1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐẤU THẦU MUA sắm THIẾT bị THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY từ THỰC TIỄN các DOANH NGHIỆP THUỘC tập đoàn điện lực VIỆT NAM EVN

89 71 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Theo đó, đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạtđộng chuyên ngành đặc thù, các vật tư thiết bị chuyên biệt như ngành điện,viễn thông, y tế,..thì hoạt động mua sắm lại còn có tính chất phứ

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ TƯỜNG VY

ĐẤU THẦU MUA SẮM THIẾT BỊ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM - EVN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

HÀ NỘI, năm 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ TƯỜNG VY

ĐẤU THẦU MUA SẮM THIẾT BỊ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM - EVN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác vàtrung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

VŨ THỊ TƯỜNG VY

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1 : LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM THIẾT BỊ & LÝ

LUẬN PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU MUA SẮM THIẾT BỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC 7

1.1 Lý luận đấu thầu mua sắm thiết bị 71.2 Lý luận pháp luật về đấu thầu mua sắm thiết bị của các doanh nghiệp

sử dụng vốn nhà nước 13

Chương 2 : THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU MUA SẮM THIẾT BỊ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC EVN 23

2.1 Đặc điểm các doanh nghiệp thuộc EVN tác động đến hoạt động đấuthầu mua sắm vật tư thiết bị 232.2 Thực trạng pháp luật về nội dung đấu thầu mua sắm thiết bị tại cácdoanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước qua thực tiễn EVN 292.3 Thực trạng pháp luật về trình tự, hình thức và phương thức mua sắmthiết bị tại các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước qua thực tiễn EVN 42

Chương 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU VÀ QUY CHẾ QUẢN LÝ NỘI BỘ EVN VỀ MUA SẮM THIẾT BỊ SỬ

DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC 56

3.1 Giải pháp chung hoàn thiện pháp luật và cách thức tổ chức mua sắmthiết bị tại các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước 563.2 Hoàn thiện Quy chế quản lý nội bộ của EVN về đấu thầu, 62tăng cường công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm thiết bị tại EVN 62

KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Hồ sơ mời thầu

Kế hoạch lựa chọn nhà thầuViện trợ phát triển chính thứcVật tư thiết bị

Ngân hàng Thế giới

Tổ chức thương mại thế giới

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư và Bên mời thầu 36

Bảng 2.2 Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu 37

Bảng 2.3 Đấu thầu mua sắm thiết bị các doanh nghiệp EVN năm 2018 48

Hình 2.1 Tình hình thực hiện đấu thầu năm 2018 EVN 24

Hình 2.2 Tình hình thực hiện đấu thầu qua mạng EVN từ năm 2011-2018 .47

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mua sắm vật tư thiết bị là hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ một

dự án đầu tư xây dựng nào, ảnh hưởng cơ bản đến việc hoàn thành dự án dochiếm khối lượng và chi phí đầu tư nhiều nhất trong tổng mức đầu tư dự án(không kể chi phí đền bù) Ở Việt Nam, đấu thầu được biết đến là một phươngthức lựa chọn đối tác cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ mang lại nhiều lợiích kinh tế to lớn Đặc biệt, đối với các dự án, công trình có quy mô lớn, cóyêu cầu kỹ thuật phức tạp, các dự án công trình được đầu tư bằng ngân sáchnhà nước, tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc chính phủ nước ngoài hoặcDoanh nghiệp nhà nước thì đấu thầu là phương thức tốt nhất để đáp ứng đượccác đòi hỏi của chủ đầu tư về chất lượng công trình, tiến độ thực hiện, tiếtkiệm chi phí xây dựng Theo đó, đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạtđộng chuyên ngành đặc thù, các vật tư thiết bị chuyên biệt như ngành điện,viễn thông, y tế, thì hoạt động mua sắm lại còn có tính chất phức tạp hơn bởivừa phải thực thi đúng pháp luật đấu thầu vừa phải đảm bảo được hiệu quảcủa tổ chức lựa chọn nhà thầu với chất lượng, tiến độ cung cấp vật tư thiết bịđáp ứng đúng yêu cầu, chi phí phù hợp và tiết kiệm nhất Do đó, đấu thầu muasắm vật tư thiết bị phục vụ cho các công trình xây dựng có thể được tổ chứcriêng để đảm bảo tính đồng bộ và đáp ứng kịp thời tiến độ

Sản phẩm của hoạt động xây dựng các công trình xây dựng điện thường

có thời gian sử dụng lâu dài, nhất là công trình nhà máy thủy điện, phát điện,đường dây và trạm biến áp 500kV, luôn gắn với những nguồn vốn đầu tư lớn

mà chất lượng vật tư thiết bị là yếu tố then chốt quyết định chất lượng côngtrình xây dựng Sản phẩm này đòi hỏi phải bảo đảm tính năng sử dụng, antoàn, tiết kiệm, có hiệu quả Do vậy để hình thành một dự án đầu tư xây dựng,hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ nhiều qui trình, qui phạm ở những

Trang 8

công đoạn khác nhau Lựa chọn nhà thầu để thực hiện cung cấp thiết bị khôngchỉ là một công đoạn quan trọng và có ý nghĩa lớn, ảnh hưởng đến hiệu quảcủa quá trình đầu tư dự án mà còn có ý nghĩa trong việc phòng chống thamnhũng, tránh thất thoát, và chống cạnh tranh không lành mạnh…

Là một công đoạn quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả củacác công trình xây dựng, tại Việt Nam hiện nay hoạt động đấu thầu đã đượcpháp luật qui định khá chặt chẽ Tuy nhiên, cùng với đà tăng mạnh sự pháttriển của nền kinh tế xã hội nói chung và trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trongngành điện nói riêng thì hoạt động đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị cũng phátsinh nhiều vấn đề cần được pháp luật điều chỉnh một cách rõ ràng, chặt chẽhơn Thực tiễn trong những năm gần đây tại Việt Nam cho thấy, các hành vi

vi phạm trong lĩnh vực cung cấp vật tư thiết bị cho các công trình ngày càngnhiều để lại những hậu quả nghiêm trọng không chỉ liên quan tới việc mất mát

về tài sản, tính mạng con người mà còn ảnh hưởng đến cả vấn đề chính trị xãhội, đặc biệt là những tai nạn điện do vật tư thiết bị kém chất lượng mànguyên nhân chính từ vấn đề tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp Do đó nhucầu hoàn thiện pháp luật về đấu thầu nói chung và đấu thầu mua sắm vật tưthiết bị nói riêng luôn là vấn đề cần được quan tâm trong quá trình hoàn thiện

hệ thống pháp luật Việt Nam

Tập Đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam (viết tắt EVN) là doanh nghiệp100% vốn Nhà nước – với sứ mệnh đưa điện đến mọi miền đất nước, nhiệm

vụ sản xuất, quản lý và phân phối điện trên toàn lãnh thổ Việt Nam Các góithầu mua sắm của EVN thuộc phạm vi quy định của Luật đấu thầu 2013,trong đó đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị chiếm phần tỷ trọng lớn nhất(khoảng 65% tổng vốn đầu tư) EVN đang triển khai kế hoạch thực hiện côngtác sắp xếp, tái cơ cấu, đổi mới, cổ phần hóa năm 2019 theo Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 05/01/2019 của Thủ Tướng Chính phủ Theo đó, hàng loạt doanh

Trang 9

nghiệp dịch vụ mới sắp “chào sân” nên ngành điện cũng chuẩn bị vào cuộccạnh tranh ngày càng mạnh mẽ mà trong đó đấu thầu mua sắm thiết bị hiệuquả là rất quan trọng.

Trên cơ sở những nhận định trên, tác giả quyết định lựa chọn nghiên

cứu đề tài “Đấu thầu mua sắm thiết bị theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ

thực tiễn các doanh nghiệp thuộc Tập Đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam – EVN” với mong muốn tìm hiểu sâu hơn các quy định pháp luật đấu thầu, đánh

giá thực trạng về pháp luật Việt Nam đấu thầu hiện hành và quy chế quản lýnội bộ về công tác đấu thầu trong EVN, từ đó tìm ra những điểm còn chưaphù hợp và đề xuất các phương hướng giúp hoàn thiện các quy định này, gópphần nâng cao hiệu quả của pháp luật đấu thầu và quy chế quản lý nội bộEVN trong lĩnh vực đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật về đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị không phải là vấn đề mới

mẻ ở Việt Nam Đã có nhiều bài báo, công trình nghiên cứu viết về vấn đềnày nhưng mới chỉ là những nghiên cứu chung, hoặc riêng về đấu thầu muasắm hàng hóa quốc tế, đấu thầu lựa chọn dịch dụ hàng hóa, hoặc nghiên cứuriêng Quy chế đấu thầu mua sắm của Tập đoàn, tổ chức kinh tế nhà nước.Hiện chưa có bài viết, hay công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu vềpháp luật đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị cho các dự án đặc thù ngành điệntại Việt Nam

Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu khoa học, các sách chuyênkhảo, các luận văn, luận án, các bài viết trong các tạp chí pháp luật đề cập vềpháp luật đấu thầu nói chung (gồm đấu thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa quốctế) và pháp luật đấu thấu tại các chủ thể công khác hoặc kiểm soát nạn thông

thầu (thỏa thuận hạn chế cạnh tranh) như: Phạm Thị Huyền,“Thỏa thuận hạn

chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn

Trang 10

thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội, 2017; Nguyễn Duy Phương,

“Quy chế đấu thầu Quốc tế về mua sắm hàng hóa “, Luận văn thạc sĩ Luật

học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006; Đỗ Kiến Vọng, “Quản lý nhà nước về

đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện khoa

học xã hội, 2019; Lê Công Trực, “Pháp luật về xử lý vi phạm trong hoạt động

đầu tư xây dựng cơ bản tại các doanh nghiệp”, Luận văn thạc sĩ Luật học,

Đại học Huế, 2018; Ngô Minh Hải, “Quản lý đấu thầu - thực trạng ở Việt

Nam và kinh nghiệm quốc tế”, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội; Nguyễn

Thành Nam, “Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng – Thực trạng và

hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà nội,

2014…

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lýluận và thực tiễn pháp luật điều chỉnh đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị chocác dự án đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và EVN nóiriêng, từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật

về vấn đề này

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Để thực hiện được những mục đích trên, đề tài phải giải quyết nhữngnhiệm đặt ra, đề tài phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu, phân tích về lý luận đấu thầu mua sắm và pháp luật liênquan đến đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị tại các doanh nghiệp sử dụng vốnnhà nước

- Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh đấu thầu mua sắm vật tư thiết

bị tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn điện lực quốc gia Việt Nam (EVN)

Trang 11

- Từ những nghiên cứu, phân tích trên đưa ra một số giải pháp nhằmhoàn thiện pháp luật đấu thầu và quy chế quản lý nội bộ về đấu thầu mua sắmvật tư thiết bị tại các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước của EVN.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật về đấu thầu mua sắmvật tư thiết bị, và các quy định, hướng dẫn liên quan pháp luật Việt Nam vềđấu thầu mua sắm vật tư thiết bị, Quy chế đấu thầu của EVN cũng như thựctiễn đấu thầu tại EVN

Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu về đấuthầu mua sắm thiết bị (thực chất là vật tư thiết bị) của các doanh nghiệp nhànước như EVN mà không mở rộng ra các hoạt động đấu thầu khác

Luận văn chỉ phân tích, đánh giá pháp luật và thực tiễn áp dụng tạiEVN cũng như vai trò của quy chế quản lý nội bộ EVN về công tác lựa chọnnhà thầu cung cấp vật tư thiết bị tại các doanh nghiệp thuộc EVN từ thời điểmLuật đấu thầu 2013 có hiệu lực

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp luận của triết họcMác – Lênin Trên nền tảng các phương pháp đó, tác giả sử dụng phương phápnghiên cứu cụ thể: phân tích – tổng hợp, lịch sử kết hợp với các phương phápnhư thống kê, so sánh luật học…để giải quyết nội dung khoa học của luận văn

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn bám sát các chủtrương đường lối của Đảng và Nhà nước ta về chính sách hướng tới thị trườngđiện, đảm bảo cạnh tranh và kiểm soát vốn đầu tư trong lĩnh vực đấu thầumua sắm hàng hóa

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Những đóng góp của luận văn thể hiện tập trung ở những nội dung sau:

Trang 12

- Luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận và pháp luật vềđấu thầu mua sắm vật tư thiết bị, qua đó cho thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng

to lớn đến hiệu quả kinh tế, xã hội từ các dự án đầu tư có mua sắm thiết bị này

- Luận văn đã đánh giá thực trạng pháp luật đấu thầu mua sắm vật tưthiết bị, Quy chế quản lý nội bộ về trong lĩnh vực đấu thầu của EVN

- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật đấuthầu mua sắm hành hóa ở Việt Nam, Quy chế quản lý nội bộ trong lĩnh vựcđấu thầu EVN

- Qua việc phân tích có hệ thống các quy định của pháp luật và củaEVN về đấu thầu mua sắm thiết bị, áp dụng nghiêm túc và vận dụng linhđộng, từ đó có đánh giá điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để cải thiện, khắcphục các tồn tại, vướng mắc nhằm chọn được nhà thầu có năng lực phù hợpvới giá trúng thầu tối ưu nhất, kịp thời cung cấp thiết bị cho các dự án đầu tưxây dựng

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo kếtcấu luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận về đấu thầu mua sắm thiết bị và lý luận pháp luật vềđấu thầu mua sắm vật tư thiết bị các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước

Chương 2: Thực trạng đấu thầu mua sắm thiết bị theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn các doanh nghiệp thuộc EVN

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật đấu thầu và Quy chế quản lýnội bộ của EVN về mua sắm thiết bị các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước

Trang 13

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM THIẾT BỊ & LÝ LUẬN PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU MUA SẮM THIẾT BỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC 1.1 Lý luận đấu thầu mua sắm thiết bị tại các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước

1.1.1 Khái niệm về đấu thầu mua sắm thiết bị

Trên thực tế đã tồn tạimột số thuật ngữ về đấu thầu trong các văn bảnpháp quy khác nhau Tuy nhiên, bản chất của "đấu thầu mua sắm" dù được quyđịnh dưới dạng Quy chế hay Luật cũng đều sử dụng một thuật ngữ có xuất xứ

từ tiếng Anh là "Procurement" (mua sắm) Như vậy, tuy gọi là Quy chế hayLuật Đấu thầu nhưng bản chất là Quy chế Mua sắm (Procurement Regulation)hoặc Luật Mua sắm (Law on Procurement)

Dưới góc độ pháp lý, Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học thì đấu thầu hàng hóa là: “Mua hàng thông qua mời thầu nhằm lựa chọn thương nhân dự

thầu đáp ứng được các yêu cầu về giá cả, điều kiện kinh tế - kỹ thuật do bên mời thầu đặt ra” [29, tr.46] Khái niệm "đấu thầu" được ghi nhận tại Điều

214 Luật Thương mại năm 2005 như là một hoạt động thương mại., theo đó

một bên mua hàng hoá thông qua mời thầu (bên mời thầu) nhằm lựa chọntrong số các thương nhân tham gia đấu thầu (bên dự thầu) đáp ứng tốt nhấtcác yêu cầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (bêntrúng thầu) Còn theo Điều 4 Luật đấu thầu 2013 thì đấu thầu mua sắm thiết bị

là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng mua sắm hànghóa trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế

Như vậy có thể thấy, Luật Đấu thầu 2013 và Luật Thương mại 2005 đềuquy định đấu thầu mua sắm thiết bị (đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp hànghóa là vật tư thiết bị) là quá trình lựa chọn và ký kết thực hiện hợp ồđng của

Trang 14

chủ đầu tư các dự án đầu tư công và các doanh nghiệp nhà nước với các nhà thầu cung cấp thiết bị, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế Khái niệm hàng hóa trong đấu ầuth được hiểu là những sản phẩm vật chất, vật tư thiết bị được chuẩn hóa, có giá trị và giá trị sử dụng phục

vụ cho một mục đíchửsdụngnhất định nào đó, gồm cả vật tư và thiết bị Với ý nghĩa như vậy, hàng hóa trong đấu thầu thông thường bao gồm các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên nhiên vật liệu, vật tư, phụ tùng,…đã được chuẩn hóa, có giá trị sử dụng, đápứng yêu cầu của bên mời thầu

1.1.2 Vai trò và đặc điểm của đấu thầu mua sắm thiết bị tại các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước

1.1.2.1 Vai trò của đấu thầu mua sắm thiết bị

Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thịtrường phát triển nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹ thuậtcủa bên mời thầu Vì vậy, hoạt động đấu thầu mang lại lợi ích to lớn đối với chủđầu tư, nhà thầu và nền kinh tế quốc dân nói chung Đấu thầu có vai trò đảm bảobốn nội dung: hiệu quả - cạnh tranh - công bằng - minh bạch Hiệu quả có thể vềmặt tài chính hoặc thời gian hay một tiêu chí nào khác tuỳ thuộc vào mục tiêucủa dự án Muốn đảm bảo hiệu quả cho dự án phải tạo điều kiện cho nhà thầucạnh tranh công khai ở phạm vi rộng nhất có thể nhằm tạo ra sự công bằng, đảmbảo lợi ích cho các bên Với các dự án có tổng đầu tư lớn, có giá trị về mặt kinh

tế hoặc xã hội thì đấu thầu là một khâu quan trọng không thể thiếu và phải tuânthủ theo quy định của nhà nước hoặc tổ chức tài chính cho vay vốn

Đối với chủ đầu tư, thông qua đấu thầu, chủ đầu tư có thể lựa chọn cácnhà thầu đáp ứng được yêu cầu về chất lượng công trình, tiết kiệm được vốnđầu tư xây dựng cơ bản, bảo đảm tiến độ xây dựng công trình Bảo đảmquyền chủ động, tránh tình trạng phụ thuộc vào một nhà xây dựng trong xâydựng công trình Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các

Trang 15

doanh nghiệp xây dựng Cho phép chủ đầu tư nâng cao trình độ, năng lực độingũ cán bộ kinh tế kỹ thuật của chính các chủ đầu tư.

Đối với nhà thầu, khi tham dự hướng tới mục tiêu thắng thầu, các nhà thầuphải tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện Nhờ nguyên tắc công khai vàbình đẳng trong đấu thầu, các nhà thầu phải phát huy tối đa tính chủ động trongviệc tìm kiếm các cơ hội tham dự đấu thầu và kí kết hợp đồng (khi trúng thầu)tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển sản xuất Thông qua đấuthầu, các nhà thầu phải đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao năng lực công nghệ

và kỹ thuật, từ đó sẽ nâng cao năng lực của doanh nghiệp, dẫn đến nâng cao hiệuquả kinh tế khi giá bỏ thầu thấp nhưng vẫn thu được lợi nhuận [22, tr.8]

* Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân

Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước vềđầu tư xây dựng, hạn chế và loại trừ được tình trạng thất thoát, lãng phí vốnđầu tư [22, tr.9] Đồng thời hoạt động này cũng góp phần nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng và toàn nềnkinh tế nói chung, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữacác doanh nghiệp - đây là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của ngànhcông nghiệp nước ta, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới côngnghệ, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới

Trong một dự án đầu tư xây dựng của các tập đoàn kinh tế, doanhnghiệp sử dụng vốn nhà nước, giá trị vật tư thiết bị thường rất cao, thườngchiếm tỷ trọng từ 60%-70% tổng mức đầu tư tính theo cơ cấu từng dự án (từvài chục tỷ đến vài trăm tỷ đồng hàng năm) Số gói thầu mua sắm vật tư thiết

bị chiếm hơn 57% trong 2 loại gói thầu trực tiếp tạo ra sản phẩm là xây lắp vàmua sắm [16, tr.2] Hoạt động đấu thầu mua sắm thiết bị của các doanhnghiệp này thường qua hình thức mua sắm tập trung với khối lượng rất lớn -tổng hợp nhu cầu cho từng quý hoặc nửa năm/năm; đảm bảo mua sắm được

Trang 16

vật tư thiết bị có chất lượng tốt, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, tínhnăng công nghệ mới, đặc biệt là đối với các ngành có vật tư thiết bị đặc thùnhư ngành điện, viễn thông, dầu khí, Nhà thầu đảm bảo cung cấp vật tư thiết

bị đáp ứng tiến độ thỏa thuận hợp đồng, không sớm và cũng không trễ Việcsai, khác tiến độ cung cấp vật tư thiết bị gây ảnh hưởng xấu đến kết quả tối ưuhóa chi phí của bên mua: mức tồn kho cao nếu nhận sớm, trễ tiến độ thi cônglắp đặt nếu nhận vật tư thiết bị trễ Do đó hoạt động này có vai trò quan trọngnhất trong mọi hoạt động đấu thầu của một doanh nghiệp

1.1.2.2 Đặc điểm đấu thầu mua sắm thiết bị tại các doanh nghiệp sửdụng vốn nhà nước

Xét đấu thầu là một phương thức quản lý chi tiêu công tối ưu và hiệu quả của Chính phủ, là phạm trù kinh ết tồn tại khách quan, gắn liền với quá trình phát triển của nhà nước, đấu thầu mua sắm có đặc điểm cơ bản chỉ được áp dụng đốiớvi những dự án, gói thầu sử dụng ngânsách hoặc vốn nhà nước được hình thành do ựs đóng góp từ thuế, phí, lệ phí…của người dân và toàn xã hội,

do đó đấu thầu được quản lý chặt chẽ bởi nhà nước Xét về bản chất, hoạt động đấu thầu mua sắm có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, đấu thầu mua sắm luôn gắn liền với quan hệ mua bán hàng

hóa, chỉ được tổ chức khi các chủ thể có nhu cầu mua sắm hàng hóa với mụcđích lựa chọn được người cung cấp hàng hóa tốt nhất Về thực chất đấu thầuchỉ là giai đoạn tiền hợp đồng cung cấp hàng hóa giữa các bên trong hợpđồng Kết quả đấu thầu là cơ sở để các bên thương thảo các chi tiết của hồ sơ

dự thầu để được đưa vào nội dung hợp đồng

Thứ hai, đấu thầu mua sắm là một quá trình đa chủ thể Trong quá trình

đấu thầu luôn có hai bên là bên mời thầu và bên dự thầu Bên mời thầu là bên

có nhu cầu mua sắm hàng hóa sử dụng vốn nhà nước, còn bên dự thầu là cácthương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa cho gói thầu Về nguyên tắc số

Trang 17

lượng nhà thầu tham dự một gói thầu luôn phải nhiều hơn một Theo nguyêntắc này thì chỉ định thầu là một trường hợp ngoại lệ của đấu thầu Trong quan

hệ đấu thầu chủ thể thứ ba thường xuất hiện là các nhà tư vấn – họ hiện diệnnhư một nhân tố đảm bảo cho quá trình đấu thầu được thực hiện nghiêm túc.Ngoài ra, còn có các chủ thể là các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thẩmđịnh, phê duyệt kết quả đấu thầu nhằm đảm bảo cho quá trình đấu thầu diễn ratheo đúng trình tự, thủ tục theo quy định

Thứ ba, đấu thầu mua sắm là quá trình cạnh tranh bình đẳng, công khai,

minh bạch Bên mời thầu đưa ra trước các yêu cầu của mình để các bên dự thầucăn cứ vào đó để đưa ra mức giá cung cấp hàng hóa, đó là sự cạnh tranh giữa cácbên dự thầu Cạnh tranh tuân theo những nguyên tắc và yêu cầu nhất định, đảmbảo công bằng và khách quan: có nhiều bên tham gia; các nhà dự thầu độc lậpvới nhau và với bên mời thầu; các bên dự thầu được hưởng các điều kiện và cơhội ngang nhau, không có bất kì sự phân biệt đối xử nào; không tồn tại bất cứthỏa thuận nào giữa các bên dự thầu dẫn tới việc làm sai lệch kết quả Điều này

đã tạo ra sự minh bạch trong cả quá trình đấu thầu Nếu thiếu các điều kiện trên

sẽ làm vô hiệu hóa cơ chế cạnh tranh – đấu thầu không còn ý nghĩa, thậm chí còn

để lại nhiều hệ lụy với nền kinh tế - xã hội; đặc biệt là khi nguồn vốn sử dụng đểmua hàng hóa, dịch vụ là vốn Nhà nước, vốn ODA, vốn WB…

Trong những năm gần đây, Việt Nam trên đà phát triển hội nhập thếgiới, đấu thầu mua sắm hàng hóa của các doanh nghiệp nhà nước theo phươngthức sử dụng công nghệ mang lại hiệu quả cao hơn, tác giả nhận thấy có thêm

3 đặc điểm cơ bản nổi bậc sau:

(i) Mua sắm tập trung luôn là cách thức tối ưu được lựa chọn Đặc thù

gói thầu mua sắm vật tư thiết bị là thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổngmức đầu tư của dự án; công tác mua sắm được tổ chức thường xuyên, liên tụctheo từng đợt hay định kỳ để phục vụ nhu cầu xây dựng, lắp đặt trong dự án

Trang 18

được kịp thời đồng bộ Do vậy đặc điểm cơ bản của đấu thầu mua sắm hàng hóa là đấu thầu tập trung.

Đấu thầu tập trung (Mua sắm tập trung) là hình thức đấu thầu được thực hiện ậpt trung tại một đầu mối phụ trách chung phân theo lĩnhựvc ngành hoặc theo phạm vi lãnh thổ; được áp dụng trong trường hợp hàng hóa cần mua sắm với số lượng nhiều, chủng loại tương ựt ở một hoặc nhiều chủ đầu tư Việc áp dụng mua sắm tập trung không chỉ giúp tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt độngmua sắm mà còn tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí mua sắm, rút ngắn thời gian và chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu, đồng thời hạn chế được tình trạng thamnhũng, lãng phí trong đấu ầthu phân tán

(ii) Đặc điểm thời sự nhất hiện nay là đấu thầu qua mạng bắt đầu phổ

biến Tại Việt Nam đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị là hoạt động đầu tiênđược pháp luật quy định phải thực hiện đấu thầu qua mạng nhằm đảm bảotính công khai, minh bạch và cạnh tranh công bằng, giảm thiểu tối đa các hiệntượng tiêu cực trong lựa chọn nhà thầu

Đấu thầu qua mạng là hình thức đấu thầu thực hiện trực tuyến thông qua

hệ thống mạng đấuầuthquốc gia- hệ thống công nghệhôngt tin do cơ quan quản

lý nhà nước về hoạt động đấu thầu xây dựng và quản lý thống nhất thông tin về đấu thầu Tất cả các công việctrong đấu thầu như đăng tải thông báo mời thầu, phát hành HSMT, đánh giá hồ sơ dự thầu và thông báo kết quả, được đăng tải công khai và mọi người đều có thể truy cập thông tin không hạn chế Dữ liệu trong cuộc đấu thầu đều được xác thực, bảo mật và được quản lý chặt chẽ theo đúng quy định Nhà nước Hình thức đấu thầu qua mạng ẽs giúp các nhà thầu cũng như bên mời thầu tiết kiệm được chi phí, ểth hiện tính công bằng và minh bạch cao

(iii) Bên mời thầu thường chọn phương thức đấu thầu rộng rãi quốc tế

khi tổ chức mua sắm vật tư thiết bị cho các gói thầu chuyên biệt, có yêu cầu

Trang 19

kỹ thuật rất cao và đặc thù, có khối lượng lớn về giá trị và số lượng Đặc tính, tiêu chuẩn kỹ thuật được xác định trước và được nêu rõ trong HSMT, đáp ứngtheo quy định của một tổ chức quốc tế hay quốc gia nào đó như: tiêu chuẩn châu Âu, ISO 9001-BQVI/TUV (Tiêu chuẩn quốc tế cho các hệ thống quản lýchất lượng của Bureau Veritas/TUV North Group)

1.2 Lý luận pháp luật về đấu thầu mua sắm thiết bị của các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước

1.2.1 Yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với gói thầu mua sắm thiết bị i) Yêu cầu đảm bảo tính cạnh tranh công khai và minh bạch

Đấu thầu là một quan hệ kinh tế khách quan, phản ánh nhu cầu tất yếu củanền kinh tế thị trường, theo đó nơi sản xuất và trao đổi hàng hóa luôn diễn biếntrong trạng thái cung lớn hơn cầu Khi một chủ thể nào đó có nhu cầu mua sắmhàng hóa, sử dụng dịch vụ thì cũng là lúc có rất nhiều người có khả năng đápứng nhu cầu đó, chủ đầu tư hoặc bên mời thầu phải tổ chức đấu thầu để chọn ratrong những người có khả năng cung cấp hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thỏamãn những điều kiện của mình đồng thời phải có giá hợp lý nhất Như vậy, bảnchất của đấu thầu là lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu đểthực hiện gói thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch vàhiệu quả kinh tế, do vậy yêu cầu quan trọng thứ nhất của quá trình tổ chức lựachọn nhà thầu là đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch

Về phía Bên mời thầu, công tác đấu thầu vẫn luôn là một lĩnh vực ẩn chứanhiều yếu tố nhạy cảm, có thể gây nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn; vì thế để đấuthầu thực sự là sân chơi cạnh tranh, công bằng với tất cả nhà thầu, cần sự vàocuộc mạnh mẽ và sự quyết tâm minh bạch từ bên mời thầu là chính Pháp luậtđấu thầu luôn hướng tới mọi yếu tố tạo sự công khai, rõ ràng và minh bạch trongtất cả khâu, từ khâu lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT), lập HSMT,đăng thông tin công khai, xét và công bố kết quả trúng thầu,…

Trang 20

ii) Bảo đảm lợi ích Bên mời thầu và quyền tiếp cận thông tin bên dự thầu

* Đối với lợi ích của bên mời thầu

Bên mời thầu luôn mong muốn với một số tiền nhất định, được phépchi tiêu theo kế họach, sẽ đựợc thỏa mãn tốt nhất về chất lượng sản phẩm vàgiá cả hợp lý Trong khi đó, họ chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước,các công ty, các tổ chức (các ban quản lý) không phải lúc nào cũng am hiểu

về thị trường, không có kinh nghiệm về mua bán, không có kinh nghiệm vềchủng loại hàng hóa cũng như chất lượng của hàng hóa Vì vậy, đấu thầu làbiện pháp hiệu quả nhất đối với họ Bởi vì, trong mối quan hệ giữa các bêntrong đấu thầu thì thị trường thuộc về người mua hàng, trong đó chỉ có mộtngười mua và rất nhiều người bán Người mua sẽ có nhiều cơ hội để đạt đượclợi ích tối đa trong thị trường này liên quan đến giá cả, chất lượng sản phẩm,

và các điều kiện tài chính, thương mại khác như: Thời hạn giao hàng; thời hạnbảo hành; dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật; dịch vụ cung cấp vật tư tiêu hao; mức độ uytín và kinh nghiệm của nhà cung cấp

* Đối với quyền tiếp cận thông tin của bên dự thầu

Để có được lợi ích quan trọng từ việc đấu thầu, các nhà thầu luôn tíchcực, chủ động “săn lùng tìm hàng”, tìm kiếm thông tin mời thầu để tham dự.Nhà thầu không trúng thầu có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau, về nănglực kinh nghiệm, giá cao, năng lực tài chính, nhưng nếu từ nguyên nhân thiếuthông tin hoặc thông tin không chính xác thì đó không hẳn do lỗi của họ Vìthế, nhu cầu điều chỉnh pháp luật tối quan trọng cho bên dự thầu là đảm bảođược quyền tiếp cận thông tin trong đấu thầu đầy đủ và chính xác

1.2.2 Cơ sở pháp lý điều chỉnh đấu thầu mua sắm thiết bị tại các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước

Khái niệm về đấu thầu đã được ghi nhận trong hai văn bản pháp luật cógiá trị pháp lý cao là Luật Thương mại 2005 và Luật Đấu thầu 2013 Theo đó,

Trang 21

Luật Đấu thầu 2013 có vai trò là công cụ pháp lý để quản lý Nhà nước đối vớiviệc đấu thầu các dự án liên quan đến hoạt động chi tiêu, sử dụng vốn Nhànước trong mua sắm hàng hóa, vật tư thiết bị Còn Luật Thương mại 2005điều chỉnh quản lý hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại.

Do vậy, xuyên suốt quá trình đấu thầu mua sắm thiết bị, cơ sở pháp lý caonhất là Luật đấu thầu 2013 và các Nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan,các Luật Thương mại 2005, Luật Doanh nghiệp, và các pháp luật quốc tếtheo yêu cầu của nhà tài trợ (nếu có) cho việc đấu thầu mua sắm hàng hóa tạiViệt Nam Đặc biệt, Luật đấu thầu 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướngdẫn chi tiết thi hành Luật đấu thầu (sau đây viêt tắt là NĐ 63/2014) là các vănbản chuyên ngành cho mọi hoạt động lựa chọn nhà thầu

Nhằm tăng cường quản lý pháp luật chặt chẽ công tác đấu thầu, hàng loạtcác văn bản pháp luật được ban hành quản lý việc công khai minh bạch bằng kếhoạch tổng thể và lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng tại Quyết định 1402/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 13/7/2016 về phê duyệt kế hoạch tổng thể

và lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016 – 2025 (QĐ 1402), Thông

tư 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 quy định lựa chọn nhà thầu qua hệthống mạng đấu thầu quốc gia (TT 04/2017)…; chấn chỉnh công tác đấu thầutrong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụngvốn Nhà nước tại Chỉ thị số 47/CT-TTg của Thủ tướng ngày 27/12/2017 về việcchấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động muasắm thường xuyên sử dụng vốn Nhà nước (Chỉ thị 47); quy định chi tiết việcgiám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu tại Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch đầu tư ngày 22/7/2016 (TT 10/2016); ưu tiên trongđấu thầu bằng tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong các

dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn Nhànước tại Chỉ thị 13/CT-TTg của Thủ Tướng ngày 04/4/2017 tăng cường sử

Trang 22

dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong các dự án đầu tư phát triển vàhoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn Nhà nước (Chỉ thị 13),

Về lựa chọn nhà thầu qua mạng, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị chủ đầu tư, bên mời thầu nghiêm túc thực hiện lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng theo Kế hoạch tổng thể lộ trình giai đoạn 2016 - 2025 được phê duyệt tại QĐ 1402 và Thông

tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC quy định chi tiết về việc cung cấp, đăng tải thông tin đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng (TTLT 07).

Với việc ra đời TT 04/2017 có nhiều điểm mới, nổi bật mang tính độtphá so với các quy định hiện hành trong lĩnh vực đấu thầu qua mạng; đồngthời, phạm vi áp dụng đấu thầu qua mạng được mở rộng cho hầu hết các góithầu quy định trong Luật Đấu thầu 2013

Một văn bản pháp luật quan trọng khác trong lĩnh vực đấu thầu qua mạngđược ban hành là Thông tư số 06/2017/TT-BKHĐT ngày 05/12/2017 của BộKH&ĐT quy định chi tiết việc cung cấp thông tin về đấu thầu, báo cáo tình hìnhthực hiện hoạt động đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (TT 06/2017) Thông tư này

ra đời đã tạo thêm một điểm nhấn trong nỗ lực tăng cường công khai, minh bạch

và hiệu quả giám sát trong công tác đấu thầu, đã hướng dẫn về quy trình, cáchthức thực hiện cung cấp thông tin và báo cáo cũng như các biểu mẫu để các chủthể báo cáo áp dụng đảm bảo thuận tiện, có hệ thống, tiến tới giảm thiểu tối đathủ tục hành chính Theo đó, nếu Bên mời thầu đăng tải thiếu loại thông tin nàothì sẽ không đăng tải được các thông tin các bước kế tiếp trong quá trình lựachọn Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu hoàn toàn có thể theo dõiđược sự tuân thủ các quy định về đăng tải, cung cấp thông tin đấu thầu của cácchủ đầu tư, bên mời thầu theo thời gian thực tế

Mới đây, ngày 08/4/2019 Thủ Tướng Chính phủ vừa ban hành Quyếtđịnh 17/2019/QĐ-TTg về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trìhoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong

Trang 23

trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu; tạo thuận tiệncho các doanh nghiệp trong việc tổ chức mua sắm vật tư, thiết bị, công cụ,dụng cụ nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu duy trì hoạt động thường xuyên.

1.2.3 Nội dung pháp luật đấu thầu mua sắm thiết bị của doanh nghiệp

sử dụng vốn nhà nước

Pháp luật đấu thầu mua sắm thiết bị của doanh nghiệp sử dụng vốn nhànước bao gồm những nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh quan hệ đấu thầumua sắm hàng hóa như sau:

i) Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh đấu thầu:

Đấu thầu mua sắm thiết bị sử dụng vốn nhà nước phải được thực hiệntheo nguyên tắc công khai, minh bạch và bảo đảm cạnh tranh giữa các nhàthầu cung cấp vật tư thiết bị

Nhờ nguyên tắc công khai và bình đẳng trong đấu thầu, các doanhnghiệp có cơ hội tìm kiếm dự án, tham gia đấu thầu và ký kết hợp đồng (nếutrúng thầu), tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, phát triển sản xuấtkinh doanh Khi thắng thầu, mỗi nhà thầu sẽ nâng cao năng lực của doanhnghiệp không chỉ trong một lần tham gia đấu thầu mà còn góp phần phát triển

mở rộng qui mô, dần sẽ tự nâng cao hiệu quả quản trị tài chính, làm giảm chiphí và thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong mua sắm hàng hóa hiện nay, hình thức đấu thầu là công bằng nhất,bắt buộc các doanh nghiệp tham gia muốn thắng thầu đều phải tự nâng cao nănglực của mình Nhà thầu nào có sức cạnh tranh cao sẽ thắng thầu Chủ đầu tư dựatrên các tiêu chuẩn được xác định trước để so sánh, lựa chọn nhà thầu, có sựgiám sát của cơ quan thẩm quyền Sự công bằng khách quan như vậy sẽ tạo rasức cạnh tranh lành mạnh, sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trong toàn xã hội

ii) Chủ thể mở thầu và tham gia đấu thầu: Bất kỳ một tổ chức kinh tế,

tổ chức xã hội nào có nhu cầu mua sắm hàng hóa, vật tư thiết bị phục vụ sản

Trang 24

xuất, kinh doanh sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên, hoặc tổ chức chính trị

xã hội, quân đội, cơ quan nhà nước sử dụng vốn nhà nước đều thuộc đối

tượng điều chỉnh của Luật đấu thầu 2013 Theo đó bên mời thầu là chủ dự án,

chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư thuộc

các Doanh nghiệp nhà nước nhiều nhất - được giao trách nhiệm thực hiện

công việc đấu thầu EVN là Tập đoàn kinh tế nhà nước với các công ty thuộc

tập đoàn chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu 2013

Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu

trong trường hợp đấu thầu tư vấn nhà thầu có là cá nhân Nhà thầu là nhà cung

cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư

cách pháp nhân Việt Nam hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

iii) Gói thầu vật tư thiết bị

Những nội dung mua sắm vật tự thiết bị giống nhau thuộc một hoặc nhiều

dự án có thể sử dụng chung một gói thầu để lựa chọn nhà thầu với mặt h đang tìm kiếm.Tức có thể tiến hành mua sắm cho từng dự án hoặc chung cho tất cả các dự án và thể hiện trong một gói thầu (gói thầu mua sắm hàng hóa)

Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi gói thầu, phù hợp

với nội dung nêu trong dự toán mua sắm Trường hợp gói thầu gồm nhiều

phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội

dung cơ bản của từng phần

Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán

(nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên Giá

gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả

chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế Giá gói thầu được cập nhật trong thời

hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết Trường hợp gói thầu gồm

nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu

Trang 25

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếpvốn, thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn hỗtrợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơcấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.

iv) Trình tự thủ tục đấu thầu

Trước tiên, để bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu thànhlập tổ chuyên gia hoặc thuê tư vấn giúp việc trên cơ sở chấp thuận của người

có thẩm quyền Tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của từng gói thầu,thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về: Kỹ thuật, công nghệ;kinh tế, tài chính; pháp lý,

Tổ chuyên gia có trách nhiệm phân tích đánh giá, so sánh và xếp hạng các

hồ sơ dự thầu sau khi mở thầu; tổng hợp tài liệu và lập báo cáo xét thầu Nguyêntắc làm việc tổ chuyên gia là phát biểu trung thực, khách quan ý kiến của mìnhbằng văn bản với bên mời thầu trong quá trình làm việc và chịu trách nhiệm bảomật thông tin, không được cộng tác với nhà thầu dưới bất cứ hình thức nào,không được tham gia thẩm định kết quả đấu thầu các gói thầu mình đánh giá Tổtrưởng tổ chuyên gia do bên mời thầu quyết định và được cấp có thẩm quyềnchấp thuận, có trách nhiệm điều hành công việc Chuyên gia hoặc tư vấn phải cótrình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu, có kinh nghiệm trong công tác quản

lý thực tế, am hiểu quá trình tổ chức đánh giá kết quả

Việc tổ chức đấu thầu mua sắm được thực hiện theo trình tự 6 bước quyđịnh tại Điều 38 Luật đấu thầu 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:

chọn nhà thầu; Lập hồ sơ mời thầu; Thẩm định và phê duyệt HSMT.

rõ HSMT; chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu; Mở thầu.

Trang 26

 Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm: Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ

sơ dự thầu; Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu; Xếp hạng nhà thầu.

- Chỉ định thầu lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của góithầu để thương thảo và ký kết hợp đồng Nhà thầu được lựa chọn có nhữngđiều kiện nhất định mà những nhà thầu khác không đáp ứng được Luật đấuthầu quy định rõ 6 trường hợp được chỉ định thầu tựu trung là các gói thầumang tính chất cấp bách, giá trị nhỏ, rất chuyên biệt, đặc thù

- Mua sắm trực tiếp được áp dụng với gói thầu mua sắm hàng hóa tương

tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm thuộc dự án, dự toán mua sắm khác

- Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm được áp khi gói thầu mua sắmhàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêuchuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng

- Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán muasắm trong tường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực

kĩ thuật, tài chính, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu

Trang 27

Trong đó, đấu thầu rộng rãi (trong nước và quốc tế) được sử dụng phổbiến nhất, tiếp đến là mua sắm trực tiếp theo các hợp đồng đã ký qua đấu thầurộng rãi Chào hàng cạnh tranh cũng khá thuận lợi sử dụng khi mua sắm vật tưthiết bị thông dụng, sẵn có tiêu chuẩn hóa Đấu thầu hạn chế cũng như chỉ địnhthầu chỉ sử dụng rất ít với đặc thù rất riêng của nó vì Bên mời thầu phải chứngminh được hiệu quả tài chính rõ ràng, thuyết phục Người quyết định đầu tư chấpthuận Cuối cùng, hình thức tự thực hiện gần như không được Chủ đầu tư ápdụng cho mua sắm bởi nếu không chuẩn xác vai trò các bên thì rất dễ vi phạmbảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu được quy định tại Điều 6 Luật đấu thầu 2013.

vi) Các phương thức đấu thầu gồm:

- Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, được tiến hành trong một lần duy nhất trọn vẹn với hồ sơ dự thầu hay hồ sơ đề xuất đó

- Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, việc mở thầu sẽ được tiếnhành thành hai lần Hai lần ở đây đó là nhà thầu nộp hồ sơ về kỹ thuật sau đónếu đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ tiếp tục việc nộp hồ sơ tài chính theo yêu cầu

đã được nêu trong HSMT trước đó

- Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ: giai đoạn một, nhà thầu sẽ

nộp hồ sơ về kỹ thuật, tài chính nhưng chưa đặt ra vấn đề về giá dự thầu; giaiđoạn hai là những nhà thầu đã nộp giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu,trong đó sẽ gồm có những yêu cầu theo HSMT của giai đoạn hai về kỹ thuật

và tài chính kèm thêm đó là có giá dự thầu, xác nhận việc đảm bảo dự thầu

- Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ: giai đoạn một, nhà thầu sẽnộp đồng thời hai hồ sơ đề xuất kỹ thuật và tài chính, trong giai đoạn này với

đề xuất kỹ thuật sẽ được mở luôn, còn hồ sơ tài chính sẽ được mở ở giai đoạnhai Trong giai đoạn hai, những nhà thầu đủ điều kiện sẽ được gửi HSMT, cácnhà thầu sẽ nộp hồ sơ đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính, và hồ sơ tài chính

đã nộp ở giai đoạn một sẽ được mở đồng thời để đối chiếu

Trang 28

Tiểu kết chương 1

Như vậy, trong chương này tác giả đã khái quát và phân tích những vấn

đề lý luận cơ bản về đấu thầu mua sắm thiết bị Nhìn chung cách tiếp cận củapháp luật đấu thầu ở Việt Nam mua sắm hàng hóa về cơ bản nhằm bảo đảmmôi trường pháp lý cạnh tranh công bằng, minh bạch, công khai, tăng cường

áp dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục Để có một sân chơi chungminh bạch trong đấu thầu thì các quy định pháp luật cũng tạo ra sự công bằng,bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp Theo đó, các doanh nghiệp dựthầu được đối xử bình đẳng trong việc tiếp cận vốn, tài nguyên và vận hànhtheo nguyên tắc thị trường

Trang 29

Chương 2 THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU MUA SẮM THIẾT BỊ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC EVN 2.1 Đặc điểm các doanh nghiệp thuộc EVN tác động đến hoạt động đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị

2.1.1 Đặc điểm gói thầu của các doanh nghiệp thuộc EVN

EVN là doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên(TNHH MTV) hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) và 8 công tythủy điện/nhiệt điện thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5 tổng công ty điệnlực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc(EVNNPC), Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Tổng công tyĐiện lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội(EVNHANOI), Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) vàTổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT)

Hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN bao gồm tất cả các lĩnh vực từsản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh, xuất nhập khẩu mua bán điệnnăng; bao gồm mọi hoạt động đầu tư xây dựng, cải tạo, sữa chữa các dự án điện;Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, điều khiển,

tự động hóa; thí nghiệm điện, cho đến cả tư vấn liên quan xây dựng (quản lý dự

án, khảo sát thiết kế, lập dự án đầu tư, đấu thầu, thẩm tra và giám sát thi công)công trình nguồn và lưới điện (đường dây và trạm biến áp) Tựu trung được chialàm 5 nhóm: xây lắp, mua sắm, tư vấn, phi tư vấn và các loại còn lại khác Trong

đó, hoạt động đấu thầu chính yếu cho lĩnh vực xây lắp và mua sắm vật tư thiết bịphục vụ cho xây dựng, cải tạo các công trình điện

Hàng năm, EVN thực hiện đấu thầu đến hơn 20.000 gói thầu lớn nhỏkhác nhau với quy mô khối lượng và tính chất tương ứng, trong đó các góithầu xây lắp và mua sắm vật tư thiết bị với giá trị lớn đến rất lớn – từ vài chục

Trang 30

đến vài trăm tỷ đồng và với số lượng cũng nhiều nhất sau số lượng gói thầu tưvấn Chỉ tính riêng từ tháng 1/2018 đến tháng 9/2018, EVN đã tổ chức đấuthầu 18.159 gói thầu các loại - trong đó 15.238 gói thầu lưới điện (84%), 312gói thầu nguồn điện (1,7%), và gói thầu khác là 2609 (14,3%) chủ yếu thuộc 3mảng chính: tư vấn, xây lắp và mua sắm vật tư thiết bị Tình hình thực hiệncông tác đấu thầu phục vụ đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa cải tạo tất cả mặtcông tác (nguồn điện, lưới điện, khác,…) tại các doanh nghiệp trực thuộcEVN như sau:

Hình 2.1 Tình hình thực hiện đấu thầu năm 2018 EVN

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu đấu thầu EVN năm 2018

Bảng thống kê cho thấy, ngoài các gói thầu tư vấn và phi tư vấn, trong cácgói thầu chính tạo sản phẩm vật chất thì mua sắm vật tư thiết bị là 3755 gói thầu(chiếm 21% tổng số gói thầu) – cao hơn số gói thầu xây lắp là 2996 (chiếm 16%tổng số gói thầu) Điều này cho thấy mua sắm vật tư thiết bị xét về giá trị đượcthực hiện đấu thầu nhiều nhất tại các doanh nghiệp thuộc EVN

Trang 31

Gói thầu mua sắm của EVN là các gói thầu vật tư hoặc thiết bị hoặc cảvật tư thiết bị phục vụ đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh ngành điệnnhư cáp ngầm, cáp nổi, trụ điện, máy biến thế, máy cắt, thiết bị đóng cắt (DS,RMU, FCO, LBFCO, ), thiết bị đo đếm (điện kế, CB, ).

Mua sắm tập trung (đấu thầu tập trung) các gói thầu vật tư thiết bị được sửdụng thịnh hành và gần như là chủ chốt với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước hoặc quốc tế được thực hiện ậpt trung tại một đầu mối phụ trách chung phân theo lĩnh vực ngành chuyên môn – bộ phận kế họah vật tư hoặc bộ phận quản lý đấu thầu Do số lượng hàng hóa cần mua sắm nhiều, chủng loại tương tự

ở một hoặc nhiều doanh nghiệp mà ấtt cả đều hoạt động trực thuộc dưới sự quản

lý điều hành của EVN nên số lượng mua sắm được định sẵn trong kế hoạch mua sắm định kỳ hàng năm phân về cho các doanh nghiệp Việc áp dụng mua ắsm tậptrung không chỉ giúp tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động mua sắm mà còn tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí mua sắm, rút ngắn thời gian và chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu, đồng thời hạn chế được tình trạng tham nhũng,lãng phírongt đấu thầu phân tán

Mua sắm theo nguồn vốn - riêng từng nguồn vốn hoặc tổng hợp của vàinguồn vốn cũng là đặc điểm đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị tại các doanhnghiệp của EVN Chủ yếu đấu thầu được phân theo 2 nguồn: vốn ĐTXD và vốnvay tín dụng; vốn sản xuất kinh doanh (sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên,

…) Với từng nguồn vốn được áp dụng Quy chế riêng của EVN như sau:

- Mua sắm VTTB bằng kế hoạch vốn ĐTXD, vốn vay tín dụng theoQuyết định 156/QĐ-EVN ngày 24/5/2018 về việc ban hành Quy chế về côngtác Đầu tư xây dựng áp dụng trong EVN

- Mua sắm VTTB bằng kế hoạch vốn sản xuất kinh doanh theo Quyếtđịnh 126/QĐ-EVN ngày 26/7/2017 về việc ban hành Quy chế về công tác đấuthầu sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh trong EVN

Trang 32

2.1.2 Quy chế quản lý nội bộ EVN về đấu thầu mua sắm thiết bị

Chính vì hoạt động đấu thầu mang tính liên tục và đặc thù như vậy nênngoài văn bản pháp luật đấu thầu chung, EVN đã ban hành Quy chế quản lýnội bộ EVN trong đó có ghi nhận vấn đề đấu thầu căn cứ khoản 2 điều 3 Luật

Đấu thầu 2013 “Trường hợp mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường

xuyên của doanh nghiệp nhà nước; thì doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ

sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.

EVN đã ban hành quy chế quản lý nội bộ và liên quan đấu thầu muasắm thiết bị hiện có 2 quy chế sau:

i) Quy chế về công tác Đầu tư xây dựng áp dụng trong EVN ban hành

theo Quyết định 156/QĐ-EVN ngày 24/5/2018 Theo đó, tại Chương 3 vềcông tác quản lý đấu thầu, kết hợp quy định pháp luật về đấu thầu với các quyđịnh pháp luật về quản lý dự án về ĐTXD, quy định sử dụng vốn Doanhnghiệp nhà nước, EVN đã quy định chi tiết và cụ thể hóa trình tự, thủ tục cácbước chuẩn bị đấu thầu (Mục 1), tổ chức lựa chọn nhà thầu (Mục 2), hìnhthức lựa chọn nhà thầu (Mục 3) và quy định bổ sung các nội dung thuộcquyền quyết định EVN cho các dự án thuộc ngành điện như sau:

 Căn cứ thực hiện chuẩn bị đấu thầu: Để triển khai thực hiện công tácchuẩn bị đấu thầu, trước tiên phải có Dự án đầu tư (theo quy định Nghị định59/CP) được duyệt; hoặc đối với các công việc chuẩn bị dự án trước khi dự ánđầu tư được duyệt thì căn cứ trên cơ sở tổng sơ đồ phát triển điện, quy hoạchvùng, khu vực đã được phê duyệt, danh mục đầu tư và kế hoạch vốn hàngnăm; hoặc đối với mua sắm tài sản cố định không hình thành dự án đầu tư: kếhoạch hàng năm được duyệt và dự toán được duyệt (nếu có)

 Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT) tại Điều 34 phải được lập,trình người có thẩm quyền phê duyệt đồng thời hoặc ngay sau khi có quyết

Trang 33

định phê duyệt dự án đầu tư hoặc kế hoạch năm được duyệt Trường hợp chưathể lập và phê duyệt KHLCNT cho toàn bộ dự án thì có thể phê duyệtKHLCNT theo từng đợt khi có đủ điều kiện Việc phân chia gói thầu trongKHLCNT phải căn cứ trên những luận chứng khoa học cụ thể về tính chất,quy mô và tiến độ của dự án, đảm bảo tính minh bạch, mức độ cạnh tranh cao,nhằm mục đích lựa chọn được các nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm, thựchiện với chi phí hợp lý Khi phân chia gói thầu cần hạn chế tối đa việc gộp cácgói thầu có tính chất công việc khác nhau thành một gói thầu dẫn tới giảmtính cạnh tranh, tạo khó khăn trong kiểm soát chất lượng công trình.

 Công tác mở thầu tại Điều 38 quy định ngay sau khi mở thầu (baogồm cả mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và mở hồ sơ đề xuất về tài chính), Bênmời thầu gửi báo cáo Chủ đầu tư về công tác mở thầu và kèm bản chụp Biênbản mở thầu và bản chụp HSDT của các nhà thầu đã được mở thầu

 Tổ chuyên gia tại Điều 39 quy định do Bên mời thầu quyết định thànhlập Tiêu chuẩn các cá nhân tham gia Tổ chuyên gia theo Quy định của LuậtĐấu thầu 2013

 Khi thẩm định kết quả đấu thầu, Điều 41 nêu rõ tùy tính chất, quy môcủa gói thầu, Chủ đầu tư giao nhiệm vụ cho cá nhân hoặc đơn vị/bộ phận hoặcthuê đơn vị tư vấn thực hiện công tác thẩm định Tư vấn hoặc người đượcgiao thẩm định phải độc lập với người đã soạn thảo nội dung trình và thựchiện các quyền và nghĩa vụ như Quy định của Luật Đấu thầu Tiêu chuẩn cánhân tham gia thẩm định đấu thầu theo quy định về tiêu chuẩn đối với các cánhân tham gia Tổ chuyên gia theo Quy định của Luật Đấu thầu

 Chỉ định thầu đối với gói thầu xử lý sự cố, bao gồm mua sắm vật tưthiết bị phục vụ thi công cấp bách

 Đấu thầu đồng thời 2 hoặc nhiều gói thầu cùng một lúc thực hiệntrong trường hợp tiến hành đấu thầu rộng rãi hoặc chào hàng cạnh tranh 2 gói

Trang 34

thầu hoặc nhiều hơn vào cùng một thời điểm kể cả các gói thầu từ nhiềunguồn vốn và hoặc nhiều dự án khác nhau thì Bên mời thầu được phép tựquyết định áp dụng đấu thầu đồng thời mà không cần trình duyệt lạiKHLCNT các gói thầu này.

ii) Quy chế về công tác đấu thầu sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh trong EVN ban hành theo Quyết định 126/QĐ-EVN ngày 26/7/2017 Với

nguồn vốn sản xuất kinh doanh – đặc thù vốn kinh doanh là tiết kiệm chi phítối đa để tăng lợi nhuận, về cơ bản những điểm khác biệt bổ sung thêm cũngnhư Quy chế theo Quyết định 156 trên, các đơn vị căn cứ quy mô, tính chấtcác hoạt động mua sắm trong đơn vị mình tự lập danh mục và tổ chức muasắm tập trung để tăng cường tính hiệu quả và đồng bộ của hoạt động muasắm Tuy nhiên, có bổ sung đặc thù nổi cộm là khi đánh giá kết quả chọnthầu, “Trong trường hợp đấu thầu chỉ có 01 nhà thầu tham gia hoặc chỉ có 01nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thì hủy thầu và tổ chức đấu thầu lại (trừtrường hợp đặc biệt báo cáo Hội đồng thành viên EVN xem xét, quyết định)”(Điều 12 Khoản 3)

Tại Điều 28 về nguyên tắc trong mua sắm tập trung, EVN phân cấpthực hiện mua sắm tập trung, cụ thể: Các Tổng công ty Điện lực hoặc cácCông ty con là công ty TNHH MTV trực thuộc tổ chức đơn vị/bộ phậnchuyên trách hoặc kiêm nhiệm để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tập trung chocác dự án/gói thầu của mình và các đơn vị hoạch toán phụ thuộc Đơn vị cónhu cầu mua sắm hàng hóa tuân thủ theo nội dung trong quyết định phê duyệtKQLCNT, nội dung thỏa thuận khung và ký kết hợp đồng với nhà thầu đãđược lựa chọn thông qua mua sắm tập trung trên cơ sở thỏa thuận khung

Tại Điều 29 về hình thức thực thiện mua sắm tập trung, đơn vị/bộ phậnmua sắm tập trung thực hiện việc ký hợp đồng với nhà thầu theo một tronghai cách trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn; hoặc ký thỏa

Trang 35

thuận khung, giao cho các đơn vị có nhu cầu ký hợp đồng trực tiếp với nhàthầu được chọn căn cứ nhu cầu đăng ký (HSMT kèm theo dự thảo thỏa thuậnkhung, dự thảo hợp đồng chi tiết).

2.2 Thực trạng pháp luật về nội dung đấu thầu mua sắm thiết bị sử dụng vốn nhà nước qua thực tiễn EVN

2.2.1 Thực trạng nguyên tắc đấu thầu mua sắm thiết bị sử dụng vốn nhà nước qua thực tiễn EVN

Để lựa chọn được nhà thầu có năng lực tài chính, máy móc, công nghệ,nhân lực và kinh nghiệm tốt, có chi phí thực hiện hợp lý nhằm đảm bảo chấtlượng và hiệu quả kinh tế của gói thầu thì quá trình lựa chọn nhà thầu phải đượcthực hiện công bằng và minh bạch Chỉ thị số 47/CT-TTg của Thủ tướng ngày27/12/2017 về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư pháttriển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn Nhà nước có nhiều điểm

rất mới nhằm đảm bảo thực hiện mục đích trên “Đối với chủ đầu tư và bên mời thầu, phải đảm bảo công khai, minh bạch toàn bộ quá trình phát hành HSMT, tiếp nhận hồ sơ dự thầu; nghiêm cấm mọi hành vi cản trở nhà thầu trong việc mua HSMT và nộp hồ sơ dự thầu Quán triệt và tập trung chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu thầu bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả cao nhất” [10, tr.1] Để bảo đảm công khai, minh bạch tối đa các thông

tin, chủ đầu tư, bên mời thầu phải tự đăng tải các thông tin thuộc trách nhiệm củamình trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (e-GP) – đây là một điểm mới đặcbiệt trong pháp luật đấu thầu 3 năm gần đây

Điều 5 Luật đấu thầu 2013 quy định các thông tin về đấu thầu ngoàiviệc phải được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử vềđấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, còn có thể đăng trên cácphương tiện thông tin đại chúng khác để tang tính thuận tiện trong việc tiếpcận của các tổ chức và cá nhân có quan tâm Các thông tin xuyên suốt quá

Trang 36

trình tổ chức lựa chọn nhà thầu đều bắt buộc bên mời thầu phải công khaiđăng tải cũng nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch và nhất là đảm bảoquyền tiếp cận thông tin của nhà thầu bao gồm: Kế hoạch đấu thầu; Thôngbáo mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển; Thông báo mời thầu đối với đấu thầurộng rãi; Danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu; Kết quả lựa chọnnhà thầu; Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu; Văn bản quy phạmpháp luật về đấu thầu hiện hành,…

Bên cạnh đó, tại Điều 3 Luật tiếp cận thông tin năm 2016 quy định vềnguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin liên quan đến các cá nhân, tổ

chức Doanh nghiệp là bên tham dự thầu “đều bình đẳng, không bị phân biệt

đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin”; “Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi; đúng trình tự, thủ tục theo quy định ”

Ngược lại đối với thông tin về hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, chỉngười có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước

về hoạt động đấu thầu mới có quyền yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cungcấp thông tin để phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát và quản lýnhà nước về hoạt động đấu thầu Theo Điều 74 và Điều 75 Luật Đấu thầu

2013 quy định trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu là bảo mật các tàiliệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu và cung cấp thông tin, tài liệuliên quan theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra,

cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động đấu thầu

Qua đó cho thấy pháp luật Việt Nam chú trọng đến việc cung cấp thôngtin trong đấu thầu phải được công khai, sâu rộng đến với mọi đối tượng, tổchức, cá nhân trên toàn lãnh thổ Việt Nam quan tâm dự thầu, đồng thời cũngđảm bảo việc bảo mật thông tin giữa các nhà thầu nhằm đảm bảo tính minh

Trang 37

bạch, tăng tính cạnh tranh và hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu do thiếu thông tin.

Tác giả xin rút ra vài nội dung nhằm đảm bảo tính cạnh tranh, công khai và minh bạch trong đấu thầu như sau:

 Ngoài các thủ tục hồ sơ quy định được đăng tải thông tin công khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các công tác soạn thảo hồ sơ từ phía Chủ đầu tư như lập KHLCNT, HSMT, đánh giá kết quả lựa chọn nhà thầu, trình thẩm định và phê duyệt, được tổ chức đúng hướng dẫn trình tự, nội dung theo pháp luật quy định nhằm đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu Về phương thức đấu thầu thì tuyệt đối không cho phép chỉ định thầu đối với những gói thầu không đáp ứng điều kiện tại Điều 22 Luật Đấu thầu Đồng thời, Chỉ thị số 47/CT-TTg cho phép các chủ đầu tư chủ động đề xuất các hình thức lựa chọn nhà thầu có tính cạnh tranh hơn đối với những gói thầu có thể chỉ định thầu Chỉ thị cũng nghiêm cấm việc người có thẩm quyền lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào quá trình lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu Trong quá trình lựa chọn nhà thầu, đơn vị thẩm định hoạt động độc lập, bảo

đảm khách quan, trung thực, công bằng

Bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu, xử lý răn

đe các hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu, quyết liệt và nghiêm túc trong chỉ đạotriển khai, hoạt động đấu thầu từ các cấp nhằm đảm bảo minh bạch, công bằng,lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực, tăng hiệu quả trong đầu tư xây dựng Thông

tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định chi tiết về giám sát, theo dõi việc tuân thủ quyđịnh của pháp luật về đấu thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu và lựa chọn nhàđầu tư; Kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện côngtác đấu thầu, phân cấp trong đấu thầu; kiểm tra đào tạo về đấu thầu; kiểm tra việclập và phê duyệt KHLCNT, nhà đầu tư; kiểm tra

Trang 38

việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhàthầu, nhà đầu tư qua mạng; ký kết hợp đồng; kiểm tra tình hình thực hiện báocáo về công tác đấu thầu; kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát,theo dõi về công tác đấu thầu và các hoạt động khác liên quan đến đấu thầu.

 Đấu thầu qua mạng (e-GP) là công cụ hữu hiệu nhất trong việc đảmbảo công khai, minh bạch qua đó tăng tính cạnh tranh giữa các nhà thầu Đây

là một trong những điểm nổi bật trong công tác đấu thầu từ năm 2017 đến naytại Việt Nam, có thêm các cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy công khai,minh bạch và tăng cường giám sát nhằm tăng hiệu quả đấu thầu Ngay từkhâu thẩm định KHLCNT, đơn vị thẩm định chủ động đề xuất áp dụng đấuthầu qua mạng đối với những gói thầu đủ điều kiện Chủ đầu tư, bên mời thầuphải có kế hoạch, bố trí cán bộ phụ trách công tác đấu thầu tham gia các khóađào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn thực hiện đấu thầu qua mạng để triểnkhai thực hiện tuần tự theo lộ trình, mở rộng phạm vi áp dụng ở tất cả các loạigói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn, tư vấn; hình thức đấu thầuchào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi với phương thức một giai đoạn mộttúi hồ sơ và hai túi hồ sơ

Tuy vậy, việc thực hiện (e-GP) vẫn còn một số hạn chế như tỷ lệ đấuthầu qua mạng vẫn thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu theo lộ trình quy định Việc

áp dụng đấu thầu qua mạng nhìn chung còn rất chậm, còn nhiều đơn vị trên cảnước không đảm bảo yêu cầu theo quy định (Tập đoàn, tổng công ty nhànước: số lượng 46,4% và giá trị 13,9%; Bộ, ngành: 21,3% số lượng và 2% giátrị; địa phương: 18% số lượng và 4% giá trị) Có thể do trình độ, năng lực cáccán bộ, chuyên viên và sự chỉ đạo chưa quyết liệt từ các cấp quản lý mà vẫncòn đó các Tập Đoàn, Tổng công ty lớn không hoặc chưa triển khai quyết liệtcông tác đấu thầu qua mạng

Trang 39

Trong tổ chức lựa chọn nhà thầu từ 2017 đến nay, EVN là một trongcác doanh nghiệp nhà nước ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản

lý các công tác tác nghiệp hàng ngày – trong đó có nghiệp vụ Đấu thầu, đặcbiệt là đấu thầu qua mạng Nhờ ứng dụng công nghệ giúp tiết kiệm thời gian

và chi phí Hệ thống này là nền tảng cốt lõi, nơi diễn ra toàn bộ quy trình từđăng tải thông báo mời thầu, nộp và nhận hồ sơ dự thầu, đến thông báo trúngthầu Mọi thông tin liên quan đến số lượng, danh tính các nhà thầu tham giamột gói thầu điện tử đều được bảo mật tuyệt đối trước thời điểm đóng thầu

2.2.2 Thực trạng pháp luật về chủ thể đấu thầu mua sắm thiết bị qua thực tiễn

EVN

i) Việc tổ chức đấu thầu chỉ được thực hiện khi chủ thể có đủ điều kiện:

+ Về phía bên mời thầu phải đáp ứng: (i) quyết định đầu tư của người cóthẩm quyền; (ii) Kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt;(iii) HSMT đã được người có thẩm quyền phê duyệt; (iv) Bên mời thầu khôngđược tham gia với tư cách là nhà thầu đối với các gói thầu do mình tổ chức

+ Về phía Nhà thầu tham dự đấu thầu phải đảm bảo các điều kiện sau:(i) Có giấy phép đăng ký kinh doanh Đối với đấu thầu mua sắm thiết bị phứctạp được quy định trong HSMT, ngoài giấy đăng ký kinh doanh, phải có giấyphép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất; (ii) Có đủ năng lực về kỹthuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của gói thầu; (iii) Chỉ được tham gia mộtđơn vị dự thầu trong một gói thầu, dù là đơn phương hay liên doanh dự thầu.Trường hợp tổng công ty đứng đơn dự thầu thì các đơn vị trực thuộc khôngđược phép tham dự với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu

Hiện tại, Luật đấu thầu 2013 phân cấp rõ ràng, quy định chức năng,quyền hạn và trách nhiệm của Người có thẩm quyền, Chủ đầu tư, Bên mờithầu, Nhà thầu cụ thể nêu trên Theo đó cho thấy trong mua sắm vật tư thiết bịtrong các Doanh nghiệp thuộc các Tập Đoàn, vẫn còn tình trạng khác nhau

Trang 40

giữa Người mua và Người sử dụng diễn ra khi Người có thẩm quyền, chủ đầu

tư làm Bên mời thầu tổ chức mua sắm tập trung cho các đơn vị trực thuộc sửdụng Cơ chế phân cấp quản lý đấu thầu mua sắm xuất phát từ hệ quả của thời

kỳ bao cấp kéo dài đã ăn sâu vào nhận thức nên trong các quy định của phápluật đấu thầu vẫn còn nặng tư tưởng tập trung quản lý nhà nước Dẫn đếnphần lớn trong các quy định người mua hàng hóa lại không phải là người sửdụng chính hàng hóa đó, vì sợ rằng nếu giao cho các đơn vị sử dụng sẽ khóđảm bảo hiệu quả trong mua sắm Thực tế cho thấy có quá nhiều trường hợpcấp trên mua hàng hóa giao cho cấp dưới – các doanh nghiệp trực thuộc sửdụng không hiệu quả, thậm chí là không sử dụng đúng nhu cầu Đó là mặt hạnchế chưa tháo gỡ

Tiếp nối tình trạng này là do Người mua vừa được coi là chủ đầu tư,vừa được coi là người quản lý, người thực hiện dự án mà không có bất kỳ chếtài luật nào điều chỉnh đối tượng này Đây cũng chính là nguyên nhân tạo ra

kẽ hở để nạn tham nhũng, gian lận thương mại diễn ra phức tạp trong thờigian qua Thực tế áp dụng tại EVN các quy định về phân cấp quản lý tiếp tụccho thấy hai khuynh hướng tiêu cực trái ngược nhau: Một là, cơ quan cấp trênkhông tin tưởng vào năng lực, trình độ và tính trung thực của đơn vị mua sắm,nên thường can thiệp rất sâu vào quá trình mua sắm đấu thầu như: lập kếhoạch mua sắm, tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa, tiêu chuẩn đánh giá, quá trìnhlựa chọn nhà thầu; Hai là, lợi dụng sự phân cấp cho đơn vị mua sắm đấu thầuthông qua các văn bản ủy quyền để các cơ quan cấp trên liên quan trốn tránhtrách nhiệm, không tham gia, hoặc tham gia một cách hình thức ở các khâukhông quan trọng Điều này dẫn đến hoạt động đấu thầu thực hiện khôngđược kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm Những tồn tại tiêu cực nói trênxuất hiện trong các đơn vị mua sắm hoặc các cơ quan liên quan Thông

Ngày đăng: 18/12/2019, 20:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Đỗ thị Kim Định (2017) “Về chức năng của nhà nước – Một số vấn đề lý luận’, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 12, tr.25-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ thị Kim Định (2017) “Về chức năng của nhà nước – Một số vấn đề lý luận’, Tạp chí "Nhân lực Khoa học xã hội
11. EVN (2017) Quyết định 126/QĐ-EVN về việc ban hành Quy chế về công tác đấu thầu sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh trong EVN, ban hành ngày 26/7/2017, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: EVN (2017) "Quyết định 126/QĐ-EVN về việc ban hành Quy chế về côngtác đấu thầu sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh trong EVN
12. EVN (2018), Chỉ thị 117/CT-EVN về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu trong EVN, ban hành ngày 09/01/2018, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: EVN (2018), "Chỉ thị 117/CT-EVN về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu trong EVN
Tác giả: EVN
Năm: 2018
13. EVN (2018), Quyết định 156/QĐ-EVN về việc ban hành Quy chế về công tác Đầu tư xây dựng áp dụng trong EVN, ban hành ngày 24/5/2018, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: EVN (2018), "Quyết định 156/QĐ-EVN về việc ban hành Quy chế về côngtác Đầu tư xây dựng áp dụng trong EVN
Tác giả: EVN
Năm: 2018
14. EVN (2018), Chỉ thị 5827/CT-EVN về việc công tác đấu thầu trong EVN, ban hành ngày 12/11/2018, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: EVN (2018), "Chỉ thị 5827/CT-EVN về việc công tác đấu thầu trong EVN
Tác giả: EVN
Năm: 2018
15. EVN (2019), Chỉ thị 66/CT-EVN ban hành Kế hoạch thực hiện công tác sắp xếp, tái cơ cấu, đổi mới, cổ phần hóa năm 2019 theo Chỉ thị số 01/CT- TTg ngày 05/01/2019 của TTCP, ban hành ngày 20/02/2019, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: EVN (2019), "Chỉ thị 66/CT-EVN ban hành Kế hoạch thực hiện công tácsắp xếp, tái cơ cấu, đổi mới, cổ phần hóa năm 2019 theo Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 05/01/2019 của TTCP
Tác giả: EVN
Năm: 2019
16. EVN (2019), Quyết định 202/QĐ-EVN về việc áp dụng kết quả đánh giá chất lượng nhà thầu vào công tác đấu thầu trong EVN, ban hành ngày14/02/2019, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: EVN (2019), "Quyết định 202/QĐ-EVN về việc áp dụng kết quả đánh giáchất lượng nhà thầu vào công tác đấu thầu trong EVN
Tác giả: EVN
Năm: 2019
17. EVN (2019), Văn bản 3835/EVN-QLĐT thúc đẩy triển khai đấu thầu qua mạng đáp ứng chỉ tiêu nêu tại NQ01, ban hành ngày 23/7/2019, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: EVN (2019), "Văn bản 3835/EVN-QLĐT thúc đẩy triển khai đấu thầu quamạng đáp ứng chỉ tiêu nêu tại NQ01
Tác giả: EVN
Năm: 2019
18. EVNIT (2018), Tham luận: ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đấu thầu tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tài liệu Hội nghị chuyên đề công tác đấu thầu năm 2018 của EVN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: EVNIT (2018), "Tham luận: ứng dụng công nghệ thông tin trong công tácđấu thầu tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Tác giả: EVNIT
Năm: 2018
19. Đồng Ngọc Giám (2006) Kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng Ngọc Giám (2006) "Kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh -Những vấn đề lý luận và thực tiễn
20. Ngô Minh Hải (2013) Quản lý đấu thầu - thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý đấu thầu - thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
21. Trần Vũ Hải – Nguyễn Ngọc Yến (2018) “Mâu thuẫn giữa luật xây dựng và luật đấu thầu trong các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn nhà nước: nhận diện và giải pháp”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 08/2018, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mâu thuẫn giữa luật xây dựng vàluật đấu thầu trong các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn nhànước: nhận diện và giải pháp”, Tạp chí "Nhà nước và pháp luật
22. Học viện Chính sách và Phát triển (2016) Tập bài giảng đấu thầu qua mạng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học viện Chính sách và Phát triển (2016) "Tập bài giảng đấu thầu qua mạng
23. Nguyễn Việt Hùng (2006) Tờ báo đấu thầu: công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy minh bạch trong đấu thầu, Hội thảo APEC về minh bạch trong đấu thầu và đấu thầu qua mạng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Việt Hùng (2006) "Tờ báo đấu thầu: công cụ quan trọng nhằmthúc đẩy minh bạch trong đấu thầu
24. Phạm Thị Huyền (2017) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu theo pháp luật việt nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thị Huyền (2017") Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu "theo pháp luật việt nam
25. Lê Đình Mạnh (2015) Nâng cao hiệu quả đấu thầu ở Việt Nam thông qua việc ứng dụng đấu thầu qua mạng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Đình Mạnh (2015") Nâng cao hiệu quả đấu thầu ở Việt Nam thông quaviệc ứng dụng đấu thầu qua mạng
26. Nguyễn Quang Minh – Đoàn Việt Thắng (2014), Mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung: Vẫn còn nhiều hạn chế từ cách thực hiện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Minh – Đoàn Việt Thắng (2014), "Mua sắm tài sản nhànước theo phương thức tập trung: Vẫn còn nhiều hạn chế từ cách thực hiện
Tác giả: Nguyễn Quang Minh – Đoàn Việt Thắng
Năm: 2014
27. Nguyễn Thành Nam (2014) Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng – Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thành Nam (2014) "Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng –Thực trạng và hướng hoàn thiện
28. Lan Phương (2014) Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả công tácđấu thầu, Tạp chí kinh tế dự báo, số 07/2014, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lan Phương (2014) "Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả công tác"đấu thầu", Tạp chí" kinh tế dự báo
45. TCĐL Chuyên đề thế giới điện (2018) “EVN đẩy mạnh đấu thầu qua mạng: Nâng cao hiệu quả và tính minh bạch“,https://evn.com.vn/d6/news/EVN-day-manh-dau-thau-qua-mang-Nang-cao-hieu-qua-va-tinh-minh-bach-6-12-22386.aspx, (07/10/2018) Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w