Cục Hải quan Lào Cai thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hảiquan trên địa bàn tỉnh Lào Cai, trong đó hoạt động tạm nhập - tái xuất là mộttrong những chức năng, nhiệm vụ trọng tâm
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THANH HÙNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TẠM NHẬP - TÁI XUẤT
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THANH HÙNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TẠM NHẬP - TÁI XUẤT
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LÀO CAI
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS TRẦN CHÍ THIỆN
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do kết quả nghiên cứunghiêm túc của tôi Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do Cục Hảiquan tỉnh Lào Cai cung cấp và do cá nhân tôi thu thập trên các trangwebsite, báo cáo của Ngành Hải quan, sách, báo, tạp chí Hải quan, các kếtquả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đa được công bố Các trích dẫntrong luận văn đều đa được chỉ ro nguồn gốc
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm vê lời cam đoan trên.
Học viên
Phạm Thanh Hùng
Trang 4Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các Giáo sư, Phó giáo
sư, Tiến sỹ, giảng viên Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh đatrang bị cho tôi những kiến thức cơ bản để tôi hoàn thành nhiệm vụ họctập của mình
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Chí Thiện người
đa tận tình chỉ dẫn để tôi hoàn thành bản luận văn này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh LàoCai, cán bộ các Phòng chuyên môn, cán bộ các Chi cục Hải quan đa giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập số liệu để hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Phạm Thanh Hùng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC
iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
vii DANH MỤC CÁC BẢNG viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ix MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiêncứu 3
4 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 3
5 Kết cấu Luận văn 4
Chương 1.LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝHOẠT ĐỘNG TẠM NHẬP - TÁI XUẤT TẠI CÁC CỤC HẢI QUAN 5
1.1 Lý luận về quản lý tạm nhập - tái xuất tại các Cục Hải quan
5 1.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động tạm nhập - tái xuất
5 1.1.2 Quản lý nhà nước đối với hoạt động tạm nhập- tái xuất tại các Cục Hải quan 11
1.1.3 Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động tạm nhập, tái xuất
16 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất 20
1.4.1 Các yếu tố khách quan 20
1.4.2 Các yếu tố chủ quan 22
Trang 61.2 Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý tạm nhập, tái xuất tại các
Cục hải quan 24
1.2.1 Kinh nghiệm từ Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh 24
1.2.2 Kinh nghiệm từ Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng
27 1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lào Cai 28
Chương 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 30
2.2 Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
30 2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin
32 2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 32
2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu
33 2.3.1 Chỉ tiêu về thực trạng công tác quản lý hoạt động tạm nhập -tái xuất hàng hóa 34
2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động tạm nhập - tái xuất tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai 34
Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TẠM NHẬP - TÁI XUẤT TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LÀO CAI 36
3.1 Khái quát chung về khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai
36 3.1.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xa hội tỉnh Lào Cai
36 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai 39
3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai đối với sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu 41
3.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai 44
Trang 7tỉnh Lào Cai 45
Trang 83.2.1 Số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động tạm nhập táixuất 453.2.2 Đóng góp ngân sách địa phương của các doanh nghiệp tham giahoạt động tạm nhập tái xuất 473.3 Thực trạng công tác quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất tại Cục
3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động tạmnhập - tái xuất tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai 603.4.1 Các yếu tố khách quan 603.4.2 Các yếu tố chủ quan 693.5 Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tạm nhập - tái xuấttại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai 743.5.1 Kết quả đạt được 743.5.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế .75
Chương 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TẠM NHẬP - TÁI XUẤT TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LÀO CAI 77
4.1 Quan điểm, định hướng về công tác quản lý hoạt động tạm nhập
77
Trang 9quan tỉnh Lào Cai 77
4.2.2 Định hướng về công tác quản lý hoạt động tạm nhập - tái xuất tạiCục Hải quan tỉnh Lào Cai 78
Trang 104.2 Giải pháp tăng cường quản lý tạm nhập - tái xuất tại Cục Hải quan
tỉnh Lào Cai 78
4.2.1 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hàng tạm nhập - tái xuất 78
4.2.2 Đầu tư cơ sở vật chất, chuyển từ quản lý Hải quan thủ công, sang phương pháp quản lý hiện đại 80
4.2.3 Nâng cao năng lực của cán bộ tại Cục Hải quan 81
4.2.4 Tăng cường phối hợp các cơ quan ban ngành trong công tác giám sát đối với hoạt động tạm nhập - tái xuất
82 4.3 Kiến nghị 83
4.3.1 Đối với Tổng Cục Hải quan Việt Nam và các Bộ ngành liên quan 83
4.3.2 Đối với UBND tỉnh Lào Cai 84
4.3.2 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp có hoạt động tạm nhập tái xuất tại các cửa khẩu Lào Cai 84
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 90
Trang 11DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chi cục HQ : Chi cục Hải Quan
CK : Cửa khẩu
GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bànHĐLĐ : Hợp đồng lao động
HĐND : Hội đồng nhân dân
TN-TX : Tạm nhập - Tạm xuất
UBND : Ủy ban nhân dân
XNK : Xuất nhập khẩu
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) phân theokhu vực kinh
tế của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2017 38Bảng 3.2 Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TNTXtại
các cửa khẩu Lào Cai giai đoạn 2015-2017 46Bảng 3.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan Lào Cai 47
Bảng 3.4 Thu ngân sách nhà nước tại Cục Hải quan Lào Cai 48Bảng 3.5 Hình thức kê khai thuế của các DN TNTXtại cửa khẩu
Lào Cai 52Bảng 3.6 Số vụ việc giải đáp vướng mắc tại Cục Hải quan Lào Cai giai
đoạn 2015-2017 54Bảng 3.7 Tình hình kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp
TNTX của Cục Hải quan Lào Cai giai đoạn 2015- 2017 56Bảng 3.8 Kiểm tra hoạt động TNTX tại cửa khẩu Lào Cai trong giai
đoạn 2015-2017 59Bảng 3.9 Đánh giá của cán bộ quản lý về yếu tố bối cảnh kinh tế xa
hội, sự hội nhập của đất nước tới công tác quản lý TNTX 61Bảng 3.10 Mức độ hài lòng đối với quan hệ, phối hợp giữa các cơ quan
ban ngành có liên quan trong công tác quản lý TNTX 64Bảng 3.11 Trình độ học vấn cán bộ hải quan tỉnh Lào Cai 69Bảng 3.12 Kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền pháp luậtcủa Cục
Hải quan Lào Cai 73
Trang 13DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đô 3.1 Đánh giá của DN về công tác quản lý các thủ tục hành
chính tại Cục Hải quan Lào Cai 52Biểu đô 3.2 Mức độ hài lòng của doanh nghiệp TNTX về công tác
thực hiện chính sách của Cục Hải quan Lào Cai 55Biểu đô 3.3 Mức độ hài lòng của doanh nghiệp TNTX về hoạt động
kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan Lào Cai 57
Biểu đô 3.4 Đánh giá của cán bộ quản lý về yếu tố quy định, chủ
trương của nhà nước tới công tác quản lý TNTX 63Biểu đô 3.5 Đánh giá của cán bộ hải quan về yếu tố sự phức tạpcủa
các loại hàng hóa tới công tác quản lý TNTX 66Biểu đô 3.6 Trình độ của chủ doanh nghiệp được khảo sát có tham
gia hoạt động tạm nhập tái xuất 67Biểu đô 3.7 Đánh giá của cán bộ hải quan về yếu tố trình độ của chủ
DN tới quản lý hoạt động TNTX 68
Sơ đô 3.1 Sơ đô bộ máy tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai 44
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Tạm nhập - tái xuất hàng hóa là một thông lệ, tập quán kinh doanh quốc
tế được sử dụng rộng rai trong thương mại quốc tế, đồng thời là một phươngthức kinh doanh xuất nhập khẩu Ở Việt Nam, hoạt động này được quy địnhtrong Luật Thương mại, Luật Hải quan và các quy định khác của Pháp luật cóliên quan
Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi cho việc trung chuyểnhàng hóa nên trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh tạm nhập- táixuất tăng trưởng mạnh mẽ Các quy định của Nhà nước ngày càng thôngthoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân và doanh nghiệp tham giahoạt động tạm nhập
- tái xuất, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước tangày càng sâu rộng, đem lại những lợi ích kinh tế- xa hội nhất định
Tuy nhiên, những kẽ hở trong quản lý, cơ chế chính sách và sự thôngthoáng về thủ tục hải quan bị lợi dụng để thực hiện một số hành vi gian lậnthương mại làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Thời gian qua, hoạt động kinhdoanh tạm nhập tái xuất đang diễn biến phức tạp, không chỉ để lại hậu quả cho
xa hội mà còn làm đau đầu các nhà quản lý như: Hàng tạm nhập - tái xuất làchưa có quy định pháp luật ràng buộc trách nhiệm của đơn vị vận chuyển làcác hãng tàu, đại lý vận tải trong việc khắc phục hậu quả Đến khi hàng bị xử
lý thì hầu như không ai chịu trách nhiệm, như trường hợp các container rácthải phế liệu hay kể cả các lô hàng động vật quý hiếm, ngà voi cũng khôngxác định được chủ hàng Bên cạnh đó, hàng vi phạm bị phát hiện qua hìnhthức tạm nhập
- tái xuất có đủ loại từ thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,rác thải độc hại đến hàng cấm như rác thải công nghiệp độc hại hay ngà voi.Đáng lo ngại hơn là tình trạng tạm nhập hàng kém chất lượng, hầu như khônggia công chế biến gì, chỉ vận chuyển lòng vòng rồi tái xuất với nhan hiệu
"made in Vietnam”, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu Việt
và bất lợi cho nền kinh tế
Trang 15Cục Hải quan Lào Cai thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hảiquan trên địa bàn tỉnh Lào Cai, trong đó hoạt động tạm nhập - tái xuất là mộttrong những chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.
Theo báo cáo hàng năm của Cục hải quan tỉnh Lào Cai, hàng năm, tạicửa khẩu quốc tế Lào Cai có trên 14.000 container hàng hóa tạm nhập -táixuất qua cửa khẩu Trong đó, có hàng 1.000 container hàng hóa có hành vi saiphạm Cụ thể, lợi dụng hàng hóa là hàng tạm nhập - tái xuất, các hoạt độngbuôn lậu, vận chuyển trái phép các mặt hàng cấm, hàng tạm nhập tái xuất,hàng bách hóa tiêu dùng như: ma túy, ngoại tệ, tiền giả, pháo, rượu, bia, thuốc
lá, nước giải khát, đường, gia cầm, thực phẩm, quần áo, giày dép, điện thoại diđộng, đô chơi trẻ em đa diễn ra và đa bị Cục hải quan bắt giữ
Đến nay, đa có một số công trình khoa học nghiên cứu về quản lýhoạtđộng tạm nhập-tái xuất, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứuhoạtđộng này tại Cục Hải quan Lào Cai
Để khắc phục những hạn chế của hoạt động tạm nhập - tái xuất và nângcao hiệu quả công tác quản lý hoạt động tạm nhập - tái xuất, nhằm phòngchống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biêngiới, chống thất thu thuếtừ hàng hóa tạm nhập - tái xuất vào thị trường trongnước, góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước, quyền lợi người tiêu dùng,tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và phát triển kinh tế địa phương, đề tài
“Quản lý hoạt động tạm nhập - tái xuất tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai”
đãđược lựa chọn làm luận văn thạc sĩ
2 Mục tiêu nghiêncứu
2.1 Mục tiêuchung
Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý tạm nhập - tái xuất tại CụcHải quan tỉnh Lào Cai, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý hoạtđộng tạm nhập - tái xuất tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai trong thời gian tới
Trang 163 Đối tượng và phạm vi nghiêncứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động tạm nhập - tái xuất đối với các doanhnghiệp kinh doanh hoạt động tạm nhập tái xuất tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai
3.2 Phạm vi nghiêncứu
- Vê không gian: Đề tài được thựchiệntại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai.
- Vê thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu số liệu của giai đoạn từ
2015-2017 của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai,các giải pháp đưa ra đến năm 2020
- Vê nội dung: Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan tới công tác quản
lý hoạt động tạm nhập - tái xuất và các giải pháp tăngcườnghoạtđộngquản lýtạm nhập - tái xuất tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai
4 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiêncứu
Về mặt lý luận: Đề tài đa hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lýhoạt động tạm nhập tái xuất tại Cục Hải quan
Về mặt thực tiễn: Đề tài đa phân tích thực trạng quản lý hoạt động tạmnhập - tái xuất tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai, qua đó đề xuất một số giải pháptăng cường quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất tại Cục Hải quan tỉnh LàoCai Đây là tài liệu hữu ích cho Cục Hải quan tỉnh Lào Cai làm căn cứ xâydựng chiến lược, kế hoạch quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất Kết quảnghiên cứu của đề tài được dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiêncứu, giảng viên, sinh viên và những cá nhân quan tâm tới công tác quản lýhoạt động tạm nhập
- tái xuất
Trang 175 Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chương1: Lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoạt động tạm
nhập - tái xuất tại các Cục Hải quan
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương3: Thực traṇg công tác quản lý hoạt động tạm nhập - tái xuất tại
Cục Hải quan tỉnh Lào Cai
Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động tạm nhập-tái xuất tại
Cục Hải quan tỉnh Lào Cai
Trang 18Chương 1
LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TẠM NHẬP - TÁI XUẤT TẠI CÁC CỤC HẢI QUAN
1.1 Lý luận về quản lý tạm nhập - tái xuất tại các Cục Hải quan
1.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động tạm nhập - táixuất
1.1.1.1 Khái niệm hoạt động tạm nhập - tái xuất
Tạm nhập- tái xuất là phương thức kinh doanh lâu đời, phổ biến trên thịtrường quốc tế và đa được thực hiện nhiều năm ở nước ta Thuật ngữ “tạmquản” đa được định nghĩa trong Công ước quốc tế Istanbul (1990), như sau:
“Tạm quản là chế độ hải quan mà theo đó một số hàng hoá (bao gồm cả cácphương tiện vận tải) được nhập vào lanh thổ hải quan mà không phải đóngthuế nhập khẩu và các loại thuế khác và không bị áp dụng các hạn chế haycấm nhập khẩu đối với các loại hàng mang tính chất kinh tế kể cả các phươngtiện vận tải được nhập với mục đích ro ràng và sẽ tái xuất trong thời hạn xácđịnh mà không bị làm thay đổi, cải biến trừ trường hợp giảm giá trị thôngthường do quá trình sử dụng” [27]
Công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan(Công ước Kyoto) sửa đổi “tạm quản” thành “tạm nhập” Trong đó, giải thích
“tạm nhập là thủ tục hải quan mà theo đó một số loại hàng hóa nhất định cóthể đưa vào biên giới hải quan một cách có điều kiện và có thể được miễn toàn
bộ thuế hoặc 1/ 7 thuế nhập khẩu và các loại thuế khác Ví dụ, hàng hóa nhậpkhẩu phục vụ mục đích đặc biệt và phải được tái xuất trong một khoảng thờigian nhất định mà không được thay đổi hàng hóa trừ khi những khấu haothông thường do nguyên liệu làm nên sản phẩm” [25]
Ở Việt Nam, năm 2005 khi Luật thương mại được Quốc hội nước Cộnghòa xa hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày14/6/2005 thay thế cho Luật Thương mại (1997) thì hoạt động này mới chínhthức được coi là một hoạt động kinh tế trong tổng thể nền kinh tế quốc dân
Trang 19Tại Điều 29 Luật Thương mại quy định: “Tạm nhập tái xuất hàng hóa làviệc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trênlanh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của phápluật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tụcxuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam” [18]
Từ đó, ta có thể hiểu tạm nhập tái xuất là hình thức doanh nghiệp nhậpkhẩu hàng hóa nhưng không phải để tiêu thụ tại thị trường trong nước mà là
để xuất khẩu sang một nước khác nhằm thu lợi nhuận Những mặt hàng nàykhông được gia công hay chế biến tại nơi tái xuất Hàng hóa vừa phải làm thủtục nhập khẩu vừa phải làm thủ tục xuất khẩu sau đó theo quy đinh của phápluật Khác với các phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu, phương thức kinhdoanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt làhợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do thương nhân Việt Nam ký vớithương nhân nước ngoài Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc ký sauhợp đồng nhập khẩu tùy theo chủng loại hàng hóa được quy định trong luậtHải quan và theo pháp luật về thuế xuất nhập khẩu
Khái niệm quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất:
Theo Phan Huy Đường (2012), "Quản lý là sự tác động có tổ chức, cómục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm
sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong
sự vận động của sự vật Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điềukhiển, hướng dẫn các quá trình xa hội và hành vi hoạt động của con người đểđạt tới mục đích đúng ý chí của người quản lý và phù hợp với quy luật kháchquan” [15]
Từ khái niệm về quản lý và khái niệm tạm nhập, tái xuất ta có thể hiểuquản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất là sự tác động có tổ chức của
cơ quan hải quan để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm soát quá trình hoạtđộng kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa của doanh nghiệp trong một thờigian nhất định
Trang 20Theo Thông tư số 11/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính, quy định về hoạtđộng tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa thì hoạtđộng kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạmngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuấtcủa Bộ Công Thương Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuấtđược tạm nhập,tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính [7]
Việc tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới chỉ đượcthực hiện tại các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu vàcửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu đa có đầy đủ cơ quan kiểm soátchuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước tạiNghị định số 08/2015/NĐ-CP của chính phủ [13]
1.1.1.2 Vai trò hoạt động tạm nhập - tái xuất
Phương thức kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa tại Việt Nam đangtrên đà tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, giá trị kim ngạch hàngnăm đạt hàng chục tỷ USD Mặt hàng tạm nhập, tái xuất rất phong phú nhưxăng, dầu, các loại nguyên vật liệu, khoáng sản, phân bón, thực phẩm, nôngsản, rượu bia, thuốc lá, các sản phẩm đông lạnh, đường trắng
Tỷ trọng các mặt hàng thay đổi từng năm theo tín hiệu thị trường đađem lại lợi ích nhiều mặt về kinh tế, xa hội Trong điều kiện kinh tế nước tahiện nay, vai trò của của hoạt động kinh doanh tạm nhập tái, xuất hàng hóađược thể hiện ro nét Theo Phạm Văn Linh (2001), vai trò của hoạt động tạmnhập tái xuất được thể hiện ở các khía cạnh sau đây [16]:
- Khai thác được lợi thế về vị trí địa lý của quốc gia nói chung và củađịa phương nói riêng: Nước ta có vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho giao thươnghàng hóa quốc tế do nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trungtâm khu vực Đông Nam Á; Việt Nam vừa gắn với lục địa Á-Âu vừa tiếp giápvới biển Đông thông ra Thái Bình Dương, có đường biên giới đất liền tiếp giápvới Trung Quốc, Lào, Campuchia, có đường biển tiếp giáp với Trung Quốc,Philippin, Brunây, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Campuchia, Thái Lan
Trang 21- Phát huy năng lực nghiệp vụ chuyên môn, quan hệ bạn hàng ngoàinước, nhanh nhạy về thông tin kinh tế, thị trường, giá cả : Các thương nhântạm nhập khẩu từ thị trường ngoài nước này những mặt hàng trong nướckhông có hoặc chưa cần để tái xuất khẩu sang thị trường ngoài nước khác cónhu cầu, hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá, sau khi tính đủ chi phí.
- Thúc đẩy phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ giao nhận, vận tải,bốc xếp hàng hóa và các dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt như quán ăn, nhàhàng, nhà trọ, khách sạn… Ngoài hiệu quả kinh tế doanh nghiệp thu được,hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa còn góp phần thúc đẩy phát triển nhiềudịch vụ trong nước liên quan như hậu cần, kho bai, cảng, vận tải đường bộ,đường thủy, hàng không, bốc xếp, bảo hiểm thu được phí và tạo thêm việclàm cho người lao động
- Góp phần giữ vững trật tự, an ninh, quốc phòng vùng biên giới Khiđời sống được cải thiện cư dân vùng biên giới sẽ yên tâm làm ăn sinh sống,bám trụ tại biên giới, góp phần bảo vệ đường biên mốc gới, giữ gìn an ninhchính trị, quốc phòng và chủ quyền lanh thổ
1.1.1.3 Điều kiện hàng hóa tạm nhập - tái xuất
Theo Thông tư số 94/2014/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan, kiểmtra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập táixuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan; xử lý đối với trường hợp từ chốinhận hàng[0]vàThông tư số 11/2017/TT-BTC quy định về hoạt động tạmnhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa thì điều kiện hànghóa tạm nhập tái xuất [7] như sau:
* Đối với các thương nhân:
- Là người Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạtđộng tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa; các cơquan, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo cam kết của Việt
Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Trang 22- Thương nhân không được phép uỷ thác hoặc nhận uỷ thác tạm nhập,tái xuất.
- Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấmxuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp phải có Giấy phéptạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương Hô sơ, thủ tục cấp Giấy phép tạmnhập, tái xuất quy định
* Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất hàng hóa:
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất quacác cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính
- Việc tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới chỉđược thực hiện tại các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửakhẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu đa có đầy đủ cơ quan kiểmsoát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước
- Cửa khẩu phụ, lối mở biên giới quy định do Ủy ban nhân dân tỉnh biêngiới công bố sau khi đa trao đổi, thống nhất với các Bộ: Quốc phòng, Tàichính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới trao đổi với Bộ Công Thương vềnguyên tắc lựa chọn doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua các cửakhẩu phụ, lối mở biên giới và công bố danh sách doanh nghiệp được lựa chọn
- Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuấtkhẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì cửa khẩu tạm nhập để gửi kho ngoạiquan và cửa khẩu xuất khẩu, tái xuất hàng hóa qua các tỉnh biên giới thực hiệntheo quy định tại Điều này
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện thì phải đảmbảo cấp Giấy chứng nhận ma số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy địnhcủa Pháp luật
Trang 231.1.1.4 Các hình thức tạm nhập - tái xuất
Theo quy định tại chương III Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày23/01/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạtđộng mua bán hànghóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công vàquá cảnh hànghóa với nước ngoài thì có 2 hình thức tạm nhập - tái xuất[8] làtạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh và tạm nhập tái xuất hàng hoátheo hợp đồng thuê, mượn hoặc để tái chế, bảo hành Cụ thể:
(i) Tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh gồm: các hàng hóakinh doanh tạm nhập tái xuất là những hàng hóa trong danh mục được quyđịnh của pháp luật Việt Nam Những doanh nghiệp được kinh doanh tạmnhập tái xuất theo hình thức này là những doanh nghiệp Việt Nam thành lậptheo quy định pháp luật được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất khôngphụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh và không cần giấy phép của
Bộ Công thương Về thời hạn lưu hàng hoá trong lãnh thổ Việt Nam phảiđược thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Ngh ị đ ị n h 1 2/20 0 6 / N Đ - C P
“hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá một trămhai mươi ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập Trường hợpcần kéo dài thời hạn thương nhân có văn bản gửi Cục hải quan tỉnh, thành phốnơi làm thủ tục đề nghị gia hạn; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá ba mươingày và không quá hai lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập tái xuất” [8]
(ii) Tạm nhập tái xuất hàng hoá theo hợp đồng thuê, mượn hoặc để táichế, bảo hành: Hàng hoá là đối tượng tạm nhập tái xuất theo hợp đồng thuê,mượn hoặc để tái chế, bảo hành không thể là hàng hoá thuộc Danh mục hànghóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạmngừng nhập khẩu.Thời hạn tạm nhập tái xuất được thực hiện theo thoả thuậncủa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài và phải đăng kí với
Bộ Công thương [8]
Trang 241.1.2 Quản lýnhà nước đối với hoạt động tạm nhập- tái xuất tại các Cục Hải quan
1.1.2.1 Khái niệm vê quản lý nhà nước đối với hoạt động tạm nhập-tái xuất tại
cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp Quản lý nhà nước cócác đặc điểm sau đây [15]:
- Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan công quyền, công chức trong
bộ máy nhà nước được trao quyền lực công gồm: quyền lập pháp, quyền hànhpháp và quyền tư pháp
- Đối tượng quản lý của nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinhsống và hoạt động trong phạm vi lanh thổ quốc gia
- Quản lý nhà nước có tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đờisống: chính trị, kinh tế, văn hóa, xa hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao…Mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và pháttriển bền vững trong xa hội
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điềuhành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xa hội
và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mụctiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước Đồng thời, các cơ quan nhà nước nóichung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tínhchất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độcông tác nội
Trang 25bộ của mình, chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị
tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, côngchức, ban hành quy chế làm việc nội bộ…
* Quản lí nhà nướcđối với hoạt động tạm nhập, tái xuất:
Theo Luật Hải quan (2014),“Quản lý nhà nước đối với hoạt động tạmnhập, tái xuất là quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại thông qua việc quản lýcác cá nhân, tổ chức có hoạt động nhập khẩu hàng hóa nhưng không phải đểtiêu thụ tại thị trường trong nước mà là để xuất khẩu sang một nước (các hoạtđộng kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế)” [19]
Theo Phạm Văn Linh (2001), cho rằng:“Quản lý hoạt động tạm nhập táixuất hàng hóa là việc thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát củacán bộ hải quan trong quá trình hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa của cácdoanh nghiệp và cá nhân có liên quan trong một thời hạn có quy định” [16]
Như vậy, quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất tại các Cục Hải quan làquá trình tác động của chủ thể quản lý nhà nước (cơ quan Cục Hải quan) lênđối tượng quản lý (thương nhân có kinh doanh hoạt động tạm nhập tái xuất)thông qua quy trình quản lý nhà nước: Quản lý các thủ tục hành chính về hoạtđộng tạm nhập, tái xuất, tổ chức quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát,… hoạtđộng tạm nhập tái xuất trong một khoảng thời hạn quy định
1.1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động tạm, tái xuất tại các Cục Hải Quan
Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, với nhiều chínhsách khuyến khích phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung
và hoạt động tạm nhập, tái xuất nói riêng thì hoạt động này càng phát triển dẫntới càng phức tạp, khó khiểm soát hơn Tình trạng lợi dụng cấp phép tạmnhập, tái xuất mà nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh hàng cấm, hàng giả
đa xảy ra và mức độ ngày càng nghiêm trọng Vì vậy, cần phải quản lý nhànước đối với hoạt động này tại các Cục Hải Quan, cụ thể:
Trang 26- Kiểm soát đối với hàng hoá, phương tiện vận chuyển hàng hóa tạmnhập tái xuất qua lại biên giới Hạn chế tối đa tình trạng hàng hóa, phương tiênqua lại biên giới trái phép, chống mất an ninh khu vực vùng biên.
- Chống buôn lậu và ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán trái phéphàng hoá, tiền tệ, tài sản, hàng cấm qua biên giới thông qua việc cá nhân, tổchức lợi dụng vào chính sách tạm nhập tái xuất Hạn chế nạn buôn lậu quabiên giới cửa khẩu, đặc biệt là các hàng hóa cấm: ma túy, ngà voi, sừng têgiác, tiền tệ,… được vận chuyển qua đường tạm nhập tái xuất vào Việt Nam
- Hải quan Việt Nam giữ trọng trách là “Người gác cửa nền kinh tế”.Thông qua công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tạm nhập, tái xuất Hảiquan Việt Nam có trọng trách quan trọng trong việc thiết lập tự tự và an ninhkinh tế khu vực vùng biên nói riêng và cho toàn quốc gia nói chung
1.1.2.3 Công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động tạm nhập, tái xuất
Theo Luật Hải quan, để quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhậpkhẩu nói chung, hoạt động tạm nhập tái xuất nói riêng, thì nhà nước sử dụng
3 công cụ chính là thuế quan, thủ tục hải quan và giấy phép tạm nhập, tái xuất [19]
* Quản lý nhà nước bằng công cụ thuế quan:
Thuế là nguồn thu của ngân sách nhà nước Xuất phát từ đặc điểm củanền kinh tế thị trường là nhà nước không tham gia trực tiếp vào các hoạt độngsản xuất kinh doanh (đó là chức năng của doanh nghiệp) song Nhà nước vẫncó chức năng quản lý vĩ mô toàn bộ nền kinh tế, là người duy nhất đảm bảogiữ vững mọi mặt cân đối của nền kinh tế, đưa nền kinh tế phát triển toàndiện, vững chắc Vì vậy, các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhànước để đảm bảo cho sự vận hành của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đếnđịa phương Các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ đóng góp cho Nhà nướcđược nhiều, cân đối được các khoản chi của ngân sách Một đất nước mạnhcũng là do có hệ thống các doanh nghiệp mạnh, làm ăn có hiệu quả
Trang 27Thực chất, thuế là sự phân phối lại thu nhập của các doanh nghiệp nhằmphục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Thuế còn thể hiện mốiquan hệ kinh tế giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữa yêu cầu phát triển kinh
tế cả đất nước với sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Nhà nước với tư cách là người quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân có quyềnđiều chỉnh thu nhập của doanh nghiệp thông qua công cụ thuế nhằm phục vụcho mục tiêu kinh tế, chính trị, xa hội ở từng thời kỳ Thuế tuy là một công cụcực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu của ngân sách nhằm đảm bảocân đối thu chi và các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, song cũngkhông được lạm dụng công cụ này một cách quá mức mà phải luôn đảm bảohài hòa lợi ích của các doanh nghiệp Nếu mức thuế đặt quá cao thì vô hìnhchung đa bóp chết sản xuất kinh doanh Nếu vì một lý do nào đó cần phảiđánh thuế cao đối với một loại hàng hóa hay hoạt động kinh doanh nào đó thìngay lập tức khi đạt được mục tiêu quản lý phải giảm mức thuế xuống, nếukhông sẽ gây hại cho doanh nghiệp và cho toàn bộ nền kinh tế
Thuế là một công cụ tài chính quan trọng trong việc thực hiện các mụctiêu kinh tế, xa hội và các nhiệm vụ chính trị của Nhà nước trong từng thờikỳ.Tác dụng này của thuế được thể hiện qua mức thuế suất được điều chỉnhqua các thời kỳ đối với từng ngành hàng, từng lĩnh vực và từng loại thuế khácnhau Nhà nước sử dụng thuế như một đòn bẩy kinh tế quan trọng để khuyếnkhích hay hạn chế việc sản xuất, lưu thông một loại sản phẩm nào đó Đặcbiệt, trong lĩnh vực tạm nhập, tái xuất, thuế có vai trò vô cùng quan trọngtrong việc thúc công tác XNK; kích thích và bảo hộ sản xuất trong nước, kíchthích hoặc hạn chế xuất, nhập khẩu đối với từng loại hàng…
Thuế là công cụ điều tiết sản xuất kinh doanh nói chung Trong hoạtđộng tạm nhập, tái xuất, thuế không những động chạm đến lợi ích quốc gia,doanh nghiệp và dân cư trong nước mà còn động đến quyền lợi của các bạnhàng nước ngoài.Vì vậy, mọi biểu thuế, thuế suất định ra đều có tác dụng kíchthích hay hạn chế sản xuất, lưu thông các loại hàng hóa đó
Trang 28* Quản lý nhà nước bằng thủ tục hải quan:
Bản thân hoạt động ngoại thương đa thể hiện sự liên quan đến đườngbiên giới giữa các quốc gia Để bảo đảm sự lanh đạo và quản lý chặt chẽ cáchoạt động ngoại thương, trong đó có hoạt động TN-TX, Hải quan là bộ máyhành chính kinh tế của Nhà nước để quản lý các hoạt động kinh doanh tạmnhập, tái xuất Cơ quan Hải quan là công cụ quản lý hành chính hữu hiệu củaNhà nước, là nơi thực thi pháp luật và các quy định của Nhà nước đối với hoạtđộng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.Nếu không có bộ máy hải quan mà chỉ cócác công cụ kinh tế, luật pháp… thì không thể quản lý được các hoạt độngxuất, nhập khẩu Công tác hải quan luôn luôn là một nội dung quan trọngtrong bất kỳ một cơ cấu kinh tế nào
Khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, tham gia vào các
tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, việc cải tiến thủ tục hải quan luôn đượcChính phủ coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhằm tạo điều kiệnthuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại và đầu tư Có thể nói cho đếnnay, với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, sự cố gắng của các cán bộ nhânviên hải quan, Tổng cục hải quan đa thực hiện được những bước đi quantrọng theo hướng đưa thủ tục hải quan ngày càng đơn giản hơn, thuận tiệnhơn cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước Đặc biệt, những cảitiến này đa đưa hoạt động hải quan tại Việt Nam ngày càng đáp ứng các tiêuchuẩn quốc tế cũng như khu vực, tạo điều kiện cho đất nước phát triển, tậndụng được các ưu thế cạnh tranh, khai thác được những yếu tố thuận lợi trongquá trình hội nhập kinh tế
* Quản lý nhà nước bằng giấy phép tạm nhập, tái xuất
Giấy phép là một công cụ quản lý tạm nhập, tái xuất của Nhà nước kháphổ biến ở nước ta trước đây, các doanh nghiệp, tư thương khi tham gia hoạtđộng tạm nhập, tái xuất hàng hóa trước hết phải được cấp giấy phép do BộCông thương cấp Bên cạnh đó, trường hợp tạm nhập nhiều lần thì Chi cụcHải
Trang 29quan nơi làm thủ tục tạm nhập lần đầu thực hiện việc cấp Phiếu theo dõi trừlùi theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan Các doanh nghiệp, tư thươngthuộc mọi thành phần kinh tế được được thành lập theo luật pháp của ViệtNam nộp giấy chứng nhận ma số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ CôngThương cấp đối với hàng hoá phải có giấy phép tạm nhập tái xuất.
1.1.3 Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động tạm nhập, tái xuất
Quản lý nhà nước về hoạt động tạm nhập, tái xuất là quá trình tác độngcủa nhà nước thông qua các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước để quản lý cáchoạt động tạm nhập tái xuất tại các cửa khẩu Nội dung của quản lý nhà nướcvề hoạt động tạm nhập tái xuất bao gồm: Quản lý các thủ tục hành chính vềhoạt động tạm nhập, tái xuất; Thực hiện các chính sách về hoạt động tạmnhập, tái xuất; Hoạt động kiểm tra sau thông quan hàng hóa tạm nhập, táixuất; Quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất về thu thuế; Kiểm tra, giám sát đốivới hàng tạm nhập - tái xuất
1.1.3.1 Quản lý các thủ tục hành chính vê hoạt động tạm nhập, tái xuất
Thủ tục hành chính là cách thức để nhà nước quản lý các hoat độngkinh tế xa hội Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hô sơ vàyêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước quy định để giải quyết một số côngviệc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức
Đối với hoạt động tạm nhập tái xuất thì nhà nước quản lý thông quaphương thức các thủ tục hành chính như quản lý thủ công và quản lý theophương thức điện tử đối với các cá nhân, tổ chức (gọi chung là thương nhân)tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất Quản lý nhà nước bằng cácthủ tục hành chính này sẽ giúp cho nhà nước quản lý các thương nhân thamgia hoạt động tạm nhập tái xuất chấp hành nghiêm chỉnh các quy định củapháp luật nhà nước, chống được nạn buôn lậu hàng cấm, hàng giả qua biêngiới, giúp quản lý thu ngân sách nhà nước hiệu quả
Trang 30Tuy nhiên, nếu thủ tục hành chính rườm rà sẽ gây ra hậu quả như: phiền
hà cho việc thực hiện quyền tự do, lợi ích và công việc chung của cơ quanquản lý nhà nước và các thương nhân thực hiện hoạt động kinh doanh tạmnhập tái xuất; gây trở ngại cho việc giao lưu và hợp tác giữa các nước, gâyảnh hướng xấu đến hình ảnh chung của quốc gia; gây ra hiện tượng cậyquyền, gây khó dễ, bệnh giấy tờ trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước;làm gia tăng nạn tham nhũng, lãng phí phát sinh; đối với thương nhân kinhdoanh hoạt đông tạm nhập tái xuất thì làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạtđộng sản xuất kinh doanh, do sản phẩm hàng hóa bị ứ đọng tại cử khẩu; Ảnhhưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của các đơn vị tham gia hoạt độngkinh doanh tạm nhập tái xuất
1.1.3.2 Thực hiện các chính sách vê hoạt động tạm nhập, tái xuất
Quá trình quản lý nhà nước là quá trình quản lý của các cơ quan côngquyền giúp các đối tượng thực thi chính sách pháp luật của nhà nước bằngnhững quy định cụ thể đối với từng đối tượng, từng lĩnh vực, từng ngànhhàng, nhằm đảm bảo chức năng quản lý nhà nước được thực hiện hiệu quả
Từ đó, hạn chế tối đa những sai phạm có thể xảy ra đối với các cá nhân, tổchức [15]
Thực hiện chính sách về hoạt động tạm nhập, tái xuất tại các Cục Hảiquan chính là quá trình quản lý của cơ quan Hải quan tới các thương nhânkinh doanh hoạt động tạm nhập tái xuất dựa trên các quy định và các văn bảnhướng dẫn cho các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động tạm nhập tái xuất tạicác cửa khẩu Qua đó, cán bộ Hải quan hướng dẫn cho các doanh nhân mộtcách cụ thể, chi tiết thực hiện các quy định đó, nhằm giúp các cá nhân, tổ chứcthực hiện tốt và đảm bảo đúng các yêu cầu của pháp luật nhà nước về hoạtđộng kinh doanh tạm nhập tái xuất
Trang 31Thông qua các phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động kinhdoanh xuất nhập khẩu nói chung, kinh doanh hoạt động tạm nhập tái xuất nóiriêng sẽ giúp các thương nhân hoạt động theo đúng các quy định và chấp hànhnghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về kinh doanh hàng hóa tạm nhậptái xuất: điều kiện kinh doanh, mặt hàng được phép tạm nhập tái xuất, thờigian lưu kho, Qua đó, hạn chế tối đa những sai phạm của các cá nhân tổchức liên quan.
1.1.3.3 Hoạt động kiểm tra sau thông quan hàng hóa tạm nhập, tái xuất
Để quản lý tốt các hoạt động của nền kinh tế, nhà nước cần phải thựchiện việc kiểm tra quá trình thực thi trước, trong và sau hoạt động Từ đó mớiđánh giá đúng được kết quả của hoạt động và có các giải pháp phù hợp chotừng hoạt động
Đối với hoạt động tạm nhập tái xuất thì hoạt động kiểm tra sau thôngquan phải thực hiện theo Luật hải quan (2014) đối với hàng hóa tạm nhập, táixuất như sau: “Kiểm tra sau thông quan là quá trình nhân viên Hải quan kiểmtra tính trung thực hợp lý và độ tin cậy của các thông tin chủ hàng đa khai báovới hải quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ thương mại hải quan, chứng
từ kế toán, ngân hàng của các lô hàng đa thông quan Những chứng từ này docác chủ thể (cá nhân/công ty) có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến thươngmại quốc tế lưu giữ” [19]
Như vậy, có thể thấy kiểm tra sau thông quan đối với hoạt động tạmnhập tái xuất chính là việc kiểm tra tính chấp hành của các doanh nghiệp thamgia hoạt động này thông qua việc kiểm tra các thủ tục hành chính mà các đơn
vị này phải chấp hành: kiểm tra xét đoán các chứng từ thương mại Hải quan,các ghi chép kế toán ngân hàng có liên quan đến các lô hàng đa xuất hoặcnhập khẩu Và việc kiểm tra này chỉ được tiến hành bởi các đơn vị, tổ chức cóthẩm quyền và chuyên môn về chuyên ngành không thể thay thể của kiểm trathông quan và phân biệt nó với mọi loại hình kiểm tra, kiểm toán khác Quáđó, đánh
Trang 32giá khả năng chấp hành Luật hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩucũng như các quy định khác về xuất nhập khẩu Từ đó, phát hiện, ngăn chặntình trạng gian lận trốn thuế và các hành vi vi phạm Luật Hải quan, vi phạmchính sách mặt hàng.
Quá trình thực hiện một cuộc kiểm tra sau thông quan công chức Hảiquan phải:
1.1.3.4 Kiểm tra, giám sát đối với hàng tạm nhập - tái xuất
Kiểm tra, giám sát là hoạt động quản lý nhà nước nhằm kiểm tra việcchấp hành của các đơn vị trong mọi hoạt động theo quy định của nhà nước
Đối với hoạt động tạm nhập tái xuất, Bộ Tài chính đa ban hành Thông
tư số 94/2014/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hảiquan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu
và gửi kho ngoại quan; xử lý đối với trường hợp từ chối nhận hàng [5] Theođó, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Namtối đa 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập Việc gia hạnđược thực hiện không quá 2 lần cho mỗi lô hàng và mỗi lần gia hạn khôngquá 30 ngày Quá thời hạn nêu trên, thương nhân chỉ được tái xuất qua cửakhẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn được lưu giữ tạiViệt Nam; nếu không tái xuất được thì bị tịch thu hoặc bị tiêu hủy
Thông tư số 94/2014/TT-BTC cũng quy định cụ thể không được phépchia nhỏ container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạmnhập đến khu vực giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửakhẩu, điểm thông quan; trường hợp cần thay đổi hoặc chia nhỏ container phảicó văn bản gửi tới Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý các địa điểmlưu giữ hàng hóa
Sau khi đa hoàn thành thủ tục hải quan, hàng hóa phải được tập kết đầy
đủ tại khu vực cửa khẩu và tái xuất qua cửa khẩu trong thời hạn 08 giờ làmviệc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất và được Hải quan cửa khẩu xuất xácnhận
Trang 33trên Biên bản bàn giao; trường hợp chưa thể xuất hoặc chưa xuất hết, nếuthương nhân có văn bản đề nghị thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩuxuất xem xét gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp, nhưng phảitrong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam [18]
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất
Công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, quản lý hoạtđộng tạm nhập tái xuất nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố TheoPhạm Văn Linh (2001), khi nghiên cứu về “các kinh tế cửa khẩu biên giớiViệt - Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa Việt Nam”
và các Báo cáo tổng kết hàng năm của Cục Hải quản Lào Cai qua các nămđều chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động xuất nhập khẩu nóichung và hoạt động tạm nhập tái xuất gồm: sự hội nhập kinh tế của đất nước,các quy định của nhà nước, sự phối hợp của các cơ quan ban ngành, đặc trưngcủa hàng hóa, trình độ nhận thức của người dân là những yếu tố khách quan;ngoài ra các yếu tố chủ quan như: trình độ cán bộ công chức hải quan, cơ sởtrang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, công tác thanh tra,kiểm tra của cơ quan hải quan, [16][12]
1.4.1 Các yếu tố kháchquan
Những yếu tố khách quan tác động đến công tác quản lý hoạt động tạmnhập, tái xuất:
- Thứ nhất, bối cảnh kinh tế xã hội, sự hội nhập của đất nước
Bối cảnh kinh tế xa hội và sự hội nhập của đất nước có ảnh hưởng nhấtđịnh đến công tác quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất Với nền kinh tế, chínhtrị ổn định, lạm phát ở mức có thể kiểm soát được thì việc công tác quản lýhoạt động tạm nhập, tái xuất được đảm bảo tốt và tạo ra nhiều công việc dịch
vụ cho người dân, người kinh doanh có đủ vốn để thực hiện các yêu cầu côngtác tạm nhập, tái xuất
Trang 34Sự hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt có tác động thúc đẩy các hoạtđộng thương mại nói chung và hoạt động tạm nhập, tái xuất nói riêng cónhững bước tiến kịp với xu thế thời đại Bên cạnh đó, sự hội nhập kinh tếquốc tế cũng tác động tiêu cực đến hoạt động tạm nhập tái xuất như: nạn buônlậu, nạn buôn bán hàng cấm, hàng trái pháp luật ngày càng nhiều Do vậy,Chính phủ cần có những quyết định kịp thời trong công tác quản lý hoạt độngtạm nhập, tái xuấtđảm bảo yêu cầu chuẩn của quốc tế.
- Thứ hai, quy định, chủ trương của nhà nước
Các quy định, chủ chương, chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọngảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất.Chính sách,pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế.Nếu không, khi đó việcđánh giá hiệu quả công tác quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất lại càngkhông chính xác Đặc biệt, các văn bản hướng dẫn về hoạt động tạm nhậptái xuất cũng đa và đang được điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn tạicác cửa khẩu
- Thứ ba, quan hệ, phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan.
Quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất là một chuỗi quản lý nhà nước đốivới hàng hóa tạm nhập, tái xuất bao gồm sự phối hợp của nhiều cơ quan banngành có liên quan: Cơ quan Hải quan, cán bộ biên phòng, cảnh sát, cơ quanquản lý thị trường,… để quản lý tốt hoạt động tạm nhập, tái xuất hiệu quả, các
cơ quan này cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau, đảm bảo không chồng chéotrong công tác quản lý, để từ đó thúc đẩy hoạt động tạm nhập, tái xuất pháttriển ổn định
- Thứ tư, Sự phức tạp của các loại hàng hóa
Khi nền kinh tế mở, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều chínhsách mở cửa của Nhà nước cũng được ban hành nhằm đăp ứng xu thế chungcủa thế giới Song song với đó là nhiều loại hàng hóa trong danh mục hànghóa được phép tạm nhập, tái xuất tăng lên nhanh chóng Chính sự phức tạpcủa các
Trang 35loại hàng hóa gây khó khăn và phức tạp thêm hoạt động quản lý hoạt độngtạm nhập, tái xuất, nhiều khe hở được tạo ra khiến doanh nghiệp lợi dụngtrong khi lực lượng cán bộ kiểm tra, thanh tra có hạn.
- Thứ năm, trình độ dân trí
Đối với các thương nhân kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất phải
là những cá nhân hiểu biết về thị trường trong và ngoài nước, hiểu ro về cácquy định đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất của cả quốc gia nhập và quốcgia xuất Đồng thời, đây là hoạt động dễ xảy ra buôn lậu hàng giả, hàng cấmcủa những đối tượng buôn lậu Do vậy, trình độ dân trí ảnh hưởng nhiều tớicông tác quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất Với trình độ hiểu biết tốt của
cá nhân và doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định của nhà nước đốivới hoạt động tạm nhập, tái xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản
Trang 36- Thứ hai, công tác kiểm tra, thanh tra
Nhằm đảm bảo việc thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động tạm nhậptái xuất, công tác kiểm tra, thanh tra có vai trò vô cùng quan trọng Về phíacán bộ quản lý, thanh tra kiểm tra đảm bảo việc làm đúng trách nhiệm vàphận sự của một người cán bộ hải quan, đảm bảo hạn chế tối đa việc lợi dụng
cơ chế thông thoáng hơn trong hoạt động tạm nhập tái xuất để hạn chế gianlận thương mại và trốn thuế Đối với người kinh doanh, việc kiểm tra có vaitrò lớn trong việc ngăn chặn các vi phạm và các hành vi cố tình sai phạm trongquá trình tạm nhập, tái xuất Công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo tính minhbạch trong hoạt động quản lý
- Thứ ba, cơ sở hạ tầng, kho tàng, công nghệ thông tin.
Đối với hoạt động quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất, việc đầu tưtrang thiết bị cho hệ thống hải quan điện tử, các cơ sở hạ tầng phục vụ việcvận chuyển và kho tàng để tạm hàng quản lý trong quá trình làm thủ tục có
ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là một trong những yếu tố đảm bảo sự thànhcông và thuận lợi cho cả bên quản lý và bên chịu sự quản lý hoạt động tạmnhập tái xuất
Khi lượng hàng hóa tạm nhập tái xuất ngày càng nhiều, các mặt hàng
đa dạng càng yêu cầu về việc bảo quản và nơi tập kết hàng ngày cànglớn.Đồng thời, hệ thống thông tin quản lý phải đảm bảo tính chính xác vàkhách quan cho từng đối tượng, từng mặt hang Do vậy, đòi hỏi hệ thốngkho, bai phải đáp ứng được yêu cầu cho các doanh nghiệp có hàng hóa tạmnhập, tái xuất qua cửa khẩu Việt Nam
- Thứ tư, phương thức quản lý.
Công tác tổ chức bộ máy quản lý là một yếu tố mang tính quyết địnhviệc thực hiện tốt hay không việc thực hiện công tác quản lý Một bộ máy tổchức tốt với các kế hoạch thực hiện, quy trình nghiệp vụ chuẩn, con người có
đủ trình độ và năng lực, chuyên môn hóa và cụ thể hóa nhiệm vụ sẽ góp phần
Trang 37đưa bộ máy hoạt động vào guồng và đảm bảo hạn chế các sai sót và việc cốtình vi phạm trong kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất Tổ chức bộ máytốt sẽ góp phần đảm bảo thắng lợi trong công tác quản lý hoạt động tạm nhập,tái xuất Chuyên môn hóa và cụ thể hóa từng khâu, phân công trách nhiệm roràng sẽ giúp bộ máy hoạt động một cách dễ dàng.
- Thứ năm, sự đóng góp to lớn của các cơ quan báo đài trong việc đưa tin, tuyên truyền vê hoạt động tạm nhập, tái xuất.
Để nâng cao sự hiểu biết của doanh nghiệp nói riêng, của người dân nóichung đối với hoạt động tạm nhập, tái xuất thì vai trò của truyền thông thôngtin trong công tác tuyên truyền là vô cùng quan trọng Qua đó, nâng cao sựhiểu biết và ý thức chấp hành các quy định của nhà nước của các cá nhân, tổchức tham gia hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa tại các cửa khẩu
1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý tạm nhập, tái xuất tại các Cục hải quan
1.2.1.Kinh nghiệm từ Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh hiện là tỉnh duy nhất có cả cửa khẩu đường biển, đường bộcùng với cơ sở hạ tầng giao thông tương đối đồng bộ và hiện đại, cơ chế chínhsách thông thoáng, hoạt động quản lý Nhà nước trên địa bàn theo hướng ngàycàng thuận lợi cho doanh nghiệp Trong những năm qua, hoạt động XNK quacác cửa khẩu biên giới đường bộ của Quảng Ninh diễn ra sôi động, góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xa hội, đảm bảo quốc phòng an ninh biêngiới, đời sống nhân dân, đặc biệt cư dân vùng biên giới được cải thiện
Để nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhậpkhẩu nói chung, hoạt động tạm nhập tái xuất nói riêng, bên cạnh Thông tư11/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, táixuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa UBND tỉnh Quảng Ninhban hành công văn số 6951/UBND-TM1 nhằm tăng cường công tác quản lýnhà nước trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu đối với hàng hóa kinh doanh
Trang 38tạm nhập tái xuất Qua đó, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Cục Hải quantỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Công thương vàUBND các huyện, thành phố: Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu; Trạm kiểm soátliên hợp Km15 - Bến tàu Dân Tiến; Chi cục quản lý thị trường tỉnh căn cứchức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện, điều hành tốt công tác quản
lý nhà nước trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu đối với hàng hóa kinhdoanh tạm nhập, tái xuất
Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin về giám sát, quản lý chặt chẽđối với hàng tạm nhập, tái xuất vận chuyển trong nội địa hoặc trên tuyến biểntrước khi xuất ra nước ngoài, đảm bảo tất cả các lô hàng tạm nhập đều phảitái xuất, không để xảy ra tình trạng thẩm lậu vào nội địa Tăng cường côngtác quản lý, thanh tra và kiểm tra công vụ để xử lý nghiêm các cán bộ, côngchức, chiến sỹ có hành vi tiếp tay cho các đối tượng lợi dụng hoạt động tạmnhập tái xuất để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuếgây thất thu ngân sách nhà nước Siết chặt kiểm soát hàng hóa; đấu tranhchống buôn lậu, gian lận thương mại; lựa chọn doanh nghiệp có năng lực,minh bạch thực hiện hoạt động tạm nhập, tái xuất
Cục Hải quan đa tăng cường các biện pháp nhằm khuyến khích doanhnghiệp khai báo và làm thủ tục hải quan trên hệ thống thông quan điện tửVNACCS/VCIS Đến hết quý II/2018 đa thu hút 717 doanh nghiệp làm thủtục hải quan trên hệ thống Cục Hải quan tỉnh cũng đa triển khai hệ thốngthanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử (e-Payment) Đồngthời, đưa hệ thống nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 Đến nay, đa có 13ngân hàng ký thỏa thuận phối hợp thu với cơ quan hải quan Song song với cácgiải pháp trên, thời gian qua ngành Hải quan đa quyết liệt các biện pháp chốngthất thu qua giá, số lượng, ma số, xuất xứ hàng hóa; tăng cường đấu tranhchống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Công tác kiểm tra sau thôngquan được đẩy nhanh tiến độ, tuân thủ thời gian, kỷ luật trong quá trình kiểmtra
Trang 39Đồng thời, để đảm bảo được kho, bai lưu hàng hóa, UBND tỉnh ra chỉthị tăng cường tranh thủ các nguồn lực để tập trung cải thiện hạ tầng đồng bộ,đặc biệt là giao thông, nhằm đảm bảo cho việc thông thương, vận chuyển,trao đổi hàng hóa Cụ thể như nâng cấp cửa khẩu Bắc Luân I, xây dựng cầuBắc Luân II và đường dẫn; nâng cấp đập tràn cửa khẩu Hoành Mô, cửa khẩu
Bắ c Phong Sinh; nâng cấp QL18; đấu nối đường giao thông từ QL18 vàokhu bến bai Km3+4; nâng cấp tỉnh lộ 341 từ Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cáiđến Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh Ngoài ra, Tỉnh cũng huy độngnguồn vốn xa hội hóa của các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng phục vụ trực tiếpđến hoạt động XNK hàng hóa, như: Khu vực lối mở biên giới tại Km3+4 điqua cầu phao trên sông Ka Long, cảng cạn ICD Thành Đạt, địa điểm xuấthàng Km3+4 Thành Đạt
Hàng năm, Cục Hải quan tỉnh tiếp tục thực hiện đánh giá năng lực cạnhtranh cấp cơ sở Việc lấy ý kiến đánh giá của doanh nghiệp về hoạt động hảiquan từ cấp cơ sở đa tạo góc nhìn khách quan, giúp cơ quan hải quan sớmkhắc phục những điểm yếu, ngày càng hoàn thiện và phục vụ doanh nghiệptốt hơn Cũng từ đầu năm tới nay, đa có gần 100 đoàn công tác do lãnh đạocục và các chi cục hải quan trực thuộc tới tiếp cận các doanh nghiệp Qua đó,lắng nghe, trao đổi, cùng tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất chodoanh nghiệp hoạt động
Để đạt được kết quả trên, giữa tháng 4/2018, Quảng Ninh lần đầu tiên
tổ chức hội nghị đẩy mạnh hoạt động kinh tế cửa khẩu biên giới với sự thamgia của gần 300 đại biểu, trong đó có 200 doanh nghiệp hoạt động XNK Tạihội nghị, lãnh đạo tỉnh đa định hướng phát triển hoạt động X NK, đồng thời,các đại biểu đa trao đổi để làm ro hơn thực trạng hoạt động kinh tế cửa khẩubiên giới trên địa bàn tỉnh thời gian vừa qua, trong đó chỉ ra những tồn tại,hạn chế của hoạt động này; bàn bạc, thống nhất đề ra giải pháp hữu hiệu pháttriển trong năm 2018 và những năm tiếp theo Đây là hội nghị có tính chuyênbiệt để đánh giá thực tế, khách quan, cụ thể về hoạt động kinh tế cửa khẩubền vững
Trang 40Kết quả, năm 2017 thông qua số thu lệ phí từ hoạt động kinh doanhxuất nhập khẩu của Tỉnh đạt 9.000 tỷ đồng, trong đó thu từ hoạt động tạmnhập tái xuất cho ngân sách địa phương trên 1.000 tỷ đồng [28]
1.2.2 Kinh nghiệm từ Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam có hoạt động kinhdoanh tạm nhập tái xuất khá nhộn nhịp, với các cửa khẩu Tà Lùng, cửa khẩuSóc Giang, cửa khẩu Trà Lĩnh, các cửa khẩu, lối mở biên giới khác Các mặthàng tạm nhập tái xuất qua các cửa khẩu Cao Bằng chủ yếu là thực phẩmđông lạnh, thủy hải sản đông lạnh, linh kiện điện tử, quần áo, rượu và phânbón
Hiện nay trên địa bàn có 9 kho, bãi kiểm tra hàng hóa được Tổng cụcHải quan công nhận, tập trung ở các khu vực biên giới cửa khẩu, đa tạo thuậnlợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt là hoạt động tạm nhậptái xuất của các thương nhân và công tác quản lý của cơ quan chức năng Cáckho, bai được Tổng cục Hải quan Cao Bằng công nhận trên cơ sở đáp ứng cácđiều kiện về diện tích, kho, bai, hàng rào cứng, hệ thống camera giám sát vànhiều hạ tầng kỹ thuật đi kèm Hệ thống kho, bai này đáp ứng được yêu cầu
vế số lượng hàng tạm nhập tái xuất, nên hàng hóa lưu kho trong các trườnghợp tạm nhập tái xuất tại các cửa khẩu tại Cao Bằng đều lưu giữ trong các địađiểm theo quy định, không còn tình trạng hàng nằm chờ tái xuất dọc theođường quốc lộ, tỉnh lộ gần các khu vực cửa khẩu
Toàn bộ hệ thống kê khai hàng tạm nhập, tái xuất hiện nay Cục Hảiquan tỉnh Cao Bằng đều sử dụng kê khai điện tử, đảm bảo thu ận lợi cho cácdoanh nghiệp về thủ tục hành chính và tiết kiệm thời gian làm thủ tục tạicửa khẩu
Bên cạnh đó, để đảm bảo công tác quản lý, hàng năm UBND tỉnh CaoBằng đều ban hành Quyết định về quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạmnhập tái xuất; tạm xuất, tái nhập chuyển cửa khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu,