1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC HIỆN NAY THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

11 593 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 43,61 KB

Nội dung

Đề bài: Phân tích các hình thức tuyển dụng công chức theo quy định pháp luật hiện hành và đánh giá về thực trạng tuyển dụng công chức hiện nay tại các cơ quan nhà nước ở địa phương.Lời mở đầuTuyển dụng công chức là một khâu quan trọng có tính chất quyết định chất lượng đội ngũ công chức trong thực thi công vụ. Vì vậy, làm thế nào để thông qua tuyển dụng thu hút những người đủ năng lực và phẩm chất vào làm việc trong các cơ quan nhà nước luôn là một vấn đề được quan tâm. Bài viết tập trung phân tích thực trạng tuyển dụng công chức ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới hoạt động tuyển dụng công chức, góp phần xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.Trong tiến trình đổi mới đất nước, công tác cán bộ đã có nhiều đổi mới và tăng cường, trong đó công tác tuyển dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức từng bước được cải tiến đã mang lại những kết quả nhất định. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bước được chuẩn hóa, nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và hội nhập trên các lĩnh vực.Vì vậy, hôm nay em làm đề bài “Phân tích các hình thức tuyển dụng công chức theo quy định pháp luật hiện hành và đánh giá về thực trạng tuyển dụng công chức hiện nay tại các cơ quan nhà nước ở địa phương” để có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này.

Trang 1

Đề bài: Phân tích các hình thức tuyển dụng công chức theo quy định pháp luật hiện hành và đánh giá về thực trạng tuyển dụng công chức hiện nay tại các cơ quan nhà nước ở địa phương.

Lời mở đầu

Tuyển dụng công chức là một khâu quan trọng có tính chất quyết định chất lượng đội ngũ công chức trong thực thi công vụ Vì vậy, làm thế nào để thông qua tuyển dụng thu hút những người đủ năng lực và phẩm chất vào làm việc trong các cơ quan nhà nước luôn là một vấn đề được quan tâm Bài viết tập trung phân tích thực trạng tuyển dụng công chức

ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới hoạt động tuyển dụng công chức, góp phần xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước

Trong tiến trình đổi mới đất nước, công tác cán bộ đã có nhiều đổi mới và tăng cường, trong đó công tác tuyển dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức từng bước được cải tiến đã mang lại những kết quả nhất định Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bước được chuẩn hóa, nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập trên các lĩnh vực

Vì vậy, hôm nay em làm đề bài “Phân tích các hình thức tuyển dụng công chức theo

quy định pháp luật hiện hành và đánh giá về thực trạng tuyển dụng công chức hiện nay tại các cơ quan nhà nước ở địa phương” để có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này.

Trang 2

Bài làm

Đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng cấu thành nền hành chính nhà nước Tất cả các nhân tố: quy định pháp luật, cơ chế vận hành, ý chí của nhà nước, việc sử dụng tài chính tài sản công tiết kiệm hiệu quả muốn thực hiện tốt đều cần phải thông qua đội ngũ cán bộ, công chức Để lựa chọn những người có đủ đức,

đủ tài tham gia vào đội ngũ này thì khâu tuyển chọn được coi như then chốt hàng đầu Nhận thức được vấn đề đó, từ lâu Đảng, Nhà nước đã có nhiều các quy định về việc tuyển chọn công chức Nó cũng được coi như công tác sống còn và nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay

1 Hình thức tuyển chọn công chức theo quy định pháp luật hiện hành

Hiện nay, tùy theo nhu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của từng cơ quan mà có các hình thức tuyển chọn khác nhau vào một vị trí việc làm Theo quy định của Điều 37 Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì:

- (1)Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng

- (2) Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển

-> Như vậy, để tuyển chọn công chức có 2 hình thức là thi tuyển và xét tuyển

- Căn cứ pháp lý để tiến hành hoạt động thi tuyển, xét tuyển được quy định rất cụ thể tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Thông

tư 10/2010/TT-BNV Quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập Đây là những căn cứ rất quan trọng để tiến hành hoạt động tuyển chọn công chức nghiêm túc, chất lượng

Trang 3

1.1 Thi tuyển

1.1.1 Nội dung, hình thức và thời gian thi tuyển công chức

Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:

- Vòng 1: Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên máy vi tính Trường hợp

cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức không có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy

a) Nội dung thi trắc nghiệm gồm 3 phần:

Phần I: Kiến thức chung 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển Thời gian thi 60 phút;

Phần II: Ngoại ngữ 30 câu hỏi là một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định Thời gian thi 30 phút Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ tại vòng 1 quy định tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP

Phần III: Tin học 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm Thời gian thi 30 phút Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là tin học thì người dự tuyển không phải thi tin học tại vòng 1 quy định tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP

Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học

b) Miễn phần thi ngoại ngữ (vòng 1) đối với các trường hợp sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;

- Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam;

- Người dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu

số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận

c) Miễn phần thi tin học (vòng 1) đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học hoặc toán - tin trở lên

d) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi

Trang 4

trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2 theo quy định tại khoản

2 Điều 8 của Nghị định trên

đ) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức thi vòng 1 trên máy

vi tính thì phải thông báo kết quả cho thí sinh được biết ngay sau khi làm bài thi trên máy

vi tính; không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 1 trên máy vi tính

e) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức thi vòng 1 trên giấy thì việc chấm thi thực hiện như sau:

- Chậm nhất là 15 ngày sau ngày kết thúc thi vòng 1 phải hoàn thành việc chấm thi vòng 1;

- Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 phải công bố kết quả điểm thi để thí sinh dự thi biết và thông báo việc nhận đơn phúc khảo trong thời hạn

15 ngày kể từ ngày thông báo kết quả điểm thi trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức;

- Trường hợp có đơn phúc khảo thì chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo phải hoàn thành việc chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo để thí sinh dự thi được biết

- Căn cứ vào điều kiện thực tiễn trong quá trình tổ chức chấm thi, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định kéo dài thời hạn thực hiện các công việc quy định tại điểm này nhưng không quá 15 ngày

g) Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phải thông báo triệu tập thí sinh dự thi vòng 2

Chậm nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 2 thì phải tiến hành tổ chức thi vòng 2

- Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành

a) Nội dung thi: Kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng

Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển

b) Hình thức thi: Thi phỏng vấn hoặc thi viết

Trang 5

Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức thi phỏng vấn hoặc thi viết Trường hợp vòng 2 được tổ chức bằng hình thức phỏng vấn thì không thực hiện việc phúc khảo

c) Thang điểm (thi phỏng vấn hoặc thi viết): 100 điểm

d) Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút, thi viết 180 phút.”

1.1.2 Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức

- Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau:

a) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 161/2018/NĐ-CP đạt từ 50 điểm trở lên;

b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định trên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm

Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm thi vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều

8 Nghị định 161/2018/NĐ-CP cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau

1.2 Xét tuyển

1.2.1 Nội dung và hình thức xét tuyển công chức

Xét tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:

- Vòng 1

Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm đã đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự vòng 2 quy định tại khoản 2 điều 12 Nghị định 161/2018/NĐ-CP

Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển tại vòng 1, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phải thông báo triệu tập thí sinh dự phỏng vấn vòng 2

Chậm nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 2 thì phải tiến hành tổ chức phỏng vấn vòng 2

Trang 6

- Vòng 2

a) Phỏng vấn để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn của người dự tuyển

b) Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100

c) Thời gian phỏng vấn 30 phút

d) Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn

- Cách tính điểm

Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2

Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các bài thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính

hệ số 1

Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 1

Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn tính theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này và điểm ưu tiên theo quy định tại Điều 5 Nghị định 161/2018/NĐ-CP

Trường hợp người dự xét tuyển có trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng căn cứ kết quả học tập trong hồ sơ của người dự xét tuyển và điểm phỏng vấn về chuyên môn, nghiệp vụ để tính điểm theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này

1.2.2 Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức

- Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau:

a) Có kết quả điểm phỏng vấn tại vòng 2 quy định tại khoản 2 điều 12 Nghị định 161/2018/NĐ-CP đạt từ 50 điểm trở lên;

b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 1 điều 5 Nghị định này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm

- Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm phỏng vấn quy định tại khoản 2 điều 12 Nghị định này cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 1 điều 5 Nghị định này (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm phỏng vấn vòng 2 quy định tại khoản 2 điều 12 Nghị định này cao hơn là người trúng tuyển; nếu

Trang 7

vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển

- Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau

2 Đánh giá về thực trạng tuyển dụng công chức tại các cơ quan nhà nước ở địa phương

2.1 Thực trạng tuyển dụng công chức tại các cơ quan nhà nước ở địa phương

2.1.1 Những điểm tích cực

- Trong thời gian gần đây nhận thấy tầm quan trọng của công tác tuyển chọn công chức, nhiều địa phương đã có những giải pháp mới, cách làm hay để thu hút nhân tài về làm việc trong các cơ quan nhà nước Tiêu biểu trong số các địa phương này có thể kể đến như: Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bạc Liêu…

Chẳng hạn như thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2018 UBND TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo "Đề án thu hút chuyên gia, nhà khoa học và lao động sáng tạo trẻ về công tác tại các sở, ban, ngành các khu công nghệ cao của TP.HCM giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến đến năm 2025" Đề án này nhằm thu hút lực lượng chuyên gia khoa học, đội ngũ lao động sáng tạo trẻ đã được đào tạo, rèn luyện trong các môi trường ngoài khu vực để

bổ sung, tăng cường cho các cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện nhiệm vụ, chương trình trọng điểm, quản lý nhà nước và các điểm nóng, các vấn đề xã hội Điểm đột phá của đề

án chính là về chính sách tiền lương, TP.HCM đưa ra nhiều mức “ưu đãi” về lương, thưởng xứng đáng chuyên gia và trí thức sau khi trúng tuyển

Hay như Hà Nội với chính sách ưu tiên xét tuyển với những thủ khoa tốt nghiệp các trường đại học về công tác làm việc tại các sở ban, ngành của thành phố

- Việc tuyển dụng công chức trong những năm gần đây nhìn chung đã diễn ra có phần nghiêm túc hơn, chất lượng công chức được lựa có phần được nâng lên

2.1.2 Những điểm hạn chế

Tuy đã có những cố gắng trong quá trình tuyển dụng công chức tại các địa phương nhưng nhìn chung công tác tuyển dụng vẫn có nhiều hạn chế

- Thứ nhất, tuyển dụng chưa thực sự dựa trên căn cứ khoa học, ít dựa vào nhu cầu công việc yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, căn cứ tuyển dụng công chức là nhu cầu công việc, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế tược giao Như vậy, muốn tuyển dụng được công chức đúng người, đúng việc thì việc xác định chức danh, tiêu chuẩn, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao để mấu chốt Tuy nhiên, hiện nay đa số các cơ quan hành chính chưa có các bản mô tả công việc

để xác định chức danh, tiêu chuẩn, yêu cầu đối với từng vị trí nên việc tuyển dụng vẫn

Trang 8

mang tính chất lấy cho đủ chỉ tiêu biên chế được giao Việc thi tuyển cạnh tranh vào các

vị trí quản lý đã được thử nghiệm với Đề án thí điểm thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước ở một số địa phương như Đà Nẵng, Quảng Ninh và một số bộ ngành, nhưng việc thực hiên chủ trương này còn chậm và hiệu quả còn hạn chế

- Thứ hai, thi tuyển là phương thức chủ yếu trong tuyển dụng công chức Tuy nhiên, đối với các vị trí công việc dù đơn giản hay phức tạp đều áp dụng một quy trình thi tuyển như nhau Sau khi trúng tuyển, công chức được bổ nhiệm vào ngạch chứ không phải vào vị trí việc làm cụ thể Trong quá trình làm việc công chức có thê chuyển từ vị trí này sang vị trí khác nhưng nhìn chung đã vào công vụ là gắn với chế độ công chức suốt đời Với những đặc điểm như vậy, hoạt động tuyển dụng vừa không linh hoạt, vừa tốn kém Khi đã trở thành công chức khó có thể đưa ra khỏi hệ thống công vụ, ngay cả khi người đó không đủ năng lực, vì thế cũng khó tạo được vị trí trống trong tổ chức để có thể tuyển người mới

- Thứ ba nội dung thi tuyển, cách thức ra để thi, hình thức thi vẫn chứa phù hợp và còn mang tính hình thức Nhiều cơ quan sử dụng cùng một nội dung thi tuyển cho những đối tượng khác nhau mà không phân loại và xác định tiêu chí riêng cho từng nhóm đối tượng Nội dung thi tuyển chưa phù hợp và sát với chuyên ngành hẹp của vị trí dự tuyển Các môn thi bắt buộc là môn kiến thức chung, môn nghiệp vụ chuyên ngành, ngoại ngữ và tin học văn phòng Việc tổ chức thi viết và thi trắc nghiệm dối với môn nghiệp vụ chuyên ngành được thực hiện phù hợp đối với từng vị trí việc làm là rất khó khăn do các cơ quan chưa có mô tả từng vị trí, các yêu cấu tiêu chuẩn chưa được xác định Vì vậy nội dung thi tuyển quá tập trung vào các vấn đề lý luận chung, hoặc quá dễ dãi lặp lại các kiến thức mà người dự thi đã được học trong các trường đào tạo của hệ thống giáo đục quốc dân, khiến cho việc thi tuyển không còn ý nghĩa thực tế

- Thứ tư cách thức ra đề thi, hình thức thi hiện nay khó đánh giá được thực chất năng lực ứng viên Cách ra đề thi chủ yếu chú trọng đến việc kiểm tra trí nhớ của ứng viên mà chưa đặt ra các câu hỏi để đánh giá khả năng suy luận, phân tích, tổng hợp, nhất là chưa đánh giá được các kỹ năng chuyên ngành cần có đối với ngạch, vị trí dự tuyển Hình thức thi chủ yếu là thi viết Nghị định số 24/2010/NĐ-CP đã có quy định về thi trắc nghiệm nhưng trong thực tế để có được hệ thống đề thi trắc nghiệm đảm bảo đánh giá đúng năng lực của công chức vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra Do đó, kết quả thi tuyển công chức thời gian qua chưa thực sự phản ánh chính xác khả năng làm việc trong tương lai của công chức Điều này lý giải tại sao nhiều trường hợp người có kỹ năng làm việc tốt đã được kiểm nghiệm qua thời gian làm hợp đồng tại cơ quan nhưng vẫn không trúng tuyển bởi nội dung thi thường là lý thuyết chung, không có phần thi để đánh giá những kỹ năng chuyên biệt cho từng vị trí

Trang 9

- Thứ năm, ở một số địa phương công tác tổ chức thi tuyển, xét tuyển vẫn còn diễn ra tiêu cực không khách quan Rất nhiều địa phương công chức được tuyển chưa thực sự dựa vào năng lực trình độ mà dựa vào quan hệ, vị trí chức danh tuyển dụng chưa thực sự đúng với nhu cầu thực tế của cơ quan nhà nước Thêm vào đó không ít nơi những người tham gia vào các kì thi tuyển dụng đạt kết quả cao trùng hợp là người thân, người nhà có quan hệ với các cán bộ, lãnh đạo làm cho dư luận không khỏi hoài nghi về tính nghiêm túc của các

kì thi này Một số nơi khác thì công tác từ lúc ra đề, chấm thi không được coi trọng dẫn đến lộ đề, sửa đổi kết quả thi, làm cho các kì thi này mất đi tính công bằng cạnh tranh Ví

dụ như kì thi tuyển dụng công chức vào làm việc tại thanh tra tỉnh Cà Mau năm 2017 đã phải tạm dừng trước giờ thi vì bộ đề thi bị lộ ra ngoài Nguyên nhân chính là do ông Tiêu Trường Sơn một công chức tham gia xây dựng bộ đề thi đã làm lộ bộ đề thi ra bên ngoài

2.2 Một số giải pháp đổi mới tuyển dụng công chức

- Một là, tiếp tục hoàn thiện xác định vị trí việc làm, xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực gắn liền với từng vị trí để làm căn cứ khoa học, khách quan cho hoạt động tuyển dụng

Mục tiêu của xác định vị trí việc làm là trả lời câu hỏi: trong cơ quan, tổ chức có bao nhiêu vị trí và ứng với mỗi vị trí cần bao nhiêu người làm việc để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đó Do đó, xác định được vị trí việc làm sẽ tạo cơ sở để xác định tổ chức có nhu cầu cần tuyển bao nhiêu người để đảm nhận những vị trí nào trong tổ chức

- Hai là, phân loại vị trí việc làm để xác định phương thức và quy trình tuyển dụng phù hợp với đặc thù của từng loại vị trí

Phân loại vị trí việc làm được coi là nền tảng quan trọng cho việc lựa chọn phương thức

và quy trình tuyển dụng công chức Thực tiễn tuyển dụng công chức ở nhiều nước cho thấy, áp dụng phương thức và quy trình tuyển dụng khác nhau cho các loại vị trí công việc khác nhau vừa đảm bảo chọn được người phù hợp, vừa đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả tuyển dụng Vì vậy, cần phân loại vị trí việc làm để xác định ngoài thi tuyển cạnh tranh phải có các phương thức tuyển dụng khác phù hợp cho từng loại vị trí

- Ba là, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào tất cả các khâu của quá trình tuyển dụng

Sử dụng triệt để công nghệ thông tin trong tuyển dụng góp phần tiết kiệm thời gian chi phí, đơn giản hóa nhiều thủ tục, hồ sơ, giấy tờ trong hoạt động tuyển dụng, do đó đảm bảo hiệu quả nguyên tắc công khai, khách quan và minh bạch trong tuyển dụng Vì vậy, đổi mới tuyển dụng công chức cần tiếp tục theo hướng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất các khâu của tuyển dụng: trong thông báo tuyển dụng, thực hiện thi tuyển

Trang 10

thông qua hình thức thi trắc nghiệm, chấm thi và lưu trữ kết quả thi Có thể thành lập một trang web riêng về việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước để các thông tin

về vị trí việc làm còn trống cũng như những thông tin liên quan đến tuyển dụng được cập nhật tập trung, làm cho ứng viên dễ dàng tiếp cận thông tin Các ứng viên làm thủ tục và giao tiếp với các cơ quan tuyển dụng thông qua một tài khoản riêng được cung cấp để đảm bảo tính chính xác, kịp thời và khách quan của các thông tin trong tuyển dụng

- Bốn là, đổi mới hình thức, nội dung và quy trình thi tuyển

Nội dung và hình thức thi tuyển một mặt phải đảm bảo chất lượng của công chức đuợc tuyển dụng, mặt khác phải gắn với chuyên ngành hẹp của vị trí dự tuyển để đánh giá được năng lực của ứng viên, đảm bảo chọn được người phù hợp Để thực hiện điều đo cần đổi mới hình thức và nội dung thi theo hướng: hạn chế hình thức thi viết và sử dụng rộng rãi hình thức thi trắc nghiệm và phỏng vấn; đổi mới quy trình thi tuyển công chức theo hướng tăng cường hình thức thi trắc nghiệm và phỏng vấn

- Năm là, tăng cường thanh tra kiểm tra, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm, tiêu cực trong khâu tuyển chọn công chức cả ở hình thức thi tuyển và xét tuyển Khâu hậu kiểm sau tuyển chọn phải được đẩy mạnh, kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những người phát hiện sai phạm hay không đủ năng lực nhưng vẫn có thể trở thành công chức, làm việc tại các cơ quan nhà nước

Hết

Ngày đăng: 06/10/2019, 14:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w