Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 38)

5. Bố cục của luận văn

1.5.2.Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50 km theo quốc lộ 1A về phía Bắc, gồm tiểu vùng miền núi, trung du xen kẽ đồng bằng; khí hậu phân biệt 4 mùa rõ rệt.

Là tỉnh có số lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tới 76,58% tổng số lao động toàn tỉnh, đất đai lại hạn chế, vốn đầu tƣ ít. Do vậy, trong nông nghiệp, tỉnh chủ trƣơng phải phát huy nội lực là chính, đồng thời định hƣớng phát triển công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn, trên cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sở khai thác mọi lợi thế sẵn có, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả. Để làm đƣợc điều này, tỉnh đã có nhiều chính sách giúp đỡ bà con nông dân cả về vốn lẫn tổ chức, nhƣ: bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các dự án sản xuất trồng nấm, bông, chuyển giao kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản... đầu tƣ cho các mô hình sản xuất nông nghiệp. Nhờ có các mô hình làm thí điểm thành công mà khắc phục dần tƣ tƣởng ngần ngại, sợ rủi ro của ngƣời nông dân trong việc tiếp thu giống mới và công nghệ mới và phát triển sản xuất hàng hóa. Đến nay, mỗi xã của Bắc Giang đều có 2 cán bộ khuyến nông; có hệ thống thú y hoàn chỉnh để giúp bà con đƣa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Những năm qua tỉnh Bắc Giang đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản liên tục tăng, chủng loại cây trồng vật nuôi đa dạng theo hƣớng phù hợp với yêu cầu thị trƣờng, an ninh lƣơng thực bảo đảm, chuyển dịch cơ cấu hợp lý, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Nhiều sản phẩm nông nghiệp và hình thức tổ chức sản xuất đƣợc xếp hạng trong top đầu toàn quốc. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân đƣợc cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, hệ thống kết cấu hạ tầng cũng nhƣ mạng lƣới các tổ chức kinh tế hoạt động ở nông thôn ngày càng phát triển, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu chƣơng trình phát triển kinh tế trọng tâm của tỉnh qua các thời kỳ. Một số thành tựu của tỉnh Bắc Giang đạt đƣợc trong thời kỳ đổi mới nhƣ: Vùng cây ăn quả tập trung lớn nhất miền Bắc 44.500 ha, trong đó vải thiều 33.500 ha lớn nhất toàn quốc; Sản lƣợng lạc vỏ đạt 28,7 nghìn tấn lớn nhất vùng Đông Bắc. Tổng đàn lợn 1,2 triệu con lớn nhất các tỉnh miền núi phía Bắc. Tổng đàn gia cầm 16,02 triệu con, trong đó thƣơng hiệu gà đồi Yên Thế 5 triệu con và là huyện có đàn gia cầm lớn nhất toàn quốc. Diện tích nuôi trồng thủy sản 12,01 nghìn ha - là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tỉnh có diện tích sản lƣợng thủy sản nƣớc ngọt lớn nhất miền Bắc. Trang trại gia trại lớn nhất các tỉnh Miền núi phía Bắc với 451 trang trại, trên 5 nghìn gia trại. Nhà máy chế biến rau, hoa quả xuất khẩu nhất miền Bắc (10 nhà máy). Hệ thống khuyến nông - thú y cấp xã đƣợc hƣởng lƣơng từ ngân sách Nhà nƣớc đầu tiên trong các tỉnh, thành miền Bắc.

Để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng, nâng cao năng suất, chất lƣợng, sức cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa và phát triển bền vững, năm 2014 tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp đề ra mục tiêu: Tốc độ tăng trƣởng GDP nông nghiệp từ 2 - 2,5%; giá trị sản xuất nông nghiệp 67 - 70 triệu đồng/ha; sản lƣợng lƣơng thực có hạt 644 nghìn tấn; sản lƣợng thịt hơi các loại 207 - 210 nghìn tấn; tỷ lệ che phủ rừng (không tính diện tích cây ăn quả) 37%; tỷ lệ số dân đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh 88,1%; 10 xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới chiếm 4,9% tổng số xã xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện đƣợc các mục tiêu cơ bản trên, tỉnh tiếp tục chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp, cách làm tạo điều kiện thuận lợi để nông dân, doanh nhân các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả. Tiếp tục triển khai thực hiện các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Yêu cầu các ngành, các cấp, tăng cƣờng chỉ đạo giám sát quyết liệt Phối hợp chặt chẽ với các với phƣơng châm 3 gắn bó (gắn bó sản phẩm nông sản hàng hóa với thị trƣờng; gắn bó nông dân với chính sách; gắn bó doanh nghiệp, doanh nhân với vùng sản xuất). Chủ động dịch vụ cung ứng chuyển giao các loại giống, vật tƣ, điện, nƣớc tƣới, vốn, kỹ thuật. Tăng cƣờng kiểm soát, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi. Xây dựng các phƣơng án ứng phó với biến đổi khí hậu và diễn biến phức tạp của thời tiết; khuyến khích nông dân thực hiện dồn điền, đổi thửa; mở rộng xây dựng mô hình thí điểm "Cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa và cây màu. Tiếp tục khơi dậy tinh thần đoàn kết, phát huy đức tính cần cù, năng động, sáng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tạo thực hiện chƣơng trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.

Từ nghiên cứu thực tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của các địa phƣơng trong những năm qua có thể rút ra bài học kinh nghiệm sau đây:

- Thực hiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp trên cơ sở ƣu thế về tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho xuất khẩu, trong đó vẫn đảm bảo ổn định sản xuất lƣơng thực.

- Đầu tƣ kịp thời công nghệ chế biến nông sản hiện đại bằng nguồn vốn vay hay hợp tác nƣớc ngoài để nâng cao chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm rủi ro cho nông dân, giữ đƣợc chữ tín với khách hàng.

- Huyện cần quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn nhƣ đổi mới công nghệ sinh học, bảo quản và tiêu thụ nông sản (gạo, rau quả, thịt, tôm...) và hỗ trợ nông dân đầu tƣ phát triển dƣới nhiều hình thức.

- Cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo thƣờng xuyên của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và sự quan tâm đầu tƣ thích đáng của Nhà nƣớc. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng tình hình về nông nghiệp, nông thôn và đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của địa phƣơng, cần xác định và lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp để tập trung chuyển dịch. Đa dạng hoá nông nghiệp dựa trên cơ sở sản xuất hàng hoá, gắn vùng nguyên liệu với cơ sở sản xuất chế biến và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 38)