Trước hết, đây là thời cơ và vậnhội mới để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đưa nền kinh tế ViệtNam nhanh chóng bắt kịp với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.Như
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––
BÙI MINH TRUNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG
NINH GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾChuyên ngành: Quản lý kinh tế
S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Trang 2S ố hóa bởi Trung tâm Học
liệu
Trang 3ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––
BÙI MINH TRUNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG
NINH GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
;Chuyên ngành: Quản lý kinh
tế Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS Đào Thị Hoàng Mai
S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Trang 4S ố hóa bởi Trung tâm Học
liệu
THÁI NGUYÊN - 2013
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; sốliệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sửdụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luậnvăn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc./
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Minh Trung
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đãnhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo; các đồng nghiệp;bạn bè và gia đình
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn khoa học
TS Đào Thị Hoàng Mai Người thầy đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướngdẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các giáo viên Khoa Kinh tế, phòngQuản lý Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài
Tôi xin trân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và các phòng ban tại CụcHải quan tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp cho tôi số liệu,kiến thức, kinh nghiệm thực tế để tôi thực hiện Luận văn này
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều
sự giúp đỡ, động viên, khích lệ từ phía bạn bè và gia đình Tôi xin chân thànhcảm ơn và ghi nhận những tình cảm quý báu đó
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Minh Trung
Trang 7MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh sách các từ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình x
1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3 Tính mới và đóng góp của đề tài 2
4 Bố cục của Luận văn 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC HẢI QUAN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 4
1.1 Những vấn đề cơ bản về nhân lực hải quan 4
1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của hải quan 4
1.1.1.1. Chức năng của ngành hải quan 5
1.1.1.2. Nhiệm vụ của hải quan 5
1.1.1.3. Vai trò của hải quan đối với phát triển kinh tế - xã hội 8
1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến nguồn nhân lực 11
1.1.2.1. Nguồn nhân lực 11
1.1.2.2. Quản trị nguồn nhân lực 13
1.1.2.2 Mục đích của việc quản trị nguồn nhân lực 16
1.1.3 Đặc điểm của nhân lực hải quan 17
Trang 81.2. Một số vấn đề về nâng cao chất lượng nhân lực hải quan 21
1.2.1 Sự cần thiết nâng cao chất lượng nhân lực hải quan 21
1.2.1.1. Do yêu cầu đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam 21
1.2.1.2. Nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngành hải quan 22
1.2.1.3. Do chất lượng nhân lực hải quan hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế.23 1.2.2. Quan niệm về chất lượng và nâng cao chất lượng nhân lực hải quan 24
1.2.3 Nội dung nâng cao chất lượng nhân lực hải quan 26
1.2.3.1. Xây dựng quy hoạch nhân lực hải quan khoa học, hợp lý 26
1.2.3.2. Nâng cao về thể chất và tinh thần của nhân lực 27
1.2.3.3. Nâng cao về trình độ chuyên môn, tay nghề 29
1.2.3.4. Nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc 30
1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng nhân lực hải quan 31
1.2.4.1. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về hải quan 31
1.2.4.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và ngoại thương Việt Nam 32
1.2.4.3. Trình độ phát triển y tế, giáo dục và đào tạo 33
1.2.4.4. Chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ của ngành hải quan 35
1.2.4.5. Trình độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 36
1.3. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số quốc gia trên thế giới 37
1.3.1 Kinh nghiệm của hải quan Nhật Bản 37
1.3.2 Kinh nghiệm của Pháp 39
1.3.3 Kinh nghiệm của Malayxia 40
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 41
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1 42
Trang 92.2. Phương pháp thu thập tài liệu 42
2.3. Phương pháp xử lý số liệu thống kê 43
2.3.1 Phân tổ thống kê 43
2.3.2 Bảng thống kê 43
2.3.3 Đồ thị thống kê 44
2.4. Phương pháp phân tích thông tin 44
2.4.1 Phương pháp phân tích dãy số thời gian 45
2.4.2 Phương pháp so sánh 46
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 466 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC VÀ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH 48
3.1. Tình hình hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh 48
3.1.1. Công tác giám sát quản lý Nhà nước về Hải quan 48
3.1.2 Công tác thu thuế XNK 49
3.1.3 Công tác kiểm soát chống buôn lậu 50
3.1.4 Công tác cải cách hành chính, hiện đại hoá hải quan 51
3.1.5 Công tác xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch vững mạnh 52
3.2. Hiện trạng chất lượng nhân lực của Cục Hải quan Quảng Ninh 52
3.2.1 Hiện trạng về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ 53
3.2.2 Hiện trạng cán bộ quản lý 54
3.2.3 Hiện trạng cơ cấu cán bộ công chức theo độ tuổi lao động 56
3.2.4 Hiện trạng cơ cấu cán bộ công chức theo giới tính 57
3.2.5 Công tác tuyển dụng nhân sự 58
3.3. Đánh giá chất lượng nhân lực Cục Hải quan Quảng Ninh 59
3.3.1 Những thành tựu đạt được 59
3.3.1.1 Quy hoạch nhân sự 59
Trang 103.3.1.2. Về chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực không ngừng được tăng cường 61
3.3.1.3. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức 61
3.3.1.4. Ý thức tác phong làm việc và phẩm chất đạo đức của cán bộ công chức đã được nâng cao 62
3.3.2 Những tồn tại, hạn chế 63
3.3.2.1 Cô ng tác quy hoạch 63
3.3.2.2. Tồn tại về công tác đào tạo và tự bồi dưỡng kiến thức 63
3.3.2.3. Trình độ của một số bộ phận cán bộ công chức còn hạn chế 64
3.3.2.4. Năng lực và phẩm chất đạo đức, lối sống của một số bộ phận cán bộ, công chức còn yếu kém 65
3.3.3 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế 65
3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 65
3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan 66
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2013 – 2020 68
4.1 Phương hướng nâng cao chất lượng nhân lực Cục Hải quan Quảng Ninh 68
4.1.1 Cơ sở để xác định phương hướng nâng cao chất lượng nhân lực Cục Hải quan Quảng Ninh trong thời gian tới 68
4.1.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 68
4.1.1.2. Chiến lược phát triển Hải quan và nhân lực Hải quan đến năm 202070 4.1.2 Phương hướng, mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng nhân lực của Cục Hải quan Quảng Ninh 73
4.1.2.1. Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cục Hải quan Quảng Ninh 73
4.1.2.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng nhân lực Cục Hải quan Quảng Ninh 77
4.1.2.3. Yêu cầu nâng cao chất lượng nhân lực Cục Hải quan Quảng Ninh 78
Trang 114.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nhân lực Cục Hải
quan Quảng Ninh trong thời gian tới 78
4.2.1 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách của Nhà nước liên quan đến nguồn nhân lực Hải quan 78
4.2.2 Hoàn thiện quy hoạch phát triển nhân lực 80
4.2.3 Cơ chế khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân 83
4.2.4 Tăng cường thể chất và tinh thần cho cán bộ, công chức Hải quan 86
4.2.5 Thực hiện chế độ tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân lực hợp lý 88
4.2.6 Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc của cán bộ, công chức Hải quan hiện đại 91
4.2.7 Thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, công chức hợp lý và có chế độ thi đua khen thưởng thích hợp 92
4.3 Một số kiến nghị 94
4.3.1 Đối với Đảng, Nhà nước 94
4.3.2 Đối với ngành Hải quan 95
4.3.3 Đối với tỉnh Quảng Ninh 96
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 12DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình DươngASEM Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu
CBCC Cán bộ công chức
WCO Tổ chức Hải quan thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 13DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả một số mặt chủ yếu của công tác giám sát quản lý về Hải
quan giai đoạn 2008 - 2012 49Bảng 3.2: Số liệu thu thuế XNK giai đoạn 2008 – 2012 50Bảng 3.3: Kết quả công tác CBL, GLTM và tội phạm về ma tuý giai đoạn
2008 - 2012 51Bảng 3.4: So sánh số lượng cán bộ quy hoạch năm 2008 và 2012 60
Trang 14DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Trình độ văn hóa cán bộ công chức Cục Hải quan Quảng Ninh
năm 2012 53
Hình 3.2: So sánh trình độ văn hóa CBCC Cục Hải quan Quảng Ninh năm 2008 và 2012 54
Hình 3.3: Hiện trạng cán bộ quản lý năm 2012 55
Hình 3.4: So sánh quy mô cán bộ năm 2008 và 2012 55
Hình 3.5: Cơ cấu cán bộ công chức theo độ tuổi lao động năm 2012 56
Hình 3.6: So sánh số lượng cán bộ công chức theo độ tuổi lao động năm 2008 và 2012 57
Hình 3.7: Cơ cấu cán bộ công chức theo giới tính năm 2012 58
Hình 3.8: So sánh số lượng cán bộ công chức theo giới tính năm 2008 và năm 2012 58
Trang 151 Tính cấp thiết của đề tài
Với xu hướng phát triển thương mại hoá toàn cầu và hợp tác quốc tế,cùng sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, trongnhững năm qua, nền kinh tế nước ta đang có những bước hội nhập ngày càngsâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới Trước hết, đây là thời cơ và vậnhội mới để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đưa nền kinh tế ViệtNam nhanh chóng bắt kịp với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.Nhưng bên cạnh đó, mặt trái của việc mở cửa và hội nhập cũng đặt ra nhữngyêu cầu cấp bách về đảm bảo an ninh xã hội, kinh tế, bảo vệ lợi ích quốc gia
và cộng đồng trước các mối nguy cơ gắn liền với quá trình hội nhập nhưkhủng bố, ma tuý, buôn lậu, gian lận thương mại, rửa tiền…
Xuất phát từ thực tiễn trên, trong những năm qua, ngành hải quan đãkhông ngừng nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về hải quanđối với các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh…, nhằm thực hiện tốtcác cam kết và thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại.Bên cạnh đó vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ theo đúng qui định của pháp luật,góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước, giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xãhội
Là một đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, được giao thực hiệnnhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, địa bàn
có vị trí chiến lược cả về lĩnh vực kinh tế và an ninh quốc phòng vùng ĐôngBắc, trong những năm qua, cùng với toàn ngành, Cục Hải quan Quảng Ninh
đã tập trung và ưu tiên hàng đầu cho công tác cải cách, phát triển và hiện đạihoá với mục tiêu liên tục nâng cao năng lực quản lý cả về chất lượng và hiệu
Trang 162quả các mặt công tác, nhằm giải quyết được sự mâu thuẫn giữa sự tăng nhanhhàng năm của khối lượng hàng hoá XNK, phương tiện, hành khách XNC với
Trang 17yêu cầu phải luôn đảm bảo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản
lý Nhà nước về hải quan
Để tiếp tục thực hiện ngày càng tốt hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ, nhất làyêu cầu cấp bách về việc xây dựng lực lượng Hải quan văn minh, chính qui,hiện đại, nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới, trong thờigian tới, Cục Hải quan Quảng Ninh cần tiếp tục đẩy nhanh quá trình cải cách,phát triển và hiện đại hoá, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các mặtcông tác và đặc biệt là kiện toàn nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng,
đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Cục Hải quan tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2013 -2020”, thực hiện trong khuôn khổ chương trình
cao học về Quản lý kinh tế sẽ đặt ra các câu hỏi và đi tìm lời giải cho bài toánnguồn nhân lực của hải quan Quảng Ninh
2 Mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học về nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức (CBCC) ngành Hải quan, đánh giá thực trạng chất lượng độingũ CBCC của Cục Hải quan Quảng Ninh, và đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao chất lượng đội ngũ CBCC Hải quan Quảng Ninh giai đoạn 2013 –
2020, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng đội ngũ CBCC của Cục Hảiquan Quảng Ninh
- Phạm vi nghiên cứu: Cục Hải quan Quảng Ninh
- Về thời gian: luận văn tập trung vào giai đoạn từ năm 2008 đếnnăm 2012
3 Tính mới và đóng góp của đề tài
- Phân tích làm rõ về lý luận, thực tiễn của nhân lực và việc nâng caochất lượng nhân lực ngành Hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 18- Đánh giá hiện trạng chất lượng đội ngũ CBCC của Cục Hải quanQuảng Ninh, từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm hạn chế và nguyên nhâncủa các hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCcủa Cục Hải quan Quảng Ninh, nhằm đáp ứng được nhiệm vụ trong điều kiệnhội nhập kinh tế quốc tế
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhàhoạch định chính sách, lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh trong sự đổimới công tác quản lý đội ngũ CBCC đáp ứng sự phát triển hội nhập kinh tếquốc tế
4 Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 04 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nhân lựchải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức và công tác nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức ở Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 - 2020
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NHÂN LỰC HẢI QUAN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 Những vấn đề cơ bản về nhân lực hải quan
1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của hải quan
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bốkhai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, ngày 10-9-1945, Bộ trưởng BộNội vụ Võ Nguyên Giáp đã thay mặt chính phủ lâm thời ký sắc lệnh số 27 lập
ra Sở Thuế quan và thuế gián thu, tiền thân của hải quan Việt Nam ngày nay.Hải quan được thành lập nhằm quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu và phục vụ chính sách đối ngoại của đất nước
Một đặc điểm nổi bật đã trở thành định hướng công tác xuyên suốt quátrình xây dựng và phát triển ngành hải quan đó là phương hướng, nhiệm vụ,mục tiêu của công tác hải quan luôn luôn bám sát và tuyệt đối trung thành vớiđường lối, chiến lược, sách lược đấu tranh cách mạng và kiến thiết xây dựngđất nước của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp của Nhà nước về cáclĩnh vực có liên quan đến công tác hải quan
Trong quá trình hình thành và phát triển qua từng giai đoạn cách mạngmới, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn trongthời kỳ hải quan Việt Nam cũng không ngừng đổi mới về mô hình tổ chức củamình để phù hợp với tình hình mới Nhưng nói chung mô hình tổ chức hoạtđộng của hải quan Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tập trung, thốngnhất Tổng Cục trưởng Tổng cục hải quan thống nhất quản lý toàn ngành (bêncạnh đó có các Phó Tổng cục trưởng tham mưu, giúp việc), điều hành hoạt
Trang 20động của hải quan các cấp, hải quan cấp dưới phải phục tùng, chịu sự quản lý
và chỉ đạo của hải quan cấp trên
Trong tổng cục hải quan có các cơ quan giúp việc bao gồm: các Cục,
vụ, viện, thanh tra, văn phòng Khối các đơn vị hành chính sự nghiệp trựcthuộc hoạt động theo cơ chế đơn vị hành chính sự nghiệp có thu Tại các địaphương (các tỉnh, thành phố) có các Cục hải quan Tỉnh, Thành phố
Tổng cục hải quan Việt Nam có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ tài chínhthực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực hải quan Như vậy, về mặt tổ chức thì
tổ chức hải quan là một đơn vị trực thuộc Bộ tài chính Do đó, mọi hoạt động,giám sát về hải quan toàn bộ đều do Bộ tài chính quy định
1.1.1.1 Chức năng của ngành hải quan
Chức năng chính của ngành hải quan là thực hiện quản lý Nhà nước vềhải quan và thực thi pháp luật về hải quan
- Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt
là Cục hải quan) là tổ chức trực thuộc Tổng cục hải quan, có chức năng giúpTổng cục trưởng Tổng cục hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chứcthực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quantrên địa bàn hoạt động của Cục hải quan theo quy định của pháp luật
- Cục hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoảntại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật
1.1.1.2 Nhiệm vụ của hải quan
Nói chung, hải quan Việt nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sáthàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phéphàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóaxuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước vềhải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quácảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Trang 21Địa bàn hoạt động của hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường
bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảnghàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửakhẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan,bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tronglãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sởdoanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt độngcủa hải quan khác theo quy định của pháp luật Trong địa bàn hoạt động củahải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đốivới hàng hóa, phương tiện vận tải
Hoạt động của hải quan Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật hải quan với các nhiệm vụ cơ bản như sau:
Một là, tổ chức thực hiện các thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, người vàphương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại các cửa khẩu, các địa điểm kiểm tratập trung và các địa điểm kiểm tra khác theo quy định của pháp luật
Đây là nhiệm vụ cơ bản nhất, nhiệm vụ này bao trùm hầu như toàn bộ
về các hoạt động, nghiệp vụ của ngành hải quan Nhiệm vụ này cũng thể hiệntính đặc thù của ngành hải quan so với các ngành khác, các lĩnh vực kinh tế,
xã hội khác Thông qua nhiệm vụ này, các chính sách, các quy định của phápluật của Nhà nước, của Bộ tài chính về hải quan được hải quan vừa triển khaithực hiện, vừa kiểm tra giám sát theo đúng luật của hải quan Đặc biệt trongđiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng phát triển mởrộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thì nhiệm vụ này ngày càng trở nên quantrọng hơn bao giờ hết trong ngành hải quan
Hai là, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng,
chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống
Trang 22ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động Phối hợp thực hiện các biện pháp ngoài địa bàn hoạt động của Cục hải quan theo quy định của pháp luật.
Do đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù của mỗi quốc gia khácnhau Do đó, trong nền kinh tế thị trường vì mục đích lợi ích cá nhân, trướcmắt dù ở quốc gia nào cũng đều có bọn buôn bán trái phép (buôn lậu) nhằmtrốn lậu thuế, hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới Nếu không thực hiệnđược nhiệm vụ này thì sẽ ảnh hưởng đến sản xuất hàng hoá trong nước làmmất ổn định nền kinh tế dẫn đến bất ổn về chính trị, xã hội
Ba là, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và kiểm tra sau thông quan đối với hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật
Đây là nhiệm vụ quan trọng của hải quan, nhiệm vụ này được quy địnhtài chương V của luật hải quan hiện hành Nhiệm vụ này làm cho các sắcthuế, luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá được thực hiện một cáchnghiêm minh Đây không chỉ là luật thuế riêng của Việt Nam mà là luật thuếxuất khẩu, nhập khẩu của mọi quốc gia trên thế giới Trong điều kiện hội nhậpkinh tế quốc tế ngày càng mở rộng như hiện nay thì thuế xuất khẩu, nhập khẩuhàng hoá là một khoản góp phần đáng kể vào thu ngân sách của Nhà nước
Bốn là, thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnhthuộc phạm vi quản lý của Cục hải quan theo quy định của pháp luật
Qua tờ khai hải quan, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được kê khai đầy
đủ chính xác Điều này đóng góp phòng chống được các hiện tượng tiêu cực
về thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu Các thông tin này đượcbáo cáo đầy đủ cho các cơ quan quản lý hữu quan về xuất khẩu, nhập khẩuhàng hoá
Trang 23Năm là, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải
quan theo quy định của pháp luật
Đây là nhiệm vụ không thể thiếu được không chỉ đối với cơ quan hảiquan mà còn đối với nhiều cơ quan quản lý Nhà nước khác Nhiệm vụ này rấtquan trọng là bởi vì việc thanh tra, kiểm tra sẽ giúp cho cơ quan hải quan pháthiện, ngăn ngừa và tránh được những hiện tượng tiêu cực xảy ra không nhữngđối với các đối tượng, các chủ thể xuất, nhập khẩu hàng hoá mà còn đối với
cả chính đội ngũ cán bộ, công chức hải quan Điều này góp phần thực hiệnđúng pháp luật về hải quan
Sáu là, xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật, giảiquyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc
và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Nhiệm vụ này góp phần làm cho các chủ thể thực hiện xuất khẩu, nhậpkhẩu hàng hoá mà kể cả các cán bộ, công chức ngành hải quan phải thực hiệntốt pháp luật, chính sách của Nhà nước về hải quan, làm lành mạnh cơ quanhải quan và góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân
Bảy là, kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của
Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất nhậpcảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Các quy định, các chính sách (kể cả luật về hải quan) luôn cần có sựđổi mới, bổ sung cho phù hợp với những điều kiện mới, và chỉ có như vậy thìcác quy định, chính sách về hải quan mới phù hợp, mới có tác dụng thúc đẩyxuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, thúc tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội.Chính nhiệm vụ này đã thực hiện mục tiêu đó
1.1.1.3 Vai trò của hải quan đối với phát triển kinh tế - xã hội
Trang 24Thứ nhất là, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Như đã phân tích ở phần nhiệm vụ của ngành hải quan, chúng ta có thểthấy rõ nhiệm vụ chủ yếu của ngành hải quan là kiểm tra, giám sát và thựchiện các thủ tục hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Hảiquan thực hiện quản lý Nhà nước đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo đúngcác quy định, chính sách của Nhà nước về hải quan Nhiệm vụ này làm chomọi hiện tượng tiêu cực liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá sẽ bịtriệt tiêu, làm các chi phí về sản xuất hàng hoá sẽ được tính đúng, tính đủ,bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Vì vậy, hải quan sẽ tạo điều kiện cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệpnước ta với nhau ở trong nước cũng như giữa các doanh nghiệp nước ta vớicác doanh nghiệp ngoài nước có cơ hội cạnh tranh bình đẳng, nhưng có sự hỗtrợ để giảm chi phí thông qua buôn bán qua biên giới giữa các quốc gia.Chính sự cạnh tranh bình đẳng này đã góp phần tạo động lực thúc đẩy cácdoanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những công nghệ hiện đại, ápdụng những phương pháp tiên tiến, thúc đẩy tăng năng suất lao động, hạ giáthành và thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, có hiệu quả, tăng trưởng vàphát triển nhanh chóng
Thứ hai là, góp phần thực hiện tốt chính sách thương mại quốc tế của đất nước.
Trong hoạt động ngành hải quan, nếu hải quan thực hiện tốt các nhiệm
vụ của mình thì nó sẽ làm cho chính sách thương mại quốc tế thực chất làchính sách xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của đất nước được thực hiện tốt.Bởi lẽ, trong thương mại quốc tế mọi hàng hoá xuất nhập khẩu đều phải qua cácthủ tục hải quan Thông qua chính sách thuế hàng hoá xuất nhập khẩu, Nhànước
Trang 25sẽ khuyến khích phát triển những mặt hàng thuộc thế mạnh của đất nước, đảm bảo tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần tăng thu nhập của quốc dân.
Mặt khác, thông qua hải quan sẽ kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu sẽ chống lại sự gian lận thương mại, chống buôn lậu hàng hoá bấthợp pháp tăng thu cho ngân sách Nhà nước Đồng thời thông qua xuất, nhậpkhẩu sẽ mở rộng thúc đẩy xuất khẩu những hàng hoá là thế mạnh của nước ta,
mở rộng thị trường hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới Những vấn đềtrên đây chính là mục đích của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam
Thứ ba là, hải quan góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đặc biệt và sự cạnh tranh đang ngày cànggia tăng của các nền kinh tế trên thế giới; Việt Nam đã là thành viên củaASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương(APEC), làthành viên WTO Cơ quan hải quan quản lý thương mại quốc tế trong quátrình hội nhập đó, phải tuân thủ các chuẩn mực pháp lý và thông lệ quốc tế.Chính sự tương đồng về hoạt động nghiệp vụ, tính hội nhập cao đã nâng caovai trò của hải quan Việt Nam lên tầm quốc tế và có tiếng nói trên diễn đàncủa tổ chức hải quan thế giới Một phần pháp luật hải quan được xây dựng bởi
tổ chức hải quan thế giới WCO dưới dạng Công ước quốc tế
Trong những năm qua thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hộicủa đất nước, ngành hải quan đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiềukhó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảngtài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu để góp phần giúp đất nước đạt đượcnhững thành tựu to lớn và rất quan trọng, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kémphát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình
Để một nền kinh tế phát triển trên cơ sở minh bạch, cơ chế hành chínhcông khai, rõ ràng sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế, thu hút được
Trang 26các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài thúc đẩy phát triển kinh tế
và hội nhập quốc tế nhanh chóng Hải quan hiện nay phải đối mặt và xử lýlượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng và đa dạng trong khinguồn lực lại hạn chế Thách thức đặt ra đối với cơ quan hải quan là vừa phảitạo điều kiện thuận lợi cho hành khách và hàng hóa hợp pháp vừa phải đảmbảo kiểm soát, phát hiện các trường hợp gian lận và vi phạm hải quan, do đógóp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càngsâu rộng
1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến nguồn nhân lực
1.1.2.1 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một quan niệm rộng, phong phú và đa dạng đượchiểu bằng nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào góc độ và mục tiêu của ngườitiếp cận
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn nhân lực:
Theo Liên Hợp Quốc thì: nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹnăng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sựphát triển của mỗi cá nhân và đất nước
Theo tổ chức lao động quốc tế: nguồn nhân lực của một quốc gia làtoàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động Nguồnnhân lực được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động chosản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Theo nghĩahẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sựphát triển kinh tế của xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi laođộng, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các
cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thểlực, trí lực, của họ được huy động vào quá trình lao động
Trang 27Theo quan niệm của kinh tế phát triển, cho rằng: nguồn nhân lực là một
bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động
Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng, đó là tổng sốnhững người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước vàthời gian lao động có thể huy động được từ họ
Về chất lượng, đó là sức khỏe và trình độ chuyên môn, kiến thức và sựlành nghề của người lao động Nguồn lao động là tổng số những người trong
độ tuổi lao động theo quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìmkiếm việc làm Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt; số lượng và chấtlượng Như vậy theo khái niệm này, có một số được tính là nguồn nhân lựcnhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là: những người không có việc làmnhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những người không có nhu cầutìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động nhưng đang đi học
Kinh tế chính trị học cho rằng: Con người là trung tâm của nền sản xuất
xã hội; trong lý thuyết về lực lượng sản xuất, con người được coi là lực lượngsản xuất hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự vận động, pháttriển của lực lượng sản xuất, quyết định quá trình sản xuất và do đó quyếtđịnh năng suất lao động và tiến bộ xã hội Ở đây con người được xem từ góc
độ là lực lượng lao động cơ bản của xã hội
Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị cóthể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hòa giữa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn
bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, kết tinh truyền thống và kinhnghiệm lao động sáng tạo của dân tộc, được vận dụng để sản xuất ra của cảivật chất và tinh thần cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (quy mô,loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc
Trang 28gia, khu vực, thế giới Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ quanniệm coi nguồn nhân lực là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạonên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển của các tổ chức.
Trong báo cáo của Liên hợp quốc đánh giá về những tác động toàn cầuhóa đối với nguồn nhân lực đã đưa ra định nghĩa; nguồn nhân lực là trình độlành nghề, kiến thức và năng lực thực có cùng với những năng lực tồn tạidưới dạng tiềm năng của con người Quan niệm về nguồn nhân lực theohướng tiếp cận này có phần thiên về chất lượng nguồn nhân lực Trong quanniệm này, điểm được đánh giá cao là coi các tiềm năng của con người cũng lànăng lực khả năng để từ đó có những cơ chế thích hợp trong quản lý, sử dụng.Quan niệm về nguồn nhân lực như vậy cũng đã cho ta thấy phần nào sự tánđồng của Liên hợp quốc đối với phương thức quản lý mới
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một "tài nguyên đặcbiệt", một nguồn lực của sự phát triển kinh tế Theo cách tư duy của ngườixưa là "dụng nhân như dụng mộc" không vì một lỗi nào đó mà thay thế, cầnphải có phương pháp tổ chức, sắp xếp lại, nâng cao khả năng nhận thức cũngnhư công việc của mỗi con người từ đó họ có thể tiếp cận được với công việctrước mắt cũng như lâu dài Bởi vậy việc phát triển con người nói chung vànâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói riêng trở thành vấn đề chiếm vị trítrung tâm trong hệ thống phát riển các nguồn lực Chăm lo đầy đủ đến conngười là yếu tố đảm bảo chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng củamọi quốc gia Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, lâu dài là cơ
sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững của đất nước
1.1.2.2 Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực là thiết kế các chính sách và thực hiện các lĩnhvực hoạt động nhằm làm cho con người đóng góp giá trị hữu hiệu nhất cho tổchức, bao gồm các lĩnh vực như hoạch định nguồn nhân lực, phân tích và thiết
Trang 29kế công việc, chiêu mộ và lựa chọn, đánh giá thành tích, đào tạo và phát triển,thù lao, sức khỏe và an toàn nhân viên, và tương quan lao động….
Các hoạt động quản trị nguồn nhân lực như thế nào tùy thuộc và quy
mô và nhu cầu của tổ chức Quản trị nguồn nhân lực được phân tích thành cáchoạt động:
Hoạch định nguồn nhân lực
đạo
Phân tích và thiết kế công việc
Phân tích công việc là quá trình thu thập, phân tích và sắp xếp một cách
hệ thống thông tin về đặc điểm một công việc cụ thể Phân tích công việc làcông cụ cơ sở cho việc thiết lập hệ thống chọn lựa và chương trình huấn luyện
để đảm bảo rằng hệ thống đánh giá và thù lao được xây dựng trên cơ sở nhucầu công việc
Trang 30chọn nhân viên ngày càng trở nên chặt chẽ, hợp lý.
Trang 31Quá trình lựa chọn gồm một số bước quan trọng Bước đầu tiên đó làviệc xác định nhu cầu các vị trí mới và xác định những kỹ năng nào cần thiết
để thực hiện công việc hữu hiệu Xác định được các năng lực và vị trí cầnthiết, các nhà quản trị nhân lực sẽ dễ dàng thiết lập được nhiều phương pháptuyển mộ khác nhau
:
1 Lập kế hoạch tuyển dụng
Xác định phương pháp và các nguồn tuyển dụng
Xác định thời điểm tuyển dụng
Tìm kiếm, lựa chọn ứng viên
Đánh giá quá trình tuyển dụng
Hướng dẫn nhân viên mới hòa nhập
Đánh giá thành tích
nguồn nhân lực Đánh giá thành tích là các hoạt động xác định nhân viên làmtốt như thế nào và mức thù lao tương ứng như thế nào là hợp lý Vai trò củaquản trị viên nguồn nhân lực trong đánh giá thành tích là xây dựng một quytrình đánh giá, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, làm cơ sở đánh giá thành tích,phát triển hệ thống lương thích hợp và định hướng cho nỗ lực của nhân viên.Nhiệm vụ quan trọng khác của đánh giá thành tích là kiểm soát quá trình thựchiện công việc và thành quả của nó
Đào tạo và phát triển
Là thành viên của nền kinh tế thế giới, vấn đề đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao để có thể đáp ứng quá trình hộinhập quốc tế vẫn đang là yêu cầu bức thiết đối với nước ta hiện nay bởi cùngvới sự phát triển của khoa học và công nghệ thì kiến thức của loài người trong
Trang 32các lĩnh vực cũng được tích luỹ với tốc độ rất nhanh.
Trang 33Đào tạo và phát triển có thể được triển khai một cách chính thức haykhông chính thức Hình thức đào tạo chính thức liên quan đến những hướngdẫn cho việc thực hiện một công việc mới hay là đảm bảo đáp ứng những thayđổi về công nghệ và quy trình Đào tạo chính thức được thực hiện bởi các nhàquản trị nguồn nhân lực, các chuyên gia hoặc các cơ sở đào tạo.
Đào tạo không chính thức thực hiện trong quá trình làm việc, được đảmtrách bởi các nhà quản lý trực tiếp hay các đồng nghiệp
Thù lao
Có hai loại thù lao là thù lao trực tiếp, tức tiền lương và thù lao giántiếp, tức là các dạng lợi ích khác nhau cho người lao động Ý nghĩa của thùlao không chỉ đơn giản là yếu tố đảm bảo cho nhân viên thực hiện các nhiệm
vụ của mình mà thông qua đó sẽ là nguồn động lực thúc đẩy nhân viên vươnlên khẳng định vai trò của họ vì mục tiêu chung
1.1.2.2 Mục đích của việc quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nhân lực là hệ thống các quan điểm, chính sách và hoạt độngthực tiễn được sử dụng trong quản trị con người của một tổ chức nhằm đạtđược kết quả tối ưu cho cả tổ chức và nhân viên
Quản trị nhân lực nghiên cứu các vấn đề về quản trị con người trongcác tổ chức ở tầm vi mô và có hai mục tiêu cơ bản:
- Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động vànâng cao tính hiệu quả của tổ chức
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhânviên được phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, đồng viênnhiều nhất tại nơi làm việc va trung thành, tận tâm với cơ quan
Nghiên cứu quản trị nhân lực giúp cho nhà quản trị đạt được mục đích,kết quả thông qua người khác Một quản trị gia có thể lập kế hoạch hoàn chỉnh, xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại, chính
Trang 34xác,… nhưng nhà quản trị đó vẫn có thể thất bại nếu không biết tuyển đúngngười cho đúng việc, hoặc không biết cách khuyến khích nhân viên làm việc.
Để quản trị có hiệu quả, nhà quản trị cần biết cách làm việc và hòa hợp vớingười khác, biết cách lôi kéo người khác làm theo mình Nhiều khi các quảntrị gia có thế mạnh trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật nhưng lại không đượcđào tạo hoàn chỉnh trong cách lãnh đạo nhân viên Họ điều khiển giỏi vàgiảnh nhiều thời gian làm việc với máy móc, tranh bị kỹ thuật hơn làm việcvới con người Thực tế cho thấy, môt nhà lãnh đạo giỏi cần phải giành nhiềuthời gian nghiên cứu giải quyết các vấn đề nhân sự hơn các vấn đề khác.Nghiên cứu quản trị nhân lực giúp cho các nhà quản trị học được cách giaodịch với người khác, biết tìm ra ngôn ngữ chung và biết cách nhạy cảm vớinhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết lôi kéonhân viên say mê với công việc, tránh được các sai lầm trong tuyển chọn, sửdụng nhân viên, biết cách phối hợp thực hiện mục tiêu của tổ chức và mụctiêu của các cá nhân, nâng cao hiệu quả của tổ chức và dần dần có thể đưachiến lược con người trở thành một bộ phận hữu cơ trong chiến lược pháttriển của cơ quan
1.1.3 Đặc điểm của nhân lực hải quan
Nhân lực hải quan cũng có chung những đặc điểm như một số ngànhkinh tế khác Nhưng do đặc điểm hoạt động riêng biệt của ngành hải quan nênnhân lực hải quan có một số đặc điểm sau:
Một là, nhân lực ngành hải quan là nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu đa dạng về nhiệm vụ.
Do tính chất phức tạp, đa dạng của hoạt động ngành hải quan, vừa là cơquan quản lý nhà nước, vừa là cơ quan kiểm soát chống buôn lậu và gian lậnthương mại, là cơ quan cung phục vụ cung cấp các dịch vụ công cho doanhnghiệp xuất nhập khẩu nên đòi hỏi công chức hải quan vừa có trình độ am
Trang 35hiểu sâu về nghiệp vụ từ thông quan hàng hóa, kiểm soát chống buôn lậu, xử
lý vi phạm trong lĩnh vực hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh trathuế Với những công việc này đòi hỏi cán bộ, công chức hải quan mọi lúc,mọi nơi phải thích nghi và xử lý được tình huống; khi thì là người kiểm soát,quản lý, khi thì là người chấp hành, phục vụ và phải luôn thực hiện văn minh,thanh lịch, hiểu biết trong giao tiếp và ứng xử Do đặc thù trên, khi một côngchức mới tốt nghiệp đại học được tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan hảiquan cấp cơ sở cũng đòi hỏi có thời gian tập sự và được đào tạo thêm vềnghiệp vụ hải quan mới có thể thực hiện được nhiệm vụ
Chất lượng nhân lực hải quan thể hiện qua trình độ chuyên môn, đượcđào tạo và tuyển dụng cụ thể từ các ngành học với nhiều chuyên ngành khácnhau để phù hợp với nhu cầu thực tế của công việc, đại học Ngoại thương -làm công tác tiếp nhận hồ sơ, đại học Tài chính Kế toán - làm kế toán thuế,đại học An ninh, cảnh sát - làm công tác điều tra chống buôn lậu, kiểm soát,
ma túy
Phần lớn cán bộ, công chức ngành hải quan yên tâm công tác, có tinhthần đoàn kết nội bộ, có ý thức trách nhiệm, thái độ công tác tốt, giữ gìn kỷluật cao, có tinh thần phục vụ doanh nghiệp nhiệt tình, có năng lực đủ để đápứng yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình hiện đại hóa ngành hải quan và hộinhập kinh tế quốc tế
Bên cạnh đó, ngành hải quan cũng có những vị trí công tác không mangtính phức tạp; bảo vệ, lái xe, phục vụ Những công việc này chỉ đòi hỏi ngườilao động có ý thức chấp hành kỷ cương kỷ luật lao động, có sức khỏe và tinhthần làm việc
Hai là, Nhân lực hải quan mang tính chuyên nghiệp và có trình độ ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại.
Trang 36Sự chuyên nghiệp của nhân lực hải quan thể hiện ở sự thông thạonghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, có chuyên môn sâu về các lĩnh vực, trị giá tínhthuế, phân loại hàng hóa, xác định xuất xứ Nhờ đó, thời gian giải quyết thủtục hải quan, thông quan hàng hóa tại cửa khẩu được rút ngắn Sự chuyênnghiệp của nhân lực hải quan con thể hiện ở khả năng ứng dụng công nghệthông tin trong việc thông quan hàng hóa bằng thủ tục hải quan điện tử Sựchuyên nghiệp của nhân lực hải quan còn được thể hiện ở việc áp dụng biệnpháp quản lý rủi ro, kỹ năng tình báo trong việc kiểm tra thực tế hàng hóa.Thái độ phục vụ khách hàng theo phương châm "chuyên nghiệp-minh bạch-hiệu quả" và "tuyên ngôn phục vụ khách hàng" mà Tổng cục hải quan mớiban hành cũng thể hiện tính chuyên nghiệp mà cán bộ công chức hải quanphải thực thi.
Tính chuyên sâu của nhân lực ngành hải quan chính là việc nguồn nhânlực được đào tạo về một số lĩnh vực cụ thể, phải hiểu biết sâu như; trị giá hảiquan (GATT), kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa (C/O), chống buôn lậu,hàng giả, sở hữu trí tuệ Nhân lực hải quan được cử đi đào tạo trong và ngoàinước, thường xuyên được tham gia các hội thảo trong nước và quốc tế để cậpnhật kiến thức và trao đổi kinh nghiệm về các lĩnh vực trên Nhân lực được bốtrí công việc dài hạn có liên quan đến lĩnh vực đã đào tạo để đảm bảo tínhchuyên sâu
Tính hiện đại của nguồn nhân lực hải quan thể hiện ở trang bị và sửdụng có hiệu quả trang bị máy móc, công cụ hiện đại tiên tiến nhất như máymóc, trang thiết bị công nghệ thông tin, máy soi, hệ thống camera giám sát tạiđịa bàn trọng điểm, chó nghiệp vụ phát hiện ma túy, công cụ hỗ trợ cho lựclượng kiểm soát, chống buôn lậu
Ba là, nhân lực hải quan là nhân lực có thể lực, sức khoẻ và tinh thần tốt.
Trang 37Do đặc thù hoạt động của ngành hải quan chủ yếu là ở các bến cảng,sân bay, các cửa khẩu biên giới, hải đảo, đồu núi cao xa xôi, hẻo lánh nóichung là những nơi có điều kiện khí hậu, điều kiện tự nhiên phức tạp khôngthuận lợi Ở những nơi đó nếu con người không có sức khoẻ, thể lực tốt thì họkhông thể thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được.
Mặt khác, nhiệm vụ của hải quan cũng có tính đặc biệt Biểu hiện cácđối tượng vì mục đích lợi nhuận tối đa, họ đã không từ những thủ đoạn bỉ ổinào đó để trốn chạy, luồn lách, dối trá, che dấu, thậm chí dùng cả vũ lực, vũkhí để chống lại lực lượng hải quan Hoặc tổ chức đông người để đánh, cướplại hàng hoá buôn lậu của họ bị lực lượng hải quan bắt giữ vào bất cứ thờigian nào kể cả ngày lẫn đêm Trong những trường hợp đó, nếu lực lượng hảiquan không có thể lực, sức khoẻ, sự khôn khéo thì họ sẽ không thể hoàn thànhđược nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thu giữ hàng hoá của bọn gian lận thươngmại, trốn lậu thuế
Hơn nữa, hải quan chủ yếu là làm việc ở các cửa khẩu biên giới, bếncảng, sân bay do đó hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thường với khối lượnglớn và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng các phương tiện giao thông có thểchuyên chở đến bất cứ giờ nào trong ngày mà đòi hỏi phải kiểm tra, giám sátkịp thời để giải phóng tầu, xe hàng để tránh bị ứ đọng, tồn bến bãi công việcđảm nhiệm là phức tạp Như vậy, do đó đòi hỏi nhân lực hải quan phải có thểlực, thần kinh và sức khoẻ tốt
Bốn là, nhân lực ngành hải quan có phẩm chất tốt, có lập trường vững vàng trước mọi cám dỗ của đồng tiền.
Đặc điểm hoạt động của hải quan là chuyên tiếp xúc với khối lượnghàng hoá, tiền tệ lớn thông qua hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá Vìlợi ích của mình do đó các đối tượng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của đối
Trang 38tượng buôn lậu qua cửa khẩu, biên giới, hải đảo, sân bay sẽ tìm mọi cáchhối lộ với giá trị lớn thậm chí là rất lớn, có khi cả đời của một công chức bìnhthường tổng số tiền lương của họn cũng không thể đạt được như vậy Mặtkhác, nếu không thực hiện được theo con đường hối lộ thì các đối tượng cóthể dùng thủ đoạn doạ nạt sự an toàn về tính mạng không những của bản thâncán bộ công chức hải quan mà thậm chí đe doạ cả tính mạng của gia đìnhngười thân của lực lượng hải quan
Trong nền kinh tế thị trường, trước những thủ đoạn đó nếu cán bộ hảiquan không có phẩm chất tốt, không có lập trường vững vàng thì chắc chắn sẽrất dễ rơi vào những cạm bẫy, cám dỗ của đồng tiền, làm thiệt hại lớn đến lợiích của tập thể, của xã hội
1.2 Một số vấn đề về nâng cao chất lƣợng nhân lực hải quan
1.2.1 Sự cần thiết nâng cao chất lượng nhân lực hải quan
1.2.1.1 Do yêu cầu đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cả những cơ hội và thách thức đối với
sự phát triển của hải quan Việt Nam Sự gia tăng về quy mô của các hoạtđộng thương mại quốc tế tạo nên nguồn thu ngân sách Hải quan Việt Nam có
cơ hội vươn ra thế giới, học tập mô hình quản lý tiên tiến của hải quan cácnước Hợp tác với các nước trong khu vực về phát triển hải quan khu vực, hảiquan vùng ngày càng được mở rộng nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc
tế trong khu vực và cùng nhau giải quyết những vấn đề xuyên quốc gia như sởhữu trí tuệ, buôn bán ma túy bên cạnh những cơ hội là những thách thức rấtlớn mà hải quan Việt Nam phải đối mặt; tính phức tạp của các hoạt động thươngmại quốc tế; nguy cơ khủng bố; mối đe dọa môi trường và sức khỏe cộngđồng;
Trang 39nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến lĩnh vực hải quan; yêu cầuđảm bảo thuận lợi tối đa cho các hoạt động thương mại hợp pháp
Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng rộng, phát triển hội nhập càng sâu,càng đa dạng dưỡi nhiều hình thức, càng mở rộng quan hệ với mọi nền kinh
tế, chính trị, xã hội khác nhau nói chung càng hội nhập phát triển cả vềchiều rộng và chiều sâu, đa dạng các mối quan hệ, hình thức càng phong phúthì càng có nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng cung có nhiều khó khăn thách thức,đòi hỏi ngành hải quan phải nâng cao chất lượng nhân lực của mình thì mớiđáp ứng được nhiệm vụ đặt ra Như vây, để đáp ứng những yêu cầu đặt ratrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và hoàn thành nhiệm vụ chính trịđược Đảng và Nhà nước giao phó, việc phát triển và nâng cao chất lượngnguồn nhân lực nghành hải quan là một tất yếu khách quan
1.2.1.2 Nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngành hải quan
Trong bối cảnh Viêt Nam đã tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế, xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển của thương mại thế giới và thươngmại trong nước, tính cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng trong thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài đã đặt ra yêu cầu cấp bách đối với ngành hải quan làphải tạo thuận lợi tối đa, tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động thươngmại nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật
Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại diễn biến ngày càng phứctạp và tinh vi đòi hỏi ngành hải quan phải đảm bảo an ninh quốc gia, an toàncho các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh Theo yêu cầu của một sốnước hàng hóa nhập khẩu vào các nước này phải được soi chiếu kiểm soát anninh, an toàn ngay từ của khẩu của nước xuất khẩu, đòi hỏi hải quan phảitrang bị máy móc và đào tạo con người để đáp ứng được yêu cầu đó
Yêu cầu về hội nhập, hải quan phải thực hiện các cam kết quốc tế, cáchiệp định đa phương và song phương, đặc biệt là cam kết gia nhập WTO
Trang 40Nhằm đạt được mục tiêu thông thoáng, đơn giản hóa thủ tục hải quan
và mục tiêu bảo đảm quản lý nhà nước về hải quan, ngành hải quan bắt buộcphải cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa hải quan Để thực hiện việcnày, Tổng cục hải quan phải triển khai chương trình tái thiết kế bộ máy tổchức và tái thiết kế các quy trình thủ tục hải quan, đào tạo và nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực
Trong điều kiện công việc với khối lượng và quy mô ngày càng tăng,biên chế bổ sung cho ngành và các đơn vị hải quan rất hạn chế, chỉ có đào tạo
và nâng cao chất lượng nhân lực theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp,chuyên sâu mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao trong thời giantới của toàn nghành
Nhiệm vụ trọng tâm của toàn nghành là tiếp tục đẩy mạnh cải cáchhành chính, hiện đại hóa mà trọng tâm là cải cách thủ tục hải quan
Tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính,
đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi hệ thống văn bản theohướng tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, quản lý chặt chẽ xuất nhậpkhẩu, xuất nhập cảnh đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế
Triển khai nhanh các nội dung chương trình cải cách, hiện đại hóa hảiquan, chuẩn bị thủ tục cơ sở pháp lý và các điều kiện hạ tầng, kỹ thuật, rútkinh nghiệm để tiếp tục triển khai mở rộng hải quan điện tử
Tổ chức thực hiện tốt Luật Quản lý thuế và nhiệm vụ thu ngân sáchhàng năm, phối hợp tốt với các đơn vị chức năng ngoài ngành để giải quyếttriệt để tình trạng nợ đọng thuế và trây ỳ nộp thuế
Xây dựng mối quan hệ cộng đồng trách nhiệm giữa doanh nghiệpnghiệp và hải quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư, du lịch ngàycàng phát triển