1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của cục hải quan tỉnh lào cai

108 77 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THẾ HÙNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THẾ HÙNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH LÀO CAI Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS TS TRẦN CHÍ THIỆN THÁI NGUYÊN - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu co liên quan đến đê tài đa được công bố Các trích dẫn trong luận văn đều đa được chi ro nguồn gốc Tôi xin chịu mọi trách nhiệm vê lời cam đoan của mình Thái Nguyên, tháng 02 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thế Hùng ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đa nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều tập thể và cá nhân Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Chí Thiện người đa tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đê tài và hoàn thành khoa luận này Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đa tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đa cổ vũ, động viên và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khoa học Do thời gian co hạn nên luận văn này kho tránh khỏi những thiếu sot, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng gop của quý thầy cô, bạn bè Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 02 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thế Hùng 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤC CÁC BẢNG viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ix MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đê tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Đóng góp của luận văn 3 5 Kết cấu luận văn 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA NGÀNH HẢI QUAN 5 1.1 Khái niệm vê chất lượng cán bộ, công chức và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của ngành Hải quan 5 1.1.1 Cán bộ, công chức 5 1.1.2 Chất lượng cán bộ, công chức 6 1.1.3 Chất lượng cán bộ, công chức của của ngành Hải quan 7 1.1.4 Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của ngành Hải quan 8 1.2 Đặc điểm, vai trò của chất lượng cán bộ, công chức và nâng cao chất lượng CBCC ngành Hải Quan 8 1.2.1 Đặc điểm chất lượng cán bộ, công chức của ngành Hải quan 8 1.2.2 Vai trò của chất lượng cán bộ, công chức của các Cục Hải quan 9 4 1.3 Nội dung nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của các Cục Hải quan 10 1.3.1 Xây dựng Đê án vị trí việc làm 11 1.3.2 Hoạt động tuyển dụng 11 1.3.3 Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng 12 1.3.4 Hoạt động sắp xếp, bố trí sử dụng 13 1.3.5 Công tác quy hoạch 14 1.3.6 Công tác bổ nhiệm, điêu chuyển, miễn nhiệm cán bộ, công chức 15 1.3.7 Xây dựng và thực hiện các chính sách tạo động lực 16 1.3.8 Hoạt động đánh giá kết quả công tác của cán bộ, công chức 17 1.3.9 Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, các chính sách vê nâng cao chất lượng cán bộ, công chức 18 1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của các Cục Hải quan 18 1.4.1 Những nhân tố bên trong 18 1.4.2 Những nhân tố bên ngoài 19 1.5 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của một số Cục Hải Quan trong nước 21 1.5.1 Kinh nghiệm từ tỉnh Quảng Ninh 21 1.5.2 Kinh nghiệm từ Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng 23 1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Cục Hải Quan tỉnh Lào Cai 24 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1 Câu hỏi nghiên cứu 26 2.2 Phương pháp nghiên cứu 26 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 26 2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 27 2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 28 2.2.4 Ma hoa các biến 32 5 2.3 Hệ thống các chi tiêu nghiên cứu 34 2.3.1 Nhom chi tiêu định lượng 34 2.3.2 Các chi tiêu định tính 35 Chương 3 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH LAO CAI 36 3.1 Giới thiệu vê Cục Hải quan tỉnh Lào Cai 36 3.1.1 Quá trình hình thành Cục Hải quan tỉnh Lào Cai 36 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai 38 3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai 40 3.2 Công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai 41 3.2.1 Xây dựng Đê án vị trí việc làm 41 3.3.2 Hoạt động tuyển dụng 43 3.2.3 Hoạt động đào tạo 46 3.2.4 Hoạt động sắp xếp, bố trí sử dụng cán bộ, công chức 47 3.2.5 Công tác quy hoạch cán bộ, công chức 49 3.2.6 Công tác bổ nhiệm, điêu chuyển, miễn nhiệm cán bộ, công chức 50 3.2.7 Xây dựng và thực hiện các chính sách tạo động lực cho lao động 51 3.2.8 Hoạt động đánh giá kết quả công tác của CBCC 54 3.2.9 Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, các chính sách vê nâng cao chất lượng cán bộ, công chức 56 3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của Cục Hải quan Lào cai 57 Phân tích hồi quy tuyến tính bội 63 3.4 Đánh giá chung 66 3.4.1 Kết quả đạt được 66 3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 67 6 Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH LÀO CAI 69 4.1 Định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai 69 4.1.1 Định hướng 69 4.1.2 Mục tiêu 70 4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai 71 4.2.1 Hoàn thiện kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, công chức 71 4.2.2 Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo cán bộ, công chức 72 4.2.3 Đổi mới công tác đê bạt, bổ nhiệm cán bộ theo hướng minh bạch và công khai hơn 77 4.2.4 Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá cán bộ, công chức 79 4.2.5 Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ, công chức 81 4.2.6 Công tác bổ nhiệm, điêu chuyển, miễn nhiệm cán bộ, công chức 82 4.2.7 Xây dựng và thực hiện các chính sách tạo động lực cho lao động 82 4.2.8 Nâng cao hiệu quả đánh giá kết quả công tác của cán bộ, công chức 83 4.2.9 Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, các chính sách vê nâng cao chất lượng cán bộ, công chức 84 4.3 Kiến nghị 85 4.3.1 Kiến nghị với Trung ương 85 4.3.2 Kiến nghị với ngành: Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan, 86 4.3.3 Kiến nghị với Ủy ban Nhân dân tỉnh và Ủy ban Nhân dân các huyện trên địa bàn 86 4.3.4 Kiến nghị với các Trường đại học, cao đẳng liên quan 87 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 92 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT C/O : Xuất xứ hàng hoa CBCC : Cán bộ công chức CK : Cửa khẩu GATT : Trị giá Hải quan Hải quan VN : Hải quan Việt Nam HS : Phân loại hàng hoa IPRs : Sở hữu trí tuệ QLRR : Quản lý rủi ro QT : Quốc tế XNC : Xuất nhập cảnh XNK : Xuất nhập khẩu 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 42 Số lượng CBCC Cục Hải quan Lào Cai giai đoạn 2013-2017 Bảng 3.2: Đê án vị trí việc làm cục hải quan Lào Cai năm 2017 42 Bảng 3.3: Tình hình tuyển dụng của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai 43 Bảng 3.4: Trình độ của CBCC của Cục Hải quan Lào Cai 44 Bảng 3.5: Công tác đào tạo cán bộ hải quan Lào Cai 46 Bảng 3.6: 48 Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức của Cục Hải quan Lào Cai Bảng 3.7: Quy hoạch cán bộ kế cận của Cục Hải quan Lào Cai giai đoạn 2016-2020 49 Bảng 3.8: Tình hình luân chuyển CBCC của Cục Hải quan Lào Cai, giai đoạn 2013-2017 50 Bảng 3.9: Thu nhập bình quân của CBCC Hải quan tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013-2017 52 Bảng 3.10: Tổng hợp chi phúc lợi cho CBCC Cục Hải quan Lào Cai giai đoạn 2013-2017 53 Bảng 3.11: Kết quả thi đua của cá nhân, tập thể Cục Hải quản Lào Cai 54 Bảng 3.12: Thưởng cho tập thể và cá nhân 55 Bảng 3.13: Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra của Cục Hải quan Lào Cai, giai đoạn 2013-2017 56 Bảng 3.14: Kiểm định thang đo 57 Bảng 3.15: Kiểm định KMO và Barlett 59 Bảng 3.16: Tổng phương sai được giải thích 60 Bảng 3.17: Ma trận hệ số tải nhân tố cho các nhân tố độc lập 61 Bảng 3.18: Ma trận hệ số tải nhân tố cho nhân tố phụ thuộc 63 Bảng 3.19: Kết quả hồi quy 63 Bảng 3.20: Tom tắt mô hình 64 Bảng 3.21: Phân tích phương sai 64 Bốn là, bảo đảm cạnh tranh, công bằng trong công tác bổ dụng những cán bộ, công chức được quy hoạch Cạnh tranh co nghĩa là thông qua hình thức đánh giá kết quả, thành tích công việc hàng ngày và coi năng lực, hiệu quả hoạt động thực tiễn là cơ sở quan trọng nhất để xét duyệt quy hoạch, bố trí sử dụng và bổ nhiệm cán bộ, công chức Cần tạo điều kiện và cơ hội cho cán bộ, công chức thăng tiến bằng thi tuyển cạnh trang ở một số chức danh lãnh đạo, quản lý, tạo ra những “sân chơi” rộng mở, công bằng để tuyển chọn nhân tài, nâng cao chất lượng của công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng và quản lý cán bộ, công chức 4.2.6 Công tác bô nhiệm, điều chuyển, miễn nhiệm cán bộ, công chức Hiện nay công tác bổ nhiệm, điều chuyển, miễn nhiệm CBCC của Cục Hải quan Lào Cai đang áp dụng theo Quyết số 456/QĐ-TCHQ của Tổng Cục Hải quan ngày 27 tháng 4 năm 2017, quyết định vê việc Ban hành quy định thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức Tổng Cục Hải quan Tuy nhiên do đặc thù của tỉnh vê công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, nên việc điều chuyển, bổ nhiệm và miễn nhiệm CBCC của Cục Hải quan Lào Cai co những hạn chế trong công tác điều chuyển cán bộ như điêu chuyển đột xuất không theo quy hoạch, điều chuyển phần lớn các bộ trẻ,… dân tới một số CBCC bị điều chuyển không đồng tình Do vậy, để bổ nhiệm, điều chuyển và miễn nhiệm CBCC của Cục Hải quan Lào Cai đạt hiệu quả, Cục Hải quan Lào Cai cần co chính sách quy hoạch cụ thể cả vê việc điều chuyển, luân chuyển các CBCC trong Cục, co các chính sách khuyến khích CBCC luân chuyển tới các vị trí ở vùng xa trung tâm và điều kiện kho khăn Bên cạnh đó, việc bổ nhiệm CBCC phải đảmbảo tính công khai minh bạch theo quy định của Nhà nước và của Ngành; công tác miễn nhiệm cũng đảm bảo tính khách quan và hợp lý trong toàn đơn vị 4.2.7 Xây dưng và thưc hiện các chinh sách tạo động lưc cho lao động CBCC ngành Hải quan noi chung và CBCC Cục Hải quan Lào Cai noi riêng là những người thường xuyên phải tiếp xúc với các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, do vậy, các đối tượng thường xuyên tìm mọi cách để mua chuộc Vì vậy, để CBCC yên tâm công tác và đảm bảo mức sống thì ngoài những chính sách chung của Tổng cục Hải quan thì Cục Hải quan Lào Cai cần thực hiện tốt hơn nữa những chính sách tạo động lực cho ngươi lao động như sau: Một là, đảm bảo công việc ổn định và an toàn, đây là điều đầu tiên mà đối với mỗi CBCC khi tham gia vào một tổ chức Họ sẽ gắn bo với đơn vị khi đơn vị đo đảm bảo được cho người đo ổn định công việc, yên tâm công tác và đáp ứng các yêu cầu vê an toàn trong quá trình công tác Do vậy, Cục cần co chiến lược lâu dài trong việc điều chuyển CBCC sao cho phù hợp với từng người và phù hợp với từng công việc, nhưng vẫn phải đảmbảo ổn định và an toàn cho CBCC Hai là, tạo môi trường làm việc thân thiện thông qua các chính sách về văn hóa nơi công sở Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị Để xây dựng một môi trường làm việc tốt, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là đối với người phụ trách phải xác định đây là một nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị Đây cũng là tiền đê để phát huy tinh thần đoàn kết của một tập thể, qua đo phát huy được năng lực làm việc của từng cá nhân trong tập thể Ba là, sắp xếp công việc phù hợp với khả năng, sở trường của từng CBCC nhằm phát huy cao nhất năng lực làm việc của từng người, nâng cao hiệu quả công việc 4.2.8 Nâng cao hiệu quả đánh giá kết quả công tác của cán bộ, công chức Để nâng cao chất lượng CBCC cục Hải quan Lào Cai thì việc nâng cao hiệu quả công tác đánh giá CBCC là vô cùng quan trọng, qua đo mới đánh giá được đúng người, đúng việc, đảm bảo sự công bằng cho tất cả các CBCC của đơn vị Những giải pháp cần thực hiện để nâng cao kết quả công tác đánh giá CBCC Cục Hải quan Lào Cai như sau: Thứ nhất, nâng cao nhân thức của toàn thể CBCC trong đơn vị vê trách nhiệm nghê nghiệp, vê tinh thần đoàn kết, vê vai trò của từng CBCC tại đơn vị Thứ hai, mô tả, phân tích và phân công công việc cụ thể cho từng CBCC, từng vị trí để giúp cho CBCC nắm ro được trách nhiệm của mình trong công việc Thứ ba, lựa chọn phương pháp đánh giá Việc lựa chọn phương pháp đánh giá cũng rất cần thiết, vì đánh giá CBCC ngành Hải quan là ngành đặc thù nên phương pháp đánh giá phải phù hợp với đặc thù của ngành, đặc thù của từng địa phương, co như vậy mới đảm bảo tính chính xác và hợp lý Thứ tư, xác định đối tượng thực hiện và thời gian đánh giá phù hợp với từng bộ phận, từng đơn vị, vừa đảm bảo tính khách quan minh bạch đúng quy định, vừa đảm bảo công việc của đơn vị được tiến hành bình thường Thứ năm, sau khi đánh giá, kết quả phải được thảo luận và sử dụng kết quả đánh giá phải được công khải và đảm bảo công bằng cho tất cả các CBCB 4.2.9 Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, các chính sách về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức Để đảm bảo tính chính xác trong công tác đánh giá chất lượng CBCC noi chung, CBCC Cục Hải quan Lào Cai noi riêng thì công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được thực hiện nghiêm túc đúng quy định Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được thực hiện cụ thể từ các khâu xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực của đơn vị: tiêu chuẩn tuyển dụng, tiêu chuẩn chức danh từng vị trí công việc, công tác đào tạo nâng cao chất lượng, công tác thi đua khen thưởng ; triển khai kế hoạch thực hiện; kết quả thực hiện hàng tháng, hàng quý hàng năm; Đặc biệt, mọi hoạt động của CBCC cần được giám sát, đôn đốc, từ đo co chính sách khuyến khích, động viên kịp thời giúp CBCC phát huy năng lực và hiệu quả công việc Đồng thời, Cục Hải quan cần phối hợp với các bên liên quan như Liên đoàn Lao động tỉnh, sở Lao động thương binh và xa hội tỉnh, để kiểm tra, giám sát các hoạt động của CBCC, từ đó, phát hiện những sai phạm co thể xảy ra mà CBCC Hải quan mắc phải, và co những biện pháp kịp thời giúp CBCC khắc phục (nếu co) và co các chính sách khuyến khích kịp thời nhằm động viên CBCC 4.3 Kiến nghị 4.3.1 Kiến nghi với Trung ương Ngành Hải quan là một ngành đặc thù, đòi hỏi mỗi cán bộ công chức ngành phải co trình độ chuyên môn nhất định và những kỹ năng mềm trong quá trình giải quyết công việc Đồng thời, mỗi cán bộ công chức ngành Hải quan cũng thể hiện cho tinh thần của quốc gia trong việc giao lưu, tiếp đón đối tác nước bạn khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu noi chung và hoạt động tạm nhập tái xuất noi riêng Và cán bộ công chức ngành Hải quan thường xuyên phải tiếp xúc với những lợi ích kinh tế - đây cũng là những nơi dễ xảy ra những tệ nạn liên quan đến an ninh quốc gia, liên quan đến nạn buôn lậu, trốn thuế, Do đó, để đáp ứng những yêu cầu mới khi Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế thì Chính phủ cần tập trung vào những công việc cụ thể sau nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công chức ngành Hải quan: Thứ nhất, nâng cao chất lượng cán bộ công chức hải quan thông qua việc đào tạo tại các trường đại học theo chuẩn quốc: cần xây dựng khung chương trình riêng cho việc đào tạo cán bộ công chức ngành hải quan; co quy định riêng đối với các trường được phép đào tạo ngành học liên quan đến đào tạo cán bộ ngành hải quan Thứ hai, cần co yêu cầu cụ thể bắt buộc đối với cán bộ công chức ngành hải quan vê trình độ ngoại ngữ, tùy thuộc vào đặc điểm của từng tỉnh, song yêu cầu bắt buộc phải sử dụng thành thạo ít nhất một thứ ngôn ngữ khác Thứ ba, nhà nước cần co chính sách vê lương, thưởng phù hợp đối với các cán bộ công chức hải quan Vì đây là ngành rất dễ xảy ra những sai phạm vê kinh tế Do vậy, chính sách lương thưởng của nhà nước đảm bảo cho cán bộ công chức ngành yên tâm công tác Thứ tư, ngoài các quy định của Luật cán bộ công chức, Luật Hải quan, nhà nước cần co chế tài xử phạt nặng đối với các cán bộ viên chức ngành hải quan vi phạm những quy định của pháp luật như tăng mức phạt cảnh cảo, khiển trách đối với các cán bộ công chức vi phạm, nhằm dăn đe cho những cán bộ công chức co ý định vi phạm pháp luật nhà nước 4.3.2 Kiến nghi với ngành: Bộ Tài Chinh, Tổng cục Hải quan, Để nâng cao chất lượng cán bộ công chức ngành Hải quan, thì Các Bộ ngành như Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hải quan cần co những chính sách và mục tiêu cụ thể đối với từng giai đoạn, từng thời kỳ để giúp các đơn vị cấp dưới co kế hoạch thực hiện cụ thể Một là, xác định ro định hướng, chiến lược, mục tiêu phát triển ngành và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng Hai là, cụ thể các quy định của nhà nước vê từng hoạt động cụ thể của ngành, trong đó, quy định cụ thể đối với yêu cầu vê chất lượng cán bộ công chức ngành Hải quan đối với từng vị trí công việc Ba là, cần quy định cụ thể vê yếu tố con người trong việc phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan trong công tác hải quan tại các cửa khẩu Trong đó, quy định ro quyên, trách nhiệm của từng bộ ngành, từng đơn vị liên quan để hạn chế việc đủn đẩy trách nhiệm, hạn chế được việc chồng chéo trong công tác quản lý và kiểm tra giám sát hoạt động xuất nhập khẩu 4.3.3 Kiến nghi với Ủy ban Nhân dân tỉnh và Ủy ban Nhân dân các huyện trên địa bàn Tỉnh Lào Cai là một tỉnh biên giới phía bắc, co 300 km đường biên giáp danh với Trung Quốc , do vậy, việc quản lý an ninh biên giới và phát triển kinh tế vùng biên là rất phức tạp và tương đối kho khăn đối với tỉnh Lào Cai Trong đó, vai trò của Cục Hải quan Lào Cai là vô cùng quan trọng Cục Hải quan Lào Cai không chi là đơn vị quản lý nhà nước vê thuế xuất nhập khẩu, mà còn co vai trò to lớn trong việc bảo vệ an ninh và phát triển kinh tế vùng biên Do đó, để phát huy được hết vai trò của Cục Hải quan Lào Cai thì kiến nghị với UBND tỉnh Lào Cai và UBND các huyện trên địa bàn như sau: Thứ nhất, xúc tiến xây dựng, mở rộng các cửa khẩu và cửa khẩu phụ theo chiến lược của Tổng Cục Hải quan Thứ hai, cần phối hợp chặt chẽ với Cục Hải quan Lào Cai trong việc tra đổi, luân chuyển cán bộ công chức ngành, tạo điều kiện cho Cục hải quan Lào Cai trong việc tuyển dụng nhân tài theo yêu cầu đặc thù của ngành Thứ ba, cần phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước đối với cán bộ liên quan tại UBND tỉnh, tại các Sơ: Sở tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Công thương để hỗ trợ các cán bộ công chức Cục hải quan trên địa bàn, tránh việc quản lý chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước vê hải quan trên địa bàn Thứ tư, UBND tỉnh cần co chính sách khen thưởng cụ thể đối với những CBCC ngành hải quan lập được những chiến công vê phòng chống buôn lậu và phát hiện tội phạm trên địa bàn Đồng thời, co chính sách an ninh riêng cho các CBCC ngành hải quan tại một số vị trí công việc đặc biệt nguy hiểm và chính sách lương thưởng riêng của tỉnh 4.3.4 Kiến nghi với các Trường đại học, cao đẳng liên quan Các trường đại học và cao đẳng là cái nôi đào tạo ra người lao động noi chung và đào tạo ra cán bộ công chức ngành hải quan noi riêng, vì hiện nay ở Việt Nam chưa co trường đại học hay cao đẳng nào đào tạo riêng cán bộ cho ngành hải quan Do đó, để nâng cao chất lượng cán bộ công chức ngành hải quan thì các trường đại học và cao đẳng cần: Một là, nâng cao chất lượng đào tạo, trong đo nên xây dựng khung chương trình đào tạo chuyên ngành quản lý nhà nước vê hải quan Trong đó, các môn học phải gắn liền với thực tế Hai là, phối hợp với các cơ quan hải quan trong việc đào tạo cán bộ công chức ngành hải quan Các trường đại học nên mời các cán bộ ngành hải quan co chuyên môn, co kinh nghiệm tham gia giảng dạy hoặc co những buổi trao đổi vê công tác đặc thù của ngành hải quan Ba là, các trường đại học cần chú trọng vào đạo tạo các kỹ năng mềm ngoài chuyên môn như ngoại ngữ, tin học phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý của ngành hải quan Đồng thời, liên kết với các Cục hải quan để đưa sinh viên đi thực tế và thực tập nhằm nâng cao kiến thức thực tế cho sinh viên co như vậy, chất lượng sinh viên khi ra trường mới co thể đáp ứng được yêu cầu của ngành hải quan KẾT LUẬN Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay là yêu cầu cấp bách, nhất là yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xa hội của đất nước và trong thời kỳ hội nhập quốc tế Trong đó, chất lượng CBCC Ngành hải quan đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Từ kết quả nghiên cứu vê thực trạng chất lượng CBCC Cục Hải quan Lào Cai đứng dưới góc độ các nhà quản lý, Đê tài đa đạt được một số kết quả nhất định như: Thứ nhất, hệ thống hóa được cơ sở lý luận vê nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực, CBCC ngành Hải quan, chất lượng CBCC ngành Hải quan, các nội dung quản lý nhà nước đối với CBCC ngành Hải quan, các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng CBCC Thứ hai, từ kinh nghiệm nâng cao chất lượng CBCC của Cục Hải quan tỉnh Quản Ninh và Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng, nghiên cứu đa rút ra được một số bài học cho Cục Hải quan tỉnh Lào Cai Thứ ba, Luận văn đa phân tích thực trạng chất lượng cán bộ, công chức Cục Hải quan Lào Cao và thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của Cục Nghiên cứu cho thấy, vê cơ bản, chất lượng cán bộ, công chức đa đáp ứng được yêu cầu công tác; công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức đa đạt được nhiều thành tựu cũng còn co nhiều hạn chế, yếu kém như: công tác xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, công chức chưa tốt; tuy chất lượng cán bộ, công chức được nâng lên song hiệu quả công tác đánh giá cán bộ chưa cao; hiệu quả công tác đào tạo cán bộ, công chức chưa thực sự gắn với thực tế yêu cầu công việc; việc đánh giá năng lực cán bộ chưa đúng, còn thiên vê hình thức; chất lượng đội ngũ chưa đáp ứng được yêu cầu Thứ tư, Luận văn đa phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai thông qua áp dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kết quả nghiên cứu chi ra các yếu tố: Xu hướng hội nhập quốc tế; Môi trường làm việc; Chế độ, chính sách, pháp luật; Trình độ cán bộ, công chức; Công tác đào tạo, bồi dưỡng và:Chiến lược, kế hoạch nâng cao chất lượng cán bộ công chức của Cục Hải quan và các đơn vị trực thuộclà yếu tố ảnh hưởng tới kết quả nâng cao chất lượng CBCC của Cục Hải quan Lào Cai Cuối cùng, Luận văn đa đê xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng CBCB tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai trong thời gian tới như: xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, nâng cao hiệu quả đào tạo công chức, đổi mới trong công tác đê bạt và bổ nhiệm cán bộ, đổi mới công tác đánh giá cán bộ, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và đánh giá CBCC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ban chấp hành Trung ương (2017), Văn bản số 98-QĐ/TW Quy định về luân chuyển cán bộ, ngày 7/10/2017 2 Ban cán sự Đảng Bộ Tài Chính (2014), Nghị quyết 02NQ/BCSĐ năm 2014 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài Chính về việc triển khai công tác luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác, điều động công chức, viên chức của Bộ Tài Chính, Hà Nội ngày 10 tháng 10 năm 2014 3 Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 14/2012/TT-BNV, vê Việc xây dựng đề án vị trí việc làm phải đảm bảo đúng tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giảm biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức 4 Bộ trưởng Bộ Tài chính (2014), Quyết định 2650/QĐ-BTC năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về danh mục vị trí công tác và thời hạn luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức của Bộ tài chính, Hà Nội ngày 15 tháng 10 năm 2014 5 Chính Phủ (2012), Nghị định số 41/2012/NĐ-CP, ngày 08 tháng 5 năm 2012, Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị công lập, Hà Nội 6 Trần Xuân Cầu & Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế cán bộ, công chức, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 7 Cục Hải quan tỉnh Lào Cai (2017), Hải quan Lào Cai 62 năm xây dựng và phát triển, Nxb Thống Kê, Lào Cai 8 Chính Phủ (2013), Nghị định 36/2013/NĐ-CP của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2013 9 Hair và cộng sự (1998) 10 Nguyễn Thanh Mai (2014), Chất lượng cán bộ, công chức, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 11 Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển cán bộ, công chức xa hội, NXB Tư pháp, Hà Nội 12 Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động - Xa hội, Hà Nội 13 Quốc hội (2015), Luật số 54/2014/QH13, Luật Hải Quan, Hà Nội 14 Quốc hội (2008), Luật số 22/2008/QH12, vê quản lý Cán bộ, công chức 15 Phạm Văn Sơn (2015), Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực Việt Nam, http://giaoducthoidai.vn/trao-doi/7-giai-phapnang-cao-chat-luongnhan-luc-viet- nam-602980.html 16 Philip B.Crosby (1979), Quality is free 17 Lê Hữu Tầng (2005), Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế- xa hội, Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX-07 18 Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khoa học marketing: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, TPHCM, NXB ĐH Quốc gia TPHCM 19 Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình Cán bộ, công chức, NXB Lao động Xa hội, Hà Nội 20 Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức 21 Tổng Cục Hải quan (2017), Quyết số 456/QĐ-TCHQ ngày 27 tháng 4 năm 2017, quyết định về việc Ban hành quy định thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức Tổng Cục Hải quan, Hà Nội 22 Tổng cục Hải quan (2017), Quyết định số 1207/QĐ-TCHQ của Tổng Cục Hải Quan về việc ban hành kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa cục hải quản tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020, Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2017 23 Từ điển bách khoa Việt Nam, https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_%C4%91i%E1%BB%8 3n_b%C3%A1ch_khoa_Vi%E1%BB%87t_Nam PHỤ LỤC Phụ lục 01 PHIẾU KHẢO SÁT (Phiếu khảo sát cán bộ, Viên chức và người lao động tại Cục Hải Quan tỉnh Lào Cai) Xin chào các Anh/Chị Tôi là học viên cao học đến từ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên và đang tiến hành nghiên cứu đê tài “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai” Rất mong muốn được quý anh/chị bớt chút thời gian cho biết ý kiến của mình thông qua bảng câu hỏi kèm theo dưới đây Mỗi ý kiến của anh/chị đều là sự đóng góp rất lớn cho sự thành công luận văn của tôi Tôi cam kết “Các ý kiến của Anh/ Chị chi phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đê tài này và không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác” PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG 1 Họ tên Anh/Chị: 2 Anh/Chị vui lòng cho biết chức danh Anh/Chị đang nắm giữ? 3 Giới tính của Anh/Chị ? Nam Nữ 4.Trình độ học vấn của Anh/Chị ? Đại học Sau đại học 5 Thâm niên công tác của Anh/Chị? < 1 năm 1 - 3 năm 3 - 5 năm 5 - 10 năm > 10 năm Trung cấp/ Cao đẳng 6 Thu nhập của Anh/Chị? Dưới 4 triệu đồng Từ 4 đến 6 triệu đồng Từ 6 đến 8 triệu đồng Trên 8 triệu đồng PHẦN II PHẦN KHẢO SÁT Ý KIẾN Anh/Chị vui lòng trả lới theo mức điểm đánh giá từ 1-5 tăng theo mức độ đồng ý của Anh/Chị với các nhận định được đưa ra 1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Bình thường 4: Đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý Chỉ tiêu (1) (2) (3) I Các nhân tố bên trong (4) (5) 1 Chiến lược phát triển, kế hoạch về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức 1.1 Cục co chiến lược phát triển trong dài hạn và ro ràng 1.2 Xây dựng kế hoạch theo nhu cầu của từng đơn vị 1.3 Kế hoạch đáp ứng đủ số lượng CBCC làm việc trong tương lai 1.4 Kế hoạch đáp ứng vê phẩm chất, chuyên môn…của CBCC trong công việc 2 Môi trường làm việc 2.1 Cơ quan được trang bị cơ sở vật chất hiện đại 2.2 Mối quan hệ giữa đồng nghiệp hòa đồng 2.3 CBCC được phát huy khả năng của mình 2.4 Cấp trên, đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ trong công việc 3 Trình độ cán bộ, công chức 3.1.Cán bộ nắm chắc nghiệp vụ chuyên môn 3.2.Sẵn sàng giải đáp thắc mắc của người dân và doanh nghiệp 3.3 Co kỹ năng mềm tốt (giao tiếp, đàm phán ) 3.4 Co ý thức cao trong việc tự rèn luyện nâng cao trình độ 3.5 Co kiến thức vê tin học và ngoại ngữ II Các nhân tố bên ngoài 4 Xu hướng hội nhập quốc tế 4.1 Trình độ chuyên môn CBCC đáp ứng được xu thế hội nhập 4.2 Ngày càng nhiều mặt hàng mới được xuất nhập khẩu 4.3 Quy trình thủ tục hải quan áp dụng nhiều công nghệ thông tin, giảm thời gian 4.4 Thông tin, quy trình các bước xuất nhập khẩu hàng hoa được hướng dân cụ thể, dễ dàng tìm hiểu 5 Chinh sách pháp luật 5.1 Hệ thống chính sách, quy định được xây dựng chặt chẽ 5.2 Thường xuyên ra soát, cải cách thủ tục hành chính 5.3 Người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và hiểu biết các quy định của nhà 5.4 Những quynước định gây vướng mắc cho cá nhân và doanh nghiệp được xem xét và chỉnh sửa 5.5 Các trường hợp phát sinh được cơ quan cấp trên hướng dẫn thực hiện nhanh chong và cụ thể 6 Sư phát triển của đào tạo 6.1 Người học sau tốt nghiệp đáp ứng tốt công việc được giao 6.2 Nội dung học gắn liền với thực tế 6.3 Kiến thức luôn được cập nhật mới nhất 6.4.Người học được trang bị nhiều kỹ năng mềm trước khi ra trường III Nâng cao chất lượng CBCC Hiệu quả công việc được nâng lên một cách ro ràng theo quá trình nâng cao chất lượng cán bộ, nhân viên Mọi cán bộ đêu được tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển bản thân và nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ Chất lượng cán bộ được cải thiện một cách bền vững, co định hướng và mục tiêu ro ràng, phù hợp với yêu cầu công việc tại đơn vị trong những năm tới Anh/Chị có ý kiến đóng góp, kiến nghị nào cho việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai hiện nay? Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị ! ... 1.1.4 Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ngành Hải quan Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp sở được hiểu hoạt động các quan quản lý cán bộ, công chức (ở Cục Hải quan Tổng cục Hải quan) ... các Cục hải quan 1.2 Đặc điểm, vai trị chất lượng cán bộ, cơng chức nâng cao chất lượng CBCC ngành Hải Quan 1.2.1 Đặc điểm chất lượng cán bộ, công chức ngành Hải quan - Công chức ngành Hải quan. .. Chương GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH LÀO CAI 69 4.1 Định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng cán bộ, công chức Cục Hải quan tỉnh Lào Cai 69

Ngày đăng: 03/10/2019, 19:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Quốc hội (2015), Luật số 54/2014/QH13, Luật Hải Quan, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hải Quan
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2015
17. Lê Hữu Tầng (2005), Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế- xa hội, Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX-07 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sựphát triển kinh tế- xa hội
Tác giả: Lê Hữu Tầng
Năm: 2005
18. Nguyễn Đình Thọ &amp; Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khoa học marketing: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, TPHCM, NXB ĐH Quốc gia TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khoahọc marketing: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, TPHCM
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ &amp; Nguyễn Thị Mai Trang
Nhà XB: NXB ĐH Quốc gia TPHCM
Năm: 2007
19. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình Cán bộ, công chức, NXB Lao động - Xa hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Cán bộ, công chức
Tác giả: Nguyễn Tiệp
Nhà XB: NXB Lao động -Xa hội
Năm: 2011
20. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệunghiên cứu với SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2008
21. Tổng Cục Hải quan (2017), Quyết số 456/QĐ-TCHQ ngày 27 tháng 4 năm 2017, quyết định về việc Ban hành quy định thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức Tổng Cục Hải quan, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: quyết định về việc Ban hành quy định thực hiện phân cấpquản lý công chức, viên chức Tổng Cục Hải quan
Tác giả: Tổng Cục Hải quan
Năm: 2017
22. Tổng cục Hải quan (2017), Quyết định số 1207/QĐ-TCHQ của Tổng Cục Hải Quan về việc ban hành kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa cục hải quản tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020, Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1207/QĐ-TCHQ của TổngCục Hải Quan về việc ban hành kế hoạch cải cách, phát triển và hiệnđại hóa cục hải quản tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020
Tác giả: Tổng cục Hải quan
Năm: 2017
23. Từ điển bách khoa Việt Nam, h t t ps : / / v i . w i k i p e d i a. o r g/ w i k i / T%E 1 % BB %A B _ % C 4 % 9 1 i %E1% BB % 8 3 n_ b % C 3 % A 1 c h_ k h o a _ V i %E 1 % BB % 8 7t _ N am Khác
1. Họ tên Anh/Chị Khác
2. Anh/Chị vui lòng cho biết chức danh Anh/Chị đang nắm giữ Khác
3. Giới tính của Anh/Chị ?Nam Nữ 4.Trình độ học vấn của Anh/Chị Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w