1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của “TĂNG DỊCH THỪA KHÍ THANG”TRONG điều TRỊ táo bón CHỨC NĂNG ở TRẺ EM

73 83 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 423,41 KB

Nội dung

Táo bón là tình trạng đi ngoài thưa hơn bình thường của bản thân trẻ dưới 12 tháng tuổi, hoặc dưới 3 lần trong một tuần đối với trẻ từ 12 tháng trở lên.Táo bón ở trẻ em do nhiều nguyên n

Trang 1

NGUYỄN THỊ HOA TƯƠI

§¸NH GI¸ T¸C DôNG CñA

“T¡NG DÞCH THõA KHÝ THANG” TRONG

§IÒU TRÞ T¸O BãN CHøC N¡NG ë TRÎ EM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Trang 2

NGUYỄN THỊ HOA TƯƠI

§¸NH GI¸ T¸C DôNG CñA

“T¡NG DÞCH THõA KHÝ THANG” TRONG

§IÒU TRÞ T¸O BãN CHøC N¡NG ë TRÎ EM

Trang 3

Với tất cả lòng kính trọng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý - Đào tạo Sau Đại học, Khoa Y học cổ truyền, các Phòng Ban của Trường Đại học Y Hà Nội đã

tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà - Trưởng Khoa Y học cổ truyền, Trường

Đại học Y Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy, giúp em hoàn thiện kiếnthức và kỹ năng, chia sẻ cùng em những khó khăn trong suốt quá trình học tập

và thực hiện nghiên cứu

Các thầy cô trong Hội đồng thông qua đề cương, Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Y Hà Nội, những người thầy, người cô đã

đóng góp cho em nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành nghiên cứu

Các thầy cô trong Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội,

những người đã luôn dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường

Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp cùng toàn thể nhân viên Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội đã tạo điều kiện cho em thu

thập số liệu và thực hiện nghiên cứu

Cuối cùng, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên em trong

quá trình học tập và nghiên cứu

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019

Nguyễn Thị Hoa Tươi

Trang 4

học Y Hà Nội, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:

1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫncủa PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đãđược công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơinghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Hoa Tươi

Trang 5

D0 : Trước điều trị

D14 : Sau điều trị 14 ngày

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Quan niệm về táo bón trẻ em theo Y học hiện đại 3

1.2 Quan niệm về táo bón trẻ em theo Y học cổ truyền 12

1.3 Tổng quan về bài thuốc “Tăng dịch thừa khí thang” 15

1.4 Tình hình nghiên cứu về táo bón ở trên thế giới và Việt Nam 18

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đối tượng nghiên cứu 20

2.2 Chất liệu nghiên cứu 21

2.3 Phương pháp nghiên cứu 22

2.4 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 25

2.5 Phương pháp xử lý số liệu 25

2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 25

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 27

3.2 Kết quả điều trị 29

3.3 Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 36

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 38

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 38

4.2 Kết quả điều trị 43

4.3 Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 50

KẾT LUẬN 54

KIẾN NGHỊ 55

Trang 7

Bảng 1.1 Số lần đi ngoài bình thường của trẻ 5

Bảng 1.2 Nhu cầu lượng dịch hàng ngày của trẻ 10

B ng 3.1 Phân b b nh nhi theo tu iả ố ệ ổ 27

B ng 3.2 Phân b b nh nhi theo th i gian m c táo bónả ố ệ ờ ắ 28

B ng 3.3 S ngày đi đ i ti n đả ố ạ ệ ược sau khi u ng thu cố ố 29

B ng 3.4 S thay đ i s l n đ i ti n trong tu nả ự ổ ố ầ ạ ệ ầ 30

Bảng 3.5 Hiệu suất tăng số lần đại tiện trung bình trong tuần 31

B ng 3.6 S thay đ i s c r n khi đ i ti nả ự ổ ứ ặ ạ ệ 33

B ng 3.7 S thay đ i tính ch t phân theo thang đi m Bristolả ự ổ ấ ể 34

Bảng 3.8 Sự thay đổi một số triệu chứng Y học cổ truyền sau điều trị 35

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa tuổi và kết quả điều trị 36

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa giới và kết quả điều trị 36

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và kết quả điều trị 37

Trang 8

Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhi theo giới 27

Biểu đồ 3.2 Phân bố bệnh nhi theo chế độ ăn 28

Biểu đồ 3.3 Phân bố bệnh nhi theo tiền sử điều trị táo bón 29

Biểu đồ 3.4 Sự thay đổi triệu chứng đầy chướng bụng 32

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Giải phẫu đại tràng 3

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Táo bón là một tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em trên toànthế giới Táo bón chiếm khoảng 3 – 5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa và35% trẻ đến khám ở các bác sĩ nhi tiêu hoá [1] Theo nghiên cứu của Suzanne

và cộng sự (2011), tỷ lệ táo bón trung bình ở trẻ em là 12% [2] Ở Việt Nam,theo Lê Thị Hồng Minh (2009) có 7,3% trẻ mẫu giáo quận Gò Vấp bị táo bón,

tỷ lệ nam:nữ là 1,3:1 Tác giả thấy 54,9% táo bón xảy ra ở lứa tuổi 36 – 48tháng và 58,8% có triệu chứng táo bón lần đầu dưới 24 tháng tuổi [3] Nghiêncứu của Nguyễn Thị Phương Mai trên 137 trẻ táo bón đến khám tại phòngkhám tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Trung ương, có 92,5% trẻ mắc táo bón chứcnăng, không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc táo bón theo giới tính, với tỷ lệnam:nữ trong nhóm nghiên cứu là 1,4:1 [4]

Táo bón là tình trạng đi ngoài thưa hơn bình thường của bản thân trẻ dưới

12 tháng tuổi, hoặc dưới 3 lần trong một tuần đối với trẻ từ 12 tháng trở lên.Táo bón ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó 10% các trường hợp

là táo bón do nguyên nhân thực thể, 90% còn lại là táo bón chức năng Táobón chức năng là tình trạng táo bón khi đã loại trừ các nguyên nhân thực thể

về giải phẫu, tổ chức sinh học, chỉ còn chức năng ống tiêu hóa chưa hoànthiện Trẻ bị táo bón kéo dài có thể mắc những bệnh lý khác như sa trực tràng,trĩ, chảy máu, nứt kẽ hậu môn, chán ăn, mệt mỏi không những thế bệnh cònảnh hưởng đến tâm lý, giấc ngủ và gây suy dinh dưỡng cho trẻ Chính vì vậy,việc nghiên cứu các thuốc điều trị táo bón cho trẻ hiện nay là rất cần thiết Cónhiều phương pháp điều trị táo bón chức năng ở trẻ em, trong đó điều trị táo bónbằng thuốc Y học cổ truyền (YHCT) có khá nhiều ưu điểm do bài thuốc chữabệnh ngoài các vị thuốc có tác dụng nhuận tràng, còn có các vị thuốc điều chỉnh

cơ địa của trẻ nên có thể sử dụng kéo dài và cho kết quả bền vững [5], [6]

Trang 10

Trong Y học cổ truyền, táo bón chức năng thuộc chứng tiện bí, là tìnhtrạng đại tiện bí kết không thông, đi ngoài phải ngồi lâu, muốn đi ngoài nhưngphân khó ra Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiện bí nhưng táo nhiệt nộikết là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ em [5], [6].

“Tăng dịch thừa khí thang” là bài thuốc cổ phương có nguồn gốc từ Ônbệnh điều biện Thành phần bài thuốc gồm Đại hoàng, Mang tiêu có tác dụng

tả nhiệt thông tiện; Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn có tác dụng dưỡng âmtăng dịch, nhuận tràng thông tiện Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc có tácdụng tư âm, tăng dịch, tả nhiệt, thông tiện Bài thuốc đã được áp dụng điều trịcho trẻ táo bón chức năng thể táo nhiệt nội kết tại khoa Nhi – Bệnh viện đa khoaYHCT Hà Nội có hiệu quả tốt trên lâm sàng Cho đến nay vẫn chưa có nghiêncứu nào về bài thuốc này Bởi vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu nàynhằm hai mục tiêu:

1 Đánh giá tác dụng của “Tăng dịch thừa khí thang” trong điều trị táo bón chức năng ở trẻ em.

2 Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của phương pháp can thiệp.

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Quan niệm về táo bón trẻ em theo Y học hiện đại

1.1.1 Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý học của đại

tràng

Hình 1.1 Giải phẫu đại tràng [7]

Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa, nối từ hồi manh tràng tới hậumôn, như một hình chữ U ngược quay lấy tiểu tràng Từ phải sang trái baogồm: Manh tràng, đại tràng lên, đại tràng xuống và đại tràng sigma, trực trànghậu môn Độ dài trung bình từ 1,4 đến 1,8 m Đường kính to nhất ở manhtràng 6 – 7 cm rồi giảm dần đến đại tràng sigma khoảng 3 cm

Hình thể bên ngoài: có 3 dải cơ dọc, do lớp cơ dọc tạo nên Dải sau tronghay dải mạc treo tràng, dải sau ngoài hay dải mạc nối, dải dọc trước hay dải tự

do Có các chỗ phình gọi là bướu đại tràng cách nhau bởi chỗ hẹp ngang.Cócác bờm mỡ chứa trong các túi mạc nối

Toàn bộ đại tràng được nuôi dưỡng bởi các mạch máu và thần kinh sau:

− Động mạch mạc treo tràng trên

Trang 12

− Động mạch đại tràng phải, động mạch đại tràng giữa, động mạch mạc treotràng dưới.

− Tĩnh mạch trực tràng

− Thần kinh: thần kinh tự chủ của đại tràng xuất phát từ các đám rối treotràng trên, tràng dưới và từ đám rối hạ vị dưới Phần dưới ống hậu mônđược chi phối bởi các nhánh trực tràng dưới của thần kinh thẹn [8], [9]

 Chức năng sinh lý của đại tràng

Đại tràng là khoang chứa tạm thời với những chức năng cơ bản là: hấpthu nước, điện giải và các chất dinh dưỡng, cô đặc phân và co bóp tống phân

ra ngoài [10], [11]

Các co bóp của đại tràng bao gồm co bóp nhào trộn và co bóp đẩy Khi

co bóp đẩy phân vào trực tràng người ta thường có cảm giác buồn đi đại tiện

Ở những người táo bón, tần số co bóp khối giảm đóng vai trò quan trọngtrong cơ chế bệnh sinh [12] Nhu động của đại tràng được điều hòa thông qua

cơ chế thần kinh - nội tiết, từ đại tràng đến thần kinh trung ương

Hoạt động đại tiện bình thường và tự chủ là một quá trình phức tạp với

sự phối hợp của các cơ thắt hậu môn, cơ mu trực tràng, độ cong trực tràng, cơbụng sàn chậu Cơ thắt hậu môn hình thành do sự dày lên của cơ trơn trựctràng Đây là cơ trơn, không tự chủ, duy trì 70% trương lực cơ hậu môn lúcnghỉ ngơi Cơ thắt ngoài hậu môn là cơ vân, tự chủ, chiếm 30% trương lực cơhậu môn lúc nghỉ ngơi [10] Thông thường ở trực tràng không có phân vì giữađại tràng sigma và trực tràng có một cơ thắt ở cách hậu môn khoảng 20 cm.Khi các co bóp khối đẩy phân vào trực tràng, người ta có cảm giác muốn điđại tiện do có sự co phản xạ của trực tràng và sự giãn của cơ thắt hậu môn Sựđẩy liên tục của phân qua hậu môn bị cản lại do các cơ thắt hậu môn ở trạngthái co trương lực, cơ mu trực tràng duy trì góc trực tràng-hậu môn, hậu mônđược đóng kín [10], [12]

Trang 13

Khi phân hoặc khí vào trực tràng làm trực tràng dãn ra, các tín hiệu kíchthích truyền vào đám rối Auerbach ức chế cơ thắt trong hậu môn làm cơ nàydãn ra và có cảm giác buồn đi ngoài Đây là phản xạ nội sinh thường được gọi

là phản xạ ức chế hậu môn - trực tràng Phản xạ này dẫn truyền qua hệ thầnkinh ruột, không chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương hay ngoại vi.Phản xạ này thường yếu và phải được tăng cường bằng phản xạ ngoại sinhcòn gọi là phản xạ tống phân phó giao cảm [10], [12] Nếu trẻ không muốn điđại tiện, chúng sẽ co cơ thắt ngoài hậu môn và ép khối cơ mông, trực tràngdãn ra, hậu quả là phân sẽ bị đẩy cao hơn trên van trực tràng và giảm cảmgiác buồn đi ngoài Do đó, khi có cảm giác buồn đi ngoài trẻ thường có tư thếgiữ phân, điều này thường không được nhận thấy ở trẻ táo bón và bị cha mẹhiểu lầm là trẻ cố gắng rặn nhưng không thể đi ngoài được [10] Nếu trẻ muốn

đi ngoài, trẻ ngồi hoặc ngồi xổm, nín thở, dây thần kinh đến trực tràng bị kíchthích, các tín hiệu được truyền về tủy sống rồi theo các sợi phó giao cảmtrong dây thần kinh chậu xuống đến đại tràng xuống, đại tràng sigma, trựctràng và hậu môn Các tín hiệu phó giao cảm này làm tăng co bóp của đạitràng, mở góc trực tràng - hậu môn, co cơ hoành, cơ thành bụng và trực tràng

để đẩy phân xuống đồng thời đẩy đáy chậu xuống dưới để tống phân ra (độngtác rặn) [10]

Bảng 1.1 Số lần đi ngoài bình thường của trẻ

Nhóm tuổi Số lần đi ngoài/tuần Số lần đi ngoài/ngày

Trang 14

12 tháng tuổi, hoặc dưới 3 lần trong một tuần đối với trẻ từ 12 tháng trở lên.Táo bón là vấn đề phổ biến ở trẻ em, là một triệu chứng chứ không phải là mộtbệnh Khó đi ngoài sẽ dẫn đến trẻ phải rặn nhiều, đau đớn, thậm chí kêu khóckhi đi ngoài.

Định nghĩa táo bón của “Hội tiêu hóa, gan mật và dinh dưỡng Bắc Mỹ”(NASPGHAN(2006)): Táo bón là tình trạng chậm, khó bài xuất phân kéo dài

≥ 2 tuần, gây các ảnh hưởng đến tâm lý cho người bệnh [13]

Định nghĩa táo bón chức năng

Táo bón chức năng là tình trạng táo bón khi đã loại trừ các nguyên nhânthực thể về giải phẫu, tổ chức sinh học, chỉ còn chức năng ống tiêu hóa chưahoàn thiện [14]

Theo tiêu chuẩn ROME IV (2016) [15], táo bón chức năng được xác định khi:

1 Không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

2 Phải bao gồm ≥ 2 tiêu chuẩn sau trong ≥ 1 tháng

− Đi ngoài ≤ 2lần/tuần ở trẻ ≥ 4 tuổi

− Ít nhất có 1 lần són phân trong tuần

− Tiền sử giữ phân hoặc ứ phân quá mức một cách tự ý

− Tiền sử đau bụng hoặc khó đi khi đi đại tiện

− Sự hiện diện của khối phân lớn trong trực tràng

− Tiền sử đi ngoài khuôn phân lớn có thể gây tắc bồn cầu

Sau khi đánh giá hợp lý các triệu chứng không thể giải thích một cáchchính xác các bệnh lý khác thì sẽ đánh giá và chẩn đoán táo bón cơ năng

1.1.3 Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

 Nguyên nhân thực thể

 Nguyên nhân đại - trực tràng: Bệnh phình to đại tràng, bệnh giả tắc ruộtmạn tính, hẹp đại tràng, hẹp trực tràng hậu môn bẩm sinh, sẹo dính các dịtật hậu môn trực tràng

 Nguyên nhân thần kinh: Kém/tổn thương vùng cùng cụt, thoát vị màng

Trang 15

não tủy – chèn ép tủy, bệnh não bẩm sinh, bại não, bệnh cơ vân.

 Nguyên nhân toàn thân: Suy giáp trạng bẩm sinh, giảm kali máu tăngcanxi máu, giảm trương lực thành bụng

 Nguyên nhân cơ năng

 Chưa hoàn thiện cơ chế bài xuất phân

 Chưa hoàn thiện quá trình myelin hóa sợi thần kinh tủy sống và vùngcùng cụt, trẻ chưa kiểm soát được phản xạ bài xuất phân Bình thườngphản xạ bài xuất phân hoàn thiện khi trẻ đứng hoặc đi được mấy bước

 Các cơ thẳng bụng và đường trắng giữa chưa phát triển và khép kínđường trắng giữa

 Trẻ dưới 5 tuổi khó điều khiển phối hợp các động tác tăng áp lực trong

ổ bụng

 Yếu tố dinh dưỡng: Là nguyên nhân chủ yếu

 Trẻ đang bú mẹ hoàn toàn: Rất ít gặp, nếu gặp thường do chế độ ăncủa mẹ

 Trẻ ăn sữa công thức, chưa ăn dặm: Do đổi sữa, hoặc do chọn sữakhông phù hợp, không đúng với độ tuổi, pha sữa không đúng tỷ lệ

 Trẻ ăn dặm: Sai lầm trong cách cho ăn dặm, thức ăn không phù hợpvới độ tuổi của trẻ: Lượng bột quá nhiều, nấu quá đặc, ăn thịt, rauxanh, hoa quả quá sớm, cho ăn nhiều thức ăn mới một lúc, tăng độtngột lượng thức ăn trong một bữa

 Trẻ lớn: Thiếu chất xơ: Ăn ít hoặc không ăn rau xanh, lười ăn hoa quả;Lượng thức ăn ăn được hàng ngày ít, dẫn đến tiêu hóa chậm gây táo bón;Thiếu nước

 Yếu tố tâm lý giáo dục:

Gặp ở trẻ trên 2 tuổi, thường do: Trẻ mải chơi, người lớn quá quan tâmđến việc đi ngoài của trẻ, làm trẻ mắc cỡ Với trẻ đã đi học thường do sợ côgiáo, sợ cảm giác đau và khó chịu khi đi ngoài do táo bón

Các nguyên nhân khác: Táo bón nguyên phát, nằm liệt giường [14], [16], [17]

Trang 16

1.1.4 Triệu chứng

Triệu chứng cơ năng:

Biểu hiện chủ yếu là số lần đại tiện ít, nhiều ngày mới đi một lần, phâncứng rắn, vón thành cục Đại tiện rất khó khăn, phải rặn nhiều, đi ngoài xongvẫn có cảm giác khó chịu Đau bụng, sôi bụng, đầy chướng bụng, buồn nôn,

ăn không ngon miệng

Các triệu chứng khác bao gồm: Són phân, kích thước phân lớn, đau khi

đi ngoài, và triệu chứng đặc trưng là “động tác giữ phân” Một số trẻ có thể cókèm theo các biểu hiện khác như: Căng thẳng khi đi ngoài, đau bụng, chán ăn,nôn và chảy máu ở trực tràng, sa trực tràng mỗi khi đi ngoài

Tính chất phân: Hình ảnh phân rắn, lổn nhổn như hạt thường gặp trongtáo bón thực thể, trong khi khuôn phân rắn và to thường gặp trong các trườnghợp táo bón cơ năng Sử dụng thang điểm Bristol đánh giá tính chất phân [18](phụ lục 1)

Triệu chứng thực thể:

− Khám bụng: Xác định bụng chướng, ấn đau dọc khung đại tràng, có thể sờthấy khối u phân

− Khám hậu môn, trực tràng:

 Xác định nứt kẽ hậu môn, túi thừa hậu môn và viêm tấy

 Thăm khám trực tràng bằng tay: Có thể sờ thấy khối phân cứng

 Cũng có khi khám thực thể không phát hiện thấy gì đặc biệt [14], [13]

Triệu chứng cận lâm sàng:

Theo các nguyên nhân khác nhau có thể làm các xét nghiệm:

− Công thức máu, huyết sắc tố

− Sinh hoá máu: Đường máu, canxi máu, kali máu, chức năng tuyến giáp

− Xét nghiệm phân: Tìm máu trong phân

Trang 17

− Soi đại tràng: Loại trừ viêm, khối u, polyp, chít hẹp

− Chụp Xquang ổ bụng: Có thể thấy hình ảnh ứ đọng tại đại tràng

− Chụp khung đại tràng có barit

1.1.5 Điều trị

a Nguyên tắc:

Táo bón dù nguyên nhân gì, điều trị thường bắt đầu bằng thay đổi lốisống, ăn chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, huấn luyện giờ giấc đại tiệnmột cách đều đặn và tập thể dục Giáo dục, tư vấn cho cha me, thụt tháo phân(nếu có) và điều trị duy trì

Mục đích của quá trình điều trị là giải quyết tình trạng ứ đọng phân ởtrực tràng, duy trì thói quen đi vệ sinh Quá trình điều trị có thể kéo dài 6 - 12tháng, thậm chí hàng năm, đòi hỏi sự hợp tác giữa gia đình và nhân viên y tếhết sức chặt chẽ

b Phương pháp không dùng thuốc:

 Điều chỉnh chế độ ăn: Là biện pháp quan trọng nhất

− Của mẹ nếu trẻ đang bú mẹ hoàn toàn: Tránh thức ăn khó tiêu, nhiều dầu

mỡ, gây táo

− Của bé đang ăn sữa công thức:

 Chọn sữa đúng độ tuổi, pha đúng tỷ lệ khuyến cáo, đổi sữa, pha thêmnước hoa quả hoặc nước cháo

+ Một số trẻ táo bón do bất dung nạp sữa bò: Dùng sữa đậu nành hoặcsữa đạm thủy phân

− Của bé bắt đầu cho ăn dặm:

 Bắt đầu ăn bột gạo loãng với sữa, không cho thêm rau xanh, thịt

 Nếu táo bón cần tạm ngừng ăn dặm, đợi sau 2 tuần lại bắt đầu lại Tốtnhất, đợi cho đến khi trẻ được 6 tháng mới cho ăn dặm

− Của bé 6 – 24 tháng:

Trang 18

 Tìm thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ

 Ăn tăng chất xơ như rau xanh, hoa quả cả bã, bánh mỳ nguyên cám,ngũ cốc nguyên hạt

 Uống đủ nước

− Của bé > 24 tháng:

 Uống nhiều nước

 Điều chỉnh chế độ ăn: Chế biến thức ăn để trẻ ăn được nhiều hơn, đặcbiệt là rau xanh, hoa quả

Bảng 1.2 Nhu cầu lượng dịch hàng ngày của trẻ [19]

Tuổi Tổng lượng nước trong ngày(ml) Lượng nước uống

trong ngày (ml)

0 – 6 tháng 70ml (Nước từ sữa mẹ)

7 – 12 tháng 800ml (Nước từ sữa, thức ăn bổ sung

− Tăng cường vận động cho trẻ < 6 tháng: Cầm chân cho bé đạp xe đạp

− Tắm nước ấm Trong khi tắm có thể xoa bóp bụng hỗ trợ

c Dùng thuốc nhuận tràng:

Trang 19

− Nhuận tràng thẩm thấu: Giữ lại dịch trong lòng ruột làm loãng hoặc lỏng

phân

Lactulose (Duphalac): 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần

Sorbitol: 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần

PEG 3350 không có điện giải: 1g/kg/ngày

Magiesium hydroxide: 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần

− Nhuận tràng bôi trơn: Ít dùng

Dầu paraffin: trẻ > 1 tuổi: 1 - 3ml/kg/ngày, chia 2 lần

− Nhuận tràng kích thích: Kích thích trực tiếp lên niêm mạc đại tràng gâybài tiết nước điện giải, giảm hấp thu nước

Bisacodyl ≥ 2 tuổi: 0,5 – 1 viên đạn 10mg/lần

1 – 3 viên nén 5mg/lần

Boldolaxine, macrogol (Forlax), glycerin đặt hậu môn [14], [13]

d Điều trị ngoại khoa:

Đây là biện pháp được chỉ định hết sức hạn chế: Cắt đại tràng, mở cơvòng hậu môn, sửa chữa đáy chậu Chỉ làm cho những bệnh nhi táo bón do saniêm mạc trực tràng hoặc sa tầng sinh môn [14], [20]

Trang 20

1.2 Quan niệm về táo bón trẻ em theo Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, táo bón chức năng thuộc chứng tiện bí, là tìnhtrạng đại tiện bí kết không thông, đi ngoài phải ngồi lâu, muốn đi ngoài nhưngphân khó ra Phát sinh ra tiện bí do rối loạn chức năng vận chuyển của đạitrường bởi nhiều nguyên nhân

1.2.1 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

1.2.1.1 Tích trệ

− Trẻ đang bú mẹ hoàn toàn: Một số trẻ không tiêu được sữa mẹ, nếu mẹ cơđịa nhiệt hay có thói quen ăn nhiều thức ăn, gia vị cay nóng, làm sữa tích lạihóa nhiệt gây táo bón

− Trẻ ăn sữa công thức, ăn bổ sung: Do mẹ thiếu kiến thức nuôi con, cho trẻ ănthức ăn không hợp với lứa tuổi, ăn không đúng cách Tỳ của trẻ vốn bất túc,lại ăn thức ăn khó tiêu, sẽ tích lại ở trường vị, hoá nhiệt sinh tiện bí

1.2.1.2 Táo nhiệt nội kết (Vị trường táo kết)

Là nguyên nhân chủ yếu ở trẻ em

− Trẻ vốn dương thịnh, ăn uống bừa bãi, làm trường vị tích nhiệt Đã táo trẻlại càng sợ đi ngoài hoặc do mải chơi mà kìm nén việc đi ngoài, nhiệtcàng tích lại, phân càng khô kết, khó bài tiết ra, gây táo bón kéo dài

− Sau khi mắc các bệnh ôn nhiệt (viêm não – màng não, viêm phổi…), dưnhiệt chưa trừ hết, gây tổn thương tân dịch, đường ruột không nhu nhuận,

vị trường tích nhiệt, phân khô kết lại sinh bệnh

1.2.1.3 Khí trệ

Ít gặp nhất ở trẻ em Một số ít trẻ tình chí mất bình thường (tăng động,

tự kỷ…), khí cơ uất trệ, công năng vận chuyển của trường vị rối loạn, chất bãđình ngưng bên trong, gây táo bón

Trang 21

1.2.1.4 Khí huyết hư

Do tiên thiên bất túc (suy dinh dưỡng bào thai, sinh non…), lại thêm hậuthiên nuôi dưỡng không đầy đủ, tinh hoa thủy cốc, nguồn hoá sinh khí huyết,giảm sút, lâu ngày làm khí huyết hư Khí hư là công năng của tỳ phế suygiảm.Phế và đại trường liên quan biểu lý, phế khí hư làm đại trường không cósức truyền tống, khiến trẻ muốn đại tiện phải rặn nhiều mới ra, tuy phân khôngkhô kết lắm Huyết hư thì tân khô, không tư nhuận được vị trường, khiến đạitiện bài tiết khó khăn [5], [6]

1.2.2 Các thể lâm sàng

1.2.2.1 Tích trệ

− Triệu chứng: Đại tiện bí kết, vùng bụng chướng đau, không muốn ăn uống,

miệng hôi, ợ thối, buồn nôn, lòng bàn chân bàn tay nóng, tiểu tiện vàng sẻn.Chất lưỡi đỏ, rêu vàng dày cáu đục, mạch trầm hữu lực, chỉ văn tía trệ

− Pháp điều trị: Tiêu tích hóa trệ, thanh nhiệt hòa trung.

− Điều trị bằng thuốc:

 Do nhũ tích: Bài Tiêu nhũ hoàn gia giảm (Phổ tế phương)

 Do thực tích: Bài Bảo hòa hoàn gia vị (Đan khê tâm pháp) [5], [6]

1.2.2.2 Táo nhiệt nội kết

Là thể hay gặp nhất ở trẻ em

− Triệu chứng: Táo bón lâu ngày, rất khó đi, phân khô kết, vón cục, bụngchướng cứng Mặt đỏ mình nóng, nước tiểu ít và vàng sẫm Miệng họngkhô và hôi, có thể nổi mụn, bứt rứt khó chịu (tâm phiền), khát nước.Lưỡi đỏ, rêu vàng hoặc vàng khô, mạch hoạt sác hoặc tế sác, hữu lực,chỉ văn tía

− Pháp điều trị:Thanh phủ tiết nhiệt, nhuận trường thông tiện Tùy từngtrường hợp cụ thể mà chọn pháp:

 Thanh nhiệt nhuận táo

 Lương huyết nhuận táo

Trang 22

 Dưỡng âm nhuận táo

− Điều trị bằng thuốc:

 Thanh nhiệt nhuận táo: Bài Lương cách tán (Hòa tễ cục phương)

 Lương huyết nhuận táo: Bài Ma tử nhân hoàn (Thương hàn luận)

 Dưỡng âm nhuận táo: Bài Điều vị thừa khí thang (Thương hàn luận)[5], [6]

1.2.2.3 Khí cơ uất trệ

 Triệu chứng: Đại tiện bí kết, muốn đi mà không đi được, bụng chướngđau, ngực sườn đầy tức, cơn bốc hỏa cuộn lên liên tục Chất lưỡi đỏ, rêutrắng mỏng, mạch huyền, chỉ văn trệ

 Pháp điều trị: Sơ can lý khí, hóa trệ thông tiện

 Điều trị bằng thuốc: Bài Lục ma thang (Chứng trị chuẩn thằng) [5], [6]

1.2.2.4 Huyết hư

 Triệu chứng: Đại tiện táo, phân khô cứng, khó ra Hoa mắt, chóng mặt,váng đầu, tâm quý, sắc mặt nhợt, môi lưỡi nhợt Chất lưỡi nhợt, rêu trắngmỏng, mạch tế sáp, chỉ văn nhợt

 Pháp điều trị: Dưỡng huyết, nhuận táo

 Điều trị dùng thuốc: Bài Nhuận trường hoàn (Thẩm nhị tôn sinh thư) [5], [6]

1.2.2.5 Khí hư

 Triệu chứng: Đại tiện táo kéo dài, nhưng phân không quá khô kết Muốnđại tiện nhưng không đủ sức rặn, rặn thì mệt lả, vã mồ hôi, đoản hơi Sắcmặt trắng nhợt, mệt mỏi Chất lưỡi nhợt, rêu mỏng, mạch hư nhược, chỉvăn hồng nhợt

 Pháp điều trị: Ích khí, nhuận trường

 Điều trị dùng thuốc: Bài Bổ trung ích khí thang (Tỳ vị luận) [5], [6]

Trang 23

1.3 Tổng quan về bài thuốc “Tăng dịch thừa khí thang”

1.3.1 Nguồn gốc: Ôn bệnh điều biện.

1.3.2 Thành phần: Sinh địa 15 gam

1.3.3 Tác dụng: Tư âm tăng dịch, tả nhiệt thông tiện.

1.3.4 Phân tích: Trong bài Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn có tác dụng

dưỡng âm tăng dịch, nhuận tràng thông tiện Đại hoàng khổ, hàn có tác dụng

tả nhiệt thông tiện Mang tiêu vị mặn, tính lạnh, làm mềm chỗ cứng giúp Đạihoàng tả nhiệt thông tiện Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc có tác dụng tư

âm, tăng dịch, tả nhiệt, thông tiện [21]

1.3.5 Tác dụng của từng vị thuốc trong bài thuốc

Sinh địa (Radix Rehmanniae):

 Bộ phận dùng: Rễ của cây Địa hoàng (Rehmannia glutinosa (Gaertn.)Libosch.), họ hoa mõm sói (Scrophulariaceae)

 Tính vị quy kinh: Ngọt, đắng, lạnh, vào kinh tâm, can, thận

 Tác dụng: Thanh nhiệt lương huyết, dưỡng âm, sinh tân dịch

 Ứng dụng lâm sàng:

 Sốt cao kéo dài, mất nước (âm hư nội nhiệt)

 Ho lâu ngày, rối loạn thần kinh thực vật do phế âm hư

 Chảy máu do sốt nhiễm khuẩn

 Táo bón do tạng nhiệt, sốt cao mất nước gây táo bón

 Giải độc cơ thể, viêm họng, mụn nhọt

 An thai khi nhiễm trùng gây động thai

Trang 24

 Liều lượng: 8 - 16g/ngày.

 Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng và dương hư, đa đàm dẫn tới thấp nhiệt

 Tác dụng dược lý: Cầm máu do thúc đẩy sự ngưng kết của tiểu cầu Cườngtim, tác động chủ yếu và cơ tim Lợi niệu, làm giãn huyết quản ở thận Hạđường huyết

Huyền sâm (Radix Scrophulariae):

 Bộ phận dùng: Rễ phơi khô của cây Huyền sâm (Scrophularia buergerianaMiq.), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

 Tính vị quy kinh: Đắng, mặn, hơi lạnh, vào kinh phế, thận

 Tác dụng: Thanh nhiệt lương huyết, giải độc, giáng hỏa, nhuận tràng,nhuyễn kiên

 Nhuận tràng chữa sốt cao gây táo bón

 Chữa viêm hạch, lao hạch

 Liều lượng: 8 - 12g/ngày

 Kiêng kỵ: Âm hư không có nhiệt, người có thấp ở tỳ vị, tỳ vị hư hàn khôngdùng

 Tác dụng dược lý: Cường tim, giãn nở huyết quản, liều nhỏ tác dụnglàm huyết áp hơi tăng, sau lại xuống thấp Liều cao tác dụng hạ huyết

áp Tác dụng hạ đường huyết (do có các thành phần Iridoid) Ức chếnhiều loại vi khuẩn

Đại hoàng (Rhizoma Rhei):

Trang 25

 Bộ phận dùng: Thân rễ của cây Đại hoàng (Rheum palmatum L.) hoặc(Rheum officinale Baillon), họ rau răm (Polygonaceae).

 Tính vị quy kinh: Đắng, lạnh, vào kinh tỳ, vị, can, đại trường

 Tác dụng: Hạ tích trệ ở trường vị, tả thực nhiệt ở đại trường

 Ứng dụng lâm sàng:

 Táo bón do thực nhiệt, tích trệ, bụng đầy chướng, rêu lưỡi vàng, mạchtrầm thực

 Chảy máu do sốt cao: Nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu

 Hoàng đản nhiễm trùng, phù thũng do sốt nhiễm trùng: Sốt cao, phiềntáo, phù nửa người trên, táo bón

 Hoạt huyết thông kinh: Chữa sung huyết, bế kinh, thóng kinh

 Chữa mụn nhọt, lở loét miệng

 Liều lượng: Nhuận trường: 4 - 6g/ngày, Tẩy: 8 - 20g/ngày Dùng sống tácdụng mạnh, dùng chín tác dụng hòa hoãn hơn

Mang tiêu (Natri sunfat)

 Bộ phận dùng: Là khoáng vật, thành phần chủ yếu là Natri sunfat

 Tính vị quy kinh: Mặn, lạnh, vào kinh đại trường, tam tiêu

 Tác dụng: Tẩy, nhuận tràng, nhuyễn kiên, thanh nhiệt

 Ứng dụng lâm sàng:

 Táo bón

 Lao hạch, sỏi bàng quang

 Bế kinh, thai chết lưu, khó đẻ

 Mụn nhọt, viêm màng tiếp hợp cấp, đau bụng

 Liều lượng: 4 - 12g/ngày

 Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, người tỳ vị hư hàn

Trang 26

Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonnici):

 Bộ phận dùng: Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Mạch môn đông [Ophiopogonjaponicus (L.f.) Ker-Gawl.], họ Mạch môn đông (Convallariaceae)

 Tính vị quy kinh: Ngọt, hơi đắng, lạnh, vào kinh tâm, phế, vị

 Tác dụng: Dưỡng âm sinh tân, nhuận phế

 Ứng dụng lâm sàng:

 Ho do nhiệt, táo làm tổn thương phế âm, ho khạc ra máu

 Sinh tân dịch, chữa khát do vị nhiệt

 Nhuận tràng chữa táo bón do âm hư, sốt cao mất tân dịch

 Cầm máu do sốt cao gây chảy máu: Chảy máu cam, ho ra máu, chảymáu chân răng

 Liều lượng: 6 - 12g/ngày

 Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, ăn uống chậm tiêu, ỉa chảy không nên dùng

1.4 Tình hình nghiên cứu về táo bón ở trên thế giới và Việt Nam

1.4.1 Trên thế giới

Sharma S.S và cộng sự (1995), nghiên cứu thời gian vận chuyển ở đạitràng của 11 bệnh nhi bị táo bón tự phát sau dùng Erythromycin với liều1g/ngày trong 4 tuần và 500mg/ngày trong 2 tuần tiếp theo Kết quả cho thấythời gian vận chuyển ở đại tràng của nhóm bệnh nhi nghiên cứu giảm từ 86,2giờ xuống 44,8 giờ So sánh thời gian vận chuyển đại tràng giữa trước và sauđiều trị có sự khác biệt với p < 0,01 Không quan sát thấy tác dụng khôngmong muốn trong thời gian nghiên cứu Điều này gợi ý tác dụng điều trị táobón tự phát của Erythromycin [24]

Corazziari E và cộng sự (2000), nghiên cứu hiệu quả của dung dịch điệngiải cân bằng polyethylene glycol, với liều thấp hàng ngày trong điều trị táobón chức năng mạn tính Kết quả sau thời gian dùng thuốc, 77% số bệnh nhi

Trang 27

không còn triệu chứng táo bón, tần suất hoạt động đại tiện tăng cao ở tuần thứ12:7,4 ± 3,1 lần/tuần, ở tuần 24:7,4 ± 3,2 lần/tuần [25].

và đỡ [27]

Nguyễn Thị Phương Mai (2013) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nguyênnhân táo bón trẻ em Theo dõi thấy 3,1% trẻ mắc táo bón do nguyên nhân thựcthể, 96,6% trẻ mắc táo bón do nguyên nhân cơ năng [4]

Đỗ Thị Minh Phương (2014) nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và đánh giáhiệu quả điều trị táo bón chức năng ở trẻ em tại bệnh viện Nhi trung ương đượcđiều trị bằng Lactulose với liều 2 ml/kg/ngày làm thay đổi rõ rệt số lần đi đại tiệntrung bình trong tuần, tính chất phân và các triệu chứng lâm sàng [28]

Nguyễn Thị Lệ Thu (2017) đánh giá tác dụng điều trị táo bón chức năng

ở bệnh nhi bằng điện châm phối hợp thuốc “Ma nhân tử hoàn” Sau 30 ngàyđiều trị thấy thay đổi rõ rệt về số lần đại tiện trong tuần, các triệu chứng lâmsàng và cải thiện chất lượng cuộc sống [29]

Trang 28

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhi từ 24 tháng tuổi đến 15 tuổi, không phân biệt giới tính, đượcchẩn đoán táo bón chức năng thể táo nhiệt nội kết, đến khám và điều trị tạiKhoa Nhi – Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội từ tháng 7/2018 đến tháng5/2019 đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại

 Trẻ được chẩn đoán xác định táo bón chức năng theo Tiêu chuẩn ROME

IV (2016) [15]:

1 Không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

2 Phải bao gồm ≥ 2 tiêu chuẩn sau trong ≥ 1 tháng

− Đi ngoài ≤ 2 lần/tuần ở trẻ ≥ 4 tuổi

− Ít nhất có 1 lần són phân trong tuần

− Tiền sử giữ phân hoặc ứ phân quá mức một cách tự ý

− Tiền sử đau bụng hoặc khó đi khi đi đại tiện

− Sự hiện diện của khối phân lớn trong trực tràng

− Tiền sử đi ngoài khuôn phân lớn có thể gây tắc bồn cầu

 Được cha mẹ hoặc người giám hộ tự nguyện đồng ý và cho phép thamgia vào nghiên cứu

 Không dùng các thuốc điều trị táo bón trước đó một tuần

 Tuân thủ phác đồ điều trị

Trang 29

2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền:

Bệnh nhi được chẩn đoán táo bón chức năng thể táo nhiệt nội kết, đây

là thể bệnh hay gặp nhất trên lâm sàng; với các triệu chứng:

 Vọng chẩn: Táo bón lâu ngày, đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều, phân rắnkhô kết, vón cục Mặt đỏ, mình nóng, bứt dứt khó chịu, khát nước, nướctiểu ít, vàng sẫm Miệng khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, hoặc vàng khô,chỉ văn tía

 Văn chẩn: Trẻ quấy khóc, tiếng khóc to, có lực, phân nặng mùi

 Vấn chẩn: Đại tiện dưới 3 lần/ tuần, bụng chướng tức khó chịu, ăn kém

 Thiết chẩn: Mạch hoạt sác hoặc tế sác, hữu lực

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

 Trẻ có bệnh lý tại miệng, họng, thực quản không uống được thuốc

 Không tuân thủ điều trị:

− Bỏ thuốc quá 3 ngày

− Không dùng đúng liều lượng: dưới 90% liều lượng cần phải dùng

− Có dùng kèm các thuốc nhuận tràng hoặc phương pháp khác để điều trị,không thực hiện đúng yêu cầu của nghiên cứu

2.2 Chất liệu nghiên cứu

Bài thuốc “Tăng dịch thừa khí thang” (Ôn bệnh điều biện)

− Liều lượng thang trên dùng cho người lớn

− Các vị thuốc trên được bào chế theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV

Trang 30

− Thuốc được sắc bằng máy sắc đóng túi của Hàn Quốc, vị Đại hoàng vàMang tiêu cho vào sắc sau Mỗi thang được 220ml nước thuốc Quy trìnhsản xuất thực hiện tại khoa Dược – Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội, đạttiêu chuẩn cơ sở.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu thiết kế theo phương pháp can thiệp lâm sàng mở, tiến cứu,

so sánh trước và sau điều trị

2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu

Chọn mẫu có chủ đích theo tiêu chuẩn trên, n=50

2.3.3 Quy trình nghiên cứu

 Chọn bệnh nhi được chẩn đoán xác định là táo bón chức năng, đáp ứngcác tiêu chuẩn nghiên cứu

 Các bệnh nhi đều được hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng một cách hệ thốngtheo một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất

 Tiến hành điều trị: Bệnh nhi uống thuốc sắc từ bài thuốc “Tăng dịch thừakhí thang” ngày 2 lần sáng, chiều, sau ăn

 Liều lượng: Liều lượng thuốc được xác định theo nhóm tuổi như sau:

Nhóm tuổi

Liều lượng Liều người lớn: 220ml/thang/ngày

Trẻ nhà trẻ (từ 1t – < 3t) 1/3 – 1/2 liều người lớn

(70 ml – 110 ml)Trẻ mẫu giáo (từ 3t –< 6t) 1/2 – 2/3 liều người lớn

(110 ml – 145 ml)Trẻ đi học (≥ 6 tuổi) 2/3 – gần bằng liều người lớn.

(145 ml – 220ml)(Thời gian điều trị là 14 ngày)

Trang 31

 Theo dõi các triệu chứng lâm sàng và đánh giá tại các thời điểm:

− Trước điều trị (D0)

− Sau điều trị 3 ngày (D3)

− Sau điều trị 7 ngày (D7)

− Sau điều trị 14 ngày (D14)

 Triệu chứng toàn thân và tác dụng không mong muốn theo dõi trong suốtquá trình điều trị

 Sơ đồ nghiên cứu được trình bày ở trang 23

2.3.4 Chỉ tiêu nghiên cứu

Đặc điểm chung: Tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, chế độ ăn và các

phương pháp điều trị trước khi nghiên cứu

 Các triệu chứng lâm sàng theo Y học hiện đại

− Số ngày đại tiện được sau khi uống thuốc.

− Số lần đại tiện/tuần.

− Tính chất phân.

− Đầy chướng bụng.

− Thay đổi sức rặn đại tiện.

 Thay đổi của một số triệu chứng theo YHCT: Mặt đỏ, mình nóng, khát nước,nước tiểu ít và vàng sẫm, táo bón

 Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của phương pháp điều trị:Buồn nôn, nôn, đau bụng, mẩn ngứa, ỉa chảy

 Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị

− Tuổi

− Giới

− Thời gian mắc bệnh

2.3.5 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị

 Các triệu chứng lâm sàng theo Y học hiện đại

− Chế độ ăn: Bình thường, lượng chất xơ cho nhu cầu cơ thể của trẻ tínhtheo công thức: Lượng xơ (g) = tuổi + 5 Trong 100g rau các loại có

Trang 32

khoảng 1 – 3g chất xơ Một số loại rau giàu chất xơ như nấm (3g/100g),rau mồng tơi, rau ngót (2,5g/100g), giá (2g/100g), cải thìa (1,8g/100g),rau đay, rau dền (1,5g/100g).

 Ăn ít chất xơ: Khẩu phần ăn có ít hoặc không có chất xơ, lượngchất xơ <80%/ngày

 Ăn đủ chất xơ: Khẩu phần ăn bổ xung đủ chất xơ, lượng chất xơ

≥80% /ngày

− Tính chất phân: Theo thang điểm Bristol.

− Đầy chướng bụng: Phân làm các mức độ.

 Đầy chướng nhiều: Đầy chướng liên tục trong ngày, trẻ khó chịu, ănkém hoặc không muốn ăn, đánh hơi nhiều

 Đầy chướng ít: Đầy chướng không liên tục

 Không đầy chướng

− Thay đổi sức rặn đại tiện:

 Rặn nhiều: Trẻ mặt thường đỏ, rặn lâu, vã mồ hôi, có thể không cóphân theo ra

 Rặn ít: Trẻ nhăn mặt cố rặn, thời gian rặn ít hơn, thường có phânrắn theo ra

 Bình thường: Bệnh nhân không phải gắng sức khi đại tiện

− Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng: Buồn nôn, nôn, đau bụng,mẩn ngứa, ỉa chảy

 Kết quả điều trị chung

− Hết hoàn toàn các triệu chứng: Trẻ đi đại tiện ≥ 4 lần/tuần, phân mềmBriston loại 4 5, hết đầy chướng bụng, sức rặn bình thường

Trang 33

− Chưa hết các triệu chứng: Trẻ còn ít nhất 1 trong các triệu chứng như đạitiện < 4 lần/tuần, đại tiện phân rắn, đầy chướng bụng, rặn nhiều hoặc ítkhi đi đại tiện.

− Không cải thiện triệu chứng

2.4 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa YHCT HàNội, trong thời gian từ tháng 7/2018 đến tháng 5/2019

2.5 Phương pháp xử lý số liệu

− Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0

− Các biến định tính được biểu hiện dưới dạng %, các biến định lượng đượcbiểu hiện dưới dạng trung bình, độ lệch phương sai, trung vị

− Các test thống kê: T test cho các biến định lượng, χ2 cho các biến định tính

2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

− Nghiên cứu được thông qua hội đồng đề cương thạc sỹ của khoa YHCT,trường Đại học Y Hà Nội và hội đồng khoa học của bệnh viện Đa khoaYHCT Hà Nội

− Người nhà bệnh nhi được giải thích rõ về mục đích và yêu cầu của nghiêncứu, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu

− Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu vẫn được khám tư vấn, điều trịchu đáo

− Sau một tuần điều trị nếu các triệu chứng không cải thiện, bệnh nhi đượcđổi phương pháp điều trị

− Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật

− Mọi số liệu thu được chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu không sử dụngcho mục đích khác

Trang 34

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Bệnh nhi được chuẩn đoán táo

bón chức năng (n=50)

- Hỏi bệnh

- Thăm khám lâm sàng

Uống thuốc “Tăng dịch thừa khí

thang” trong 14 ngày

- Theo dõi sự thay đổi triệu chứng

LS (lâm sàng)

- Theo dõi triệu chứng không mong muốn trên LS

- So sánh các chỉ tiêu trước và sau điều trị

- Mô tả một số yếu tố liên quan với kết quả điều

trị

Trang 35

CH ƯƠ NG 3

K T QU NGHIÊN C U Ế Ả Ứ 3.1 Đ c đi m chung c a đ i t ặ ể ủ ố ượ ng nghiên c u ứ

3.1.1 Đặc điểm về giới

64.00%

36.00%

Bi u đ 3.1 Phân b b nh nhi theo gi i ể ồ ố ệ ớ

Nh n xét: ậ T l b nh nhi nam m c b nh cao h n n ỷ ệ ệ ắ ệ ơ ữ T l nam là 64%,ỷ ệ

Trang 36

Nh n xét: ậ B nh nhi nghiên c u phân b khá đ ng đ u các nhóm tu i,ệ ứ ố ồ ề ở ổ

t 2 – ≤ 3 tu i chi m 30%, t 4 – ≤ 6 tu i chi m 38% và t 7 – ≤ 15 tu iừ ổ ế ừ ổ ế ừ ổchi m 32% Tu i trung bình c a b nh nhi nghiên c u là 5,74 ± 3,01 tu i.ế ổ ủ ệ ứ ổ

3.1.3 Đặc điểm về thời gian mắc bệnh

B ng 3.2 Phân b b nh nhi theo th i gian m c táo bón ả ố ệ ờ ắ

Ngày đăng: 01/10/2019, 21:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Judith Zeevenhooven, Ilan J.N. Koppen, and Marc A. Benninga (2017). The New Rome IV Criteria for Functional Gastrointestinal Disorders in Infants and Toddlers. Pediatr Gastroenterol Hepatol (1):1-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The New Rome IV Criteria for Functional GastrointestinalDisorders in Infants and Toddlers
Tác giả: Judith Zeevenhooven, Ilan J.N. Koppen, and Marc A. Benninga
Năm: 2017
16. Harison (2008). Táo bón, Các nguyên lý nội khoa tập I, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nguyên lý nội khoa tập I
Tác giả: Harison
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2008
17. Ludvigsson JF (2006). Epidemiological study of 8000 children with constipation and other gastrointestinal symptoms. Acta Pediatric, 573-80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Acta Pediatric
Tác giả: Ludvigsson JF
Năm: 2006
18. Heaton KW, Lewis S J (1997). Strol form Scale as a useyul guide to intestinal trausid time.Scandinavian Journal of Gastroenterology, 32(9), 920-924 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scandinavian Journal of Gastroenterology
Tác giả: Heaton KW, Lewis S J
Năm: 1997
19. Panel on dietary reference intakesr of electrolytes and water, standing committee on the scientific evaluation of dietary reference intakes (2005), Dietary reference intakes for water, potassium, sodium chloride and sulfate, The National Academies Press, Washington DC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dietary reference intakes for water, potassium, sodium chlorideand sulfate
Tác giả: Panel on dietary reference intakesr of electrolytes and water, standing committee on the scientific evaluation of dietary reference intakes
Năm: 2005
20. Afzal NA, Tighe MP, Thomson MA (2011). Constipation in Children.Italian Journal of Pediaprics, 37-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Italian Journal of Pediaprics
Tác giả: Afzal NA, Tighe MP, Thomson MA
Năm: 2011
21. Dương Trọng Nghĩa, Nguyễn Thị Thu Hà (2017). Nguyên tắc bào chế và ý nghĩa của phương thang kinh điển, Nhà xuất bản Y học, 92-93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc bào chế vàý nghĩa của phương thang kinh điển
Tác giả: Dương Trọng Nghĩa, Nguyễn Thị Thu Hà
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2017
22. Đỗ Tất Lợi (2005). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , Nhà xuất bản Y học, 820, 837, 445, 448 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tất Lợi
Nhà XB: Nhà xuấtbản Y học
Năm: 2005
23. Nguyễn Nhược Kim (2009). Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 24, 25, 98, 99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược học cổ truyền
Tác giả: Nguyễn Nhược Kim
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2009
26. Tạ Long, Nguyễn Khánh Trạch và cộng sự (1998). Nghiên cứu hiệu quả của Forlax ở bệnh nhi táo bón chức năng mạn tính. Tạp chí lâm sàng nội khoa số 2, 21 - 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí lâm sàng nộikhoa số 2
Tác giả: Tạ Long, Nguyễn Khánh Trạch và cộng sự
Năm: 1998
27. Ngô Minh Thái (2007). Nghiên cứu tác dụng điều trị táo bón của bài thuốc Ma tử nhân, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng điều trị táo bón của bàithuốc Ma tử nhân
Tác giả: Ngô Minh Thái
Năm: 2007
28. Đỗ Thị Minh Phương (2014). Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và đánh giá hiệu quả điều trị táo bón chức năng ở trẻ em tại Bệnh viện nhi trung ương, Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và đánhgiá hiệu quả điều trị táo bón chức năng ở trẻ em tại Bệnh viện nhi trungương
Tác giả: Đỗ Thị Minh Phương
Năm: 2014
29. Nguyễn Thị Lệ Thu (2017). Đánh giá tác dụng điều trị táo bón chức năng ở bệnh nhi bằng điện châm phối hợp thuốc “Ma nhân tử hoàn”, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác dụng điều trị táo bón chứcnăng ở bệnh nhi bằng điện châm phối hợp thuốc “Ma nhân tử hoàn”
Tác giả: Nguyễn Thị Lệ Thu
Năm: 2017
30. Lakshminarayanan B, Kufeji D, Clayden G (2008). A new ultrasound scoring sytem for assessing the severity of constipation in children.Pediatric surgery international; 24: 1379-84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pediatric surgery international
Tác giả: Lakshminarayanan B, Kufeji D, Clayden G
Năm: 2008
31. Eyad Altamimi (2014). Clinical Characteristics of Pediatric Constipation in South Jordan. Pediatr Gastroenterol Hepatol Nutr, 2014 Sep; 17(3):155–161 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pediatr Gastroenterol Hepatol Nutr
Tác giả: Eyad Altamimi
Năm: 2014
32. Rajindrajith S, Devanarayana NM (2011). Constipation in children:novel insight into epidemiology, pathophysiology and management.Journal of Neurogastroenterology and Motility; 23: 241-251 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Neurogastroenterology and Motility
Tác giả: Rajindrajith S, Devanarayana NM
Năm: 2011
33. Ip KS, Lee WT, Chan JS, Young BW (2005). A community-based study of the prevalence of Constipation in young children and the role of dietary fiber. Hong Kong Medicine Journal; 11: 431-436 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hong Kong Medicine Journal
Tác giả: Ip KS, Lee WT, Chan JS, Young BW
Năm: 2005
36. Weaver LT, Steiner H (1984). The bowel habit of young children. Arch Dis Child, 1984Jul; 59(7): 649–652 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ArchDis Child
Tác giả: Weaver LT, Steiner H
Năm: 1984
37. Loening – Baucke V (2004). Functional fecal retention with encopresis in childhood. Journal of Pediatric gastroenterology and nutrition; 38:79- 84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Pediatric gastroenterology and nutrition
Tác giả: Loening – Baucke V
Năm: 2004
38. Phạm Thị Thanh Nga (2016). Đánh giá hiệu quả điều trị táo bón chức năng ở trẻ em lứa tuổi tiểu học tại Bệnh viện Nhi trung ương, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả điều trị táo bón chứcnăng ở trẻ em lứa tuổi tiểu học tại Bệnh viện Nhi trung ương
Tác giả: Phạm Thị Thanh Nga
Năm: 2016

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w