1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn học tập trải nghiệm sáng tạo trong chương trình địa lí 10 thpt

87 596 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạocần gắn thực tiễn nhà trường với xã hội, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chấtcho học sinh đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục th

Trang 1

SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG

SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNHBÁO CÁO SÁNG KIẾN

Đơn vị công tác: Tổ Tổng hợp – trường THPT C Nghĩa Hưng

Trang 2

Nghĩa Hưng, tháng 5 năm 2015

Trang 3

1 Tên sáng kiến: Học tập trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Địa lí lớp 10

-THPT

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong dạy học môn Địa lí 10

3 Thời gian áp dụng sáng kiến:

Từ ngày 01 tháng 10 năm 2014 đến ngày 10 tháng 5 năm 2015

4 Tác giả:

Họ và tên: Mai Thị Tuyết Nhung

Năm sinh: 1992

Nơi thường trú: Nam An – Nam Trực – Nam Định

Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm địa lí

Chức vụ công tác: Giáo viên

Nơi làm việc:Trường THPT C Nghĩa Hưng

Điện thoại: 0914913899

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%

5 Đồng tác giả: không

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường THPT C Nghĩa Hưng

Địa chỉ: Thị trấn Rạng Đông – Nghĩa Hưng – Nam Định

Điện thoại 03503873162

Trang 4

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

Hiện nay hội nhập nền kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế toàn cầu đòi hỏi ởmỗi người sự năng động, nhạy bén, kĩ năng sống và vốn kiến thức phong phú Xã hộihiện đại luôn cần những con người có đủ yếu tố chân – thiện – mỹ, đức và tài Đây cũngchính là mục tiêu giáo dục hướng tới, đặc biệt trong thế kỉ 21- thế kỉ của tự do hóa,thương mại hóa Để làm được điều đó, giáo dục phải không ngừng đổi mới, nâng caochất lượng phương pháp đào tạo

Học từ trải nghiệm thực tế, trải nghiệm sáng tạo là xu hướng, phương pháp họcmới đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục Mô hình học tập từtrải nghiệm ngày càng được nhân rộng và thu hút sự tham gia của nhiều người do tínhhiệu quả mà nó đem lại Học tập trải nghiệm là một quá trình xã hội bao gồm hoạt độngdạy và hoạt động học Hai hoạt động này được liên hệ bằng vốn hiểu biết và kinhnghiệm cụ thể của người học, trên cơ sở đó, giáo viên hệ thống hóa những tri thức, kĩnăng, kĩ xảo, đáp ứng mục tiêu dạy học Để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạocần gắn thực tiễn nhà trường với xã hội, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chấtcho học sinh đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng mà bộ giáo dục

đề ra cũng như đáp ứng kì vọng của những người dân vào nền giáo dục của đất nước.Tuy nhiên hiện nay hầu như chỉ mới tiến hành dạy lí thuyết, các hoạt động thực hànhchưa triển khai được do thiếu thời gian, khó khăn về kinh phí Do đó, kiến thức Địa lícủa học sinh thường nghèo nàn, việc cung cấp và bổ sung kiến thức Địa lí cho học sinhcòn nhiều hạn chế

Địa lí được coi là "ngành học về thế giới" đưa vào giảng dạy ở các trường phổthông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học địa lí,cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môitrường tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đấtnước Thực tế cho thấy, bộ môn địa lí khác với các môn khoa học tự nhiên khác ở chỗ:đối tượng nghiên cứu của nó rất rộng, trải dài trên nhiều lãnh thổ và mỗi nơi lại cónhững nét đặc trưng Vì thế, khi hình thành khái niệm địa lí (nhất là các khái niệm địa líchung) không có gì tốt bằng việc học sinh được tự mình trải nghiệm và rút ra khái niệm

sẽ làm vấn đề được rõ nét và khắc sâu hơn Việc học trải nghiệm giúp tạo hứng thú chohọc sinh mà vẫn đảm bảo cung cấp kiến thức theo yêu cầu của chương trình

Trang 5

Đổi mới phương pháp dạy học cũng là tổ chức dạy học theo lối mới, là tạo lậpcho quá trình dạy học những điều kiện, những giá trị mới Đó là tạo cho học sinh những

vị thế, tiền đề, những điều kiện thuận lợi để hoạt động Cụ thể là: người học phải trởthành chủ thể của hành động, tích cực, tự giác chủ động và sáng tạo trong hoạt động đểkiến tạo kiến thức; tạo ra và duy trì ở học sinh những động lực học tập mạnh mẽ; pháttriển ở học sinh năng lực tự đánh giá Bên cạnh đó đổi mới phương pháp dạy học cầnxác lập, khẳng định vai trò, chức năng mới của người thầy trong quá trình dạy học Cụthể là người thầy phải là người tổ chức, chỉ đạo điều khiển các hoạt động học tập tự giác,chủ động, sáng tạo của học sinh

Xuất phát từ những lí do trên đồng thời ý thức được trách nhiệm của bản thântrong việc nỗ lực tìm hiểu, học tập những định hướng mới trong giáo dục nhằm nâng caokiến thức chuyên ngành, góp phần nâng cao hiệu quả trong công việc giảng dạy tại

trường phổ thông nên tôi quyết định chọn đề tài sang kiến“Học tập trải nghiệm sáng tạo

trong chương trình Địa lí lớp 10 - THPT”

II Mô tả giải pháp:

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, nền kinh tế mởcửa hội nhập và trước những yêu cầu của xã hội cần có sự đổi mới về đào tạo nhân lựccho đất nước Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, vì vậy, Đảng, Nhà nước, cáctầng lớp nhân dân đặc biệt quan tâm và từ đó cũng đã đề ra những yêu cầu cho việc đổimới phương pháp cũng như hình thức dạy học

Bộ giáo dục - đào tạo tiếp tục đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và hình thứcdạy học theo hướng tích cực, hiện đại, nhằm tăng cường mỗi quan hệ thúc đẩy lẫn nhaugiữa các hình thức và phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục

 Đổi mới phương pháp dạy học

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh, khắc phục lỗi truyền thụ áp đặt mộtchiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức; tập trungdạy các học, cách nghĩ, khuyến khích tự học; đảm bảo cân đối giữa trang bị kiến thức,rèn luyện kĩ năng và định hướng tái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy họcphân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trìnhgiáo dục phổ thông

Trang 6

Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành,dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợpvới nội dung bài học Quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp khoa học – công nghệ - kĩthuật – toán (STEM) trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở những mônhọc liên quan.

 Đổi mới hình thức tổ chức dạy học

Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo,nghiên cứu khoa học của học sinh, sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụngcông nghệ thông tin và truyền thông như: dạy học trực tuyến, trường học ảo… Ngoàiviệc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giaonhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường

Tổ chức tốt và động viên học sinh tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩthuật học sinh trung học và cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tìnhhuống thực tiễn dành cho học sinh trung học Tăng cường tổ chức các hoạt động như:Hội thi thí nghiệm – thực hành của học sinh, Ngày hội công nghệ thông tin, Ngày hội sửdụng ngoại ngữ, Ngày hội đọc…

Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần pháttriển năng lực của học sinh như: Văn hóa – Văn nghệ - Thể dục – Thể thao; các hội thinăng khiếu; các hoạt động giao lưu,… Trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, phụ huynh

và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh trunghọc, phát huy sự chủ động và sáng tạo của các địa phương, đơn vị; tăng cường tính giaolưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, bổ sunghiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới Khônglấy thành tích của các hoạt động giao lưu nói trên làm tiêu chí để xét thi đua các đơn vị

có học sinh tham gia

Trong những năm gần đây đổi mới phương pháp dạy học Địa Lí được coi là xuhướng đặc biệt quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa Lí.Các hoạt động đổi mới diễn ra theo ba xu hướng chính đó là: phát triển năng lực ở ngườihọc, đổi mới theo hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm, đưa công nghệ hiện đại vàonhà trường với tư cách người hỗ trợ hoạt động dạy học Ngày nay với sự phát triển khoahọc kĩ thuật và sự tăng trưởng không ngừng về kinh tế của các nước trên thế giới nóichung và Việt Nam nói riêng và cả những thay đổi về nền kinh tế thị trường đòi hỏi

Trang 7

người giáo viên phải tạo ra những sản phẩm đó chính là thiết kế được phương pháp mềmdẻo linh hoạt giúp người học thích ứng và hòa nhập với cuộc sống hiện thực.

Theo triết lí giáo dục của Dewey: “Giáo dục là một hoạt động của đời sống, là bảnthân quá trình sống của trẻ chứ không phải là một sự chuẩn bị cho một cuộc sống tươnglai mơ hồ nào đấy” Điều đó đòi hỏi nhà trường và giáo viên tạo ra một môi trường họctập vui chơi mà trong đó hoạt động của học sinh có chứa đựng cả những thách thức cầnvượt qua để học sinh tự mình tìm tòi và xây dựng kiến thức thông qua: kinh nghiệm, tưduy, trải nghiệm của chính bản thân Trải nghiệm làm cho hệ thống lí luận trở nên sâusắc và tinh tế hơn Sự trải nghiệm bao hàm cả việc tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi làđương đầu với thất bại và đúc rút kinh nghiệm dựa trên kĩ năng cần có để giải quyết vấn

đề Trải nghiệm là tự cá nhân phải chủ động tìm tới nó bằng tinh thần học hỏi hoàn thiệntri thức - kĩ năng Dù là trải nghiệm thực tế hay mô phỏng thì yêu cầu với học sinh vẫnthực sự cần thiết

Trên thực tế ở Việt Nam hệ thống các bài giảng Địa lí hiện nay nhìn chung cònchưa đa dạng, chủ yếu giáo viên sử dụng các nguồn kiến thức có sẵn trong SGK và sáchtham khảo, chưa xây dựng được các bài giảng riêng biệt, đáp ứng mục tiêu dạy học, đặcbiệt là các bài học chưa có tính liên hệ thực tiễn cao, nội dung bài tập còn nghèo nàn,chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh

Đối với giáo viên: Hầu hết trong quá trình giảng dạy và đánh giá vẫn còn chútrọng nhiều kiến thức lý thuyết chưa chú ý phát huy năng lực, tư duy khoa học của họcsinh, chưa có sự liên hệ, gắn kết với thực tiễn trong các bài học Một số giáo viên vẫnchưa thực sự thấm nhuần tính cấp thiết, tầm quan trọng, bản chất phương hướng và cáchthức đổi mới phương pháp dạy học, hiểu biết về cơ sở lý luận, thực tiễn của đổi mớiphương pháp dạy học còn chưa sâu sắc Đa số giáo viên vẫn chú trọng truyền thụ kiếnthức theo kiểu thuyết trình xen kẽ với hỏi đáp, nặng về thông báo, giảng giải kiến thức,nhẹ về phát huy tính tích cực và phát triển tư duy học sinh, học sinh tiếp thu kiến thứcmột cách thụ động Hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, dạy theo lớp là chủ yếu.Các hình thức dạy học cá nhân, ngoài trời chưa được thực hiện, hoặc thực hiện chưa cóhiệu quả Cơ sở vật chất phục vụ dạy học, các phương tiện dạy học còn thiếu và chưađồng bộ Việc tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh và các hình thức khen thưởng,động viên người học chưa được giáo viên quan tâm một cách thích đáng Nhìn chung giờhọc Địa lí chưa mang lại nhiều hứng thú cho học sinh

Trang 8

Đối với học sinh: HS chưa rèn luyện và phát huy được các năng lực cần có đểphục vụ các yêu cầu của người lao động trong tương lai, như năng lực tính toán, nănglực khoa học, năng lực giải quyết vấn đề Bên cạnh đó, việc ít có hứng thú và tiếp thu bàihọc trong môn Địa lí nguyên nhân một phần cũng là do GV không tạo được sự hấp dẫn

và gắn kiến thức với thực tiễn trong mỗi bài dạy và bài tập của mình, khiến HS cảm thấynhàm chán và dành ít tình cảm, đam mê cho bộ môn này

Việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí là vô cùng cần thiết do yêu cầu của sựphát triển kinh tế xã hội với việc đào tạo nhân lực trong giai đoạn mới và xu thế hội nhậpquốc tế Có thể nói cách dạy và học Địa lí như một số giáo viên hiện nay đã gây ảnhhưởng không nhỏ đối với chất lượng dạy học, đồng thời hạn chế việc phát triển trí tuệcủa học sinh khi học môn Địa lí Vì vậy tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ, có hiệu quảcác phương pháp dạy học Địa lí là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần phảiđược tiếp tục quan tâm và tìm cách giải quyết

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

2.1 Đặc điểm nội dung môn học

* Mục tiêu của chương trình SGK Địa lí lớp 10 – THPT

Môn Địa lí trong nhà trường phổ thông giúp HS có được những hiểu biết cơ bản,

hệ thống về Trái Đất- môi trường sống của con người, về thiên nhiên và những hoạtđộng kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới đồng thời luyệncho HS những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trường – tự nhiên, xã hội

Đó là một phần học vấn phổ thông cần thiết cho mỗi người lao động trong xã hội hiệnđại, trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trên nền tảng kiến thức, kĩnăng mà môn Địa lí trang bị cho HS thì môn học này cũng góp phần đáng kể vào việcthực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông Với mỗi cấp lớp thì môn Địa Lí lại có mục tiêugiáo dục ở một khía cạnh khác nhau

Môn Địa lí lớp 10 mục tiêu định hướng mà HS cần có được:

Về kiến thức: Giúp HS hiểu và trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ bản

về:

Trái Đất với ý nghĩa: môi trường sống của con người bao gồm các thành phần cấutạo và tác động qua lại của chúng, một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí

Địa lí dân cư và một số khía cạnh văn hóa, xã hội của dân cư

Các hoạt động kinh tế chủ yếu của con người trên Trái Đất

Trang 9

Mối quan hệ giữa dân cư, các hoạt động sản xuất với môi trường và sự phát triểnbền vững.

Về kĩ năng: Củng cố và tiếp tục phát triển ở học sinh các kĩ năng:

Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lí cũngnhư kĩ năng đọc và sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê

Kĩ năng thu thập, trình bày thông tin địa lí

Vận dụng kiến thức trong chừng mực nhất định để giải thích các sự vật, hiệntượng địa lí và bước đầu tham gia giải quyết các vấn đề của cuộc sống, sản xuất gần gũivới học sinh trên cơ sở tư duy kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán

Về thái độ, hành vi: Góp phần bồi dưỡng cho HS

Có tình yêu thiên nhiên, con người, ý thức và hành động thiết thực bảo vệ môitrường xung quanh

Có ý thức quan tâm đến một số vấn đề liên quan đến Địa lí học ở trong và ngoài nước Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội của

địa phương và đất nước

Đây là những nội dung kiến thức cơ bản về tự nhiên và kinh tế xã hội có thể ápdụng phương pháp dạy học trải nghiệm Những mục tiêu này góp phần định hướng chohoạt động học tập trải nghiệm dễ dàng đạt được hiệu quả Các mục trên giúp cho GV dễdàng lựa chọn nội dung có thể trải nghiệm và việc soạn thảo, tổ chức học tập trải nghiệmsáng tạo bám sát với nội dung chương trình Việc thiết kế và sử dụng hình thức tổ chứchọc tập trải nghiệm phụ thuộc vào mục tiêu của bài học, chủ đề mà giáo viên xây dựngdựa trên chương trình chuẩn Để hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản cầnthiết, rèn luyện kĩ năng Địa Lí, thái độ và hành vi đúng đắn Đồng thời khơi dậy ở các

em lòng say mê, hứng thú học tập, bước đầu tập duyệt nghiên cứu khoa học Học sinh sẽluôn được tạo một không gian học tập tích cực, cảm thấy có nhu cầu tự học, biến hóaquá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục

* Nội dung chương trình Địa Lí lớp – 10 THPT

Chương trình và SGK Địa lí 10 chuẩn đã được soạn thảo theo quan điểm đổi mới.Chương trình của SGK Địa lí 10 đã thể hiện rõ tính khoa học, tính hiện đại và tính thựctiễn trong một cấu trúc logic, hợp lí, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu đào tạo của nhàtrường phổ thông Chương trình Địa lí lớp 10 – THPT gồm 2 phần: Địa lí tự nhiên đạicương, Địa lí kinh tế - xã hội đại cương

Trang 10

Phần Địa lí tự nhiên đại cương: Trong phần này, chương trình đề cập đến các

vấn đề tự nhiên gắn với cuộc sống của con người trên Trái Đất như sử dụng bản đồ tronghọc tập và đời sống, những quy luật của tự nhiên cũng như cấu trúc của lớp vỏ địalí….và được cụ thể qua các bài sau:

- Về mặt lí thuyết, phần này có đề cập tới 4 nội dung cơ bản sau:

+ Chương 1: Bản đồ: Giới thiệu về phép chiếu hình bản đồ, một số phương pháp thể hiện trên bản đồ, sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

+ Chương 2: Vũ trụ Hệ quả các chuyển động của Trái Đất: Cung cấp những kiếnthức về vũ trụ, hệ quả chuyển động của Trái Đất từ đó giúp HS hiểu được cấu tạo về TráiĐất, hệ Mặt trời và vũ trụ Giúp HS hiểu và giải thích các hiện tượng xảy ra xung quanhmình như hiện tượng mùa, ngày đêm luân phiên…

+ Chương 3: Cấu trúc của Trái Đất Các quyển của lớp vỏ địa lí: Cung cấp chohọc sinh các kiến thức về Trái Đất, có những tác động nào lên bề mặt Trái Đất Cung cấpkiến thức về các mảng thạch quyển, khí quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển, thủyquyển

+ Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ Địa lí Tìm hiểu một số quy luật của lớp

vỏ địa lí như quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

- Về mặt thực hành: Chương trình Địa lí có đan xem bài thực hành và các bài tập

củng cố cuối bài và các dạng bài khác nhau nhằm phát triển ở HS các kĩ năng như: Làm

rõ lý thuyết và rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, các hiện tượng tự nhiên, phântích các biến đổi liên quan đến các hiện tượng tự nhiên

Phần Địa lí kinh tế - xã hội đại cương: Phần này trình bày khái quát địa lí kinh

tế - xã hội cụ thể:

- Về mặt lý thuyết gồm 6 nội dung:

+ Chương 5: “Địa lí dân cư” tìm hiểu về tình hình dân cư trên thế giới, sự gia tăngdân số, cơ cấu dân số, đặc điểm phân bố dân cư, các loại hình quần cư và đô thị Họcsinh làm quen, nhận biết, có thể vẽ được tháp tuổi Thực hành phân tích bản đồ thế giới

+ Chương 6: “Cơ cấu kinh tế” nguồn lực phát triển kinh tế là gì? Cơ cấu như thế nào? Có mấy loại cơ cấu?

+ Chương 7,8,9: “Địa lí nông nghiệp” , “Địa lí công nghiệp”, “Địa lí dịch vụ” HSđược tìm hiểu về địa lí các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Ở mỗi chươngnói về một ngành kinh tế tuy nhiên đều cung cấp cho HS tìm hiểu về vai trò, đặc điểm,các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố của ngành

Trang 11

+ Chương 10: “Môi trường và sự phát triển bền vững” HS sẽ đi tìm hiểu về môitrường, chức năng, vai trò của môi trường đối với sự phát triển loài người Tài nguyênthiên nhiên- cách phân chia tài nguyên thiên nhiên Môi trường và sự phát triển bềnvững, điều kiện để phát triển bền vững Vấn đề môi trường và phát triển bền vững ở cácnước phát triển và đang phát triển

- Về mặt thực hành: Nội dung chương trình nhằm vào việc rèn luyện kĩ năng phân

tích số liệu thống kê, xây dựng biểu đồ trên cơ sở số liệu đã cho cũng như đọc và phântích bản đồ dân cư, kinh tế - xã hội…

Tuy nhiên chương trình giảm tải một số bài sau: Bài 1; mục 1 phần 1 bài 11; Phần

I bài 13; mục b phần 2 bài 14; Phần II bài 24; câu hỏi 2 bài 25; mục 3 phần III bài 27;Phần II bài 29; Phần II câu 2 và phần III, V bài 32; bài 39; phần IV bài 40

Cấu trúc cũng như nội dung mang tính hệ thống và khái quát cao, phù hợp với cácyêu cầu học tập của HS SGK mới có cấu trúc logic, rõ ràng, hệ thống kiến thức chi tiết,

có tính gợi mở cao, thuận lợi cho dạy và học Nội dung SGK cũng được lựa chọn nhữngkiến thức có tính tiêu biểu, nổi bật nhất về địa lí tự nhiên cũng như những nét khái quát

về kinh tế xã hội Nội dung này giúp HS có các hiểu biết về các vấn đề địa lí tự nhiên,các quy luật địa lí tự nhiên, HS có khả năng giải thích, vận dụng kiến thức địa lí tự nhiên

để nghiên cứu, đánh giá các vấn đề của cuộc sống Các kiến thức trong sách được tỉnhgiản và trình bày ngắn gọn nhằm mục đích hình thành các kĩ năng cho HS chứ không chỉdừng lại ở cung cấp những kiến thức sẵn có HS được tạo điều kiện làm việc với nhữnglược đồ, biều đồ, số liệu thống kê,… qua đó khả năng tư duy, sáng tạo tính tích cực cũngđược phát triển Bên cạnh đó, do có nhiều nội dung mở tạo điều kiện cho việc áp dụngxây dựng các nội dung để áp dụng phương pháp học tập từ trải nghiệm Để HS hiểuđược ý nghĩa của các vấn đề của địa lí với thực tiễn cuộc sống, có khả năng vận dụngcác kiến thức đã được học để giải quyết vấn đề, và có hứng thú, say mê hơn với môn Địa

lí, GV cần phải xây dựng các bài học trải nghiệm có nội dung sao cho phù hợp với mụcđích, yêu cầu và đạt hiệu quả cao nhất Chính vì vậy, cần thiết phải xây dựng và sử dụngphương pháp dạy học trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực của người học, làcông cụ học tập hiệu quả, phục vụ đắc lực cho việc học tập môn Địa lí nói chung và làtiền đề để HS phát triển kiến thức từ khái quát đến cụ thể ở cấp lớp tiếp theo

2.2 Khái quát về dạy học trải nghiệm

Trên thế giới có nhiều quan niệm đưa ra về dạy học trải nghiệm:

Trang 12

Theo David Kolb “học tập qua trải nghiệm” (experiential learning) là một cáchhọc thông qua làm, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trảinghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thứcsẵn có Những nguyên tắc và khái niệm về học thuyết này đã được sử dụng rộng rãi đểphát triển và phổ cập các chương trình học phổ thông, giáo dục đại học và đào tạochuyên nghiệp.

Hiệp hội “Giáo dục trải nghiệm” quốc tế lại quan niệm về học qua trải nghiệm “là

một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia các trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tống kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển các năng lực bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.”

Thuật ngữ học tập trải nghiệm xuất hiện được kì vọng như một cách làm mới nềngiáo dục vốn mang đậm nét truyền thống ở Việt Nam Cách học này đã chỉ ra phươngpháp cách thức giáo dục nhân cách con người Việt Nam mới, năng động sáng tạo theoyêu cầu của xã hội

Học tập trải nghiệm là một phương thức của hoạt động Ở Việt Nam người nghiêncứu phát triển ứng dụng lí thuyết hoạt động vào nhà trường chính là GS.VS Phạm MinhHạc ông theo ông thông qua hoạt động của chính cá nhân, bản thân mới được hình thành

và phát triển Như vậy, trong học tập và giáo dục, rèn luyện, việc lĩnh hội tri thức, kĩnăng, kĩ xảo, lĩnh hội các giá trị xã hội là hoạt động của người học Con người có tự hoạtđộng mới biến kiến thức, kinh nghiệm mà xã hội tích lũy được thành tri thức của bản

thân GS.VS Phạm Minh Hạc viết “Hoạt động không chỉ rèn luyện trí thông minh bằng

hoạt động, mà còn thu hẹp sự cưỡng bức của nhà giáo thành sự hợp tác bậc cao”.

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam “trải nghiệm” được diễn dải theo hai nghĩa:

theo, nghĩa rộng trải nghiệm “là bất kì một trạng thái có màu sắc cảm xúc nào được chủ

thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cung với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người”, theo nghĩa hẹp trải nghiệm “là những tín hiệu bên trong, nhờ đó các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức, chuyển thành ý kiến ca nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi cá nhân”.

Từ những kết quả nghiên cứu các lí thuyết trên có thể thấy học tập trải nghiệmsáng tạo là phương thức hoạt động chỉ sự tương tác, sự tác động của chủ thể với đốitượng xung quanh và ngược lại Đây là hoạt động của chính bản thân chủ thể Những

Trang 13

hoạt động này vừa mang tính trải nghiệm, thử và sai, vừa là cách thức nhận thức, tácđộng của riêng mỗi chủ thể Qua hoạt động giải quyết vấn đề mà thu nhận những giá trịcần thiết cho bản thân đó chính là quá trình mang tính trải nghiệm Mục đích của giáodục hướng cho người học sống ở tương lai Học tập trải nghiệm sáng tạo nhấn mạnh đến

sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo của người học

Học tập trải nghiệm khuyến khích học sinh hoạt động một cách tích cực và chủđộng Hoạt động trải nghiệm chủ yếu tạo ra cho học sinh nhiều trải nghiệm để các emkhám phá từng bước khả năng sáng tạo của chính mình Học sinh không phải học thuộclòng ý nghĩa hay giá trị của mỗi chủ đề bài học mà các em được rèn luyện óc quan sát,cách miêu tả hay cách phỏng vấn đề Học sinh được làm quen với các phương phápnghiên cứu, thu thập tài liệu, thảo luận và xử lí thông tin, trình bày bằng các hình thức đadạng như triển lãm, thuyết trình, báo tường, kịch nói,… các kết quả tìm hiểu của mìnhhay của nhóm Sự đam mê, chủ động khám phá dẫn các em đến sự sáng tạo trong họctập Đây là một môi trường rèn luyện kĩ năng sống một cách bổ ích, thiết thực, hấp dẫn

và sinh động nhất Học tập trải nghiệm có một số đặc điểm sau:

- Học tập trải nghiệm mang tính xã hội, địa phương: Khi tham gia hoạt động, học

sinh được tiếp xúc và hợp tác với bạn bè, chuyên gia trong lĩnh vực tìm hiểu, các nhânvật trong xã hội; tiếp cận các sự kiện, các nguồn lực khác nhau trong xã hội thường cóthể là địa phương hay một vùng miền nào đó trên đất nước ta

- Tính linh hoạt về nội dung và hình thức: Với nội dung đa dạng thuộc nhiều lĩnh

vực tự nhiên - xã hội, nghệ thuật và thể thao, hướng nghiệp trên cơ sở sự lựa chọn theonhu cầu của học sinh, bối cảnh địa phương, giá trị chung của công dân thế kỷ XXI Cónhững hoạt động tổ chức tại trường, có những hoạt động bên ngoài trường với nhiềuhình thức linh hoạt, sáng tạo

- Học tập trải nghiệm hướng đến các giá trị nhân văn: Đặc điểm của học tập trải

nghiệm sáng tạo là luôn đề cao tính tự chủ, sáng tạo của người học; khẳng định cái tôi,giá trị của bản thân; nêu cao tinh thần hợp tác, tương trợ và giúp đỡ nhau trong côngviệc và trong cuộc sống

- Học tập trải nghiệm sáng tạo khai thác tối đa các nguồn lực của xã hội cả về

con người và cơ sở vật chất Đó có thể là sự đóng góp về trí tuệ của cộng đồng, đó là cơ

sở vật chất Minh chứng là sự thành công của một cá nhân nào đó trong nghề nghiệp, đó

là cơ sở vật chất để học sinh trải nghiệm và sáng tạo…

Trang 14

- Cách dạy học trải nghiệm không nhằm truyền thụ kiến thức một chiều cho học sinh

những kiểu kiến thức hàn lâm, cũng không dừng lại ở việc giúp học sinh nắm bắt được nội

dung đề cập đến trong mỗi chủ đề, mà cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề nội dung và ý nghĩa của bài học, từ đó hình thành cho học sinh phương

pháp đọc và quan sát một cách tích cực, chủ động, có quan điểm và chính kiến cá nhân Sựtương tác giữa học sinh với học sinh và học sinh với giáo viên được đánh giá rất cao Họcsinh được kì vọng sẽ suy nghĩ về kiến thức mà mình được dạy rồi liên hệ thực tế, phát triển,trình bày ý kiến của riêng mình Các em được tự do đặt câu hỏi và có thể phê bình về những

gì mà giáo viên và các bạn cùng lớp nói đồng thời sử dụng sự sáng tạo, trải nghiệm thực tếcủa riêng mình để áp dụng các kiến thức vừa học được

- Dạy học trải nghiệm sáng tạo thiên về phương pháp, kĩ năng giúp học sinh phát triển được năng lực đọc hiểu vấn đề, có thái độ tích cực để tự mình tiếp cận và xử lí những thông tin đã được học, trải qua, hay đang trực tiếp trải nghiệm được Với phương

pháp học này giáo viên cần thường xuyên gắn các nội dung dạy học với đời sống xã hộigiúp các em học sinh có thể huy động được những trải nghiệm cá nhân người học trongtiếp cận thông tin Khi đã được trang bị cách học, phương pháp học, phương pháp quansát, học sinh có đủ năng lực huy động các kiến thức, kĩ năng cần thiết để xử lí các tìnhhuống, bài tập theo định hướng năng lực cụ thể được đặt trong các đề kiểm tra Do hiểubản chất vấn đề nên học sinh có thể chủ động ứng phó và làm bài không quá máy mócdập khuôn như cách học truyền thống

Đối với môn Địa lí là một trong những môn học có tính thực tiễn cao, cách họcnày không chỉ cung cấp cho HS kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái Đất, vềnhững hoạt động sống của con người trên bình diện quốc gia và quốc tế, mà còn rènluyện kĩ năng, thái độ, hành vi nhằm đào tạo những người lao động hoàn thiện trongtương lai, đáp ứng được yêu cầu của xã hội

Tuy nhiên, hiện tại thời lượng học ít, nếu ít liên hệ với thực tiễn thì học sinh sẽcảm thấy nhàm chán, khó tiếp thu kiến thức Bởi vậy đòi hỏi ở người giáo viên, bangiám hiệu nhà trường có tư duy sáng tạo dám đổi mới cách dạy học và môn học đồngthời cũng cần có sự tâm huyết thiết kế những bài học thật hay để giảm bớt sự nhàmchán, khô khan trong những bài lí luyết trưu tượng và hàn lâm sự chương trình Địa lí lớp

10 THPT

Thực tế cho thấy những bài học phù hợp với từng lứa tuổi những bài học hòađược vào tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người sẽ vun đắp cảm xúc, trải nghiệm

Trang 15

thực tế cho học sinh từ đó các em lĩnh hội giá trị nhân văn từng bước hình thành nhâncách, lối sống chuẩn mực Môn học sẽ bổ ích, hấp dẫn hơn nếu bên cạnh giờ học trên lớpnhà trường, giáo viên tổ chức cho học sinh các hoạt động trải nghiệm như đi thăm bảotàng, di sản văn hóa địa phương, vườn quốc gia,… Có như thế học sinh mới hiểu ranhững vấn đề thực tế, có ý thức giữ gìn môi trường, phát huy truyền thống văn hóa dântộc đồng thời giúp các em hình thành đức tính tốt, những hành vi sống đẹp, sống có ýnghĩa Mỗi hoạt động trải nghiệm gắn với tính thời sự của chủ đề bài học giống nhưluồng gió tưới mát tâm hồn, giúp học trò hình thành nhân cách, lối sống đẹp, có tráchnhiệm với gia đình, xã hội.

* Mô hình về nghiên cứu ứng dụng dạy học trải nghiệm

Hình - Mô hình về nghiên cứu và đào tạo thực nghiệm của Lewin

Người ta cho rằng Lewin là bậc thầy của sự hiểu biết về khoa học lí thuyết hành

vi ứng dụng và những hoạt động nghiên cứu Từ mô hình về nghiên cứu và đào tạo thựcnghiệm của Lewin học tập được phân chia thành bốn giai đoạn trong chu trình Kinhnghiệm rời rạc lúc đầu là cơ sở cho quan sát và phản tỉnh Những quan sát này đồng hóatrong một “học thuyết” từ đó ứng dụng mới cho hành động này có thể được khơi nguồn.Những ứng dụng hay lý thuyết này đóng vai trò hướng dẫn trong việc thực hiện sáng tạokinh nghiệm mới

Mô hình học tập này đặc biệt có giá trị Đầu tiên nhấn mạnh vào kinh nghiệm rờirạc để đánh giá và thử khái niệm trừu tượng Kinh nghiệm rời rạc hay kinh nghiệm cánhân là tiêu điểm của học tập, đưa cuộc sống, kết nối và ý nghĩa cá nhân chủ quan đếnvới khái niệm trừu tượng và cùng thời điểm cung cấp bằng chứng cụ thể được chia sẻ

Trang 16

cộng đồng để đánh giá tính ứng dụng và giá trị của ý tưởng được sáng tạo trong quátrình học tập Khi con người chia sẻ kinh nghiệm, họ có thể chia sẻ hoàn toàn, cả nhữngđiều cụ thể và trừu tượng Khía cạnh thứ hai, nghiên cứu ứng dụng và đào tạo thựcnghiệm dựa trên quá trình phản hồi để miêu tả một quá trình học tập xã hội và giải quyếtvấn đề khái quát các thông tin có giá trị nhằm đánh giá sai lệch từ mục tiêu đề ra Phảnhồi thông tin là một quá trình liên tục của các hành động và đánh giá hướng mục tiêucũng như hiệu quả của hành động đó Mục tiêu của phương pháp thực nghiệm và nghiêncứu ứng dụng là kết hợp hai quan điểm này thành một quá trình học tập theo hướng mụctiêu và hiệu quả Chính là bước hình thành khái niệm trừu tượng và khái quát hóa vàhình thành khái iệm trừu tượng và khái quát hóa Mô hình này đề cao tính ứng dụng, ápdụng thực tế đòi hỏi ở người học có sự tư duy phán đoán và suy xét trước khi đưa ra mộtkết luận cụ thể.

* Hình thức học tập trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông có hình thức tổ chứcrất đa dạng, phong phú Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng hoạt động trảinghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứatuổi và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từngđịa phương Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức hoạtđộng khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác,tham quan dã ngoại, các hội thi, sinh hoạt tập thể… Mỗi hình thức hoạt động trên đềutiềm tàng trong đó những khả năng giáo dục nhất định Nhờ các hình thức tổ chức đadạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động,nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũngnhư nhu cầu, nguyện vọng của học sinh Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện vàđánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện

sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của cáchình thức tổ chức hoạt động

Trang 17

tỏ ý kiến với những người xung quanh mà trực tiếp là thầy cô và bạn bè trong lớp Đây

là hoạt động thiết thực để học sinh bày tỏ suy nghĩ, ý kiến quan điểm hay đề ra nhữngcâu hỏi đề xuất về vấn đề Chính không gian tạo nên sự tôn trọng bình đẳng đã khuyếnkhích kích thích tính hứng thú, nguyện vọng học tập của các em Đồng thời đây cũng làdịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau Thông qua việc thảo luận giúp các

em khẳng định vai trò tiếng nói của mình, đưa ra suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳngđịnh mình Thảo luận góp phần giúp các em tự tin và xây dựng kĩ năng cần thiết như: kĩnăng phát biểu ý kiến trước tập thể, kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ nănglắng nghe, kĩ năng phát hiện vấn đề…Bên cạnh đó với hình thức thảo luận còn tăngcường tính độc lập tự chủ ở người học Giáo viên chỉ là người tổ chức còn học sinh làngười chủ trì, dẫn dắt, thực hiện Tuy nhiên đây cũng chỉ là bước đầu của học tập trảinghiệm hình thức tổ chức này sẽ khó phát huy hết năng lực người học và đặc biệt lànhững em học sinh còn chưa chú ý tới học tập Bởi vậy giáo viên cần có những hìnhthức tổ chức hấp dẫn với tất cả đối tượng học sinh nhằm phát triển năng lực ở người học

Tổ chức các trò chơi

Trò chơi là một loại hoạt động giải trí, thư giãn đồng thời là món ăn tinh thầnkhông thể thiếu trong cuộc sống của con người Việc lựa chọn trò chơi phù hợp sẽ có tácdụng rất tích cực tới con người nói chung và đặc biệt đối với thanh niên học sinh nóiriêng Trò chơi là hình thức tổ chức hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộcnhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có Địa Lí Cụm từ “học mà chơi, chơi mà học” khôngcòn xa lạ với nhiều người Nhiều khi được coi như là khẩu hiệu trong học tập, là phươngpháp học tập hiệu quả Trò chơi trong dạy học không chỉ có các chức năng như:

Chức năng giáo dục: Trò chơi là phương tiện giáo dục hấp dẫn, đáp ứng nhu cầuthiết thực của học sinh, tác động toàn diện đến tất cả các mặt khác nhau của nhân cách

Về thể chất, tâm lí, đạo đức và xã hội Trò chơi giúp các em nâng cao thể lực, rèn luyện

sự nhanh nhẹn, dẻo dai và bền bỉ, phát triển tốt các giác quan (thị giác, xúc giác, khứugiác, thính giác ), các chức năng vận động, phát triển tốt các phẩm chất và năng lực tưduy sáng tạo, linh hoạt Ngoài ra trò chơi còn phát triển tốt các phẩm chất nhân cách chohọc sinh như tính tập thể, tính hợp tác, tính kỉ luật, tính sáng tạo, tính tự chủ tính tíchcực, sự nỗ lực ý chí, lòng dũng cảm , tính linh hoạt, sự tự tin, thân thiện, những hình ảnhthẩm mĩ lành mạnh… Trò chơi giúp nâng cao những hiểu biết về tự nhiên, xã hội vềkhoa học – kĩ thuật, văn hóa nghệ thuật , phát triển tốt năng lực tư duy, trí nhớ, ngôn ngữtưởng tượng Trò chơi tuy là một loại hình giải trí nhưng cũng đòi hỏi học

Trang 18

sinh có tu duy, ứng dụng tri thức vào hành động, phát triển năng lực hoạt động Muốn đểcho trò chơi là một con được học tập tích cực đòi hỏi phải có sự chọn lọc, tư duy củangười giáo viên trong cách lựa chọn trò chơi để tổ chức học tập trải nghiệm.

Chức năng giao tiếp: Trò chơi là một hình thức giao tiếp tạo cơ hội để học sinhtham gia vào các mối quan hệ giao tiếp bạn bè, phát triển tốt năng lực giao tiếp Trò chơiđồng thời là một phương tiện mà thông qua đó, học sinh có thể giao tiếp được với nhaumột cách tự nhiên, dễ dàng

Chức năng văn hóa: trò chơi là một hình thức sinh hoạt văn hóa lành mạnh củacon người, thể hiện những đặc điểm văn hóa có tính bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi cộngđồng Mỗi trò chơi là một giá trị văn hóa độc đáo Tổ chức cho học sinh tham gia tròchơi là một phương pháp tái tạo văn hóa, bảo tồn văn hóa và phát triển văn hóa rất cóhiệu quả

Chức năng giải trí: Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực và hiệu quả,không gây áp lực quá lớn cho người học Gần đây sự phát triển như vũ bão cũng gia tăngthêm nhiều hiện tượng học sinh do quá áp lực căng thẳng trong học tập đã chọn nhữnggiải pháp đáng tiếc Thông qua trò chơi học sinh được tái tạo năng lực thần kinh và cơbắp sau thời gian học tập và trong thời gian học tập lao động căng thẳng Trò chơi làcách học thư giãn, thay đổi tâm trạng, giải tỏa mệt mỏi, tạo niềm vui và sự hứng thú.Không chỉ học mà học sinh còn được rèn luyện thông qua những trò chơi mô phỏng

Trò chơi được ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt động trảinghiệm như: khởi động, cung cấp tri thức, củng cố tri thức… Với mục đích lôi cuốn sựtham gia của người học vào các hoạt động giáo dục còn tăng cường trách nhiệm, tácphong nhanh nhẹn, sự thân thiện hòa đồng khiến không khí học tập không quá khô khannhàm chán và lối mòn Tùy theo từng trò chơi cụ thể mà quy mô tham gia khác nhau.Trò chơi mang lại những thuận lợi trong quá trình tổ chức dạy học trải nghiệm rõ nétnhất là: việc phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh , giúp họcsinh dễ tiếp thu kiến thức, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn… Bên cạnh những thuận lợi

là khó khăn về mặt tổ chức lựa chọn địa điểm thời gian cho phù hợp để đảm bảo nộidung chương trình chuẩn

Một số trò chơi được sử dụng nhiều trong các trường phổ thông hiện nay như: tròchơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi mô phỏng game truyền hình…Có thể thấy tổchức trò chơi là hoạt động quen thuộc dễ thực hiện trong quá trình học tập trải nghiệm

và có ý nghĩa giáo dục tích cực

Trang 19

Tổ chức các cuộc thi

Nếu như việc tổ chức trò chơi gây hứng thú, sự tự tin, nhanh nhẹn….thì việc sạo

ra các sân chơi, những cuộc thi cũng là hình thức hấp dẫn không kém thậm trí có sức lôicuốn và đạt hiệu quả học tập cao hơn trong việc giáo dục cá nhân hay nhóm hoặc tập thểthông qua việc tìm ra người thắng cuộc trong mỗi cuộc thi

Cuộc thi có mục đích nhằm lôi cuốn học sinh tham gia chủ động tích cực vào cáchoạt động của nhà trường, góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, bộc lộ tài năng sựsáng tạo của người học Đồng thời bồi dưỡng động cơ học tập tích cực kích thích quátrình nhận thức Làm cho những kiến thức không quá khô cứng dễ hiểu dễ nhớ Việc tổchức có thể tổ chức ứng dụng trong nhà trường, lớp học hay ngoài không gian trườnghọc Với việc tổ chức hội thi học sinh được thỏa sức sáng tạo không bị giới hạn đề caotính tập thể hay độc lập của học sinh Đồng thời thông qua cuộc thi cũng có thể là sợidây gắn kết học sinh, giáo viên và ngay cả những người làm công tác xã hội

Nội dung cuộc thi rất phong phú và dễ lồng ghép bất cứ nội dung giáo dục nào

Và đó cũng là yêu cầu đặt ra đối với mỗi cuộc thi đều phải mang ý nghĩa giáo dục nhấtđịnh Việc lựa chọn cách thức thực hiện hay làm cho cuộc thi trở nên hấp dẫn mang tínhgiáo dục hiệu quả đòi hỏi chất xám từ các nhà tổ chức mà không ai khác đó chính lànhững thầy cô giáo người trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục Nếu như tổ chức cuộc thi chỉ

là hình thức thì thật khó đem tới hiệu quả và bộc lộ hết năng lực của người học

Cuộc thi có nhiều cách tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: thi giải ôchữ, đố vui về các địa danh trên đất nước ta, hội thi kể chuyện theo tranh về môi trường,

… Mỗi hình thức có thể tổ chức với một chủ đề trong đó mang một hay nhiều nội dunggiáo dục mà ở đó có sự gắn kết với nội dung chương trình cũng như giáo dục kĩ năngsống Với việc tổ chức cuộc thi tạo ra nhiều ưu điểm trong việc kích thích sự hứng thú,gay cấn tăng sự sáng tạo tư duy và năng lực từ người học

Tổ chức các câu lạc bộ

Đây là hình thức hoạt động ngoại khóa của một nhóm học sinh cùng sở thích, nhucầu, năng khiếu…dưới định hướng của nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thânthiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với các thầy cô giáo vànhững người trưởng thành khác Hoạt động câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh chia sẻnhững kiến thức hiểu biết của mình về lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triểncác kĩ năng của học sinh như: Trình bày, giao tiếp, lắng nghe và biểu đạt ý kiến, giải

Trang 20

quyết vấn đề…Thông qua các hoạt động của câu lạc bộ nhà giáo dục có thể hiểu và quantâm tới nhu cầu nguyện vọng và mục đích chính đáng của học sinh.

Hoạt động câu lạc bộ đòi hỏi lịch sinh hoạt định kì và với các chủ đề thảo luận nghiêncứu khác nhau như: câu lạc bộ về biến đổi khí hậu, câu lạc bộ xanh…Việc thực hiện duytrì câu lạc bộ đòi hỏi có những nguyên tác nhất định về: tinh thần, thời gian, địa điểm, sựcông bằng, sự công hiến sáng tạo, tôn trọng, bình đẳng…

Sinh hoạt tập thể

Hình thức sinh hoạt tập thể là hình thức tổ chức quen thuộc diễn ra thường xuyêntại các trường học phổ thông Đây là hình thức tổ chức có sự gắn kết cao, đồng thời cũng

là yếu tố chính để duy trì và phát triển các phong trào và đoàn thể thanh thiếu niên

Sinh hoạt tập thể là hình thức chuyển tải những bài học về đạo đức, nhân bản,luân lý, giá trị… đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn Để những buổi sinhhoạt tập thể trở nên hấp dẫn không đơn điệu nhàm chán thì có thể tổ chức thành nhưngbuổi sinh hoạt gần gũi với học sinh như: hát về biển đảo, vở kịch về môi trường, trò chơi

về địa danh trên thế giới… Những hoạt động này giúp học sinh tiếp thu khắc sâu kiếnthức một cách tự nhiên, thoải mái nhất vừa bổ sung kiến thức vừa giúp các em vui chơi,thư giãn…

Sinh hoạt tập thể giúp làm gia tăng sức mạnh đoàn kết, sự gắn bó vui tương trẻtrung của đoàn thể Sinh hoạt tập thể không chỉ bị bó buộc trong không gian lớp học màcòn có thể tổ chức thành các câu lạc bộ hay quy mô toàn trường

Lao động công ích

Lao động công ích là hình thức hoạt động mang tính tập thể cao Có thể được tổchức trong khuôn viên nhà trường hoặc làng xóm như: vệ sinh vườn trường, sân trườnglớp học; vệ sinh đường làng ngõ xóm, trồng và chăm sóc vườn hoa, chăm sóc và bảo vệ

di tích lịch sử, các công trình công cộng, di sản văn hóa… Tuy nhiên việc lao động côngích phải xuất phát từ việc làm của mỗi cá nhân, cái tâm của mỗi người góp sức mình đểtham gia xây dựng, tu bổ công trình công trình công cộng vì lợi ích chung của cộng đồngnhằm bảo tồn các công trình, biết yêu quý giá trị lao động cũng như có những hành độngcần thiết để bảo vệ, phòng chống khắc phục hành động chưa đúng đắn Thông qua laođộng công ích học sinh được rèn luyện kĩ năng sống như: kĩ năng hợp tác, kĩ năng tìmkiếm và xử lí thông tin, kĩ năng phát hiện và giải quyết vẫn đề, kĩ năng xác định giá trị…

Tổ chức tham quan dã ngoại

Trang 21

Đây là hình thức tổ chức học tập trải nghiệm hiệu quả nhất bởi tính hấp dẫn đốivới học sinh.

Mục đích của tham quan, dã ngoại là để học sinh được đi thăm, tìm hiểu và họchỏi kiến thức, tiếp xúc với các danh thắng, các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhàmáy hoặc một địa danh nổi tiếng của đất nước ở xa nơi các em đang sống, học tập…giúpcác em có được những kinh nghiệm thực tế, từ mô hình, cách làm hay và hiệu quả trongmột lĩnh vực nào đó từ đó có thể áp dụng vào chính cuộc sống các em

Nội dung tham quan dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: giáo dụclòng yêu nước, yêu thiên nhiên, giáo dục truyền thống cách mạng,… Tham quan dãngoại giúp tăng cường cơ hội cho học sinh được giao lưu, chia sẻ và thể hiện những khảnăng vốn có của mình Đồng thời giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đấtnước, hiểu được những giá trị truyền thống và hiện đại Để từ đó rút ra cho mình nhữngbài học, những quan điểm cũng như lối sống phù hợp Tận mắt chứng kiến, tự mình cảmnhận giúp các em thấu hiểu đồng cảm cũng như phát triển các giá trị để từ đó thỏa sứcsáng tạo và tưởng tượng

Các hình thức tham quan dã ngoại mà hiện nay được các nhà trường phổ thông ởthành phố lựa chọn để giáo dục trong môn Địa Lí: Tham quan các danh lam thắng cảnh,

di tích lịch sử văn hóa, nhà máy, xí nghiệp; tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề,tham quan các viện bảo tàng, tham quan du lịch truyền thống Mỗi hình thức tham quan

dã ngoại lại gắn với một chủ để học tập giáo dục trong chương trình hay là nguồn bổsung kiến thức thực tiễn hoặc kĩ năng sống cần thiết cho học sinh

Tham quan dã ngoại còn là cơ hội cho thầy - trò có sự gắn kết, giao lưu để từ đógiáo viên thấu hiểu nhu cầu, nguyện vọng của người học để từ đó thiết kế các chươngtrình học tập cho phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm môn học Tham quan dã ngoại là cơ hội,điều kiện tốt cho các em tự khẳng định mình, thể hiện tính tự quản, tính sáng tạo và biếtđánh giá sự cố gắng, sự trưởng thành của bản thân Cũng như giúp các em học tập theophương châm “ học đi đôi với hành”, “ lí luận đi đôi với thực tiễn” học từ trải nghiệmthông qua nhìn thấy chứng kiến thấy mà đúc rút những bài học kinh nghiệm cho bảnthân để vững bước khi vào đời cụ thể hơn đây chính là bước cụ thể hóa, “ xã hội hóa”công tác giáo dục

Tuy nhiên việc tổ chức tham quan dã ngoại không phải trường nào cũng có cơ hội

và khả năng thực hiện do yếu tố kinh phí, đảm bảo thời gian chương trình, sự đồng thuận

từ phía phụ huynh, xã hội

Trang 22

Diễn đàn

Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiếtthực Đây là hình thức tổ chức để thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh thông quaviệc các em trực tiếp bày tỏ ý kiến của mình với bạn bè, nhà trường, và mọi người Việcđược bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan điểm hay câu hỏi đề xuất của mình về một vấn đề liênquan tới hứng thú, nguyện vọng của học sinh Ngoài ra cũng là dịp để học sinh biết lắngnghe ý kiến, học tập lẫn nhau Với hình thức tổ chức này đã tạo ra một sân chơi lànhmạnh có tính hướng nghiệp cao

Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo cơ hội, môi trường cho học sinhđược bày tỏ ý kiến những vấn đề các em quan tâm, giúp các em khẳng định vai trò vàtiếng nói của mình đưa ra những vấn đề suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng địnhchính mình Diễn đàn cũng giúp các em nâng cao khả năng tự tin và xây dựng các kĩnăng cần thiết như: kĩ năng diễn thuyết, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng phát hiện vấn đề…

Diễn đàn được tổ chức với quy mô khác nhau ở khối lớp, cấp trường, cấp quận/huyện, cấp tỉnh hoặc cao hơn nữa Chủ đề của diễn đàn có thể xây dựng dựa trên nộidung các hoạt động giáo dục, những nhu cầu, mong muốn của các em với nhà trường.Cũng từ đó các bậc phụ huynh, thầy cô giáo thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của các em

để từ đó tìm ra những giải pháp cho phù hợp để xây dựng biện pháp giáo dục cho phùhợp

Với cách thức tổ chức diễn đàn như thế này yêu cầu về mặt thời gian, sự công phu

từ người diễn thuyết đồng thời dễ đi lạc hướng Bởi vậy giáo viên cần xây dựng chươngtrình cụ thể khoa học và có tính định hướng để nhằm đi đúng mục đích giáo nhằm pháttriển năng lực ở người học

Giao lưu có mục đích giúp học sinh nâng cao nhận thực được trò chuyện vớichuyên gia để tăng thêm vốn hiểu biết từ đó ấp ủ suy nghĩ chăn chở học hỏi từ học sinh

và tham gia nghiên cứu nhiều hơn Đồng thời cũng giúp cho học sinh có được nhữngnhận thức, tình cảm và thái độ phù hợp, có được lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong

Trang 23

học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách Tạo điều kiện để học sinh thỏa mãn nhu cầugiao tiếp được tiếp xúc trò chuyện trực tiếp với những con người mà mình yêu thích,ngưỡng mộ, kì vọng, được bày tỏ tình cảm, tiếp nhận thông tin cũng như học hỏi kinhnghiệm nâng cao vốn sống và định hướng các giá trị phù hợp với những chuẩn mực về

đọ đức, giáo dục đề ra Giao lưu góp phần giúp học sinh hiểu đúng đắn hơn về đặc trưng

cơ bản của các loại hình nghề nghiệp, những phẩm chất và năng lực cao quý của conngười thành đạt trong lĩnh vực, chủ đề cần trao đổi phần nào đó cho học sinh thấy conđường đi tới thành công của họ, những trăn trở gửi gắm cho thế hệ trẻ Từ đó thôi thúchọc sinh vươn lên nỗ lực trong học tập, rèn luyện Qua giao lưu cũng tạo điều kiện đểhọc sinh thiết lập và mở rộng quan hệ xã hội, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ vàcảm thông, hình thành những định hướng lành mạnh

Giao lưu cũng có những đặc trưng riêng biệt khó hòa lẫn với các hình thức tổchức khác Đó là giao lưu phải có đối tượng là những nhân vật điển hình có thành tíchxuất sắc trong lĩnh vực nào đó thực sự là tấm gương sáng cho các em noi theo, phù hợpvới hung thú của học sinh Thu hút sự tham gia đông đảo cũng như hung thú của họcsinh Đồng thời đòi hỏi sự trao đổi thông tin tình cảm chân thực những vấn đề cần thiếtliên quan tới nội dung học tập và hứng thú của các em

Tổ chức sự kiện.

Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông tạo cơ hội cho những ý tưởng, khảnăng sáo tạo, thể hiện năng lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạtđộng Thông qua việc tổ chức sự kiện học sinh được rèn luyện tính năng động, nhanhnhẹn, kiễn nhẫn có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, cũng như có thêm những niềmđam mê học tập

Các hình thức tổ chức sự kiện quen thuộc thướng bắt gặp trong nhiều nhà trườngphổ thông như: lễ khai mạc, nhập học, lễ tốt nghiệp, lễ vinh danh học sinh có thành tíchxuất sắc, buổi triển lãm về biển đảo, hội diễn khoa học, hoạt động học tập thực tế du lịchkhảo sát thực tế, tìm hiểu di sản văn hóa, về phong tục tập quán, khám phá đất nước, trảinghiệm văn hóa nước ngoài…

Việc tổ chức sự kiện đòi hỏi sự công phu cũng như chuẩn bị kĩ càng ở cả học sinh

và giáo viên làm sao để học sinh biết hợp tác với nhau làm việc nhóm hiệu quả và kĩnăng giải quyết vấn đề thực tế ngay trong quá trình tổ chức sự kiện

Hoạt động chiến dịch

Trang 24

Hoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức tác động tới cộng đồng nói chung vàhọc sinh nói riêng Hoạt động này giúp học sinh tự khẳng định mình trong cộng đồng,qua đó hình thành và phát triển ý thức “ mình vì mọi người, mọi người vì mình” Tổchức hoạt động này có mục đích tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của học sinhđối với vấn đề xã hội như môi trường, giao thông, an ninh xã hội…tập dượt cho học sinhtham gia các vấn đề xã hội, phát triển kĩ năng hợp tác, thu thập thông tin, kĩ năng đánhgiá và quyết định vấn đề.

Mỗi chiến dịch mang một chủ đề định hướng học tập trải nghiệm như: chiến dịchgiờ trái đất, chiến dịch làm sạch môi trường xung quanh trường học, chiến dịch ứng phóvới biến đổi khí hậu, chiến dịch bảo vệ rừng ngập mặn, chiến dịch làm cho thế giới sạchhơn…

Quy mô của hoạt động chiến dịch có thể tổ chức trong không gian nhà trườnghoặc ngoài nhà trường Việc tổ chức có thể diễn ra thường xuyên nhưng phải phù hợpvới điều kiện địa phương và nhà trường và đảm bảo những vấn đề đó là vấn đề lâu dài cótính cấp thiết và giáo dục cao

Sân khấu tương tác

Là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vởkịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi người thamgia Phần diễn chính là một cuộc chia tay thảo luận giữa những người thực hiện và khángiả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả

Mục đích của hoạt động nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinh đưa ra quanđiểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất cứ nội dung nào củacuộc sống Thông qua sân khấu tương tác sự tham gia của học sinh được tăng cường,thúc đẩy, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kĩ năng như: kĩ năng phát hiện và giải quyếtvấn đề, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp, khả năng ứng phó với những thay đổicủa cuộc sống…

Sân khấu tương tác bao gồm sự sáng tạo, tăng khả năng hoạt động tập thể cũngnhư tính phản ứng với tập thể Sân khấu tương tác tạo ra những trò chơi và những bài tậpkhác nhau nhằm tăng cường sự nhận thức của bản thân và tính tự chủ Điều này có thểkhởi đầu bằng kinh nghiệm của một cá nhân nhưng cuối cùng phải kết thúc bằng kinhnghiệm của cả tập thể Do vậy trong môi trường này thì kinh nghiệm cá nhân là rất quantrọng cho chính bản thân của cá nhân đó cũng như là đóng vai trò như một công cụ nhằmcủng cố kinh nghiệm nhóm

Trang 25

Nội dung của sân khấu tương tác là các vấn đề, những điều trực tiếp tác động tớicuộc sống của học sinh Học sinh tự chọn ra vấn đề bức thiết, các em tự xây dựng kịchbản và cuối cùng là chọn ra những diễn viên cho vở diễn đó để thực hiện và sẽ không có

sự giúp đỡ từ bên ngoài

Sân khấu tương tác có thể diễn ra trong phạm vi trong lớp học hoặc rộng hơn làphạm vi toàn trường

Bên cạnh 12 hình thức tổ chức cơ bản trên còn có hình thức tổ chức thí nghiệm,điều tra, hoạt động tình nguyện… Mỗi hình thức tổ chức đều có những ưu và nhượcđiểm nhất định nhưng tựu chung lại đều hướng tới mục đích giáo dục không chỉ về kiếnthức mà còn cả về kĩ năng nhằm phát triển năng lực ở người học Rèn luyện tính tự tin,tính sáng tạo và tư duy có vấn đề

* Ý nghĩa của học tập trải nghiệm

- Học tập trải nghiệm là một hoạt động học trong đó người học được coi là trung

tâm, tự mình khám phá các vấn đề muốn tìm hiểu sau đó điều mới được khơi gợi Học

sinh bị lôi cuốn một cách rất tự nhiên vào các bài học mới không phải là thầy cô haysách vở cho các em biết các em sắp học gì mà chính các em là người tìm ra điều ấy vàsẵn sàng đi chinh phục Học sinh khi thì đóng vai một người học trò khi lại như mộtngười thầy giáo trong chính vấn đề của mình tìm hiểu Khi này thầy cô đóng vai trò làngười chỉ dẫn, quan sát và hỗ trợ học sinh, học sinh được hướng dẫn để tự làm việc,cùng giải quyết vấn đề, cùng đưa ra câu trả lời Học sinh không chỉ học tốt kiến thức màcòn học được kỹ năng làm việc nhóm, thảo luận, tư duy phản biện Sự trải nghiệm cònbao hàm cả việc tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi những cá nhân khác có sự biểu hiện kỹnăng tốt hơn mình Sự trải nghiệm là đương đầu với thất bại và đúc kết kinh nghiệm dựatrên kỹ năng cần có để giải quyết vấn đề Trải nghiệm sẽ giúp cá nhân hoàn thiện mìnhhơn và khiến mình cảm thấy hạnh phúc hơn Điều này khiến người dạy lẫn người họccảm thấy có giá trị trong giờ học và mỗi giờ học đều mang lại những giá trị đích thựccho cuộc sống và nghề nghiệp của mỗi học sinh sau này

- Học tập trải nghiệm là một mô hình học tập tiên tiến nhằm giúp học sinh hoàn

thiện bản thân mình Đây là quá trình hàm chứa nhiều mối liên hệ phức tạp, gồm sự cân

bằng chú ý của người học đối với vấn đề chuyên môn vừa cân bằng được khả năng phảntỉnh về ý nghĩa sâu xa của các quan niệm với kỹ năng áp dụng chúng Người dạy có xuhướng sử dụng vai trò làm người hỗ trợ thay vì vai trò làm chuyên gia hay người đánhgiá như trong cách học lấy việc học làm trung tâm Khi này người dạy sẽ không truyền

Trang 26

đạt kiến thức, hướng dẫn mà làm nhiệm vụ hỗ trợ để giúp người học thu được kiến thức

từ những kinh nghiệm thực tế, nhưng cũng cần phải phù hợp với phong cách và năng lựccủa người học Nhờ vậy mà tạo ra bầu không khí và động lực cho các giáo viên qua đóbồi dưỡng năng lực dạy học và năng lực nghiên cứu khoa học cho mỗi giáo viên bướcđầu đã tạo ra sự thay đổi nhận thức, kĩ năng, năng lực giáo viên Cần tăng cường sử dụngcác phương pháp dạy học trải nghiệm nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạotrong học tập của HS Bởi cách dạy học đó tạo ra sự tự tin của học sinh trong học tập,hình thành năng lực học tập cho học sinh: Lập kế hoạch, tổ chức làm việc nhóm, thuthập và xử lý thông tin, lập báo cáo, thuyết trình, đánh giá và tự đánh giá Qua các giờhọc đó, học sinh sẽ cảm thấy yêu thích môn học và hiểu kiến thức một cách sâu sắc hơn.Ngoài ra học tập trải nghiệm là điều kiện học hỏi lẫn nhau, giúp học sinh phát huy tíchcực tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập, giúp các

em phát huy tốt các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự đánhgiá lẫn nhau trong giờ học Đây có thể xem là việc vừa làm vừa học Các bài giảng gắnvới thực tiễn đời sống, tăng thời gian thực hành đã giúp học sinh động não, trải nghiệm

và giải quyết những vấn đề của cuộc sống linh hoạt, hiệu quả hơn

- Học tập trải nghiệm làm giảm nhàm chán bằng tăng hấp dẫn, không chỉ kích

thích học sinh ham học mà còn gieo vào tâm hồn các em những đức tính tốt, những hành

vi sống đẹp, sống có ý nghĩa Hình thức dạy học trải nghiệm thực tế là một hình thức

giáo dục học sinh theo hình thức dạy học ngoài thực tế, trên các vật thật có vị trí, vai tròrất quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập ở trên lớp với giáo dụchọc sinh ở ngoài lớp Dạy học trải nghiệm thực tế tạo điều kiện cho các em học sinh tăngcường vốn ngôn ngữ thông qua các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, xãhội, vui chơi giải trí và qua giao lưu với bạn bè, với các thầy, cô giáo, với cha mẹ và mọingười xung quanh Với mục đích là nhằm tăng cường vốn ngôn ngữ, giáo dục kỹ năngsống cho học sinh; giúp học sinh bạo dạn hơn trong giao tiếp; thông qua dạy học trảinghiệm thực tế giúp các em phát triển khả năng sáng tạo, kích thích trí tò mò, sự hamthích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh…các em biết vận dụng những kiến thứchọc được vào cuộc sống một cách linh hoạt và sáng tạo; tránh nhàm chán cho học sinhtrong suốt quá trình diễn ra tiết học mới có thể mang lại hiệu quả cao nhất cho việc dạyhọc nói chung và các tiết dạy học trải nghiệm nói riêng

- Phát huy được tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh Khai thác

tiềm năng của học sinh bằng sự nỗ lực của chính bản thân mình Học sinh có một sự

Trang 27

nhạy cảm đặc biệt kèm thao khả năng trí tuệ để tiếp thu và học hỏi từ môi trường bênngoài mà không giống như người lớn cả về năng lực và cấp độ Phương pháp giáo dụcnày chú trọng vào việc giúp học sinh khai thác những tiềm năng sẵn có, định hình nhữngthói quen, tính cách tốt ngay từ khi còn trên ghế nhà trường để tạo nền móng vững chắccho sự phát triển sau này Cách học này không áp đặt học sinh mà chỉ quan sát và đưa racác gợi ý, trợ giúp các em khi cần thiết Tạo ra một môi trường học tập lành mạnh và antoàn, khuyến khích sự nỗ lực của học sinh nhằm đưa các em đến khả năng độc lập.

- Học tập trải nghiệm tạo ra một môi trường đào tạo tốt đồng nghĩa với một môi

trường vật chất tốt, với không khí trong lớp học cởi mở, thoải mái, linh hoạt để khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động của lớp tập huấn và một môi trường tinh thần với cảm giác an toàn và tin tưởng lẫn nhau giữa giáo viên với học sinh và giữa các học sinh với nhau Bộ não được tiếp nhận thông tin thông qua giác quan như thị giác,

thính giác, xúc giác và vị giác Mức độ ghi nhớ,tiếp thu và chấp nhận thường chịu ảnhhưởng của các giác quan này và nhìn chung nếu sử dụng càng nhiều giác quan thì lượngthông tin thu nhận được nhiều hơn, chúng ta có thể nhớ lâu hơn như Khổng Tử đã nóicách đây 2500 năm “ Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ;Những gì tôi làm tôi sẽ hiểu” Và khi người học chỉ nghe giảng thì chỉ 5% lượng thôngtin sẽ được nắm bắt lại, con thấp hơn lượng thông tin thu thập được khi người học tự đọctài liệu Khả năng ghi nhớ có thể tăng lên 4 lần khi giảng viên sử dụng giáo cụ trực quan

hỗ trợ và còn tăng lên nếu sử dụng các ví dụ minh hoạ Theo kết quả phân tích này,lượng thông tin được ghi nhớ không vượt quá 30% khi sử dụng phương pháp thuyếttrình một chiều

Các nhà tâm lý giáo dục đã nghiên cứu và rút ra kết luận rằng

40% Nghe và thấy (phương tiện nghe nhìn)

50% Nói (đối thoại với thầy, thảo luận nhóm…)

60% Trải nghiệm (Phát biểu ý kiến, đóng kịch, sắm vai, thực tập trong

phòng thí nghiệm hay hiện trường để áp dụng các điều đã học…)

- Dạy học trải nghiệm tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên ngành, tạo

điều kiện cho dạy học liên môn phát triển Nội dung học tập trải nghiệm rất phong phú

Trang 28

và đa dạng mang tính tổng hợp kiến thức kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực họctập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dụcgiá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất… Chính nhờ đặc trưng này mà học tậptrải nghiệm trở nên thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhucầu hoạt động học tập của học sinh, giúp các em vận dụng vào trong cuộc sống thực tiễnmột cách dễ dàng và thuận lợi hơn Đồng thời cũng phát huy được thế mạnh của cácmôn học Làm cho tiết học trở nên phong phú đa dạng hơn, sự trải nghiệm trở mang tínhthực tiễn cung cấp cái nhìn đa chiều, hiểu biết sâu rộng hơn là cách truyền thu một chiềuhay cách học truyền thống khuôn mẫu Xét trên góc cạnh môn Địa Lí có thể tổ chức họctập trải nghiệm có sự tích hợp liên môn với giáo dục công dân, sinh học, lịch sử…

- Dạy học trải nghiệm giúp gắn kết giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường

và ngoài nhà trường Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo có sức hút mạnh mẽ sự

tham gia, phối hợp liên kết với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường như: cha mẹ họcsinh, chính quyền địa phương, những nghệ nhân, những tổ chức kinh tế… Mỗi lựclượng giáo dục đều có tiềm năng và thế mạnh riêng Tuỳ nội dung, tính chất của từnghoạt động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là trực tiếp hay gián tiếp Do vậy, họctập trải nghiệm tạo điều kiện cho học sinh được giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượnggiáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cáchtiếp cận khác nhau Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả củahoạt động trải nghiệm sáng tạo Việc đưa học sinh tới gần với thực tiễn xã hội giúp các

em nắm bắt những vấn đề thuộc phạm trù kinh tế xã hội nhanh nhạy, bắt kịp xu hướngcủa thời đại Bên cạnh đó học tập trải nghiệm gắn kết với đời sống kinh tế xã hội dũng là

cơ hội để các nhà giáo dục hướng nghiệp cho các em Các em biết được xã hội diễn ranhư thế nào và cần gì ở thế hệ trẻ Từ đó đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước đồngthời reo mầm cho hạt giống trưởng thành từ các hoạt động học tập trải nghiệm Không aikhác chính các em là người kết nối và hấp thu những giá trị cuộc sống để từ đó có nhữnghướng đi đúng đắn và có những lựa chọn tốt cho tương lai Bằng cách

đưa học sinh tới trải nghiệm những làng nghề, khu công nghiệp, những di tích lịch sửvăn hóa, hay những đất nước xa xôi trên xứ sở mà các em chỉ mới được xem qua trênsách báo sẽ giúp cho các em đi sâu vào thực tiễn thông qua những gì các em được trảinghiệm mà từ đó tạo ra những kinh nghiệm cá nhân, bản lĩnh, sự tự tin trong cuộc sống

- Tạo ra sự gắn kết giữa người dạy và người học Dạy học bằng trải nghiệm đòi

hỏi người dạy phải tuân theo phong cách người hỗ trợ không hướng dẫn để giúp người

Trang 29

học thu được kiến thức từ những kinh nghiệm thực tế, đồng thời phải phù hợp với phongcách của người học Thực tế, dạy học là một mối quan hệ hết sức sâu sắc giữa con ngườivới con người Lý thuyết học tập qua trải nghiệm chỉ ra rằng, việc dạy học không phải làtiến hành của người học thông qua thực thi hàng loạt các kỹ thuật, mà nó là công việc

mà người dạy làm cùng người học trong ngữ cảnh một mối quan hệ đầy ý nghĩa và chia

sẻ kinh nghiệm Việc lập kế hoạch và vạch ra các kinh nghiệm của học sinh là một yếu tố

vô cùng quan trọng trong quá trình học, trên phương diện người dạy Với vai trò là ngườihướng dẫn,giáo viên giúp học sinh bám sát kinh nghiệm cá nhân của mình và tự phảntỉnh Người giáo viên sử dụng một phong cách quyết đoán nhưng thân thiện, ấm áp đểlôi cuốn sự yêu thích của người học Có khi giáo viên lại đóng vai trò chuyên gia bộ môngiúp người học tổ chức và kết nối những phản ánh của họ về kiến thức dựa trên các vấn

đề của môn học Bên cạnh đó người dạy có vai trò thiết lập và đánh giá tiêu chuẩn giáoviên giúp học sinh nắm vững được kiến thức và kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu học.Người giáo viên còn đóng vai trò huấn luyện viên giúp người học áp dụng kiến thức đểđạt được các mục tiêu của mình Họ sử dụng phong cách khuyến khích, hợp tác, để giúphọc sinh học từ những trải nghiệm trong ngữ cảnh đời sống Không ít người nhìn nhậnHọc tập qua trải nghiệm là cách học “tự do” mà ở đó người học phải tự khám phá, tự tư

duy, tự đúc kết và rút ra tri thức mới với vai trò tham gia rất hạn chế của người dạy *

Những hạn chế của học tập trải nghiệm

Dựa vào những báo cáo đánh gía thực hiện thí điểm chương trình học tập trảinghiệm của một số trường đã tham gia dạy và học trải nghiệm có thể thấy hoạt động họctập trải nghiệm đã mang lại không ít khó khăn:

- Điều kiện thực tế ở Việt Nam:

Giáo dục Việt Nam đang ở trong giai đoạn chuyển đổi và vẫn còn nhiều ý kiến tráichiều xung quanh về việc tìm ra phương pháp, hình thức học và thi cho phù hợp Mộttrong những hoạt động dạy học tích cực đang được đặt lên bàn cân đó là học tập trảinghiệm Tuy nhiên thực tế điều kiện nước ta cũng gặp phải một số khó khăn khi thựchiện hoạt động này như: quỹ thời gian phải đảm bảo thời lượng, kiến thức, kĩ năng.Chính quyền địa phương, các cơ quan doanh nghiệp cha mẹ HS nhận thức chưa đầy đủ

về chủ trương đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo của Đảng Họ băn khoăn

lo ngại con em mình mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới quá trình học tập thi cử và chưatin tưởng vào cách làm mới này Bên cạnh đó đối với các nhà quản lý giáo dục vẫn cònthiếu kinh nghiệm thực tiễn dẫn đến lung túng trong khâu tổ chức chỉ đạo Cơ sở vật

Trang 30

chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động còn thiếu, nguồn kinh phí hạn hẹp gặp nhiềukhó khăn trong tổ chức thực hiện thí điểm và bố trí kinh phí cho các hoạt động giáo dục.Khó khăn trong tiếp cận cái mới, với việc tìm đối tác hỗ trợ thông tin Khó khăn trong sựthay đổi nhận thức, ý thức, chủ động của cán bộ, giáo viên Ngoài ra cũng chưa cónhững quy chế chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho GV tích cực tham gia hơn nữavào nội dung của chương trình học tập trải nghiệm Giữa công tác thi cử và đánh giáhiện tại chưa thực sự đồng nhất với phương pháp học này Tài liệu chiến lược phát triểngiáo dục 2001-2010 đã khẳng định: “Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dụcchậm đổi mới Chương trình giáo dục còn nặng tính hàn lâm, kinh viện, nặng về thi cử,chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp; chưa gắn bó chặtchẽ với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu của người học; chưa gắn

bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học - công nghệ và triển khai ứng dụng.” Trên thực tếphương pháp dạy học chiếm ưu thế là các phương pháp thông báo - tiếp nhận, GV làtrung tâm của quá trình dạy học, là người truyền thụ tri thức mang tính áp đặt, hoạt độnghọc tập của HS mang tính thụ động Việc dạy học ít gắn với cuộc sống và hoạt động thựctiễn, vì thế hạn chế việc phát triển toàn diện, tích tích cực, sáng tạo và năng động của

HS Các vấn đề nêu trên đây là những vấn đề lớn cần khắc phục của giáo dục trong bốicảnh tăng cường hội nhập quốc tế Cần xây dựng một văn hoá học tập mới, khắc phụcnền văn hoá học tập nặng tính hàn lâm kinh viện, xa rời thực tiễn

- Đối với giáo viên:

Việc rà soát nội dung chương trình và SGK để biên soạn những bài giảng theohướng học tập trải nghiệm sáng tạo là quá ngắn nên việc điều chỉnh sắp xếp lại nội dungdạy học khó có tính hệ thống Việc tìm ra các chủ đề có thể học tập trải nghiệm còn ít

Sự hợp tác giữa các giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với việc tổ chức học tậptrải nghiệm khi ở quy mô ngoài nhà trường Cách thức hướng dẫ HS đánh giá quá trìnhhọc tập của chính bản thân mình còn nhiều bỡ ngỡ Trang thiết bị dạy học ở một sốtrường để phục vụ cho học tập trải nghiệm còn thiếu Quỹ thời gian và sự hỗ trợ của cácchuyên gia cho hoạt động phát triển năng lực của GV còn hạn chế Phương pháp học tậptrải nghiệm chú ý tới trải nghiệm của từng người học có thể không hợp với phong cách

mô phạm truyền thống và có những ý kiến trái chiều xung quanh phương pháp học tậphiện đại này Ngoài ra phương pháp đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị hơn ở người dạy cũng nhưhiểu biết, kinh nghiệm của GV và có thể cần thêm nhiều thời gian hơn để thực hiện vớingười học Phương pháp này cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và hướng dẫn của người dạy

Trang 31

Phương pháp này gây khó khăn cho GV trong việc quản lí thời gian cũng như quản lí HSđặc biệt khi tham gia hoạt động ngoài trời….

- Đối với HS:

Học tập trải nghiệm sáng tạo ban đầu sẽ khiến HS bỡ ngỡ khó hòa nhập Đặc biệt

là với phương pháp này HS dễ bị xao nhãng không tập trung Với phương pháp học nàyđòi hỏi ở HS có sự cố gắng nỗ lực tự học bằng trải nghiệm của mình, đối mặt với thất bạitrong quá trình trải nghiệm để từ đó có được những kiến thức hiểu biết cho bản thânmình Học sinh phải dành nhiều thời gian hơn để tham gia vào các hoạt động thực tiễn,

đa số các em chưa quen với việc nghiên cứu theo hình thức mới như : Dự án, viết báocáo khảo sát điều tra… Một số học sinh còn bỡ ngỡ khi tham gia các hoạt động thựctiễn Bản thân các em chưa thực sự tin tưởng vào sự thay đổi mới bởi tâm lí các em vẫn

là “ ứng thí” trong thi cử: Học cái gì thi cái ấy Với việc áp dụng lâu lối học truyền thốnglàm các em ngại hoạt động… Ngoài ra việc học này cũng đòi hỏi nhiều hơn quỹ thờigian và kinh phí nhiều HS không đáp ứng được

Mối quan hệ giữa học tập trải nghiệm với nội dung của môn Địa lí ở trường phổ thông

Nội dung môn Địa lí trong nhà trường phổ thông là những kiến thức cơ bản hệthống về Trái Đất – môi trường sống của con người, về thiên nhiên và những hoạt độngcủa con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới để từ đó rèn luyện cho họcsinh những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên, xã hội Đầu racủa môn học là hướng tới những vấn đề thực tế cuộc sống Từ đặc điểm nổi bật của họctập trải nghiệm chính là cách “nhúng” HS vào thực tiễn hoạt động, để khám phá tri thứccũng như tích lũy kiến thức cho mình sẽ tạo điều kiện cho đầu ra của môn học được đảmbảo và có sự tương thích Nội dung chương trình Địa lí lớp 10 THPT là kiến thức về địa

lí đại cương, đây là kiến thức tiền đề cơ sở cho kiến thức lớp 11 và lớp 12 Do đó, nếu

HS được làm quen với phương pháp học tập trải nghiệm ngay từ lớp 10 sẽ giúp các emhiểu bản chất của môi trường tự nhiên và xã hội cũng như những tác động của con ngườiđến những môi trường này trên phạm vi toàn cầu., từ đó tạo điều kiện cho các em cónhững nhận thức về những nội dung này trên những phạm vi không gian lãnh thổ hẹphơn (khu vực, quốc gia và địa phương)

Nội dung môn Địa lí giúp cho HS có những hiểu biết cơ bản về các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ Nếu kết hợp với học tập trải nghiệm trong môn

Trang 32

Địa lí, HS có thể phát triển những hiểu biết sâu sắc của cá nhân đối với những lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho HS.

Địa lí là môn học phản ánh các vấn đề thực tế về tự nhiên và kinh tế xã hội từ đógóp phần bồi dưỡng kĩ năng sống, tạo ra những người công dân làm chủ đất nước Thìhọc tập trải nghiệm lại là cách thức thể hiện thông qua thực tế, lấy HS làm trung tâm gópphần hoàn thiện bản thân để trang bị cho những công dân đất nước có ích Chính từ mụctiêu học để làm, học từ thực tế đã gắn kết nội dung môn địa lí và học trải nghiệm Bởivậy có thể tổ chức học tập trải nghiệm với môn Địa Lí góp phần nâng cao hiệu quả mônhọc

Mối quan hệ của dạy học trải nghiệm với việc phát triển năng lực cho người học

Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối vớimột công việc Nếu cho rằng năng lực một phần do yếu tố di truyền nhưng không đượcmài rũa tự bản thân mình trải nghiệm và cô đọng lại các thì năng lực đạt được sẽ khôngthể đáp ứng, giải quyết vấn đề Theo tác giả năng lực là cái tiềm ẩn bên trong con người

nó được hình thành khi con người được rèn luyện, trải nghiệm, tự bản thân khám phá vàtrải qua Năng lực được bộc lộ qua cách con người giải quyết vấn đề đó Có thể nói rằngtrải nghiệm là một hoạt động cần thiết để phát triển năng lực

Dựa vào đặc điểm của năng lực quy chiếu với đặc điểm của học tập trải nghiệmcũng sẽ dễ dàng nhận thấy một vài mối quan hệ giữa học tập trải nghiệm và quá trìnhphát triển năng lực ở người học

- Năng lực chỉ có thể quan sát được qua hoạt động của cá nhân ở các tình huống nhấtđịnh Học tập trải nghiệm cũng là hoạt động đòi hỏi sự nỗ lực của chính bản thân chủ thể vàchỉ bản thân chủ thể mới có thể thực hiện, không ai thay thế hay làm hộ được Từ việc họctrải nghiệm học sinh hoạt động và từ đó có thể nhận ra năng lực của các nhân đó

- Có thể phân chia năng lực thành: năng lực chung/chủ chốt và năng lực chuyênbiệt Năng lực chung là những năng lực cần thiết để cá nhân có thể tham gia hiệu quảtrong nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội (ví dụ: làm việcnhóm; giao tiếp… )Năng lực này cần thiết cho tất cả mọi người Năng lực chuyên biệt(ví dụ: năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực kinh doanh, ) chỉ cần thiết đối với một

số người hoặc cần thiết ở một số tình huống nhất định Học tập trải nghiệm đòi hỏi ởngười học cả hai năng lực này, chính vì thế mà học tập trải nghiệm có thể coi là tiền đề

để phát triển năng lực con người

Trang 33

- Năng lực được hình thành và phát triển ở trong và ngoài nhà trường học Nhàtrường được coi là môi trường chính thức giúp HS có được những năng lực chung, cầnthiết song đó không phải là nơi duy nhất Những bối cảnh và không gian không chínhthức khác như: gia đình, cộng đồng, phương tiện thông tin đại chúng, tôn giáo và môitrường văn hoá… góp phần bổ sung và hoàn thiện năng lực cá nhân Dựa vào hình thứcdạy học trải nghiệm cũng được tổ chức trong và ngoài nhà trường từ đó tạo tiền đề chophát triển năng lực.

- Năng lực và các thành tố của nó không bất biến mà có thể thay đổi từ năng lực

sơ đẳng, thụ động tới năng lực bậc cao mang tính tự chủ cá nhân Đỉnh cao nhất củanăng lực là cá nhân có khả năng tự chủ cao trong mọi hoạt động Mà học tập trải nghiệm

là cách học “nhúng” học sinh vào thực tiễn để hoạt động từ đó dần hình thành và nângcao năng lực cho người học

- Năng lực được hình thành và cải thiện liên tục trong suốt cuộc đời con người vì

sự phát triển năng lực về thực chất là làm thay đổi cấu trúc nhận thức và hành động của

cá nhân chứ không chỉ đơn thuần là sự bổ sung các mảng kiến thức riêng rẽ Do đó, nănglực có thể bị yếu hoặc mất đi nếu như chúng không được sử dụng tích cực và thườngxuyên Mà yêu cầu tất yếu của việc học trải nghiệm là học sinh phải hoạt động liên tụctích cực

- Các thành phần của năng lực chung thường đa dạng vì chúng được quyết địnhtuỳ theo yêu cầu kinh tế xã hội và đặc điểm văn hoá của quốc gia, dân tộc và địaphương Việc học trải nghiệm đòi hỏi HS được khám phá những điều từ thực tế cuộcsống kinh tế xã hội, những vấn đề mang tính thời sự của quốc gia Có thể nhận thấy sựtương đồng về sự đa dạng nội dung học tập của cách học này với đặc điểm phát triểnnăng lực

Trong những đặc trưng của dạy học trải nghiệm cũng bao hàm cả sự quan sátđược qua hoạt động của cá nhân ở các tình huống nhất định, là tiền đề cá nhân có thểtham gia hiệu quả trong nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội,được hình thành và phát triển ở trong và ngoài nhà trường học, mang tính tự chủ cánhân, hình thành và cải thiện liên tục trong suốt cuộc đời con người, đáp ứng yêu cầukinh tế xã hội và đặc điểm văn hoá của quốc gia, dân tộc và địa phương

Nguyên tắc thực hiện

Để thực hiện việc học tập trải nghiệm sáng tạo cần có các nguyên tắc xây dựng cụthể, để từ đó mỗi GV có được cơ sở xây dựng được các chương trình học tập phù hợp

Trang 34

nhất, đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy Các nguyên tắc để xây dựng thành công cácbài học theo hướng học tập trải nghiệm sáng tạo gắn với phát triển năng lực ở người họcnhư sau:

- Học tập trải nghiệm sáng tạo mang ý nghĩa rộng là các tình huống hay bối cảnh

có ý nghĩa vận dụng kiến thức vào giải quyết và nó mang ý nghĩa một hoạt động xã hội.

Học tập trải nghiệm gắn với các tình huống từ thực tiễn cuộc sống đòi hỏi HS phải hòamình vào thực tiễn để giải quyết vấn đề đó Hơn nữa các nội dung học tập trải nghiệmphải mang tính xã hội có nghĩa là nói tới quy mô rộng lớn của học tập trải nghiệm hướngtới Với mục tiêu đào tạo ra những con người mới, thế hệ mới làm chủ nhân tương lai đấtnước thì việc đưa HS gần hơn tới thực tế cuộc sống, xã hội sẽ làm nâng cao vốn hiểu biết

từ đó có được kĩ năng sống và vốn kiến thức cần thiết

- Đảm bảo chủ đề học tập trải nghiệm phải gắn với những vấn đề cần giải quyết

ở địa phương nơi tập thể sinh sống và học tập, hoặc những điểm nổi bật Như các lĩnh

vực: ngành nghề sản xuất cơ bản đang tồn tại trong xã hội, lĩnh vực phục vụ cộng đồng,lĩnh vực khoa học – công nghệ, lĩnh vực thủ công nghiệp, gia đình… Căn cứ vào đó GV

có thể xây dựng các chương trình học tập trải nghiệm như là: công nghiệp, nông nghiệp,nghề thủ công, công nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp, khoa học công nghệ- giáo dục –

y tế, văn hóa nghệ thuật – du lịch , kinh tế, giao thông vận tải

- Không nên xây dựng các chủ đề trải nghiệm vượt quá xa nội dung kiến thức của

học sinh Nội dung kiến thức phải trong khuôn khổ kiến thức học sinh đã được học,

những kiến thức liên quan có thể tham khảo và kiến thức trong chương trình SGK Nhưthế mới tạo cho học sinh được lòng tin với chính bản thân mình trong việc giải quyết vấn

đề, từ đó năng lực người học sẽ dần được nâng cao

- Giáo viên chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn, nâng đỡ học sinh còn sự tham gia

hoạt động, giải quyết vấn đề và nâng cao kĩ năng sống lại đòi hỏi ở người học GV khinày đóng vai trò là một cố vấn, dàn xếp nhắc nhở và giúp HS phát triển, đánh giá mộtcách hiểu biết về việc học của mình Cả GV và HS không chỉ xem kiến thức là một thứ

để nhớ mà con xem việc khám phá kiến thức là một niềm vui trong quá trình học tập.Đặc biệt với HS thì việc khám phá kiến thức thông qua việc học trải nghiệm giống như

mở một hộp quà mà chính HS là người tự tìm ra nó

- Chương trình, kế hoạch học tập trải nghiệm phải được thiết kế để trang bị cho

học sinh đầy đủ yếu tố: kiến thức, kĩ năng, giá trị và cả cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống Bởi vậy ngay trong khâu thiết kế giáo án người GV phải chọn được

Trang 35

nội dung cho phù hợp với việc học trải nghiệm rồi đưa ra được mục tiêu đầu ra cho sảnphẩm của mình về kiến thức, kĩ năng và giá trị của bài học Trong quá trình học tập trảinghiệm GV phải chú ý bám sát giáo án cũng như HS để bài học đạt hiệu quả cao.

- Qua bài học HS phải nắm vững được kiến thức trọng tâm, tự hoàn thiện kiến

thức kĩ năng vận dụng của mình Điểm mấu chốt sau một bài học là HS phải nắm được

kiến thức nền cơ bản cũng như những kĩ năng cần thiết mà bài học muốn truyền tải Việc

ôm đồm quá nhiều kiến thức nhồi nhét cho HS sẽ làm bài học trở nên quá tải bởi vậy cầntìm ra được nội dung trọng tâm hướng tới thực tiễn để HS có thể khắc sâu và hoàn thiện

kĩ năng vận dụng sau bài học mà các em được trải nghiệm

- Qúa trình học tập trải nghiệm phải được cân đối giữa chiều sâu kiến thức và bề

rộng trong sự liên hệ và vận dụng trong cuộc sống Để đảm báo một bài học đầy đủ

chiều sâu và bề rộng là một việc làm khó khăn bởi trong một tiết học thời lượng kiếnthực có hạn Tuy nhiên đòi hỏi GV phải tận dụng tối đa lợi thế mà học tập trải nghiệm cóthể làm được và thiết kế bài học cho tương thích với thời gian và nội dung kiến thứcchuyên sâu và có thêm những mở rộng và liện hệ với thực tiễn cuộc sống sẽ làm bàigiảng hấp dẫn, phong phú hơn

- Bài học được xây dựng bởi những ý tưởng về nội dung rõ ràng, phù hợp với lứa

tuổi và điều kiện nhà trường, địa phương Nội dung dạy học mang tính thời sự gắn kết đời song thực tiễn của địa phương, đất nước và hòa nhập quốc tế Bên cạnh việc bồi

dưỡng kĩ năng học tập thì việc đảm bảo nội dung chương trình vẫn là yêu cầu trên hếtđối với một bài học Để đạt được hiệu quả trong bài học thì GV cần lên những ý tưởngnội dung rõ ràng, sắp xếp cho phù hợp với trình tự kiến thức cũng như đưa HS đi từ bậcthấp kiến thức nâng dần lên bậc cao hơn Khi đó HS sẽ không bị bỡ ngỡ và tập dần thíchnghi với phương pháp học mới Việc cô đọng, rõ ràng về nội dung khiến cho HS dễ hiểu

và nắm được bản chất vấn đề Tính khoa học – giáo dục là nội dung phải đảm bảo tínhlogic và khoa học, tính giáo dục cũng như thẩm mĩ và đạo đức Lựa chọn nội dung cầnphải có ưu thế để đạt được mục tiêu năng lực đề ra

- Học sinh phải được trải nghiệm ý nghĩa của bài học, tự xác định cách thức, kết

quả, và giải quyết vấn đề Với phương pháp học này HS không còn bị động như lối học

truyền thống mà các em trở thành trung tâm, những người chủ động đón nhận, tìm thấykiến thức dưới sự hướng dẫn tự GV Việc học này phải xuất phát từ nhu cầu của HStrong việc tìm ra giải pháp để giải quyết tình huống học tập và khám phá sâu hơn tình

Trang 36

huống đó Sau quá trình lĩnh hội và tìm hiểu kiến thức HS phải tự điều chỉnh lại kiến thức cho bản thân.

- Môi trường học tập phải mang tính cộng đồng Nguyên tắc này muốn nói tới sự

hợp tác của HS trong quá trình học tập Hay nói cách khác là cách làm việc nhóm đểđảm bảo sự khách quan, học hỏi lẫn nhau cũng như học cách làm việc và chung sống vớingười khác

2.3 Quy trình tổ chức học tập trải nghiệm cho HS

2.3.1 Xác định nội dung của hoạt động nhận thức

Để đạt được mục tiêu dạy học đề ra, tích cực hóa các hoạt động nhận thức của

HS, thì GV cần thiết kế được nội dung bài học dễ hiểu nhằm thông qua hoạt động nhậnthức học sinh có thể lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển tư duy và năng lực cầnthiết ở người học Các bài học sẽ được giáo viên thiết kế thành các hoạt động nhận thứcvới nội dung cô đọng Đặc biệt cần xác định được kiến thức trọng tâm của bài Nhằmphù hợp với mục tiêu đã đề ra làm sao để qua mỗi bài học Địa lí học sinh không chỉ họcđược kiến thức trọng tâm mà môn học đề ra, mà các em còn rèn luyện được kĩ năng, kĩxảo Địa lí, hình thành được thái độ hành vi thông qua bài học

Không phải nội dung nào trong chương trình Địa lí lớp 10 – THPT cũng thích hợpvới việc tổ chức học tập trải nghiệm Theo quan điểm của người nghiên cứu, những nộidung kiến thức mang tính hàn lâm, lí thuyết là những nội dung không thực sự phù hợpvới học tập trải nghiệm Nội dung kiến thức phù hợp với học tập trải nghiệm thường lànhững nội dung gắn với thực tiễn của HS, dễ dàng cho GV xây dựng những tình huốngthực tiễn hoặc những tình huống mô phỏng gần giống với thực tiễn cho phép HS trảinghiệm trong các tình huống đó để tự rút ra kiến thức mới

Trang 37

Ví dụ: Những nội dung có thể tổ chức học trải nghiệm:

Nội dung có thể tổ Tình huống GV có thể xây dựng

Một vị khách Châu Âu tới thăm Việt Nam vào 2

II Các mùa trong năm thời điểm khác nhau họ không hiểu vì sao có sự

khác nhau về cảnh quan Em giải thích cho họ về

6 III Ngày đêm dài ngắn

II Một số nhân tố ảnh Đưa ra các tình huống liên quan tới hiện tượng sông

15 hưởng tới chế độ nước mùa cạn và mùa khô, cũng như nước nơi đầu nguồn

II Thủy triều

17 II Các nhân tố hình Tác động của con người tới quá trình hình thành đấtthành đất

II Các nhân tố ảnh Tìm hiểu cơ cấu cây trồng ở nơi có điều kiện tự

18 hưởng tới phát triển và

nhiên cũng như con người khác nhauphân bố của sinh vật

19 II Sự phân bố đất và Lớp phủ thực vật tại địa phương

sinh vật theo độ cao

Trang 38

Nội dung có thể tổ Tình huống GV có thể xây dựng

Bài chức học tập trải

giúp HS học tập trải nghiệm nghiệm trong bài

Dân số thế giới và tình

hình phát triển dân số Là người thống kê số liệu dân số ở Liên hợp quốc

22 thế giới, ảnh hưởng của hãy thông báo về tình hình dân số hiện nay

tình hình gia tăng dân số Tình huống về sức ép dân số tới phát triển kinh đối với sự phát triển xã hội, môi trường

tế-kinh tế - xã hội

Tại địa phương xuất hiện nhiều hiện tượng lựa chọngiới tính khi sinh Hãy là người vận động người dânhiểu ra hậu quả của mất cân bằng giới tình và vai trò

23 Cơ cấu sinh học của phụ nữ trong xã hội hiện đại

Việt Nam hiện nay là nước xuất khẩu lao động hãy

là một nhà nghiên cứu dự báo về nguồn lao độngtrong tương lai

Trong một chuyến đi thực tế từ Nam Định lên TâyBắc em được nhìn thấy sự khác biệt trong cảnh vật

và quan trọng hơn là sự khác biệt về dân cư conPhân bố dân cư, đô thị người vậy theo em lí do gì khiến cho hai nơi này

hóa

Đang sinh sống ở một vùng quê, em theo bố mẹ vềthành phố em hãy đưa ra so sánh về 2 môi trườngsống đó Em sẽ làm gì để thích nghi với những thayđổi đó

Trang 39

Nội dung có thể tổ Tình huống GV có thể xây dựng

32-3 Một số hình thức tổ tập trung và thấy được đặc điểm của công nghiệpchức lãnh thổ công

nghiệp

Tình huống thực tiễn địa phương: Nghiên cứu các

36 Vai trò của GTVT loại hình GTVT ở địa phương và vai trò của các

phương tiện GTVT này?

Đường sắt, đường ô tô, Tình huống là một hành khách cần chở khoáng sản,

37 đường sông hồ, đường hành khách đi du lịch nước ngoài, một hành khách

40 I Khái niệm thị trường Tổ chức HS tham quan chợ, siêu thị hoặc bến cảng

II Ngành thương mại để thấy được hoạt động thị trường và thương mại

II Chức năng của môi Đóng vai là người nông dân, nhà khai thác tài

41 trường, vai trò của môi nguyên và HS để nói lời cảm ơn tới môi trường.trường đối với sự phát Qua những lời cảm ơn đó HS tự đúc rút ra đượctriển xã hội loài người chức năng của môi trường

I Sử dụng hợp lí tài

nguyên, bảo vệ môi Đưa HS vào các nhân vật trong thực tế nói về cách

42 trường là điều kiện để sử dụng môi trường ài nguyên như thế nào, để từ đóphát triển thấy được việc cần thiết bảo vệ môi trường

2.3.2 Tìm hiểu thực trạng, thông tin, địa điểm

Trước hết GV phải tìm hiểu về thực trạng HS dưới góc độ:

- HS đã tiếp cận với phương pháp học tập trải nghiệm chưa?

- HS có hứng thú với cách học này không?

- Làm thế nào để HS sẵn sàng cho cách tiếp cận cách thức học mới này?

Trang 40

Học tập trải nghiệm khác với phương pháp học tập thông thường và với phương pháphọc tập truyền thống trước đây Phương pháp này không bó buộc trong không gian lớphọc mà có thể linh động bên ngoài lớp học với các hình thức tổ chức đa dạng Tuy nhiên,trong trường hợp GV muốn tiến hành dạy học trải nghiệm ở môi trường ngoài lớp học,

GV cần kiểm tra kĩ các địa điểm dự kiến tổ chức hoạt động học tập cho HS bằng cách trảlời câu hỏi:

- Địa điểm đó có chứa đựng những tình huống phù hợp với nội dung và mục tiêu của hoạt động trải nghiệm hay không?

- HS có thể tiếp cận những địa điểm đó một cách dễ dàng hay không?

- Cần phải thực hiện những biện pháp nào (xin giấy phép, đăng kí ) để HS có thể tiếp cận những địa điểm đó

- Địa điểm đó có chứa những yếu tố có thể tác động tiêu cực tới HS không?

- GV phải thực hiện những biện pháp gì để hoạt động học tập trải nghiệm của HS diễn rasuôn sẻ

2.3.3 Xác định mục tiêu và sản phẩm đầu ra của hoạt động trải nghiệm

Mục tiêu : Qúa trình học tập trải nghiệm sáng tạo, GV luôn phải xác định rõ

những gì GV cần biết, hiểu, có thể làm được sau khi hoàn thành một bài học Xác địnhmục tiêu bài học giúp GV đảm bảo hướng đi đúng cho HS tập trung vào những kiếnthức và kĩ năng cơ bản, cần thiết Làm sao các bài học là những hoạt động học tập đểhọc sinh có thể phát huy năng lực tự học, tìm tòi, khám phá sáng tạo và còn bổ sung chomình những kĩ năng mềm cần thiết Điều này đảm bảo rằng GV, HS, hoạt động đánh giá,nội dung dạy học và kế hoạch dạy học được liên kết chặt chẽ trong quá trình dạy học.Trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, có hai điểm cần chú ý:

Theo lí luận dạy học địa lí thì có 3 nhóm nhiệm vụ cần phải đạt được trong mỗi bài học đó là mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ - hành vi Cụ thể như sau:

Nhóm mục tiêu về kiến thức: Theo B.Bloom , trong lĩnh vực nhận thức có 6 mức

độ từ đơn giản đến phức tạp: Nhận biết; Thông hiểu; Phân tích ; Áp dụng ; Tổng hợp

Nhóm mục tiêu tâm – vận động: Nhóm mục tiêu này đề cập tới mức độ thànhthạo của các kĩ năng như: Bắt trước; thao tác; hành động chuẩn xác; hành động phốihợp; hành động tự nhiên

Nhóm mục tiêu cảm xúc: Nhóm mục tiêu này nói tới cảm giác, thái độ, giá trị.Trong lĩnh vực nà được phân biệt thành 5 mức độ khác nhau:Tiếp cận; Đáp ứng; Địnhgiá; Tổ chức; Biểu thị tính cách riêng

Ngày đăng: 06/10/2019, 16:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w