1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo thực tập tại Ban Công nghệ, báo điện tử Zing News

17 170 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 209,66 KB

Nội dung

báo cáo thực tập, tại Ban Công nghệ, báo điện tử Zing News

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH

BÁO CÁO THỰC TẬP

Sinh viên: Hoàng Linh Sơn

Lớp: Báo chí Đa phương tiện K33

Khóa học: 2013- 2017

Cơ quan thực tập: Ban Công nghệ, báo điện tử Zing News Ngày đến thực tập: 9-1-2017

Ngày kết thúc thực tập: 14-4-2017

Hà Nội, 2017

Trang 3

MỞ ĐẦU

Nghề báo luôn là nghề cao quý trong xã hội, và để trở thành một phóng viên, nhà báo tốt thì mỗi sinh viên của Học viện báo chí và Tuyên truyền không chỉ cần thường xuyên trau dồi kiến thức, kĩ năng làm việc mà còn phải được rèn luyện qua thực tế cuộc sống

Chính vì vậy, các thực tập, phân công các sinh viên về các cơ quan báo để học hỏi kinh nghiệm luôn là quãng thời gian bổ ích cho sinh viên Về các cơ quan báo chí, các sinh viên không chỉ được học hỏi về cơ quan báo chí mà mình yêu thích mà còn có cơ hội tiếp thu được nhiều kiến thức thực tiễn mà nhà trường chưa dạy, tăng cường những kỹ năng làm tin bài, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng mềm… của bản thân Đặc biệt đối với chuyên ngành báo chí Đa phương tiện, những điều này lại càng quan trong bởi đối với làm báo đa phương tiện, sinh viên phải biết nhiều kĩ năng hơn những loại hình báo chí khác, phải được tôi luyện qua thực tế nhiều hơn thì mới đáp ứng được nhu cầu của công chúng

Đợt thực tập lần này chính là cơ hội để chúng em được học hỏi nhiều kinh nghiệm từ những nhà báo của cơ quan báo chí mà mình thực tập, để từ đó, nâng cao chất lượng làm báo của chính bản thân

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ CỦA BẢN THÂN

I Tìm hiều về báo điện tử Zing News

1 Vài nét về báo điện tử Zing.vn

Zing, Zing.vn hay Cổng thông tin điện tử Zing là hệ thống dịch vụ đồng bộ trên

Internet được quản lý và vận hành bởi VNG Zing.vn bao gồm một loạt các dịch vụ tích hợp như tin nhắn Zalo , âm nhạc trực tuyến Zing mp3 , mạng xã hội, tìm kiếm, nhắn tin trò chuyện phần mềm, phim ảnh, karaoke, video và hình ảnh

Số liệu thống kê lưu lượng truy cập đã tăng lên đáng kể từ các giới thiệu tới công chúng Theo Alexa , hiện nay Zing.vn là một trong những website được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam

Zing là hệ thống dịch vụ đồng bộ trên Internet, cung cấp cho thị trường trực tuyến Việt Nam các phương tiện giao tiếp, phong cách sống và nhận thức xã hội,

đi cùng với dịch vụ giải trí số Zing cung cấp cho khách hàng công cụ tìm kiếm

và quản lý thông tin trực tuyến mới, nhiều tiện ích và nhanh với hệ thống các thư mục, từ khóa, chức năng, hướng dẫn hoàn toàn bằng tiếng Việt Zing còn cung cấp các thông tin cập nhật, đa dạng và thư viện hình ảnh phong phú giúp cho khách hàng nhanh chóng nắm bắt các sự kiện, tình hình trong nước và thế giới Zing là đối tác của Vega về hệ thống quản lý nội dung thông tin

2 Vị trí của báo điện tử Zing News

Cơ quan chủ quản của Zing News là Hội xuất bản Việt Nam Đây là một trong những trang báo trẻ có sức bật và tầm ảnh hưởng lớn nhất trong đời sống trẻ của Việt Nam những năm gần đây

Lịch sử ra đời và phát triển của báo điện tử Zing News

Zing News ra mắt vào tháng 1 năm 2008, là một “sân chơi” mà tập đoàn VNG tạo ra nhằm phủ song rộng rãi các thông tin dành cho giới trẻ

Trang 5

Tháng 4/2009 – Zing.vn và CSM giành giải thưởng Sao Khuê do VINASA ( Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam) trao tặng

Tháng 2/2012 – Cổng thông tin điện tử Zing.vn đứng đầu top 100 website Việt Nam với 16 triệu người dung

Tính tới nay, Zing News nằm trong số các trang báo mạng có lượng độc giả lớn nhất Việt Nam và là trang báo luôn dẫn đầu về tốc độ thông tin, hình ảnh đến với độc giả

3 Nội dung

Hiện nay, báo có hình thức xuất bản duy nhất là bản điện tử Về nội dung, báo luôn giữ vững quan điểm, đưa các thông tin phù hợp luật pháp, đường lối của Đảng và nhà nước

Zing News cung cấp thông tin ở tất cả các lĩnh vực của đời sống: chính trị, kinh

tế, thể thao, đời sống, pháp luật… Đối tượng báo hướng đến là những độc giả trẻ

và người lao động trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi

Về phát hành, đây là trang báo có tốc độ đưa tin/ bài nhanh nhất hiện nay

4 Tổ chức nhân sự

Tổng biên tập: Ngô Việt Anh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Thị Thu Hà

Các phòng ban chuyên môn:

Khối nội dung: Ban thư Ký tòa soạn, Ban thời sự, Ban thế giới, Ban kinh doanh, Ban thể thao, Ban công nghệ, Ban xe 360, Ban giải trí, Ban phim ảnh, Ban sức khỏe, Ban thời trang, Ban âm nhạc, Ban giáo dục, Ban sống trẻ, Ban du lịch, Ban

ẩm thực

Khối nội vụ: Văn phòng, Ban tổ chức, Ban Kế hoạch – Tài chính, Bộ phận Công nợ

Các văn phòng vùng miền: Văn phòng TP.Hồ Chí Minh, Văn phòng Hà Nội Phương tiện xuất bản báo chí

Cổng thông tin điện tử

Trang 6

Xây dựng mạng xã hội

Tổng đài tư vấn

Quy trình xuất bản

Quy trình xuất bản 1 tác phẩm báo chí: Đề tài sẽ do tòa soạn chỉ định hoặc phóng viên, cộng tác viên trình bày được duyệt, sau đó phong viên, cộng tác viên sẽ thực hiện tác phẩm rồi gửi bài về tòa soạn qua email của trưởng/ phó Ban ( với video) hoặc nhập nội dung lên hệ thống CMS để chờ duyệt, đăng tải

Quy trình xuất bản 1 tác phẩm trên CMS ( Phần mềm quản lý nội dung):

Phóng viên nhập bài

Trưởng ban duyệt nội dung

Biên tập

Soát lỗi

Trưởng ban xuất bản

Thư kí tòa soạn Hậu kiểm ( có thể yêu cầu chỉnh sửa thêm)

Thời gian phát hành tin bài: Liên tục đẩy các thông tin theo dòng sự kiện

II Hoạt động thực tập tại ban Công nghệ

1. Đôi nét về hoạt động ban Công nghệ

Công nghệ là một trong những chuyên mục quan trọng của báo điện tử Zing News Qua khảo sát trong thời gian từ tháng 1/2017 đến hết tháng 4/2017, nhìn chung chuyên mục Công nghệ chiếm một vị trí khá quan trọng trên trang báo, đồng thời cũng dành được rất nhiều sự quan tâm từ phía độc giả

Các bài viết trong chuyên mục này chủ yếu đều do các cây bút có uy tín của tòa soạn đảm nhận viết, qua sự nắm bắt và tìm hiểu thông tin một cách nhanh nhạy Những bài viết của chuyên mục Công nghệ tập trung chủ yếu vào những thông tin về sự ra mắt thiết bị mới, tính năng được nâng cấp, hay hạn chế, thế mạnh của những thiết bị điện tử, công nghệ Những đề tài được đông đảo người tiêu dung nói chung và những tín đồ công nghệ nói riêng quan tâm

Trang 7

– Số lượng phản hồi dưới bài viết: Nhìn chung còn ít Một số bài viết không nhận được phản hồi của công chúng Tuy nhiên cũng có những bài viết thu hút được sự chú ý của độc giả và nhận được số lượng bình luận đột biến Và có một điều nổi bật là người đọc sẽ dễ dàng tương tác khi comment vào cuối mỗi bài viết vì hầu như luôn có những ý kiến ủng hộ hoặc phản biện lại với mỗi bình luận Độc giả chỉ có thể phản hồi hay ý kiến về bài viết thông qua đường dây Hotline mà tòa soạn hỗ trợ trên đầu thanh menu của tờ báo

2. Đánh giá chất lượng:

Đề tài được triển khai phong phú, thể hiện hầu như đầy đủ các vấn đề trong đời sống công nghệ, theo dõi sát sao những diễn biến về thị trường công nghệ, những thông tin quan trọng về thiết bị, sản phẩm công nghệ được đông đảo người tiêu dung quan tâm

Chuyên mục không mang tính lý luận, chính trị sắc sảo.Tuy nhiên, các bài viết thể hiện tính thời sự cao Bằng chứng là ngay sau khi xảy ra sự kiện, chuyên mục Công nghệ đã có những bài viết kịp thời theo sát dòng sự kiện

Ví dụ: Sự kiện ra mắt Samsung Galaxy được tường thuật trực tiếp, phóng viên của cơ quan có mặt trực tiếp tại buổi ra mắt và cung cấp những thông tin, hình ảnh cùng sự đánh giá khách quan về sản phẩm Sau sự kiện cũng có rất nhiều những bài phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của sản phẩm này để người dung

có thể có sự thấu hiểu rõ ràng nhất với món hàng mà mình quan tâm

Về công chúng và tầm ảnh hưởng của bài viết có thể xét trên nhiều phương diện.Trước tiên là số lượng người truy cập vào bài viết, số lượng độc giả để lại bình luận

Về số lượng độc giả truy cập đọc bài viết thì chỉ có tòa soạn mới nắm được thông tin Tuy nhiên theo khảo sát thì hầu hết các bài đều đã từng được xuất hiện trên box: Bài viết được nhiều người quan tâm và số lượng vote cho mỗi bài viết cũng được hiển thị ngay trên trang báo

Các đề tài xuất hiện trong chuyên mục này nhìn chung đáp ứng được yêu cầu chung của Zing, đồng thời hoàn toàn phù hợp với tính chất của tờ báo: thông tin nhanh gọn, kịp thời và chính xác

Số lượng độc giả để lại bình luận: một đặc trưng trong chuyên mục Công nghệ của Zing là luôn có sự bàn luận rất sôi nổi về những chủ đề hot Họ đưa ra ý kiến

Trang 8

và sẽ luôn có người đồng tình hoặc phản bác lại Từ đó 1 phần gợi ý cho tác giả những ưu điểm cũng như hạn chế của bài viết để có thể phục vụ độc giả tốt hơn

3. Nội dung:

– Thông tin: Thông tin mà bài viết mang đến khá phong phú, nhiều chiều, trải rộng trên tất cả mọi lĩnh vực của xã hội Hầu hết đó là những sự kiện, sự việc nóng “sốt”, dành được sự quan tâm của nhiều người

– Cách thức triển khai: thông thường các bài viết đều được triển khai theo lối diễn dịch: tác giả đặt vấn đề chính và đưa ra điều mình muốn nói ở ngay đầu bài viết

4. Hình thức:

Về cách trình bày: Tít lớn, tên tác giả đặt ngay bên dưới Tiếp đến là thời gian xuất bản để người xem thấy được sự nóng hổi của thông tin.Dung lượng mỗi bài viết trung bình 1000 chữ.Bố cục tùy thuộc vào từng bài, chủ yếu là diễn dịch và quy nạp, đoi khi cuối bài có câu hỏi mở

Văn phong được thể hiện trong các bài của chuyên mục Công nghệ không mang hơi hướng tự sự, trữ tình, câu không thực sự trau chuốt, bóng bẩy nhưng vẫn gây được cảm xúc mãnh liệt nơi người đọc Hầu như những bài viết trong chuyên mục này đều được viết chủ yếu nhằm cập nhật những thông tin nhanh, gọn, chính xác về tình hình thị trường tiêu dùng, ra mắt thiết bị, thay đổi của sản phẩm, hay đánh giá sản phẩm Bên cạnh đó, một trong những thể loại không thể thiếu của chuyên mục này là những bài dịch về các vụ kiện, thu hồi sản phẩm của các trang báo nước ngoài Tuy không nhiều nhưng những bài viết thuộc thể loại biên dịch của chuyên mục cũng góp phần không nhỏ vào tính đa dạng, phong phú và đầy đủ cho thông tin của tờ báo

Ngôn ngữ: một điểm khá dễ thấy trong lối sử dụng ngôn ngữ của chuyên mục Bảo vệ người tiêu dùng là cách giật Tít, đặt tít khá “kêu”, thường hay đặt những động từ mạnh lên đầu câu nhằm tạo cảm giác nặng và tăng tính thu hút lên của sản phẩm

5. Cách trình bày, bố cục:

Trang 9

Bài viết trong chuyên mục Bảo vệ người tiêu dùng được đăng tải hầu như không gặp phải trường hợp bị lỗi phông chữ, gây khó khăn cho người đọc trong quá trình tiếp cận thông tin.Điều này phần nào cho thấy sự chặt chẽ và cẩn trọng trong quá trình duyệt và quản lý trang web của tờ báo

Cách trình bày và bố cục của bài viết khá thoáng, dễ nhìn, dễ đọc.Người đọc ít bị rối mắt và vì quảng cáo được dàn trên trang khá ít và không có nhiều quảng cáo động gây mất tập trung khi đọc

Thông thường mỗi bài viết đều được sắp xếp theo thứ tự Tít chính, sapo, tít phụ, ảnh và có thể có thêm Box thông tin Khi độc giả click vào mục Bảo vệ người tiêu dùng, các bài viết sẽ được xuất hiện theo một hàng dọc đều đặn và được sắp xếp vị trí theo thứ tự của ngày tháng năm Mỗi bài viết sẽ được trích dẫn Sapo của bài viết và ảnh minh họa rõ rang nhằm tạo cảm giác thoáng, sinh động và hấp dẫn đối với người đọc

Đặc biệt, trên chuyên mục Công nghệ, người đọc dễ dàng nhìn thấy một loạt những vấn đề nóng nhất, nhiều người đọc nhất được sắp xếp vào một khung vuông nhỏ phía bên góc phải của chuyên trang, mỗi vẫn đề kèm theo sẽ được liệt

kê tổng số những tin bài, ảnh và clip có liên quan

– Dung lượng: các bài viết đều có dung lượng khá lớn, hầu hết đều hơn 1000 chữ Đặc biệt những bài viết về đề tài vệ sinh an toàn thực phẩm ít nhất phải có

1500 chữ Điều này dễ gây sự mỏi mắt và nhàm chán cho người đọc Tuy nhiên, một”điểm cộng” là ảnh minh họa trong những bài viết như vậy lại khá sinh động, bắt mắt và gắn liền với nội dung bài viết, thể hiện rõ ràng mục đích và tính chất của vấn đề, tạo sự dễ hiểu và thuyết phục cho người đọc

– Tốc độ load (tải) của các bài viết tương đối nhanh vì nhìn chung trên chuyên mục Bảo vệ người tiêu dùng còn ít quảng cáo, dung lượng trang còn nhẹ

III Những bài học về thực tiễn làm báo rút ra trong quá trình học tập và sáng tạo tác phẩm báo chí của bản thân

Kết thúc kỳ thực tập, qua hơn 3 tháng trải nghiệm thực tế, mỗi sinh viên báo chí đều mang trong mình những cảm xúc riêng Người thì vui vẻ, hứng khởi như vừa

Trang 10

được thổi bùng lên ngọn lửa đam mê, yêu nghề; người thì lại thấy chán nản, thất vọng và muốn bỏ cuộc…

4 năm ngồi trên ghế nhà trường với những tiết học lý thuyết, chúng em đã được nhiều lần nghe các thầy cô giáo nói về sự nguy hiểm và vất vả của nghề báo, thế nhưng khi chưa được cọ xát thực tế thì chúng em chưa thể nhận thức hết được ý nghĩa của những lời giảng ấy Và đợt thực tập đầu tiên này đã giúp chúng em thấy thấm thía hơn rất nhiều

Nhiều lúc thấy chán nản và thất vọng khi mọi chuyện không như mình tưởng tượng Có khi là vì những tin, bài mà mình dồn bao nhiêu tâm huyết và công sức

để viết bị gạt ra ngoài vì đã có bài của phóng viên trong báo; có khi lại mệt mỏi

vì cứ phải chạy theo các anh chị phóng viên để xin đi cùng tác nghiệp nhưng vẫn không được người ta “để ý” đến; có khi lại thất vọng vì viết xong một bài mất bao thời gian mà vẫn không được ngó ngàng đến, khi hỏi thì cũng chỉ nhận được câu trả lời muôn thuở: “Anh / chị sẽ xem qua cho em”… nhưng chờ mãi cũng chẳng thấy đâu

Chính những điều ấy đã làm mất đi phần nào ở bản thân em niềm tin và lòng nhiệt huyết với nghề báo, để rồi sau thời gian thực tập, có không ít lần em cho rằng mình không thích hợp với nghề báo, mình không thể làm được nghề báo, mình chọn nghề báo là sai lầm… Nhưng có lẽ “thất bại là mẹ thành công” – vì vậy hãy biết chấp nhận thất bại để có nhiều thành công hơn nữa.Mỗi lần vấp ngã

là một lần thêm trưởng thành Có vấp ngã, mới có thể biết rằng con đường chúng

ta đi không hề bằng phẳng, để từ đó mình sẽ có cái nhìn xa hơn, rộng hơn trong mọi việc

Đến bây giờ, khi chỉ còn mấy tháng nữa là hết thời sinh viên, bản thân em nhận

ra rằng 4 năm sinh viên thực sự là một vốn rất quý, tuổi trẻ lại càng là một vốn quý nữa Sở dĩ mình có thể đi nhiều, hỏi nhiều, tiếp xúc, va chạm và học hỏi được nhiều vì bởi rằng mình mang cái mác sinh viên và mình còn trẻ Nhiều lúc bản thân vẫn tự hình dung sau này mình ra trường rồi, đã đi làm gì đó rồi, liệu rằng có công ty, nhà máy, xí nghiệp nào sẵn sàng giang rộng tay mà chào đón mình vào, cho hỏi han đủ thứ hay không? Sở dĩ bây giờ mình làm được điều đó

vì mình là sinh viên, hỏi và học theo nghĩa là học, theo nghĩa là phi lợi nhuận, và bởi vì mình còn trẻ, còn bé xíu, còn ngồi trên ghế nhà trường, hằng mở mồm ra

là sách vở, là em thực tế còn kém lắm, nên họ giúp mình Nhưng sau này bản thân mình đi làm ở 1 công ty rồi, mình đến công ty khác nhờ họ giúp xem? Vậy nên còn ngày nào, giờ nào còn mang trên mình cái mác sinh viên thì phải nên tận dụng hết.Sau này khi ra trường bản thân phải xác định là tất cả phải tự mình hết, chẳng có ai giúp đỡ được cho mình (gần như là thế)

Trang 11

Đi thực tập, em được chào đón bằng câu “Em cứ viết bài đi rồi gửi” Các bạn trong lớp cũng vậy, vì gần như báo nào cũng không có chỗ và thiết bị dư (máy tính chẳng hạn) dành cho sinh viên đến thực tập

Hầu như đứa nào cũng phải tự tìm đề tài, tự thực hiện Toà soạn có thể cho giấy giới thiệu nếu bài viết đòi hỏi phải phỏng vấn chính thức nhưng chuyện được đi theo “làm phụ tá” cho một phóng viên chính thức thì vẫn còn là ước mơ với nhiều người

Học báo chí là học kỹ năng, do đó việc được học hỏi trực tiếp kinh nghiệm tác nghiệp của người đi trước là rất cần thiết Kỳ thực tập đầu tiên này chủ yếu là để sinh viên được tiếp xúc với môi trường báo chí Yêu cầu “cứ viết bài đi rồi gửi” theo em vô hình trung đã xoá bỏ cơ hội cho sinh viên thực hiện mục tiêu này

Một lãnh đạo của cơ quan báo chí nơi em thực tập từng tuyên bố không chính thức rằng thực tập chẳng qua là “tự mình thực sự tập”.Như vậy phải chăng là phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với sinh viên?Và nếu như tờ báo “đứng ngoài cuộc chơi” thì việc gì phải nhận sinh viên thực tập? Chỉ cần nói

“chúng tôi chỉ nhận tác phẩm, không nhận người” là xong

Bản thân em nhiều lúc cứ tưởng nghề báo “màu hồng”, mơ mộng suốt ba năm học, nhưng lại ngại tiếp xúc, ngại tìm hiểu trong khi kiến thức chẳng có là bao

Đến khi thực tập, toà soạn giao việc, những lúc không thực hiện nổi, lại thấy nghề báo “màu xám” và nản chí.Và chính bởi tâm lý như thế nên có khi suốt cả mấy tuần chẳng viết nổi một tác phẩm Nhưng sau cùng, qua mỗi lần như thế, bản thân cũng tự “ngộ” ra được một bài học đắt giá rằng: “có lẽ mình nên học thêm một chuyên ngành nào đó để có thêm kiến thức Tiếp đến, phải mở rộng quan hệ để có nguồn tin và xây dựng đội ngũ cộng tác viên cho riêng mình Sau nữa là phải kiên trì, thậm chí là… bám dai như đỉa cho đến khi các anh chị trong tòa soạn đồng ý cho mình đi theo học hỏi”

Cuối cùng, cần phải biết tự an ủi mình để mỗi khi vấp ngã vẫn có thể đứng dậy

đi tiếp

Một chị phóng viên kì cựutrong tòa soạn đã từng thẳng thắn chia sẻ với bản thân

em những kinh nghiệm làm báo của một người đi trước, cụ thể rằng: Sinh viên báo chí thời nay cần học tập… Năm Cam, Chí Phèo và AQ! Nghe có vẻ khó tin

và khó hiểu nhưng thực sự nghĩ lại thì bản thân em thấy rất đúng.Phải quan hệ giỏi như Năm Cam, lì lợm như Chí Phèo và lạc quan như AQ

Ngày đăng: 28/09/2019, 10:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w