ISO 9001 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng HTQLCL, và được sử dụng để xây dựng, đánh giá HTQLCL của các tổ chức, doanh nghiệp.. Đối với DN CNHT, áp dụng tiêu chuẩn
Trang 1TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP
SỔ TAY HƯỚNG DẪN
VỀ HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN, CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
Ấn phẩm của chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC
HTQLCL Hệ thống quản lý chất lượngHTQLMT Hệ thống quản lý môi trườngHTQLNL Hệ thống quản lý năng lượngIATF Hiệp hội ô tô quốc tế
ILO Tổ chức lao động quốc tếPDCA Chu trình Lập kế hoạch- Thực hiện- Kiểm tra- Điều chỉnhTĐĐQG Tập đoàn đa quốc gia
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 23
PHẦN I HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ
I.1 ISO 9001 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNGI.2 ISO 14001 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNGI.3 ISO 50001 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ
NĂNG LƯỢNGI.4 ISO/TS 16949 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CHO CÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ
CUNG CẤP DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN LINH
KIỆN CHO NGÀNH Ô TÔ, XE MÁY
I.5 SA 8000 – HỆ THỐNG QUẢN TRỊ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘII.6 OHSAS 18001 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ
AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
45131821
2427
PHẦN II QUY CHUẨN KỸ THUẬT
II.1 CE MARKING – DẤU CEII.2 CHỨNG NHẬN ULII.3 REACH – QUY ĐỊNH VỀ HÓA
CHẤT VÀ SỬ DỤNG AN TOÀN HÓA
CHẤTII.4 RoHS – CHỈ THỊ VỀ HẠN CHẾ CÁC
CHẤT NGUY HẠI
3132343638
PHẦN III CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
III.1 SẢN XUẤT TINH GỌN – LEAN MANUFACTURING
III.2 6 SIGMA
TÀI LIỆU THAM KHẢO
40414546
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Theo tiêu chuẩn quản lý sản xuất hiện đại, tính cạnh tranh của sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản: chất lượng, giá cả và thời gian
giao hàng (Quality, Cost, Delivery – QCD) Đây là điều kiện tiên quyết mà khách
hàng luôn yêu cầu nhà cung cấp phải đáp ứng
Theo khảo sát của Trung tâm Phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (SIDEC),
khi tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, bên cạnh QCD, khách hàng thuộc
các tập đoàn đa quốc gia (TĐĐQG) còn kiểm tra và đánh giá nghiêm ngặt một
số yếu tố khác Các yếu tố này có thể bao gồm: môi trường (E – Environment);
tài chính (F – Finance); công nghệ (T – Technology); trách nhiệm xã hội (R –
Responsibility); luật pháp (L – Laws) Chỉ khi đáp ứng được tất cả các yêu cầu
này, nhà cung cấp mới có thể tham gia vào các mạng lưới sản xuất toàn cầu
Và ngay cả khi đã trở thành nhà cung cấp chính thức, các TĐĐQG cũng liên tục
kiểm tra, đánh giá năng lực nhà cung cấp theo các tiêu chí trên
Nhằm đáp ứng và đảm bảo các yêu cầu về QCD EF TRL, việc áp dụng các tiêu
chuẩn, công cụ quản lý sản xuất hiện đại là điều kiện gần như bắt buộc đối với
các công ty sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Có 3 nhóm tiêu
chuẩn chất lượng mà doanh nghiệp nên tuân thủ và áp dụng, bao gồm:
Hệ thống tiêu chuẩn quản lý: gồm những tiêu chuẩn mà doanh nghiệp cần áp
dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng quốc tế trong dài hạn Một số
yêu cầu phổ biến là: ISO 9001; ISO 14001; ISO 50001; ISO/TS 16949 Nhóm này
cũng bao gồm các yêu cầu mà khách hàng khuyến khích và mong muốn nhà
cung cấp thực hiện, liên quan đến các vấn đề về trách nhiệm xã hội (CSR) và
phát triển bền vững, ví dụ như: SA 8000; OHSAS 18001
Quy chuẩn kỹ thuật: bao gồm những yêu cầu mang tính pháp lý mà nhà cung
cấp phải đáp ứng để gia nhập được thị trường Các yêu cầu phổ biến là CE hay
UL Marking, REACH, RoHS
Ngoài ra, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện QCD một cách tốt
nhất, các công ty cung ứng cũng cần áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến
như sản xuất tinh gọn - Lean Manufacturing hay Six Sigma
Trong khuôn khổ Chương trình quốc gia nâng cao năng suất chất lượng và hàng hóa ngành công thương đến năm 2020 do Bộ Công Thương thực hiện, chúng
tôi trân trọng giới thiệu tới quý vị Sổ tay hướng dẫn về hệ thống tiêu chuẩn
và công cụ quản lý chất lượng trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ Chi tiết
về hệ thống các tiêu chuẩn và công cụ quản lý kể trên được cung cấp trong cuốn sách này
Chúng tôi hy vọng đây sẽ là một nguồn thông tin tham khảo hữu ích và tin cậy cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là các TĐĐQG Các cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp, các cơ quan khuyến công và xúc tiến hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp cũng có thể sử dụng tài liệu này để hỗ trợ doanh nghiệp, nhằm chuẩn
bị tốt nhất cho việc tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu trong bối cảnh hội nhập toàn diện hiện nay
Trân trọng
Trung tâm phát triển doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ (SIDEC)
Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp
Bộ Công Thương
Trang 4PHẦN I HỆ THỐNG
TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ
Giới thiệu chung
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc
tế (International Organization for Standardization - ISO)1 ban hành vào năm 1987 ISO 9000 được xây dựng trên cơ sở các kinh nghiệm quản lý tốt của doanh nghiệp (DN) trên toàn thế giới ISO 9001, Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu, là tiêu chuẩn phổ biến nhất trong
bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ISO 9001 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL), và được sử dụng để xây dựng, đánh giá HTQLCL của các tổ chức, doanh nghiệp ISO 9001 có thể áp dụng đối với mọi tổ chức, DN, không phân biệt phạm vi, quy mô hay sản phẩm, dịch vụ cung cấp Ngày nay, áp dụng ISO 9001 vào hoạt động sản xuất gần như là yêu cầu bắt buộc của các TĐĐQG đối với nhà cung ứng
Lợi ích
Về cơ bản, các lợi ích mà ISO 9001 đem lại cho DN là:
- Đối với hoạt động sản xuất của DN: ISO 9001 giúp xây dựng HTQLCL tinh gọn, chặt
chẽ, vận hành hiệu quả; Cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả công việc trên cơ sở tận dụng tối đa mọi nguồn lực; Hạn chế sai sót, đưa ra cách xử lý, biện pháp khắc phục kịp thời; Cải tiến chất lượng công việc thông qua các công cụ kiểm soát trong HTQLCL Đối với DN CNHT, và DN chế tạo nói chung, ISO 9001 giúp kiểm soát và ổn định chất lượng sản phẩm, hạn chế lỗi hỏng và giảm tối đa lãng phí trong sản xuất; tăng sản lượng từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của DN
- Đối với hoạt động cung ứng, bán hàng: Chứng nhận ISO 9001 giúp củng cố lòng tin
của khách hàng đối với DN, đáp ứng yêu cầu của thị trường và khách hàng Đối với
DN CNHT, áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 là yêu cầu cụ thể của khách hàng và cũng là điều kiện để vượt qua rào cản kỹ thuật khi tham gia vào mạng lưới cung ứng toàn cầu.ISO 9001 là cơ sở để tích hợp với các tiêu chuẩn quản lý tiên tiến khác như ISO 14001 (Hệ thống tiêu chuẩn quản lý môi trường); ISO 50001 (Hệ thống quản lý năng lượng); OHSAS
18001 (Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp) ISO 9001 là nền tảng để hình thành các tiêu chuẩn chuyên biệt trong các ngành công nghiệp quan trọng như ISO/TS 16949 (Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng đối với các cơ sở sản xuất ô tô, xe máy và phụ tùng); ISO
13485 (Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng đối với các cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế).Hiện nay ISO 9001 được xem là giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực của hệ thống quản lý
DN Hầu hết các DN khi muốn cải tổ bộ máy, nâng cao năng lực cạnh tranh đều lựa chọn áp dụng ISO 9001 cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Tính đến tháng 12 năm 2014,
1 Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization - ISO) là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế bao gồm các đại diện từ các tổ chức tiêu chuẩn các quốc gia Được thành lập vào ngày 23/2/1947, ISO có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, đến nay đã có 163 quốc gia thành viên Tổ chức này đã đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới
I.1 ISO 9001 –
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Trang 5đã có 1.138.155 tổ chức, công ty của 188 quốc gia trên toàn thế giới được chứng nhận phù
hợp theo tiêu chuẩn này, trong đó tập trung chủ yếu ở 2 lục địa là Châu Âu (483.719 chứng
chỉ, chiếm 42,5%) và Châu Á - Thái Bình Dương (476.027 chứng chỉ, chiếm 41,8%).2
Phiên bản ISO 9001:2015
Tiêu chuẩn ISO 9001 liên tục được soát xét và cập nhật vào các năm 1994, 2000, 2008 và năm
2015 Phiên bản mới nhất, ISO 9001:2015, được chính thức ban hành vào 15/9/2015 Theo
hướng dẫn của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế (International Accreditation Forum -
IAF), mọi chứng nhận ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực sau ngày 14/09/2018 (3 năm sau khi tiêu
chuẩn mới được ban hành) và các tổ chức phải xây dựng, chứng nhận ISO 9001:2015 kể từ
ngày 15/09/2018 Cụ thể như sau:
- Đối với các tổ chức, DN đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trước
ngày 15/9/2015: Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực cho tới hết thời hạn ghi trên giấy
chứng nhận Trong thời hạn nêu trên, các tổ chức, DN có thể đăng ký để được chứng
nhận chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vào bất kỳ thời điểm nào Các tổ
chức, DN có thể lựa chọn để được đánh giá chuyển đổi trong lần đánh giá giám sát,
đánh giá chứng nhận lại hoặc thông qua một cuộc đánh giá chuyển đổi riêng
- Đối với các tổ chức, DN được chứng nhận trong khoảng thời gian chuyển đổi từ
15/9/2015 đến hết 14/9/2018: Các tổ chức, DN có thể lựa chọn chứng nhận theo
phiên bản ISO 9001:2008 hoặc phiên bản ISO 9001:2015 Tuy nhiên, nếu lựa chọn
chứng nhận theo phiên bản ISO 9001:2008 thì giấy chứng nhận sẽ chỉ có hiệu lực tối
đa đến hết ngày 14/9/2018, và các tổ chức, DN có thể lựa chọn để chuyển đổi sang
tiêu chuẩn ISO 9001:2015 như hướng dẫn ở phần trên
- Đối với các tổ chức được chứng nhận sau ngày 14/9/2018: Mọi hoạt động đánh giá
chứng nhận sau thời điểm này đều phải theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Mọi giấy
chứng nhận theo phiên bản ISO 9001:2008 sau thời điểm này đều không có giá trị
Vì vậy, để thuận tiện và không phải chuyển đổi, tại thời điểm này các DN nên xây dựng, áp
dụng phiên bản mới nhất là ISO 9001:2015
Theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, tổ chức phải áp dụng cách tiếp cận theo quá trình khi tiến
hành lập kế hoạch, thực hiện và phát triển HTQLCL (phiên bản ISO 9001:2008 chỉ khuyến
khích, xúc tiến tiếp cận quá trình) Cách tiếp cận này, kết hợp với tư duy dựa trên rủi ro và sử
dụng chu trình PDCA ở tất cả các cấp cho phép DN kiểm soát hiệu quả các mối quan hệ tương
quan và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quá trình trong hệ thống, tận dụng cơ hội và ngăn ngừa
các ảnh hưởng tiêu cực
Tiếp cận theo quá trình
Trong DN, mọi hoạt động, hay tập hợp các hoạt động sử dụng các nguồn lực để biến
đầu vào thành đầu ra có thể xem như một quá trình
Để hoạt động có hiệu quả, DN phải xác định và quản lý nhiều quá trình có liên quan
và tương tác lẫn nhau Thông thường, đầu ra của một quá trình sẽ trực tiếp tạo thành
đầu vào của quá trình tiếp theo Việc xác định một cách hệ thống và quản lý các quá
trình được triển khai trong DN, và đặc biệt quản lý sự tương tác giữa các quá trình đó
được gọi là cách tiếp cận theo quá trình Tiếp cận theo quá trình xem xét tính liên tục
và sự tương tác cả đầu vào cũng như đầu ra của các quá trình Qua đó giúp DN xây
dựng HTQLCL cho kết quả mong muốn một cách tối ưu nhất, tăng khả năng nhận
biết và tiến hành các hoạt động cải tiến để tăng hiệu lực và hiệu quả của quá trình
2 ISO Survey 2014, www.iso.org
Cải tiến chất lượng liên tục với PDCA
PDCA hay Chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh) là chu trình cải tiến liên tục được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950 Nội dung của chu trình PDCA bao gồm:
Plan: lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu
Do: Đưa kế hoạch vào thực hiện
Check: Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện
Action: Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới
Chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất lượng là sự cải tiến liên tục và không ngừng Trên thực tế chu trình PDCA là nền tảng cho các chu trình cải tiến trong ISO 9001 Khi một tổ chức thực hiện được chu trình PDCA cũng sẽ làm chủ được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001
Tư duy về rủi ro
ISO 9001:2015 định nghĩa rủi ro là ảnh hưởng của sự không chắc chắn về một kết quả mong đợi, và bất kỳ sự không chắc chắn nào cũng có thể có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực Nếu tích cực, kết quả phát sinh từ một rủi ro có thể cung cấp một
cơ hội, nhưng không phải tất cả ảnh hưởng tích cực của rủi ro đều cho cơ hội
Khái niệm tư duy dựa trên rủi ro đã được ngầm định trong các phiên bản trước đó của ISO 9001 như thực hiện các hành động phòng ngừa để loại bỏ sự không phù hợp tiềm ẩn, phân tích bất kỳ sự không phù hợp đã xảy ra và hành động để ngăn ngừa
sự tái diễn
Tư duy dựa trên rủi ro ở ISO 9001:2015 cho phép tổ chức xác định các yếu tố có thể gây sai lệch trong các quá trình và HTQLCL so với kết quả mong đợi, đưa ra các hành động kiểm soát – phòng ngừa các rủi ro nhỏ nhất và tận dụng tối đa các cơ hội khi chúng phát sinh Đây cũng là cơ sở để tăng tính hiệu lực của HTQLCL
Các yêu cầu chính của ISO 9001:2015
Theo tổ chức ISO, nhằm giúp cho các tổ chức, công ty áp dụng thuận tiện và vận hành đồng
bộ các hệ thống quản lý, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và các tiêu chuẩn hệ thống quản lý được sửa đổi sau này sẽ có một cấu trúc giống nhau, bao gồm 10 điều khoản chính (ĐK), cụ thể:
Trang 6ĐK Yêu cầu Tóm tắt nội dung
1 Phạm vi áp dụng Chi tiết phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn
2 Tài liệu viện dẫn Các tài liệu tham khảo, viện dẫn của tiêu chuẩn
3 Thuật ngữ và định nghĩa Định nghĩa các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn
4 Bối cảnh của tổ chức
DN phải xác định và hiểu được bối cảnh của tổ chức mình, xác định các vấn đề ảnh hưởng đến HTQLCL, nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan Từ đó xác định phạm vi và
4.2 Hiểu về nhu cầu và mong đợi của
các bên hữu quan
DN phải xác định các bên liên quan đến HTQLCL và yêu cầu của họ Các bên liên quan có thể bao gồm cổ đông, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp hoặc cơ quan quản lý
4.3 Xác định phạm vi của HTQLCL Xác định phạm vi áp dụng của HTQLCL Phạm vi có thể bao gồm cả tổ chức hoặc các phòng ban Phạm vi áp dụng phải
được duy trì bằng thông tin dạng văn bản
4.4 HTQLCL và các quá trình của hệ
thống
DN phải thiết lập, thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến HTQLCL, bao gồm việc xác định các quá trình cần thiết và sự tương tác của các quá trình này
5 Lãnh đạo Mục đích của điều khoản này là thể hiện sự lãnh đạo và cam kết của lãnh đạo đối với tính hiệu lực của HTQLCL.
5.1 Sự lãnh đạo và cam kết
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo các yêu cầu của HTQLCL được kết hợp vào quá trình sản xuất, kinh doanh và định hướng chiến lược của DN, đảm bảo các nguồn lực thực hiện HTQLCL và cam kết mục tiêu hướng vào khách hàng của DN
5.2 Chính sách chất lượng
Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập, xem xét và duy trì chính sách chất lượng Chính sách chất lượng phải là tài liệu có hiệu lực và được truyền đạt, áp dụng trong DN, sẵn có cho các bên liên quan
5.3 Vai trò, trách nhiệm, và quyền
hạn của tổ chức
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo trách nhiệm và quyền hạn của các vị trí liên quan trong HTQLCL được phân công, truyền đạt cụ thể và hiểu rõ trong toàn bộ DN
6 Hoạch định DN cần xác định rủi ro và cơ hội, xây dựng các hành động giải quyết rủi ro và cơ hội nhằm đảm bảo mục tiêu chất
và cơ hội nhằm đảm bảo HTQLCL đạt được kết quả dự kiến
ĐK Yêu cầu Tóm tắt nội dung
6.2
Mục tiêu chất lượng và hoạch định để đạt được mục tiêu
Mục tiêu chất lượng của DN cần nhất quán với chính sách chất lượng, liên quan đến sự phù hợp của sản phẩm và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng Mục tiêu chất lượng cần
đo lường và cập nhật khi thích hợp
6.3 Hoạch định sự thay đổi Sự thay đổi trong HTQLCL cần thực hiện theo kế hoạch và có hệ thống Cần xác định những hậu quả tiềm ẩn của sự thay
đổi, tính đồng bộ của HTQLCL, và phân bổ các nguồn lực
7 Hỗ trợ Điều khoản này xem xét và đảm bảo các nguồn lực cho HTQLCL trong DN.
7.1 Nguồn lực
DN cần xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục HTQLCL Bao gồm: nhân lực; cơ sở hạ tầng; môi trường cho việc vận hành các quá trình; các nguồn lực theo dõi và đo lường; kiến thức của tổ chức
7.2 Năng lực Xác định và đảm bảo năng lực của những nhân sự có ảnh hưởng đến kế t quả hoạt động và hiệu lực của HTQLCL Có
kế hoạch đào tạo nếu cần thiết
7.3 Nhận thức Đảm bảo rằng người lao động nhận thức rõ về chính sách và mục tiêu chất lượng của DN, các tác động của sự không phù
hợp với yêu cầu HTQLCL
7.4 Trao đổi thông tin Xác định rõ nhu cầu, đảm bảo các quá trình cần thiết cho việc trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài liên quan đến
8.2 Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ
Bao gồm các yêu cầu về việc trao đổi thông tin đến khách hàng; xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm và dịch vụ; xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm, dịch vụ; các thay đổi yêu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ
8.3 Thiết kế và phát triển sản phẩm, dịch vụ
DN phải có kế hoạch cụ thể, kiểm soát và duy trì quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới để đảm bảo việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ đạt yêu cầu của khách hàng.8.4
Kiểm soát các sản phẩm và dịch
vụ do bên ngoài cung cấp
DN phải kiểm soát và đảm bảo rằng các quá trình, sản phẩm
và dịch vụ được cung ứng từ bên ngoài phù hợp với yêu cầu
đã định, và không ảnh hưởng xấu đến khả năng chuyển giao sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng
Trang 7ĐK Yêu cầu Tóm tắt nội dung
8.5 Quá trình sản xuất và cung cấp dịch
vụ
DN phải thực hiện các điều kiện kiểm soát đối với quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ; sử dụng các biện pháp thích hợp để nhận biết và xác định nguồn gốc của sản phẩm; và đáp ứng các yêu cầu sau giao hàng
8.6 Chuyển giao sản phẩm và dịch vụ DN phải thực hiện kiểm tra, xác nhận rằng sản phẩm, dịch vụ đã đạt yêu cầu trước khi giao cho khách hàng DN phải lưu
giữ thông tin dạng văn bản về việc này
8.7 Kiểm soát đầu ra không phù hợp
DN phải đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ không phù hợp với yêu cầu được nhận biết và được kiểm soát để ngăn ngừa việc sử dụng hoặc việc chuyển giao không mong muốn
9 Đánh giá kết quả hoạt động Đánh giá kết quả hoạt động bao gồm các yêu cầu cho việc giám sát, đo lường, phân tích, đánh giá và xem xét của lãnh
9.2 Đánh giá nội bộ DN phải định kỳ thực hiện việc đánh giá nội bộ nhằm xác định xem HTQLCL có phù hợp với yêu cầu của DN và có được
thực hiện, duy trì có hiệu lực hay không
9.3 Xem xét của lãnh đạo Lãnh đạo cao nhất phải xem xét định kỳ HTQLCL để đảm bảo sự phù hợp, tính hiệu lực và liên kết với định hướng chiến
lược của DN, và là cơ sở để thực hiện các cải tiến
10 Cải tiến DN được yêu cầu cải tiến thường xuyên nhằm đảm bảo tính phù hợp, đầy đủ và tính hiệu lực của HTQLCL.
10.1 Khái quát DN phải xác định, lựa chọn các cơ hội cải tiến và thực hiện mọi hành động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của khách
hàng và nâng cao sự thỏa mãn của họ
10.2 Sự không phù hợp và hành động
khắc phục
Khi xuất hiện một sự không phù hợp, DN cần thực hiện hành động để kiểm soát và khắc phục nó Đồng thời xác định nguyên nhân và ngăn ngừa tái diễn
10.3 Cải tiến liên tục DN phải xem xét, phân tích và đánh giá nhằm cải tiến liên tục sự phù hợp, thỏa đáng và hiệu lực của HTQLCL.
Có thể thấy tư duy quản lý rủi ro đóng vai trò trọng tâm trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015, đặc
biệt trong các điều khoản “Lãnh đạo“ và “Hoạch định“ Mặc dù tiêu chuẩn không yêu cầu một
hệ thống quản lý rủi ro đặc thù, nhưng tổ chức phải đảm bảo có khả năng xác định rủi ro và
có các phương pháp thích hợp Tiêu chuẩn cũng không có điều khoản cụ thể nào về các biện
pháp phòng ngừa Tuy nhiên với cách tiếp cận mới này, tổ chức có cơ hội nhận biết sớm rủi
ro và có các hành động tương ứng 10 điều khoản của ISO 9001:2015 cũng tương ứng với chu
trình PDCA, qua đó yêu cầu DN luôn có sự cải tiến về HTQLCL
Xây dựng và áp dụng ISO 9001:2015 tại DN
Nhìn chung quy trình xây dựng, áp dụng ISO 9001:2015 và các hệ thống quản lý khác đều
được xây dựng trên cơ sở chu trình PDCA, nhằm hướng tới sự cải tiến liên tục của hệ thống,
bao gồm các bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị
- Hiểu về ISO 9001:2015: DN cần nghiên cứu kỹ về ISO 9001:2015 và khả năng áp dụng vào DN mình Chú ý rằng HTQLCL có thể áp dụng cho toàn bộ hoạt động hoặc chỉ sử dụng cho một số hoạt động đặc thù tại DN
- Thành lập Ban chỉ đạo ISO: Nhằm đảm bảo việc áp dụng được hiệu quả và thông suốt, DN cần thành lập một Ban chỉ đạo ISO (hoặc nhóm thực hiện đối với các DN quy mô nhỏ) Ban chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo và các bộ phận nằm trong phạm
vi áp dụng ISO 9001:2015 Đại diện lãnh đạo phải là người có quyền ra quyết định
và huy động những nguồn lực khi cần thiết Phân rõ trách nhiệm của các thành viên trong Ban chỉ đạo ISO
- Đánh giá bối cảnh của DN và mong đợi của các bên liên quan: Nghiên cứu, xác định bối cảnh của tổ chức, nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan, phạm vi của HTQLCL và đối chiếu với các yêu cầu của tiêu chuẩn Việc đánh giá cần người có kiến thức về ISO 9001:2015 thực hiện Xác định các công việc cần thực hiện để xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
- Lên kế hoạch: DN phải lập ra một kế hoạch cụ thể, chi tiết để thực hiện việc xây dựng,
áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015
- Đào tạo: Bao gồm đào tạo nhận thức chung về ISO 9001:2015 cho người lao động
và phương pháp xây dựng hệ thống văn bản cho những cá nhân thực hiện chức vụ quản lý trong DN về ISO 9001:2015
Bước 2: Lập hệ thống văn bản chất lượng
- Xác định các hồ sơ, tài liệu cần thiết: Căn cứ trên thực trạng của doanh nghiệp và yêu cầu của ISO 9001:2015 về việc duy trì, lưu giữ “thông tin dạng văn bản”, DN xác định các hồ sơ, tài liệu, quy trình phải xây dựng mới hoặc sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu; thiết lập các quy trình để chuẩn hóa cách thức thực hiện, kiểm soát các quá trình trong hệ thống
- Xây dựng hệ thống văn bản của HTQLCL: Xây dựng chính sách, mục tiêu chất lượng;
và các quy trình cần thiết kèm theo các mẫu, biểu mẫu và hướng dẫn thực hiện
Bước 3: Áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
- Phổ biến, hướng dẫn áp dụng: DN cần phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy trình, tài liệu, những thay đổi cần thực hiện để áp dụng ISO 9001:2015 cho tất cả các nhân viên
Ban hành và áp dụng HTQLCL vào thực tế: Chính thức áp dụng ISO 9001:2015 vào thực tế sản xuất Ban chỉ đạo ISO cần giám sát việc áp dụng theo đúng chức năng, nhiệm vụ, và thủ tục được mô tả trong HTQLCL Xem xét và cải tiến các quy trình, tài liệu nhằm đảm bảo kiểm soát công việc một cách thuận tiện, hiệu quả
Bước 4: Đánh giá nội bộ
- Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ: DN tiến hành đào tạo các nhân sự phụ trách đánh giá việc thực hiện ISO 9001:2015 tại chính DN mình (đánh giá nội bộ)
- Đánh giá nội bộ các lần: Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để đánh giá sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hành động khắc phục đối với sự không phù hợp Đánh giá nội bộ cần được duy trì thường xuyên để đảm bảo DN luôn tuân theo các yêu cầu
mà tiêu chuẩn đưa ra
- Thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa sau mỗi lần đánh giá nội bộ
- Xem xét của lãnh đạo
Bước 5: Tiến hành đánh giá chứng nhận.
- Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận là tổ chức thực hiện việc đánh giá
và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 9001:2015 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành
Trang 8cấp Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ.
- Đánh giá trước chứng nhận: Thực hiện đánh giá trước chứng nhận nếu DN có nhu
cầu Có thể được tiến hành bởi chính nội bộ DN hoặc một tổ chức bên ngoài
- Tiến hành đánh giá chứng nhận và khắc phục sau đánh giá: Tổ chức chứng nhận tiến
hành đánh giá HTQLCL của DN Chuẩn bị về mặt tổ chức và nguồn lực để tiến hành
đánh giá
Bước 6: Duy trì hệ thống sau khi chứng nhận:
- Chứng chỉ ISO 9001:2015 có hiệu lực trong 3 năm (tối đa là 4 năm) Trong thời gian
này tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo HTQLCL
tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và luôn có hiệu lực Chu kỳ giám
sát có thể là 6 tháng, 9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng tùy theo quy định hoặc thỏa
thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận Hết 3 năm nếu vẫn muốn chứng
nhận, DN sẽ phải đăng ký đánh giá lại Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự
cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu Chứng chỉ cấp lại cũng có hiệu lực trong 3 năm
Chuyển đổi sang phiên bản ISO 9001:2015
Đối với các tổ chức, DN đã và đang áp dụng ISO 9001:2008 có mong muốn chuyển đổi sang
tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cần thực hiện những hoạt động sau:
- Đào tạo nhân sự cho DN, tập trung vào nhóm chuyên gia đánh giá nội bộ và các
nhân viên chịu trách nhiệm duy trì, thực hiện và phát triển ISO 9001:2015
- Phân tích kỹ lưỡng những điểm mới của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Rà soát lại cấu
trúc của hệ thống tài liệu Bổ sung, duy trì các thông tin dạng văn bản (các tài liệu
mới) phù hợp với quy mô và mức độ áp dụng Phê duyệt hệ thống tài liệu theo ISO
9001:2015
- Đào tạo, phổ biến về tiêu chuẩn ISO 9001:2015, về HTQLCL, về chính sách chất lượng
cho toàn bộ cán bộ trong tổ chức, DN
- Cập nhật hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức để đáp ứng các yêu cầu của ISO
9001:2015
- Đào tạo đánh giá viên nội bộ theo ISO 9001:2015 Thực hiện đánh giá nội bộ theo
phiên bản ISO 9001:2015
- Rà soát, khắc phục và cải tiến HTQLCL theo các yêu cầu của tiêu chuẩn mới
- Liên hệ đăng ký chứng nhận với các Tổ chức chứng nhận
Trong quá trình xây dựng và áp dụng ISO 9001:2015, DN có thể sử dụng các công cụ
phân tích, quản lý để thực hiện các yêu cầu của ISO 9001:2015 Ví dụ như khi xác định
bối cảnh, DN có thể dùng các công cụ hoạch định chiến lược như SWOT (ma trận
điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức); Ma trận Boston (Boston Consultant
Group); Ma trận MGSC (ma trận lựa chọn chiến lược tổng thể)… Khi điều hành và
đánh giá kết quả hoạt động, DN có thể triển khai 5S, Keizen, áp dụng 7 công cụ quản
lý chất lượng nhằm xác định rủi ro, phân tích hoạt động của DN
Giới thiệu
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) do ISO ban hành lần đầu vào năm 1996 ISO 14000 giúp các tổ chức, DN giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến hoạt động về môi trường ISO 14001, Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng, là tiêu chuẩn cốt lõi trong bộ ISO 14000 ISO 14001 quy định các yêu cầu về quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình hoạt động của tổ chức, DN Đây cũng là tiêu chuẩn dùng để xây dựng và chứng nhận HTQLMT theo ISO 14000 Tiêu chuẩn ISO 14001 hướng tới mọi loại hình tổ chức, DN có mong muốn thực hiện hoặc cải tiến HTQLMT của mình Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực CNHT, lĩnh vực trực tiếp sản xuất, yêu cầu về áp dụng ISO 14001 có thể xuất phát từ phía thị trường, khách hàng, nhà cung cấp hoặc từ chính nội tại DN
Lợi ích
Các lợi ích chính mà ISO 14001 đem lại cho DN:
- Giúp DN xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện, liên tục cải tiến kết quả hoạt động môi trường qua đó nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của DN Đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty, hài hòa lợi ích của các bên liên quan trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh
- Đáp ứng yêu cầu từ phía khách hàng gồm: yêu cầu trực tiếp từ phía khách hàng, nhà cung cấp, đặc biệt là các khách hàng là các TĐĐQG, khách hàng nước ngoài và chuẩn bị trước cho các quan hệ hợp tác kinh doanh sẽ phát sinh trong tương lai Nâng cao hình ảnh của DN đối với người tiêu dùng và cộng đồng
- Đáp ứng và kiểm soát tốt hơn yêu cầu về môi trường từ phía cơ quan Nhà nước: Thực hiện quản lý và kiểm soát rủi ro môi trường; Xây dựng hệ thống thu thập, xử lý thông tin, xây dựng sẵn báo cáo cung cấp cho cơ quan chức năng khi kiểm tra;
- Tiết kiệm chi phí liên quan đến môi trường: chi phí rác thải, tái chế, tiêu thụ, chi phí bảo hiểm Phòng tránh các rủi ro môi trường có thể xảy ra Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, tiết kiệm chi phí hạch toán môi trường giảm tiêu thụ năng lượng.Theo kết quả điều tra của ISO, tính đến hết 2014, toàn thế giới có 324.148 tổ chức, DN đã được cấp chứng chỉ ISO 14001, trong đó Việt Nam có 830 doanh nghiệp Tiêu chuẩn này được phổ biến, áp dụng thành công tại nhiều quốc gia với mức phát triển và đặc trưng văn hóa khác nhau do ISO 14001 quy định yêu cầu đối với hệ thống để quản lý các vấn đề về môi trường nhưng cho phép linh hoạt cách thức đáp ứng Vì vậy DN với các loại hình khác nhau, từ DN nhỏ đến các TĐĐQG đều có thể tìm được cách thức riêng nhằm xác định mục tiêu môi trường
và kế hoạch cải tiến để đáp ứng các yêu cầu của HTQLMT
Phiên bản ISO 14001:2015
Sau phiên bản năm 1996 và 2004, ngày 15/09/2015, ISO đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 14001:2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001:2004 Theo hướng dẫn của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế (IAF), các tổ chức được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
có 3 năm kể từ ngày tiêu chuẩn mới được ban hành để chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 14001:2015 Như vậy, cũng như ISO 9001:2015, hiện nay DN nên xây dựng, chứng nhận theo
I.2 ISO 14001 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Trang 9ISO 14001:2015 Các DN đã có ISO 14001:2004 cũng cần lên kế hoạch để xây dựng, chuyển
đổi phiên bản trước ngày 14/09/2018
Điểm đổi mới của ISO 14001:2015 so với các phiên bản trước
- Tích hợp tốt hơn HTQLMT với hoạt động kinh doanh của DN
- Gia tăng tiếp cận theo quá trình và vòng tròn PDCA
- Phân tán hệ thống và chia sẻ trách nhiệm quản lý môi trường trong tổ chức
- Sự tham gia nhiều hơn của lãnh đạo cao nhất vào HTQLMT
- Xem xét vòng đời của sản phẩm dịch vụ trong quá trình đánh giá các yếu tố
môi trường Nhấn mạnh hơn về giám sát kết quả môi trường
Các yêu cầu chính của ISO 14001:2015
Về cấu trúc, ISO 14001:2015 tương thích với ISO 9001:2015, bao gồm 10 điều khoản, trong đó
các điều khoản từ 4 đến 10 là những yêu cầu thực tế và phải được thực hiện như một phần
của HTQLMT Mối quan hệ giữa các điều khoản cũng theo quy trình PDCA
ĐK Yêu cầu Tóm tắt
1 Phạm vi áp dụng Chi tiết phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn
2 Tài liệu viện dẫn Các tài liệu tham khảo, viện dẫn của tiêu chuẩn
3 Thuật ngữ và định nghĩa Định nghĩa các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn
4 Bối cảnh của tổ chức Tìm hiểu các vấn đề nội bộ và bên ngoài, các bên liên quan có khả năng ảnh hưởng đến các kết quả dự kiến của HTQLMT
bên hữu quan
DN phải xác định các bên hữu quan có liên quan đến HTQLMT và yêu cầu của họ Các bên liên quan có thể bao gồm khách hàng, cộng đồng, nhà cung cấp, các tổ chức phi chính phủ hoặc cơ quan quản lý Mỗi DN xác định các bên liên quan khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian
4.3 Xác định phạm vi của
HTQLMT
Xác định phạm vi và khả năng áp dụng của HTQLMT Phạm vi áp dụng phải được duy trì bằng thông tin dạng văn bản và sẵn có cho các bên hữu quan
4.4 Hệ thống quản lý môi
trường
DN phải thiết lập, thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến HTQLMT phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn Điều này yêu cầu áp dụng cách tiếp cận quá trình
5 Lãnh đạo Các yêu cầu về trách nhiệm, sự lãnh đạo và cam kết của lãnh đạo cao nhất đối với tính hiệu lực của HTQLMT
5.1 Sự lãnh đạo và cam kết Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo các yêu cầu của HTQLCL được tích hợp vào các quá trình của tổ chức, được thực hiện đầy đủ và
5.3
Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng trách nhiệm và quyền hạn của các vị trí liên quan trong HTQLMT được phân công, truyền đạt
và thấu hiểu rõ ràng trong DN
6 Hoạch định Tập trung xác định rủi ro và cơ hội ảnh hưởng đến HTQLMT và kế hoạch hành động nhằm đảm bảo HTQLMT đạt được kết quả dự
kiến
6.1 Hành động giải quyết rủi
ro và cơ hội
Khi hoạch định, DN phải xem xét các vấn đề được đề cập trong 4.1
và 4.2, đồng thời xác định và xử lý các rủi ro và cơ hội liên quan đến tổ chức nhằm đảm bảo rằng HTQLCL đạt được kết quả dự kiến
6.2
Các mục tiêu môi trường và hoạch định
để đạt được mục tiêu
DN phải thiết lập các mục tiêu môi trường ở các cấp và chức năng liên quan Mục tiêu môi trường cần nhất quán với chính sách môi trường và có thể đo lường, giám sát được Khi hoạch định để đạt được mục tiêu môi trường, DN cần xác định rõ nội dung công việc, nguồn lực, trách nhiệm, thời gian và đánh giá kết quả
7 Hỗ trợ Điều khoản này xác định các nguồn lực cần thiết, tập trung vào nhận thức và xác định năng lực
7.1 Nguồn lực Tổ chức phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục HTQLMT.
7.2 Năng lực Xác định và đảm bảo năng lực của các nhân sự trong DN có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động môi trường, xác định nhu cầu đào
tạo liên quan đến môi trường và HTQLMT
7.3 Nhận thức
Đảm bảo rằng người lao động nhận thức rõ về chính sách và mục tiêu môi trường của DN, tác động của môi trường đến công việc của họ, các tác động của sự không phù hợp với yêu cầu của HTQLMT
7.4 Trao đổi thông tin Thực hiện và duy trì các quá trình cần thiết cho việc trao đổi thông tin nội bộ và với bên ngoài có liên quan đến HTQLMT, bao gồm:
nội dung, thời điểm, đối tượng và cách thực hiện
7.5 Thông tin dạng văn bản
HTQLMT của DN bao gồm: các thông tin dạng văn bản theo yêu cầu của ISO 14001:2015 và các thông tin dạng văn bản mà DN xác định là cần thiết để HTQLMT vận hành có hiệu lực Thông tin dạng văn bản phải được cập nhật và kiểm soát
8 Điều hành Điều khoản chú trọng vào việc kiểm soát quá trình, chuẩn bị sẵn sàng và xử lý các tình huống khẩn cấp, giảm thiểu các ảnh hưởng
bất lợi khi cần thiết
8.1 Hoạch định và kiểm soát điều hành
DN phải thiết lập, thực hiện và kiểm soát, duy trì các quá trình cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của HTQLMT và thực hiện các hành động được xác định tại 6.1, 6.2, bằng cách: thiết lập tiêu chí điều hành và thực hiện kiểm soát quá trình
Trang 109 Đánh giá kết quả hoạt
9.2 Đánh giá nội bộ DN phải định kỳ thực hiện việc đánh giá nội bộ nhằm xác định xem HTQLMT có phù hợp với yêu cầu và có được thực hiện, duy trì
một cách có hiệu lực hay không
9.3 Xem xét của lãnh đạo
Lãnh đạo cao nhất phải xem xét HTQLMT định kỳđể đảm bảo nó luôn thích hợp, thỏa đáng và có hiệu lực Các kết luận, hành động cải tiến phải lưu giữ thông tin dạng văn bản như là bằng chứng về
sự xem xét của lãnh đạo
10 Cải tiến DN phải xác định, lựa chọn và cải tiến liên tục nhằm nâng cao kết quả và hiệu lực của HTQLMT.
10.1 Khái quát DN phải xác định, lựa chọn các cơ hội cải tiến và thực hiện mọi hành động cần thiết đểđạt được các kết quả dự kiến của HTQLMT.
Khi xuất hiện một sự không phù hợp, DN cần thực hiện hành động
để kiểm soát và khắc phục nó Đồng thời loại bỏ nguyên nhân gây
ra sự không phù hợp và các biện pháp ngăn ngừa tái diễn
10.3 Cải tiến liên tục DN phải phân tích, đánh giá nhằm cải tiến liên tục sự phù hợp, thỏa đáng và hiệu lực của HTQLMT để nâng cao kết quả hoạt động
môi trường
Xây dựng và áp dụng ISO 14001:2015 tại DN
Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch tiến hành dự án
- Nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể về ISO 14001:2015
- Thành lập ban chỉ đạo dự án ISO 14001:2015 Thành viên ban chỉ đạo phải có các
kiến thức cơ bản về môi trường và HTQLMT theo ISO 14001:2015 Bổ nhiệm đại diện
lãnh đạo về môi trường
- Phân tích bối cảnh DN, các vấn đề nội bộ và bên ngoài DN, những bên liên quan,
những ảnh hưởng đến môi trường So sánh với các điều khoản luật hiện hành và
những yêu cầu khác có liên quan
- Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường
- Lập kế hoach cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ thể
cho việc xây dựng HTQLMT
- Tổ chức đào tạo về ISO 14001:2015 cho cán bộ, nhân viên trong DN, đặc biệt là nhóm
thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo
Bước 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường
- Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo, tuyên bố cam kết này với toàn thể cán bộ, nhân viên trong công ty
- Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra Chương trình cần mô tả cách thức tổ chức sẽ đạt được các mục tiêu của mình, bao gồm cả thời gian, các nguồn lực cần thiết và người chịu trách nhiệm thực hiện
Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường
- Ðảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả
- Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện HTQLMT, thực hiện các hành động cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường, các qui trình và sổ tay quản lý môi trường
- Sử dụng các kỹ thuật năng suất xanh như các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường
Bước 4: Ðánh giá nội bộ và xem xét
- Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ HTQLMT cho lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của công ty
- Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo
- Thực hiện chương trình đánh giá HTQLMT nội bộ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2015
- Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lên lãnh đạo để xem xét, thực hiện các hành động khắc phục
Bước 5: Ðánh giá, xem xét và chứng nhận hệ thống
- Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận Tổ chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận nếu thấy cần thiết
- Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống văn bản và đánh giá thực trạng của tổ chức Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan chứng nhận
và thi hành các biện pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp
Bước 6: Duy trì chứng chỉ
- Thực hiện đánh giá nội bộ
- Thực hiện các hành động khắc phục
- Thực hiện đánh giá giám sát
- Không ngừng duy trì, cải tiến liên tục hệ thống và chịu sự giám sát định kỳ của tổ chức chứng nhận
Chuyển đổi sang phiên bản ISO 14001:2015
Các tổ chức đã và đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cần lưu ý thực hiện những hoạt động sau để chuyển đổi cập nhật lên ISO 14001:2015:
- Đánh giá HTQLMT đang áp dụng theo phiên bản ISO 14001:2015 để xác định những điểm chưa phù hợp Xây dựng kế hoạch chuyển đổi
- Tổ chức đào tạo cho nhân viên và các bên liên quan về HTQLMT theo phiên bản ISO 14001:2015
- Cập nhật, xây dựng các văn bản cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn sửa đổi
- Xác nhận hiệu lực của hệ thống quản lý thông qua các hoạt động như đánh giá nội
bộ và xem xét của lãnh đạo
- Đăng ký đánh giá chứng nhận (trong lần đánh giá giám sát, đánh giá tái chứng nhận, hoặc cuộc đánh giá riêng)
Trang 11 Giới thiệu
ISO 50001:2011, Hệ thống quản lý năng lượng – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng được ISO
ban hành vào tháng 6/2011 Tiêu chuẩn này đưa ra mô hình về một hệ thống quản lý năng
lượng (HTQLNL) cùng các hướng dẫn sử dụng nhằm giúp tổ chức lập kế hoạch và quản lý, sử
dụng năng lượng một cách có hệ thống ISO 50001:2011 được thiết kế để tập trung vào việc
cải tiến hiệu suất năng lượng, góp phần tăng cường hiệu quả năng lượng, đồng thời giúp sử
dụng năng lượng một cách khôn ngoan
ISO 50001 không đưa ra các yêu cầu cụ thể về mức hiệu suất năng lượng cần đạt được Vì vậy,
nó có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, không phân biệt quy mô tổ chức, loại hình sản
xuất, cũng như các điều kiện về địa lý, văn hóa hay xã hội Một tổ chức có thể sử dụng tiêu
chuẩn này để tự công bố sự phù hợp hoặc được chứng nhận bởi một tổ chức chứng nhận
độc lập
Lợi ích
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001 giúp DN đạt được các lợi ích sau đây:
- Hỗ trợ DN nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị tiêu thụ năng lượng Tiết kiệm
được chi phí năng lượng qua đó giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh DN
- Chủ động kiểm soát chi phí năng lượng, giảm tác động khi giá năng lượng tăng
- Tạo hình ảnh doanh nghiệp sản xuất xanh và sạch đối với công chúng, các đối tác
kinh doanh, khách hàng và các nhà nhập khẩu
- ISO 50001 được xây dựng dựa trên các yếu tố nền móng chung trong tất cả các tiêu
chuẩn hệ thống quản lý của ISO, đảm bảo tính phù hợp cao với ISO 9001; ISO 14001
Vì vậy ISO 50001 có thể được áp dụng độc lập hoặc tích hợp với các hệ thống quản
lý khác một cách thuận lợi, góp phần giúp DN phát triển bền vững
Các yêu cầu chính của ISO 50001:2011
ISO 50001:2011 gồm 4 điều khoản quy định các yêu cầu và hướng dẫn xây dựng HTQLNL ISO
50001:2011 cũng được thiết kế và đảm bảo tính tương thích với các hệ thống quản lý phổ
biến như ISO 9001; ISO 14001 (Các điều khoản của ISO 50001:2011 khá tương đồng với ISO
9001:2008)
1 dụng Phạm vi áp Chi tiết phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn
2 dẫn Tài liệu viện Các tài liệu tham khảo, viện dẫn của tiêu chuẩn
3 định nghĩa Thuật ngữ và Định nghĩa các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn
4 đối với HTQL- Các yêu cầu
4.3 Chính sách năng lượng
DN phải xây dựng một chính sách quản lý năng lượng phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của mình Bao gồm phần cam kết nhằm thu thập thông tin, tuân thủ yêu cầu pháp luật và tìm kiếm sự cải tiến liên tục Chính sách cũng cung cấp một khuôn khổ cho việc thiết lập mục tiêu trong quá trình lập kế hoạch
4.4 Hoạch định năng lượng
Kế hoạch năng lượng cần được phát triển và cập nhật liên tục Đầu tiên cần xem xét dữ liệu, phân tích mức độ sử dụng năng lượng tại DN Dựa trên phân tích này, DN xác định các
cơ hội tiết kiệm, xác định chỉ số hiệu suất năng lượng trọng điểm và thiết lập đường cơ sở Sau đó thiết lập mục tiêu năng lượng và kế hoạch hành động
4.5 Áp dụng và vận hành
DN phải đào tạo nhận thức, tuyên truyền về lợi ích, hành động quản lý năng lượng cho nhân viên HTQLNL phải thiết lập các tiêu chuẩn và quy trình đảm bảo hiệu suất năng lượng hiệu quả Tổ chức cũng cần xem xét hiệu quả của việc
sử dụng năng lượng trong thiết kế các thiết bị và hệ thống Khi quyết định mua sắm các thiết bị, cũng cần phải đánh giá tác động cụ thể về năng lượng
4.6 Kiểm tra
Việc kiểm tra nhằm đảm bảo các lợi ích của việc quản lý năng lượng không bị giảm sút Giám sát và đo lường các chỉ số hiệu suất quan trọng cũng có thể cải tiến nhằm tiết kiệm bổ sung Giai đoạn này bao gồm đánh giá nội bộ hoặc đánh giá từ bên thứ ba và đánh giá việc tuân thủ các kế hoạch và chính sách Nếu tìm ra các điểm không phù hợp cần phải có hành động khắc phục kịp thời
4.7 Xem xét từ lãnh đạo
Lãnh đạo nên thường xuyên xem xét hệ thống quản lý năng lượng, đảm bảo chương trình hoạt động theo kế hoạch và đạt được mục tiêu Sau đó điều chỉnh các chính sách, mục tiêu và các nguồn tài nguyên theo yêu cầu
Tiêu chuẩn ISO 50001 cũng được xây dựng, áp dụng trên cơ sở quy trình PDCA để cải thiện hiệu suất năng lượng một cách liên tục và kết hợp vào thực tiễn hàng ngày của tổ chức
Xây dựng và áp dụng ISO 50001:2011 tại DN Bước 1: Xây dựng chính sách năng lượng
Chính sách năng lượng là nền tảng để xây dựng và thực hiện HTQLNL Chính sách năng lượng cần phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu thích hợp khác liên quan đến việc sử dụng, tiêu thụ và hiệu suất năng lượng của DN; cam kết cải tiến liên tục hiệu quả năng lượng; cam kết đảm bảo sự sẵn có thông tin và nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng Chính sách năng lượng phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống được thực hiện và đầy đủ
Trang 12Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý năng lượng
Đây là bước cơ bản trong việc xây dựng HTQLNL Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn
này bao gồm:
- Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về năng lượng mà DN phải tuân
thủ Các yêu cầu này có thể bao gồm: yêu cầu pháp luật của quốc tế, quốc gia; các
yêu cầu pháp luật của chính quyền địa phương; các yêu cầu pháp luật của khu vực,
tỉnh, ngành
- Xem xét việc sử dụng năng lượng nhằm xác định hiện trạng sử dụng năng lượng của
tổ chức từ đó đánh giá và xác định những công đoạn tiêu thụ năng lượng đáng kể
nhằm tìm ra những cơ hội cải tiến
- Dựa trên kết quả của việc xem xét sử dụng năng lượng để xác định chỉ thị về hiệu
suất năng lượng và đường cong sử dụng năng lượng Chỉ số hiệu suất năng lượng
và đường cong sử dụng năng lượng sẽ là thước đo độ hiệu quả của việc cải tiến
HTQLNL
- Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý năng lượng Mỗi chương trình
cần mô tả cách thức để tổ chức đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, bao gồm
cả thời gian, các nguồn lực cần thiết và người chịu trách nhiệm thực hiện các chương
trình này
Bước 3 Thực hiện và điều hành
Đây là giai đoạn đưa HTQLNL vào hoạt động Những thông tin đầu ra của bước lập kế hoạch
sẽ được sử dụng trong việc thực hiện và điều hành Các công việc cần thực hiện gồm có:
- Xác định nhu cầu đào tạo, tiến hành đào tạo, nâng cao nhận thức cho ban lãnh đạo
cũng như người lao động
- Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin nội bộ cũng như bên ngoài liên quan đến
HTQLNL
- Xây dựng và kiểm soát hệ thống tài liệu, hồ sơ phục vụ cho việc kiểm soát HTQLNL
cũng như cung cấp thông tin đầu vào cho việc xem xét của lãnh đạo sau này
- Xác định và tiến hành kiểm soát đối với các hoạt động của tổ chức liên quan đến việc
tiêu thụ năng lượng đáng kể để đảm bảo các hoạt động này được tiến hành trong
những điều kiện riêng biệt
Các cơ hội để cải tiến hiệu suất sử dụng năng lượng cần được xem xét ngay trong quá trình
thiết kế hoặc mua hàng của tổ chức
Bước 4: Kiểm tra
Giai đoạn này nhằm đánh giá tính hiệu quả của hệ thống và cung cấp dữ liệu cho xem xét của
lãnh đạo Giai đoạn này gồm các công việc:
- Giám sát, đo lường và phân tích các yếu tố của HTQLNL nhằm đạt được các mục tiêu
đã đặt ra, hiệu quả hoạt động của các quá trình so với các tiêu chí đã đặt ra
- Đánh giá sự tuân thủ đối với luật định và các quy định khác mà tổ chức phải thực hiện
- Tiến hành định kỳ đánh giá nội bộ trong tổ chức để đảm bảo hệ thống phù hợp với các
yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 50001
- Tiến hành xác định các đểm không phù hợp đã có hoặc có thể xảy ra, thực hiện sự
khắc phục cần thiết, tiến hành các hành động khắc phục và hành động phòng ngừa
- Có quy trình kiểm soát hồ sơ
Bước 5: Xem xét của lãnh đạo
Ban lãnh đạo của tổ chức cần định kỳ tiến hành xem xét dựa vào những dự liệu đo lường
trong quá trình vận hành, kết quả đánh giá nội bộ, mục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra từ đó đưa ra
những thay đổi trong HTQLNL để phù hợp với tình hình mới
DN có thể sử dụng tiêu chuẩn này để tự công bố sự phù hợp hoặc lựa chọn chứng nhận bởi
vụ liên quan đến linh kiện ô tô trong việc đáp ứng yêu cầu của các nhà sản xuất (lắp ráp) ô tô cũng như các yêu cầu chế định khác Điều này bao gồm cả việc thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm
ISO/TS 16949 ban hành lần đầu vào năm 1999, sửa đổi vào năm 2002, 2009 và hiện tại phiên bản mới nhất là tiêu chuẩn TS 16949:20094 ISO/TS 16949:2009 có tên gọi đầy đủ là Các hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu đối với việc áp dụng ISO 9001:2008 cho các tổ chức sản xuất và cung cấp các dịch vụ liên quan đến linh kiện cho ngành ô tô, xe máy
Áp dụng ISO/TS 16949:2009 là điều kiện tiên quyết để DN có thể cung ứng sản phẩm linh kiện, phụ tùng cho các hãng sản xuất ô tô và linh kiện ô tô trên thế giới Theo thống kê của
tổ chức ISO, tính đến cuối năm 2014, ít nhất 57.950 chứng chỉ TS/ISO 16949 đã được cấp ở 86 quốc gia và nền kinh tế Những quốc gia đứng đầu trong số lượng chứng nhận ISO/TS 16949 được cấp phép là Trung Quốc (22.801 chứng nhận), Ấn Độ (4.581), Mỹ (4.112), Đức (3.356), Nhật (1.411), Ý (1.240) Việt Nam sở hữu 139 chứng nhận, trong đó hầu hết là các DN FDI
và cung cấp dịch vụ về các sản phẩm liên quan đến ô tô
2) Thuật ngữ “Ô tô” (Automotive) phải được hiểu bao gồm: ô tô, xe tải (nhẹ, trung, nặng), xe buýt, xe máy
3) Các địa điểm, cơ sở sản xuất và cung cấp dịch vụ trong chuỗi cung ứng ô tô bao gồm:
- Các địa điểm ở đó diễn ra các quá trình sản xuất gia tăng giá trị
- Các cơ sở vệ tinh cung cấp các chi tiết gia tăng giá trị, các thành phần, sản phẩm, lắp ráp bán thành phẩm và dịch vụ tham gia vào chuỗi cung cấp cho nhà sản xuất thiết
bị gốc (Original Equipment Manufacturer - OEM)
- Các cơ sở vệ tinh trong chuỗi cung cấp ô tô, ở đó sản xuất ra các nguyên vật liệu sản xuất, các chi tiết; các sản phẩm lắp ráp, hoặc cung cấp dịch vụ gia tăng giá trị để
3 IATF bao gồm những doanh nghiệp sản xuất ô tô sau: BMW Group, Chrysler Group, Daimler AG, Fiat Group Automobile, Ford Motor Company, General Motors Company), PSA Peugeot Citroen, Renault SA, Volkswagen AG; cùng các doanh nghiệp thương mại trong ngành ô tô: AIAG (Mỹ), ANFIA (Ý), FIEV (Pháp), SMMT (Anh) và VDA (Đức).
4 Hiện nay, một phiên bản mới của TS 16949 đang được xây dựng, dựa trên nền tảng ISO 9001:2015.
I.4 ISO/TS 16949 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHO CÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN LINH KIỆN CHO NGÀNH Ô TÔ, XE MÁY