BÁO CÁO THỰC TẬP, TÀI NGUYÊN, VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CHUYÊN NGÀNH SINH THÁI
BỘ MÔN THỰC TẬP TÀI NGUYÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
BÁO CÁO
THỰC TẬP TÀI NGUYÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
HỌ VÀ TÊN: TRƯƠNG ỨNG LỢI
MSSV: 1518113
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NHẬT KÍ HÀNH TRÌNH 4
Ngày 1: KHỞI ĐỘNG 5
Ngày 2: CHINH PHỤC 11
Ngày 3: THƯ GIÃN 17
Ngày 4: KHÁM PHÁ 22
Ngày 5: KẾT THÚC 28
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Em xin dành những lời cảm ơn đến các thầy, cô đã theo và hướng dẫn emtrong môn học này Cảm ơn các thầy, cô đã đưa những kiến thức lý thuyết trên nhàtrường ra ngoài thực tế, cho em và các bạn đã được trải nghiệm và vận dụng cáckiến thức vào đời sống Em đã được nhìn thấy, sờ, cảm nhận từ các giác quan vềthiên nhiên-những thứ chỉ được thấy trên màn hình TV và trong sách vở Em xincảm ơn cô Giao, cô Hương và cô Dương- những thầy, cô phụ trách xe đã hướngdẫn cho chúng em rất nhiều trong chuyến đi này Ngoài ra, em xin cảm ơn thầySanh, thầy Huy, cô My, cô Vân, chị Nhi, anh Thành,… đã hỗ trợ nhóm em nóichung và cá nhân em nói riêng
Xin gửi lời cảm ơn đến Vân Anh, Thị Hằng và Nhật Nguyên-thành viênnhóm 6, xe 3 đã đồng hành và cùng nhau làm việc trong quãng thời gian chuẩn bị
và trong chuyến hành trình Tuy có lúc vui vẻ, buồn bực hay khó chịu, nhưng mọingười đã cố gắng cùng nhau, giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong suốt chuyến đi này
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người tham gia Thực địa đợt 1 nói chung
và tất cả thành viên xe 3 nói riêng Cảm ơn Hoài Trọng, Tấn Lộc, Mai Khanh,Ngọc Diễm, Thủy Linh, … đã cùng mình/anh đồng hành trong chuyến thực địavừa qua
Trương Ứng Lợi
Trang 4Ngày 2: CHINH PHỤC
Chinh phục đỉnh LangBiang cao 2160m Quan sát kiểu rừng hỗn giao lá kim
và lá rộng, kiểu khí hậu ôn đới và kiểu rừng lá kim Sự phát triển của Thông vàthảm thực vật khi di chuyển lên cao
Ngày 3: THƯ GIÃN
Tham quan rừng quốc gia Bidoup-Núi Bà Quan sát các loài động thực vậtcủa kiểu hình á nhiệt đới, núi cao
Di chuyển về Cam Ranh –Bình Ba Theo dõi và quan sát sự thay đổi độ caoảnh hưởng đến sự thay đổi của hệ thực vật
Trang 5Ngày 1: KHỞI ĐỘNG
Mọi người đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi này, họ đã có mặt tại trườngĐại học Khoa học Tự nhiên từ tối ngày 22/7 để nghỉ ngơi, chuẩn bị cho cuộc hànhtrình dài 5 ngày sắp tới Có nhiều người đã nghỉ ngơi Có nhiều người lại háo hứcđến không ngủ được, phải đến 3g sáng mới có thể chợp mắt – như tôi chẳng hạn
4g30’sáng ngày 23/7, các phương tiện để đưa chúng tôi đi đã đỗ trước cổng,mọi người lục tục chuẩn bị hành lý lên xe, có những bạn đêm qua trong trên trườngthì giờ cũng đã có mặt Điểm danh, xếp hàng, xếp hành lý xuống gầm xe, lên xe,tìm kiếm vị trí ngồi cho nhóm của mình Đến 5g thì mọi thứ đã xong, tất cả đã yên
vị tại vị trí của mình, hướng dẫn viên của chúng tôi – anh Tài có lời chào đầu tiênđến với xe Sau đó, chúng tôi được nghỉ ngơi vì dù sau, chúng tôi cũng bắt đầu từquá sớm, và sự mệt mỏi vẫn còn thể hiện trên mặt của mọi người
Khoảng 6g30p sáng, chúng tôi đến địa điểm dừng chân đầu tiên để ăn sáng
Và thứ hấp dẫn tôi nhất tại nơi đây là rừng cao su sát bên Với cánh rừng xanh
thẫm, bạt ngàn cao su đã thu hút tôi Cao su (Hevea brasiliensis), cây thân gỗ họ
Đại Kích (Euphorbiaceae), có giá trị kinh tế lớn nhất trong chi Hevae Nhựa cây
(còn gọi là mủ) có màu trắng hoặc vàng có trong mạch nhựa mủ ở vỏ cây Được dunhập vào Việt Nam từ năm 1987, cây cao su hiện nay là cây công nghiệp đem lạinhiều giá trị kinh tế Người ta tiến hành trồng cao su theo luống, theo lô, chăm sócđến độ tuổi nhất định (bắt đầu từ 4-5 tuổi), họ sẽ rạch các vết vuông góc với mạchnhựa mủ ở độ sâu vừa phải để nhựa được tiết ra nhưng không gây ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng và phát triên của cây và ngừng khai thác khi cây bắt đầu cho ít nhựahoặc không ở độ tuổi 26-30 tuổi Cây cao su được xem như phổ biến tại BinhDương, Đồng Nai, rừng cao su ngày càng được nhân giống và mở rộng nhằm đemlại lợi ích cho người dân một nguồn thu nhập ổn định Tại đây, không có sự phântầng vì đây là kiểu rừng công nghiệp, người dân chú trọng đến cây cao su và loại
bỏ các cây khác nhằm gây lãng phí nguồn tài nguyên đất Mật độ trồng tại đây làhiệu quả nhất cho cây cao su, giúp các cây đều được hưởng đồng đều về ánh sángnên những cây khác khó có thể cạnh tranh Bên cạnh đó, cao su là một cây độc, mủcây cao su ảnh hưởng đến môi trường, gây bệnh cho người tiếp xúc nhiều Trênđoạn đường di chuyển, có thể thấy ven đường còn có các loại cây công nghiệpkhác như hồ tiêu, điều; các cây ăn quả như chôm chôm,… Tại đây, đường cao tốcDầu Giây-Long Thành được xây dựng mang mục đích lưu thông phương tiện, hàng
Trang 6hóa, giao thông vận tải Song, gây ảnh hưởng lên đến người dân nơi đây khiến họkhó khăn trong việc di chuyển qua đường cao tốc; ảnh hưởng đến các hệ sinh thái
tự nhiên, gây giảm sự đa dạng sinh học
Hình 1: Rừng cao su tại Long Thành-Đồng Nai (ngày 23/7)
Tiếp tục hành trình đến điểm tiếp theo đó là rừng phòng hộ Tân Phú Đingang qua một đoạn sông La Ngà, có thể thấy được hai bên sông có rất nhiều bè
cá Các bè cá nơi đây chủ yếu nuôi các loại cá nước ngọt quen thuộc như cá diêuhồng, cá lăng, Việc nuôi cá tuy thu được lợi nhuận, ổn định thu nhập cho ngườidân nhưng những ảnh hưởng đến hệ sinh thái nới đây rất đáng kể Đó là do nướcthải sinh hoạt của người dân, các cặn thức ăn cho cá lắng đọng hằng ngày, thuốckháng sinh gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng hệ sinh vật nổi tự nhiên, làm thayđổi dòng chảy của con sông Hiện nay sông ngày càng bị ô nhiễm hơn bởi các đợt
cá chết tại các bè nuôi cá này
Đi dọc tuyến đường quốc lộ 20 đến địa điểm tiếp theo-Rừng phòng hộ TânPhú-Đồng Nai Rừng phòng hộ Tân Phú thuộc hệ đồi núi kéo dài của vùng caonguyên Trung Bộ, là khu vực chuyển tiếp giữa ca nguyên Trung Bộ và đồng bằngNam Bộ Khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới, lượng mưa 2500-2800mm Do có điều kiện khí hậu thuận lợi nên hệ động thực vật nơi đây rất đa
Trang 7dạng và phong phú Diện tích rừng tự nhiên thuộc trạng thái rừng ẩm thường xanh
có tính chất nhiệt đới điển hình với hệ thực vật phức tạp, phân bố ưu thế các loàicây thuộc họ dầu, đậu, họ thầu dầu,…Động vật có khoảng 10 nhóm động vật quýhiếm như khỉ vàng, vooc, công, sóc bay,… Ngoài ra còn có một số loài thôngthường như gấu lợn, heo rừng , khỉ… Tại đây, chúng tôi xuống xe và di chuyển vềphía Thác Mai-Bàu Nước Sôi Dọc hai bên đường đi, các cây than gỗ xen cùng vớicây thân thảo, dây leo tạo nên một bức màn màu xanh khổng lồ Các cột đá đượcphủ rêu xanh, các cây quyển bá non, rau càng cua,… mọc xanh dưới đất Xen lẫn
là các giới nấm, nấm gỗ, nấm mèo, và những loài nấm khác mà tôi không hề biết.Nhắm mắt lại, có thể cảm nhận được tiếng ve, tiếng gió, tiếng lá xào xạc, hòa vàonhau tạo thành một bản nhạc rừng du dương Tại đây, chúng tôi tiến hành vừa quansát, chụp hình và thu mẫu Với không khí mát, ẩm ướt, hệ động vật chủ yếu là lộtxác và thân mềm như kiến, ốc sên, nhện chiếm đa số ở đây Thực vật khá là nhiềuthú vị với cây siết cổ, lan cô đơn, với những cách cộng sinh, phụ sinh, kí sinh màtôi không hề biết
Hình 2: Quyển bá tại rừng phòng hộ Tân Phú (ngày 23/7)
Tiến đến Thác Mai-Bàu Nước Sôi, chúng tôi được ngâm chân tại đây Nước
ở đây khá nóng, được dẫn từ trong Bàu lên Bàu nước sôi có nguồn nước nóng là
do nền địa chất ở đây mỏng, dòng dung nham hoạt động gần mặt khiến cho nước ở
Trang 8đây nóng hơn so với bình thường Tuy nhiệt độ cao nhưng thực vật quanh bờ hồvẫn sinh trưởng và phát triển rất bình thường, một số loài có thể sinh sống như cỏnăng, họ mua tạo nên một thảm xanh tại nơi đây Ngoài ra, tôi còn bắt gặp đượcnấm san hô vàng, khá nổi bật trên nền đất cát Sau khi tham quan Bàu Nước Sôi,chúng tôi lên xe và tiếp tục hành trình.
Hình 3: Nấm san hô vàng gần Bàu Nước Sối (ngày 23/7)
Đoạn đường di chuyển từ Tân Phú lên Ma Lâm, chúng tôi có thể thấy được
sự thay đổi của địa hình: từ đồng bằng nhà san sát chuyển thành các đường dốcnúi, các đồi núi được phủ xanh bởi những cánh rừng rộng thường xanh Mỗi lầnlên dốc, có thể thấy các vùng trũng rộng lớn, tại đây người dân canh tác trên ruộngbậc thang Giữa các cánh rừng rộng thường xanh vẫn có những khu vực bị conngười khai thác và trồng trọt nên những cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê,…Đến đoạn rừng Ma Lâm-Di Linh, chúng tôi xuống xe Lúc này, trời đã bắt đầumưa, chúng tôi mặc những chiếc áo mưa đã chuẩn bị và di chuyển trên đường nhựa
để quan sát hệ sinh thái nơi đây.Không còn thảm thực vật còn thưa thớt như TânPhú, tại Ma Lâm, sự sum suê và xanh um của cây cối như một dải lụa dài xanhmướt Rừng tại đây phân thành nhiều tầng, phía dưới cùng là thảm rêu, quyển bá,dương xỉ Dương xỉ ở đây kích thước khá lớn, quyển bá cũng thẫm màu hơn so vớicây non ở Tân Phú Dọc theo con đường là những rãnh mương do con người tạo ra
Trang 9được rêu phủ xanh mướt Có các cây khá lạ xen lẫn với rêu, cô Giao bảo rằng nó làthực vật bậc cao vì đã phát triển có mạch, có thân thật và có rễ, phát triển hơn sovới dương xỉ và rêu Phía bên trên là các cây thân leo, trong đó nổi bật nhất là chimâm xôi,…
Hình 4: chi Mâm Xôi tại Ma Lâm-Di Linh (ngày 23/7)
Chúng mọc dày đặc tạo nên những bức màn gai lớn, chỉ cần ai vô ý liền bịchúng móc vào quần áo Nhưng, cây đã ra trái, những trái nhỏ, đỏ tươi bắt mắt mờigọi chúng tôi hái để ăn, và sau cuộc vật lộn với đống gai, phẩn thưởng là nhữngquả mọng ấy Chúng chua chua ngọt ngọt, kết hợp với mưa rừng và không khí lạnhcàng thêm sảng khoái Còn tầng phía trên là các cây thân gỗ như họ Thông, họ Dẻ,chúng phủ xanh cả cánh rừng Chúng tôi vừa đi trong mưa, vừa canh xe di chuyểntrên đường, vừa chụp hình thu mẫu và di chuyển nhanh để không tuột lại phía sau
Đi hết quãng đường khoảng 2km, xe đã chờ sẵn ở đó Nhóm tôi hơi nhí nhố một tí,chụp ảnh và tìm thêm vài mẫu mới vội vàng lên xe Từ đây, chúng tôi rời Ma Lâm
để di chuyển về Đà Lạt Chúng tôi được chiêm ngưỡng những đặc trưng của ĐàLạt dọc hai bên đường, một bên là rừng thông bạt ngàn, một bên là các thung lũngvới ruộng ca phê mọc san sát nhau, pha lẫn với màu đất đỏ bazan Chúng tôi đượcnghe anh hướng dẫn viên giới thiệu vài nét nổi bật tại Đà Lạt
Trang 10Hình 5: Cảnh chụp tại Ma Lâm-Di Linh (ngày 23/7)
Về đến khách sạn, trời vẫn còn mưa Chúng tôi phải di chuyển hành lý củamình lên dốc, kéo thành đoàn nhìn khá vui, kiểu như một đoàn người đi du lịchhơn là một đoàn sinh viên đi học Tại đây, chúng tôi bắt đầu bữa cơm tối và nghedặn dò về lịch sinh hoạt tối nay Chúng tôi rời bàn cơm vào lúc 7g30’ và chuẩn bị,
vệ sinh cá nhân đến 8g30’ sẽ có mặt tại sảnh để sinh hoạt Buổi sinh hoạt hôm nay
là để cho mọi người ép mẫu đã thu, nhóm chúng tôi khá vui vì đã thu hết cả 5 mẫutrong ngày hôm nay Có nghĩa là những ngày sau chúng tôi không cần quá nặng nềtrong việc tìm và thu thêm mẫu khác Ngoài ra, buổi học còn có trao đổi giữa sinhviên và các thầy, cô về những gì mình thấy trên đường; về các mẫu đã thu và vềcác chương trình sắp tới Trong những mẫu tôi thu được, tôi có thu về một cái gì
đó khá mới mẻ và được cô Giao cho mượn kính lúp chuyên dụng quan sát về Nấm
Tổ Chim-thứ mới mẻ mà tôi tìm được ở Rừng phòng hộ Tân Phú Sau buổi sinhhoạt, chúng tôi đi dạo chợ đêm Đà Lạt và uống sữa đậu nành nóng Đêm đó, chúngtôi phải làm bài thu hoạch nộp để kịp deadline thầy cô đã giao và chuẩn bị chongày tiếp theo - chinh phục thử thách trên đỉnh cao nhất của LangBiang
Trang 11Ngày 2: CHINH PHỤC
Chúng tôi đã thức dậy lúc 5g30 sáng, vệ sinh cá nhân và chuẩn bị đồ đạcxong Chúng tôi di chuyển xuống bàn ăn vào lúc 6g Sau bữa ăn sáng, chúng tôilên xe và di chuyển đến bảo tàng Lâm Đồng Có lẽ chúng tôi đến khá sớm nên bảotàng vẫn chưa mở cửa, chúng tôi được đi dạo trong khuôn viên ngắm nhìn và chụphình 7g30’, chúng tôi di chuyển vào bên trong bảo tàng để được nghe giới thiệu vềthiên nhiên, lịch sử, địa lý và văn hóa ở đây Chúng tôi được quan sát các mô hình
về các động vật đặc trưng ở Lâm Đồng, được xem quá trình hình thành của vùngđất này Bên cạnh đó, chúng tôi còn được hiểu biết thêm về khảo cổ, địa chất vànổi bật nhất là các dân tộc sinh sống tại nơi đây Tại Lâm Đồng, khá là nhiều ngườidân tộc sinh sống nhưng chủ yếu là Churu, Cơ-ho và Mạ Chúng tôi được hướngdẫn về các vật dụng nổi bật, về các lễ hội, cách sinh hoạt của người dân tộc Sau
đó, chúng tôi còn được giới thiệu về lịch sử những năm kháng chiến chống Mỹ tạiLâm Đồng Sau buổi thăm quan này, chúng tôi di chuyển đến LangBiang chuẩn bịcho việc chinh phục đỉnh cao nhất của LangBiang
Hình 6: Bài ca của người dân tộc trưng bày tại bảo tàng Lâm Đồng (ngày 24/7)
Tầm 9g30’ hơn, chúng tôi có mặt dưới chân núi LangBiang Với cổng chào
to lớn, con đường chúng tôi phải đi là con đường mòn nằm sát bên Do đêm qua cómưa nên hiện tại, con đường đất đỏ này khá khó đi, trơn trượt và sình lầy Nhómchúng tôi vừa di chuyển vừa í ới gọi nhau để tránh bị tách nhóm Lên phía trên một
Trang 12chút là các rẫy cà phê của người dân nơi đây, chúng tôi khá chật vật với việc leolên vì đường nhỏ, trơn và không có chỗ bám Khá nhiều người chụp ếch trong đoạn
mở đầu này Di chuyển lên phía trên một chút, chúng tôi chệch khỏi đường đất màbăng vào trong rẫy cà phê của người dân mà đi, vì đường ở đây chắc chắn hơn rấtnhiều và khó trượt té được Rời khỏi các rẫy cà phê, chúng tôi vào đường dốc củarừng thông ba lá Tại đây, thảm thực vật khá thưa thớt, chủ yếu là rêu, dương xỉ, vàcác cây thân thảo, khá ít các cây thân gỗ khác ngoài thông Chúng tôi tìm được cảnhững cây thông con ở đây Nhóm chúng tôi lúc này đã khá mệt, các bạn dừng lại
để nghỉ ngơi và tiếp thêm năng lượng từ socola Sau khi cảm thấy khỏe hơn, chúngtôi tiếp tục chuyến hành trình Đường đi lên bây giờ khá là dốc, có những đoạnmen theo đường mòn nhỏ, hai bên là thảm thực vật thân thảo dày đặc Lâu lâu cóthể quan sát được vài cây ngũ sắc mọc xâm lấn nơi đây Nhóm của chúng tôi vừa
đi vừa nói chuyện truyền động lực cho nhau, tầm 11g hơn thì chúng tôi đã có mặttại ngã ba đường Chúng tôi quyết định dừng lại để nghỉ ngơi cũng như ăn trưa.Sau tầm 45p, chúng tôi tiếp tục hành trình
Hình 7:
Phong
Lan tại
LangBiang (ngày 24/7)
Trang 13Nhóm của chúng tôi là nhóm cuối cùng di chuyển tiếp lên đỉnh, lúc này khá
là nhiều nhóm đã đi được đoạn xa, còn chúng tôi thì mới bắt đầu Đoạn đường từđây khá dốc, nhiều đá lớn dưới đường, di chuyển cũng không còn quá khó khănnhư phía dưới chân núi Nhóm chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện, hái vài cây, chụpvài tấm hình kỉ niệm, còn có cả bị ong đuổi nữa Lên cao một chút, có thể quan sátđược sự hỗn giao của rừng lá kim và rừng lá rộng Các loài thực vật bên dưới cũng
đã đa dạng và nhiều màu sắc hơn Hệ thực vật khá đa dạng từ các cây gỗ lớn như
họ Sồi, Dẻ đến khuyết thực vật như Thạch Tùng, Quyển Bá, Dương Xỉ,…và cácloài thực vật nhỏ mọc sát đất như Địa Lan,…Chúng tôi khá lơ là khi là nhóm dichuyển cuối cùng, đến một đoạn, Hằng khá lo sợ khi chúng tôi cứ mãi đi xuốngdốc nhưng chẳng có ai phía trước mình Lúc này, chúng tôi phải vừa động viên chonhau và di chuyển nhanh hơn Xung quanh rừng rậm bắt đầu dày đặc và đoạnđường thì nhớp nhão, sình lầy Vừa đi chúng tôi vừa kêu xem có ai không, vừatránh không trượt té và tránh luôn một vài cây gai ven đường
Hình 8: Quang cảnh trên đường lên LangBiang (ngày 24/7)
Trang 14Thời tiết lúc này sương dày, có mưa phùn, khá lạnh và chỉ có mỗi nhóm tôi
di chuyển Chúng tôi di chuyển theo con đường trước mặt, chả biết là có lên đỉnhđược hay không Vì lo lắng như thế, chúng tôi khá nản và đuối, trên đường còn cónhững chỗ cây đổ, phải leo và vượt qua cây để tiếp tục di chuyển Đi được thêmmột đoạn nữa thì tới những dốc đứng, tới lúc này tôi mới bắt đầu nhẹ nhõm vì conđường dốc này tôi đã được nhiều người kể lại Nhưng còn nhóm tôi thì chưa, vẫnđang lo lắng và di chuyển Cho đến khi bắt gặp được bảng “đường lên đỉnhLangBiang – 1,2km” thì mọi người lúc này mới yên tâm hơn trước Thảm thực vậtlúc này đã quá dày đặc, tôi cảm thấy được cả hơi nước xung quanh mình Dichuyển tiếp tục thì chúng tôi gặp đoạn đường dốc đứng, và lầy Những bậc dốc caokhoảng 20-60cm, nhìn khá mệt và mất sức Tuy thế, chúng tôi vẫn cố gắng vực dậy
và tiếp tục cuộc chinh phục này Đường dốc, lầy này chúng tôi phải người dichuyển trước đỡ người đang mệt phía sau, vừa đi vừa cổ vũ cho nhau giữa khoảngrừng dày đặc này Chúng tôi di chuyển lên đến còn 600m nữa thì nghe có tiếngngười, lúc này, hai chữ “vui mừng” được thể hiện trên khuôn mặt mọi người.Chúng tôi di chuyển hang hái hơn để nhanh chóng gia nhập vào đoàn Nhưng,những dốc cao này là những chướng ngại vật đánh hạ chúng tôi Bậc thang cao,giữa thì lầy nước, sình thì nhão nhoét ra, bước vào không cẩn thận là dính chântrong đấy Hai bên thì dây leo chằng chịt, nếu không cẩn thận còn vướng vào cả gaicủa các cây hai bên đường Khá mệt mỏi và khó chịu Nhưng chúng tôi vẫn nỗ lựcbước tiếp Đến khi gặp được những người đầu tiên trên quãng đường lên này,chúng tôi mới thật sự thở phào nhẹ nhõm Mọi người vẫn đang tiếp tục những bậcthang dốc đứng này, mệt mỏi xuất hiện trên mặt nhiều người, có người đã bỏ cuộc,
và nhóm chúng tôi vẫn đang cố gắng vượt qua thử thách này Chúng tôi cứ ngườisau hỏi người trước đã đến chưa, vẫn cố gắng, cố gắng để lên đến nơi Để rồi, khichúng tôi đã đặt chân lên tới đỉnh, thì có nhiều người đã lên đỉnh bắt đầu di chuyểnxuống Lên tới trên đỉnh, lúc này là một màu trắng đục bao quanh, chúng tôi đã ởtrong mây Nhóm chúng tôi nghỉ mệt, hít thở sâu để giảm bớt sự mệt mỏi lúc nãy.Sau đó, cùng mọi người chụp lại khoảnh khắc “VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH” trênđỉnh LangBiang với bảng “Đỉnh LangBiang – Độ cao 2160m” Khi mọi người đãchụp hình xong thì nhóm tôi ăn để lấy lại sức, và lại là nhóm cuối cùng rời khỏiđỉnh núi Lần đi xuống này, đi cùng chúng tôi là anh Thành xe 2, anh đã rất thànhcông khi hù Nhật Nguyên rằng vắt đang dính trên tay và Nhật Nguyên đã khóc.Nhóm tôi đã phải an ủi Nguyên rất nhiều để Nguyên bình tĩnh lại đó chỉ là mứtthôi
Trang 15Hình 9: Nhóm 6-xe 3 và thầy Nguyễn Du Sanh tại đỉnh LangBiang (ngày 24/7)
Chặng đường đi xuống bây giờ đáng sợ hơn cả lúc đi lên, dốc đứng “lên dễkhó về” khiến tôi khá hoang mang Tôi chỉ có thể ngồi xuống và lết từng chútxuống khỏi đỉnh vì lúc này chân đã rất đau Vừa di chuyển, vừa sợ té và sau mộthồi vật lộn với đường sình này, tôi quyết định là hy sinh đôi giày mà đạp xuốngsình lầy Leo xuống gian nan vất vả hơn nhiều, vẫn còn nhiều người tuột lại phíasau như chúng tôi Nhóm chúng tôi nhanh chóng di chuyển nhanh hơn để kịp thờigian Vừa di chuyển vừa tìm mẫu, vừa tập trung khỏi bãi lầy, và vừa động viênnhau Chúng tôi cố gắng di chuyển xuống nhưng vẫn không kịp thời gian (khoảnhkhắc lúc này khá thú vị và nhiều niềm vui trong đoạn đường di chuyển xuốngnhưng nó khá dông dài nên xin phép được lược bớt) Cuối cùng, tại ngã 3 đường,chúng tôi phải đi xe Jeep xuống để kịp lộ trình Và nhóm tôi là nhóm cuối cùng lên
xe nên cô Hương khá khó chịu về việc nhóm chúng tôi làm trễ tiến trình thời gian.Mặc dù hơi buồn khi nghe cô la, nhưng tôi vẫn lấy làm vui là nhóm tôi đã cùngnhau vượt qua thử thách này mà không bỏ lại ai, cùng lên, cùng xuống
Trang 16Hình 10: Hoa chụp trên đường đi xuống tại LangBiang (ngày 24/7)
Sau đó, chúng tôi được ghé thăm một điểm dừng chân để mọi người đượcthử các loại bánh mứt, nước ép nơi đây Và rồi chúng tôi di chuyển về khách sạn.Sau bữa ăn, chúng tôi lại sinh hoạt tại sảnh lớn, để thay mẫu và tham gia các câuhỏi của thầy cô đưa ra Sau khi sinh hoạt xong, mọi người đều đi chơi Đà Lạt ngàycuối còn tôi thì ở nhà vì khá mệt và lười Tôi hoàn thành bài tập nhanh chóng,chuẩn bị sẵn vật dụng cho hôm sau và đi ngủ sớm sau một ngày khá mệt này