Cơ cấu các thành phần kinh tế ở nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 71)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2.Cơ cấu các thành phần kinh tế ở nông thôn

3.2.2.1. Đối với kinh tế trang trại

Trong những năm qua thành phần kinh tế trang trại đã có bƣớc phát triển quan trọng, đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong việc thúc đẩy kinh tế ở nông thôn phát triển hƣớng tới một nền sản xuất với quy mô hàng hoá, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân với số lƣợng lớn về các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và các sản phẩm phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, số lƣợng các trang trại liên tục giảm mạnh trong giai đoạn này là do tình hình kinh tế bất ổn, giá thành đầu vào tăng cao và nhiều dịch bệnh hoành hành trong khi đầu ra cho sản phẩm còn nhiều bất cập. Đến hết năm 2013, toàn huyện có 24 trang trại, trong đó chỉ còn lại 22 trang trại chăn nuôi và 2 trang trại thủy sản, các mô hình trạng trại khác đều đã dừng hoạt động.

Bảng 3.18: Kết quả điều tra trang trại huyện Đại Từ giai đoạn 2009-2013

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số trang trại 56 74 14 25 24

Trong đó: - Trang trại kinh

doanh tổng hợp 9 19

- Trang trại cây lâu năm 4 7

- Trang trại chăn nuôi 22 29 14 23 22 - Trang trại lâm nghiệp 17 13

- Trang trại thủy sản 4 6 2 2

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ) 3.2.2.2. Đối với kinh tế hợp tác xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ năm 2009 đến năm 2013, tình hình kinh tế hợp tác xã có bƣớc phát triển đáng kể. Số lƣợng hợp tác xã đƣợc duy trì ổn định; các lĩnh vực hoạt động ngày càng phong phú, đa dạng; hiệu quả hoạt động đƣợc nâng lên.

Đây là loại hình hợp tác kinh tế giản đơn, nhƣng đã khắc phục đƣợc một số mặt hạn chế của kinh tế hộ nhƣ: thiếu vốn, thiếu công cụ, lao động, thiếu kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất, thể hiện tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, đời sống; là cầu nối giữa chính quyền địa phƣơng với các tổ chức chính trị xã hội khác. Trong điều kiện trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất hiện nay, loại hình kinh tế hợp tác giản đơn này vẫn còn phù hợp trong một số lĩnh vực tại một số địa bàn và có sự tăng nhanh về số lƣợng.

Cuối năm 2009 toàn huyện có 31 hợp tác xã, đến hết năm 2013 có 32 hợp tác xã. Số xã viên, ngƣời lao động trong các hợp tác xã đã tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng

Đã có những đổi mới về cách thức sản xuất và kinh doanh nhờ đó mà hiệu quả sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ vốn, quỹ, tài sản của hợp tác xã tăng lên đáng kể. Các hợp tác xã đã có nhiều cố gắng, từng bƣớc khắc phục những khó khăn, đổi mới cung cách làm ăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nên doanh thu hàng năm đều tăng khá.

Mặc dù đã có chuyển biến tích cực, song nhìn chung kinh tế hợp tác, hợp tác xã vẫn còn phát triển chậm so với yêu cầu đặt ra. Tốc độ phát triển của khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã chƣa thật ổn định (bình quân hàng năm đạt gần 4%) và còn chậm hơn so với khu vực kinh tế khác, tỷ trọng giá trị GDP trong nền kinh tế địa phƣơng đạt thấp và thấp hơn so với bình quân chung cả nƣớc. Một số lĩnh vực kinh tế quan trong nhƣ thƣơng mại tín dụng…hoạt động hợp tác, hợp tác xã chậm phục hồi, phát triển. Tiềm lực kinh tế hợp tác, hợp tác xã còn yếu, quy mô nhỏ, tài sản, vốn, quỹ thấp, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp. Năng lực của một bộ phận các bộ quản lý hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tác xã còn yếu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Số hợp tác xã khá giỏi còn chƣa nhiều, số hợp tác xã yếu kém còn chiếm tỷ lệ cao. Vẫn còn một số hợp tác xã hoạt động mang tính hình thức, chƣa đƣợc củng cố hoặc phải giải thể. Số hợp tác xã chƣa có có trị sở làm việc chiếm tỷ lệ cao (gần 80%). Khả năng mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, tiếp cận các chƣơng trình, dự án kinh tế cũng nhƣ các nguồn vốn tín dụng đầu tƣ của hợp tác xã rất hạn chế. Sự liên kết, giao lƣu kinh tế, thƣơng mại giữa các hợp tác xã ở khu vực thành thị và nông thôn còn yếu. Hoạt động của hợp tác xã còn thiếu gắn bó với tổ chức kinh tế khác, chƣa có sự liên kết hệ thống cả về tổ chức đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để từng bƣớc giúp nông dân ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra những vùng sản xuất lúa chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa qua, Trạm Khuyến nông huyện Đại Từ tổ chức hội thảo mô hình Hợp tác xã dịch vụ trong sản xuất lúa tại xã Cù Vân. Mô hình Hợp tác xã dịch vụ trong sản xuất lúa tại xã Cù Vân, huyện Đại Từ đƣợc thực hiện từ tháng 5/2013 với quy mô 20 ha và 150 hộ nông dân tham gia. Các hộ tham gia đƣợc hỗ trợ giá giống lúa lai Syn 6 là 50.000 đồng/sào; 50% kinh phí mua máy cày, máy phun thuốc động cơ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hỗ trợ xây 4 bể đựng vỏ bao bì thuốc trừ sâu và sân bê tông để bình phun thuốc. Qua tham gia mô hình, các hộ dân đã nắm đƣợc kỹ thuật canh tác, chăm sóc lúa, phòng trừ sâu bệnh gây hại; đặc biệt hơn Tổ dịch vụ của Hợp Tác Xã biết cách vận hành, sử dụng và bảo dƣỡng máy móc. Bên cạnh đó, qua kiểm tra theo dõi cho thấy cánh đồng cấy cùng một loại giống lúa có thời gian sinh trƣởng nhƣ nhau, các giai đoạn chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cùng thời điểm thì hiệu quả phòng trừ cao hơn.

Qua mô hình Hợp tác xã dịch vụ cho thấy do áp dụng đồng bộ các biện pháp khoa học kỹ thuật nên giống lúa lai Syn 6 sinh trƣởng, phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triển tốt, cho năng suất trên 2 tạ/sào, cao hơn giống Khang Dân đang cấy tại địa phƣơng 37kg/sào, tƣơng đƣơng trên 10 tạ/ha. Tuy nhiên, để khẳng định hiệu quả của mô hình cần tiếp tục thực hiện nhân rộng mô hình trong những vụ tiếp theo.

Đánh giá chung: Trong những năm qua, nhất là sau khi có Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khoá IX) về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác”, kinh tế hợp tác và hợp tác xã trên địa bàn huyện đã từng bƣớc phát triển. Nhiều hợp tác xã đã chủ động vƣơn lên, dần xoá bỏ tƣ tƣởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc; tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã đã dần đi vào ổn định, ngày càng có nhiều hợp tác xã làm ăn có hiệu quả; vốn, quỹ, tài sản đƣợc bảo toàn và phát triển; trình độ quản lý và năng lực kinh doanh của cán bộ hợp tác xã đƣợc nâng lên một bƣớc; số hợp tác xã yếu kém giảm dần; các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã ngày càng phong phú, đa dạng, quy mô ngày càng mở rộng, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn xuất hiện ngày càng nhiều hợp tác xã đa ngành nghề, phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển ở địa phƣơng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

3.2.2.3. Đối với kinh tế hộ nông dân

Đây là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ yếu ở nông thôn và là yếu tố quan trọng quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, tỷ lệ đói nghèo của các hộ gia đình tham gia phát triển kinh tế với tƣ cách là một thành phần kinh tế vẫn chiếm tỷ lệ cao 16,1% trong đó tỷ lệ các hộ đói nghèo cũng tập trung chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Tóm lại: Các thành phần kinh tế hộ và kinh tế hợp tác xã đang tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển, ngày càng tham gia vào nhiều lĩnh vực sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong nông nghiệp, nông thôn và bƣớc đầu đã chuyển dịch sang cả những ngành sản xuất phi nông nghiệp. Các hợp tác xã sau khi chuyển đổi, sắp xếp, đổi mới đã có những bƣớc phát triển, hoạt động với tính chất và vai trò không chỉ là tổ chức kinh tế - xã hội nhƣ trƣớc đây mà đã là những tổ chức kinh tế thực thụ hoạt động theo Luật hợp tác xã.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 71)