Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 28)

5. Bố cục của luận văn

1.3.Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn chịu sự tác động của một số nhân tố sau:

- Sự phát triển của khoa học- công nghệ: là một trong các nhân tố chủ yếu tạo những điều kiện tiền đề để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng. Sự phát triển của khoa học và năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và thay đổi cả phƣơng thức lao động, tạo khả năng đổi mới những nguyên tắc và công nghệ sản xuất trong các ngành kinh tế. Trong nông nghiệp, nông thôn, khoa học kỹ thuật đã có những tác động mạnh mẽ về cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, cách mạng về sinh học. Từ đó hàng loạt giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao và hiệu quả kinh tế lớn đƣợc đƣa vào sản xuất. Nhu cầu của xã hội về nông sản, trƣớc hết là lƣơng thực đã đáp ứng. Nhờ đó nông nghiệp có thể rút bớt chuyển sang sản xuất các ngành trồng trọt với giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao nhƣ cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dƣợc liệu và cây sinh vật cảnh. Sự phát triển của khoa học - công nghệ đã tạo những điều kiện tiền đề cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó có cơ cấu kinh tế nông thôn.

- Quá trình phân công lao động theo hƣớng chuyên môn hoá: Đây là đòn bẩy tăng năng suất lao động, thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ. Cơ cấu kinh tế nông thôn là hệ quả trực tiếp của sự phân công lao động xã hội trong nông thôn, nhiều ngành nghề hình thành, tính chất chuyên môn hoá càng cao, xoá dần tƣ tƣởng tự cấp tự túc, tiến lên sản xuất hàng hoá. Từ đó, ngƣời nông dân phải suy nghĩ, nghiên cứu từng loại giống cây trồng vật nuôi,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kỹ thuật canh tác, lợi dụng các điều kiện thuận lợi và nó tránh sự khắc nghiệt, bất lợi của tự nhiên.

- Tác động của cơ chế thị trƣờng và sự mở rộng thị trƣờng cơ cấu kinh tế nông thôn hình thành và biến đổi gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Lƣợng dân cƣ lớn ở nông thôn đã tạo ra thị trƣờng sôi động với các hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Thu nhập của nhân dân tăng lên tạo sức mua lớn thì thị trƣờng nông thôn là cơ sở để các khu vực công nghiệp và dịch vụ tiếp tục phát triển và hƣớng vào xu thế hiện đại hoá ngành nông nghiệp. Sản xuất hàng hoá phát triển kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, trong đó phải kể đến là hệ thống giao thông, thông tin liên lạc và điện. Sự phát triển của thị trƣờng tạo điều kiện tiêu thụ nông sản phẩm với tốc độ nhanh, khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản, khuyến khích nông dân sản xuất các loại sản phẩm phù hợp.

- Định hƣớng phát triển kinh tế của nhà nƣớc có vai trò to lớn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nhà nƣớc tác động vào nông thôn trƣớc hết thông qua hệ thống định hƣớng, điều tiết nền kinh tế theo mục tiêu xác định trong từng thời kỳ. Chính sách kinh tế có vai trò quan trọng tác động trực tiếp vào môi trƣờng sản xuất kinh doanh ở nông thôn.

- Điều kiện kinh tế xã hội: đây là một tiền đề quan trọng hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nơi nào có điều kiện về giáo dục, cơ sở hạ tầng tốt; lực lƣợng lao động trẻ, dồi dào nơi đó sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và ngƣợc lại.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 28)