Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải kết hợp giữa phát

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 83)

5. Bố cục của luận văn

4.1.5.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải kết hợp giữa phát

kinh tế với phát triển văn hoá, giáo dục, xây dựng cộng đồng nông thôn vì mục tiêu phát triển con người

Con ngƣời là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế và là yếu tố năng động tích cực nhất của lực lƣợng sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải thể hiện quan hệ biện chứng giữa kinh tế với văn hoá - xã hội, tạo điều kiện và động lực phát triển con ngƣời

Mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nông dân cả về vật chất và tinh thần. Không chỉ làm cho kinh tế khá hơn mà còn phải làm cho trình độ dân trí ngày càng đƣợc nâng cao, thu hẹp dần khoản cách giữa nông thôn và thành thị, xây dựng cộng đồng nông thôn vì mục tiêu phát triển con ngƣời. Chính vì vậy, bên cạnh các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất thì các dịch vụ xã hội (giáo dục, văn hoá, y tế...) phải đƣợc đặc biệt quan tâm.

Như vậy, Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tiễn, cơ sở lý luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; các quản điểm của Đảng và Nhà nƣớc, các chủ trƣơng, chính sách của địa phƣơng về phát triển nông nghiệp nông thôn. Quan điểm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn đƣợc khái quát nhƣ sau:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản phải gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới.

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản phải trên cơ sở nhu cầu của thị trƣờng, khai thác hợp lý các tiềm năng thế mạnh của huyện và ƣu thế của từng vùng; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trƣờng tiêu thụ.

- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phải đồng bộ, huy động đƣợc mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế kết hợp với sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hỗ trợ của Nhà nƣớc để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, bền vững và an toàn môi trƣờng sinh thái.

4.2. Phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

4.2.1. Đối với cơ cấu các ngành kinh tế

Từ thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua, trong những năm tới chúng ta cần định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo định hƣớng:

4.2.1.1. Đối với nông nghiệp

Với thực tế là ngành trồng trọt còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu ngành tại địa phƣơng, trong những năm tới cần tiếp tục giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi và thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; nâng cao hiệu quả sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của huyện, đặc biệt là những cây trồng có giá trị kinh tế cao; hình thành các vùng sản xuất lúa chất lƣợng cao, giá thành hạ, gắn với chế biến và tiêu thụ.

Phát triển sản xuất và chế biến các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có lợi thế của từng vùng, với quy mô hợp lý; tập trung nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này (nhƣ lúa gạo, thủy sản, rau quả nhiệt đới, thịt lợn...) trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Cụ thể:

Đối với cây lương thực: Bên cạnh mục tiêu tăng năng suất, sản lƣợng cây lúa, Huyện cần tích cực chuyển đổi từ giống lúa truyền thống sang gieo trồng các loại lúa đặc sản có kinh tế cao hơn. Tiếp tục tăng năng suất, sản lƣợng, diện tích cây lƣơng thực khác nhƣ (ngô, khoai lang, sắn..) để đáp ứng nguồn thức ăn tại chỗ cho phát triển chăn nuôi trên địa bàn Huyện. Sử dụng các giống mới có năng suất cao, chất lƣợng phù hợp với yêu cầu thị trƣờng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

áp dụng các biện pháp đồng bộ về kỹ thuật canh tác để hạ giá thành nông sản; phát triển công nghệ bảo quản, công nghiệp chế biến.

Đối với cây công nghiệp, rau quả: Tăng cƣờng đầu tƣ nhằm nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất của cây ăn quả trong giá trị ngành trồng trọt, tiếp tục chuyển dịch từ nhóm cây ăn quả vƣờn tạp, sang nhóm cây nhãn, vải, xoài, và bƣởi diễn; tăng năng suất, diện tích, sản lƣợng cây chè. Hình thành các vùng sản xuất tập trung các loại cây công nghiệp, rau, hoa quả; ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn, tạo và nhân giống, kết hợp với nhập khẩu giống và công nghệ để sản xuất giống cây trồng có năng suất, chất lƣợng cao; thực hiện cơ giới hoá các khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản, trƣớc hết là các khâu nặng nhọc, độc hại, thời vụ khẩn trƣơng; tìm tòi và áp dụng những biện pháp bảo quản rau củ an toàn nhằm nâng cao chất lƣợng rau củ thay thế dần các loại rau củ không an toàn nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc; phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu.

Đối với chăn nuôi: Do điều kiện đặc thù của địa phƣơng là kinh tế hộ gia đình vẫn còn chiếm tỷ trong cao nên Huyện phải từng bƣớc khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp. Đầu tiên là quy mô trang trại gia đình, tiến tới quy mô lớn hơn thông qua việc hình thành các hợp tác xã chăn nuôi quy mô phù hợp, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, an toàn dịch bệnh. Tiếp tục chuyển dịch từ giảm số lƣợng nhóm vật nuôi trâu, ngựa, dê sang nhóm vật nuôi bò thịt, lợn, gia cầm. Huyện cần tạo điều kiện cho nông dân về vốn, giống, và kỹ thuật, phát huy triệt để vai trò của cán bộ khuyến nông, khuyến khích nông dân thành lập các hội nông dân tập thể để sinh hoạt hội và cho cán bộ khuyến nông bám địa bàn thông qua các hội nông dân truyền đạt kiến thức trồng trọt chăn nuôi cho từng hộ gia đình.

Nâng cấp và đầu tƣ xây dựng mới các cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi có trang bị hiện đại đạt yêu cầu chất lƣợng và vệ sinh an toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Huyện cần ƣu tiên đầu tƣ và có chính sách khuyến khích và phối hợp với sở khoa học công nghệ nhằm nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất giống, thức ăn công nghiệp, thú y và kiểm tra chất lƣợng sản phẩm.

Đối với lâm nghiệp: Tập trung bảo vệ vốn rừng hiện có và làm giàu rừng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Hạn chế khai thác gỗ và lâm sản chuyển sang trồng và nuôi rừng. Quy hoạch để hình thành các vùng rừng nguyên liệu gắn với các cơ sở chế biến; ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô, hom và những phƣơng pháp nhân giống tiên tiến khác, cung ứng đủ giống có chất lƣợng cho trồng rừng. Có chính sách để ngƣời trồng, chăm sóc rừng bảo đảm đƣợc cuộc sống và làm giầu từ nghề rừng; khuyến khích các hộ nông dân, các lâm trƣờng mua máy móc, thiết bị, thực hiện cơ giới hoá các khâu trồng, khai thác, vận chuyển và chế biến gỗ, lâm sản; phát triển các cơ sở sản xuất giấy, bột giấy, ván nhân tạo, đồ gia dụng và thủ công mỹ nghệ bằng gỗ.

Đối với thủy sản: Tập trung vào nuôi trồng thuỷ sản, gắn đánh bắt thủy sản nƣớc ngọt với chế biến hiện đại, bảo đảm chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hƣớng thủy sản nuôi trồng chủ yếu vẫn là tôm và cá các loại, Đặc biệt là mô hình nuôi cá Tầm đang gặt hái đƣợc nhiều thành công trong thời gian qua. Huyện cần hỗ trợ quy hoạch và hƣớng dẫn nông dân khai thác tốt diện tích mặt nƣớc, bao gồm cả những diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi, để nuôi trồng thủy sản, phát triển các hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và nuôi sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng; tổ chức sản xuất và cung cấp giống tốt, phòng chống các loại bệnh, bảo đảm cho nông dân nuôi trồng có hiệu quả.

4.2.1.2. Đối với công nghiệp nông thôn

Huyện cần hỗ trợ, khuyến khích phát triển mạnh các ngành công nghiệp ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, cần nhiều lao động nhƣ sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác mỏ, chế biến nông sản, cơ khí lắp ráp, sửa chữa...để thu hút và thực hiện phân công lao động ngay trên địa bàn. Hình thành các khu công nghiệp ở nông thôn, gắn kết ngay từ đầu lợi ích kinh tế giữa ngƣời sản xuất nguyên liệu với các nhà máy chế biến công nghiệp.

Huyện cần tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp đất, hƣớng dẫn, khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn sử dụng máy móc, công cụ cải tiến, thực hiện cơ khí hoá các khâu sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng; hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhiều loại hình dịch vụ ở nông thôn, trƣớc hết là các dịch vụ kỹ thuật, tín dụng, thƣơng mại, đời sống... để tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

Tổ chức lại hệ thống các cơ sở công nghiệp cơ khí, hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ nông, lâm, ngƣ nghiệp; có chính sách ƣu tiên để hiện đại hoá các cơ sở sản xuất, khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tƣ nghiên cứu, cải tiến, chế tạo các loại máy móc, thiết bị, sản xuất phân bón, hoá chất, vật tƣ nông nghiệp thay thế nhập khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.1.3. Đối với dịch vụ nông thôn

Phát triển dịch vụ nông thôn theo hƣớng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Tăng cƣờng dịch vụ tƣới tiêu, đặc biệt là tƣới cây trồng cạn để kích thích sản xuất và tăng năng suất cây trồng, phát triển các loại dịch vụ trong khâu làm đất, sơ chế và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Chú trọng các loại dịch vụ về tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị và quảng bá sản phẩm nông nghiệp ra thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Tiếp tục phát triển một số dịch vụ mới nhƣ dịch vụ tín dụng, cho vay, thế chấp, bảo lãnh, dịch vụ về công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dịch vụ về pháp lý, dịch vụ tƣ vấn về kỹ thuật canh tác, nuôi trồng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn việc sản xuất của ngƣời nông dân.

Trong nông thôn cần tiếp tục quan tâm đến phát triển các loại hình dịch vụ về vệ sinh môi trƣờng, xây dựng, vận tải… góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt và phát triển sản xuất của ngƣời nông dân.

4.2.2. Đối với cơ cấu các thành phần kinh tế

4.2.2.1. Kinh tế trang trại

Hiện nay số lƣợng cũng nhƣ quy mô hoạt động của các trang trại trên địa bàn huyện còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do nông dân không chủ động đƣợc trong vấn đề về giống, vốn, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và đầu ra cho sản phẩm. Các trang trại hoạt động chƣa thực sự hiệu quả, hàng hóa làm ra chủ yếu đƣợc tiêu thụ trong địa bàn huyện và tỉnh Thái Nguyên, giá trị kinh tế không cao do không có hệ thống tiêu thụ chuyên nghiệp và cũng không đƣợc thông qua quá trình sơ chế hay chế biến do vậy không nâng đƣợc giá trị kinh tế hàng hóa. Do vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng nâng cao giá trị sản phẩm thu đƣợc từ chăn nuôi, tăng số trang trại chăn nuôi lên một cách hợp lý trên cơ sở nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sản xuất của trang trại. Giảm số trang trại trồng trọt, đầu tƣ phát triển các trang trại lớn theo chiều sâu nhằm nâng cao giá trị hàng hoá các sản phẩm của trang trại.

Khuyến khích phát triển hình thức trang trại gia đình nhƣ các loại hình sản xuất khác của kinh tế hộ gia đình, đặc biệt khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại gia đình và các thành phần kinh tế khác liên kết với nhau. Hình thành các tổ chức, các hình thức kinh tế hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và hỗ trợ các hộ gia đình còn khó khăn, đồng thời không ngừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát triển các trang trại hỗn hợp quy mô lớn tạo thành một dây truyền khép kín nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao.

4.2.2.2. Kinh tế hợp tác xã

Kinh tế hợp tác xã cần phát triển theo hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hạ giá thành, nâng cao chất lƣợng của các dịch vụ cung cấp cho xã viên.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Liên kết, hợp nhất, sáp nhập các hợp tác xã có quy mô nhỏ thành các hợp tác xã có quy mô lớn hơn, phát triển sản xuất kinh doanh theo hƣớng mở rộng và đa dạng các loại hình dịch vụ nhƣ: chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, bảo vệ thực vật, thú y, vật tƣ, phân bón, thức ăn gia súc gia cầm, sản xuất và cung ứng giống vật nuôi, cây trồng, tiêu thụ sản phẩm, chế biến nông sản, cung ứng dịch vụ thuỷ lợi, các hợp tác xã cung cấp dịch vụ cơ khí vận tải, sửa chữa phƣơng tiện vận tải cho xã viên đồng thời củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ vận tải...

Chú trọng phát triển các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã gắn với các chƣơng trình khuyến công, hiện đại hoá công nghiệp nông thôn tạo điều kiện cho việc hình thành phát triển các làng nghề công nghiệp mới trong tiến trình phát triển kinh tế bền vững của địa phƣơng. Thúc đẩy phát triển các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động theo hƣớng ứng dụng các công nghệ, khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế cộng đồng, xoá đói giảm nghèo. Tạo điều kiện để các hợp tác xã cung ứng nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp đồng thời coi trọng việc bồi dƣỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, năng lực tài chính, đầu tƣ, đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nâng cao năng lực hoạt động, đủ sức cạnh tranh để có thể thực hiện đƣợc các dự án có quy mô lớn, chất lƣợng cao.

Khuyến khích thành lập mới các hợp tác xã xây dựng ở những vùng nông thôn, vùng núi để thực hiện những công trình xây dựng nhỏ tại địa phƣơng. Khôi phục và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dạng của các tầng lớp dân cƣ, đáp ứng các dịch vụ đầu ra cho các hộ nông dân và cung ứng hàng tiêu dùng cho dân cƣ nông thôn.

4.2.2.3. Kinh tế hộ gia đình

Kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Đại Từ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các thành phần kinh tế. Muốn phát triển kinh tế trang trại và kinh tế hợp tác xã thì trƣớc tiên phải tạo ra nội lực cho từng gia đình nông dân theo hƣớng phát triển kinh tế hộ. Do đó trong thời gian tới cần tiếp tục khuyến khích kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ để tạo ra lƣợng sản phẩm hàng hoá đa dạng có chất lƣợng, giá trị ngày càng cao, tăng thu nhập

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 83)