Quản trị rủi ro, xét đến đối

tượng rủi ro thì rủi ro được phân loại là:

- Rủi ro về tài sản: Các sự bất trắc gây ra tổn thất về tài sản của doanh nghiệp

gồm cả tài sản cố định (tư liệu sản xuất, bất động sản,…) và tài sản lưu động

Trang 20

(tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, tồn kho,

…)

- Rủi ro về nhân lực: Các sự bất trắc gây ra tổn thất về nhân lực của doanh

nghiệp từ cấp quản lý đến bộ phận nhân viên

- Rủi ro về trách nhiệm: Các sự bất trắc gây ra trách nhiệm theo quy định pháp

luật (dân sự, hình sự,…) dẫn đến phải bồi thường những thiệt hại gây ra chongười khác do lỗi của mình

1.1.3.4. Theo môi trường hoạt động của doanh nghiệp

Theo môi trường hoạt động của doanh nghiệp, ta thấy rủi ro có thể xảy ra ởcác môi trường sau:

- Môi trường bên trong: Môi trường bên trong là nội tại bên trong doanh

nghiệp Khi nghiên cứu rủi ro có thể chọn hướng tiếp cận theo lĩnh vực: quảntrị, marketing, tài chính/kế toán, sản xuất/tác nghiệp, nghiên cứu phát triển,

hệ thống thông tin,…

- Môi trường bên ngoài: Môi trường bên ngoài là những yếu tố bên ngoài mà

doanh nghiệp không thể kiểm soát được, nhưng có ảnh hưởng tác động đếnhoạt động và hiệu quả của doanh nghiệp Môi trường bên ngoài gồm môitrường vĩ mô và môi trường vi mô

1.1.3.5. Theo tính chất của rủi ro

Căn cứ theo giáo trình Bài giảng gốc Nguyên lý Quản trị rủi ro, dựa vào tính

chất của rủi ro thì rủi ro gồm có hai loại là:

- Rủi ro thuần túy: Rủi ro thuần túy là loại rủi ro mà nếu có xảy ra sẽ chỉ dẫn

đến tổn thất về kinh tế, không có nhân tố kiếm lời bên trong Hậu quả củaloại rủi ro này chỉ có thể là xấu, không có hậu quả tốt

- Rủi ro đầu cơ: Rủi ro đầu cơ là loại rủi ro có nhân tố đầu tư kiếm lời bên

trong Hậu quả của loại rủi ro này có thể tốt mà cũng có thể xấu

1.1.3.6. Theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro

Cũng căn cứ theo giáo trình Bài giảng gốc Nguyên lý Quản trị rủi ro, dựa

vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro, rủi ro được phân loại thành:

Trang 21

- Rủi ro chung: Những rủi ro nằm ngoài vòng kiểm soát và gây hậu quả cho rất

nhiều người, cho xã hội nói chung, bao gồm các thảm họa thiên nhiên hayvấn đề chiến tranh, chính trị, gây thiệt hại cho nhiều người Vì vậy việc khắcphục loại rủi ro này là trách nhiệm của toàn xã hội, cần đến hỗ trợ của Chínhphủ và Quốc tế

- Rủi ro riêng: Những rủi ro chỉ gây thiệt hại cho một hoặc một số ít người.

Những rủi ro này thường mang tính chất cá nhân cả về nguyên nhân lẫn hậuquả

1.1.3.7. Theo hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Với thực tế của hoạt động kinh doanh nhập khẩu, ta có thể gặp các loại rủi ronhư sau:

- Rủi ro trong đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng:

(1) Rủi ro trong đàm phán:

Đàm phán là quá trình mà các bên trao đổi, thảo luận về các vấn đề đangquan tâm hoặc các vấn đề còn bất đồng để đạt được một thỏa thuận thống nhất ápdụng cho các bên liên quan Trong kinh doanh quốc tế, đàm phán là một hoạt độngkhông thể thiếu và có vị trí quan trọng đặc biệt So với đàm phán trong kinh doanhnội địa thì đàm phán trong kinh doanh quốc tế phức tạp hơn

Đàm phán trong kinh doanh quốc tế có thể được thực hiện qua thư tín, điệnthoại hoặc đàm phán trực tiếp Mỗi hình thức đàm phán có ưu, nhược điểm riêngnên sẽ phát sinh các rủi ro khác nhau:

Đàm phán qua thư tín: Đây là hình thức mà thư từ được gửi bằng bưu điện,

telex, fax, hoặc email, các bên thoả thuận với nhau những điều khoản cần thiết củamột hợp đồng

Ưu điểm của đàm phán qua thư tín:

+ Ít tốn kém

+ Người gửi có thời gian và điều kiện để cân nhắc, tham khảo ý kiến của nhiềungười khác trước khi gửi đi

Trang 22

+ Cùng một thời gian có thể giao dịch đàm phán bằng thư với nhiều đối tác khácnhau.

Nhược điểm của đàm phán qua thư tín:

Thời gian đàm phán kéo dài, có thể trải qua nhiều lần viết thư mới đạt được kết quảcuối cùng

Rủi ro của đàm phán qua thư tín:

+ Hình thức trình bày chính xác không chính xác, chuyên nghiệp

+ Nội dung, lý lẽ được diễn đạt không đầy đủ, không khúc chiết, hoặc do sử dụngnhững từ ngữ không chính xác dễ gây hiểu sai về nội dung cần trao đổi

Đàm phán qua điện thoại: Đây là hình thức qua đường dây điện thoại quốc

tế, các bên thực hiện trao đổi với nhau để đi đến ký kết hợp đồng ngoại thương

Ưu điểm của đàm phán qua điện thoại:

Đàm phán quá điện thoại sẽ giúp đạt được kết quả đàm phán nhanh chóng

Nhược điểm của đàm phán qua điện thoại:

+ Rất tốn kém

+ Có thể không trình bày được hết ý trong quá trình đàm phán bằng điện thoại.+ Trao đổi qua điện thoại là trao đổi miệng, không có gì làm bằng chứng cho sựthỏa thuận, quyết định trong trao đổi

Rủi ro của đàm phán qua điện thoại:

Người giao dịch bằng điện thoại không có trình độ ngoại ngữ và trình độchuyên môn tốt có thể khiến đối tác hiểu nhầm, hiểu sai, mất lòng dẫn tới từ chốihợp tác, mất đi cơ hội kinh doanh

Đàm phán trực tiếp: Đây là hình thức các bên trực tiếp gặp mặt trao đổi, thảo

luận với nhau để đi đến hình thành hợp đồng ngoại thương

Ưu điểm của đàm phán trực tiếp:

Trang 23

+ Đàm phán trực tiếp giúp đẩy nhanh tốc độ đàm phán.

+ Cho phép giải quyết những bất đồng phức tạp giữa các bên, tạo được phần nào sựthấu hiểu lẫn nhau và duy trì được mối quan hệ hợp tác lâu dài với nhau

+ Kết quả đàm phán có được sự xác nhận pháp lý ngay của các bên giúp cho hợpđồng có thể nhanh chóng đi vào thực hiện

Nhược điểm của đàm phán trực tiếp:

Cũng như đàm phán qua điện thoại, doanh nghiệp phải chi rất nhiều cho các cuộcgặp mặt trực tiếp

Rủi ro của đàm phán trực tiếp:

Rủi ro có thể xảy ra nếu trước buổi gặp gỡ đối tác mà không có sự tìm hiểu

kỹ càng những tài liệu liên quan hoặc không nắm bắt cụ thể về đối tác Rủi ro càngnhiều nếu người thực hiện đàm phán không đủ năng lực và nghệ thuật đàm phán đểtạo được thế chủ động khi đàm phán Trong đoàn người tham gia gặp gỡ đối tác,nếu các thành viên không hiểu ý nhau hoặc chưa từng làm việc với nhau dễ dẫn tớitranh luận nội bộ nên càng khó để thống nhất với đối tác trong quá trình đàm phán.(2)Rủi ro trong soạn thảo hợp đồng:

Soạn thảo hợp đồng là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh quốc

tế Soạn thảo hợp đồng giúp cho doanh nghiệp văn bản hóa những gì mình muốn,đồng thời dự liệu những gì đối tác muốn trước khi đàm phán Nó giống như một bản

kế hoạch cho việc đàm phán, khi có một dự thảo tốt coi như đã đạt 50% công việcđàm phán và ký kết hợp đồng Nếu bỏ qua khâu này mà chỉ đàm phán sau đó mớisoạn thảo hợp đồng thì dễ dẫn đến thiếu sót, sơ hở trong hợp đồng, đặc biệt đối vớinhững thương vụ lớn Do đó thực hiện tốt khâu soạn thảo hợp đồng sẽ giúp doanhnghiệp có thể phòng ngừa và hạn chế nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện hợpđồng

Rủi ro trong soạn thảo hợp đồng là thiếu dẫn chiếu các văn bản pháp luật haytập quán quốc tế liên quan hoặc thiếu những điều khoản cần thiết của một hợp đồngngoại thương, nhất là các điều khoản bảo vệ doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp

Trang 24

thương mại Với các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam, không có nhiều kinhnghiệm trên thương trường như các doanh nghiệp quốc tế nên hợp đồng thường từphía đối tác nước ngoài soạn thảo, hoặc nếu doanh nghiệp Việt Nam soạn thảo thìcũng dựa trên mẫu hợp đồng của nước ngoài, vì vậy hợp đồng thường chứa đựngnhững điều khoản bất lợi Với các doanh nghiệp nước ngoài luôn có bộ phận pháp lýchuyên trách về soạn thảo và đánh giá hợp đồng nhưng rất ít doanh nghiệp ở Việt Namlàm điều này nên dễ gặp phải rủi ro trong quá trình soạn thảo hợp đồng.

(3)Ký kết hợp đồng:

Trước khi ký kết hợp đồng, nếu doanh nghiệp không kiểm tra lại các điềukhoản ghi trong hợp đồng thì sau khi hợp đồng đã được ký thì việc sửa chữa lạinhững điều khoản bất lợi cho mình là rất khó khăn, tốn thời gian và phải cần có sựđồng ý của tất cả các bên tham gia Khi hợp đồng được lập nhiều hơn một bản,doanh nghiệp chủ quan không kiểm tra tất cả các bản hợp đồng hay không soát lạicác bản có giống nhau không mà đã ký cũng có thể gặp các bất lợi nếu có tranhchấp sau này

- Rủi ro trong thanh toán:

Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế và mỗi phương thức thanh toán cócác rủi ro khác nhau:

Chuyển tiền bằng điện trả trước: Rủi ro với người mua là người bán nhận

tiền rồi nhưng không giao hàng hoặc giao hàng chậm tiến độ

Chuyển tiền bằng điện trả ngay hoặc trả sau: Rủi ro với người bán là đã gửi

hàng hóa đi nhưng người mua từ chối nhận hàng và không thực hiện thanh toánhoặc người mua thanh toán chậm hoặc người mua gặp vấn đề về tài chính không cókhả năng thanh toán

Thanh toán bằng tín dụng thư: Rủi ro với người mua là người bán lập bộ

chứng từ giả để yêu cầu thanh toán hoặc hàng hóa đã tới nơi nhưng bộ chứng từ tớisau nên người mua phải trả phí lưu kho cho lô hàng cho tới khi có bộ chứng từ gốc

để làm thủ tục Hải quan Rủi ro với người bán là bộ chứng từ có sai sót nên ngânhàng từ chối thanh toán hoặc ngân hàng phá sản nên không thể thực hiện thanhtoán

- Rủi ro trong vận chuyển hàng hóa:

Trang 25

Do việc vận chuyển hàng hóa từ nước người bán đến nước người muathường cách xa nhau, thời gian vận chuyển thường mất từ một tuần với đường hàngkhông đến hai mươi ngày hoặc một tháng hoặc hai tháng với đường biển nên khótránh khỏi các trường hợp tự nhiên bất khả kháng Ngoài ra, quá trình vận chuyểncòn có thể gặp rủi ro từ phía công ty vận tải hay nhân viên ở cảng khi bốc xếp hànghóa, chuyển đổi tàu,… dẫn đến hàng hóa bị hư hại một phần hoặc toàn bộ.

- Rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa:

Rủi ro trong quá trình giao nhận thường xảy ra do một số nguyên nhân như: + Thiếu thông tin về hãng tàu và đại lý của hãng tàu, ngày hàng hóa dự kiến tới, địađiểm,… nên không chủ động trong việc nhận hàng

+ Không nắm vững các kỹ thuật sắp xếp hàng trên phương tiện vận tải để đảm bảo

số lượng và chất lượng được giao với chi phí tối ưu nhất

+ Không chủ động trong việc thuê phương tiện vận tải và hãng vận chuyển vì tậpquán của các doanh nghiệp Việt Nam là mua CIF, bán FOB nên các doanh nghiệpViệt Nam dễ gặp bất lợi trong quá trình giao nhận

- Rủi ro trong mua bảo hiểm:

Hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam chọn giá CIF để ký kết hợpđồng nên ít có kinh nghiệm trong lựa chọn hãng bảo hiểm và mua loại bảo hiểmthích hợp Một số rủi ro có thể gặp phải khi mua bảo hiểm là:

+ Doanh nghiệp có thể sẽ không được hưởng lợi từ hợp đồng bảo hiểm hoặc nếu có,bảo hiểm không đủ giá trị và không hết rủi ro do doanh nghiệp đã không mua đủ giátrị với điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro, tổn thất

+ Không đánh giá chính xác tính nghiêm trọng của rủi ro đối với hàng hoá nên dẫntới việc mua không đúng loại bảo hiểm cần thiết

+ Không xuất trình đúng giấy tờ theo đúng quy định của hợp đồng bảo hiểm

- Rủi ro trong thuê tàu:

Đối với việc thuê tàu, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro đắm, chìm tàu, hoặc tàu

đi chệch hướng… do tàu không đủ khả năng đi biển, hãng vận chuyển không có uytín, hoặc chọn tàu có cước phí thấp nhưng chất lượng dịch vụ kém, không an toàn

- Rủi ro trong quá trình làm thủ tục Hải quan:

Nếu doanh nghiệp chưa thông thạo các thủ tục Hải quan cho hàng nhập,không chuẩn bị đầy đủ chứng từ cần thiết để làm thủ tục Hải quan thì sẽ làm mấtthêm thời gian lưu kho hàng hóa

Trang 26

Nếu doanh nghiệp kê khai tính thuế theo mã HS không đúng dẫn đến số thuếphải nộp không đúng thì sau này cơ quan Hải quan kiểm tra sau thông quan sẽ tiếnhành truy thu và nộp phạt nộp chậm thuế.

1.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro

Mọi loại hình tổ chức, dù lớn hay nhỏ, đều phải đối mặt với các yếu tố vàảnh hưởng cả bên trong và bên ngoài làm cho tổ chức không chắc chắn liệu mình cóđạt được mục tiêu hay không và khi nào sẽ đạt được mục tiêu Tác động của sựkhông chắc chắn này lên các mục tiêu của một tổ chức chính là "rủi ro" Do đó, cầnthiết phải xây dựng được hệ thống quản trị rủi ro cho doanh nghiệp để đánh giá sựkhông chắc chắn đó và có biện pháp xử lý

Theo quan điểm của trường phái hiện đại, quản trị rủi ro là quản trị tất cả mọiloại rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, không chỉ là quản trị các rủi ro thuần túy

“Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm

nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công” (Đoàn Thị Hồng Vân 2013, tr 40) Nói cách khác, quản trị rủi ro xem xét đến

cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực của rủi ro

1.2.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro

Căn cứ vào giáo trình Bài giảng gốc Nguyên lý Quản trị rủi ro, quản trị rủi ro

có các nguyên tắc sau:

- Lợi nhuận đi kèm rủi ro.

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được lợi nhuận và rủi ro là haimặt tất yếu của hoạt động kinh doanh, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn Nhưngkhông phải rủi ro nào cũng có thể được chấp nhận và chấp nhận rủi ro phải dựa vào

dữ liệu có cơ sở cũng như sự phân tích hợp lý

Quản trị rủi ro luôn là sự cân đối giữa rủi ro chấp nhận và cái lợi thu lại Nếulợi ích mà rủi ro đem lại nhiều hơn chi phí thì doanh nghiệp có thể chấp nhận rủi rođó

Trang 27

- Kết hợp quản trị rủi ro vào vận hành và hoạch định ở mọi cấp.

Quản trị rủi ro không phải là một hoạt động độc lập, tách biệt với các hoạtđộng và quá trình chính của tổ chức Quản trị rủi ro cần được đưa vào tất cả các quátrình và thực tiễn của tổ chức theo cách thức thích hợp, hiệu quả và hiệu lực Quátrình quản lý rủi ro cần trở thành một phần không tách rời các quá trình của tổ chức

Cụ thể, quản lý rủi ro cần được lồng ghép vào các quá trình xây dựng chính sách,hoạch định, xem xét hoạt động chiến lược và quản lý thay đổi

- Quản trị rủi ro là một phần của việc ra quyết định.

Quản trị rủi ro giúp những người ra quyết định đưa ra những lựa chọn sángsuốt, hành động ưu tiên và phân biệt giữa các kế hoạch hành động thay thế

- Quản trị rủi ro dựa trên những thông tin tốt nhất sẵn có.

Đầu vào cho quá trình quản trị rủi ro dựa trên các nguồn thông tin như dữliệu quá khứ, kinh nghiệm, phản hồi của các bên liên quan, quan trắc, dự báo vàphán đoán của chuyên gia Tuy nhiên, những người đứng đầu tổ chức nên tự tìmhiểu, xem xét bất kỳ hạn chế nào về dữ liệu hay mô hình được sử dụng hoặc khảnăng bất đồng giữa các chuyên gia

- Quản trị rủi ro cần minh bạch và có sự tham gia của các bên.

Việc tham gia thích hợp và kịp thời của các bên liên quan, đặc biệt là nhữngngười ra quyết định ở các cấp của tổ chức, đảm bảo rằng việc quản trị rủi ro do duytrì sự phù hợp và cập nhật Việc tham gia này cũng cho phép các bên liên quan cóđược sự đại diện thích hợp và quan điểm của họ được xem xét khi xác định tiêu chírủi ro

- Quản trị rủi ro cần năng động, lặp lại và đáp ứng với sự thay đổi.

Việc quản trị rủi ro cần đáp ứng liên tục với thay đổi Vì môi trường nội bộ

và bên ngoài doanh nghiệp, bối cảnh và kiến thức thay đổi, nên cần thường xuyêntheo dõi và xem xét rủi ro diễn ra, những rủi ro mới xuất hiện, một số rủi ro thay đổi

và những rủi ro khác biến mất

Trang 28

1.2.3 Nội dung của quản trị rủi ro

Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 31000:2011 (ISO 31000:2009), Quản

lý rủi ro – Nguyên tắc và hướng dẫn được ban hành năm 2011 và theo Giáo trình

Quản trị rủi ro và khủng hoảng của PGS, TS Đoàn Thị Hồng Vân được tái bản năm

2013, tác giả tổng hợp các nội dung của quản trị rủi ro bao gồm: Nhận dạng, phântích, định mức rủi ro; xử lý rủi ro; theo dõi và báo cáo rủi ro

1.2.3.1.Nhận dạng, phân tích, định mức rủi ro

* Nhận dạng rủi ro.

Để quản trị rủi ro thì việc đầu tiên cần phải làm là nhận dạng rủi ro Nhậndạng rủi ro là quá trình xác định loại rủi ro, nguồn gốc của rủi ro, các tổn thất haylợi ích có thể xảy ra với doanh nghiệp Doanh nghiệp cần áp dụng các công cụ kỹthuật nhận dạng rủi ro phù hợp với các mục tiêu và khả năng của mình cũng như vớicác rủi ro phải đối mặt Những người có kiến thức phù hợp cần tham gia vào việcxác định rủi ro

Có nhiều phương pháp để nhận dạng rủi ro, doanh nghiệp cân nhắc khả năngcủa mình để áp dụng một hoặc nhiều phương pháp khác nhau Dưới đây là một sốphương pháp đơn giản thường được doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng để nhận dạngrủi ro:

- Lập bảng khảo sát để thu thập thông tin sự việc trong quá khứ:

+ Những rủi ro nào đã gặp phải? Loại rủi ro và lĩnh vực bị ảnh hưởng?

+ Tổn thất hay lợi ích mà rủi ro đó gây ra là bao nhiêu?

+ Mức độ xuất hiện của từng rủi ro?

+ Biện pháp phòng ngừa, tài trợ rủi ro là gì?

+ Kết quả đạt được thế nào?

+ Rủi ro nào chưa xuất hiện nhưng có thể xuất hiện? Lý do?

Trang 29

+ Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro có hiệu quả không?

Để có tác dụng tốt nhất, doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của chuyên gia

để lập được bảng câu hỏi tối ưu hoặc sử dụng dịch vụ của công ty chuyên thực hiệnkhảo sát Nếu thuê khảo sát bên ngoài thì giúp doanh nghiệp thu thập được dữ liệu

từ nhiều nguồn hơn nên doanh nghiệp sẽ biết thêm nhiều rủi ro trong hoạt độngkinh doanh nhập khẩu chưa từng gặp và chưa biết tới Đối với cách tham khảo ýkiến từ nhiều chuyên gia, doanh nghiệp có thể sử dụng kỹ thuật Delphi (phụ lục 1)

để đạt được sự đồng thuận đáng tin cậy về quan điểm của nhóm chuyên gia Theo

đó, các chuyên gia đưa ra quan điểm của mình một cách độc lập và ẩn danh, đồngthời vẫn tiếp cận quan điểm của các chuyên gia khác Các ý kiến này sẽ được phântích, tổng hợp và gửi lại cho các chuyên gia để họ đánh giá; quá trình này được lặplại đến khi đạt được sự đồng thuận của nhóm chuyên gia về vấn đề cần giải quyết

- Nghiên cứu tại chỗ: Quan sát, theo dõi trực tiếp các hoạt động tác nghiệp rồi

phân tích, đánh giá để nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu tácnghiệp

- Lập danh mục kiểm tra: Đây là một hình thức nhận diện rủi ro đơn giản,

phương pháp này đưa ra danh mục về sự không chắc chắn điển hình cầnđược xem xét Người lập danh mục kiểm tra cần tham khảo các dữ liệu quákhứ, các sự việc xảy ra trước đó, các quy phạm hoặc tiêu chuẩn

*Phân tích rủi ro.

Sau khi nhận dạng rủi ro, bước tiếp theo là phân tích rủi ro Phân tích rủi ro

là xác định mức độ của hệ quả mà rủi ro gây ra, khả năng xác suất những hệ quả

này có thể xảy ra, sau đó hệ quả và xác suất xảy ra của chúng được kết hợp để xác

định một mức rủi ro Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng một sự vụ có thể có nhiều hệquả và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong doanh nghiệp nhưng cũng có trường hợpmột hệ quả có thể xảy ra như là kết quả của hàng loạt các sự vụ khác nhau

Trang 30

Mục đích của phân tích rủi ro là phân loại những rủi ro quan trọng nhất,những rủi ro ít quan trọng hơn hoặc không đáng kể để đảm bảo các nguồn lực củadoanh nghiệp sẽ được tập trung vào những rủi ro quan trọng nhất và thận trọng đểkhông loại ra những rủi ro gây ra hệ quả thấp nhưng xảy ra thường xuyên và có mộttác động tổng hợp đáng kể.

Phân tích mức độ của hệ quả mà rủi ro gây ra là xác định tính chất và loại

hình tác động có thể xảy ra, giả định rằng một tình huống hoặc các trường hợp sựkiện cụ thể đã xảy ra Các tác động có thể có hệ quả thấp nhưng xác suất cao, hệquả cao và xác suất thấp, hay một kết quả trung gian nào đó Khi xác định hệ quảcần xem xét cả hệ quả tức thời và những hệ quả có thể phát sinh sau một thời giannhất định

Để phân tích khả năng xảy ra hệ quả và ước lượng xác suất, doanh nghiệp có

thể sử dụng một trong các phương pháp sau:

- Sử dụng dữ liệu lịch sử liên quan để nhận biết các tình huống đã xảy ra trong

quá khứ và từ đó có thể ngoại suy xác suất xảy ra của chúng trong tương lai.Nhưng nếu trước đó tần suất xảy ra rất thấp, thì mọi ước lượng về xác suất sẽrất không chắc chắn Điều này áp dụng đặc biệt đối với sự cố không xảy ra,khi không thể giả định sự kiện, tình huống hoặc trường hợp sẽ không xảy ratrong tương lai

- Sử dụng kỹ thuật dự đoán như phân tích cây sự kiện (phụ lục 2) khi dữ liệu

quá khứ không sẵn có hoặc không đầy đủ

- Sử dụng ý kiến chuyên gia trong hỗ trợ việc ước lượng xác suất và hệ quả.

Đánh giá của chuyên gia cần được dựa trên tất cả thông tin sẵn có liên quanbao gồm thông tin quá khứ, hệ thống cụ thể, tổ chức cụ thể, thực nghiệm, Nếu tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cũng có thể sửdụng phương pháp Delphi giống như việc nhận dạng rủi ro

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình phân tích rủi ro có thể là địnhtính, bán định lượng hoặc định lượng:

- Phương pháp định tính là phương pháp xác định hệ quả, xác suất và mức rủi

ro bằng các mức như “cao”, “trung bình" và “thấp”

Trang 31

- Phương pháp bán định lượng là phương pháp sử dụng thang chia bằng số đối

với hệ quả và xác suất, sau đó kết hợp chúng để đưa ra một mức rủi ro bằngcách sử dụng công thức Sau đây là ví dụ về cách phân loại rủi ro theophương pháp bán định lượng:

Bảng 1.1: Phân loại rủi ro theo phương pháp bán định lượng

Loại rủi

A 5 1 6 Rủi ro gây ra hệ quả lớn nhưng xác xuất xảy ra thấp.

B 1 5 6 Rủi ro gây ra hệ quả nhỏ nhưng xác xuất xảy ra cao.

C 5 5 10 Rủi ro gây ra hệ quả lớn và xác xuất xảy ra cao.

Rủi ro gây ra hệ quả trung bình và xác xuất xảy ra trung bình

xác xuất xảy ra thấp

Thang đo hệ quả và xác xuất từ 1 đến 5 với mức độ tăng dần, cộng kết quảcủa hai cột hệ quả và xác xuất để ra mức độ của rủi ro Thang đo hệ quả cần baotrùm các loại hệ quả khác nhau có thể xảy ra và cần mở rộng từ hệ quả tin cậy tối đađến hệ quả quan tâm thấp nhất Định nghĩa cụ thể để đánh giá cho các thang đocũng cần được cung cấp kèm theo để mọi người đều có thể sử dụng phương phápnày và tạo sự đồng đều trong các đánh giá Nếu kết quả từ 1 đến 4 thì loại rủi ro đóđược xếp ở mức độ thấp – rủi ro ít quan trọng, nếu kết quả từ 5 đến 7 thì xếp ở mứctrung bình – rủi ro khá quan trọng, nếu kết quả từ 8 đến 10 thì xếp ở mức cao – rủi

ro rất quan trọng

- Phương pháp định lượng là phân tích định lượng ước tính giá trị thực tế đối

với hệ quả và xác suất của rủi ro và đưa ra giá trị về mức rủi ro theo các đơn

vị cụ thể được xác định tương ứng với tính chất của rủi ro

*Định mức rủi ro.

Vì nguồn lực của doanh nghiệp là có hạn nên cần phải có hoạt động địnhmức rủi ro để có thể phân bổ nguồn lực và lập kế hoạch quản trị rủi ro hợp lý,những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao thì cần được ưu tiên thực hiện xử lý, dựa

Trang 32

trên kết quả phân tích rủi ro trước đó Định mức rủi ro là so sánh mức độ rủi ro thấyđược trong quá trình phân tích rủi ro với tiêu chí rủi ro được thiết lập khi xem xéttrong bối cảnh cụ thể Căn cứ theo so sánh này, doanh nghiệp có thể quyết định nhucầu xử lý rủi ro, thứ tự ưu tiên xử lý rủi ro, lộ trình hành động,… Như vậy, tiêu chírủi ro là công cụ để định mức rủi ro và hỗ trợ việc quyết định biện pháp xử lý rủi ronào phù hợp và hiệu quả Nhưng cũng có trường hợp, khi có nhiều tiêu chí và cócác tiêu chí xung đột với nhau thì doanh nghiệp có thể sử dụng kỹ thuật phân tíchquyết định đa tiêu chí (phụ lục 3) để chọn phương án xử lý rủi ro tối ưu

Tùy thuộc vào đặc thù của mỗi doanh nghiệp thì sẽ có những tiêu chí rủi rokhác nhau, tuy nhiên tiêu chí rủi ro nên chú ý các vấn đề sau:

- Tiêu chí rủi ro đảm bảo các yêu cầu pháp lý

- Tiêu chí rủi ro phù hợp với phương thức phân tích rủi ro: Tùy thuộc vào tínhchất của rủi ro và khả năng của doanh nghiệp, có nhiều phương pháp để đánhgiá hoặc đo lường hệ quả của rủi ro, xác xuất xảy ra hệ quả đó (có thể bằngđịnh tính, bán định lượng hoặc định lượng) nên sẽ cho ra nhiều dạng kết quảcủa mức độ rủi ro; do đó tiêu chí rủi ro cần phải phù hợp với phương phápphân tích rủi ro

- Tiêu chí rủi ro phù hợp với sở thích rủi ro của doanh nghiệp: rủi ro ở mức độnào thì doanh nghiệp có thể chấp nhận được và/hoặc có thể gánh chịu, rủi ro

ro không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau hoặc thích hợp trong mọi tình huống Việclựa chọn một phương án xử lý rủi ro thích hợp nhất liên quan đến việc cân đối giữachi phí và nỗ lực thực hiện các lợi ích thu được về các yêu cầu luật pháp, quy định

và các yêu cầu khác như trách nhiệm xã hội

Trang 33

Các phương án xử lý rủi ro có thể bao gồm né tránh rủi ro, giảm khả năngxảy ra rủi ro, chấp nhận rủi ro, biện pháp làm giảm hậu quả của rủi ro và chuyểngiao rủi ro.

*Né tránh rủi ro

- Né tránh rủi ro là ưu tiên hàng đầu trong quản trị rủi ro

- Doanh nghiệp chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra bằng cách quyết địnhkhông bắt đầu hoặc tiếp tục hoạt động làm nảy sinh rủi ro hay là nguồn rủiro

*Giảm khả năng xảy ra rủi ro

- Kiểm soát: Kiểm soát bao gồm mọi quá trình, thiết bị hay hành động khác đểđiều chỉnh rủi ro

- Giáo dục và đào tạo nhân viên về phòng ngừa rủi ro

- Bảo vệ thiên nhiên để tránh các rủi ro khách quan

- Phân tán rủi ro qua việc đa dạng thị trường, khách hàng, sản phẩm, hãng vậnchuyển,…

*Chấp nhận rủi ro

Rủi ro có thể được chấp nhận với sự hỗ trợ của Quỹ dự phòng rủi ro hoặcnguồn đi vay bởi một số lý do sau:

- Lợi ích thu được lớn hơn chi phí bỏ ra

- Có khả năng hấp thụ tác động của rủi ro

*Giảm hệ quả của rủi ro

- Khắc phục tài sản còn sử dụng được

Trang 34

- Khiếu nại với nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp.

- Điều chỉnh phương án kinh doanh theo tình hình hiện tại

*Chuyển giao rủi ro

Chuyển giao một phần hoặc tất cả rủi ro bằng cách:

- Ký hợp đồng phụ với đối tác khác trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro nhưngkhông chuyển giao tài sản cho người nhận rủi ro

- Mua bảo hiểm rủi ro

1.2.3.3 Theo dõi và báo cáo rủi ro

- Theo dõi rủi ro: Đây là việc liên tục kiểm tra, giám sát, quan sát một cách thận

trọng hoặc xác định tình trạng nhằm nhận biết sự thay đổi của rủi ro so với mức độyêu cầu hoặc mong muốn

- Báo cáo rủi ro: Đây là hình thức trao đổi thông tin nhằm thông báo cho các bên liên

quan cụ thể, nội bộ hoặc bên ngoài doanh nghiệp, thông qua việc cung cấp thông tin

về tình trạng hiện tại của rủi ro, việc xử lý rủi ro và hiệu quả của các biện pháp xửlý

Cơ sở của quản trị rủi ro một phần dựa vào dữ liệu liên quan tới các rủi ro đãxảy ra trong quá khứ Vì thế, báo cáo rủi ro là công việc cần thiết để bổ sung thêmvào hoạt động quản trị rủi ro Báo cáo rủi ro được thực hiện từ các cấp, các bộ phậntới ban lãnh đạo của doanh nghiệp Tần suất báo cáo tùy thuộc vào quy mô củadoanh nghiệp, báo cáo ngay khi có rủi ro xảy ra và báo cáo định kỳ theo tháng hoặctheo quý hoặc theo năm

Mức độ báo cáo sẽ phụ thuộc vào mục tiêu và phạm vi của việc đánh giá.Ngoại trừ các đánh giá đơn giản, tài liệu có thể bao gồm:

+ Mục tiêu và phạm vi

Trang 35

+ Bản tóm tắt bối cảnh nội bộ và bên ngoài của tổ chức và bối cảnh đó liênquan thế nào tới tình huống, hệ thống hoặc các trường hợp được đánh giá.

+ Tiêu chí rủi ro được áp dụng và lý giải cho các tiêu chí đó

+ Phương pháp luận đánh giá

+ Kết quả nhận diện rủi ro

+ Kết quả phân tích rủi ro và định mức rủi ro

+ Các giả định quan trọng và các yếu tố khác cần được theo dõi

+ Các kết luận và khuyến nghị

Trang 36

- CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH NHẬP KHẨU DƯỢC PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM DOHA

- 2.1.1 Tình hình nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam

- Dược phẩm thuộc nhóm nhu cầu thiết yếu nên sự tăng trưởng kinh tếhầu như không có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ngành và thị trường dượcphẩm còn nhiều tiềm năng khi nhu cầu tiêu thụ thuốc luôn tăng Nguyên nhân là sốlượng người mắc bệnh ở Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt là tỷ lệ người mắc cácbệnh ung thư gia tăng và ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh mới Theo ước tínhcủa tổ chức BMI, giá trị tiêu thụ thuốc của Việt Nam năm 2016 tiếp tục duy trì tốc

độ tăng trưởng khoảng 10,2% do cơ cấu dân số trẻ, thu nhập và mức độ quan tâmđến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao Tuy nhiên, giá trị sản xuất trong nước chỉmới chiếm chưa đến 45% tổng giá trị sử dụng thuốc, chủ yếu bào chế các loại thuốcđơn giản, phổ biến, giá rẻ Còn các loại thuốc biệt dược có giá trị cao đa phần làthuốc nhập khẩu Do đó, thuốc nhập khẩu vẫn là đối tượng được các công ty dược ởViệt Nam quan tâm

- Bảng 2.1: Sự tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu dược phẩm

- của Việt Nam giai đoạn 2012-2016

- 2015/2014

- 2014/2013

- 2013/2012

- Nguồn: Tổng Cục Hải quan

- Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam, năm

2016 Việt Nam đã nhập khẩu hơn 2,5 tỷ USD hàng dược phẩm, tăng 10,48% so vớinăm 2015 Việt Nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ thị trường Pháp, chiếm12,55%, đạt kim ngạch hơn 321,70 triệu USD, tăng 16,99% so với năm 2015; kế

Trang 37

đến là thị trường Ấn Độ chiếm gần 10,77%, đạt kim ngạch hơn 276 triệu USD, tăng3,21% so với năm 2015; thứ ba là thị trường Đức chiếm gần 8,8% nhưng có mứctăng trưởng tới 12,33% so với cùng kỳ năm 2015 Ngoài ba thị trường chính kể trên,Việt Nam nhập khẩu dược phẩm từ các thị trường khác nữa như: Hàn Quốc, Italia,Hoa Kỳ, Thụy Sỹ,…

- Tổng quan về cơ cấu và giá trị cụ thể của các thị trường nhập khẩudược phẩm năm 2016 được thể hiện lần lượt ở biểu đồ và bảng dưới đây:

- Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thị trường nhập khẩu dược phẩm năm 2016

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

- Bảng 2.2: Thống kê thị trường nhập khẩu dược phẩm giai đoạn 2014 –

2016

-Thị

trường NK

- Năm 2016

- (USD)

- Năm 2015

- (USD)

-Năm 2014

-(USD)

- So sánh 2016 /201 5 (%)

- So sá nh 20 15/ 20 14 (% )

-Tổng giá

trị NK

- 2.563.478 916

- 2.320.3 80.096

-2.035.077.77 3

- 10,4 8

- 14, 02

-Pháp - 321.756

226

- 275.026.103 -239.406.892 - 16,9

9

- 14,88

-Ấn Độ - 276.062

729

- 267.470.249 -266.965.939 - 3.21 - 0,1

9

-Đức - 225.511

958

- 200.762.489 -189.149.508 - 12,3

3

- 6,14

-Hàn Quốc - 195.780 - 183.30 -161.536.835 - 6,81 - 13,

Trang 38

338 4.256 48

-Ý - 148.030

306

- 131.395.904 -119.339.946 - 12,6

6

- 10,10

-Hoa Kỳ - 138.719

416

- 113.962.496 -83.037.954 - 21,7

2

- 37,24

Trang 39

Anh - 121.261.

970

- 135.357.793 -111.592.678

- 10,41

21,30

-Thuỵ Sỹ - 117.312

280

- 122.029.391 -95.083.565 - -3,87 - 28,

- 51.545

797 -52.214.873

- 13,65

1,28

55,50

1,89

8,11

Trang 40

4,00

- Nguồn: Tổng Cục Hải quan

- Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm từ các thị trường trongnăm 2016 đều có tốc độ tăng trưởng dương, số lượng thị trường có tăng trưởngdương chiếm tới 72%, đặc biệt là thị trường Ailen với mức tăng 70,43% Ngược lại

số lượng thị trường với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 28% và thị trườngSingapore giảm mạnh nhất với mức sụt giảm 37,86%

- Một vài thị trường có sự đổi chiều về mức tăng trưởng kim ngạch nhập khẩugiữa các năm như thị trường Indonesia với mức tăng 39,44% của năm 2016

so với 2015 nhưng có mức tăng trưởng của năm 2015 so với 2014 lại giảm21,97%; hay thị trường Singapore với kim ngạch nhập khẩu năm 2015 tăng8,11% so với năm 2014 nhưng năm 2016 lại giảm tận 37,86% so với năm2015

- 2.1.2 Cơ hội và thách thức trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu dược phẩm ở Việt Nam

- Thị trường dược Việt Nam đang hội tụ rất nhiều yếu tố hấp dẫn, nhưtốc độ tăng trưởng dân số ổn định, sự nhận thức về sức khỏe của tầng lớptrung lưu và khả năng tiếp cận thuốc ngày càng được cải thiện Đó là nhữngyếu tố giúp ngành dược Việt Nam giữ vững tốc độ tăng trưởng cao trong thờigian tới Tuy nhiên, dược phẩm nhập khẩu vẫn được dự báo vẫn sẽ lấn át sảnphẩm nội địa, do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ yêu cầu, đặc biệt vớicác loại thuốc đặc trị, có giá trị cao như thuốc gây mê, thuốc giải độc đặchiệu, thuốc chống ung thư… Cùng với đó, tâm lý của người Việt Nam vẫn ưachuộng hàng ngoại cũng tác động đến hoạt động nhập khẩu thuốc Theo một

số liệu thống kê cho thấy, bác sỹ Việt Nam chỉ kê 20-30% thuốc sản xuất

Ngày đăng: 08/10/2019, 13:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w