Hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm trong tin học lớp 10 (LV tốt nghiệp)Hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm trong tin học lớp 10 (LV tốt nghiệp)Hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm trong tin học lớp 10 (LV tốt nghiệp)Hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm trong tin học lớp 10 (LV tốt nghiệp)Hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm trong tin học lớp 10 (LV tốt nghiệp)Hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm trong tin học lớp 10 (LV tốt nghiệp)Hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm trong tin học lớp 10 (LV tốt nghiệp)Hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm trong tin học lớp 10 (LV tốt nghiệp)Hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm trong tin học lớp 10 (LV tốt nghiệp)Hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm trong tin học lớp 10 (LV tốt nghiệp)Hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm trong tin học lớp 10 (LV tốt nghiệp)Hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm trong tin học lớp 10 (LV tốt nghiệp)
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGUYEN ANH THU’
HOAT DONG NHAN DANG VA THE HIEN KHAI NIEM TRONG TIN HOC LOP 10
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyén nganh: Su pham Tin hoc
HA NOI 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA CONG NGHE THONG TIN
NGUYEN ANH THU
HOAT DONG NHAN DANG
VA THE HIEN KHAI NIEM
TRONG TIN HOC LOP 10
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyên ngành: Sư phạm Tin học
Người dướng dẫn khoa học:
TS Lưu Thị Bích Hương
Trang 3LOI CAM ON
Trong quá trình thực hiện đề tài “Hoạt động nhận dạng và thế hiện
khái niệm trong Tin học lớp 10”, ngồi sự có gắng của bản thân, em đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện của các thầy, cô giáo trong khoa
Công nghệ thông tin trường ĐHSP Hà Nội 2, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn - 1S Lưu Thị Bích Hương cùng với gia đình, bạn bè
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới cơ giáo Lưu Thị Bích Hương, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa CNTT trường ĐHSP Hà
Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập nghiên cứu
Ngoài ra, em muốn gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo trong tổ Toán - Tin của trường THPT Lý Thường Kiệt, đặc biệt là cô hướng dẫn thực tập Nguyễn Thị Phượng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và đóng
góp ý kiến để em thực hiện đề tài này
Cuối cùng, em xin cảm ơn tập thể lớp Sư phạm Tin, khóa 39, các bạn đã đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm bản thân giúp khóa luận của em ngày
một hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan:
1 Em xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của riêng em và được sự hướng dẫn trực tiếp của TS Lưu Thị Bích Hương Các nội dung nghiên cứu,
kết quả đều là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào trước
đây Những số liệu kết quả được chính em thu thập trong thời gian thực tập tại trường THPT Lý Thường Kiệt
2 Mọi tham khảo dùng trong khóa luận đều được trích dẫn rõ ràng tên
tác giả, tên cơng trình, thời gian, địa điểm công bồ
3 Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, em
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Trang 5DANH MUC CAC TU VIET TAT
CNTT Công nghệ thông tin CH Câu hỏi ĐC Đối chứng ĐHSP Đại học sư phạm GV Giáo viên HĐ Hoạt động HĐH Hệ điều hành HS Học sinh HSTN Học sinh thực nghiệm NXB Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm
ƯCLN Ước chung lớn nhất
Trang 6MỤC LỤC
(9E 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN : 4
1.1 Tổng quan về dạy học khái niệm . - 2 ©5e©s++xvcxxvrrsrerxerrrree 4
1.1.1 Định nghĩa về khái niệm dạy học khái niệm -.- - -s+ «+ 4
1.1.2 Yêu cầu dạy học khái niệm a 1.2 Các con đường tiếp cận khái niệm .- 2 22ccccccxscccxee Õ
1.3 Các hoạt động dạy học Khái nIỆm:::::sscss61666110266110 10 g01641182086 9
13.1, Dinh nghĩa khái nỆMscisgysessestsbssi11111260421111244016184130045066 9 123.1;1, Các.cách:định ñghÏã:, .:¿ s25 6611516600121060666101106503 2181830606 10 1.3.1.2 Các yêu cầu của một định nghĩa - + ccs©csecc5cze: 12
1.3.2 Củng cỗ khái niệm - 6c 222k EEEEEE2112212 27111 E1 13 1.3.2.1 Nhận dạng và thê hiện khái niệm -. c5555sccxccez 13
1.3.2.2 Hoạt động ngôn ng - óc Sàn Hy 14
1.3.2.3 Khái quát hóa, đặc biệt hóa óc S Sex 14
1.3.2.4 Hệ thơng hóa : ©52 2tề tt 211221121111 Eecrtrre 15
1;3:2.5 Vận: UTE sec nnenanniegsigA004110T016108319680003814950455YSELSSESEESSSSYEĐvES 15
1.3.3 Phân chia khái niệm - ¿c6 3c 1121112111 11 2154115111551 xe 15
1.4 Trình tự truyền thụ một khái niệm mới - :- 2 ©++©c5seeczsce2 16
1.5 Thuc trang về dạy học khái niệm trong Tin hoc lớp 10 17
1.5.1 Điều tra thăm đò ý kiến giáo viên ©ccccccxxrrrreeerrrrree 17
1.5.2 Điều tra thăm dò ý kiến học sinh - ¿sec ©secccxeecxerrsesres 18 1.5.3 Đánh giá chung càng HH HH Hư, 20
CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG NHẬN DẠNG VÀ THẺ HIỆN KHÁI NIỆM
TIN HỌC TÚ: xin án 0ã1612815504831605514810311158084861139186383155618 21
2.1 Khái niệm, đặc điểm của Tin hỌG- TÚ snueetsoeangateiitti985049350181030083808 21
Trang 72.1.2 Đặc điỀm á- sc tk TH HH Lá TH TH HH Hư Tà gàng niệu 21
2.2 Hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm trong Tĩn học 10 26 2.2.1 Hoạt động nhận dạng óc ch ng ng gi, 26
2.2.2 Hoạt động thể hiện 22: ©2+c22+22SE2EESEEtrEExrtrkrrrrkrrrreerrrree 32
2.3 Phân tích một SỐ nội dung dạy học Tin 10 theo hoạt động nhận dạng và
thể hiện khái niệm - 6 xxx XE 11 1111157111111 11 11H11 p1 tt cty gưệy 36
2:3.1: Khái nIỆm tép sxcscssssxxies1a21016022016p0084181405054500 8081158850356 36
2;3.2 Khái niệm thự TđUG:si:ssssesavoicsvni0i0001051961090001300391GXEANIEEESLEGSESA606E 39
2.3.3 Khái niệm định dạng văn bản ‹ sc s66 1100 6022222126s6 40 2,3:4 Khái niệm glào tHỨC cscs cos soncevsvercesssssen tee cop oevovanneronsvnsnsseveecsovsnresavanaeess 43 2.3.5 Khái niệm về mạng thông tin toan CaU cesscssssessseessseesseessseesseeseee 44
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ©5++2ccscccxes 45
3.1 Mục đích thực nghiỆm Sàn ng tiệt 45
3.2 Đối tượng thực nghiệm 2+ 2+z2 xt2EEeEErtrxrtrrrrrrkerrkrerrrre 45
3:3: Nội.dung:thực nghiỆz:zesssiosressorittdtottssgttttiiisttiiiANGGXISGENSiSWfSSSy9g8 46
3.4 Tiến hành thực nghiệm - 2: ©+c+Svzt2 xt2EE+SEEEEExrerrrrrrkrrrkeerrrree 46 3.4.1 Tiến hành giảng dạy trên lớp: ¿52 + c+vcxcxsrExsrxerrrersee 46 kì 3i 8n 55
3.4.3 Kết quả thực nghiệm 2 52c©22xec22xtSEExirtrkkrerkrrrrrkrerrrrree 56
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIÊU
Bảng 1.1 Kết quả điều tra thăm dò ý kiến giáo viên -:-c-sc¿ 17 Bảng 1.2 Kết quả điều tra thăm dò ý kiến học sinh . c- c5: c5+ 19 Bảng 3.1 Các nhóm TN và ĐC
Bảng 3.2 Kết quả bài kiểm tra - 55c 22c 222tr
Trang 9Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 2.4 Hình 2.5 Hình 2.6 Hình 2.7 DANH MỤC HÌNH VẼ
Cây thư mục Trường THPT Lý Thường Kiệt . 33 Cây thư mục khoa CÍTT, óc + svxeesrxerreerrrrrrree 34 Cây thư mục ĐHSPHN2 ánh ưn 40 Don xin phép nghỉ học a Văn bản chưa được chỉnh sửa, b Văn bản đã
được chỉnh sửa Hơ Hồn Kiêm
Cảnh đẹp quê hương a Văn bản chưa định dạng, b Văn bản đã
định dạng _ ch HH nh ntiệt 42
Trang 10MO DAU
1 Lí do chọn đề tài
Tiếp tục day mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, thực hiện cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển tri thức, tích cực chủ động hội nhập quốc
tế sâu rộng hơn để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại đặt ra cho giáo dục, đào tạo nước ta những yêu cầu thách
thức mới Một trong những điểm nỗi bật của việc đổi mới giáo dục phổ thông
sau năm 2015 là tiếp tục đổi mới phương pháp kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, hợp lý, phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện, phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh
Để thực hiện được việc đó thì sự nghiệp giáo dục cần được đổi mới
Cùng với những thay đổi về nội dung, cần có những thay đổi cơ bản về
phương pháp dạy học, trong đó phương pháp dạy học môn Tin là một yếu tố quan trọng Bởi vì Tin học có liên quan chặt chẽ với thực tế và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học công nghệ và đời sống xã hội, trở thành công cụ thiết yếu cho mọi ngành khoa học
Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển thì người ta cũng càng quan tâm đòi hỏi nhiều ở giáo dục Thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, máy tính được sử dụng phô biến ở các lĩnh vực của đời sống Vì vậy giảng dạy Tin học ở các trường đại học, trung học và phổ thông cũng được đây
mạnh đề phát triển theo nhu cầu của xã hội Trong dạy học Tin học, nhiệm vụ chính của giáo viên là rèn luyện phát triển kĩ năng cho học sinh Việc dạy học
khái niệm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong môn Tìn học
Hiện nay các em học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong mơn Tin học, các em cịn bỡ ngỡ khá nhiều trong khi học môn này Các khái niệm Tin
học hầu như còn khá mới mẻ với học sinh lớp 10 Việc hiểu và vận dụng đối
Trang 11số thực hành là chính vả ít quan tâm đến việc học khái niệm Tin học Do vậy
cần phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp giúp học sinh có thể học
và vận dụng nó được tốt hơn
Chính vì lí do đó việc dạy học khái niệm cho học sinh khi giảng dạy là một điều đáng quan tâm Muốn tìm cho mình một đường đi để đến với phương pháp dạy học môn Tin học, để từ đó tích lũy và trau dồi những năng lực phâm chất của người giáo viên trong tương lai nên em chon dé tai: “Hoat động nhận dạng và thể hiện khái niệm trong Tìn học lóp 10” làm đề tài
khóa luận của mình
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Tim hiéu về dạy học khái niệm cũng như các hoạt động dạy học khái niệm - Đưa ra những hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niém trong Tin học
lớp 10
- Ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy học khái niệm đề bồi dưỡng học sinh trong Tin học lớp 10 ở trường trung học phô thông Lý Thường Kiệt
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả khả thi của khóa luận để đúc kết kinh nghiệm giảng dạy
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động nhận dạng và thể hiện các khái niệm trong sách Tin học 10
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nếu như hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm trong Tin hoc lớp 10 được nghiên cứu thì sẽ cung cấp tài liệu tham khảo cũng như kinh nghiệm bồ ích cho sinh viên ngành sư phạm Tin, giáo viên trường THPT nói chung và giáo viên trường THPT Lý Thường Kiệt nói riêng nhằm góp phần nâng cao
Trang 125 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng, của Chính phủ, của ngành giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phô thông
- Nghiên cứu các tài liệu giáo dục học, tâm lý học, các tài liệu về phương pháp dạy học mơn Tốn, đề từ đó áp dụng vào giảng dạy Tin học
- Nghiên cứu sư dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thơng hóa các tài liệu lý thuyết có liên quan, các bài giảng về phương pháp
day hoc Tin hoc
5.2 Phuong phap lay ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các nhà khoa học về dạy học khái niệm 5.3 Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra thực trạng dạy học khái niệm 5.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tổ chức thực nghiệm sư phạm đề kiểm chứng các giải pháp đề xuất
6 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và hướng phát triển, tài liệu tham khảo,
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Trang 13CHƯƠNG l1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN
1.1 Tổng quan về dạy học khái niệm
1.1.1 Định nghĩa về khái niệm dạy học khái niệm
Khái niệm là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành do
kết quả của hoạt động tư duy, đặc biệt là khái quát hóa và trừu tượng hóa
Khái quát hóa nhằm vạch ra cái chung trong hàng loạt đối tượng (sự vật, sự
VIỆC) cụ thể mà ta quan sát được Trừu tượng hóa nhằm thốt li khỏi những
dấu hiệu cụ thể làm phân biệt đối tượng này với đối tượng khác Ví dụ chúng
ta nhìn thấy rất nhiều người đọc báo, họ đọc các báo khác nhau, các bài báo
khác nhau Nội dung bài báo mà một người nào đó đọc là thơng tin về đối
tượng mà họ quan tâm Bài báo đó là đữ liệu thể hiện thông tin mà nó truyền tải đến người đọc Các hãng khác nhau sản xuất ra các máy tính khác nhau, ngay trong một hãng cũng làm ra nhiều loại máy tính khác nhau, chúng khác nhau về hình dáng cân nặng, thẻ tích nhưng chúng đều là công cụ giúp cho ngành công nghệ thông tin xử lý dữ liệu một cách tự động, nhanh chóng, hiệu
quả và tiện lợi Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, USB được sản xuất bằng những vật liệu khác nhau, tốc độ truy cập khác nhau, hình thù khác nhau nhưng
chúng đều là bộ nhớ ngồi của máy tính, dùng để lưu trữ dữ liệu [10]
Khái niệm là một đối tượng, một hình thức cơ bản của tư duy (bao gồm
một ý tưởng, một ý nghĩa của một tên gọi chung trong phạm trù logic, hoặc một sự suy diễn) phản ánh những thuộc tính chung, đặc trưng bản chất của
lớp đối tượng hoặc quan hệ giữa các đối tượng Như vậy có hai loại khái
niệm: khái niệm về lớp đối tượng và khái niệm về quan hệ đối tượng Bản
thân lớp đối tượng xác định khái niệm được gọi là ngoại diên, cịn tồn bộ thuộc tính chung của đối tượng được gọi là nội hàm của khái niệm
Trang 14e Nếu ngoại diên của khái niệm A 1a 1 bộ phận của khái niệm B thì khái
niệm A được gọi là khái niệm chủng của khái niệm B, còn khái niệm B được
gọi là khái niệm loại của khái niệm A
Trong việc dạy học tin học cũng như bất cứ một môn khoa học nào ở
trường THPT điều quan trọng nhất là hình thành một cách vững chắc cho HS
một hệ thông khái niệm Việc hình thành một hệ thống khái niệm tin học là
tiền đề hình thành khả năng vận dụng hiệu quả các kiến thức đã học, có tác dụng lớn đến việc phát triển trí tuệ, đồng thời góp phần giáo dục thế giới quan cho HS qua việc nhận thức đúng đắn quá trình phát sinh và phát triển của khái
niệm tin học
1.1.2 Yêu cầu dạy học khái niệm
Việc dạy học các khái niệm ở trường THPT phải dần dần làm cho HS đạt
được các yêu cầu sau:
se Nắm vững các đặc điểm, đặc trưng của một khái niệm
e Biết nhận dạng khái niệm, tức là biết phát hiện xem một đối tượng cho
trước có thuộc phạm vi một khái niệm nào đó hay không, đồng thời biết thể
hiện khái niệm, nghĩa là biết tạo ra một đối tượng thuộc phạm vi một khái
niệm cho trước
e Biết phát biểu rõ ràng, chính xác định nghĩa của một số khái niệm
e Biết vận dụng khái niệm trong những tình huống cụ thể trong thuật
toán và ứng dụng thực tiễn
e Nắm được mối quan hệ của khái niệm này so với khái niệm khác trong
một hệ thống các khái niệm
Các yêu cầu trên đây có quan hệ chặt chẽ với nhau, song vì lí do sư phạm, các yêu cầu trên không phải lúc nào cũng được đặt ra với mức độ như
nhau với mọi khái niệm
Trang 15- Liên kết khái niệm đã học
- Trực quan hoá khái niệm
- Trình bày khái niệm và đưa ra các dấu hiệu bản chất
- Đưa các ví dụ hoặc phản ví dụ
- So sánh/ phân tích: Sự giống nhau, khác nhau - Trộn lẫn ví dụ và phản ví dụ để học
Lưu ý:
- Việc áp dụng các khái niệm quan trọng hơn việc nhớ lại định nghĩa các
khái niệm
- Tăng cường cho HS thực hành phân biệt khái niệm đã học thông qua
các ví dụ và phản ví dụ
- Đánh giá kết quả học khái niệm bằng cách tạo ra các tình huéng dé hoc
sinh áp dụng khái niệm đã học
Các hình thức dạy học khái niệm: GV có thể sử dụng phương pháp quy
nạp hoặc diễn dịch để dạy học khái niệm
- Phương pháp quy nạp, là đưa ra nhiều ví dụ và phản ví dụ khác nhau,
từ đó rút ra các dấu hiệu bản chất của khái niệm và khái quát thành “định
nghĩa chính xác” về khái niệm
- Phương pháp diễn dịch, sẽ đưa ra “định nghĩa chính xác” về khái niệm
trước, sau đó mới tìm các ví dụ và phản ví dụ dé minh hoạ và làm sáng tỏ
khái niệm
1.2 Các con đường tiếp cận khái niệm
Con đường tiếp cận khái niệm được hiéu 1a quá trình hoạt động và tư
duy dẫn tới một sự hiểu biết về khái niệm đó nhờ định nghĩa tường minh, nhờ mô tả, nhờ trực giác, ở mức độ nhận biết một đối tượng, một tình huống có
thuộc về khái niệm đó hay không [7]
Trang 16se Con đường quy nạp
e Con đường suy diễn
e Con đường kiến thiết
a) Tiếp cận khái niệm theo con đường quy nạp
- Nội dung: Xuất phát từ các trường hợp riêng lẻ, mơ hình, hình vẽ, vật thật, GV dẫn dắt HS phân tích, so sánh, khái quát hoá đặc biệt hóa, Tìm
ra dấu hiệu đặc trưng của khái niệm và thể hiện ra các trường hợp cụ thé do,
từ đó đi đến định nghĩa tường minh hay hiều biết trực giác của khái niệm - Quá trình: Gồm 3 bước
+ Bước 1: GV đưa ra các ví dụ cụ thể để HS thấy được sự tồn tại hay tác
dụng của một loại đối tượng
+ Bước 2: Dẫn dắt HS phân tích, so sánh đề nêu bật các đặc điêm chung
của các đối tượng đang được xem xét
+ Bước 3: GV gợi mở để HS phát biểu các đặc điểm cá nhân bằng cách
nêu tên và các đặc điểm đặc trưng của các đối tượng
- Ưu - nhược điểm:
Ưu điểm: Rèn luyện được thao tác tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp Phát huy được tính tích cực chủ động của HS
Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian - Điều kiện sử dụng:
Khi định hình được một số đối tượng thuộc phạm vi của khái niệm cần
hình thành
Chưa phát hiện ra được khái niệm loại là điểm xuất phát cho con đường
suy điễn
b) Tiếp cận khái niệm theo con đường suy diễn
Trang 17- Quá trình: Gồm 3 bước
+ Bước 1: Xuat phát từ một khái niệm đã biết, thêm vào nội hàm của
khái niệm đó một số đặc điểm mà ta quan tâm
+ Bước 2: Phát biêu một số định nghĩa bằng cách nêu tên khái niệm mới
và định nghĩa nó nhờ một khái niệm tổng quát hóa hơn cùng với những đặc điểm đề hạn chế một bộ phận trong khái niệm tổng quát đó
+ Bước 3: Đưa ra một số ví dụ đơn giản để minh họa cho khái niệm vừa
được định nghĩa
- Ưu - nhược điểm:
Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian và thuận lợi cho việc tập dượt cho HS tự
học những khái niệm Tin học thông qua sách và tài liệu, hoặc nghe những báo
cáo trên lĩnh vực Tin học
Nhược điểm: Hạn chế về mặt khuyến khích HS phát triển những năng lực trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa
- Điều kiện sử dụng:
Khi có thể gợi cho HS quan tâm tới một khái niệm làm điểm xuất phát và đặc điểm có thể bổ sung vào nội hàm của khái niệm đó đề định nghĩa một khái niệm khác hẹp hơn
c) Tiếp cận khái niệm theo con đường kiến thiết
- Nội dung: Con đường này mang cả những yếu tố quy nạp lẫn suy diễn Yếu tổ suy diễn thể hiện ở chỗ xuất phát từ những yêu cầu để xây dựng một
hay nhiều đối tượng đại diện cho khái niệm cấu hình thành Yếu tố quy nạp
thể hiện ở chỗ khái qt hóa q trình xây dựng những đối tượng đại diện
riêng lẻ đi đến đặc điểm tổng quát đặc trưng cho khái niệm cần định nghĩa - Quá trình: Gồm 3 bước:
Trang 18+ Bước 2: Khái quát hóa q trình xây dựng những đối tượng đại diện, đi
tới đặc điểm đặc trưng cho khái niệm cần hình thành
+ Bước 3: Phát biéu định nghĩa
- Ưu - nhược điểm:
Ưu điểm: Thuận lợi cho việc khởi dậy hoạt động tự giác, tích cực của HS
và rèn luyện khả năng giải quyết van dé trong quá trình tiếp cận khái niệm
Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian - Điều kiện sử dụng:
HS chưa định hình được những đối tượng thuộc ngoại diên khái niệm, do đó con đường quy nạp khơng thích hợp
HS chưa phát hiện được một khái niệm loại nào thích hợp với khái niệm cần định nghĩa làm điểm xuất phát cho con đường suy diễn
1.3 Các hoạt động dạy học khái niệm
1.3.1 Định nghĩa khái niệm
Định nghĩa một khái niệm là một thao tác logic nhằm phân biệt lớp đối
tượng xác định khái niệm này với các đối tượng khác thường bằng cách vạch ra nội hàm của khái niệm đỏ [10]
Ví dụ 1.1: Thuật toán dé giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao
tác được sap xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy các
thao tác đó, từ đữ liệu đầu vào của bài toán, ta nhận được đữ liệu cần tìm
Một trong các cách định nghĩa một khái niệm là thông qua khái niệm loại và chỉ ra sự khác biệt về chủng
Ví dụ 1.2: Chương trình con là chương trình thực hiện một công việc nào
đó trong các cơng việc mà máy tính phải thực hiện đề hoàn thành giải quyết bài toán đặt ra ban đầu
Trang 19là thực hiện một công việc nào đó trong các cơng việc mà máy tính phải
thực hiện
Công nghệ thông tin là ngành khoa học ra đời sau các khoa học: tốn học, thống kê, thơng tin, vật lý, chế tạo máy, quản lý, ngôn ngữ, văn học, sinh
học, y học, vì vậy mà một số khái niệm loại dùng để định nghĩa khái niệm
trong công nghệ thông tin được mặc nhiên dùng với nghĩa thông thường trong cuộc sông, trong khoa học kĩ thuật, trong giao tiếp hàng ngày [10]
Học sinh không xa lạ với những khái niệm như: máy, dụng cụ, thiết bị,
ngôn ngữ, văn bản, đại lượng, vì vậy mà trong định nghĩa một số khái niệm trong công nghệ thông tin ta sử dụng khái niệm loại là khái niệm như đã dùng
thực tiễn [10]
Ví dụ 1.3:
- Máy tính điện tử là máy tự động xử lý thông tin theo chương trình mà
người dùng đã cài đặt trong bộ nhớ của nó
- Ngơn ngữ lập trình là ngơn ngữ mà con người dùng để giao tiếp với máy tính
- Chương tình là văn bản điễn tả thuật toán bằng một ngơn ngữ lập trình sao cho máy tính có thể hiểu được
- Biến là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ giá trị và giá trị này có thé được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
1.3.1.1 Các cách định nghĩa
Việc hình thành khái niệm thường kết thúc bằng định nghĩa khái niệm
Trong giảng dạy có những cách khác nhau đề định nghĩa khái niệm a) Định nghĩa khái niệm theo hình thức loại - chủng
Nội dung: Định nghĩa theo phương pháp loại - chủng là một hình thức định nghĩa nêu lên khái niệm lồi và đặc tính của chủng
Khái niệm được định nghĩa = Khai niệm loại + Đặc tính chủng
Trang 20Ví dụ 1.4: “Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhẫn mạnh những phần quan trọng, giúp người đọc nắm bắt đễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản”
Trong định nghĩa này:
- Trình bày các phần văn bản là khái niệm loại;
- Rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp người đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản là đặc tính của chủng
Ví dụ 1.5: “Tệp là một tập tin, một tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ
ngoài” Ở đây:
- Tập tin là khái niệm loại;
- Tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngồi là đặc tính của chủng
b) Định nghĩa bằng quy ước
Nội dung: Định nghĩa bằng quy ước là hình thức định nghĩa gán cho đối
tượng cần định nghĩa tên gọi hay một đối tượng cụ thể nào đó
Ví dụ 1.6: IKB = 1024 byte (Đối tượng cần định nghĩa là
1KB = 1024 byte)
Chú ý: Khi dạy học định nghĩa bằng quy ước, giáo viên không phải giải thích tại sao lại quy ước được như vậy mà chỉ đặt vấn đề quy ước như vậy có hợp lý hay không
e) Định nghĩa bằng phương pháp tiên đề
Nội dung: Người ta chọn ra một đối tượng cơ bản, quan hệ cơ bản và
thừa nhận chúng gọi là các tiên đề Từ đó định nghĩa các khái niệm khác, chứng minh các tính chất khác bằng suy luận hợp logic
Khi định nghĩa khái niệm một đối tượng bằng phương pháp tiên đề, người ta chỉ ra hệ thống tiên đề làm cơ sở định nghĩa khái niệm cần định nghĩa, sau đó chỉ ra đối tượng cần định nghĩa thỏa mãn hệ thống tiên đề đó
Ví dụ 1.7: Mạng máy tính bao gồm 3 thành phần:
Trang 21- Các máy tính;
- Các thiết bị mạng đảm bảo kết nỗi các máy tính với nhau; - Phần mềm cho phép thực hiện việc giáo tiếp giữa các máy tính
Ví dụ 1.8: Thuật tốn có các tính chất sau:
- Tính dừng: Thuật toán phải kết thúc sau một số hữu hạn lần thực hiện các thao tác;
- Tính xác định: Sau khi thực hiện một thao tác thì hoặc là thuật toán kết thúc hoặc là có đúng một thao tác xác định để được thực hiện tiếp theo;
- Tính đúng đắn: Sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm
d) Định nghĩa bằng phương pháp mô tã
Nội dung: Định nghĩa bằng phương pháp mô tả là hình thức định nghĩa chỉ ra những đối tượng trong thực tiền có hình ảnh gần gũi với đối tượng, quan hệ cần định nghĩa hoặc chỉ ra quy trình tạo ra chúng
Vi du 1.9: Các khái niệm “Input, Oufput, thuật toán” là các khái nệm
không định nghĩa, chúng được định nghĩa theo phương pháp mô tả 1.3.1.2 Các yêu cầu của một định nghĩa
Đối với một định nghĩa, ta khơng thể nói rằng nó đúng hay sai Một định nghĩa có thể hợp lý (chấp nhận được) hay không hợp lý (không chấp nhận được) phụ thuộc vào sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những yêu cầu tối thiêu của định nghĩa
Yêu cầu quan trọng nhất là định nghĩa khơng được vịng quanh Việc vi phạm nguyên tắc này thê hiện ở chỗ cái được định nghĩa lại chứa đựng (tường minh hay không tường minh) trong cái dùng đề định nghĩa
Yêu cầu thứ hai nhằm đảm bảo sự đúng đắn (chuẩn mục) của một định nghĩa, đó là định nghĩa phải có trị nhưng không được đa trị Định nghĩa phải có trị tức là phải tồn tại ít nhất một đối tượng thỏa mãn các điều kiện trong
Trang 22định nghĩa Định nghĩa không được đa trị tức là mỗi thuật ngữ hay kí hiệu chỉ
được dùng để chỉ một cái được định nghĩa 1.3.2 Củng cỗ khái niệm
Quá trình tiếp cận khái niệm chưa kết thúc khi phát biểu được định nghĩa
khái niệm đó Một khâu rất quan trọng là củng cỗ khái niệm, khâu này thường được thực hiện bằng các hoạt động:
s Nhận dạng và thể hiện khái niệm
s Hoạt động ngôn ngữ
s Khái quát hóa, đặc biệt hóa
e Hệ thống hóa
e Van dung
1.3.2.1 Nhận dạng và thể hiện khái niệm
Nhận dạng và thể hiện khái niệm là hai dạng hoạt động theo chiều hướng
trái ngược nhau, có tác dụng củng cố khái niệm, tạo tiền đề cho việc vận dụng
khái niệm
Khi tập dượt cho HS nhận dạng và thể hiện một khái niệm cần lưu y:
Thứ nhất, cần sử dụng cả những đối tượng thuộc ngoại diên lẫn những
đối tượng không thuộc ngoại diên khái niệm đó
Thứ hai, đơi với những đối tượng thuộc ngoại diên của khái niệm đang
xét thì cần đưa ra cả những trường hợp đặc biệt của khái niệm đó Việc đưa ra
những trường hợp đặc biệt, trong đó một đối tượng mang những đặc tính nổi bật nhưng không phải là thuộc tính bản chất đối với khái niệm đang xét vừa
giúp HS hiểu biết sâu sắc về đặc trưng của khái niệm lại vừa rèn luyện cho
các em khả năng trừu tượng hóa thê hiện ở chỗ biết phân biệt và tách đặc điểm bản chất khỏi những đặc điểm không bản chất
Thứ ba, đôi với những đỗi tượng không thuộc ngoại diên của khái niệm đang xem xét, trong trường hợp đặc trưng của khái niệm có cấu trúc hội, các
Trang 23phản ví dụ thường được xây dựng sao cho chỉ trừ một thành phần trong cấu trúc hội, còn các thuộc tính thành phần khác đều được thỏa mãn
Thứ tr, trường hợp tính chất đặc trưng của khái niệm có cấu trúc hội của hai điều kiện, cần làm rõ cấu trúc này và hướng dẫn HS vận dụng thuật giải
để nhận dạng khái niệm đó
1.3.2.2 Hoạt động ngơn ngữ
Cho HS thực hiện những hoạt động ngôn ngữ vừa có tác dụng củng cố khái niệm vừa góp phần phát triển ngôn ngữ cho HS Đây là nhiệm vụ mà tất cả các bộ môn trong nhà trường đều có trách nhiệm thực hiện:
- Phát biêu lại định nghĩa bang lời lẽ của mình và biết cách thay đổi phát
biểu, diễn đạt định nghĩa đưới những dạng ngôn ngữ khác nhau;
- Phân tích, nêu bật những ý nghĩa quan trọng chứa đựng trong định nghĩa một cách tường minh hay ẩn tàng
Qua hoạt động ngôn ngữ trong dạy học khái niệm GV đã góp phần phát triển và rèn luyện năng lực trí tuệ cho HS, giúp các em linh hoạt trong việc
nhìn nhận một khái niệm và đặt khái niệm đó trong môi liên hệ với các khái
niệm có liên quan Từ đó sẽ tăng khả nắng ứng dụng của khái niệm giúp các
em học tập tốt hơn
1.3.2.3 Khải quát hóa, đặc biệt hóa
Khái quát hóa khái niệm - một hoạt động quan trọng cần rèn luyện cho học sinh Ngược lại với hoạt động khái quát hóa là đặc biệt hóa
Để củng cố khái niệm, GV có thể thực hiện nhiều hoạt động khác nhau,
trước hết là:
- Khái quát hóa, tức là mở rộng khái niệm
- Đặc biệt hóa
Theo G Polya: “Khái quát hóa là chuyển từ việc nghiên cứu một tập hợp
đối tượng đã cho đến việc nghiên cứu là một tập hợp lớn hơn, bao gồm cả tập
hợp ban đầu”
Trang 24Trong “Phương pháp dạy học mơn Tốn” của Nguyễn Bá Kim có nêu rõ hơn như sau: “Khái quát hóa là chuyền từ một tập hợp đối tượng sang tập hợp lơn hơn sang tập hợp ban đầu bằng cách nêu bật một số đặc điểm chung của
các phần tử trong tập hợp xuất phát”
Theo G Polya: “Đặc biệt hóa là chuyên từ việc nghiên cứu một tập hợp đối tượng đã cho sang việc nghiên cứu một tập hợp nhỏ hơn chứa trong tập hợp đã cho”
1.3.2.4 Hệ thống hóa
Hệ thống hóa khái niệm, tức là biết nhận ra những mối quan hệ giữa những khái niệm
Hệ thống hóa, chủ yếu là sắp xếp khái niệm mới vào hệ thông khái niệm
đã học, nhận biết mối quan hệ giữa các khái niệm khác nhau trong một hệ
thống khái niệm 1.3.2.5 Vận dụng
Rộng hơn nữa, việc vận dụng khái niệm để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong Tin học và đời sống khơng những có tác dụng củng cô khái niệm mà cịn mục đích sâu xa của việc học khái niệm
1.3.3 Phân chia khái niệm
Biết phân chia khái niệm là một trong những biểu hiện của việc nắm
vững khái niệm Nhiều khi, học sinh phải nắm vững chẳng những định nghĩa mà cả cách phân chia khái niệm mới có thể giải hay xem xét các vấn đề liên
quan Biết phân chia khái niệm mới có thể hệ thống hóa các khái niệm sau
mỗi phần, mỗi chương
Việc phân loại, hệ thông các khái niệm vượt xa ra khỏi phạm vi của việc
nam vững các kiến thức, nó cần thiết cho bắt kì lĩnh vực hoạt động nào của con người Vì thế, những tri thức và kĩ năng về mặt này cần được chú ý thích đáng
Bất cứ một sự phân chia nào cũng phải dựa trên một tiêu chuẩn (dấu
hiệu) thống nhất Cách khác phải có cơ sở đề phân chia
Trang 25Dạy học phân chia khái niệm không chỉ là giới thiệu cho học sinh những
hệ thống phân chia đã có san, dù rằng hiểu và nhớ được hệ thông phân chia
này sẽ góp phần hiểu và nắm vững hơn các khái niệm có liên quan Van dé cốt yếu là tổ chức cho học sinh tiến hành chính hoạt động phân chia này, không chỉ khi ôn tập một chương, ôn tập một phần, mà với mọi cơ hội có thê
Chẳng hạn, khi dạy học một khái niệm mới nảo đó, ta có thể định vị nó so với
một số khái niệm đã học trước đó Nhiều cơng trình nghiên cứu đã chúng tỏ rằng việc nắm vững định nghĩa của một khái niệm không đủ cho phép nắm
vững khái niệm đó Người ta chỉ có thể hiểu đúng bản chất của khái niệm khi
nam vững hoạt động của nó, bao hàm đồng thời cách đưa khái niệm vào một phạm vi nào đó, hình thức thê hiện và cách tổ chức của khái niệm trong phạm vi này, đặc biệt là cách sử dụng khái niệm như công cụ giải quyết các bài toán và cách tác động của khái niệm với các khái niệm khác không chỉ trong phạm vi đang xem xét, mà cả trong phạm vị khác
Như vậy, việc dạy học một khái niệm bao hàm cả việc làm rõ môi quan hệ của nó với các khái niệm khác Điều này cho phép làm sáng tỏ nội hàm và ngoại diên của khái niệm đang xem xét
1.4 Trình tự truyền thụ một khái niệm mới
Trình tự truyền thụ một khái niệm mới thường bao gồm các hoạt động sau: 1 Dẫn học sinh vào khái niệm: Giúp học sinh tiếp cận khái niệm, có thể thực hiện được bằng cách thơng qua một ví dụ hoặc một hiện tượng có trong
thực tiễn,
2 Hình thành khái niệm: Giúp học sinh có được khái niệm, có thể thực
hiện được bằng cách khái quát hoá,
3 Củng cố khái niệm: Thông qua các hoạt động nhận dạng, thể hiện, ngôn ngữ Khắc sâu kiến thức thông qua ví dụ và phản ví dụ
4 Bước đầu vận dụng khái niệm trong bài tập đơn giản 5 Vận dụng khái niệm trong bài tập tổng hợp
Trang 261.5 Thực trạng về dạy học khái niệm trong Tin học lớp 10
Môn Tin học có một đặc thù khá rõ nét là chương trình được chia thành
các module tương đối độc lập với nhau Ví dụ có các module: Hệ điều hành, Soạn thảo văn bản, Bảng tính điện tử, Lập trình Pascal, Cơ sở dữ liệu, Mỗi
module như vậy sẽ có một đặc thù riêng trong cách giảng dạy lý thuyết và
thực hành Giáo viên cần hiểu và phân biệt rõ các đặc thù này Tin học là một
môn học với đặc tính cơng nghệ cao, các khái niệm đi liền với công nghệ và
thay đổi rất nhanh Những khái niệm rất cơ bản như thông tin, khái niệm tệp,
thư mục, khái niệm bộ nhớ, mạng máy tính đều đã thay đổi rất nhiều Khi giảng
dạy khái niệm môn tin đa phần thông qua SGK Còn đối với HS việc học thuộc
lòng các khái niệm, định nghĩa là một phương pháp học truyền thông GV sẽ
truyền đạt kiến thức khái niệm từ SGK cho HS nhưng phương pháp đó chưa
mang lại hiệu quả cáo khi dạy học khái niệm Để cho HS nắm và hiểu rõ hơn GV cần mô tả khái niệm bằng các tình huống, hình ảnh, thao tác Như vậy
viéc năm bắt các khái niệm mới thực sự có hiệu quả
1.5.1 Điều tra thăm dò ý kiến giáo viên
Việc điều tra, thăm dò ý kiến GV được thực hiện với 15 GV và với 5 câu
hỏi Qua việc điều tra, thăm đò ý kiến được kết quả như sau:
Bảng 1.1 Kết quả điều tra thăm dò ý kiến giáo viên
Câu hỏi Dap an lua chon Két qua Câu 1: Khi day khdi niém thay cô | 1 Sách giáo khoa 15/15 thường dạy theo đâu? 2 Giáo trình trên mạng 0/15
3 Tài liệu tham khảo 0/15
Câu 2: Khi dạy khái niệm các thấy | 1 Có 10/15
cơ có mình họa cho học sinh thông | 2 Không 0/15 qua hình ảnh hoặc kiến thức môn | 3 Thỉnh thoảng 5/15 khác không?
Trang 27
Câu 3: Khi dạy học khái niệm thấy | 1 Đọc viết 8/15
cô dạy theo phương pháp nào? 2 Lây ví dụ minh họa 3/15
3 Vận dụng từ các kiên 4/15
thức liên quan
Câu 4: Sau khi dạy học khái niện | l Có 7/15
thầy cơ có củng cố lại khái niệm đó | 2 Khơng 0/15
khơng? 3 Thính thoảng 8/15
Câu 5: Phương pháp mà các thầy _ | 1 Có kết quả tốt 7/15
cơ đã sử dụng có mang lại hiệu quả | 2 Khơng có kêt qua 0/15 khơng? 3 Bình thường 8/15
Từ kết quả trên khóa luận đưa ra một vải nhận xét sau:
Môn Tin học khá là mới mẻ với những khái niệm vì vậy khi dạy khái niệm đa phần các thầy cô thường dạy trong sách giáo khoa đề phần nào đó giúp các em đễ hình dung hơn với kiến thức Bởi vì Tin học khá là rộng rãi đối với cuộc sông trong rất nhiều ứng dụng công nghệ nên vì vậy khái niệm cũng khá rộng và bao trùm nhiều kiến thức nên GV càng phải biết sử dụng nhiều phương pháp khác nhau làm cho các khái niệm trở nên sinh động hơn
Để tiết dạy của mình thực sự có hiệu quả mỗi khi dạy học khái niệm các thầy
cô nên áp dụng các hình ảnh, vi dụ có liên quan đề giúp học sinh dễ hình dung
và nắm vững khái niệm đó Và sau mỗi khái niệm, bài học các thầy cô nên củng cô lại khái niệm giúp học sinh nắm rõ hơn được khái niệm đó
1.5.2 Điều tra thăm dò ý kiến học sinh
Em tiến hành lấy ý kiến điều tra của 90 HS khối 10 về việc học tập liên
quan đến sử dụng hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm trong Tin hoc, với 5 câu hỏi Qua việc điều tra, thăm dò ý kiến được kết quả sau:
Trang 28Bảng 1.2 Kết quả điều tra thăm dò ý kiến học sinh
Câu hỏi Đáp án lựa chọn Kết quả
Câu 1: Cúc em có thích hoc | | Thich 70/90 môn Tin học không ? 2.Khơng 0/90
3 Bình thường 20/90 Cau 2: Moi khi học khái niệm | 1 Hoc trong sách 70/90
các em thường học như thé | 2 Hoc qua cac vi du 10/90
nao? 3 Học qua tài liệu 10/90
Câu 3: Cóc khái niệm được | 1 Doc sách, học thuộc 35/90
tiếp nhận theo cách nào? 2 Thông qua giáo viên 40/90
3 Học từ một ví dụ liên quan 15/90
Câu 4: Các em thấy thế nào | 1 Dễ hiệu, hứng thú, nhớ lâu 80/90
khi học khải niệm bằng việc | 2 Khó hiểu 0/90 dẫn dắt từ các vi dụ? 3 Bình thường 10/90 Câu 5: Sau khi hiểu được các | 1 Có 65/90
ví dụ các em có thể hiện được | 2 Không 10/90
khái niệm của nó khơng? 3 Thỉnh thoảng 15/90
Đề học tốt môn Tin ngồi lịng đam mê, u thích mơn học các em còn
phải trang bị cho mình một phương pháp học tập phù hợp Học là cần có sự trao đổi, phát biểu ý kiến từng cá nhân Vậy phải có một phương pháp phù hợp với cách học của các em
Môn Tin học hầu như là những kiến thức cô định, được coi là một mơn học
khơ khan, vừa khó hiểu vừa là môn học phụ Vì thế các em đều cảm thấy khó
hiểu khi học khái niệm Tin Đề làm học sinh cảm thấy dễ hiểu có hứng thú với bài học giáo viên phải tìm và đổi mới các phương pháp dạy học, vận dụng vào giảng dạy Từ việc cho học sinh tìm hiểu và dạy những thứ từ thực tế dé hiéu đến
Trang 29các kiến thức có liên quan để giúp cho học sinh nắm vững kiến thức và nhớ lâu Và đặc biệt khi học môn Tin cac em thường nghiên cứu trong bài dạy của GV giảng dạy mà chưa có sự tìm tòi hiểu biết ở bên ngoài Điều này cho thấy các em van con thụ động trong việc tìm kiếm tài liệu học tập cho mình
Như vậy, qua kết quả khảo sát ý kiến em nhận thấy khả năng học
khái niệm trong môn Tin học hầu hết còn thụ động nên việc tìm tịi và tư
duy rất chậm
1.5.3 Đánh giá chung
Qua việc khảo sát, thăm dò ý kiến của GV và HS em nhận thấy dạy học
khái niệm là rất cần thiết đối với môn Tin học Tuy nhiên các hoạt động nhận
dạng và thê hiện khái niệm cịn khơng sử dụng thường xuyên
- Đối với GV chưa áp dụng nhiều hoạt động nhận dạng và thể hiện khi
dạy khái niệm GV khơng có nhiều thời gian chuẩn bị bài vì đa số GV dạy
không chuyên tin nên thời gian đầu tư ít Các GV dạy thường không chuyên
sâu vào mơn Tìn nên việc đầu tư vảo bài dạy là còn hạn chế
- Đối với HS các em vẫn còn thụ động chưa tích cực trong việc học môn Tin Các em vẫn coi đây là môn phụ nên việc học cũng như nghe giảng cịn oải, khơng tập trung Việc học khái niệm đối với các em trở nên nhàm chán, không hứng thú Đề việc dạy và học khái niệm đạt kết quả tốt hơn điều này không hề đơn giản mà đòi hỏi sự hợp tác của GV và HS để đem lại sự đổi mới trong Tin hoc
Trang 30CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG NHẬN DẠNG VÀ THẺ HIỆN
KHÁI NIỆM TIN HỌC 10
2.1 Khái niệm, đặc điểm của Tin học 10
2.1.1 Khải niệm
Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển va su dung may tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tinh chất của thông tin, phương pháp thu nhập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng các lĩnh vực khác nhau của đời sống [2]
Trong tiếng Pháp, Tin học là “Informatique” Người châu Âu trong các hội thảo ấn phẩm khoa học sử dụng thuật ngữ đó dưới dạng Anh hóa là “Informatics” Cịn người Mĩ lại quen dung thuật ngữ “Computer Science”
(khoa học máy tính) Trên thé gidi co nhiéu dinh nghia khac nhau vé Tin học.Sự khác nhau chỉ ở phạm vi các lĩnh vực được coi là Tin học còn về nội
dung là thông nhất [2]
2.1.2 Đặc điểm
Đặc điểm thứ nhất là tính trừu tượng cao và tính thực tiễn phổ dụng Tính trừu tượng của Tin học thê hiện ở chỗ nó nghiên cứu các phương pháp công nghệ và kĩ thuật xử lí thơng tin một cách tự động Bản thân khái niệm thông tin đã là trừu tượng, quá trình xử lí thơng tin bao gồm các khâu thu nhập, lưu trữ, biến đổi và truyền nhận thông tin Quá trình xử lý thơng tin dựa trên những thành tựu của những ngành khoa học mang tính trừu tượng cao
như Vật lí, Tốn học, Lí thuyết thơng tin, vì thế Tin học mang đặc điểm trừu
tượng hoá cao Đề xử lý thông tin người ta thường tìm cách biểu diễn thông tin bằng các biện pháp xử lý kĩ thuật trên các tín hiệu tương ứng Trong thực tế, thông tin được thê hiện bằng nhiều hệ thống tín hiệu rất đa dạng như số liệu, chữ viết, tiếng nói, âm thanh, hình ảnh, màu sắc, Muốn đưa thông tin vào máy tính, con người phải tìm cách biểu diễn thơng tin sao cho máy tính
Trang 31có thé nhận biết và xử lý được Muôn nhận biết một đối tượng nảo đó, ta phải
biết đủ lượng thông tin vé no Tuong tu, để máy nhận biết một đối tượng nào đó ta cũng phải cung cấp cho máy đủ lượng thông tin về đối tượng này Trong Tin học ta có thể biểu diễn thơng tin trong máy tính thơng qua dãy tín hiệu gồm 2 kí tự 0 và 1 Sự trừu tượng hóa trong Tin học diễn ra trên những bình
diện khác nhau, có những khái niệm Tin hoc là kết quả của sự trừu tượng hóa
những đối tượng vật chất Nhưng cũng có khái niệm là kết quả của sự trừu
tượng đã đạt được trước đó [I]
Tin học có tính thực tiễn phổ dụng, khả năng biễu diễn mọi dạng thông tin bất kì qua một hệ thống tín hiệu đơn giản và thông nhất bằng các kí tự nhị phân là cơ sở cho việc phát triển nhanh chóng khả năng, làm được nhiều chức
năng với mọi dạng thông tin khác nhau [I]
Tin học có nguồn gốc thực tiễn Tin học có tính thực tiễn phô dụng: là
một tiến bộ khoa học mũi nhọn của thời đại, Tin học học nhanh chóng được
ứng dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực của đời sông, xã hội Nó cung cấp những phương pháp và cộng cụ hiệu quả giúp con người khai thác và xử lí thông tin, là công cụ phục vụ tất cả các ngành khoa học kỹ thuật, các lĩnh vực kinh tế, quân sự, chính trị, văn hố, dịch vụ và đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý
Trong nền kinh tế toàn cầu, với sự phát triển của Tin học, thương mại
điện tử đang trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó thúc day cac nganh san xuất dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới, và đặc biệt quan trọng với
các nước đang phát triển, nhất là đối với vùng xa xôi hẻo lánh, các nước và các vùng này có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế Công nghệ thông tin là chiếc chìa khố đê mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức
Tin học là môi trường lý tưởng cho sự sảng tạo, là phương tiện quan trọng để quảng bá và nhân rộng nhanh vốn tri thức, động lực của sự phát
Trang 32triển, thúc đây phát triển dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực của con người Tin học sẽ nhanh chóng thay đổi thế giới một cách mạnh mẽ, sự chuyên đổi này có vị thế trong lịch sử như một cuộc cách mạng kinh tế - xã hội và có ảnh hưởng to lớn đến đời sống con người
Tin học có tính logic và tính thực nghiệm: Khi xây dựng những phần mềm, hay ngơn ngữ lập trình, người ta dùng suy diễn logic, xuất phát từ những dữ liệu chuẩn người ta xây dựng lên các các dữ liệu có cấu trúc Tuy nhiên giáo trình Tin học phơ thơng cũng vẫn mang tính logic, hệ thông: tri
thức trước chuẩn bị cho tri thức sau, tri thức sau dựa vào tri thức trước
Ngày nay Tin học, nói rộng hơn là công nghệ thông tin được coi là một trong những ngành mũi nhọn chiếm vị trí hàng đầu trong chính sách kinh tế, khoa học và công nghệ ở những nước phát triển Sự phát triển nhanh chóng của kĩ thuật truyền thông đã đưa đến những chuyền biến to lớn và cơ bản trong công nghệ thiết lập các mạng Tin học về việc hình thành trong thực tế các siêu xa lộ cao tốc thông tin như Internet
Đặc điềm thứ hai của môn Tin học, thực hành trên máy tính là bắt buộc và là một cấu thành của bài giảng lý thuyết Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông thông tin, người thầy giáo không cịn đóng vai trị như là nguồn thông tin duy nhất, như người điều khiến và đánh giá duy nhất, như người theo dõi và quản lý duy nhất của quá trình dạy học nữa Thay vào đó, người thầy đóng vai trò là người tổ chức, người dẫn đầu, người cùng học, người tư vấn Sự xuất hiện và thâm nhập của máy tính trong thời đại “công nghệ thông tin” đã làm cho những biến đổi trên trở lên sâu sắc hơn, quyết liệt hơn
Nhiều kiến thức và bài học được diễn đạt thông qua cá bước thực hành
và thao tác cụ thể trên máy tính Rất nhiều bài học (ví dụ các bài học Định dạng văn bản) được diễn đạt hồn tồn thơng qua các thao tác cụ thể với phần mềm Kiến thức môn học gắn liền với công nghệ và thay đổi rất nhanh trên
Trang 33thế giới Đặc thù này làm cho Tin học khác hẳn so với tất cả các mơn học có liên quan đén công nghệ hay học nghề khác Công nghệ Tin học, cụ thé là máy tính đã và đang thay đổi từng ngày và len lỏi vào trong mọi ngõ ngách của cuộc sông hàng ngày, trong mọi ngành nghề khác nhau Đặc thù đòi hỏi GV phải không ngừng nâng cao trình độ cá nhân của mình mới đủ kiến thức cập nhật Môi trường thực hành rất đa dạng và không thống nhất Đây cũng là một đặc thù nổi bật của bộ môn Tin học GV cần có chủ động cao nhất khi giảng dạy lí thuyết cũng như hướng dẫn thực hành cho HS Thông tin các tài liệu giáo khoa chỉ mang tính pháp lý về kiến thức môn học chứ không áp đặt
quy trình thao tác trên máy tính Với mỗi bài học cụ thể, tùy vào điều kiện
thực tế mà GV có thể hồn tồn chủ động trong việc trình bày khái niệm,
minh họa thao tác trên máy tính sao cho dé hiéu nhất đôi với HS
Đa số các GV hiện nay khai thác vai trò này của máy tính Do đặc trưng
của nó, máy tính có thể trình diễn các dạng thơng tin khác nhau, như văn bản, hình ảnh, hoạt hình, video, mô phỏng, âm thanh một cách linh hoạt và rõ ràng
cho từng cá nhân cũng như cả lớp Nội dung thong tin ma may tính có khả năng trình diễn cũng đa dạng, từ thông tin về khái niệm đến những thông tin về quy trình thao tác Tuy nhiên quan trọng hơn, máy tính có thể cho phép tạo ra nhiều kiểu hình trình diễn bằng cách phối hợp các thành phần thông tin riêng lẻ theo những trật tự khác nhau, như thế có thê huy động hơn, cũng như
tạo ra những kiểu trình bày phù hợp với đặc điểm đa dạng của người học hơn
Tin học là mơn học mới chưa có nhiều kinh nghiệm và về lý luận cũng như thực tế cho việc giảng dạy trong nhà trường phỏ thông Tin học là một ngành công nghệ khá mới mẻ đối với Việt Nam và đang phát triển rất nhanh trên thế giới Tại Việt Nam trước năm 2005 Tin học chưa được đưa vào nhà trường thành mơn học chính thức và phố cập đại trà [2] Chính vì lí đo đó mà Tin học, máy tính mặc dù đối với xã hội đã phỏ cập nhưng đối với nhà trường
Trang 34lại khá mới mẻ Sự nghiệp giáo dục phải đáp ứng những đòi hỏi của khoa học kỹ thuật Đó là yêu cầu có tính chất nguyên tắc
Trong thời đại ngày nay Tin học ngày càng được sử dụng rộng rãi, sự hiểu biết nhất định về Tin học phải trở thành học vấn phô thông của mọi thành viên trong xã hội Nếu như sự phát triển mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi
của Tin học là một đặc điểm nỗi bật của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
của thế kỷ này, nếu chúng ta đòi hỏi việc đào tạo của nhà trường phải gắn liền
với thực tế xã hội thì khơng thẻ thối thác việc đưa Tin học vào trường phổ
thông Việc làm này sẽ đón đầu với yêu cầu của thực tiễn trong kỉ nguyên
thông tin và tự động hóa Vì vay Tin học phải là một môn học “đặc biệt” theo nghĩa nó phải được giảng dạy một cách “linh hoạt”, không nên và không được
phép áp đặt các tiêu chuẩn đánh giá chặt về phương pháp, tiến độ giảng dạy như các môn học khác trong nhà trường Cần ưu tiên tôi đa trang thiết bị cho GV khi giảng dạy môn học này Với xu thế phát triển mạnh mẽ của Tin học, GV không thể duy trì cách dạy học truyền thống mà luôn luôn cập nhật đồi mới phương pháp giảng dạy của mình
Đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những mục tiêu quan trọng hiện nay của ngành giáo dục Việc ứng dụng Tin học nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, năng lực của đội ngũ GV Nhưng thiết nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có cộng
thêm một ít bồi dưỡng về kiến thức tin học, các GV hồn tồn có thể thiết kế
được bài giảng điện tử đề thê hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy trong môn học này
Đứng trước yêu cầu đổi mới của Nhà nước ta hiện nay, đặc biệt là trong
công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia cho phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang diễn ra sôi động từ trung ương đến
Trang 35địa phương, không thể khơng nói đến việc hoàn thiện và hợp lý hố cơng tác văn thư trong các cơ quan hành chính Nhà nước mà không nghiên cứu ứng dụng tin học trong công tác văn thư Ngày nay chúng ta không thể tìm thấy một văn bản chính thức nào của nhà nước mà không được thực hiện trên máy tính Do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học cũng như trong cuộc sống là một tất yếu trong giai đoạn hiện nay
Xuất phát từ mục tiêu nhà trường Việt Nam, đặc điểm môn Tin việc dạy học môn Tin cần có những mục đích sau: Truyền thụ tri thức, kĩ năng Tin học, kĩ năng vận dụng Tin học vào thực tiễn, phát triển năng lực trí tuệ chung,
giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và thẩm mĩ, đảm bảo chất
lượng phô cập, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu về Tin [1] 2.2 Hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm trong Tin học 10
2.2.1 Hoạt động nhận dụng
Một trong những biểu hiện của chủ nghĩa hình thức trong quá trình học
là HS học thuộc cách phát biểu định nghĩa nhưng lại không nhận biết được
một đối tượng cụ thể trong những tình huống khác nhau có thỏa mãn định nghĩa ấy hay không, không tự mình tạo ra được những đối tượng thỏa mãn định nghĩa Vì vậy, cần phải cho HS tiến hành những hoạt động "nhận dạng" và "thể hiện" đề tránh và khắc phục tình trạng này
Nhận dạng một khái niệm (nhờ một định nghĩa tường minh hoặc an tàng) là phát hiện xem một đối tượng cho trước có thỏa mãn định nghĩa đó hay khơng
Ví dụ 2.1: Trong các trường hợp sau, đâu là biêu thức quan hệ
a) 2*x < 5 {với x là số thực}
b)i+l >=2*j {với ¡, j là số nguyên}
c) 7'>ó6
d) 2i >j-1 {với ¡,j là số nguyên}
Trang 36Dựa vào kiến thức đã biết các em sẽ phát hiện ra đâu là biểu thức quan hệ
a, b: Là biểu thức quan hệ
c: Không phải là biểu thức quan hệ vì biểu thức hai về không cùng kiểu
d: Không phải là biêu thức quan hệ vì về trái không phải là biểu thức
SỐ học
Ví dụ 2.2: Ví dụ sau khi ta dạy cho HS khái niệm hệ điều hành ta cho
HS nhận dạng khái niệm bằng cách chỉ ra đâu là HĐH trong các ví dụ sau: 1 Linux Unix Microsoft Word MS DOS Windows XP Microsoft Excel Windows 7 OS/2 1.1 Windows 10 10 Windows 98 Co wnnnun + C3 WN
Dựa vào kiến thức đã biết các em sẽ phát hiện Microsoft Word và Microsoft Excel không phải là HĐH mà chỉ là phần mềm ứng dung HDH phải là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính, cung cấp các
phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các chương trình, quản
lý chặt chẽ các tài nguyên của máy, tô chức khai thác chúng một cách
thuận tiện và tối ưu
Khi dạy khái niệm tệp Các qui ước khi đặt tên tệp:
+ Hệ điều hành Windows:
" Tên tệp không quá 255 kí tự
Trang 37"Phần mở rộng có thé khơng có
= Khong duoc sử dụng các kí tự: ?* <>:|\/*°
" Có thể sử dụng các kí tự đặc biệt trên file:
o_ Dấu * dùng dé đại điện cho một chuỗi ký tự bất kỳ và thay cho
phần còn lại của tên file hoặc phần mở rộng cua file tai vi trí nó
xuất hiện trở về sau
o_ Dấu ? dùng đề đại diện cho một ký tự bất kỳ tại vị trí nó xuất hiện
+ Hệ điều hành MS-DOS
" Phần tên không được quá 8 kí tựGồm các chữ cái và số từ 0 —> 9
Ngồi ra cịn có các kí tự khác như # $ % ~^(@()!†_-{}
" Phần tên không chứa dấu cách, phải là tiếng việt không dấu
"_ Phần mở rộng có thể có hoặc khơng, nếu có khơng q 3 kí tự
" Không được sử dụng các kí tự? *<>:l/\“?®+,;[]
" Có thể sử dụng các kí tự đặc biệt trên file: DOS dùng các ký tự sao (®) và chấm hỏi (2) để mô tả một tập hợp file Ý nghĩa như sau:
o Dấu * dùng đề đại điện cho một chuỗi ký tự bất kỳ và thay cho phần còn lại của tên file hoặc phần mở rộng của file tai vi tri nó
xuất hiện trở về sau
o Dấu ? dùng để đại diện cho một ký tự bất kỳ tại vị trí nó xuất
hiện
Ví dụ 2.3: Trong đĩa của bạn có các tập tin:
BAOCAOI.TXT, BAOCAO2.TXT, VANBAN.TXT, VANCAO#.THO,
SOLIEU.DAT
+ Ký hiệu BAOCAO?.* đại diện cho các tap tin BAOCAOI.TXT,
BAOCAO2.TXT
+ Ký hiệu *TXT đại diện cho BAOCAOI.TXT, BAOCAO2.TXT,
VANBAN.TXT
Trang 38+ Ký hiệu ???CAO?.* đại diện cho BAOCAOI.TXT, BAOCAO2.TXT, VANCAO#.THO
+ Ký hiệu *.* hoặc duy nhất một dấu chấm đại diện cho tất cả các tập tin
trên đĩa
Ví dụ 2.4: Xét xem các ví dụ này có thuộc hệ điều hành Windows hoặc MS-DOS trên không?
1 Bail/.pas 5 Bail.doc 2 Nguyen Van A 6 Mucluc.abcd 3 Tep_A.doc 7 Phan*.ppsx 4 Bai(5).doc 8 Baitapl.doc
Từ định nghĩa đã cho yêu cầu học sinh xét xem trong các ví du trên có thuộc một trong hai hệ điều hành trên hay không Dựa vào định nghĩa để học
sinh có thể kiểm tra các đối tượng đó Một đối tượng được coi là thỏa mãn khi
nó mang đầy đủ tất cả các thuộc tính của khái niệm đó
1 Bai1/.pas khơng thuộc HĐH Windows và không thuộc HĐH MS-DOS
vì chứa kí tự /
2 Nguyen Van A thuộc HDH Windows, không thuộc HĐH MS-DOS vì
phần tên quá 8 kí tự và có dấu cách
3 Tep[A]l.doc thuộc HĐH Windows, không thuộc HĐH MS-DOS vì chứa kí tự []
4 Bai(5).doc thoa man ca hai HDH Windows va MS DOS 5 Bail.doc thỏa mãn ca hai HDH Windows va MS DOS
6 Mucluc.abcd thuộc HĐH Windows, không thuộc HDH MS-DOS vi phần mở rộng quá 3 kí tự
7 Phan*.ppsx khơng thuộc HĐH Windows và HĐH MS DOS vì chứa kí tự * và không thuộc HĐH MS DOS vì phần mở rộng quá 3 kí tự
8 Bai_tap.doc thoa man HDH Windows va HDH MS-DOS
Trang 39Ví dụ 2.5: Sau khi dạy cho HS các khái niệm quy tắc đặt tên trong tệp, ta cho HS nhận dạng đề tìm chỗ sai trong cách đặt tên của HĐH Windows
sai ở đâu?
1 Bai:1.docx 2 “Baitap”.ppsx 3 Toanl.htm 4 Văn bản.docx
Dựa vào kiến thức đã học, các em sẽ phát hiện ra lỗi sai ở chỗ sau
1 Phần tên của HĐH không chứa dấu : 2 Phần tên của HĐH khơng chứa kí tự *” 3 Phần tên của HĐH khơng chứa kí tự I 4 Quy tắc đặt tên đúng
Đề nhận dạng được các em phải nắm vững được các khái niệm và quy
tắc đặt tên của tệp Rồi từ đó thơng qua các ví dụ các em có thé dé dang hinh
dung và nhận dạng được Nhận dạng một khái niệm giúp ta nắm chắc và nhớ
lâu hơn về một khái nệm đồng thời cũng biết củng cô lại kiến thức So với các môn học khác củng cơ có một vai trò rất quan trọng trong môn Tin Các tri
thức, kĩ năng tin học được sắp xếp theo một hệ thông chặt chẽ về mặt logic,
nếu người học bị một lỗ hổng nào trong hệ thống đó thì phải rất khó hoặc thậm trí không thê tiếp thu phần cịn lại Vì vậy việc củng cô phải điễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để đảm bảo lấp kín hết các lỗ hồng, làm cho học sinh nắm vững từng mắt xích của tri thức, kĩ năng, mắt xích này làm tiền đề cho mắt xích kia Mơn Tin là một môn học công cụ Học Tin không phải chỉ để lĩnh hội một tri thức, mà quan trọng hơn là phải biết vận dụng tri thức đó Cũng như dạy nhận dạng khái niệm phải rèn luyện cho học sinh những kĩ năng kĩ xảo và những phương thức tư duy cần thiết Luyện tập là học tập Vì vậy luyện tập về nguyên tắc phải diễn ra ngay trong quá trình
Trang 40chiếm lĩnh tri thức Đan kết với việc chiếm lĩnh tri thức chứ không nhất thiết
chỉ được thực hiện sau quá trình này Vừa dạy vừa luyện là một đặc điểm của
phương pháp dạy học mơn Tìn
Mỗi một khái niệm đều mang và diễn đạt một ý nghĩa nhất định Biết
nhận dạng khái niệm, nghĩa là biết phát hiện một đối tượng nào đó có thuộc phạm vi khái niệm hay không Biết phát biểu rõ ràng, chính xác định nghĩa khái niệm đồng thời nắm được vị trí, vai trò của khái niệm trong hệ thống khái niệm đã học Biết vận dụng khái niệm trong những tình huéng cu thé,
van dung khai niém va giai quyét mot số bài toán thực tiễn hoặc vào các môn
học khác Môn học nào cũng đi từ lý thyết đến thực hành từ khái niệm đến bài
tập vì vậy để HS hiểu và nắm sâu hơn về kiến thức thì GV phải làm cho HS năm rõ khái niệm hiểu và vận dụng chúng một cách sâu sắc Mỗi khái niệm sẽ mang một ý nghĩa riêng vì thế cần xem xét từng đối tượng, từng trường để làm bật lên được hàm ý của nó
Mơn Tin cũng như mọi môn học khác xuất phát từ đặc điểm và vị trí của mình phối hợp cùng các môn học khác và hoạt động khác nhau trong nhà trường góp phần thực hiện mục tiêu trên [T]
Có thể nói hiện nay việc dạy học khái niệm vào dạy học Tin học ở trường phổ thông còn chưa được thực sự quan tâm và triển khai rõ Thực tế việc vận dụng những khái niệm vào giảng dạy Tin học mang lại nhiều hiệu quả cho hoạt động học tập của HS là khơng ai có thể phủ nhận Từ những
khái niệm đó giúp các em có thê tiếp thu, hiểu biết nhiều hơn về Tin học cũng như ứng dụng của nó đối với cuộc sơng xã hội
Cách dạy một khái niệm thường là nêu khái niệm sau đó cho một ví dụ
minh họa khái niệm mà khơng có q trình dẫn dắt HS lĩnh hội khái niệm đó
Như vậy, với cách học này HS sẽ không thể nhớ lâu và hiểu khái niệm được
Ngược lại nếu vận dụng cách dạy khái niệm theo hoạt động nhận dạng và thể