1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc tập đoàn điện lực việt nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)

260 51 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 260
Dung lượng 4,61 MB

Nội dung

1.3 Những công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý đào tạo ở cáctrường cao đẳng theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể TQM 23 1.4 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình kh

Trang 1

NGUYỄN HUY DŨNG

QU¶N Lý §µO T¹O ë C¸C TR¦êNG CAO §¼NG

THUéC TËP §OµN §IÖN LùC VIÖT NAM THEO TIÕP CËN

QU¶N Lý CHÊT L¦îNG TæNG THÓ (TQM)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

NGUYỄN HUY DŨNG

QU¶N Lý §µO T¹O ë C¸C TR¦êNG CAO §¼NG

THUéC TËP §OµN §IÖN LùC VIÖT NAM THEO TIÕP CËN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS TS Ngô Minh Tuấn

2 TS Nguyễn Văn Hải

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

này là do sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân tôi Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác nếu có đều có trích dẫn nguồn gốc cụ thể Các số liệu và kết quả nêu trong luận án này chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Huy Dũng

Trang 4

1.3 Những công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý đào tạo ở các

trường cao đẳng theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) 23 1.4 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã

công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 29

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THEO TIẾP CẬN

nghề theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) 70

Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở

CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG THUỘC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ

3.1 Khái quát về các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện

3.3 Thực trạng hoạt động đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc

3.4 Thực trạng về quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc

Tập đoàn Điện lực Việt nam theo tiếp cận quản lý chất

Trang 5

nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) 111 3.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo ở các

trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) 113

Chương 4 CÁC BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THUỘC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ

4.1 Hệ thống các biện pháp quản lý đào tạo ở các trường cao

đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo tiếp cận

4.2 Mối quan hệ giữa các biện pháp trong quản lý đào tạo ở

các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam 144 4.3 Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp quản lý đào tạo

ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) 145

Trang 6

1 Cán bộ quản lý CBQL

5 Quản lý chất lượng tổng thể (TQM) TQM

Trang 7

3.1 Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên ở các trường cao đẳng

hành ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt

chương trình đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập

ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt

trạng công tác phối hợp các hoạt động đào tạo ở các

trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện

các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

lượng nghiên cứu khoa học, kiểm tra chất lượng đào tạo

ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt

viên về tầm quan trọng và mức độ thực hiện các nội dung

quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn

thực hiện về nội dung quản lý đào tạo ở các trường cao

xây dựng kế hoạch chiến lược, chính sách chất lượng đào

tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt

97

Trang 8

Điện lực Việt Nam 99

bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên ở các

dựng chương trình đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc

vật chất ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực

giảng viên ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện

sinh viên tốt nghiệp ở các trường cao đẳng thuộc Tập

lượng ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực

động nghiên cứu khoa học, kiểm tra chất lượng đào tạo

ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt

về đánh giá quá trình quản lý đào tạo ở các trường cao

tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

4 1.4 Cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng 54

5 1.5 Sự thay đổi vị trí người học theo quản lý chất lượng

6 1.6 Tổ chức đào tạo của Tập đoàn Điện lực Việt nam

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

1 4.1 Biểu đồ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Trong những năm gần đây, cùng với xu thế phát triển của toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế, giáo dục nghề nghiệp ngày càng được quan tâm đúng mức, góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề được coi là chìa khóa để cạnhtranh thành công của mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hộinhập sâu và rộng vào kinh tế thế giới, mặc dù vậy nguồn nhân lực nước ta còn nhiềuhạn chế như số lượng đông nhưng chất lượng thấp, cơ cấu nhân lực bất hợp lý giữa cácngành nghề, vùng kinh tế Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp và cókhoảng cách khá lớn so với các nước phát triển trong khu vực Theo đánh giá của Ngânhàng Thế giới, Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹthuật bậc cao, trong đó có nhân lực cho ngành Điện lực Vấn đề then chốt để nâng caonăng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế chính là nâng cao chất lượng đào tạo nguồnnhân lực Do vậy, không chỉ có Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đang đầu tư pháttriển hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nguồn lao động có trình độ, kỹthuật, kỹ năng nghề nghiệp bao gồm:

Đội ngũ công nhân trưởng thành về chính trị, có tinh thần kỷ luật, kỹ năng

nghề nghiệp cao, có trình độ làm chủ khoa học - kỹ thuật - công nghệ mới Nhữngngười có đức, có tài, ham học hỏi, thông minh, sáng tạo, năng động; được chuẩn bịtốt về kiến thức văn hóa, có năng lực trong sản xuất kinh doanh; có trình độ khoahọc kỹ thuật tiên tiến đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có khả năngtham gia điều hành nền kinh tế Vì thế, cần đào tạo một đội ngũ nhân lực đủ về sốlượng, tốt về chất lượng, có cơ cấu đồng bộ bao gồm các lĩnh vực khoa học tựnhiên, khoa học xã hội, cán bộ nghiên cứu và triển khai công nghệ, cán bộ quản lý,nghiệp vụ các ngành Bên cạnh các kỹ sư; chuyên viên có chuyên môn cao thìkhông thể thiếu đội ngũ nhân viên; công nhân kỹ thuật lành nghề

Thực tế hiện nay, Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích nâng caochất lượng đào tạo hướng tới đổi mới căn bản công tác đào tạo nhằm đáp ứng nhucầu xã hội và phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Nguồn nhân lực ViệtNam là nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững Chiến lược pháttriển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 đã khẳng định: “Phát triển nhanh nguồn nhânlực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản vàtoàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với pháttriển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [10] Là một trong 3 đột phá chiến lược, Nghị

Trang 11

quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương chỉ rõ: Đổimới giáo dục, đào tạo cần bắt đầu từ đổi mới quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mụctiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổimới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị củacác cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bảnthân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học Điều này không phải đếnĐại hội XII, Đảng ta mới xác định như vậy Vấn đề là ở chỗ: Trong những năm qua,quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thựchiện đúng, nay chúng ta cần nhận thức đúng hơn và thực hiện hiệu quả hơn “…Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chấtlượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng…” [13].

Sau gần 30 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục trong đó có giáo dục nghềnghiệp đã và đang phát triển, góp phần quan trọng vào đào tạo nguồn nhân lực phục

vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Với tư cách là hạt nhân của

hệ thống giáo dục nghề nghiệp, trong những năm qua, các trường cao đẳng đã đạtđược những kết quả trên các lĩnh vực: Quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng;

số lượng tuyển sinh tăng; phát triển đội ngũ giảng viên; đổi mới nội dung, chươngtrình, phương pháp đào tạo và phương pháp đánh giá; kỹ năng nghề của sinh viênđược nâng lên; nâng cao chất lượng công tác quản lý và nâng cao năng lực cán bộquản lý trong các trường cao đẳng; sinh viên ra trường có việc làm cao, từng bướcđáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các trường cao đẳng ở nước ta vẫncòn hạn chế, đó là: Chất lượng đào của trường cao đẳng chưa đáp ứng được đòi hỏicủa thị trường lao động; kỹ năng nghề, năng lực nghề nghiệp của lao động ViệtNam vẫn còn khoảng cách lớn so với các nước phát triển trên thế giới và trong khuvực, hạn chế lớn nhất là ngoại ngữ, kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, khảnăng làm việc theo tổ, nhóm, kỹ năng khởi nghiệp; công tác quản lý đào tạo trongcác trường cao đẳng hiện nay phần lớn vẫn nặng theo mô hình quản lý truyền thống;các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo còn bất cập; giảng viên dạy còn thiếu về

số lượng, hạn chế về chất lượng; chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa cácdoanh nghiệp với các trường

Hiện nay, vấn đề chất lượng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ điện chất lượngcao trong công nghiệp Điện lực, cụ thể ở Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN) vừa có tínhthời sự, vừa có tính chiến lược Đảng ta đã xác định: “Phát triển năng lượng phải đi trước

Trang 12

một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn năng lượngquốc gia” Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcngành Điện lực phải đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15% đến 17% trên năm, trong khiGDP (Gross Domestic Product) tăng từ 8% đến 8,5% trên năm, đội ngũ nhân viên kỹthuật ngành Điện lực là lực lượng đông đảo nhất, trực tiếp lao động sản xuất và kinhdoanh trên các lĩnh vực hoạt động của ngành Điện lực, từ Bắc chí Nam và cả những côngtrình mà Tập đoàn Điện lực Việt nam đang đầu tư ở nước ngoài.

Mục tiêu phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt nam từ năm 2015 và tầmnhìn 2020: Tốc độ tăng nhu cầu điện bình quân là 10-12%/năm Nâng cao chấtlượng đào tạo đội ngũ nhân viên kỹ thuật ngành công nghiệp Điện lực như thếnào để có thể đáp ứng được yêu cầu của ngành Điện lực nói chung và Tập đoànĐiện lực Việt nam nói riêng, là đòi hỏi bức thiết đặt ra

Đánh giá chất lượng đào tạo một cách khách quan thì đội ngũ nhân viên kỹthuật ngành công nghiệp Điện lực vẫn chưa đáp ứng đầy đủ và thỏa mãn yêu cầu đểthực hiện nhiệm vụ phát triển của ngành Điện lực Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đếnchất lượng đào tạo không đạt chất lượng cao: Chương trình đào tạo và mô hình đàotạo thiếu tính đồng bộ và thống nhất, thiếu tính chuẩn mực và quy phạm, thiếu tínhgắn kết và bổ sung giữa đào tạo trong nhà trường với đào tạo tại chỗ, nhà trườngthiếu đội ngũ giảng viên giỏi và trang thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại, cáccông ty sử dụng lao động không chú trọng bố trí vị trí làm việc thích ứng với ngànhnghề mà lao động đã được đào tạo, dẫn tới năng suất lao động không cao

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém, bất cập nói trên ở cáctrường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam là công tác quản lý đào tạo trong cáctrường còn chưa được quan tâm đúng mức, nhất là chưa đề xuất và thực hiện được cácbiện pháp có cơ sở khoa học để góp phần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo chophù hợp với định hướng phát triển của các cơ sở đào tạo nói chung, trường cao đẳngĐiện lực nói riêng trở thành nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong công tác đào tạo

Trong các mô hình của hệ thống quản lý đào tạo thì mô hình quản lý chất lượngtổng thể - TQM (Total Quality Management) là mô hình được quan tâm nhất hiện nay.Đây là mô hình có nhiều nét tương thích và gần gũi với định hướng đào tạo ở cáctrường cao đẳng Tuy nhiên, xung quanh việc vận dụng mô hình quản lý chất lượngtổng thể (TQM) vào quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lựcViệt nam, nhiều vấn đề chưa được làm rõ với mong muốn góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo đội ngũ nhân viên kỹ thuật ngành công nghiệp Điện lực hiện nay Vì

Trang 13

vậy, đề tài: ”Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)”, mà nghiên cứu sinh lựa chọn

không chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn mà còn có tính thời sự và chiến lược

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

*Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý đào tạo ở các trường caođẳng nghề, đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập

đoàn Điện lực Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM), góp phần

đảm bảo và từng bước nâng cao hiệu quả đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tậpđoàn Điện lực Việt nam đáp ứng nhu cầu xã hội

*Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận giải cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề theotiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)

Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tậpđoàn Điện lực Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)

Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điệnlực Việt nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)

Tiến hành khảo nghiệm, tính cần thiết, tính khả thi và thử nghiệm một sốbiện pháp quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt namtheo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

* Khách thể nghiên cứu

Hoạt động đào tạo ở các trường cao đẳng nghề

* Đối tượng nghiên cứu

Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt namtheo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)

* Phạm vi nghiên cứu của luận án

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu biện pháp quản lý đào tạo ở các trường

cao đẳng nghề thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam theo tiếp cận quản lý chấtlượng tổng thể (TQM)

Phạm vi về khách thể khảo sát: Căn cứ vào đối tượng, khách thể nghiên cứu,

luận án tập trung khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên ởcác trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam Cán bộ lãnh đạo, quản lý ởmột số các doanh nghiệp, đơn vị trong ngành Điện lực

Trang 14

Phạm vi về thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ việc nghiên cứu của

luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp được giới hạn từ năm 2015 đến nay

* Giả thuyết khoa học

Hiện nay, đào tạo nghề ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việtnam đang xây dựng mô hình quản lý chất lượng đào tạo đã đạt được một số kết quảnhất định, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, bất cập: Quản lýđầu vào thiếu hệ thống và chưa bám sát vào yêu cầu của thực tiễn sản xuất; quản lý quátrình đào tạo chưa khoa học, phương thức đào tạo chưa phù hợp; quản lý đầu ra chưatheo chuẩn, người tốt nghiệp chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị sửdụng lao động Nếu tìm ra các biện pháp quản lý đào tạo nghề một cách khoa học, phùhợp thực tiễn; thực hiện các biện pháp một cách đồng bộ, từ quản lý các yếu tố đầuvào, quản lý quá trình đào tạo, quản lý các yếu tố đầu ra từng bước cải tiến chất lượngđào tạo phù hợp với thực tiễn và đặc thù ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điệnlực Việt nam trong bối cảnh hiện nay thì sẽ đáp ứng được yêu cầu của các doanhnghiệp và nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động nói chung

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểmcủa Đảng, Nhà nước về đào tạo và quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tậpđoàn Điện lực Việt nam và các quan điểm tiếp cận sau:

* Tiếp cận hệ thống – cấu trúc

Quá trình giáo dục và đào tạo là một hệ thống trong đó có sự tương tác giữacác thành tố như: Mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục,môi trường giáo dục Theo quan điểm hệ thống, nghiên cứu quản lý đào tạo ở cáctrường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam theo tiếp cận quản lý chất lượngtổng thể phải được đặt trong mối quan hệ với mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo

và cách thức tổ chức đào tạo ở các trường cao đẳng nghề

* Tiếp cận lịch sử, xã hội

Quản lý giáo dục và đào tạo nói chung và quản lý đào tạo ở các trường cao đẳngthuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể nói riêngluôn gắn với lịch sử, văn hóa của từng quốc gia, vùng miền và phù hợp với sự phát triểncủa thời đại Do vậy, trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, xã hội, quản lý đào tạo ởcác trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam theo tiếp cận quản lý chất lượng

Trang 15

tổng thể đòi hỏi có sự tương thích với xã hội về mục đích, nội dung, phương pháp, cáchthức tổ chức Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việtnam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể không tách rời với các yêu cầu đòi hỏi của

xã hội trong từng thời kỳ và xu thế đổi mới trong giáo dục

* Tiếp cận thực tiễn

Thực tiễn là nguồn gốc, là động lực, là mục tiêu, là tiêu chuẩn để đánh giákết quả của mọi hoạt động Những yêu cầu của thực tiễn giáo dục đào tạo sẽ lànhững tiêu chí cụ thể để đánh giá chất lượng đào tạo và quản lý đào tạo ở cáctrường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam Bởi vậy, khi nghiên cứu quản lýđào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam theo tiếp cận quản

lý chất lượng tổng thể phải dựa trên cơ sở thực tiễn về đối tượng, địa bàn nghiêncứu, điều kiện thực hiện cụ thể nhằm làm sáng tỏ thực trạng quản lý đào tạo ởcác trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam hiện nay

4.2 Phương pháp nghiên cứu

* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu vềđào tạo nghề, về quản lý đào tạo nghề và quản lý chất lượng đào tạo ở trong nước

* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra:

Sử dụng bảng hỏi các đối tượng là cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên ở

Trang 16

các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam để thu thập các thông tin nhằmxác định thực trạng đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam

và thực trạng quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việtnam hiện nay

Phương pháp quan sát:

Quan sát các biểu của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên trong quá trìnhđào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề, qua đó có thêm thông tin đánh giá thực trạngđào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam và thực trạng quản

lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam hiện nay, từ đó đềxuất các biện pháp quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lựcViệt nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Khái quát những kết quả thực tế đạt được của quá trình đào tạo và quản lýđào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam trong những nămgần đây; nghiên cứu báo cáo tổng kết của các nhà trường, báo cáo phân tích chấtlượng đào tạo, báo cáo tổng kết của các cơ sở sử dụng sản phẩm đào tạo để làm rõ

và phong phú hơn thực trạng về quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tậpđoàn Điện lực Việt nam hiện nay

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thu thập, phân tích các sản phẩm minh

chứng kết quả hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo của cán bộ quản lý, giảng viên

và sinh viên Từ sản phẩm đối chiếu với mục tiêu đã xác định, làm cơ sở xác địnhđào tạo và quản lý đào tạo

Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý và các

chuyên gia đóng góp về cơ sở lý luận của luận án và kiểm chứng mức độ khả thi,cấp thiết và phương hướng thực hiện các biện pháp được đề xuất trong luận án, để

có thêm thông tin tin cậy, đảm bảo tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu

Phương pháp khảo nghiệm: Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất

nhằm kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, từ đó hoàn thiệncác biện pháp đã đề xuất cho phù hợp với thực tiễn

Phương pháp thử nghiệm: Đề tài tiến hành thử nghiệm một số biện pháp đã

đề xuất để có thêm cơ sở khẳng định hơn thêm một lần nữa tính khả thi của các biệnpháp đó trong thực tiễn

* Phương pháp hỗ trợ

Sử dụng toán thống kê và phần mềm Excel và SPSS 20.0 để xử lý các số liệuthu thập được trong quá trình điều tra thực trạng đào tạo ở các trường cao đẳng

Trang 17

thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam và thực trạng quản lý đào tạo ở các trường caođẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam, được trình bày dưới dạng: Bảng số liệu, biểuđồ Giúp khẳng định tính chính xác và độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu.

5 Những đóng góp mới của luận án

Góp phần vào cách tiếp cận mới trong vận dụng lý luận quản lý chất lượng tổng thể(TQM) vào quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam

Khảo cứu, đánh giá thực trạng, đưa ra một số nhận định về thực trạng đào tạo vàquản lý đào tạo và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quản lý đào tạo ở cáctrường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam theo tiếp cận quản lý chất lượngtổng thể (TQM)

Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoànĐiện lực Việt nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM), góp phần đảmbảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoànĐiện lực Việt nam

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận quản lý đào tạo ở các trường cao đẳngthuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thựctiễn cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các trường, áp dụng hệ thống các biệnpháp quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt namtheo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM), đảm bảo và từng bước nâng caochất lượng, hiệu quả đào tạo ở các trường Luận án có thể dùng làm tài liệu thamkhảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoànĐiện lực Việt nam, trường cao đẳng nghề

7 Kết cấu của luận án

Luận án kết cấu gồm: Phần mở đầu; phần nội dung (gồm 4 chương; 16 tiết);kết luận và khuyến nghị; danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liênquan đến đề tài luận án; danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 18

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Các công trình nghiên cứu về đào tạo nghề ở các trường cao đẳng

1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới

Những năm cuối thế kỷ XX và đầu những năm của thế kỷ XXI, trên thếgiới xuất hiện phong trào canh tân giáo dục, đổi mới giáo dục với mục đích nângcao chất lượng giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học và bậc học Nhiều quốc giatrên thế giới coi giáo dục và đào tạo là con đường, là chiếc chìa khóa thành côngtrong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là quốc sách được ưu tiên hàngđầu trên mỗi quốc gia

John Dewey (1859) đưa ra một luận điểm khá quan trọng: Mục đích của giáodục nhà trường là đảm bảo quá trình giáo dục liên tục bằng cách tổ chức các hoạtđộng tích cực của người học, xu hướng học tập từ cuộc sống và chủ động tạo dựngnên điều kiện sống chính là sản phẩm tốt nhất từ hoạt động giáo dục nhà trường.Trong “Lý thuyết về nền sư phạm” ông đã đề cập đến khái niệm “Giáo dục”, cácthành tố căn bản của chương trình dạy học, phương pháp dạy học, vị trí của ngườigiáo viên Ông đã đưa ra các lý thuyết và nguyên tắc giáo dục: Giáo dục là cuộcsống, nhà trường là xã hội, lấy người học làm trung tâm Đó là những quan điểmquản lý đào tạo khá cởi mở, hiện đại và tiến bộ cần được phát huy [21]

Tác giả Tyler (1949) [100] cho rằng: Chương trình đào tạo phải bao gồm 4

thành tố cơ bản của nó, gồm có: Mục tiêu đào tạo; nội dung đào tạo; phương pháp

và qui trình đào tạo và cách đánh giá kết quả đào tạo Như vậy, quan niệm về

chương trình đào tạo không đơn giản là cách định nghĩa mà nó thể hiện rất rõ quanđiểm về đào tạo Chương trình đào tạo được hiểu là bản kế hoạch được trình bàymột cách có hệ thống toàn bộ hoạt động đào tạo với thời gian xác định trong đó mô

tả mục tiêu (chuẩn đầu ra), nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổchức dạy học, cách thức đánh giá kết quả đào tạo;

Theo nghiên cứu của Sindicatos Y.Ormación (1975) [60] thì đào tạo nghề là:

Một là hoạt động giáo dục định hướng nhằm cung cấp các kiến thức và kỹ

năng cần thiết để thực hiện một việc cụ thể của một nghề Đồng thời, nó hoạt động nhưmột hình thức bổ sung cho các loại hình đào tạo giáo dục của con người, không chỉ với

tư cách là công nhân, mà còn với tư cách là công dân

Hai là hoạt động gắn với các quá trình chuyển giao công nghệ, đổi mới và

phát triển doanh nghiệp Cách truyền tải các kiến thức và kỹ năng chuyển giao cho

Trang 19

công nhân, thông qua đó, các doanh nghiệp trang bị những kiến thức cơ bản là cơ sởxây dựng các qui trình công nghệ, phục vụ quá trình đổi mới công nghệ và pháttriển doanh nghiệp; đào tạo nghề là một chiến lược trở thành công cụ cần thiết choquá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Ba là hoạt động đào tạo xuất phát từ thực tế nhu cầu nâng cao chất lượng lao

động, với mục tiêu để tăng năng xuất lao động, tăng khả năng cạnh tranh

Sindicatos Y Ormación (1975) cũng cho rằng: Khái niệm về đào tạo nghề vàứng dụng thực tế của nó đã thay đổi trong suốt quá trình tiến triển của lịch sử Tuynhiên, nếu chúng ta so sánh nó với giáo dục thường xuyên, mặc dù đã có sự thayđổi hình thức, đào tạo nghề vẫn duy trì một mối liên kết chặt chẽ với lao động

Khi thị trường lao động, công nghệ và cách tổ chức công việc (thay đổi môhình tổ chức sản xuất), sản phẩm thay đổi thì đào tạo nghề phải thực hiện phươngthức đào tạo cập nhật và bổ sung cả về lý thuyết và thực hành Do đó, đào tạo nghềtheo định hướng hiện nay không phải là để đào tạo cho các ứng viên của một vàicông việc cụ thể; ngược lại, cố gắng nâng cao năng lực và khả năng rộng hơn, chophép người lao động có thể hoạt động trong nhiều tình huống làm việc, ví dụ như cóthể hoạt động trong một nghề; cụm nghề nghiệp và thị trường lao động nói chung

Trong quá khứ, việc đào tạo nghề thường được thực hiện trong một khoảngthời gian giới hạn trước khi bước vào làm nghề Ngày nay, việc đào tạo nghề trởthành một quá trình liên tục trong suốt cuộc đời của người lao động và được thựchiện theo nhiều hình thức khác nhau, có thể đào tạo chính quy và không chính qui

Tác giả Simon McGrath (2012) với nghiên cứu “Giáo dục và đào tạo nghề cho

sự phát triển: Chính sách cần thiết cho lý thuyết” đã cho rằng, việc phát triển phải lấycon người làm trung tâm và điều này tác động đến hệ thống giáo dục và đào tạo nghề.Năm công cụ chính được sử dụng trên toàn cầu bao gồm: Cải cách cơ quan quản lý;khung chương trình đào tạo; hệ thống đảm bảo chất lượng; cơ chế tài trợ mới và đảmbảo tính tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập Bài viết đã đưa ra cácchính sách phát triển lấy con người làm trung tâm trong đào tạo nghề [98]

Tổ chức Giáo dục-Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) là

tổ chức quốc tế lớn nhất dành sự quan tâm, sâu sắc đến giáo dục, đào tạo, hiệu quả

và chất lượng của giáo dục và đào tạo Các nghiên cứu, cẩm nang hướng dẫn,chương trình hợp tác, dự án phát triển của UNESCO khá nhiều, đa dạng về thể loại,phong phú về nội dung Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống, chất lượng và hiệu quả củagiáo dục và đào tạo, năm 2013, UNESCO xuất bản cuốn “UNESCO Handbook on

Trang 20

Education Policy Analysis and Programming” (Cẩm nang phân tích chính sách và

kế hoạch hóa giáo dục) Theo UNESCO, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề dườngnhư quá rộng lớn và phức tạp nếu muốn phân tích nó Cẩm nang này của UNESCO

đề xuất một phương pháp hệ thống và cấu trúc hóa nhằm hỗ trợ việc phân tích cácchính sách giáo dục và đào tạo cũng như kế hoạch hóa lĩnh vực này để tăng cườngkhả năng tiếp cận, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý, giải quyết các vấn đềliên ngành, liên lĩnh vực đối với mọi cấp trình độ cũng như loại hình giáo dục, đàotạo của mỗi quốc gia Cung cấp khung lý thuyết cho việc phân tích chính sách,hoạch định kế hoạch, khuyến khích sự đối thoại chính sách giữa các cơ quan chínhphủ với các đối tác phát triển; từ đó đưa ra các hướng dẫn từng bước phân tíchchính sách và hoạch định chương trình giáo dục và đào tạo [101]

Từ các quan điểm qua một số nghiên cứu về đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghềnghiệp nói chung và các trường cao đẳng nghề nói riêng ở nước ngoài cho chúng tanhững gợi ý quan trọng trong việc lựa chọn những kinh nghiệm góp phần định hìnhtrong nghiên cứu về đào tạo của trường cao đẳng ở nước ta, nhằm nâng cao chất lượng

và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thị trường lao động

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt nam

Năm 2005, tác giả Nguyễn Hồng Minh thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Bộ

"Nghiên cứu xây dựng chương trình khung đào tạo cao đẳng nghề" Tác giả đã hệthống hóa các lý luận như: Danh mục nghề đào tạo; chương trình đào tạo nghề; chươngtrình cao đẳng nghề; chương trình khung; cơ sở xây dựng chương trình khung caođẳng nghề Tác giả còn phân tích kinh nghiệm xây dựng chương trình khung cao đẳngnghề của các nước như Nhật Bản, Thái Lan, Singapore Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa

ra các phương pháp và nội dung xây dựng chương trình khung cao đẳng nghề và thửnghiệm áp dụng vào một nghề cụ thể Trong đó, tác giả đã phân tích các phương phápxây dựng như phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra, khảo sát, phương phápphân tích nghề theo phương pháp DACUM; phương pháp phát triển nội dung theophân tích chức năng Căn cứ vào các phương pháp, tác giả đã đưa ra chương trìnhkhung cao đẳng nghề bao gồm: Mục tiêu đào tạo và các mục tiêu thực hiện; khungthời gian đào tạo; nội dung, thời lượng đào tạo của các môn học/mô đun trong chươngtrình khung cao đẳng nghề; khối lượng kiến thức, kỹ năng của chương trình khung caođẳng nghề; tỷ lệ kiến thức lý thuyết và thực hành kết hợp trong chương trình khungcao đẳng nghề; các hoạt động giáo dục khác trong chương trình; hướng dẫn sử dụng,

tổ chức xây dựng và thực hiện [43]

Trang 21

Tác giả Đoàn Đức Tiến "Nghiên cứu chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuậttrong công nghiệp điện lực Việt Nam" [60] đã tập trung nghiên cứu về chất lượng củanhững người lao động trong ngành điện lực ở Việt Nam Từ lý luận chung về chấtlượng đào tạo, luận án đã đưa ra quan điểm về chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuậtcông nghiệp điện lực và các tiêu chí phản ánh chất lượng công nhân kỹ thuật đáp ứngyêu cầu ngành công nghiệp điện lực, thể hiện trên các mặt sau: (a) Qua đào tạo chuẩn

từ trường đào tạo nghề công nghiệp điện lực, có trình độ kiến thức chuyên môn, kỹnăng tay nghề đạt chuẩn bậc thợ; (b) Tác phong công nghiệp; tuyệt đối chấp hành kỷluật lao động, quy trình, qui phạm nghiêm ngặt của ngành công nghiệp điện lực; (c) Cósức khoẻ tốt đáp ứng yêu cầu môi trường lao động đặc thù ngành điện lực; (d) Thấuhiểu, thực thi truyền thống và văn hóa doanh nghiệp, đạo đức, lối sống lành mạnh; (e)

Có khả năng thích ứng, làm việc độc lập và phối hợp đồng đội trong lao động Luận án

đã giới thiệu một số mô hình và lựa chọn mô hình Donald L.Kirkpatrick để áp dụngxây dựng mô hình đánh giá chất lượng chương trình đào tạo công nghiệp điện lực làđánh giá chu trình đào tạo từ chất lượng đầu vào đến kết quả đầu ra và hiệu quả sau đàotạo Tác giả đã đưa ra các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật côngnghiệp điện lực gồm: Mục tiêu, chiến lược đào tạo gắn với mục tiêu phát triển doanhnghiệp; Mô hình quản lý và đào tạo phát triển phù hợp, đồng bộ; Thể chế hóa công tácđào tạo công nhân kỹ thuật; Chuẩn hóa đội ngũ lãnh đạo, quản lý, giáo viên; Cơ chếđầu tư, thu hút đầu tư tài chính Kết hợp phân tích thực tiễn và nghiên cứu đào tạo côngnhân kỹ thuật của một số quốc gia, luận án đã kiến nghị một số giải pháp nhằm nângcao chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp công nghiệphóa hiện đại hóa đất nước trong đó có công nghiệp điện lực

Đề tài cấp Bộ của Tổng cục Dạy nghề theo quyết định số 192/QĐ-TCDN,ngày 25 tháng 9 năm 2009 đã “Nghiên cứu đề xuất xây dựng chương trình khungtrình độ cao đẳng và trung cấp” Đây là một đề tài đã chuẩn hóa được các chươngtrình khung cho công tác đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật hệ dài hạn (2 nămtrình độ trung cấp, 03 năm trình độ cao đẳng)

Tác giả Nguyễn Đức Trí với giáo dục nghề nghiệp một số vấn đề lý luận vàthực tiễn (2010) đã nêu quan điểm về chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đó là đíchtới luôn thay đổi và luôn có tính lịch sử; là mức độ đáp ứng các mục tiêu giáo dụcnghề nghiệp, bao gồm mục tiêu hệ thống và mục tiêu nhân cách trong sự đa dạng,phức tạp và thường xuyên thay đổi hơn nhiều so với giáo dục phổ thông Từ đó, cụthể hóa chất lượng giáo dục theo quan niệm tương đối gồm chất lượng bên trong vàchất lượng bên ngoài [69]

Trang 22

Bộ tài liệu gồm 11 chuyên đề, trong đó có chuyên đề quản lý quá trình đào tạonghề của Nguyễn Đức Trí và chuyên đề quản lý chất lượng đào tạo đối với trường đàotạo nghề của Trần Khánh Đức nêu ra quan điểm về chất lượng đào tạo là kết quả củaquá trình đào tạo được phản ảnh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giátrị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu,chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể Hiện nay, khái niệm về chất lượngđào tạo được dùng chung cho cả hai quan niệm: Chất lượng tuyệt đối và chất lượngtương đối Chất lượng tuyệt đối được phản ánh qua các sản phẩm, cơ sở đào tạo cónhững thuộc tính, đặc tính đạt các chuẩn mực cao học sinh giỏi, xuất xắc, các trườngchuyên, khóa đào tạo chất lượng cao Chất lượng tương đối phản ánh mức độ đáp ứngcủa một sản phẩm, một dịch vụ đào tạo nào đó đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội vàcủa người sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đào tạo đó [16][70].

Như vậy, về lý luận chỉ đạo cũng như thực tiễn nghiên cứu vấn đề đào tạo, ởnhà trường đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu Nhiều công trình khoa học,luận án tiến sĩ, các bài báo khoa học nghiên cứu về đào tạo, cho sinh viên dướinhiều góc độ, khía cạnh khác nhau một cách đa dạng, phong phú và đi vào chiềusâu Đặc biệt có các cuộc hội thảo khoa học, các diễn đàn trao đổi về vấn đề nàyđược diễn ra tại thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cũng như một số tỉnhthành khác Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy cả về lý luận và thực tiễn, vấn đề quản

lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc EVN trong nhiều năm qua chưa nhận được

sự quan tâm đầy đủ, các biện pháp quản lý đào tạo chưa cập nhật, chưa bảo đảmtính khách quan, chưa thực sự phù hợp với tình hình hiện thực khách quan ở cáctrường, của đối tượng sinh viên đang đào tạo ở mỗi trường và do đó chưa có hiệuquả cao trong tổ chức quản lý đào tạo

1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề ở các trường cao đẳng

1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới

Hoa Kỳ được coi là một trong những nước có nền giáo dục và đào tạo pháttriển nhất thế giới, trong hệ thống giáo dục, đào tạo nghề của Mỹ, dạy nghề đượcbắt đầu từ bậc trung học hoặc sau tốt nghiệp trung học mang tính hướng nghiệp;giáo dục đào tạo tại Mỹ đã tiến hành được một chặng đường dài, trong thời gianđầu, chủ yếu tập trung vào các ngành ô tô, cơ khí, thợ hàn…Mất một thời gian dài

để loại bỏ sự kỳ thị nghề nghiệp cho rằng, công nhân là tầng lớp thấp hơn trong xãhội Nền kinh tế toàn cầu nói chung đã dẫn đến cạnh tranh hơn trên diện rộng, nhu

Trang 23

cầu các nhân viên có tay nghề cao, thị trường lao động kỹ thuật đã trở lên chuyênbiệt hơn; điều đó đã tác động đến chính sách của chính phủ Mỹ, đầu tư thêm tiềnvào các tổ chức giáo dục đào tạo nghề; các trường và cơ sở đào tạo nghề đượckhuyến khích phát triển Hầu hết các trường cao đẳng cộng đồng tại Hoa kỳ đềutham gia đào tạo nghề cung cấp công nhân kỹ thuật, một số tiểu bang còn có việncông nghệ đào tạo giáo viên dạy nghề [56].

Từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, giáo dục nghềnghiệp đã trải qua một quá trình điều chỉnh sửa đổi, cải cách, hoàn thiện và phát triểnvững chắc Năm 1996,“Luật dạy nghề” đầu tiên được chính thức thực hiện, đưa ra cơ

sở pháp lý để bảo vệ phát triển và hoàn chỉnh dạy nghề “Quyết định tăng cải cách giáodục và quảng bá chất lượng giáo dục” của Hội đồng Nhà nước năm 1999 nhấn mạnhtới hệ thống giáo dục áp dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa Ngoài ra, kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp được bố trí thông qua nhiều nguồnkhác nhau: Ngân sách của chính phủ, quĩ tự lập của các xí nghiệp, quĩ tài trợ, tiềnquyên góp, vốn vay không lãi, phí tự nguyện do học viên đóng góp…Nhà nước quyđịnh bắt buộc dùng 1.5% số tiền phải trả cho công nhân trong xí nghiệp vào việc huấnluyện công nhân Có được thành tựu hiện nay là nhờ sự phát triển vượt bậc của cáccụm công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã trưởng thành và thành các Công ty,Tổng công ty, Tập đoàn lớn vươn tầm quốc tế Một trong những nhân tố thúc đẩy đó là

sự thành công về chiến lược đào tạo nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật có chất lượngcao đáp ứng yêu cầu nhân lực của các ngành, nghề công nghiệp [56]

Tại Nhật Bản, coi nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tương lai của đất nước

từ đầu thập niên 1980, Nhật Bản đã đề ra mục tiêu: Đào tạo những thế hệ mới cótính năng động, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng suy nghĩ vàlàm việc độc lập, khả năng giao tiếp quốc tế để đáp ứng những đòi hỏi của thế giới,với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và xu thế cạnh tranh-hợp tác toàn cầu.Luật Dạy nghề (Vocational Tranining Law) được ban hành năm 1958, được chỉnhsửa vào năm 1978, hướng vào thiết lập và duy trì hệ thống huấn luyện nghề nghiệp,bao gồm hệ thống “Đào tạo nghề công” mang tính hướng nghiệp và “Đào tạo nghềđược cấp phép” là giáo dục và huấn luyện nghề cho từng nhóm công nhân tronghãng xưởng, do các Công ty đảm nhiệm và được chính quyền công nhận là dạynghề Các hình thức huấn luyện nghề gồm: “Đào tạo nghề cơ bản” cho giới trẻ mới

ra trường; “Dạy tái phát triển khả năng nghề nghiệp” chủ yếu cho những công nhânkhông có việc làm; và “Nâng cao tay nghề” cho công nhân đang làm việc trong các

Trang 24

hãng xưởng Những thay đổi về cấu trúc kinh tế xã hội, sự tiến bộ nhanh chóng củakhoa học công nghệ đã tác động đến nhiều lĩnh vực và nội dung huấn luyện làm mởrộng khung đào tạo nghề truyền thống Kết quả là đến năm 1985, Luật Dạy nghềđược chỉnh sửa và đổi tên thành Luật khuyến khích phát triển nguồn nhân lực(Human Resource Development Promotion Law) và cụm từ “Phát triển nguồn nhânlực” được dùng để chỉ quan niệm mới về dạy nghề Hiện nay, Nhật Bản thực hiệnphát triển nguồn nhân lực theo một hệ thống huấn luyện suốt đời [56].

Na Uy được xem là quốc gia sở hữu nhiều mô hình đào tạo nghề tiên tiếntrên thế giới, lại giàu kinh nghiệm trong việc quản lý hệ thống đào tạo nghề, chính

vì vậy trong nhiều năm qua chất lượng đào tạo nghề tại quốc gia này liên tục tăngcao, đáp ứng hiệu quả yêu cầu hội nhập và phát triển [56]

Hệ thống giáo dục-đào tạo nghề của Na Uy đang sử dụng mô hình 2+2, tức

là 2 năm học ở trường và 2 năm học thực tế tại nhà máy hoặc doanh nghiệp Tuynhiên theo hướng linh hoạt hơn, việc thực tập không nhất thiết phải là 2 năm cuốicùng mà do doanh nghiệp và nhà trường lập kế hoạch đan xen trong quá trình 4 nămhọc Ngoài ra, dựa trên mô hình chung này, các tổ chức đào tạo nghề Na Uy đã thiếtlập và xây dựng thêm nhiều mô hình biến thể linh hoạt và uyển chuyển như "Môhình 1+ 3" (1 năm học tại trường và 3 năm học nghề), "Mô hình 0+ 4" (cả 4 nămđều học nghề); qua đó mang lại hiệu quả cao trong công tác đạo tạo nghề tại quốcgia này Theo thống kê, hiện có gần 90% thanh niên Na Uy vào học trường nghề(trường trung học-Secondary School) khi bước qua 15-16 tuổi Sau khi học nghềxong, học sinh có thể tiếp tục học đại học (với việc học bổ sung một số môn khoahọc chung như toán,vật lý, địa lý )

Giáo dục đào tạo của Hàn Quốc là một nước có hoàn cảnh lịch sử khá đặcbiệt, nhưng đã biết vươn lên từ một nước rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên, GDP/đầu người 90.9 đô-la năm 1962 trở thành một quốc gia có nền kinh tế hùng hậuđứng thứ 11 trên thế giới với GDP/đầu người đạt 22.029 đô la năm 2005 Bí quyếtcủa Hàn quốc là dựa vào phát triển nguồn nhân lực trong một nước nghèo tàinguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế Giáo dục là nhân tố chủ yếu để nâng caochất lượng nguồn nhân lực và chính sách về giáo dục luôn được xây dựng phù hợpvới đòi hỏi của nền kinh tế Chính phủ Hàn Quốc đưa ra một chiến lược tham giatoàn diện vào quá trình toàn cầu hóa vào giữa thập kỷ 1990, mà quan trọng nhất là

hệ thống giáo dục phải được cải thiện triệt để, để đào tạo một số lượng đủ nhữngcông dân trẻ, sáng tạo và dám làm, những nhà lãnh đạo tương lai của đất nước

Trang 25

Trong bản báo cáo của Chính phủ về giáo dục mang tên “Hình ảnh Hàn Quốc trongThế kỷ XXI” đã khẳng định: “Giáo dục và Đào tạo phải hướng tới mục tiêu bồidưỡng tính sáng tạo, tinh thần kỷ luật tự giác, tính cạnh tranh, phát triển khả năng

và nhân cách bảo vệ, phát huy sức mạnh, ý chí dân tộc, năng lực trí tuệ của ngườiHàn Quốc lên những trình độ cao nhất, đưa Hàn Quốc trở thành một quốc gia có vaitrò chủ chốt trong các vấn đề của thế giới” Trong những năm gần đây, tỷ lệ ngânsách chi cho giáo dục và đào tạo ở Hàn Quốc luôn ở mức 18-20% Hướng tới tươnglai, đó là mục tiêu của nền giáo dục Hàn Quốc hiện đại Cùng với sự phát triển kinh

tế, người dân Hàn Quốc đang cố gắng tạo ra những điều kiện tốt nhất có thể choviệc đào tạo thế hệ trẻ [56]

Singapore ngay từ khi mới thành lập đã đề ra chính sách phát triển giáo dục, đàotạo với chủ trương là xây dựng nền giáo dục mang nét đặc trưng của dân tộc Chínhphủ Singapore luôn coi việc khai thác và sử dụng nguồn lực là nội dung quan trọng củachiến lược phát triển kinh tế Nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu đã nói: “Biến tài năngtrời phú của một dân tộc thành kỹ năng chuyên môn là nhân tố trọng đại quyết địnhthành tựu phát triển đất nước” Vào thập kỷ 1980, ngân sách dành cho giáo dục củaSingapore mỗi năm tăng trung bình khoảng 30% Mức chi cho giáo dục và đào tạo chỉđứng thứ hai sau ngân sách quốc phòng, đã vượt các nước phát triển như Mỹ, NhậtBản v.v… Vào thập niên 1990; việc không ngừng tăng cường đầu tư cho con người,tích cực thúc đẩy cải cách và điều chỉnh giáo dục chính là nhân tố quan trọng thúc đẩynền kinh tế Singapore phát triển nhanh chóng [56]

Chính phủ Liên bang Nga cũng như chính phủ các nước cộng hòa trongLiên bang đã chú ý phát triển nhiều hình thức đào tạo nghề khác nhau Trướchết, chú trọng cung cấp những kiến thức cơ bản về nghề nông cho học sinh trunghọc năm cuối phổ thông, gọi là hình thức đào tạo chuyên nghiệp sơ cấp, tại cáctrường cao đẳng chuyên nghiệp Sinh viên có nhu cầu học nghề phải làm đơnnhập học theo Quy chế đào tạo chung của nhà nước Những người được tuyểnthường là học sinh đã tốt nghiệp phổ thông Sau khi được tuyển vào học, các em

sẽ được học nghề từ 1 đến 3 năm tùy thuộc vào trình độ học vấn phổ thông củamình Có hai hình thức đào tạo: Chính quy (ban ngày) và không chính quy (banđêm) Trong hệ thống đào tạo chuyên nghiệp sơ cấp cho nông dân có 280 ngànhnghề khác nhau, từ kỹ năng nuôi trồng sản phẩm nông nghiệp, tới thương mại,dịch vụ, kỹ thuật, giao thông trong nông nghiệp v.v…[55]

Trang 26

Qua một số ví dụ điển hình có thể thấy một điều khá chung ở các nước, đó là,học đi đôi với hành Nếu là học sinh, có thể vừa học văn hóa, kết hợp học nghề, nếu làhọc nghề họ được học lý thuyết, kết hợp trên thực hành, được cấp chứng chỉ mới đượchành nghề Điều này lý giải vì sao, chất lượng, trình độ và đạo đức của người côngnhân các nước luôn ở bậc cao với các quan niệm và cách tiếp cận khác nhau.

Một là, kinh nghiệm các nước phụ thuộc vào trình độ quản lý nhà nước.

Do vậy cần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong việc lập kế hoạch, chỉđạo tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát sự phát triển của hệ thống

Hai là, quản lý đào tạo phải gắn với việc làm và tạo việc làm bền vững, đào

tạo theo nhu cầu của thị trường lao động, gắn với định hướng phát triển kinh tế xãhội của quốc gia theo từng thời kỳ Để thực hiện được mục tiêu này, chúng ta cầnhọc tập kinh nghiệm về việc phối hợp, liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề,thực hành tại doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhu cầu của doanhnghiệp; từ đó, chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu và giải quyết việc làm chosinh viên sau khi tốt nghiệp Trong giai đoạn chuyển dịch, chuyển đổi cơ cấu kinh

tế, cần chú trọng đào tạo nghề kỹ thuật cao; đồng thời, cần nghiên cứu sửa đổi chínhsách, trọng tâm là Luật lao động, Luật giáo dục nghề nghiệp cho phù hợp với mụctiêu phát triển kinh tế và thị trường lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đạihóa và hội nhập quốc tế

Ba là, tiến hành phân luồng học sinh sớm, định hướng nghề nghiệp sớm để

đảm bảo số lượng lao động kỹ thuật tương ứng với cơ cấu nguồn lao động Các cơquan quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo nên tham khảo các nước vềviệc: Thiết kế các chương trình đào tạo ở cấp phổ thông; định hướng ngành nghềđào tạo; phân loại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng tách bạch rõ ràngtrong đào tạo những người lao động có kỹ năng để lao động trực tiếp và nhữngngười lao động có khả năng nghiên cứu

Bốn là, cần coi trọng xây dựng và phát triển chính sách về việc làm phù hợp

trong điều kiện mới; đẩy mạnh đào tạo nghề cho các lực lượng lao động, chú trọngnâng cao kỹ năng nghề Bên cạnh đó, cũng cần tập trung đào tạo lao động có trình độchuyên môn cao ở một số ngành nghề mũi nhọn, có lợi thế cạnh tranh trong khu vực vàquốc tế, phù hợp với nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

Năm là, có chiến lược tổng thể về phát triển nguồn nhân lực và mỗi bộ, ngành

đều có kế hoạch phát triển riêng; khuyến khích đầu tư nghiên cứu và phát triển ở cácdoanh nghiệp, đặc biệt ở các doanh nghiệp tư nhân; thành lập các cơ quan chuyên trách

Trang 27

về nghiên cứu và cố vấn các chính sách về phát triển nguồn nhân lực Chế độ lương,thưởng và việc thuê các chuyên gia quốc tế đến làm việc nhằm nâng cao năng lực chocác chuyên gia bản địa; giáo dục đặc biệt cần có các điều luật và sự trợ giúp mang tínhpháp lý đối với các cấp học và các lớp học giáo dục đặc biệt.

Sáu là, huy động mọi nguồn lực để phát triển đào tạo nghề Việt Nam cần cử

các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực giáo dục và các ngành chuyên môn trong đào tạonghề để tham gia xây dựng chương trình đào tạo nghề; cử các chuyên gia đến cácnước phát triển để thu thập thông tin và kinh nghiệm về các môn học liên quan đến

kỹ thuật nhằm xây dựng được chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên dạy nghềđáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề Trong quá trình đào tạo giảngviên dạy nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo nângcao chất lượng đội ngũ giảng viên dạy nghề cần liên kết với các trường đại học cótrình độ tiên tiến và kinh nghiệm

1.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 tại Điều 33 quy định: “Giáo dục nghềnghiệp bao gồm trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề với đào tạo nghề trình độ sơcấp, trung cấp và cao đẳng” và “Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo ngườilao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức,lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp Đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh” [51]

Tác giả Trần Khánh Đức cho rằng, các bộ, các địa phương cũng quản lý cáctrường đại học, cao đẳng phải phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng quy chếquản lý trường đại học, cao đẳng, thực hiện phân cấp quản lý mạnh đối với địa phương

và các cơ sở giáo dục nhất là đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học, nângcao tính tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội của đơn vị, đẩy mạnh cải cách hành chínhtrong toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục [17, tr.216]

Tác giả Trần Kiểm cho mục tiêu giáo dục do xã hội đặt ra cho nhà trường vàđược mọi người thừa nhận Điều này đặt ra yêu cầu phải xác định chuẩn đo đạc mức

độ đạt được mục tiêu thông qua các chuẩn đánh giá đầu vào (trình độ sinh viên đầuvào, cơ sở vật chất thiết bị dạy học ), chuẩn đánh giá quá trình (quá trình giáo dục

và quá trình dạy học), chuẩn đánh giá đầu ra (kết quả hạnh kiểm, thi cử, lên lớp…)cũng như chuẩn đánh giá hoạt động quản lý Như vậy, tất cả các mặt từ hoạt độnggiáo dục trong nhà trường, các điều kiện đảm bảo cho trường vận hành tốt đến việcđiều tiết các tác động từ bên ngoài (ví dụ xã hội hóa giáo dục ), việc quản lý nhà

Trang 28

trường… Đều đạt chuẩn theo Bộ quy định Việc xem xét nhà trường hiệu quả phảitrên cơ sở mục tiêu giáo dục, phải xuất phát từ nhu cầu và sự thỏa mãn nhu cầu củangười học Hiệu quả nhà trường phụ thuộc vào quá trình giáo dục và quản lý giáodục trong nhà trường là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục, hiệu quả giáodục, không thể nói đến hiệu quả nhà trường mà bỏ qua yếu tố quản lý [32, tr.19].

Tác giả Trần Văn Long trong công trình nghiên cứu “Quản lý đào tạo trongcác trường cao đẳng du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực” cho rằng, quản lý theo kếtquả là mô hình quản lý đại diện cho một quá trình thay đổi lớn trong một tổ chức để

cơ cấu lại, sắp xếp lại các giá trị nội bộ, văn hóa, chính sách, chiến lược và thựchành, nó bao gồm cả việc thiết kế và xác định nhằm vào kết quả bên ngoài có ýnghĩa phát triển xã hội [35]

Tác giả Nguyễn Lan Phương nghiên cứu “Quản lý chất lượng đào tạo tại cáctrường đại học tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh theo quan điểm quản lý chấtlượng tổng thể” đã phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận của mô hình quản lý đào tạochất lượng trong các trường đại học Việt Nam, trên cơ sở phân tích kinh nghiệmquốc tế và thực tiễn của Việt Nam, tác giả đã đề xuất giải pháp mô hình quản lý đàotạo chất lượng ở các trường đại học nước ta, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc, thựctiễn, chất lượng, hiệu quả và kế thừa, kiến nghị và tập trung vào bốn vấn đề, chươngtrình đào tạo, đội ngũ giảng viên, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và cungcấp tài chính [50]

Qua nghiên cứu những quan điểm về quản lý đào tạo của các nước trên thế

giới và các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở Việt Nam, cho thấynhững nét khái quát về đặc trưng, nhiệm vụ, phạm trù, chức năng của vấn đề quản

lý đào tạo sinh viên là rất cần thiết

1.3 Những công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)

1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới

Quản lý chất lượng tổng thể là một phương thức quản lý kinh doanh chiếnlược nhằm gắn kết nhận thức về chất lượng cho tất cả thành viên tổ chức, xâm nhập,lan tỏa trong tất cả các qui trình tổ chức Quản lý chất lượng tổng thể (TQM) đã được

sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, cũng như các chươngtrình nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học kĩ thuật, trong các lĩnh vực quốcphòng, an ninh và giáo dục đào tạo

Trang 29

Các tác giả W Edwards (1982) De Cosmo et Al (1991), Sherr và Lozier(1991), Bonser (1992), cho rằng, các đơn vị giáo dục có thể chuyển hướng theoTQM giống như các đơn vị kinh doanh Sự thích nghi của TQM trong giáo dục là

ra những quan điểm của mình về việc vận dụng TQM vào giáo dục, đồng thời chỉ racác phương pháp vận dụng các nội dung quản lý chất lượng trong sản xuất vào đổimới quản lý chất lượng trong giáo dục cho các nhà trường

Thành công của quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp đã làm thay đổi

cả nền kinh tế Nhật Bản Thông qua quá trình triển khai quản lý chất lượng trongcác doanh nghiệp, Nhật Bản đã phát triển các tư tưởng của quản lý chất lượng vàtạo nên một văn hóa cải tiến liên tục Matsushita Konosuke (2000) đã trình bày môhình TQM theo “Kiểu Nhật”: Kiểm soát chất lượng toàn công ty Trong mô hình đó

“Tinh thần đồng đội” được đặc biệt đề cao Theo ông, “Tinh thần đồng đội” đượcthể hiện ví như sự hợp lực của các thành viên trong đội bóng đá [91]

Hai tác giả Davies và Ellison nghiên cứu các tiêu chí đánh giá hệ thống chấtlượng Châu Âu với mô hình đánh giá chất lượng của Hoa Kỳ Trong tác phẩm

“Educational Admistration” (2001), Hoy W.K và Miskel C.G đã đề cập đến nguồngốc, khái niệm, triết lý, mô hình quản lý chất lượng [81] Trong 6 tiêu chí của Giảithưởng chất lượng quốc gia Malcolm Baldridge là danh mục về chất lượng dưới góc

độ TQM làm cơ sở đánh giá chất lượng tổ chức

Đó là 6 tiêu chí: 1) Lãnh đạo; 2) Xây dựng kế hoạch chiến lược; 3) Chú trọngkhách hàng và thị trường; 4) Thông tin và phân tích; 5) Chú trọng nguồn nhân lực;6) Quá trình quản lý

Sallis Edward, một nhà nghiên cứu người Anh đã xem xét các vấn đề vềTQM trong bối cảnh giáo dục nước Anh trong tác phẩm “Total quality management

Trang 30

in education” Cuốn sách được phân chia thành 16 nội dung lớn, trong đó tập trungvào những nội dung cốt lõi của TQM và ứng dụng TQM vào trong giáo dục, nổi bật

là các vấn đề: Tổ chức theo quan điểm TQM, sự lãnh đạo trong TQM, các công cụ

sử dụng trong TQM Cũng trong tác phẩm này, Sallis đã chỉ ra sản phẩm của giáodục, chất lượng dịch vụ giáo dục, khách hàng của giáo dục [84]

Marmar Mukhopadhyay (2006) với tác phẩm “Total Quality Management

in Education” [93] đã đề cập đến các vấn đề như: Chất lượng trong giáo dục; ápdụng TQM trong giáo dục; tiếp cận hệ thống và phân tích vi mô hoạt động của tổchức giáo dục như một công cụ của TQM; khách hàng những người được hưởnglợi trong giáo dục; sự tham gia của các thành viên và xây dựng đội/nhóm; pháttriển nguồn nhân lực cho một tổ chức chất lượng; lãnh đạo trong xây dựng một

tổ chức chất lượng; hoạch định chiến lược phát triển TQM; thực thi TQM trongmột tổ chức Ông chứng minh rằng TQM có thể áp dụng trong tổ chức giáo dục

vì nó phù hợp với sự tự nguyện thay đổi để hình thành văn hóa chất lượng, hỗ trợcho một tổ chức biết học hỏi để thêm linh hoạt và thuận lợi

Như vậy, có thể nhận thấy, TQM nói chung, TQM trong giáo dục nói riêng đãthu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và nhà quản lý trên thế giới Vận dụngTQM vào lĩnh vực của đời sống được nhiều công trình nghiên cứu ở những góc độkhác nhau, trong đó nghiên cứu về việc vận dụng TQM vào quản lý giáo dục rất đượcchú ý Bằng việc đưa ra các quan điểm và phương pháp vận dụng TQM vào quản lýchất lượng giáo dục, các nghiên cứu đã chứng tỏ TQM là một hướng đi mới mẻ đầytiềm năng cho các cơ sở giáo dục nói chung và trường cao đẳng nói riêng trong việcthực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội

1.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

“Quản lý giáo dục và đào tạo” do tập thể Trường Cán bộ quản lý Giáo dục &Đào tạo biên soạn, đã khẳng định việc cải tiến công tác quản lý Giáo dục & Đào tạođược thực hiện nhằm mục đích đảm bảo chất lượng đào tạo, đảm bảo nhu cầu về sốlượng, và cơ cấu ngành nghề đào tạo nhằm ổn định và phát triển nhà trường đáp ứngnhu cầu phát triển kinh tế xã hội Điều đó đòi hỏi người làm công tác quản lý Giáodục & Đào tạo ở từng nhà trường cũng như từng địa bàn phải nắm vững phương phápluận, các phương pháp cụ thể trong cách thức tổ chức sư phạm, quản lý nhà trường để

có nhận thức đúng đắn mà tìm hướng đi, cách làm phù hợp cho mình, hướng đến việcđào tạo đáp ứng được nhu cầu của xã hội Chương trình nghiên cứu khoa học côngnghệ cấp nhà nước: “Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ

Trang 31

công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Viện nghiên cứu con người, đã nghiên cứu ở tầm

vĩ mô bao quát nhiều vấn đề về phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lựctrong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa Với cách tiếp cận hệ thống, vấn đề đào tạo nhânlực được đặt hệ thống các mối quan hệ với đầu vào là giáo dục phổ thông và đặcđiểm con người Việt Nam, đầu ra là đội ngũ lao động kỹ thuật phục vụ cho phát triểnkinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới tác động của tiến bộkhoa học công nghệ, bối cảnh của thời đại và xu thế của Giáo dục & Đào tạo trên thếgiới Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải được cải tổ,chuẩn hóa và hiện đại hóa theo các mô hình tiên tiến và phải thích ứng một cách linhhoạt, chủ động với cơ chế thị trường để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập quốc tế và đủsức cạnh tranh trong quá trình hội nhập [73]

Một số nghiên cứu và luận án gần đây của Đại học quốc gia Hà Nội và nhữngbài báo của các chuyên gia Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cũng xem xét vấn đề các

mô hình quản lý, quản lý chất lượng trong công tác đào tạo của các trường Đại học,Học viện, các cơ sở giáo dục, đó là: Luận án của Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Ly.Qua tình hình nghiên cứu, có thể nhận thấy vài đặc điểm chung như sau:

Nhóm giải pháp quản lý chất lượng đầu vào; nhóm giải pháp quản lý quá trìnhđào tạo; nhóm giải pháp quản lý quá trình thực tập; nhóm giải pháp quản lý đầu ra; xácđịnh rõ sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu phát triển trường; đào tạo và bồi dưỡng đội ngũcán bộ quản lý; xây dựng mới chương trình đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất phục vụđảm bảo chất lượng đào tạo; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đào tạo [27][40]

Năm 2002, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục đã có đề tài “Nghiên cứu cơ

sở lí luận và thực tiễn đảm bảo chất lượng đào tạo đại học và trung học chuyênnghiệp (khối ngành kĩ thuật)” do Trần Khánh Đức làm chủ nhiệm đề tài đã hệ thốngđược cơ sở lí luận và thực tiễn đưa ra quan niệm khá đầy đủ về chất lượng đào tạo

và đảm bảo chất lượng đào tạo, các tiêu chí và phương pháp đánh giá chất lượngđào tạo so sánh những mô hình quản lý chất lượng đào tạo đang được các nước pháttriển đang vận dụng hiện nay [15]

Quản lý đào tạo ở các trường dạy nghề đã có nhiều công trình được các nhàkhoa học trên thế giới triển khai một cách hiệu quả trong thực tiễn đào tạo, song cáccông trình nghiên cứu ở Việt Nam thì lại chưa nhiều và chưa có hệ thống Hơn nữa,hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một số vấn đề quản lý đào tạo

mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện và chưa hình thành được lý luận về quản lýđào tạo nghề một cách có hệ thống trên từng mặt và ở các bình diện khác nhau, từ

Trang 32

phạm vi vĩ mô của cả nước cho đến của cả doanh nghiệp Trong đó, cũng chưa cócông trình nào đề cập đến quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoànĐiện lực việt Nam đáp ứng nhu cầu tiếp cận chất lượng một cách hệ thống trong bốicảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của ngành Điện lực Việt Nam Trongquá trình thực hiện luận án, tác giả đã nghiên cứu, kế thừa, đối chiếu nhiều luậnđiểm, số liệu từ các công trình nghiên cứu trên.

Tác giả Nguyễn Lộc đã đi sâu phân tích TQM từ khái niệm, tên gọi, nộidung đến sự cần thiết và cơ hội vận dụng vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ởnước ta [37]

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đếnmôi trường văn hóa của nhà trường, về định nghĩa, nội dung quản lý có tầm quantrọng hàng đầu đối với TQM [38][39]

Tác giả Trần Khánh Đức [18] có nhiều nghiên cứu về quản lý chất lượng Giáodục & Đào tạo Năm 2004, sách chuyên khảo “Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạonhân lực theo ISO&TQM” đã phản ánh những kết quả nghiên cứu cơ bản về lý luận vàthực tiễn việc vận dụng quan điểm, chuẩn mực, quy trình ISO &TQM trong quản lý vàkiểm định chất lượng đào tạo nhân lực (đại học/cao đẳng/trung cấp chuyên nghiệp)

Năm 2010, tác phẩm “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷXXI”, giới thiệu bộ ISO 9000 và các nguyên tắc quản lý chất lượng; chu trình quản lýchất lượng; các mô hình quản lý chất lượng gồm: Kiểm tra chất lượng - sự phù hợp,

mô hình kiểm tra chất lượng toàn diện, mô hình TQM; bảo đảm chất lượng và các môhình quản lý chất lượng giáo dục theo ISO và TQM; đánh giá và kiểm định chất lượng[19]

Tác giả Trần Kiểm cũng giới thiệu khái quát về TQM như một tiếp cận quản lý

và đưa ra nhiều mô hình quản lý, tác giả đi sâu vào nội dung quản lý tiếp cận dựa vàonhà trường Đây là những mô hình quản lý theo cơ chế tự chủ của các cơ sở đào tạo:

Tự chủ nhân sự, tự chủ tài chính và tự chủ về chương trình [32]

Còn theo tác giả Đặng Quốc Bảo, quản lý chất lượng tổng thể (TQM) ngày nayđược nhiều nhà trường Việt Nam quan tâm và ứng dụng vào xây dựng, phát triển nhàtrường theo sứ mệnh của nhà trường trước đời sống kinh tế văn hóa địa phương [3]

Các tác giả đã phân tích và chọn lọc một số tiếp cận có thể vận dụng vàotrong quản lý chất lượng đào tạo như: Tiếp cận hệ thống, tiếp cận văn hóa tổ chức,tiếp cận quản lý chất lượng theo ISO, tiếp cận theo quản lý chất lượng tổng thể(TQM), tiếp cận các yếu tố tạo thành chất lượng đối với một cơ sở giáo dục (theo

Trang 33

mô hình CIPO) Các tiếp cận này sẽ là cơ sở khoa học giúp cho các nhà quản lýGiáo dục nâng cao trình độ và năng lực của mình để ứng dụng một cách năngđộng trong quản lý chất lượng tại các cơ sở Giáo dục & Đào tạo Bên cạnh đó, một

số luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục đã nghiên cứu vận dụng TQMtrong Giáo dục & Đào tạo

Tác giả Hoàng Thị Minh Phương đã đề cập đến các khái niệm TQM, khảnăng áp dụng quản lý chất lượng tổng thể (TQM) để đổi mới quản lý hệ thống trườngĐại học sư phạm kĩ thuật nước ta, đưa ra các giải pháp đổi mới quản lý nhà trườngtheo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) [48]

Tác giả Nguyễn Văn Ly đề cập mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM),

áp dụng trong đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo Tác giả đưa ra hệ thống cácgiải pháp triển khai hệ thống quản lý chất lượng [40]

Tác giả Lê Đức Ánh đã nêu các quan niệm về nhà trường phổ thông dân lập, quanniệm của UNESCO về các yếu tố ảnh hưởng chất lượng dạy học của nhà trường, đưa racác thủ thuật quản lý dạy học của Hiệu trưởng theo quản lý chất lượng tổng thể (TQM)

Tuy vậy, hệ thống tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động quản lý của Hiệutrưởng, tự quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, tự quản lý hoạt động học của họcsinh chưa được cụ thể, rõ ràng và đầy đủ để có khả năng ứng dụng trong thực tiễn; cácbiện pháp đề xuất còn chung chung, chưa thể hiện rõ hàm lượng của việc vận dụngquản lý chất lượng tổng thể (TQM) trong quá trình quản lý chất lượng dạy học [2]

Các tác giả Nguyễn Trung Kiên, Lê Đình Sơn đề cập đến khái niệm,nguyên tắc và đưa ra các giải pháp triển khai hệ thống quản lý chất lượng theotiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) [33][55]

Ngoài ra phải kể đến nhiều bài báo trên các Tạp chí khoa học, các tham luậnkhoa học trong các Hội thảo khoa học Quốc gia và Quốc tế những năm gần đâycũng đã chú trọng đến vấn đề đổi mới quản lý nhà trường, quản lý quá trình đào tạotheo các tiếp cận mới về quản lý chất lượng Một số bài của các tác giả:

Nguyễn Lộc (2010): “TQM hay là quản lý chất lượng toàn thể”,Tạp chí Khoahọc Giáo dục, số 54-03/2010; Nguyễn Tiến Đạt (2010): “Phát triển văn hóa chấtlượng trong giáo dục và đào tạo”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 52-01/2010 Cácbài báo, các tham luận khoa học đều đề cập đến triết lý và những đặc điểm cơ bản của

mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM) và trình bày một cách chung nhất về việcvận dụng quản lý chất lượng tổng thể (TQM) vào trong quản lý nhà trường, đồng thời

Trang 34

nêu sự cần thiết phải tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) trong đổi mới quản

lý nhà trường, quản lý chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay

Trong công trình nghiên cứu của Trần Thị Thanh Phương: “Quản lý trườngđại học điện lực theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể” đã nghiên cứu các luận

cứ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đối với chương trình đào tạo cử nhân chấtlượng cao theo tiếp cận TQM có sự tương thích và phù hợp yêu cầu quản lý chấtlượng chương trình cử nhân chất lượng cao, từ đó xây dựng hệ thống quản lýchương trình đào tạo, đề xuất một số biện pháp vận dụng đặc trưng của TQM vàoquản lý chất lượng tại trường Đại học đại học điện lực [49]

Theo tác giả Đặng Việt Xô [75] với “Quản lý đào tạo ở Trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần Công an nhân dân theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)” đã đề cậpđến “Tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)”, khi đó nhà quản lý đào tạo nhìn nhậnđối tượng quản lý như một chỉnh thể, các thành tố trong quá trình quản lý đào tạo gắn bóhữu cơ, tương tác lẫn nhau nên quản lý cũng cần có cái nhìn biện chứng, chất lượng ở đây

-là chất lượng tổng thể, có chăng các thành tố chủ đạo trong đào tạo sẽ cần được đầu tư, coitrọng cải tiến đúng mức nhằm đạt được chất lượng những mục tiêu

Quản lý chất lượng tổng thể là phương thức quản lý chất lượng cao, hướng tới việcthường xuyên nâng cao chất lượng, mỗi người trong tổ chức đều thấm nhuần các giá trị vănhóa chất lượng cao Vì vậy, quản lý chất luợng tổng thể là phương thức quản lý chất lượngthích hợp nhất trong quản lý nhà trường ngày nay Các nghiên cứu của các học giả trong vàngoài nước về lĩnh vực quản lý chất lượng giáo dục và đặc biệt là giáo dục nghề chính là tưliệu cần thiết để tham khảo trong quá trình tìm kiếm cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng từ đó

đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo phù hợp với các trường cao đẳng thuộc Tập đoànĐiện lực việt Nam

Vấn đề vận dụng quản lý chất lượng tổng thể (TQM) trong Giáo dục & Đàotạo, ở nước ngoài đã được quan tâm từ hơn 20 năm nay trên cả phương diện lý luận

và thực tiễn Tuy nhiên, ở nước ta, đây là vấn đề còn đang rất mới mẻ, nhất là đốivới việc quản lý đào tạo của các nhà trường theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể

(TQM), trong đó có các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực việt Nam.

1.4 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công

bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

1.4.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trên thế giới có liên quan đề tài luận án

Qua các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới có thể rút ra một sốnhận xét dưới đây:

Trang 35

Một là, quản lý đào tạo ở nước ngoài đều hướng tới đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại thế giới đã làm cho hoạt động quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng

gắn chặt chẽ hơn với khoa học và sản xuất Cách mạng khoa học công nghệ hiệnđại, đòi hỏi các trường cao đẳng phải cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực ngàycàng nhiều về số lượng và ngày càng cao về chất lượng Các nghiên cứu về quản lýđào tạo của các trường cao đẳng trên thế giới đều nhằm hướng tới cung cấpnguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực đời sống xã hội Các quan niệm

về quản lý đào tạo đều hướng tới chất lượng đào tạo sinh viên với những phẩmchất, năng lực cụ thể, đều nhằm hướng tới chất lượng người học với tư cách lànhân vật trung tâm, sản phẩm của quá trình đào tạo ở các trường cao đẳng để đápứng sự phát triển của xã hội

Hai là, các nghiên cứu về quản lý đào tạo ở nước ngoài cung cấp một cách nhìn toàn diện về chất lượng đào tạo các khái niệm về chất lượng đào tạo đều

hướng vào chất lượng đào tạo những sinh viên, nhưng đều đặt chất lượng sinh viênvới các thành tố khác của quản lý đào tạo như là những nhân tố hợp thành của chất

lượng đào tạo Ở các trường cao đẳng phải có nguồn lực sư phạm, khoa học, có đội

ngũ cán bộ giảng dạy có uy tín, có nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phòngthí nghiệm, giảng đường với các thiết bị tốt nhất trong đào tạo

Ba là, tính hiện đại, chính xác, mềm dẻo, hiệu quả của các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng trên thế giới.

Quản lý đào tạo của các công trình nghiên cứu giáo dục trên thế giới đềuxem chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo như là một quá trình công nghệ đặcbiệt, cần phải chú ý đầy đủ các yếu tố: Đầu vào, quá trình đào tạo, đầu ra, phươngpháp quản lý, hiệu quả kinh tế xã hội

Tính hiện đại, của các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo đã áp dụngthành tựu của các khoa học có liên quan vào thực tiễn hoạt động quản lý và được kiểmtra bằng phương pháp khoa học Tính cụ thể, của các công trình nghiên cứu về quản lýđào tạo thể hiện ở tính khách quan của đánh giá chất lượng đào tạo với các cấp độ nhưthanh tra chất lượng; kiểm định chất lượng; đánh giá chất lượng; chính sách chấtlượng; kế hoạch chất lượng; kết hợp cả về mặt định lượng và định tính trong đánh giáquản lý đào tạo cũng như quản lý chất lượng đào tạo

Tính mềm dẻo các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo thể hiện ở các vấn

đề của quản lý đào tạo luôn lấy thực tiễn kinh tế xã hội luôn thăm dò nhu cầu của

Trang 36

khách hàng, của xã hội để cải tiến áp dụng mô hình quản lý hiện đại, đảm bảo chấtlượng giáo dục với các chính sách và chiến lược phù hợp.

Tính hiệu quả của các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo thể hiện ở sựtối ưu hóa các hoạt động quản lý Vấn đề này thể hiện ở việc tính toán xác lập cácđiều kiện, các dữ liệu, phát hiện kịp thời tình hình, điều chỉnh nhanh chóng các saisót, lệch lạc, bảo đảm tiết kiệm nhất về thời gian, sức lực để có thể bảo đảm đượcchất lượng đào tạo với kết quả tốt nhất

Các đề tài nghiên cứu khoa học trên thế giới đã cung cấp cơ sở lý luậnkhoa học và thực tiễn cho việc xác định các chủ trương, biện pháp quản lý đàotạo, quản lý chất lượng đào tạo; ở các trường cao đẳng của nước ta trong giaiđoạn hiện nay

1.4.2 Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đề tài luận án

Từ các nghiên cứu về quản lý đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng theotiếp cận quản lý chất lượng tổng thể nói riêng, có thể rút ra một số nhận xét:

Một là, các vấn đề lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo ở các trường đại học

và cao đẳng theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM), đã đáp ứng được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đào tạo ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở các luận

điểm khoa học được thừa nhận, tác giả sẽ tập trung kế thừa và phát triển tính mới vềcác vấn đề: Đào tạo và quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lựcviệt Nam Luận án sẽ bổ sung, làm phong phú thêm cơ sở lý luận về quản lý đào tạonhư: Nghiên cứu hệ thống các vấn đề lý luận về khái niệm đào tạo và quản lý đào tạo;trình bày các nội dung đào tạo và quản lý đào tạo; tầm quan trọng của việc quản lý đàotạo; các biện pháp, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo

Hai là, các công trình nghiên cứu trong nước đã có cách tiếp cận mới về đào tạo và quản lý đào tạo được thể hiện thông qua sản phẩm đầu ra của một quá trình đào tạo, đó là năng lực của người đã tham gia quá trình đào tạo đáp ứng mục tiêu đề

ra của nhà trường và xã hội Các công trình nghiên cứu trong nước đã tiếp cận, kế thừa

kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học trên thế giới, căn cứ vào điều kiệnhoàn cảnh cụ thể và thực tiễn đào tạo ở các trường ở nước ta hiện nay Các quan niệmđào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với mộtchương trình đào tạo đã xác định; chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể

1.4.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết

Trang 37

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu vấn đề quản lý đào tạo ở cáctrường đại học và cao đẳng theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) của cáctác giả trên thế giới và ở Việt Nam, tác giả rút ra một số kết luận cơ bản như sau:

Các công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh vai trò của đào tạo, đề cao tầmquan trọng của quản lý đào tạo cho sinh viên, coi đây là nội dung nhằm nâng caochất lượng giáo dục, đào tạo hiện nay Ở mọi thời kỳ lịch sử, đào tạo luôn được coitrọng trong đời sống xã hội Tuy nhiên, ngoài những chuẩn mực đào tạo chung, thì

ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, môi trường điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau đàotạo có sự biểu hiện cụ thể không giống nhau

Một số tác giả đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản của đàotạo, quản lý đào tạo nghề nghiệp cũng như khẳng định vị trí vai trò công tác quản lýđào tạo cho thế hệ trẻ, nhất là cho học sinh, sinh viên ở các trường Đã có những côngtrình chuyên khảo, đề tài nghiên cứu với các khía cạnh khác nhau về quản lý đào tạo.Nhưng chưa chỉ ra con đường, biện pháp để quản lý đào tạo nghề nghiệp cho sinh viên

Về quản lý đào tạo cho sinh viên nói chung, đã có một số tác giả trên thế giới, trong

nước đã có công trình luận án tiến sĩ nghiên cứu Tuy nhiên, quản lý đào tạo ở các trườngcao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam là vấn đề chưa được nghiên cứu một cách có

hệ thống, cơ bản Do vậy, cần có những công trình nghiên cứu về vấn đề này, nhằm đáp ứng

thực tiễn đào tạo đội ngũ nhân viên kỹ thuật điện trong điều kiện xã hội hiện nay

Thông qua tổng quan vấn đề nghiên cứu đã đặt ra những vấn đề luận án cầntiếp tục giải quyết các vấn đề chủ yếu như sau:

Thứ nhất, làm rõ lý luận về quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập

đoàn Điện lực Việt nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)?

Thứ hai, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung quản lý đào tạo ở các trường cao

đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)

Thứ ba, điều tra, khảo sát, phác họa bức tranh thực trạng về quản lý đào tạo ở

các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam theo tiếp cận quản lý chấtlượng tổng thể (TQM), từ đó làm cơ sở, nền tảng thực tiễn để đề xuất các biện phápđào tạo và quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việtnam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) một cách có hiệu quả

Thứ tư, đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng thuộc

Tập đoàn Điện lực Việt nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) saocho phù hợp và đạt hiệu quả phù hợp với đặc điểm từng trường, địa phương

Trang 38

Có thể nói, những kết quả nghiên cứu tìm kiếm và nhiều vấn đề còn chưagiải quyết của các nhà khoa học nước ngoài và trong nước làm chỗ dựa quan trọng

để tác giả luận án xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn các quan điểm đổi mới vềquản lý đào tạo để làm sáng tỏ các nội dung trên

Kết luận chương 1

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu các tác giả trên thế giới và ở ViệtNam về đào tạo nghề, quản lý đào tạo nghề và quản lý chất lượng đào tạo theo tiếpcận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) ở các trường cao đẳng đã trình bày một cáchtổng quan về tình hình nghiên cứu về đào tạo nghề, quản lý đào tạo nghề và sự vậndụng quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM) vào trong lĩnh vực Giáo dục &Đào tạo ở trong và ngoài nước Nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề quan tâmhàng đầu, là nhiệm vụ số 1 của các trường cao đẳng nghề hiện nay

Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình đánh giá chất lượng đào tạo, luận án đãlựa chọn được mô hình quản lý chất lượng tổng thể cùng các tiêu chí đánh giá chấtlượng đào tạo tại các trường cao đẳng Những tiêu chí này phù hợp để đánh giáchuẩn xác về chất lượng đào tạo

Việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước đã thu được những thành tựu

to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một phần nhờ vàoviệc phát triển hệ thống đào tạo dạy nghề, chiến lược, chính sách giáo dục đào tạonghề đúng hướng cũng đã được luận án luận giải khá kỹ lưỡng Trên cơ sở phântích những nét tương đồng và khác biệt, luận án đã đưa ra những bài học kinhnghiệm cho Việt Nam trong định hướng phát triển hệ thống đào tạo nghề, nâng caochất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu cho xã hội

Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng theo tiếp cận quản lý chất lượng tổngthể (TQM) nói riêng là một vấn đề khá mới mẻ, gặp nhiều khó khăn do tính đa dạng

và phạm vi rộng lớn của các hoạt động giáo dục ở phạm vi quốc gia và phạm vi cơ

sở đào tạo, luôn đòi hỏi tính đổi mới nhằm tương xứng trình độ phát triển khoa học,công nghệ - kỹ thuật đã và đang tiến nhanh như vũ bão, qua đó tạo ra sản phẩm,nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Cùng với quá trình chuẩn hóa giáo dục, việc triển khai hệ thống đảm bảo chất lượngđào tạo ở các trường cao đẳng là một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu lực vàhiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng ở nước tatrong giai đoạn hiện nay

Trang 39

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ (TQM) 2.1 Những vấn đề lý luận về đào tạo ở các trường cao đẳng nghề

2.1.1 Các khái niệm liên quan

* Đào tạo

Đào tạo thường gắn với giáo dục, nhưng hai phạm trù vẫn có một số sự khácnhau tương đối Giáo dục được hiểu là các hoạt động và tác động hướng vào sựphát triển và rèn luyện năng lực (bao gồm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…) và phẩm chất(niềm tin, tư cách, đạo đức…) ở con người để có thể phát triển nhân cách đầy đủnhất và trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội Hay nói cách khác, giáo dục còn làquá trình khơi gợi các tiềm năng sẵn có trong mỗi con người, góp phần nâng caocác năng lực và phẩm chất cá nhân của cả thầy và trò theo hướng hoàn thiện hơn,đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển trong xã hội loài người đương đại

Thứ nhất, theo từ điển Tiếng Việt, “Đào tạo được hiểu là việc: Làm cho trở

thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định” [25]

Thứ hai, “Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức nhất định về mặt chuyên môn, nghiệp

vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định” [12.tr.56]

Thứ ba, từ góc nhìn của các nhà giáo dục và đào tạo Việt Nam, khái niệm

tương đối đầy đủ là: “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằmđạt được các kiến thức, kỹ năng và kỹ sảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra nănglực để thực hiện thành công một hoạt động xã hội (nghề nghiệp) cần thiết” [58]

Theo Edwin B.Flippo định nghĩa: Đào tạo là hành động tăng cường kiến thức

và kỹ năng của một nhân viên để thực hiện một công việc cụ thể [1]

Theo Michael J Jucius có quan điểm rằng: Đào tạo được sử dụng để chỉ quytrình mà theo đó năng khiếu, kỹ năng và khả năng của nhân viên để thực hiện cáccông việc cụ thể được tăng lên [1]

Hay nói cách khác, đào tạo là việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp haykiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững nhữngtri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thíchnghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định

Giáo dục và đào tạo có điểm chung là đều hướng vào việc trang bị kiếnthức kỹ năng để phát triển năng lực của người lao động Tuy nhiên, trong giáodục nhằm vào những năng lực rộng lớn còn đào tạo lại nhằm vào những năng

Trang 40

lực cụ thể để người lao động đảm nhận công việc xác định, thường đào tạo đềcập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có mộttrình độ nhất định Kết quả đạt được là một trình độ học vấn nghiệp vụ, chuyênmôn nhất định như: Tiến sĩ, Thạc sỹ, Kỹ sư, Trung cấp, Công nhân kỹ thuật…Đào tạo có nhiều hình thức (nhiều dạng) như đào tạo chính quy, tại chức, đàotạo lại, đào tạo chuyên sâu, đào tạo từ xa, đào tạo ngắn hạn, đào tạo bồi dưỡngnâng cao trình độ (nâng bậc lương đối với nhân viên kỹ thuật), bồi huấn nghiệp

vụ hàng năm (bồi huấn giữ bậc hàng năm)

Quá trình chuyển giao năng lực nghề nghiệp được thực hiện trong hoạt động cùng nhau của thầy và trò, trong một môi trường dạy học xác định Xét từ góc độ

này, quá trình đào tạo gồm các thành tố chính sau:

Mục tiêu và nội dung, chương trình đào tạo (đối tượng, thời gian, mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá kết quả học tập ).

Hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Hoạt động học của học sinh/sinh viên.

Hoạt động giám sát, đánh giá kết quả học tập.

Môi trường đào tạo (môi trường vật chất, tinh thần và môi trường văn hóa).

Từ những phân tích nêu trên có thể cho rằng:

Đào tạo là: Quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ

trong một thời gian nhất định nhằm đạt được kết quả đào tạo theo mục đích, lĩnh

hội kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng lực cá nhân và đáp ứng nhu cầu thực tế của tổ chức xã hội.

* Đào tạo nghề

Tổ chức ILO định nghĩa: Đào tạo nghề là nhằm cung cấp cho người họcnhững kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới công việc,nghề nghiệp được giao [87]

Luật Dạy nghề ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định: “Dạy nghề(đào tạo nghề) là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độnghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạoviệc làm sau khi hoàn thành khóa học”

Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái

độ cần thiết cho người học để thực hiện công việc có năng suất và hiệu quả trongphạm vi một nghề hoặc nhóm nghề Gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nângcao, cập nhật và đào tạo liên quan đến công việc chuyên môn hóa [72]

Ngày đăng: 29/09/2019, 07:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w