0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Cơ cấu các ngành kinh tế ở nông thôn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 57 -57 )

5. Bố cục của luận văn

3.2.1. Cơ cấu các ngành kinh tế ở nông thôn

Đến năm 2013, so với tổng sản phẩm toàn Huyện, cơ cấu kinh tế của ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 24,46%. Trong đó, cơ cấu nội ngành nông nghiệp là: trồng trọt 56,17 %, chăn nuôi 29,45%, lâm nghiệp 2,87%, thuỷ sản 3,25%, dịch vụ 8,26%.

Trong giai đoạn 2009-2013 tốc độ tăng trƣởng của toàn Huyện duy trì ở mức ổn định đạt 13,44%/năm, trong đó khu vực sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trƣởng cao nhất, trung bình hàng năm đạt 13,48 % và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của ngành; sản xuất lâm nghiệp tăng trƣởng 4,5%, tuy nhiên tỷ trọng ngày càng giảm trong cơ cấu kinh tế của ngành năm 2013, chiếm 2,87%; thuỷ sản tăng lên 3,25% và ngày càng tăng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của ngành, (đến năm 2013, cơ cấu kinh tế nội ngành là: nông nghiệp 85,62%; lâm nghiệp 2,87%; thuỷ sản 3,25%, dịch vụ 8,26%).

3.2.1.1. Về nông nghiệp

Hiện nay huyện Đại Từ có 25.037,2 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 43,25% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, trong những năm qua, tình hình sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp và từng bƣớc đạt hiệu quả kinh tế. Các vùng sản xuất lƣơng thực và thực phẩm đã hình thành và đang có những bƣớc phát triển mới về quy mô cũng nhƣ chất lƣợng hàng hoá. Trong những năm qua, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 56,15% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi chỉ chiếm tỷ trọng gần 30%, còn ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng gần 9%, tình trạng này cho thấy cơ cấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong nội bộ ngành nông nghiệp còn rất bất cập, tuy nhiên cũng đã có chuyển biến khi ngành dịch vụ nông nghiệp có xu hƣớng phát triển.

Bảng 3.5: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2009-2013

Năm Giá trị sản xuất toàn ngành (Triệu đồng) Tổng số (%) Trồng trọt (%) Chăn nuôi (%) Lâm nghiệp (%) Thuỷ sản (%) Dịch vụ (%) 2009 1.083.247 100,00 63,58 22,10 1,38 2,90 10,03 2010 1.350.479 100,00 65,35 19,83 1,76 2,96 10,11 2011 1.686.766 100,00 63,79 23,19 1,54 2,84 8,63 2012 1.911.820 100,00 57,16 29,45 2,38 3,25 7,77 2013 1.997.852 100,00 56,17 29,45 2,87 3,25 8,26

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ)

Từ bảng 3.5 cho thấy, nông nghiệp là thế mạnh trong phát triển kinh tế nông thôn của huyện, qua các năm giá trị sản xuất trong nội ngành nông nghiệp đều cao và chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với 2 ngành thuỷ sản và lâm nghiệp. Trong nội bộ ngành nông nghiệp thì ngành trồng trọt có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp biến đổi theo xu hƣớng giảm dần, năm 2009 chiếm 63,58% đến năm 2012 là 57,16%, năm 2013 là 56,17% , ngành chăn nuôi có xu hƣớng tăng giảm tỷ trọng không ổn định từ 22,10% năm 2009 lên 29, 45% năm 2013. Ngành dịch vụ nông nghiệp có xu hƣớng giảm tỷ trọng từ 10,03% năm 2009 giảm xuống còn 7,77% năm 2012 và tăng nhẹ lên 8,26% năm 2013, tuy vậy vẫn giảm nhiều so với năm 2009.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tình hình trên cho thấy chƣa có sự chuyển dịch đáng kể trong tổng giá trị sản xuất của nội ngành nông nghiệp, hay nói cách khác cơ cấu đóng góp giá trị sản xuất của các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp ít có sự thay đổi lớn. Có chăng là sự giảm đáng kể giá trị sản xuất của khu vực dịch vụ nông nghiệp và xu hƣớng giảm nhẹ tỷ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu nội ngành.

a. Đối với ngành trồng trọt

Ngành trồng trọt là ngành cung cấp lƣơng thực chính cho toàn xã hội, đồng thời cũng cung cấp nguyên liệu chế biến cho ngành công nghiệp, là ngành giữ vị trí quan trọng trong nông nghiệp, luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp. Tuy vậy, trong cơ cấu ngành trồng trọt có sự phân bố không giống nhau giữa các loại cây trồng khác nhau. Nhóm cây lƣơng thực và lúa luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trung bình 50%) trong tổng giá trị ngành trồng trọt và có xu hƣớng giảm dần tỷ trọng, năm 2009 chiếm 53,44% đến năm 2011 còn 44,8%, nhóm cây chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là cây chè, tiếp theo là cây rau, đậu và cây gia vị và cây ăn quả.

Bảng 3.6: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng giá trị sản xuất 688.774 882.520 1.076.043 1.092.713 1.073.787 Cây lƣơng thực có hạt 347.001 383.891 499.925 456.334 448.430 Cây chất bột có củ 21.137 36.529 34.754 34.045 33.455 Cây rau, đậu và gia vị 101.981 168.372 175.599 218.080 214.303 Cây công nghiệp hàng năm 11.243 12.067 12.580 13.269 13.039 Cây hàng năm khác 588 1.124 4.299 4.306 4.231 Cây lâu năm 203.892 277.215 348.886 359.552 353.325

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong đó: - Cây chè 166.569 229.949 287.212 287.880 282.894

- Cây ăn quả 37.323 47.266 61.674 71.672 70.431

Sản phẩm phụ 2.932 3.322 0 7.127 7.004

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ)

Từ bảng số liệu ta thấy nhóm cây chè có xu hƣớng ngày càng chiếm tỷ trọng giá trị lớn trong giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, từ 24,12% năm 2009 đã tăng lên 26,28 % năm 2013. Cây lúa có xu hƣớng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu ngành trồng trọt, thay vào đó là sự chuyển dịch và tăng lên đáng kể của nhóm cây trồng khác, nếu năm 2009 cây lúa chiếm 50,43% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt thì đến năm 2013 chỉ còn chiếm 41,75%.

Trong những năm qua trên địa bàn huyện đã có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, góp phần làm tăng năng suất cây trồng và nâng cao giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích canh tác, đƣa tỷ lệ bình quân lƣơng thực đầu ngƣời tăng lên 458kg. Đã tiến hành chuyển đổi đất vƣờn tạp kém hiệu quả sang trồng chè, cây ăn quả góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất lên nhiều lần, đến nay diện tích chè toàn huyện là 5.960ha, diện tích cây ăn quả là 755 ha.

Bảng 3.7: Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

A. Diện tích (Ha) 16.187 17.285 17.432 17.436 17.860 I. Cây lƣơng thực có hạt 13.235 13.259 13.121 13.359 12.920

1. Cây lúa 12.430 12.253 12.318 13.108 12.646

2. Cây ngô 805 1.006 803 251 274

II. Cây chất bột lấy củ 953,3 1.158,0 1.163,7 1.032,0 1.368,9

1. Khoai lang 711,6 835,0 873,2 733,0 983,3

2. Sắn 241,7 323,0 290,5 299,0 385,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1. Rau các loại 1.499,1 2.417,0 2.701,8 2.649,3 3.025,1

IV. Cây công nghiệp HN 500 451 445 395,2 546,0

1. Lạc 314 285 280 277 335 2. Đỗ tƣơng 146 138 148 102 159 3. Mía 40 28 17 16,2 52,0 B. Cơ cấu (%) 100,05 100,02 100,04 99,99 100,01 I. Cây lƣơng thực có hạt 81,76 76,71 75,28 76,62 72,34 1. Cây lúa 76,79 0,89 70,67 5,18 70,81 2. Cây ngô 4,97 5,82 4,61 1,44 1,53

II. Cây chất bột lấy củ 5,9 6,7 6,7 5,9 7,67

1. Khoai lang 4,4 4,8 5,0 4,2 5,51

2. Sắn 1,5 1,9 1,7 1,7 2,16

III. Cây rau, đậu các loại 9,30 14,00 15,50 15,20 16,94

1. Rau các loại 9,3 14,0 15,5 15,2 16,94

IV. Cây công nghiệp HN 3,09 2,61 2,56 2,27 3,06

1. Lạc 1,94 1,65 1,61 1,59 1,88

2. Đỗ tƣơng 0,90 0,80 0,85 0,59 0,89

3. Mía 0,25 0,16 0,10 0,09 0,29

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ)

Trong cơ cấu cây trồng hàng năm thì nhóm cây lƣơng thực có hạt có diện tích lớn nhất và diện tích gieo trồng ổn định với biến động nhỏ trong khoảng từ 12.900ha đến 13.400 ha một năm, với tỷ lệ diện tích chiếm từ 72% đến 82% diện tích cây trồng hàng năm, tiếp đến là cây công nghiệp hàng năm, cây rau, đậu các loại và cây chất bột lấy củ. Trong đó, cây chất bột lấy củ và cây công nghiệp ngắn ngày có xu hƣớng ngày càng tăng diện tích gieo trồng, diện tích cây chất bột lấy củ tăng từ 5,9 ha năm 2009 lên thành 7,67ha năm 2013; cây rau, đậu các loại cũng có xu hƣớng tăng diện tích qua các năm, tăng mạnh từ 9,6 ha năm 2009 lên 16,94 ha năm 2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong nhóm cây lƣơng thực có hạt thì cây lúa chiếm tới 97,88% diện tích. Nhóm cây chất bột lấy củ, thì cây khoai lang chiếm tới gần 71,83% diện tích. Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày thì cây lạc là cây chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất khoảng 62% diện tích.

Bảng 3.8: Diện tích và sản lƣợng trồng cây lâu năm

Năm Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013

TỔNG DIỆN TÍCH Ha

I. Cây công nghiệp lâu năm

- Cây chè Ha 5.354 5.358 5.612 5.730 5.960

+ Trong đó diện tích cho

sản lƣợng Ha 5.196 5.253 5.307 5.380 5.730

+ Sản lƣợng chè búp tƣơi Tấn 48.520 50.530 51.604 52.090 56.588

II. Cây ăn quả lâu năm Ha

1. Cam, quýt, bƣởi Ha 109 115 123 123 123

2. Cây xoài Ha 38 40 40 40 40

3. Cây nhãn Ha 162 194 199 199 199

4. Cây vải Ha 452 440 393 393 393

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại từ)

Nhƣ vậy, trong các loại cây lâu năm thì cây chè có diện tích lớn nhất và liên tục có sự phát triển cả diện tích và sản lƣợng, trong nhóm cây ăn quả thì cây nhãn, cây vải có diện tích lớn nhất nhƣng diện tích trồng vải có xu hƣớng giảm dần qua các năm, cây xoài có diện tích trồng ít nhất và có diện tích ổn định qua các năm, ngƣợc lại nhóm cây cam, quýt, bƣởi cũng có xu hƣớng ổn định về diện tích trồng cây. Đáng chú ý là cây chè, sản lƣợng liên tục tăng qua các năm, nguyên nhân một phần diện tích chè đã tăng từ 5.354ha năm 2009 lên 5.960 ha năm 2013, đồng thời với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong canh tác và chế biến đã góp phần nâng cao sản lƣợng chè từ 48.520 tấn năm 2009 lên 56.588 tấn năm 2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thì trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tuy nhiên trung bình giai đoạn 2009 - 2013 khu vực chăn nuôi lại xu hƣớng tăng tỷ trọng trong toàn ngành trong khi đó tỷ trọng của khu vực trồng trọt lại có xu hƣớng giảm. (đến năm 2013 cơ cấu nội ngành là: trồng trọt 56,17%, chăn nuôi 29,45%, dịch vụ 8,26%).

Bảng 3.9: Diện tích năng suất và sản lƣợng lúa giai đoạn 2009-2013 Năm Diện tích (ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lƣợng (Tấn)

2009 12.430 5,477 68.082

2010 12.253 5,476 67.103

2011 12.318 5,599 68.972

2012 13.108 5,560 72.887

2013 12.646 5,590 70.833

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ)

Chúng ta thấy các chỉ tiêu về diện tích gieo trồng qua các năm tƣơng đối ổn định trên dƣới 13.000 ha, tuy nhiên năng suất và sản lƣợng từ năm 2009 đến năm 2013 liên tục tăng. Với diện tích ổn định, sản lƣợng và năng suất tăng cho thấy ngƣời nông dân đã sử dụng các biện pháp canh tác mới, đƣa giống mới có năng suất và hiệu quả cao vào sản xuất, cùng với đó là ứng dụng tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất từ 5,477 tấn/ha năm 2009 lên 5,59 tấn/ha năm 2013. Tăng diện tích lúa Đông Xuân và Xuân muộn, giảm diện tích lúa lúa Hè Thu với việc sử dụng các giống lúa lai, các cây trồng cạn ngắn ngày, năng suất cao đã làm tăng giá trị sản xuất trên đất ruộng 2 vụ. Chuyển diện tích đất ruộng một vụ, năng suất thấp sang trồng màu đƣa giá trị sản xuất tăng lên.

Nhƣ vậy, có thể kết luận rằng trong cơ cấu ngành trồng trọt thì cây trồng hàng năm (gồm lúa, cây chất bột lấy củ), cây trồng lâu năm (gồm cây chè, xoài, vải, nhãn) là những cây có diện tích gieo trồng lớn và đóng góp phần lớn vào giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, tuy nhiên do địa hình đất đai, khí hậu của huyện, trong thời gian tới cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

theo hƣớng mở rộng diện tích trồng chè một cách hợp lý, trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, tiếp tục phát triển nhóm cây công nghiệp hàng năm (cây lạc, đỗ tƣơng) nhằm nâng cao giá trị cây trồng và giá trị hàng hoá trong ngành trồng trọt. Tiếp tục đầu tƣ chiều sâu vào cây có hạt nói chung và cây lúa nói riêng, chú trọng nâng cao năng suất và chất lƣợng loại cây này.

b, Đối với ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi là ngành có giá trị sản xuất đứng thứ hai sau ngành trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất của nội bộ ngành nông nghiệp, hết năm 2013 chiếm tỷ trọng 29,45%, ngành trồng trọt chiếm 56,17%. Trong những năm qua, trong chăn nuôi đã có sự chuyển dịch theo hƣớng phát triển những con gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao và có khả năng xuất khẩu, nhƣ lợn nạc, lợn sữa, gà chất lƣợng cao và từng bƣớc sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, công nghệ cao.

Bảng 3.10: Số lƣợng gia súc, gia cầm giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: con

Gia súc gia cầm

Năm Trâu Lợn Gia cầm

2009 16.892 1.728 65.310 872.666 2.808

2010 16.499 1.627 69.244 990.000 2.929

2011 10.256 541 57.223 1.091.821 2.666

2012 9.062 640 62.750 1.238.000 4.682

2013 9.653 539 63.248 1.476.000 4.723

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, từ năm 2009 đến năm 2013 các vật nuôi nhƣ gia cầm, dê có xu hƣớng tăng lên về quy mô số lƣợng; các con gia súc nhƣ trâu, bò, có xu hƣớng giảm về số lƣợng, và số lƣợng lợn nuôi thì ổn định. Bình quân trong giai đoạn 2009 -2013, gia cầm có tỷ lệ tăng cao nhất 69,27%, đàn dê tăng 68,19%, đàn trâu giảm mạnh 42,85%, nguyên nhân chủ yếu là do trƣớc đây chăn nuôi trâu để giải quyết sức kéo, đến nay thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp nên đàn trâu có xu hƣớng giảm. Đến hết năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2013, toàn huyện có 9.653 con trâu, 539 con bò, 63.248 con lợn, 1.476.000 con gia cầm.

Bảng 3.11: Diện tích và sản lƣợng thủy sản chủ yếu giai đoạn 2009-2013

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

- Sản lƣợng thuỷ sản nƣớc ngọt tấn 1.114 1.395 1.574 1.703

+ Tôm tấn 14 16 16 17 22

+ Cá tấn 1.061 1.338 1.511 1.635 1.786

+ Thủy sản khác tấn 39 41 47 51 44

Trong đó: Sản lượng thuỷ sản

nuôi trồng tấn + Tôm tấn 10 11 11 12 17 + Cá tấn 1.027 1.287 1.459 1.579 1.736 + Thủy sản khác tấn 24 25 28 30 31 -Diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản ha 608 772 768 765,49 782

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ)

Qua bảng số liệu cho thấy, từ năm 2009 đến năm 2013 diện tích nuôi trồng và sản lƣợng thuỷ sản liên tục tăng qua các năm, chứng tỏ ở huyện Đại Từ đang có sự chuyển dịch đáng kể trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp với việc ngƣời nông dân tăng cƣờng nuôi trồng thuỷ sản nhằm đa dạng hoá vật nuôi góp phần nâng cao giá trị thu đƣợc trên đơn vị diện tích canh tác và nâng cao thu nhập.

Bảng 3.12: Cơ cấu ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2009-2013

Năm Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (Triệu đồng) Cơ cấu (%) 2009 1.083.247 100 239.397 22,10 2010 1.350.479 100 267.764 19,83 2011 1.686.766 100 391.201 23,19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2012 1.911.820 100 562.986 29,45

2013 1.997.852 100 588.367 29,45

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ)

Mặc dù có sự gia tăng về số lƣợng gia súc, gia cầm đặc biệt là sự gia tăng mạnh của đàn gia cầm, qua bảng 3.12 cho thấy giá trị sản xuất tuyệt đối của ngành chăn nuôi luôn tăng qua các năm, nhƣng về tỷ lệ phần trăm đóng góp vào giá trị sản xuất của nội bộ ngành nông nghiệp không thay đổi nhiều lắm, luôn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 57 -57 )

×