1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình du lịch (tour) nội địa của du khách (nghiên cứu tại công ty TNHH du lịch lửa việt)

121 170 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

HCM --- HUỲNH HỮU TRÚC PHƯƠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TOUR NỘI ĐỊA CỦA DU KHÁCH NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH... HCM --- HUỲNH HỮU T

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

-

HUỲNH HỮU TRÚC PHƯƠNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH

(TOUR) NỘI ĐỊA CỦA DU KHÁCH (NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

-

HUỲNH HỮU TRÚC PHƯƠNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH

(TOUR) NỘI ĐỊA CỦA DU KHÁCH (NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày 14 tháng 04 năm 2018

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

5 TS Đoàn Liêng Diễm Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

Trang 5

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP HCM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP HCM, ngày … tháng… năm 2018

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Huỳnh Hữu Trúc Phương Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 22/11/1987 Nơi sinh: Đồng Nai

Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành MSHV: 1641890012

I- Tên đề tài:

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình du lịch (tour) nội địa của

du khách (nghiên cứu tại công ty TNHH du lịch Lửa Việt)

II- Nhiệm vụ và nội dung:

Xác đi ̣nh các yếu tố ảnh hưởng đến quyết đi ̣nh lựa cho ̣n tour nô ̣i đi ̣a của khách hàng

đối với sản phẩm tour của công ty du li ̣ch Lửa Viê ̣t

Xác đi ̣nh mức đô ̣ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự quyết đi ̣nh lựa cho ̣n tour của khách

hàng

Đề xuất các kiến nghi ̣ nhằm nâng cao chất lượng di ̣ch vụ tour nội đi ̣a để thu hút du

khách đến với thi ̣ trường tour nô ̣i đi ̣a

III- Ngày giao nhiệm vụ: 16/09/2017

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/03/2018

V- Cán bộ hướng dẫn: PGS TS NGUYỄN PHÚ TỤ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN

NGÀNH

(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi, các kết quả này chưa được công bố ở công trình nghiên cứu khoa học nào khác

TP.Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 3 năm

Trang 8

LỜI CÁM ƠN

Được học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh là vinh dự và tự hào của tôi Trong quá trình học tập, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy Cô bộ môn và sự quan tâm từ Viện Đào Tạo Sau Đại Học, Khoa Quản Trị Du Lịch – Nhà Hàng - Khách Sạn đã giúp tôi hoàn thành được quá trình học của mình Tôi xin chân thảnh cảm ơn quý Thầy Cô của trường

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy PGS.TS Nguyễn Phú Tụ đã hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình

Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo công ty du lịch Lửa Việt, các khách hàng của công ty đã hỗ trợ cung cấp thông tin và hợp tác với tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu và dữ liệu để hoàn thành nghiên cứu tốt nghiệp này Xin chân thành cảm ơn

Trân trọng!

Huỳnh Hữu Trúc Phương

Trang 9

TÓM TẮT

Luận văn “ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐI ̣NH LỰA CHỌN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH (TOUR) NỘI ĐI ̣A CỦA DU KHÁCH (NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY TNHH DU LI ̣CH LỬA VIỆT)” được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố nào sẽ quyết định đến quá trình lựa chọn tour nội địa của du khách

Số liệu thu được từ 250 phiếu khảo sát các khách hàng đã lựa chọn tour nội địa của công ty TNHH du lịch Lửa Việt Phương pháp được sử dụng trong luận văn gồm: thống kê mô tả, kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy tuyến tính, Anova Kết quả cho thấy, để khách hàng đưa ra quyết định chọn chương trình du lịch của một đơn vị lữ hành thì phải chịu tác động của nhiều yếu tố Có 6 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của du khách bao gồm: nhu cầu, tham khảo ý kiến, thương hiệu, giá cả, chất lượng và marketing Từ phân tích các yếu tố đó, tác giả đưa ra các hàm ý chính sách nhằm giúp cho hoạt động của công ty du lịch Lửa Việt ngày càng phát triển bền vững và là đơn vị uy tín cho

sự lựa chọn của du khách

Trang 10

Thesis “FACTORS AFFECTING THE DECISION TO SELECT DOMESTIC TRAVEL PROGRAMS OF TRAVERLERS (RESEARCH IN LUA VIET TRAVEL COMPANY)” be done to analyze the factors that will determine the process of choosing the domestic tour of the tourists The data obtained from the survey of 250 customers have chosen domestic tour of the Lua Viet travel company The methods used in the thesis include: Descriptive Statistics, Cronbach’ Alpha, Exploratory Factor Analysis, Linear Regression, Anova The results show that, for customers to make decisions to choose the travel program of a travel agency is affected by many factors There are 6 factors that influence the decision-making process of tourists including: demand, consultation, branding, pricing, quality and marketing From the analysis of these factors, the author provides policy implications to help the operation of Lua Viet travel company increasingly sustainable development and a prestigious unit for the choice of travelers

Trang 11

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix-x DANH MỤC CÁC HÌNH xi

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2

1.5 Lược khảo tài liệu nghiên cứu và điểm mới của đề tài 3

1.6 Bố cục của đề tài 5

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan về du li ̣ch Viê ̣t Nam 6

2.1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch 6

2.1.2 Các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch 8

2.1.3 Động cơ du lịch và các điều kiện phát triển du lịch Việt Nam 12

2.1.4 Tính thời vụ của du lịch và sự tác động của tính thời vụ đến du lịch nội địa 16

Trang 12

2.2 Hành vi tiêu dùng du lịch 17

2.2.1 Định nghĩa về di ̣ch vụ, chất lượng di ̣ch vụ 17

2.2.2 Hành vi tiêu dùng của du khách 20

2.3 Các nghiên cứu liên quan đến du lịch và hành vi du lịch 22

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài 22

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước 24

2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quyết đi ̣nh lựa chọn tour của du khách 26

2.3.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 27

2.4 Kết luận chương 2 31

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế nghiên cứu 32

3.1.1 Nghiên cứu định tính 32

3.1.2 Nghiên cứu định lượng 33

3.1.3 Thiết kế mẫu nghiên cứu 33

3.2 Quy trình nghiên cứu 35

3.3 Xây dựng thang đo 36

3.4 Kết luận chương 3 40

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tổng quan về công ty TNHH Du li ̣ch Lửa Viê ̣t 41

4.2 Khái quát về các chương trình tour nội địa của công ty TNHH Du lịch Lửa Việt 48

4.2.1 Các tour nội địa đặc thù 48

Trang 13

4.2.2 Các tour mới lạ 50

4.2.3 Thực trạng tour nội địa của công ty TNHH du lịch Lửa Việt từ năm 2014 – 2017 50

4.3 Kết quả nghiên cứu 53

4.3.1 Kiểm định đánh giá thang đo 53

4.3.1.1 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha 53

4.3.1.2 Kiểm định nhân tố khám phá EFA 58

4.3.2 Phân tích hồi quy đa biến 65

4.3.3 Phân tích ANOVA 68

4.4 Kết luận chương 4 71

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Tóm tắt kết quả và ý nghĩa nghiên cứu 73

5.2 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tour nội địa của công ty TNHH du lịch Lửa Việt 74

5.3 Giới hạn nghiên cứu 79

5.4 Kết luận chương 5 79

KẾT LUẬN CHUNG 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 14

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Công ty TNHH du lịch Lửa Việt Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Lửa Việt

SPSS Chương trình xử lý số liệu thống kê

Trang 15

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Sự khác biệt giữa hàng hóa và dịch vụ 18

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp thang đo về yếu tố quyết định chọn tour nội địa của du khách tại công ty du lịch Lửa Việt 37

Bảng 4.1 Cơ cấu nhân sự và trình độ nhân viên của công ty du lịch Lửa Việt 46

Bảng 4.2 Bảng phân bổ lao động của công ty du lịch Lửa Việt 47

Bảng 4.3 Bảng phân tích tình hình của công ty du lịch Lửa Việt 48

Bảng 4.4 Bảng số liệu khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty Lửa Viê ̣t 51

Bảng 4.5 Lợi nhuận tour nội địa của công ty Lửa Việt từ năm 2014 - 2017 51

Bảng 4.6 Độ tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng nhóm nhu cầu 53

Bảng 4.7 Độ tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng nhóm tham khảo 54

Bảng 4.8 Độ tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng nhóm thương hiệu 55

Bảng 4.9 Độ tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng nhóm chất lượng 55

Bảng 4.10 Độ tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng nhóm giá cả 56

Bảng 4.11 Độ tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng nhóm giá cả chạy lại lần 2 57

Bảng 4.12 Độ tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng nhóm marketing 57 Bảng 4.13 Độ tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng nhóm

Trang 16

marketing 59

Bảng 4.14 Tổng phương sai trích lần thứ nhất 59

Bảng 4.15 Ma trận xoay thành phần lần thứ nhất 60

Bảng 4.16 Hệ số KMO và Bartlett lần thứ hai 61

Bảng 4.17 Tổng phương sai trích lần thứ hai 62

Bảng 4.18 Ma trận xoay thành phần lần cuối 62

Bảng 4.19 Bảng kết quả phân tích nhân tố EFA cho quyết định lựa chọn tour du lịch nội địa 64

Bảng 4.20 Kết quả hồi quy đa biến 66

Bảng 4.21 Kết quả phân tích hồi quy 66

Bảng 4.22 Kết quả phân tích hồi quy tổng hợp 67

Bảng 4.23 Kết quả phân tích Anova biến giới tính 69

Bảng 4.24 Kết quả phân tích Anova biến độ tuổi 69

Bảng 4.25 Kết quả phân tích Anova biến thu nhập 70

Bảng 4.26 Kết quả phân tích Anova biến học vấn 70

Bảng 4.27 Kết quả phân tích Anova biến nghề nghiệp 71

Trang 17

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Mô hình hành vi của người tiêu dùng 21

Hình 2.2 Các bước đánh giá các lựa chọn đến quyết định mua sắm 21

Hình 2.3 Khung lý thuyết về liên hệ giữa khả năng thu hút và khả năng cạnh tranh của điểm đến (TDCA) của Vengesayi 23

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên 25

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Huỳnh Trường Huy, Ngô Mỹ Trân và Đinh Bảo Trân 25

Hình 2.6 Các yếu tố quyết định giá trị dành cho khách hàng 27

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu để xuất “ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình du lịch (tour) nội địa của du khách (Nghiên cứu tại công ty TNHH Du lịch Lửa Việt) 28

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 35

Hình 4.1 Sơ đồ hoạt động của công ty du lịch Lửa Việt 42

Hình 4.2 Đồ thị doanh thu nội địa đạt được của doanh nghiệp trong 4 năm 52

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do cho ̣n đề tài

Du lịch hiê ̣n đang là mô ̣t ngành công nghiê ̣p không khói mang la ̣i hiê ̣u quả kinh tế cao, không chỉ riêng Viê ̣t Nam mà rất nhiều nước trên thế giới cũng đă ̣t du

lịch trở thành ngành kinh tế mũi nho ̣n Trong những năm qua, khi đất nước ta bắt đầu hô ̣i nhâ ̣p kinh tế thế giới, cũng là lúc hình ảnh và đất nước con người Viê ̣t Nam được ba ̣n bè năm châu tìm hiểu Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa

dạng, cùng những di tích li ̣ch sử, văn hóa, truyền thống cách ma ̣ng vẻ vang và những món ăn hấp dẫn từ các vùng miền đã khiến Viê ̣t Nam là lựa cho ̣n của nhiều

du khách trong nước và quốc tế Rất nhiều tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đã trở nên nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước, cùng với những danh hiệu được các tổ chức

có uy tín trên thế giới công nhận đang là một kho tàng du lịch quý giá của Việt Nam, chẳng hạn: Vịnh Hạ Long, danh thắng Tràng An, vườn Quốc gia Phong Nha –

kẻ Bàng, công viên đá Đồng Văn hay Quần thể di tích cố đô Huế, Hoàng Thành Thăng Long, Thành nhà Hồ

Vớ i những nhâ ̣n xét, đánh giá từ các đơn vi ̣ có uy tín trong ngành du li ̣ch trên thế giới đã cho thấy chất lượng du li ̣ch Việt Nam đang dần tốt lên, đi vào chiều sâu theo định hướng phát triển du li ̣ch của nước ta Trong vài năm trở la ̣i đây, lượng khách du li ̣ch nô ̣i đi ̣a đang có xu hướng chuyển qua du li ̣ch quốc tế, đây là dấu hiê ̣u đáng trở nga ̣i cho ngành du li ̣ch trong nước khi lượng khách nô ̣i đi ̣a có thể giảm xuống Chúng ta luôn mong muốn đẩy ma ̣nh du li ̣ch quốc gia thì hơn hết, chính những công ty du li ̣ch – được ví như là “đa ̣i sứ” của du khách phải luôn tìm tòi,

sáng ta ̣o và đưa ra những chương trình, những điểm đến mới la ̣, hấp dẫn đến với du khách Chính vì vâ ̣y, mỗi công ty du li ̣ch phải tự cải tiến, đưa ra được những sản phẩm, chiến lược riêng của mình nhằm thu hút du khách lựa cho ̣n tour du li ̣ch của công ty, vừ a góp phần quảng bá hình ảnh, tăng doanh thu của công ty, vừa góp phần

tạo đô ̣ng lực thúc đẩy ngành du li ̣ch quốc gia phát triển Kinh nghiệm hơn 20 năm

Trang 19

trong lĩnh vực du lịch đã đưa vị thế của Lửa Việt lên một tầm cao, đặc biệt là các tour nội địa Hầu hết các tour trên lãnh thổ Việt Nam đều được công ty khai thác

Từ công ty nhỏ ban đầu, Lửa Việt đã dần định hình được mình trên thị trường và nằm trong top các công ty tư nhân đạt nhiều giải thưởng của các tổ chức, cơ quan

du lịch tại Việt Nam và môt số nước trong khu vực, đặc biệt nhất là các chương

trình du lịch nội địa Từ thực tiễn đó, tác giả đã cho ̣n đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình du lịch (tour) nội địa của du khách (nghiên cứu tại công ty TNHH du lịch Lửa Việt” là luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 Mu ̣c tiêu nghiên cứu

- Xác đi ̣nh các yếu tố ảnh hưởng đến quyết đi ̣nh lựa cho ̣n tour nô ̣i đi ̣a của khách hàng đối với sản phẩm tour của công ty du li ̣ch Lửa Viê ̣t

- Xác đi ̣nh mức đô ̣ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự quyết đi ̣nh lựa cho ̣n tour

củ a khách hàng

- Đề xuất các hàm ý nhằm nâng cao chất lượng di ̣ch vu ̣ tour nô ̣i đi ̣a để thu hút

du khách đến với thi ̣ trường tour nô ̣i đi ̣a

1.3 Đối tượng và pha ̣m vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình du lịch nội địa của du khách tại công ty du lịch Lửa Việt

- Phạm vi nghiên cứu: du khách nội địa đi tour nội địa do công ty du lịch Lửa Việt tổ chức

- Phạm vi thời gian: số liệu sơ cấp được điều tra, khảo sát từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2017 Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2014 đến năm 2017

1.4 Phương pha ́ p nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu đi ̣nh tính: Tổ chức thảo luận nhóm và phỏng vấn trực tiếp, lấy ý kiến từ các khách hàng thường xuyên đi du lịch với công ty Lửa Việt Bước nghiên cứu này nhằm phát hiện ra các yếu tố thực tiễn ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ của khách hàng Thông tin thu thập được

sẽ là cơ sở để điều chỉnh lại các phát biểu trong bảng câu hỏi phục vụ cho nghiên cứu định lượng

Trang 20

- Phương pháp nghiên cứu đi ̣nh lượng: Sử dụng bảng câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn tour nô ̣i đi ̣a của khách hàng Dữ liệu thu thập trong nghiên cứu được xử lí bằng phần mềm SPSS để đánh giá mức lựa cho ̣n tour nội đi ̣a của khách hàng trên từng tiêu chí đề ra:

+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2014 đến năm 2017 thông qua báo cáo nội bộ của công ty du li ̣ch Lửa Viê ̣t

+ Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp đối với 260 du khách đã đi tour nô ̣i đi ̣a với công ty du li ̣ch Lửa Việt Số lượng thu vào phiếu hợp lệ là 250 phiếu

+ Dựa vào các phương pháp nghiên cứu trên để phân tích, đánh giá, tổng hợp nhằm rút ra những kết luận mang tính khoa học và thực tiễn, là cơ sở để đề ra giải pháp hoàn thiện hoạt động nâng cao chất lượng di ̣ch vu ̣ tour nô ̣i đi ̣a cho khách hàng

củ a công ty

- Một số câu hỏi nghiên cứu của đề tài:

• Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết di ̣nh lựa cho ̣n tour nô ̣i đi ̣a của khách du

lịch ta ̣i công ty TNHH du li ̣ch Lửa Viê ̣t ?

• Mức đô ̣ tác đô ̣ng của các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến viê ̣c quyết đi ̣nh

chọn tour nô ̣i đi ̣a của du khách ?

• Từ nghiên cứu này, công ty Lửa Viê ̣t cần đưa ra những giải pháp gì nhằm

nâng cao chất lượng di ̣ch vu ̣ tour nô ̣i đi ̣a thu hút khách du li ̣ch ?

1.5 Lược khảo tài liệu nghiên cứu và điểm mới của đề tài

* Các tài liệu nghiên cứu nước ngoài

Crouch và Ritchie (2003), thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch về khả năng cạnh tranh của điểm đến Cụ thể, mô hình đã chỉ ra 36 tiêu chí sử dụng để đánh giá tính cạnh tranh, được chia làm 5 nhóm, bao gồm: nguồn lực và các yếu tố

hỗ trợ, nguồn lực và các yếu tố thu hút khách chủ đạo, các hoạt động quản lý điểm đến, các yếu tố chính sách, quy hoạch phát triển điểm đến, nhóm các yếu tố định tính Đây được xem là tiền đề của các nghiên cứu về cạnh tranh điểm đến về sau của nhiều tác giả

Trang 21

Vengesayi (2003), thực hiện nghiên cứu nhằm đưa ra đánh giá khả năng thu hút và cạnh tranh của điểm đến du lịch, đó là khả năng một điểm đến có thể mang lại những lợi ích kinh tế, xã hội, và vật chất cho cộng đồng dân cư của điểm đến cũng như làm hài lòng khách du lịch

* Các tài liệu nghiên cứu trong nước

Huỳnh Trường Huy và cộng sự (2016), thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng nhu cầu du lịch nội địa của nhân viên văn phòng tại thành phố Cần Thơ là do các yếu tố sau tác động: điểm du lịch, yếu tố ngẫu nhiên, yếu tố văn hóa – xã hội chi phí và công nghệ quyết định

Bùi Thị Tám và cộng sự (2012), thực hiện nghiên cứu nhằm đưa ra 17 tiêu chí xuất phát từ thuộc tính của điểm đến, tác giả đã chia làm 5 nhóm chính vào nghiên cứu Các nhóm này bao gồm: các yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội, yếu tố lịch sử, điều kiện giải trí và mua sắm, cơ sở hạ tầng, ẩm thực và lưu trú Từ hệ thống các tiêu chí cũng như đề xuất các nhóm nghiên cứu đã giúp cho nhóm tác giả có đánh giá tổng quan về khả năng thu hút của du lịch thành phố Huế

* Điểm mới của đề tài

Theo sự tìm hiểu của tác giả thì hầu như các luận văn nghiên cứu về lựa chọn tour du lịch chủ yếu là các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến, chẳng hạn lựa chọn điểm đến Nha Trang, Vũng Tàu, Huế, Đà Lạt,…Trong khi đó, khá ít luận văn nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tour nội địa của du khách tại một công ty du lịch Đặc biệt, trong môi trường cạnh tranh như hiện nay thì các công ty du lịch phải thể hiện được năng lực cạnh tranh của mình, nhất là thị trường tour nội địa – thị trường hàng đầu của các công ty tổ chức tour Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào về yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn tour nội địa của du khách tại công ty TNHH du lịch Lửa Việt Qua nghiên cứu này, tác giả sẽ xác định

rõ thêm các yếu tố lựa chọn tour du lịch nội địa của du khách và từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao được khả năng cạnh tranh của công ty du lịch Lửa Việt với các công ty du lịch khác tại thành phố Hồ Chí Minh trong thị trường tour nội địa

Trang 22

1.6 Bố cục đề ta ̀i

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, hình sơ đồ bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt; nội dung của đề tài gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương này trình bày ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và điểm mới của

đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương này trình bày các cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ và hành vi tiêu dung của du khách, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tour nội địa của

du khách

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương này nêu lên các chi tiết về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tình và định lượng được sử dụng để phân tích và đo lường các thang đo của đề tài

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương này trình bày về kết quả nghiên cứu, thông tin về mẫu khảo sát và phân tích, đánh giá các kết quả

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Chương này tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu, đồng thời đề xuất một số hàm

ý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tour nội địa, đồng thời nêu lên các hạn chế của

đề tài

Trang 23

Chương 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về du li ̣ch Viê ̣t Nam

2.1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch

2.1.1.1 Khái niệm du lịch

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm du lịch khác nhau Tùy từng giai đoạn phát triển của xã hội sẽ có cách nhìn nhận, đánh giá và quan điểm khác nhau

Theo GS Hunziker và GS Kraft đã viết: Du lịch là tập hợp các mối quan hệ

và các hiện tượng phát sinh trong cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành lưu trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời (Walter Hunziker và cộng sự, 1981)

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (WTO – World Tourism Organization) năm

2002 đã nêu: Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền

Ở Việt Nam, khái niệm về du lịch được tổng hợp như sau: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu các nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội cho nước làm

du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” (Nguyễn Văn Đính và cộng sự, 2006)

Như vậy, du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú,

ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Theo đó, ngành du lịch Việt Nam được phân chia thành hai bộ phận chính là khách sạn – nhà hàng và lữ hành

2.1.1.2 Khái niệm lữ hành

Trang 24

Theo Luật du lịch Việt Nam, tại điều 4 chương 1 số 44/2005/QH11, ngày 14 tháng 6 năm 2005 đưa ra khái niệm lữ hành như sau: “Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch” (Quốc Hội 2005)

Theo Trần Văn Thông (2003), ngành lữ hành Việt Nam gồm ba mảng như sau:

- Inbound: Khách du lịch quốc tế, người Việt tại hải ngoại đến tham quan du

Như vậy, các hoạt động của một doanh nghiệp lữ hành sẽ tổng hợp các dịch vụ

và cung ứng sản phẩm đến với khách du lịch hoàn thiện, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

+ Khách du lịch quốc tế (International tourist):

Trang 25

* Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia

* Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài

+ Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công dân

của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi

du lịch trong nước

+ Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong

nước và khách du lịch quốc tế đến Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút khách trong một quốc gia

+ Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước và

khách du lịch quốc tế ra nước ngoài

Theo Luật du lịch của Việt Nam (2005):

- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến

- Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch

- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): là công dân Việt nam và người nước ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam

Như vậy, với sự phân chia cơ bản về khách du lịch sẽ giúp cho các đơn vị kinh doanh lữ hành nói riêng và ngành nói chung hệ thống hóa được các đối tượng và đưa ra từng loại hình cụ thể cho từng đối tượng khác nhau

Trang 26

- Du lịch quốc tế: là du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của du khách nằm ở lãnh thổ các quốc gia khác nhau, du khách sẽ đi qua biên giới của nước khác, đến địa điểm đã lựa chọn trong lịch trình và sử dụng, tiêu thu ngoại tệ ở quốc gia

đó

- Du lịch nội địa: là du khách đi du lịch trong lãnh thổ của quốc gia, sử dụng tiền tệ của quốc gia và không có hình thức sử dụng ngoại tệ

* Căn cứ vào loại hình lưu trú:

- Du lịch ở trong khách sạn: là loại hình du lịch phổ biến nhất khi các đơn vị kinh doanh lữ hành cung ứng tour cho du khách

- Du lịch ở trong motel: thường dành cho du khách du lịch bằng ô tô

- Du lịch ở trong nhà trọ: phù hợp với đối tượng có khả năng chi tiêu trung bình hoặc thấp

- Du lịch ở trong Làng du lịch: loại hình du lịch phát triển mạnh trong thời gian gần đây, du khách sẽ trải nghiệm các dịch vụ và cuộc sống cùng người dân tại làng du lịch đó

- Du lịch Camping: đối tượng thường là du khách độ tuổi thanh thiếu niên, phù hợp với du khách đi vào cuối tuần bằng các phương tiện như xe đạp hoặc mô

* Căn cứ vào thời gian chuyến đi:

- Du lịch dài ngày: thường từ 2 tuần đến 5 tuần

- Du lịch ngắn ngày: thời gian dưới 2 tuần và thường đi vào cuối tuần

* Căn cứ vào mục đích chuyến đi có các loại hình như: du lịch chữa bệnh; du

lịch quá cảnh; du lịch sinh thái; du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương; du lịch công

vụ; du lịch nghỉ ngơi giải trí; du lịch văn hoá; du lịch tôn giáo

* Căn cứ vào cách thức tổ chức chuyến đi:

- Du lịch theo đoàn: sẽ có 2 hình thức là tự túc tổ chức hoặc thông qua đơn vị

lữ hành tổ chức cho đơn vị đó theo yêu cầu

Trang 27

- Du lịch cá nhân: cũng có 2 hình thức, tự túc hoặc thông qua công ty lữ hành Tuy nhiên, khi du lịch tự túc thì cá nhân thường trả chi phí cao hơn 10 – 25%

so với giá tour

* Căn cứ vào đối tượng đi DL:

- Du lịch thanh thiếu niên;

- Du lịch dành cho những người cao tuổi;

- Du lịch phụ nữ, gia đình,

* Căn cứ vào vị trí địa lý nơi đến DL:

- Du lịch núi: loại hình này thỏa mãn được nhu cầu chinh phục thiên nhiên cũng như muốn khám phá cảnh quan hùng vĩ của rừng núi

- Du lịch miền biển, sông hồ: chủ yếu là du khách tắm biển hoặc tham gia một số trò chơi trên biển để thoải sức chinh phục, khám phá thiên nhiên

- Du lịch đồng quê: du khách sẽ có nhiều không gian trong lành, thư giãn cùng cảnh vật, con người tại vùng quê

- Du lịch thành phố: hấp dẫn du khách bằng các công trình kiến trúc và sự sôi động của thành phố hiện đại

* Căn cứ vào phương tiện vận chuyển KDL: du lịch bằng máy bay; ô tô, xe

máy; tàu hoả; tàu biển;

2.1.2.2 Sản phẩm du lịch

Theo Trần Minh Đạo (2009), sản phẩm là toàn bộ những gì có thể thỏa mãn

nư cầu hay ước muốn, được đem ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút

sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng

Theo luật du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”

Ngoài ra, một quan điểm trong Từ điển du lịch tiếng Đức cũng cho rằng: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú

vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng (Trung tâm ngôn ngữ Tiếng Đức, 1984)

Trang 28

Như vậy: “ Sản phẩm du lịch là toàn bộ những hàng hóa và dịch vụ do các tổ chức có chức năng kinh doanh du lịch sản xuất và cung ứng nằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” (Nguyễn Quyết Thắng, 2015)

Có thể hiểu sản phẩm du lịch là các sản phẩm đơn lẻ do từng đơn vị kinh doanh du lịch cung ứng cho du khách hoặc tập hợp các sản phẩm đơn lẻ từ các đơn

vị kinh doanh sản xuất khác nhau tạo thành mối liên kết để đáp ứng được nhu cầu của du khách trong một chương trình cụ thể

Sản phẩm du lịch là sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với các cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động tại một cơ sở hay một địa điểm cụ thể nào

đó Theo Nguyễn Quyết Thắng (2015), sản phẩm du lịch sẽ mang những đặc điểm riêng biệt:

Thứ nhất, sản phẩm du lịch có tính cố định: để hình thành nên sản phẩm du

lịch thì phải dựa vào điều kiện tài nguyên du lịch sẵn có tại địa điểm đó, do đó các đơn vị kinh doanh du lịch sẽ cung cấp những sản phẩm du lịch gắn liền với nơi có tài nguyên và khách du lịch sẽ đến nơi để tận hưởng những dịch vụ và tiện ích tại điểm Vì vậy, sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác như các sản phẩm, hàng hóa thông thường

Thứ hai, sản phẩm du lịch đa phần là dịch vụ: sản phẩm du lịch mang tính vô

hình, đó là những dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn, giải trí…các dịch vụ này sẽ được cung cấp đồng thơi cho du khách, có sự tham gia của du khách trong quá trình tạo ra sản phẩm Chất lượng của sản phẩm du lịch sẽ tùy thuộc vào cảm tính của khách hàng sử dụng dịch vụ nên sẽ không có sự đồng nhất và không thể lưu trữ như những loại hàng hóa thông thường khác

Thứ ba, sản phẩm du lịch có tính thời vụ: đây là một tính chất đặc biệt của sản

phẩm du lịch vì nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan của thiên nhiên và chủ quan của các hoạt động văn hóa tại địa phương Chẳng hạn, du khách muốn đi trượt tuyết thì phải dựa vào tình hình thời tiết cũng như thời gian mùa đông đến mới có sản phẩm tour cung ứng phù hợp; hoặc muốn tham gia lễ hội Chọi Trâu tại Đồ Sơn thì phải đến ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm mới diễn ra lễ hội… Bên cạnh đó,

Trang 29

nhu cầu du lịch cũng có tính thời vụ nên sản phẩm du lịch từ đó cũng mang thính thời vụ theo

Thứ tư, sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp: để tạo nên được sản phẩm du

lịch cho khách hành luôn cần sự hợp tác của nhiều đơn vị cung ứng khác nhau, từ các đơn vị kinh doanh lưu trú đến đơn vị nhà hàng, các điểm tham quan, vận chuyển… cùng phối hợp và cung ứng sản phẩm nhằm làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

2.1.3 Động cơ du lịch và các điều kiện phát triển du lịch Việt Nam

2.1.3.1 Động cơ du lịch

Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích con người thực hiện du lịch, đi du lịch tới nơi nào, theo loại hình du lịch nào, thường được biểu hiện ra bằng các hình thức nguyện vọng, hứng thú, yêu thích, săn lùng điều mới lạ, từ đó thúc đẩy nảy sinh hành động du lịch (Trần Văn Thông, 2003)

Việc nghiên cứu động cơ du lịch của du khách là vấn đề tìm hiểu vì sao mọi người có nhu cầu đi du lịch Tùy theo mức độ tâm lý có thể phân tích được mối quan hệ giữa cung và cầu trong du lịch, theo đó họ sẽ có những động cơ du lịch khác nhau Theo Trần Văn Thông (2003), có 5 loại động cơ khiến con người sẽ lựa chọn hình thức đi du lịch:

+ Động cơ về thể chất và tinh thần: do nhu cầu được nghỉ ngơi sau thời gian làm việc, nhu cầu được chữa bệnh, vui chơi, giải trí, vận động, phục hồi sức khỏe… con người sé đưa ra quyết định đi du lịch để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu đó của họ

+ Động cơ giao tiếp: động cơ này bắt nguồn từ nhu cầu muốn mở rộng mối quan hệ, thăm thân nhân, bạn bè hoặc kết bạn, tìm cảm giác mới lạ cũng như cải thiện mối quan hệ trong giao tiếp, củng cố hoặc làm bền vững thêm các mối quan

hệ đó

+ Động cơ văn hóa: hoạt động du lịch sẽ giúp họ tìm hiểu về văn hóa – xã hội, các di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội của những nơi họ đến, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, bổ sung kiến thức

Trang 30

+ Động cơ danh tiếng, địa vị xã hội: những hoạt động nghiên cứu, khảo sát khoa học thông qua những chuyến đi du lịch sẽ tạo thêm danh tiếng của người tham gia, thực hiện được nguyện vọng thu hút sự chú ý, tán thưởng và khẳng định thêm

uy tín trong cộng đồng

+ Động cơ kinh tế: du lịch hiện nay ảnh hưởng rất nhiều đến mọi mặt kinh tế của đất nước Do vậy, du lịch để tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác, thị trường để đạt được lợi ích kinh tế cũng đang được đẩy mạnh

Với những động cơ cụ thể trên, các đơn vị kinh doanh lữ hành cần dựa vào đó

để vạch ra kế hoạch, chiến lược cho từng nhóm đối tượng, phù hợp với động cơ, mục đích mà du khách mong muốn Từ đó, tìm kiếm được thị trường phù hợp và đưa ra các chương trình du lịch thích hợp, đáp ứng được nhu cầu cụ thể mà khách hàng lựa chọn

2.1.3.2 Điều kiện phát triển du lịch Việt Nam

Chính trị

Du lịch hiện nay được xem là một ngành công nghiệp mang lại hiệu quả kinh

tế cao Chính vì vậy mà không chỉ ở Việt Nam, các nước trên thế giới cũng đang nổ lực đẩy mạnh kinh tế du lịch Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được phê duyệt theo Quyết định số 201/QĐ-TTg, ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ, nước ta đã khẳng định các quan điểm phát triển du lịch cụ thể:

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh

- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài

- Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tổn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc

Trang 31

phòng, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đâu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trung các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch

Với những quan điểm cụ thể, quyết liệt của Chính phủ đã cho thấy tầm ảnh hưởng của ngành du lịch đối với quốc gia là vô cùng quan trọng Việc thúc đẩy du lịch, đưa hình ảnh Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong nước và quốc tế sẽ góp phần nâng tầm vị trí của nước ta trên bản đồ du lịch thế giới

Kinh tế

Hoạt động du lịch liên quan đến rất nhiều ngành kinh tế khác Du lịch phát triển sẽ kích thích đầu tư của các đơn vị kinh doanh, từ đó hình thành nên các mối quan hệ kinh tế trong nước lẫn quốc tế, góp phần phát triển giao thông, tăng thu nhập thuế cho quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của các địa phương Từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc, đặc biệt là ngành du lịch

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Tổng Cục Thống Kê năm 2017 thì: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2017 ước tính đạt 494,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,6% tổng mức và tăng 11,9% so với năm 2016 Một số địa phương có doanh thu tăng khá: Nghệ An tăng 22,7%; Hải Phòng tăng 18,3%; Khánh Hòa tăng 16,5%; Lâm Đồng tăng 14,2%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 10,3%; Hà Nội tăng 8,2% Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng khá do lượng khách quốc tế và du lịch trong nước năm nay tăng mạnh

Bên cạnh đó, doanh thu du lịch lữ hành năm 2017 ước tính đạt 35,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 10,4% so với năm trước Nhu cầu du lịch trong

và ngoài nước cùng với lượng khách quốc tế đến nước ta tăng mạnh đã góp phần tăng thu cho hoạt động du lịch lữ hành Một số địa phương có doanh thu tăng khá:

Trang 32

Khánh Hòa tăng 23,8%; Bình Dương tăng 22,6%; Quảng Ninh tăng 17,7%; Hà Nội tăng 9,5%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 9,5%

Đây là những tín hiệu đáng mừng cho ngành dịch vụ của Việt Nam Từ những chỉ số trên có thể thấy tác động mạnh mẽ của du lịch đến các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội và môi trường tại nước ta Tạo bước phát triển mạnh mẽ cho ngành du lịch nội địa

Văn hóa – xã hội

Đất nước Viê ̣t Nam với bề dày văn hoá hơn 4000 năm là điều kiê ̣n tốt để phát triển du lịch theo hướng khai thác các di tích li ̣ch sử văn hoá, lễ hô ̣i, dân tô ̣c ho ̣c,

cũng như các hoa ̣t đô ̣ng văn hoá thể thao khác Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, với cộng đồng 54 dân tộc cùng những phong tục lâu đời, những lễ hội nhiều ý nghĩa gắn liền sinh hoạt cộng đồng, đa dạng văn hoá vùng miền với những nét đặc trưng riêng,…là nguồn tài nguyên độc đáo cho phát triển du lịch Hiện nay, toàn ngành đang phát huy tối đa các giá trị văn hóa vốn có của dân tộc để mang hình ảnh Việt Nam rộng khắp cả nước và trên thế giới

Cơ sở hạ tầng:

Với những khó khăn sau công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Việt Nam đang nổ lực phát triển từng bước để vươn tầm với các nước trong khu vực Trong những năm gần đây, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở nước ta đã được nâng cấp, góp phần nâng cao tốc độ khai thác trên các tuyến đường bộ; rút ngắn thời gian trên các tuyến đường sắt, đường sông; tăng lượng hàng hóa thông qua các cảng

Trang 33

biển; tăng lưu lượng hành khách và hàng hóa thông qua các cảng hàng không Giao thông địa phương phát triển góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ Ngành lữ hành muốn phát triển cần phải phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng Chính vì vậy, Chính phủ đã nỗ lực xây dựng nhiều hơn các hệ thống giao thông, hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phục vụ cho ngành dịch vụ du lịch phát triển hơn nữa trong tương lai

2.1.4 Tính thời vụ của du lịch và sự tác động của tính thời vụ đến du lịch nội địa

2.1.4.1 Tính thời vụ của du lịch

Thời vụ du lịch chính là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm theo một quy luật của cung và cầu dưới tác động của một số nhân tố xác định (Trần Đức Thanh, 2003)

Như vậy, dựa trên sự biến động của nhu cầu du lịch giữa các ngày trong tuần, tháng trong năm sẽ tạo ra các khoảng thời kỳ có lượng khách khác nhau Thời vụ du lịch tồn tại ở tất cả các nước không riêng gì Việt Nam Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch tùy thuộc vào thể loại du lịch phát triển tại điểm đó Quy luật của thời vụ du lịch thông thường là: trước mùa du lịch chính – mùa du lịch chính – sau mùa du lịch chính – ngoài mùa du lịch (Nguyễn Quyết Thắng, 2015) Độ dài của thời vụ du lịch là không giống nhau, tùy thuộc vào các điểm du lịch, nhu cầu, thời tiết hoặc các điều kiện khác nhau của mỗi địa phương, mỗi vùng

2.1.4.2 Sự tác động của tính thời vụ đến du lịch nội địa Việt Nam

Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Vì vậy, lợi thế của du lịch Việt Nam là rất lớn Đường bờ biển kéo dài thuận lợi cho việc kinh doanh biển phát triển quanh năm Sự khác biệt về địa hình của Việt Nam cũng là những ưu thế để thiết kế các tour du lịch theo tính chất của vùng miền đó Tuy nhiên, sự khác biệt văn hóa vùng miền, mức chi tiêu của du khách trong nước và mức sống khác nhau giữa thành thị - nông thôn đã tạo

Trang 34

nên sự khác biệt trong tiêu dùng du lịch, từ đó khiến cho Việt Nam có nhiều thời vụ

du lịch trong một năm Mùa du lịch chính của khách nội địa Việt Nam là các tháng đầu năm và các tháng hè vì chủ yếu đối tượng khách này đi nghỉ dưỡng, lễ hội, tham quan hoặc nghỉ biển (Nguyễn Quyết Thắng, 2015)

Thời vụ ngắn trong du lịch nội địa đã khiến cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch không đạt hết công suất gây lãng phí lớn (Vũ Tuấn Cảnh và cộng sự, 2000) Vào cao điểm du lịch của nước ta thì phòng tại các khách sạn, resort thường trong tình trạng thiếu, nhà hàng không đủ sức phục vụ, các điểm tham quan ùn ứ, đội ngũ nhân viên tại các điểm nghỉ dưỡng, tham quan không thể tăng cường đột biến để phục vụ, hướng dẫn viên thiếu trầm trọng và phương tiện vận chuyển hạn chế Trong khi đó, các tháng thấp điểm như tháng 9, 10, 11, 12 thì phòng thừa, nhà hàng trống, đội ngũ phục vụ thì không có nhiều việc để làm…sự chênh lệch trong giai đoạn cao điểm và thấp điểm du lịch dẫn đến chất lượng dịch vụ giảm xuống, không đáp ứng đủ và đúng nhu cầu của du khách Đới với du khách, tính thời vụ làm hạn chế khả năng tìm được nơi thích hợp với thời gian và ý thích của mình Theo Nguyễn Văn Đính (1998), tỷ trọng các chi phí cố định trong giá thành của sản phẩm du lịch ảnh hưởng đến chính sách giá thành và cản trở lợi thế cạnh tranh trong các mùa du lịch khác nhau Hạn chế thời

vụ trong du lịch đang là bài toán khó của ngành du lịch quốc gia

Trang 35

Bảng 2.1 Sự khác biệt giữa hàng hóa và dịch vụ

Được chế tạo ở các cơ sở, thường

không có sự tham gia của khách hàng

Được thực hiện tại nơi cung cấp dịch vụ và có sự tham gia của khách hàng

Hàng hóa được phân phối tới những

nơi khách hàng sinh sống

Khách hàng di chuyển đến những nơi có dịch vụ

Việc mua bán sẽ chuyển đổi quyền sở

hữu và quyền sử dụng

Việc mua bán sẽ chuyển quyền tiếp cận tạm thời với thời gian và địa điểm sắp xếp trước

Hàng hóa có dạng hữu hình tại thời

điểm bán và có thể được kiểm tra trước

khi bán

Dịch vụ là vô hình tại thời điểm bán, thường không thể kiểm tra trước

Theo quan điểm hướng về khách hàng, chất lượng dịch vụ đồng nghĩa với việc đáp ứng mong đợi của khách hàng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng Do vậy, chất lượng được xác định bởi khách hàng, đáp ứng được các yêu cầu mà khách hàng

Trang 36

mong muốn Nhu cầu của khách hàng thì đa dạng, cho nên chất lượng cũng sẽ có nhiều cấp độ tuỳ theo đối tượng khách hàng Theo Bùi Tiến Quý (2000), chất lượng dịch vụ là một phạm trù mang tính tâm lý, bị ảnh hưởng chủ quan của người đánh giá Nói cách khác, sản phẩm làm ra không chỉ thỏa mãn nhu cầu của người trực tiếp sử dụng sản phẩm mà còn không gây ảnh hưởng đến xã hội và môi trường xung quanh

Đối với dịch vụ thì việc đánh giá chất lượng của nó khó khăn hơn nhiều vì dịch vụ có những đặc điểm khác với sản phẩm hữu hình Theo Hà Nam Khánh Giao (2011), lý thuyết về marketing dịch vụ cho rằng dịch vụ bao gồm ba đặc điểm cơ bản là vô hình, không đồng nhất và không thể tách rời Phần lớn dịch vụ được xem

là sản phẩm vô hình Dịch vụ không thể cân, đong, đo, đếm, thử nghiệm hoặc kiểm định trước khi mua, để kiểm tra chất lượng Với lý do vô hình, nên công ty cảm thấy rất khó khăn trong việc tìm hiểu khách hàng nhận thức như thế nào về dịch vụ

và đánh giá chất lượng dịch vụ Bên cạnh đó, dịch vụ thường là không đồng nhất, đặc biệt đối với những dịch vụ có hàm lượng cao về sức lao động của con người Lý

do là hoạt động của dịch vụ thường thay đổi từ các nhà cung cấp dịch vụ, từ khách hàng, và chất lượng dịch vụ cung cấp cũng không như nhau theo từng ngày, tháng

và năm kinh doanh (Trần Đức Thanh, 2003) Việc đòi hỏi chất lượng đồng nhất từ đội ngũ nhân viên cũng sẽ rất khó đảm bảo Lý do là những gì mà công ty dự định phục vụ thì có thể hoàn toàn khác với những gì mà khách hàng nhận được Cuối cùng, sản xuất và tiêu thụ đối với nhiều loại hình dịch vụ thì không thể tách rời Chất lượng của dịch vụ không thể sản xuất trong nhà máy, rồi chuyển nguyên hiện trạng dịch vụ đến khách hàng Đối với những dịch vụ có hàm lượng lao động cao, thì chất lượng dịch vụ thể hiện trong quá trình tương tác giữa khách hàng và nhân viên của công ty cung cấp dịch vụ

2.1.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ

Theo Parasuraman và Berry (1985), có 5 chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch

vụ, được liệt kê theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần như sau:

Trang 37

- Sự tin cậy: Phản ánh khả năng cung cấp dịch vụ như đã hứa một cách chính xác, đảm bảo dịch vụ tin cậy là một trong những trông đợi cơ bản của khách hàng

- Tinh thần trách nhiệm: Là sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng một cách tích cực

và cung cấp dịch vụ một cách hăng hái Có khả năng khôi phục nhanh chóng trong trường hợp dịch vụ bị sai hỏng

- Sự đảm bảo: Là việc thực hiện dịch vụ một cách lịch sự và kính trọng khách hàng, giao tiếp tốt, quan tâm và giữ bí mật cho khách hàng

- Sự đồng cảm: Thể hiện sự chăm sóc chu đáo, chú ý tới cá nhân khách hàng, bao gồm cả khả năng tiếp cận và nỗ lực tìm hiểu khách hàng

- Tính hữu hình: Là hiện diện của điều kiện làm việc, trang thiết bị, con người

và các phương tiện thông tin

2.2.2 Hành vi tiêu dùng của du khách

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hành vi tiêu dùng:

Hành vi mua của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm bao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ Cũng có thể coi hành vi người tiêu dùng là cách thức mà người tiêu dùng sẽ thực hiện để đưa

ra quyết định sử dụng tài sản của mình (tiền bạc, thời gian, công sức, …) liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân (Trần Minh Đạo, 2008)

Còn theo Philip Kotler (2003): trong marketing, nhà tiếp thị nghiên cứu hành

vi người tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, nhóm tham khảo của

họ, cụ thể là xem người tiêu dùng muốn mua gì, tại sao họ mua, tại sao họ mua nhãn hiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, mua khi nào và mức độ mua ra sao để xây dựng chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của mình

Trang 38

Nguồn: Philip Kotler 2003, trang 198

Hình 2.1 Mô hình hành vi của người tiêu dùng

Mỗi đơn vị kinh doanh đều phải đặt ra cho đơn vị một chiến lược nhất định Thông qua việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng sẽ giúp đơn vị doanh nghiệp đó có hướng đi đúng đắn Để quyết định mua bất kỳ món hàng, sản phẩm gì thì người tiêu dùng cũng luôn suy nghĩ, đắn đó rồi mới đưa ra quyết định sau cùng

Họ sẽ bị tác động đến tâm lý vởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau

Vì vậy, theo Kotler để khách hàng có quyết định mua sắm sẽ có những ảnh hưởng

từ một số tác động bên ngoài như: thái độ của những người khác và những yếu tố bất ngờ

Nguồn: Philip Kotler 2003, trang 255

Hình 2.2 Các bước đánh giá các lựa chọn đến quyết định mua sắm

Quyết định mua sắm của người tiêu dùng có thể được thực hiện nhưng cũng

có thể bị hủy bỏ trước những rủi ro mà theo họ có thể xảy ra Việc cân đối giữa nhu

Trang 39

cầu và khả năng chi trả, giữa lợi ích và giá trị mà họ nhận được sau chi trả… sẽ quyết định đến hành vi mua hàng của họ

Trong ngảnh du lịch, hành vi tiêu dùng của du khách là những hành vi liên quan đến quá trình tiêu dùng trong du lịch, nó được biểu hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng và đánh giá các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của

du khách (Philip Kotler, 2003)

2.3 Các nghiên cứu liên quan đến du lịch và hành vi du lịch

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Mô hình của Crouch và Ritchie (2003)

Mô hình này được coi là nghiên cứu nền tảng, là cơ sở lý luận cho những nghiên cứu trong lĩnh vực về khả năng cạnh tranh của điểm đến Cụ thể, mô hình đã chỉ ra 36 tiêu chí sử dụng để đánh giá tính cạnh tranh, được chia làm 5 nhóm, bao gồm: nguồn lực và các yếu tố hỗ trợ, nguồn lực và các yếu tố thu hút khách chủ đạo, các hoạt động quản lý điểm đến, các yếu tố chính sách, quy hoạch phát triển điểm đến, nhóm các yếu tố định tính Đây được xem là một trong những nghiên cứu tiền

đề cho các nghiên cứu về sau Tác giả cho rằng khả năng thu hút của điểm đến được nâng cao một phần nhờ khả năng của nó cung cấp các dịch vụ và tiện ích mà du khách có thể sử dụng khi họ ở tại điểm đến Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của điểm đến lại phụ thuộc vào việc cung cấp các dịch vụ và tiện ích này nổi trội hơn so với các điểm đến thay thế khác Môi trường của điểm đến là nơi các sản phẩm dịch

vụ du lịch được tạo ra và là nơi khách du lịch tương tác với các công ty du lịch Môi trường này được tạo thành bởi nhiều yếu tố, trong đó an ninh an toàn, mức độ đông đúc, chất lượng nguồn nhân lực, sự cạnh tranh, hợp tác,… được xem là tiêu chí đánh giá khả năng hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của điểm đến Chất lượng môi trường tự nhiên và xã hội điểm đến được đảm bảo thì mới hấp dẫn được khách du lịch, và một môi trường được quản lý tốt sẽ giúp nâng cao vị thế của điểm đến, giúp điểm đến cạnh tranh thành công trên thị trường ngành du lịch toàn cầu Ngoài ra, các yếu tố về danh tiếng, thương hiệu, mức giá của các dịch vụ du lịch tại điểm đến cũng được liệt kê vào hệ thống các tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh và tính hấp dẫn

Trang 40

Từ mô hình này, ta có thể vận dụng để đưa ra được các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của khách hàng

Vengesayi (2003), “Đánh giá điểm đến dựa trên khả năng cạnh tranh và khả năng thu hút của điểm đến”

Theo tác giả, sự kết hợp hai khái niệm đánh giá điểm đến sẽ đưa ra một mô hình đánh giá toàn diện về các yếu tố của điểm đến Cách tiếp cận này cho phép các nhà quản lý điểm đến có thể so sánh những gì điểm đến đang sở hữu với những gì khách du lịch cần có ở một điểm đến, để từ đó có những thay đổi và điều chỉnh phù hợp Bên cạnh đó, các yếu tố tài nguyên của điểm đến và hỗn hợp các hoạt động là những yếu tố cơ bản tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến Cụ thể đó là các yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa, các sự kiện và các hoạt động du lịch, giải trí tại điểm đến Các yếu tố tài nguyên của điểm đến và các hỗn hợp các hoạt động sẽ cung cấp cho

du khách có thêm nhiều lựa chọn và đó chính là yếu tố ‘kéo’ đối với du khách Vengesayi đã đề xuất mô hình TDCA (Tourism Destination Competitiveness and Attractiveness) để khái quát mối quan hệ giữa các yếu tố của điểm đến (competitiveness) và các yếu tố cầu du lịch (Attractiveness)

Hình 2.3 Khung lý thuyết về liên hệ giữa khả năng thu hút và khả năng

cạnh tranh của điểm đến (TDCA, Vengesayi, S (2003) – trích dẫn bởi

Bùi Thị Tám (2012)

Hoạt động của tổ chức

Sự hài lòng

du khách

Hình ảnh điểm đến

Các dịch vụ bổ trợ:

Lưu trú, vận tải, năng

lượng, vui chơi giải trí

Quảng bá/giao tiếp:

Thương hiệu, danh tiếng,

giá cả

Khả năng cạnh tranh

Thương hiệu điểm đến

Khả năng Thu hút

Ngày đăng: 01/10/2019, 16:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi và Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam
Tác giả: Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi và Phạm Trung Lương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
4. Trần Minh Đạo (1998), Giáo trình Marketing, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing
Tác giả: Trần Minh Đạo
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1998
5. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB. Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà
Nhà XB: NXB. Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2009
6. Nguyễn Văn Đính và Phạm Hồng Chương (1998), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB. Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh lữ hành
Tác giả: Nguyễn Văn Đính và Phạm Hồng Chương
Nhà XB: NXB. Thống kê
Năm: 1998
7. Hà Nam Khánh Giao (2011), Giáo trình Marketing Du Lịch, NXB Tổng hợp, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing Du Lịch
Tác giả: Hà Nam Khánh Giao
Nhà XB: NXB Tổng hợp
Năm: 2011
9. Ma Quỳnh Hương (2010), Vận dụng marketing dịch vụ trong kinh doanh du lịch, Đại học văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng marketing dịch vụ trong kinh doanh du lịch
Tác giả: Ma Quỳnh Hương
Năm: 2010
10. Đinh Trung Kiên (2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về du lịch Việt Nam
Tác giả: Đinh Trung Kiên
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
11. Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2005
11. Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên (2002), “ Đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế”, Tạp chí khoa học, trường Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế”", Tạp chí khoa học
Tác giả: Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên
Năm: 2002
12. Trần Đức Thanh (2003), Giáo trình Nhập môn Khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Khoa học du lịch
Tác giả: Trần Đức Thanh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
13. Nguyễn Quyết Thắng (2015), Tài liệu cao học, Đại học Hutech Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu cao học
Tác giả: Nguyễn Quyết Thắng
Năm: 2015
14. Trần Văn Thông (2003), Tổng quan du lịch, NXB Giáo dục, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan du lịch
Tác giả: Trần Văn Thông
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
15. Nguyễn Đình Thọ (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ
Nhà XB: NXB Lao động Xã hội
Năm: 2012
16. Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2013), Địa lí du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 359 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí du lịch Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2013
22. Parasuraman, A., V.A Zeithaml, & L.L., Berry (1985), “A conceptual model of service quality and its implication for future research”, Journal of Marketing Sách, tạp chí
Tiêu đề: A conceptual model of service quality and its implication for future research”
Tác giả: Parasuraman, A., V.A Zeithaml, & L.L., Berry
Năm: 1985
23. Walter Hunziker & Kurt Krapf (1981), “Annual General Assembly of the International Association of Travel Experts”, Cardiff , Wales, UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Annual General Assembly of the International Association of Travel Experts
Tác giả: Walter Hunziker & Kurt Krapf
Năm: 1981
1. Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
2. Bùi Tiến Quý (2000), Phát triển và Quản lý nhà nước về Kinh tế dịch vụ, NXB KH-KT Hà Nội Khác
17. Từ điển du lịch tiếng Đức (1984), NXB Berlin. Tiếng Anh Khác
18. Ajzen, I., & Fishein, M., 1980. Understanding Attitudes and Predicting SocialBehaviour. Prentice, NJ: Englewood Cliffs Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w