1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học nhận dạng và thể hiện quy trình trong môn tin học lớp 10 trường THPT

67 207 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNTrong quá trình thực hiện đề tài “Dạy học nhận dạng và thể hiện quy trìnhtrong môn Tin học lớp 10 trường THPT”, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đãnhận được sự giúp đỡ tận tìn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VIỆ N C Ô N G N G H Ệ T H Ô

NG TIN

TRẦN THỊ THÙY DUNG

DẠY HỌC NHẬN DẠNG VÀ THỂ HIỆN QUY TRÌNH TRONG MÔN TIN HỌC

LỚP 10 TRƯỜNG THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Sư phạm Tin học

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VIỆ N C Ô N G N G H Ệ T H Ô

NG TIN

TRẦN THỊ THÙY DUNG

DẠY HỌC NHẬN DẠNG VÀ THỂ HIỆN QUY TRÌNH TRONG MÔN TIN HỌC

LỚP 10 TRƯỜNG THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Sư phạm Tin học

Người hướng dẫn khoa học:

TS Lưu Thị Bích Hương

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài “Dạy học nhận dạng và thể hiện quy trìnhtrong môn Tin học lớp 10 trường THPT”, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đãnhận được sự giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện của các thầy, cô giáo trong ViệnCông nghệ thông tin trường ĐHSP Hà Nội 2, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn –

TS Lưu Thị Bích Hương

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới cô giáoLưu Thị Bích Hương, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo em trongsuốt quá trình thực hiện đề tài

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Viện CNTT trường ĐHSP HàNội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập nghiên cứu.Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Toán – Tin của trườngTHPT Bình Xuyên, đặc biệt là cô hướng dẫn thực tập Nguyễn Khánh Tâm đãtạo mọi điều kiện giúp đỡ và đóng góp ý kiến để em thực hiện khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thùy Dung

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan:

1 Em xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của riêng em và được sự hướngdẫn trực tiếp của TS Lưu Thị Bích Hương Các nội dung nghiên cứu, những sốliệu kết quả được chính em thu thập trong thời gian thực tập tại trường THPTBình Xuyên

2 Các tham khảo dùng trong khóa luận đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,tên công trình, thời gian, địa điểm công bố

3 Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, em xinchịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thùy Dung

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Kết quả điều tra thăm dò ý kiến GV 14

Bảng 1.2 Kết quả điều tra thăm dò ý kiến HS 15

Bảng 3.1 Các nhóm thực nghiệm và đối tượng 40

Bảng 3.2 Kết quả trước thực nghiệm 41

Bảng 3.3 Kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm 52

Bảng 3.4 Bảng tổng hợp kết quả học tập của 2 lớp qua bài kiểm tra 52

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Văn bản mẫu công việc 26

Hình 2.2 Văn bản mẫu cảnh đẹp quê hương 26

Hình 2.3 Mẫu ví dụ về bảng 30

Hình 2.4 Văn bản mẫu môi trường 30

Hình 2.5 Sơ đồ khối giải phương trình bậc 2 32

Hình 2.6 Lợi ích máy tính 34

Hình 2.7 Văn bản mẫu đơn xin nhập học 35

Hình 2.8 Thời khóa biểu trình bày theo cách liệt kê 36

Hình 2.9 Thời khóa biểu trình bày bằng bảng 36

Hình 2.10 Sơ đồ khối tìm ước chung lớn nhất 38

Trang 8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

1.1 Quy trình 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Nguồn gốc 4

1.1.3 Đặc tính của quy trình 5

1.2 Tổng quan về dạy học theo quy trình 5

1.2.1.Định nghĩa về dạy học theo quy trình 5

1.2.2 Yêu cầu dạy học theo quy trình 5

1.2.3 Vai trò về dạy học theo quy trình 7

1.3 Các hoạt động dạy học theo quy trình 7

1.3.1 Nhận dạng và thể hiện 8

1.3.2 Những hoạt động tin học phức hợp 9

1.3.3 Khái quát hóa 11

1.3.4 Hoạt động ngôn ngữ 11

1.3.5 Vận dụng 12

1.4 Thực trạng về dạy học theo quy trình trong môn Tin học lớp 10 13

1.4.1 Điều tra thăm dò ý kiến GV 13

1.4.2 Điều tra thăm dò ý kiến HS 15

1.4.3 Đánh giá chung về thực trạng dạy học theo quy trình trong môn Tin học lớp 10 17

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG NHẬN DẠNG VÀ THỂ HIỆN QUY TRÌNH TRONG MÔN TIN HỌC LỚP 10 19

2.1 Khái niệm, đặc điểm môn Tin học lớp 10 19

2.1.1 Khái niệm môn Tin học 10 19

2.1.2 Đặc điểm 19

2.2 Hoạt động dạy học nhận dạng và thể hiện quy trình trong Tin học 10 24 2.2.1 Hoạt động nhận dạng 24

2.2.2 Hoạt động thể hiện 29

2.3 Phân tích một số nội dung dạy học Tin học 10 theo hoạt động nhận dạng và thể hiện quy trình 33

2.3.1 Định dạng văn bản 33

2.3.2 Tạo và làm việc với bảng 36

2.3.3.Bài toán và thuật toán 37

Trang 9

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 40

3.1 Mục đích thực nghiệm 40

3.2 Đối tượng thực nghiệm 40

3.3 Tiến hành thực nghiệm 41

3.3.1 Tiến hành giảng dạy trên lớp 41

3.3.2 Tổ chức thực nghiệm 51

3.3.3 Kết quả thực nghiệm 51

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHỤ LỤC 1: BÀI KIỂM TRA 15’ 56

Trang 10

ấy Đó chính là dạy cho các em các phương pháp học, giúp các em phát triểnnăng lực sáng tạo, tính độc lập, tự chủ của bản thân Để thực hiện điều này thì

con đường đúng đắn và hiệu quả nhất là đổi mới phương pháp dạy học.

Cùng với sự thay đổi về nội dung, cần có những đổi mới cả về tư duy vàphương pháp dạy học Trong đó, việc thay đổi phương pháp dạy học môn Tin làđiều quan trọng và cần thiết Bởi lẽ ngày nay, đất nước đang dần chuyển sangthời đại cách mạng công nghiệp 4.0 – kỷ nguyên của công nghệ thông tin Nóảnh hưởng tới mọi lĩnh vực trong đời sống kể cả giáo dục Môn Tin giúp hìnhthành, phát triển các năng lực của học sinh như: sử dụng và quản lý các phươngtiện, công cụ, các hệ thống tự động hóa; khai thác các ứng dụng của công nghệvào các môn học; chia sẻ kiến thức, giao tiếp và hợp tác với nhau Chính vì vậy,môn Tin học đang ngày càng trở nên cần thiết Nó có sự liên quan, gắn kết vớicác môn học khác

Do đặc thù môn Tin học là thực hành, thao tác nhiều, nên việc dạy chohọc sinh nắm được, hiểu sâu về bản chất, nội dung của các thao tác, quy trình làđiều vô cùng quan trọng Nó sẽ giúp các em có hứng thú với môn Tin học, hiểuđược ứng dụng của Tin học vào cuộc sống, và biết cách áp dụng vào thực tiễn xãhội Từ đó nâng cao sự hiểu biết và chất lượng học tập của học sinh

Vì những lý do trên, em chọn đề tài nghiên cứu là: “Dạy học nhận dạng

và thể hiện quy trình trong môn Tin học lớp 10 trường THPT” làm đề tài khóa

luận của mình

Trang 11

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu tổng quan về hoạt động dạy học nhận dạng và thể hiện quy trình

- Đưa ra một số hoạt động dạy học nhận dạng và thể hiện quy trình trongmôn Tin học lớp 10

- Ứng dụng dạy học nhận dạng và thể hiện quy trình trong môn Tin học lớp

10 trường THPT Bình Xuyên nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS

- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của dạy học nhận dạng vàthể hiện quy trình Đồng thời đúc rút kinh nghiệm giảng dạy

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động nhận dạng và thể hiện quy trình

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động nhận dạng và thể hiện quy trình trong nội dung môn Tin họclớp 10 ở trường THPT Bình Xuyên

4 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành triển khai khóa luận, em sử dụng một số phương pháp sau:

4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng, của Chính phủ, của ngànhgiáo dục về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông

- Nghiên cứu các tài liệu giáo dục học, tâm lý học, các tài liệu về phươngpháp dạy học môn Tin học

- Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệthống hóa các tài liệu lý thuyết có liên quan, các bài giảng về phương pháp dạyhọc Tin học

4.2 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các nhà khoa học về dạy học quy trình

4.3 Phương pháp điều tra cơ bản

Điều tra thực trạng dạy học quy trình

Trang 12

4.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các giải pháp đề xuất

5 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và hướng phát triển, tài liệu tham khảo; khóaluận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Hoạt động nhận dạng và thể hiện quy trình trong môn Tin học

lớp 10

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 13

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Quy trình

1.1.1 Khái niệm

Quy trình là trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một hoạt động đãđược quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể củahoạt động quản trị (quản lý và cai trị) Quy trình xuất hiện phổ biến trong quátrình tồn tại và phát triển của vạn vật, ví dụ như quy trình giăng tơ của loài nhện,làm tổ của chim hoặc săn mồi của hổ báo,… [10]

Quy trình là một trình tự có tổ chức các hoạt động để hoàn thành cái gì

đó Chẳng hạn: Dự án phần mềm Trong trường hợp này, dự án là việc áp dụngtài nguyên vào quy trình đó Tài nguyên là con người, công cụ và kĩ thuật màbạn áp dụng khi tuân theo quy trình

Quy trình được đại diện bởi 3 yếu tố: Hiệu quả: mối quan hệ giữa việcdùng tài nguyên và kết quả được hoàn thành Thời gian chu kì: “tốc độ” của quytrình, tức là thời gian cần để hoàn thành một quy trình Và chất lượng: Chấtlượng của quy trình được xác định bởi người dùng như đáp ứng yêu cầu, không

1.1.2 Nguồn gốc

Quy trình có thể bắt nguồn từ một ý tưởng, kinh nghiệm sống, kinhnghiệm nghề nghiệp hay thành tựu của một công trình khoa học [10]

Trang 14

1.1.3 Đặc tính của quy trình

- Đơn giản hóa đối tượng (nhiệm vụ) phức tạp.

- Dễ tăng năng suất và chất lượng

- Tăng cường an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp

- Dễ tổ chức các hoạt động

- Dễ kiểm tra, giám sát và đánh giá

- Giảm thiểu lãng phí của “Phương pháp thử và sai”, phòng ngừa các rủi

ro [10]

1.2 Tổng quan về dạy học theo quy trình

1.2.1.Định nghĩa về dạy học theo quy trình

Quy trình là một phương pháp, một trình tự cụ thể, mang tính chất bắtbuộc nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể trong hoạt động đa dạng của xã hộiloài người Nó xuất hiện phổ biến trong mọi mặt của cuộc sống Chẳng hạn nhưquy trình phát triển một hệ thống thông tin, hay quy trình phát triển phần mềm,

Mỗi cá nhân có kiến thức, kỹ năng khác nhau dẫn đến cách làm việc khácnhau Làm việc theo quy trình giúp cho HS thực hiện công việc biết họ sẽ phảitiến hành những bước nào, làm ra sao và cần đạt được kết quả như thế nào? Điềunày giúp hiệu quả học tập nhanh hơn và chính xác hơn

Đối với những quá trình làm công việc cần sự phối hợp nhóm (teamwork)thì quy trình giúp cho các thành viên phối hợp với nhau một cách ăn khớp vàđúng trình tự mà không phải thắc mắc rằng việc này do ai làm? Làm như thếnào?

Trong quá trình dạy học môn Tin cũng như tất cả các môn học ở trườngTHPT, việc hình thành hệ thống quy trình cho HS là điều quan trọng Nó giúp

HS dễ dàng nắm bắt và thực hiện được các thao tác, góp phần quan trọng choviệc tư duy và nhận thức của HS

1.2.2 Yêu cầu dạy học theo quy trình

Việc dạy học theo quy trình ở trường THPT phải làm cho HS dần đạtđược các yêu cầu sau:

- Nắm vững các đặc điểm, đặc trưng của một quy trình

Trang 15

- Biết nhận dạng quy trình, tức là biết phát hiện xem một dãy tình huống,thao tác có phù hợp với một quy trình đã biết hay không, và biết thể hiện quytrình, tức là tạo được tình huống phù hợp với các bước của một phương pháp đãbiết.

- Biết vận dụng, xác định quy trình đã biết vào những tình huống cụ thểtrong một bài toán, thuật toán, và ứng dụng vào thực tiễn

- Nắm được quy trình này với quy trình khác có mối quan hệ, sự liên kếtnào với nhau

Các yêu cầu này có quan hệ chặt chẽ với nhau Tuy nhiên, cần xác địnhmột cách linh hoạt bởi không phải quy trình nào cũng được đặt ra với mức độnhư nhau

Một số lưu ý khi dạy học theo quy trình:

Các hình thức dạy học theo quy trình:

GV có thể sử dụng phương pháp quy nạp hoặc diễn dịch để dạy học theoquy trình

- Phương pháp quy nạp: là đưa ra nhiều ví dụ và phản ví dụ khác nhau, từ

đó rút ra được các đặc điểm, đặc trưng của một quy trình để khái quát được cácthao tác thực hiện

- Phương pháp diễn dịch: đưa ra các “thao tác”, sau đó tìm các ví dụ vàphản ví dụ để minh họa và làm sáng tỏ quy trình

Trang 16

1.2.3 Vai trò về dạy học theo quy trình

- Do đặc thù của môn Tin học là thao tác và thực hành với máy tính nênviệc dạy học theo quy trình giúp HS dễ dàng nhớ được quy trình cần thực hiệnmột thao tác nào đó

- Dạy học theo quy trình, HS dễ nhận ra được các bước, các yêu cầu,nhiệm vụ mà mình cần làm; nắm được mối quan hệ, sự liên kết giữa các thaotác; vận dụng linh hoạt quy trình của thao tác này với thao tác khác

- Nắm bắt được lượng kiến thức nhanh hơn

- Ghi nhớ kiến thức được lâu hơn

1.3 Các hoạt động dạy học theo quy trình

Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ với những hoạt động nhất định Đó trước hết là những hoạt động đã được tiến hành trong quá trình lịch sử hình

thành và ứng dụng những tri thức được bao hàm trong nội dung này, cũng chính

là những hoạt động để người học có thể kiến tạo và ứng dụng những tri thức

trong nội dung đó Trong quá trình dạy học, ta còn phải kể tới những hoạt động

có tác dụng củng cố tri thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ

Từ đó, một hoạt động của người học được gọi là tương thích với một nội

dung dạy học nếu nó có tác động góp phần kiến tạo hoặc củng cố, ứng dụngnhững tri thức được bao hàm trong nội dung đó hoặc rèn luyện những kĩ năng,hình thành những thái độ có liên quan [9]

Khi dạy cho học sinh phương pháp thực hiện một công việc nào đó, chúng

ta nên tiến hành theo bốn giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Nêu mục tiêu cần đạt được khi hoàn thành công việc để gợi

động cơ học tập cho học sinh Tiếp đến giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát

để hướng đích cho các em

- Giai đoạn 2: Giáo viên chia công việc mình vừa thực hiện ra thành các

bước theo một quy trình

- Giai đoạn 3: Giáo viên thực hiện lại công việc đó theo quy trình lần lượt

các bước đã chỉ ra ở giai đoạn 2 cho học sinh nhận dạng

Trang 17

- Giai đoạn 4: Cho học sinh thể hiện phương pháp theo quy trình đã thiết

lập ở giai đoạn 2 để hoàn thành công việc học tập [9]

Nhiệm vụ tổng quát của phương pháp dạy học Tin học là nghiên cứunhững mối liên hệ có tính quy luật giữa mục đích, nội dung, phương pháp dạyhọc để nâng cao chất lượng của việc dạy học môn Tin học theo các mục đích đặt

ra Dựa vào nhiệm vụ chung của trường phổ thông và đặc điểm của môn Tin học

để từ đó xác định những nhiệm vụ của việc dạy Tin học và đề ra đường lối thựchiện nhiệm vụ ấy Phải xác định nội dung và trình tự sắp xếp các vấn đề đượcrút ra từ khoa học Tin học và đưa vào môn Tin học ở trường phổ thông sao chođáp ứng, thỏa mãn được những yêu cầu đào tạo của xã hội Việt Nam Cầnnghiên cứu, vận dụng những phương pháp dạy học nhằm đạt được những mụcđích dạy học Tin học

Trong việc phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung, ta cầnchú ý xem xét những dạng hoạt động khác nhau trên những bình diện khác nhau.Trong dạy học nhận dạng và thể hiện quy trình, những hoạt động sau cần đượcchú ý:

1.3.1 Nhận dạng và thể hiện

Nhận dạng và thể hiện là hai dạng hoạt động theo chiều hướng trái ngược

nhau, có tác dụng củng cố, tạo tiền đề cho việc vận dụng quy trình

Ví dụ 1.1: Cho học sinh nhận dạng thứ tự các thao tác tạo biểu mẫu dưới đây

từ một bảng đã có bằng Form Wizard cho việc chỉnh sửa hoặc nhập tiếp dữ liệuvào một bảng của một cơ sở dữ liệu như sau là đúng hay sai sau khi học sinh đãđược học các thao tác tạo biểu mẫu?

Trong môi trường của Access

- Bước 1: Mở cơ sở dữ liệu, chọn Form, chọn New

- Bước 2: Chọn Form Wizard, chọn bảng cần tạo biểu mẫu, chọn New

- Bước 3: Chọn môi trường bằng > hay chọn tất cả các trường bằng >>, chọnNext

- Bước 4: Chọn một trong bốn kiểu Form:

Columnar (cột)

Trang 18

Tabular (bảng) Datasheet (bảng tính)Justfied (sắp chữ) Tiếp đến chọn Next

- Bước 5: Chọn một kiểu nền, sau đó chọn Next

- Bước 6: Chọn chế độ Open the Form To view ở Enter Information, chọnFinish

- Bước 7: Chọn File, chọn Save để cất biểu mẫu

Thông thường những hoạt động vừa nêu trên liên quan mật thiết với nhau,thường hay đan kết vào nhau Cùng với việc thể hiện một phương pháp thườngdiễn ra sự nhận dạng với tư cách là hoạt động kiểm tra [9]

Khi dạy cho HS nhận dạng và thể hiện một quy trình cần lưu ý:

Một là: Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhận dạng và thể hiện Sau khidạy xong cho học sinh một thao tác, quy trình nào đó; cần củng cố bằng cách tạo

ra một số tình huống để học sinh luyện tập và nắm sâu kiến thức

Hai là: Với những thao tác, quy trình mang nhiều ý nghĩa khác nhau, cầnphân tích rõ từng ý nghĩa ở từng trường hợp

1.3.2 Những hoạt động tin học phức hợp

Những hoạt động tin học phức hợp như chèn đối tượng vào văn bản trongsoạn thảo, vẽ đồ thị trong bảng tính, Khi dạy những nội dung này, trước hết tanêu tình huống dẫn đến những kiến thức cần phải học để giải quyết tình huống

đó Sau đó ta nên cụ thể hóa hoạt động thành các bước, sắp xếp để học sinh tậpluyện những thao tác theo trật tự được chỉ ra trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.Những hoạt động này sẽ làm cho học sinh nắm vững những nội dung tin học vàphát triển những kĩ năng và năng lực tin học tương ứng [9]

Ví dụ 1.2: Sử dụng truy vấn trong một bảng để kết xuất thông tin về

những bản ghi trong môi trường Access, chỉ ra quy trình theo các bước như sau:

Bước 1 Mở cơ sở dữ liệu

Bước 2 Chọn Query, chọn New

Bước 3 Chọn Design, chọn OK

Trang 19

Bước 4 Chọn bảng cần lấy những bản ghi, chọn Add, chọn Close

Bước 5 Nhập vào những dòng ở cửa sổ lưới QBE (Query By Example)(5.1) Nhập vào tên trường cần thiết, mỗi trường một cột, kích vào mũi tênchỉ xuống ở bên phải cột để có cửa sổ dọc, tiếp đến kích vào trường chọn ở dòngField

(5.2) Cho biết tên bảng ở dòng Table

(5.3) Nếu muốn sắp xếp dữ liệu thì hãy đặt vào đây sắp xếp tăng haygiảm bằng cách kích vào mũi tên chỉ xuống ở bên phải cột để có cửa sổ dọc ởdòng Sort, sau đó kích vào Descending để sắp xếp giảm hoặc Ascending để sắpxếp tăng

(5.4) Muốn hiển thị trường đó thì đánh dấu kiểm vào ô vuông ở dòngShow

(5.5) Đưa vào tiêu chuẩn tìm kiếm ở dòng Criteria

Bước 6 Trên thanh menu chọn Query, chọn Run hoặc trên thanh công cụchọn dấu !

Bước 7 Trên thanh tiêu đề của Query kích vào Close, nhập tên tệp

Ví dụ 1.3: Trong môi trường làm việc của Excel, vẽ đồ thị Giả sử đã nhập

xong tên học sinh trong tổ 1, các điểm thành phần môn Tin học kì I, cho máytính điểm trung bình Vẽ đồ thị dạng cột đứng để minh họa tên các học sinhtương ứng với điểm trung bình Thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1 Đánh dấu cho hai trục hoành và tung

- Đánh dấu cột tên các học sinh (dữ liệu cho trục ngang)

- Đánh dấu cột điểm trung bình của học học sinh (dữ liệu cho trục dọc).Bước 2 Chọn kiểu đồ thị

- Trên thanh công cụ kích vào biểu tượng đồ thị hoặc vào menu Insert rồichọn Chart

- Chọn kiểu đồ thị (chọn column)

- Chọn Next

Bước 3 Xem dạng đồ thị sẽ vẽ

Trang 20

- Xem trước các dạng đồ thị (nếu không chấp nhận thì kích back để quaylại bước trước, chọn lại dạng đồ thị).

1.3.3 Khái quát hóa

Theo G.Polya: “Khái quát hóa là chuyển từ việc nghiên cứu một tập hợpđối tượng đã cho đến việc nghiên cứu một tập hợp lớn hơn, bao gồm cả tập hợpban đầu”

Khái quát hóa quy trình là một hoạt động quan trọng cần rèn luyện chohọc sinh Nó giúp học sinh tổng quan được các thao tác một cách có hệ thống,hiểu được bản chất và áp dụng mở rộng vào các tình huống khác

đó Đặc biệt là bằng lời lẽ của mình tường thuật lại nội dung bài học Chẳng hạn,

ta yêu cầu HS phát biểu bằng lời các bước cần thực hiện để tính điểm trung bìnhcủa môn Tin học sau khi đã nạp vào các điểm thành phần

GV có thể cho HS ngồi theo nhóm thảo luận về một vấn đề nào đó, sau đónhóm cử đại diện trình bày vấn đề đó trước lớp Trước đó, ta thông báo yêu cầu:sau khi nghe xong bạn trình bày, mỗi thành viên của nhóm phải cho ý kiến phảnhồi

Trang 21

Hoạt động ngôn ngữ viết: được rèn luyện khi ta cho HS thực hành soạnthảo văn bản Ta cho HS soạn giấy mời, đơn từ, giấy xin phép nghỉ học, thôngbáo,…, tập trung vào những kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, điềuhành Kĩ năng tạo lập các loại văn bản thông thường cũng rất cần cho HS, tạolập những bộ phận cấu thành văn bản, rồi tạo lập văn bản chính, giúp HS làmchủ ngôn ngữ của họ để học tập trong nhà trường và giao tiếp đúng đắn, mạchlạc, tự nhiên, tự tin trong cuộc sống [9].

Việc cho HS thực hiện hoạt động ngôn ngữ vừa góp phần củng cố, kháiquát lại quy trình; vừa nâng cao khả năng phát triển ngôn ngữ cho HS Có thểnói, đây là nhiệm vụ, yêu cầu mà tất cả các bộ môn trong nhà trường phải cótrách nhiệm thực hiện:

- Phát biểu lại các quy trình bằng lời lẽ của bản thân và biết cách thay đổiphát biểu, diễn đạt quy trình dưới những dạng ngôn ngữ khác nhau

- Phân tích, nêu những ý nghĩa quan trọng chứa đựng trong quy trình mộtcách tường minh hay ẩn tàng

Qua hoạt động ngôn ngữ trong dạy học quy trình giúp HS phát triển vàrèn luyện về năng lực trí tuệ Giúp HS linh hoạt trong việc nhìn nhận một quytrình và đặt quy trình đó trong mối liên hệ với các quy trình có liên quan Từ đó

sẽ tăng khả năng ứng dụng của quy trình, giúp các em học tốt hơn

1.3.5 Vận dụng

Sau khi dạy xong một quy trình, cần tạo cơ hội cho HS vận dụng nó vàonhững bài toán, thuật toán; những hoạt động khác nhau Điều đó vừa có tác dụngcủng cố, đào sâu hiểu biết về quy trình, lại vừa góp phần phát triển năng lực giảiquyết vấn đề

Trong các hoạt động trên thì hoạt động nhận dạng và thể hiện một quytrình có vai trò đặc biệt quan trọng vì hoạt động này có tác dụng tích cực khôngchỉ trong giai đoạn hình thành quy trình mà còn trong giai đoạn củng cố và vậndụng quy trình

Trang 22

1.4 Thực trạng về dạy học theo quy trình trong môn Tin học lớp 10

Tin học là môn học luôn đòi hỏi sự đổi mới, cập nhật và sự mềm dẻo,linh hoạt, sáng tạo Đặc biệt, đặc thù của Tin học là gắn liền với công nghệ vàluôn thay đổi rất nhanh chóng Đặc điểm này làm cho Tin học khác hẳn so vớitất cả các môn học có liên quan đến công nghệ Công nghệ Tin học, cụ thể làmáy tính đã và đang thay đổi từng ngày và len lỏi trong mọi ngõ ngách của cuộcsống hàng ngày, trong mọi ngành nghề khác nhau Đặc thù này làm cho Tin họctrở thành môn học khó giảng dạy và đòi hỏi GV phải không ngừng nâng caotrình độ cá nhân của mình

Trong chương trình sách giáo khoa, môn Tin học được chia thành các chủ

đề riêng biệt nhau: tin học căn bản, soạn thảo văn bản, ngôn ngữ lập trình,Internet, Mỗi chủ đề sẽ có một đặc điểm riêng trong cách giảng dạy lý thuyết

và thực hành Chính vì vậy, GV cần phải nắm được và phân biệt rõ từng đặcđiểm của mỗi chủ đề Do đặc thù của môn Tin như đã nói ở trên là gắn liền vớicông nghệ và thay đổi rất nhanh nên những thao tác, quy trình như: thao tác làmviệc trong MS; quy trình thực hiện trong một bài toán, thuật toán,… cũng cónhiều thay đổi và cải tiến hơn

Trong dạy học Tin học, GV thường truyền đạt kiến thức từ SGK theonhững cách như: đưa ra sẵn các kiến thức, giảng và giải thích ý nghĩa của nộidung và HS học thuộc và áp luôn thao tác thực hiện là một phương pháp họctruyền thống Điều này chưa mang lại hiệu quả cao khi dạy học quy trình Để

HS hiểu và nắm rõ hơn, GV cần mô tả quy trình bằng các tình huống, trườnghợp, thao tác… Như vậy việc nắm bắt một quy trình mới thực sự có hiệu quả

1.4.1 Điều tra thăm dò ý kiến GV

Việc điều tra thăm dò ý kiến GV được thực hiện với 20 GV và với 5 câuhỏi Qua việc điều tra, thăm dò ý kiến thu được kết quả như sau:

Trang 23

Bảng 1.1 Kết quả điều tra thăm dò ý kiến GV

Trang 24

đề cho việc vận dụng quy trình Điều này không chỉ giúp nâng cao sự chú ý,khơi gợi thêm hứng thú học tập mà còn giúp học sinh hiểu sâu, hiểu chắc kiếnthức hơn.

1.4.2 Điều tra thăm dò ý kiến HS

Việc điều tra thăm dò ý kiến HS được thực hiện với 100 HS và với 5 câuhỏi Qua việc điều tra, thăm dò ý kiến thu được kết quả như sau:

Bảng 1.2 Kết quả điều tra thăm dò ý kiến HS

Trang 25

Để học tốt môn Tin học, bên cạnh sự thích thú, muốn khám phá tìm hiểu, các emcần chọn cho mình phương pháp học phù hợp Và để dạy tốt được môn Tin học,khơi gợi được hứng thú, sự quan tâm của các em HS, GV phải tìm tòi, vận dụngcác phương pháp dạy học mới vào bài học, tạo sự thoải mái, thích thú cho cácem.

Với một kiến thức mới, việc dạy cho học sinh theo quy trình từ lý thuyếtđến thực hành, vận dụng nhiều ví dụ, bài tập tương tự sẽ khơi gợi được hứng thú

Trang 26

1.4.3 Đánh giá chung về thực trạng dạy học theo quy trình trong môn Tin học lớp 10

Qua việc khảo sát, thăm dò ý kiến của GV và HS, em nhận thấy dạy họcquy trình là cần thiết để HS có thể học tập môn Tin học hiệu quả Tuy nhiênhoạt động nhận dạng và thể hiện quy trình chưa được sử dụng nhiều trong quátrình dạy học

Về phía GV vẫn chưa áp dụng nhiều hoạt động nhận dạng và thể hiện khidạy học theo quy trình GV không đầu tư vào bài dạy vì tư tưởng một số giáoviên vẫn còn coi Tin học là môn phụ Giáo viên vẫn chưa chủ động tìm hiểu sâuhơn kiến thức thông qua các tài liệu bên ngoài mà chủ yếu dạy phụ thuộc vàotiến trình trong sách giáo khoa Bên cạnh đó, nhiều GV chưa có sự vận dụngkiến thức vào các bài tập tổng hợp, khái quát, đưa thêm nhiều ví dụ thực tiễntrong quá trình dạy kiến thức Chính vì vậy mà các giờ học Tin thường có sựnhàm chán, khó hiểu, không thu hút được sự tập trung của học sinh và không tổchức được nhiều hoạt động để nâng cao sự thích thú của môn học cho HS

Về phía HS, do tâm lý coi môn Tin là môn phụ nên các em thường khôngtập trung vào môn Tin, không chú ý lắng nghe bài Quá trình học của các emcòn thụ động, chưa tích cực, chủ yếu là ngồi nghe GV giảng Điều này khiến chogiờ học môn Tin trở nên nhàm chán, không có sự hoạt động Chính vì vậy màmôn Tin học không thú hút được sự chú ý trong quá trình học của học sinh Việchọc đi từ lý thuyết đến thực hành, tức là học sinh được hoạt động, thao tác, củng

cố lại các kiến thức nhiều lần thông qua các ví dụ, các tình huống thực tiễn làcần thiết Nó giúp cho học sinh nắm được kiến thức sâu hơn, từ đó tự giải quyết

Trang 28

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG NHẬN DẠNG VÀ THỂ HIỆN QUY TRÌNH

TRONG MÔN TIN HỌC LỚP 10

2.1 Khái niệm, đặc điểm môn Tin học lớp 10

2.1.1 Khái niệm môn Tin học 10

Tin học, tiếng Anh: informatics, là một ngành khoa học chuyên nghiên

cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ và xử lý thông tin của một hệthống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo) Với cách hiểu hiện nay, tin học baohàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi

và tái tạo thông tin Trong nghĩa thông dụng, tin học còn có thể bao hàm cảnhững gì liên quan đến các thiết bị máy tính hay các ứng dụng tin học vănphòng Và đối tượng nghiên cứu của Tin học chính là t hô n g t i n v à các công cụ

sử dụng để tương tác thông tin

E

Quan hệ giữa tin học với m á y t í n h không khác gì quan hệ giữa t h i ê n v ă n

h ọ c với k í n h v i ễn v ọn g [10]

Từ "tin học" đã được dịch từ informatique trong t i ế n g P h á p Từ

informatics trong t i ế n g An h cũng bắt nguồn từ từ tiếng Pháp này, nhưng theo

thời gian informatics đã mang nghĩa khác dần với nghĩa ban đầu và hầu như chỉ

còn được dùng phổ biến tại c h âu  u Ngày nay, thuật ngữ tiếng Anh tương

đương với informatique là computer science, nghĩa là "khoa học về máy tính".

Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máytính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thuthập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vựckhác nhau của đời sống xã hội [3]

Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về Tin học Sự khác nhau chỉ

ở phạm vi các lĩnh vực được coi là Tin học còn về nội dung là thống nhất

2.1.2 Đặc điểm

Tính trừu tượng cao và tính thực tiễn phổ dụng là đặc điểm thứ nhất củaTin học

Trang 29

Tính trừu tượng của Tin học ở chỗ Tin học nghiên cứu các phương phápcông nghệ và kĩ thuật xử lí thông tin một các tự động Bản thân của khái niệmthông tin đã là trừu tượng, quá trình xử lí thông tin bao gồm các khâu thu thập,lưu trữ, biến đổi và truyền nhận thông tin Quá trình xử lí thông tin dựa trênnhững thành tựu, công trình của các ngành khoa học mang tính trừu tượng caonhư: Vật lý, Toán học, Lí thuyết thông tin,… Chính vì vậy, Tin học mang đặctrưng trừu tượng hóa cao Trong thực tế, thông tin được thể hiện bằng nhiều hệthống tín hiệu rất đa dạng như : chữ viết, màu sắc, âm thanh, số liệu, hình ảnh,tiếng nói,… Để đưa các thông tin vào máy tính, con người cần phải tìm ra cáchbiểu diễn thông tin để máy tính có thể nhận biết và xử lý được Muốn nhận biếtmột đối tượng nào đó, ta phải biết đủ lượng thông tin về nó Tương tự, để máytính nhận biết một đối tượng nào đó,chúng ta cũng phải cung cấp cho máy đủlượng thông tin về đối tượng đó Trong Tin học, chúng ta có thể biểu diễn thôngtin trong máy tính thông qua dãy tín hiệu gồm 2 kí tự 0 và 1 Sự trừu tượng hóatrong Tin học diễn ra trên những bình diện khác nhau, có những khái niệm Tinhọc là kết quả của sự trừu tượng hóa những đối tượng vật chất,… nhưng lại cónhững khái niệm là kết quả của sự trừu tượng đã đạt được trước đó [1]

Tin học có tính thực tiễn phổ dụng, khả năng biểu diễn mọi dạng thông tinbất kì qua một hệ thống tín hiệu đơn giản và thống nhất bằng các kí tự nhị phân

là cơ sở cho việc phát triển nhanh chóng khả năng, làm được nhiều chức năngvới mọi dạng thông tin khác nhau [1]

Tin học có nguồn gốc từ thực tiễn Tính thực tiễn của Tin học là một tiến

bộ khoa học mũi nhọn của thời đại Có thể nói, Tin họ đã nhanh chóng được ứngdụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực trong đời sống, xã hội Nó cung cấp nhữngphương pháp và công cụ hiệu quả, hữu ích giúp cho con người có thể khai thác

và xử lí thông tin, là công cụ phục vụ cho nhiều ngành khoa học kỹ thuật, chocác lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, dịch vụ, quân sự và đặc biệt có vai tròquan trọng trong công tác quản lý

Ngày nay, trong nền kinh tế toàn cầu, với sự phát triển của Tin học,thương mại điện tử đã và đang dần trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh

Trang 30

mẽ Nó thúc đẩy nhiều ngành sản xuất dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới, và đặcbiệt quan trọng với các nước đang phát triển, nhất là đối với các vùng xa xôi hẻolánh Nó giúp cho các nước và các vùng này có cơ hội được tiếp cận với thịtrường quốc tế để từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống Có thể nói, công nghệthông tin chính là chiếc chìa khóa để mở cánh cổng dẫn vào nền kinh tế tri thức

Tin học có tính logic và tính thực nghiệm Khi xây dựng những phầnmềm, hay ngôn ngữ lập trình, người ta dùng suy diễn logic, xuất phát từ những

dữ liệu chuẩn người ta xây dựng lên các dữ liệu có cấu trúc Trong giáo trìnhTin học phổ thông cũng mang tính logic, tri thức trước chuẩn bị cho tri thức sau,tri thức sau dựa vào tri thức trước

Tin học là một môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện, công

cụ quan trọng để quảng bá và nhân rộng nhanh vốn tri thức Nó là động lực của

sự phát triển, thúc đẩy cho sự phát triển dân chủ trong xã hội, phát triển các nănglực của con người… Trong tương lại, Tin học sẽ nhanh chóng thay đổi thế giớimột cách mạnh mẽ Và sự chuyển đổi này có vị thế trong lịch sử như một cuộccách mạng kinh tế - xã hội và có ảnh hưởng to lớn đến đời sống con người

Trong xã hội ngày nay, Tin học, hay rộng hơn là Công nghệ thông tinđược coi là một trong những ngành mũi nhọn chiếm giữ vị trí hàng đầu trongchính sách kinh tế, khoa học và công nghệ ở những nước phát triển Nhờ sự pháttriển nhanh chóng của kĩ thuật truyền thông đã mang đến nhiều chuyển biến tolớn và cơ bản trong công nghệ thiết lập các mạng Tin học về việc hình thànhtrong thực tế các siêu xa lộ cao tốc thông tin như Internet

Thực hành trên máy tính là bắt buộc và là một cấu thành của bài giảng lýthuyết Đây chính là đặc điểm thứ hai của môn Tin học Cùng với sự phát triểncủa các phương tiện truyền thông, các thầy cô dần là những người đóng vai tròngười tổ chức, người dẫn đầu, người cùng học, người tư vấn mà không còn đóngvai trò như là những nguồn thông tin duy nhất, như là người điều khiển và đánhgiá duy nhất, như là người theo dõi và quản lý duy nhất của quá trình dạy học.Chính sự xuất hiện và thâm nhập của máy tính trong thời đại “công nghệ thôngtin” đã làm cho những biến đổi trên lại càng trở nên sâu sắc và quyết liệt hơn

Trang 31

Trên máy tính, nhiều bài học được diễn đạt thông qua các bước thực hành

và thao tác cụ thể, trực tiếp Rất nhiều bài học (ví dụ bài học Tạo và làm việc vớibảng) được diễn đạt hoàn toàn thông qua các thao tác cụ thể với phần mềmchuyên môn Kiến thức của môn học ngày càng gắn bó mật thiết với công nghệ

và có sự thay đổi rất nhiều trên thế giới Với những đặc thù này đã giúp cho mônTin học khác hoàn toàn so với tất cả các môn học có liên quan đến công nghệhay học nghề khác Công nghệ Tin học, cụ thể là máy tính đã và đang thay đổitừng ngày, từng giờ và dần xuất hiện, len lỏi vào trong mọi ngõ ngách của cuộcsống hàng ngày, trong mọi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau Đặc thù này yêu cầu

GV phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ cá nhân của mình đểcập nhật những kiến thức mới Trong Tin học, môi trường thực hành rất đa dạng

và không thống nhất nhau Đây cũng chính là một đặc thù rất nổi bật của bộ mônTin Kiến thức của các tài liệu giáo khoa chỉ mang tính pháp lý về kiến thứcmôn học chứ không áp đặt quy trình thao tác trên máy tính Vì vậy, với mỗi mộtbài học cụ thể, tùy vào hoàn cảnh, điều kiện thực tế mà GV có thể chủ độngtrong việc trình bày các khái niệm, minh họa các thao tác trên máy tính một cách

dễ hiểu nhất đối với HS Giáo viên cần là người chủ động cao nhất khi giảng dạy

lý thuyết cũng như hướng dẫn thực hành cho HS

Ngày nay, hầu hết các GV đều khai thác, sử dụng, phát huy vai trò nàycủa máy tính Do đặc trưng của nó, bản thân máy tính có thể trình diễn các dạngthông tin khác nhau như: văn bản, hình ảnh, video, hoạt hình, mô phỏng, âmthanh,… một cách nhanh chóng, linh hoạt và rõ ràng cho từng các nhân cũngnhư toàn lớp học Những nội dung, thông tin mà máy tính có khả năng trình diễncũng đa dạng, từ thông tin về khái niệm đến những thông tin về quy trình thaotác Tuy nhiên quan trọng hơn, máy tính có thể cho phép chúng ta tạo ra nhiềukiểu hình trình diễn bằng cách phối hợp các thành phần thông tin riêng lẻ theonhững trình tự khác nhau, như thế có thể huy động hơn, cũng như tạo ra nhữngkiểu trình bày phù hợp với đặc điểm đa dạng của người học

Tin học là một ngành công nghệ khá mới mẻ đối với Việt Nam và đangcàng ngày càng phát triển nhanh chóng trên thế giới Trước năm 2005, ở Việt

Trang 32

Nam, Tin học chưa được đưa vào nhà trường thành môn học chính thức và phổcập đại trà [2] Chính vì điều đó mà Tin học, máy tính mặc dù với xã hội đã xuấthiện, phổ cập nhưng đối với nhà trường thì lại khá mới mẻ, lạ lẫm và chưa đượcquan tâm Sự nghiệp giáo dục cần phải đáp ứng những đòi hỏi của khoa học kĩthuật Đây chính là yêu cầu có tính chất nguyên tắc

Có thể nói, trong thời đại ngày nay, Tin học càng ngày càng được sử dụngrộng rãi Sự hiểu biết nhất định về Tin học phải trở thành học vấn phổ thông củamọi thành viên, mọi con người trong xã hội Nếu như sự phát triển mạnh mẽ vàứng dụng rộng rãi của Tin học là một đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoahọc công nghệ của thế kỉ này, nếu chúng ta đòi hỏi việc đào tạo của nhà trườngphải gắn liền với thực tế xã hội thì chắc chắn không thể không đưa Tin học vàotrong trường phổ thông Hành động này sẽ đương đầu với những yêu cầu củathực tiễn trong kỉ nguyên thông tin và tự động hóa Do đó, Tin học phải là mộtmôn học “đặc biệt” vì nó phải được giảng dạy một cách “linh hoạt”, không thể

áp đặt các tiêu chuẩn đánh giá chặt về phương pháp, tiến độ giảng dạy giốngnhư những môn học khác trong nhà trường Ngành giáo dục cần ưu tiên tối đaphương tiện, trang thiết bị cho GV khi giảng dạy môn học này Giáo viên khôngthể sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống mà cần phải thay đổi, luôncập nhật đổi mới phương pháp giảng dạy của mình với sự phát triển ngày càngmạnh mẽ của Tin học

Có thể nói, một trong những mục tiêu quan trọng hiện nay của ngành giáodục chính là đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáodục Việc ứng dụng Tin học để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là mộtcông việc khó khăn và lâu dài Nó đòi hỏi rất nhiều vào điều kiện về cơ sở vậtchất, vào năng lực của đội ngũ GV Để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm,nâng cao chất lượng dạy học thì với khả năng sư phạm và những kiến thức về tinhọc, các GV hoàn toàn có thể thiết kế được bài học thành các bài giảng điện tử

để qua đó đổi mới được phương pháp giảng dạy của môn học này

Trong công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia sao cho phù hợp vớinền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang diễn ra sôi động, mạnh

Trang 33

mẽ từ trung ương đến địa phương của Nhà nước ta hiện nay, không thể khôngnói đến việc hoàn thiện và hợp lý hóa công tác văn thư trong các cơ quan hànhchính Nhà nước mà không có sự nghiên cứu ứng dụng tin học trong công tácvăn thư Chắc chắn ngày nay, chúng ta không thể tìm thấy một văn bản, mộtcông văn chính thức nào của Nhà nước mà không được thực hiện, thao tác trênmáy tính Chính vì thế, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường họccũng như trong cuộc sống là một tất yếu, là điều quan trọng trong giai đoạn hiệnnay

Xuất phát từ mục tiêu của nhà trường ở Việt Nam, từ đặc điểm của mônTin học thì việc dạy môn Tin học cần đạt được những mục đích sau: truyền thụđược kiến thức, kĩ năng Tin học; vận dụng các kiến thức về Tin học vào thựctiễn; phát triển thêm nhiều năng lực trí tuệ chung của học sinh; giáo dục phẩmchất đạo đức và thẩm mĩ; tư tưởng chính trị; đảm bảo chất lượng phổ cập giáodục, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu về Tin học [1]

2.2 Hoạt động dạy học nhận dạng và thể hiện quy trình trong Tin học 10

2.2.1 Hoạt động nhận dạng

Tin học với đặc điểm là thực hành, thao tác nhiều, nhiều thao tác khácnhau nhưng lại đưa ra những kết quả giống nhau nên đôi khi, HS không nhậnbiết được một dãy tình huống, thao tác có phù hợp với một quy trình đã biết haykhông, không tự mình tạo ra được những tình huống thỏa mãn quy trình Vì vậy,cần phải cho HS tiến hành những hoạt động “nhận dạng” và “thể hiện” để tránh

và khắc phục tình trạng này

Nhận dạng một quy trình: là phát hiện xem một dãy tình huống, thao tác

có phù hợp với một quy trình đã biết hay không [5]

Ví dụ 2.1: Sau khi dạy cho học sinh quy trình tạo liên kết Hyperlink trong

văn bản, ta cho học sinh nhận dạng xem các thao tác dưới đây có phải là thao táctạo liên kết không?

1 Chọn văn bản muốn tạo liên kết -> Insert Hyperlink -> Existing File orWeb Page

2 Chọn văn bản muốn tạo liên kết -> Ctrl + K -> Place in This Document.

Ngày đăng: 26/09/2019, 01:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Tạ Thị Thanh Bình, (2010), Phương pháp giảng dạy tin học, Giáo trình Học viện quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giảng dạy tin học
Tác giả: Tạ Thị Thanh Bình
Năm: 2010
[3]. Hồ Sĩ Đàm (Chủ biên), Hồ Cẩm Hà – Trần Đỗ Hùng – Nguyễn Xuân My – Nguyễn Đức Nghĩa – Nguyễn Thanh Tùng – Ngô Ánh Tuyết, Sách giáo khoa Tin học 10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáokhoa Tin học 10
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
[4]. Hồ Sĩ Đàm (Chủ biên), Hồ Cẩm Hà – Trần Đỗ Hùng – Nguyễn Xuân My – Nguyễn Đức Nghĩa – Nguyễn Thanh Tùng – Ngô Ánh Tuyết, Sách GV Tin học 10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách GVTin học 10
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
[6]. Bùi Hiền, (2001), Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giáo dục học
Tác giả: Bùi Hiền
Nhà XB: NXB Từ điển Bách Khoa
Năm: 2001
[7]. Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học Tin học, NXB Học viện quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tin học
Nhà XB: NXB Học viện quản lýgiáo dục
[9]. Lê Khắc Thành, Phương pháp dạy học chuyên ngành môn Tin học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học chuyên ngành môn Tin học
Nhà XB: NXBĐại học Sư phạm Hà Nội
[2]. Chỉ thị số 29/2001/CT – BGDĐT ngày 30 thánh 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 Khác
[5]. Trần Văn Hạo – Lê Đức Long, Phương pháp dạy học môn Tin học Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w