ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THẾ KHƯƠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA HIỆU TRƯỞNG VÀO QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC
Trang 1ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THẾ KHƯƠNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CỦA HIỆU TRƯỞNG VÀO QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
I I
Trang 2ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THẾ KHƯƠNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CỦA HIỆU TRƯỞNG VÀO QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Hồng Quang
THÁI NGUYÊN - 2018
I I
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kếtquả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác
và chưa từng được ai công bố ở bất cứ tài liệu nào
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018
Học viên
Nguyễn Thế Khương
Trang 4LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ về đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin của Hiệu trưởng vào quản lý dạy học ở các trường THPT thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai” đã
được thực hiện tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy côgiáo trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã trang bị vốn kiến thức lý luận
về khoa học quản lý, giúp cho em nghiên cứu và hoàn thiện đề tài
Đặc biệt, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Phạm Hồng Quang, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cũng như
tạo cho em sự tự tin để hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các đồng chí cán
bộ, giáo viên, nhân viên các trường THPT thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã tạo điềukiện giúp tác giả nghiên cứu, khảo sát và cung cấp thông tin, tư liệu cho luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song luận văn cũngkhông tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý quí báu của
các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Lào Cai, tháng 12 năm 2018
TÁC GIẢ Nguyễn Thế Khương
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA HIỆU TRƯỞNG VÀO QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT 5
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới 5
1.1.2 Nghiên cứu trong nước 6
1.2 Những khái niệm cơ bản 7
1.2.1 Quản lý 7
1.2.2 Hoạt động dạy học 9
1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học 10
1.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động dạy học 12
1.3 Nội dung ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng vào quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT 14
1.3.1 Tác động của CNTT đối với giáo dục 14
1.3.2 Ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng vào quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT 17
Trang 61.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT của hiệu trưởng vào quản lý
hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông 21
1.4.1 Các nhân tố chủ quan 21
1.4.2 Các nhân tố khách quan 21
Tiểu kết chương 1 23
Chương 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA HIỆU TRƯỞNG VÀO QUẢN LÝ DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI 24
2.1 Khái quát về giáo dục và đào tạo thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 24
2.1.1 Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên 24
2.1.2 Quy mô trường, lớp, học sinh 24
2.1.3 Chất lượng Giáo dục hai mặt của các trường THPT thành phố Lào Cai 25
2.1.4 Thực trạng về CSVC, thiết bị CNTT 27
2.2 Thực trạng ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng vào quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT thành phố Lào Cai 30
2.2.1 Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và những điều kiện để phát triển ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT thành phố Lào Cai 30
2.2.2 Nhận thức của đội ngũ CBQL, giáo viên về ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường 31
2.2.3 Mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai 33
2.2.4 Thực trạng ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng vào quản lý dạy học ở các trường THPT thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 34
2.6 Đánh giá về thực trạng ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng vào quản lý dạy học ở các trường THPT của thành phố Lào Cai 36
2.6.1 Mặt mạnh 36
2.6.2 Mặt yếu 37
2.6.3 Phân tích nguyên nhân tồn tại 37
Tiểu kết chương 2 39
Trang 7Chương 3 GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CNTT CỦA HIỆU TRƯỞNG VÀO QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ LÀO CAI,
TỈNH LÀO CAI 40
3.1 Nguyên tắc xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch 40
3.1.1 Đảm bảo tính đồng bộ 40
3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 40
3.1.3 Đảm bảo tính khả thi 41
3.1.4 Đảm bảo tính kế thừa 41
3.2 Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin của Hiệu trưởng vào quản lý dạy học ở các trường THPT thành phố Lào Cai 42
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT
42 3.2.2 Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, chia sẻ các nguồn tài nguyên dạy học 46
3.2.3 Tạo nguồn nhân lực có chất lượng về công nghệ thông tin 48
3.2.4 Chỉ đạo nâng cao năng lực sử dụng một số phần mềm quản lý và khai thác thông tin trên mạng Internet 50
3.2.5 Tăng cường các nguồn lực, đầu tư mua sắm thiết bị dạy học hiện đại đảm bảo các điều kiện hỗ trợ việc ứng dụng CNTT 52
3.2.6 Chỉ đạo giáo viên tăng cường ứng dụng CNTT trong kiểm tra đánh giá 57
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi 62
Tiểu kết chương 3 67
KẾT LUẬN 69
1 Kết luận 68
2 Khuyến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu tổ chức của các trường (Tại thời điểm tháng 6/2018) 24
Bảng 2.2 Sự phát triển về quy mô trường lớp, số lượng học sinh 24
Bảng 2.3 Xếp loại học lực của học sinh các trường THPT TP Lào Cai năm học 2017 - 2018 25
Bảng 2.4 Chất lượng giáo dục mũi nhọn của học sinh các trường THPT TP Lào Cai năm học 2017 - 2018 25
Bảng 2.5 Xếp loại hạnh kiểm của học sinh các trường THPT năm học 2017 - 2018 26
Bảng 2.6 Trình độ chuyên môn của CBQL, giáo viên của các trường THPT TP Lào Cai 27
Bảng 2.7 Tình hình cơ sở vật chất, TBDH hiện đại của các trường 28
Bảng 2.8 Đánh giá của CBQL, GV về tình hình ứng dụng CNTT trong các hoạt động của các trường THPT Thành phố Lào Cai 32
Bảng 2.9 Mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT thành phố Lào Cai 33
Bảng 2.10 Khảo sát mức độ thực hiện các nhiệm vụ sử dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT thành phố Lào Cai 35
Bảng 3.1 Đánh giá mức độ cần thiết của các nhiệm vụ đề xuất 63
Bảng 3.2 Đánh giá mức độ khả thi của các nhiệm vụ quản lý được đề xuất 64
Bảng 3.3 Tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các nhiệm vụ 65
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 3.1 Quy trình kiểm tra đánh giá 59Biểu đồ 3.1 Mối tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các nhiệm vụ 66
Trang 111 Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Trang 12Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó đãhình thành xu thế phát triển mới trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dụcthông minh Có thể nói, trong nền kinh tế tri thức hiện nay CNTT chính là chiếc chìakhoá để mở rộng không gian học tập, là cầu nối giữa các nền văn hoá, tri thức, xã hội,khoa học kỹ thuật Xét về mặt kinh tế - xã hội, CNTT đóng vai trò quan trọng trongviệc điều tiết và phát triển Trong quản lý kinh tế nó giúp cho các nhà quản lý nắmbắt thông tin để điều chỉnh kịp thời mục tiêu kế hoạch nhằm đưa ra những sản phẩmphù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng giúp cho nhà quản lý kinh tế điềuhành dễ dàng và hiệu quả góp phần giảm bớt chi phí làm tăng lợi nhuận Trong côngtác xã hội công nghệ thông tin như chiếc cầu nối làm mọi người gắn bó với nhau vàhiểu nhau hơn, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách có lợicho việc bình ổn xã hội Trong công tác đối ngoại công nghệ thông tin nhanh chónggiúp các quốc gia hiểu nhau, xích lại gần nhau hơn, chuyển những xung đột từ đốiđầu thành đối thoại tạo cho thế giới và khu vực có một nền hoà bình mới Trong giáodục và đào tạo CNTT thúc đẩy nền giáo dục mở, giúp mọi người tiếp cận nhiều thôngtin, thông tin nhiều chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp không gian, tiết kiệm về thờigian, từ đó tiếp cận nhanh hơn về kiến thức, phát triển trí tuệ và tư duy Ứng dụngCNTT giúp quản lý được khoa học và hiệu quả hơn, cụ thể là nhờ máy móc thiết bị
và các phần mềm chuyên dụng CNTT sẽ giúp việc quản lý được khoa học, chính xác,tiết kiệm thời gian, sức người và sức của
Yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới, đổi mới hoạt động dạyhọc đòi hỏi phải đổi mới hoạt động quản lý Đổi mới quản lý trường học, trong đóhoạt động ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng vào quản lý dạy học trở thành đòi hỏicấp bách, có tác động trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục Giáo dục vàĐào tạo cần phải đẩy mạnh đổi mới, nhanh chóng hội nhập, phát triển ứng dụngCNTT không chỉ để bắt kịp sự phát triển của thế giới mà còn đào tạo nguồn nhân lựcsẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong tiến trình hội nhập toàn cầu
Xuất phát từ thực tiễn ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng vào quản lý dạy học ởcác trường THPT tại thành phố Lào Cai còn có nhiều bất cập đặc biệt đứng trước yêu
Trang 13cầu triển khai “Giáo dục thông minh”, yêu cầu đổi mới chương trình GDPT mới.Việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT của Hiệu trưởngvào quản lý dạy học ở các trường THPT thành phố Lào Cai là chưa nhiều, các trườngTHPT tại thành phố Lào Cai đã có nhiều biện pháp đổi mới công tác quản lý nhàtrường, chất lượng giáo dục đã được nâng lên; tuy nhiên, trong quá trình đó, khôngtránh khỏi những hạn chế nhất định trong quản lý trường học Điều này đặt ra vấn đềhết sức cấp thiết là phải đề xuất được các biện pháp quản lý hiệu quả hơn để nâng caochất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Việc ứng dụngCNTT của giáo viên trong quá trình dạy học tại thành phố Lào Cai mấy năm gần đây
có tích cực nhưng chưa đều và thực sự hiệu quả
Từ những lý do về lý luận và thực tiễn trên, tôi thấy cần phải nghiên cứu sâuhơn vấn đề ứng dụng CNTT vào quản lý dạy học ở các trường THPT, nên đã chọn
nghiên cứu đề tài:“Ứng dụng công nghệ thông tin của Hiệu trưởng vào quản lý dạy
học ở các trường THPT thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin củahiệu trưởng vào quản lý dạy học ở các trường THPT thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai,luận văn đề xuất biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin của hiệu trưởng vào quản
lý dạy học ở các trường THPT thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng vào quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng vào quản lý dạy học ở các trườngTHPT thành phố Lào Cai
4 Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng vào quản lý dạy học ở cáctrường THPT thành phố Lào Cai đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫncòn hạn chế và bất cập; nếu đề xuất được biện pháp ứng dụng CNTT của Hiệu trưởngvào quản lý dạy học ở các trường THPT một cách khoa học, đồng bộ, phù hợp vớithực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT thành phốLào Cai, tỉnh Lào Cai
Trang 145 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về các phương thức ứng dụng CNTT của Hiệutrưởng trong quản lý dạy học ở các trường THPT thành phố Lào Cai (06 trườngTHPT: Chuyên; DTNT tỉnh; số 1, số 2, số 3, số 4 thành phố Lào Cai) năm học 2017-2018
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thông qua đọc các tài liệu để phân tích, tổng hợp và hệ thống các lý thuyết cóliên quan đến ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng vào quản lý dạy học ở trường THPTnhằm hiểu sâu sắc hơn về bản chất của vấn đề, nghiên cứu sắp xếp, hệ thống để hìnhthành giả thuyết khoa học định hướng cho quá trình nghiên cứu vấn đề
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Chúng tôi sử dụng bộ phiếu câu hỏi để khảo sát Hiệu trưởng trường THPT,giáo viên dạy THPT để thu thập thông tin về thực trạng ứng dụng CNTT của Hiệutrưởng vào quản lý dạy học ở các trường THPT thành phố Lào Cai
- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có xin ýkiến của một số chuyên gia và một số thầy cô giáo có kinh nghiệm trong lĩnh vựcquản lý ứng dụng CNTT vào quản lý dạy học
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong việc xử lý các số liệu khảo sát
Trang 158 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm: Chương 1 Cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT của hiệu trưởng vào quản lý dạyhọc ở trường trung học phổ thông
Chương 2 Thực trạng ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng vào quản lý dạy học ởcác trường THPT thành phố Lào Cai
Chương 3 Biện pháp ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng vào quản lý dạy học ở các trường THPT thành phố Lào Cai
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA HIỆU
TRƯỞNG VÀO QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới
Bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đang đứng trước thời cơ mới, thánh thức mớicủa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; thế giới đang chuyển nhanh sang nền kinh tế trithức, công nghệ tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, trong đó đặc biệt là công nghệ thông tin
và viễn thông đã được ứng dụng ngày càng nhiều vào các lĩnh vực đời sống xã hội.Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; việc nâng caochất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo sẽ là một trong những yếu tố quyết định sựtồn tại và phát triển của mỗi quốc gia Việc ứng dụng CNTT là một trong những giảipháp nâng cao chất lượng giáo dục Điều này đặt ra vấn đề cho các nhà quản lý giáodục là: Làm thế nào để thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học? Vấn
đề nghiên cứu các biện pháp quản lý để thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục đãthực sự phát triển rộng khắp trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
Trên thế giới, các nước có nền giáo dục phát triển đều chú trọng đến việc ứngdụng CNTT như: Nước Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Australia, Canada, Nhật Bản,Phần Lan Để ứng dụng CNTT được như ngày nay các nước này đã trải qua rấtnhiều các chương trình quốc gia về tin học hoá cũng như ứng dụng CNTT vào cáclĩnh vực khoa học kỹ thuật và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là ứngdụng vào khoa học công nghệ và giáo dục Họ coi đây là vấn đề then chốt của cuộccách mạng khoa học kỹ thuật, là chìa khoá để xây dựng và phát triển công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, tăng trưởng nền kinh tế để xây dựng và phát triển nềnkinh tế tri thức, hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới
Các nước trên đã rất quan tâm đầu tư, quản lý việc ứng dụng CNTT, ví dụ như:
Ở Mỹ và các nước châu Âu, những nghiên cứu về quản lý ứng dụng CNTT
trong giáo dục được thực hiện từ rất sớm nên dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng
hộ và trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối thập niên 90 [12]
Hàn Quốc xác định rõ: Mục tiêu chiến lược của chính sách đẩy mạnh tin học
hóa ở Hàn Quốc là xây dựng một xã hội thông tin phát triển vào năm 2000 Để thực
Trang 17hiện mục tiêu này, chính phủ Hàn Quốc thành lập “Quỹ thúc đẩy CNTT” do Bộ
Thông tin và Truyền thông quản lý [12]
Singapore: Bộ Giáo dục Singapore đã khởi động kế hoạch tổng thể về CNTT
trong giáo dục (Master Plan for IT in Education) từ năm 1997 Với chương trình này,mọi trẻ em của Singapore được đảm bảo cơ hội tiếp cận với môi trường học đườngmang đậm màu sắc CNTT Một Ủy ban máy tính quốc gia đã ra đời để quản lý và chỉđạo công tác đó Tháng 7/2002, Bộ Giáo dục Singapore đã công bố Kế hoạch tổng thểCNTT2 nhằm kế thừa và phát huy những thành công của kế hoạch 1 và tiếp tục đưa
ra những định hướng chung cho các trường trong việc tận dụng những cơ hội CNTTđem lại để phục vụ giảng dạy và học tập [12]
Chính nhờ những chính sách và quản lý đúng đắn về phát triển CNTT mànhững quốc gia nói trên đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội vàgiáo dục trong những thập kỉ qua
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, với quan điểm phát triển: Công nghệ thông tin và truyền thông làcông cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hộithông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Ứng dụng rộngrãi công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phầntăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động; Côngnghiệp công nghệ thông tin và truyền thông là một ngành kinh tế mũi nhọn; Phát triểnnguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố then chốt có ý nghĩaquyết định đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Chỉ thị 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụngphát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nêu rõ việc đẩymạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD&ĐT Tại cuộc họp "Tổng kết 10 năm thựchiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị và triển khai Đề án đưa Việt Nam sớm trởthành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông" vào tháng 12/2010, nguyên
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: "CNTT không chỉ là ngành công
nghiệp dịch vụ phát triển với tốc độ cao, đóng góp lớn vào nguồn thu cho đất nước
mà còn là động lực phát triển hạ tầng quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội Ngày nay không một ngành nào, lĩnh vực nào phát triển mà không dựa vào sự hỗ trợ của CNTT-TT" [16].
Trang 18Trong những năm qua việc ứng dụng CNTT trong quản lý và tổ chức hoạtđộng dạy học đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Các hội nghị, hộithảo khoa học nghiên cứu về CNTT đã đề cập nhiều đến vấn đề quản lý ứng dụngCNTT trong giáo dục và khả năng áp dụng vào môi trường Giáo dục và Đào tạo ởViệt Nam như:
- Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện Côngnghệ thông tin (ĐHQG Hà Nội) và Khoa Công nghệ thông tin (Đại học Bách khoa HàNội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về ứng dụng CNTTtrong hệ thống giáo dục đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
- Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT: “Các giải pháp công nghệ và quản lýtrong ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học” do trường ĐHSP Hà Nộiphối hợp với dự án Giáo dục đại học tổ chức từ 9-10/12/2006
Trong các hội thảo, các nhà khoa học, các nhà quản lý đã mạnh dạn đưa ra cácvấn đề nghiên cứu vị trí tầm quan trọng, ứng dụng và phát triển CNTT đặc biệt là cácgiải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục
Qua nghiên cứu cho thấy các hội thảo về ứng dụng CNTT, quản lý ứng dụngCNTT đều khẳng định vai trò của ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường Thực tếviệc đưa CNTT vào quản lý quản lý dạy học trong nhà trường phổ thông còn tồn tạinhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết như: Nhận thức của cán bộ quản
lý và giáo viên; trình độ tin học cơ bản của nhiều CBQL, giáo viên còn yếu; đặc biệt
là còn nhiều CBQL, giáo viên vẫn chưa nhận thức đúng đắn và nghiêm túc về tầmquan trọng của việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH
1.2 Những khái niệm cơ bản
Với các tiếp cận khái niệm về “quản lý” theo các nhà nghiên cứu như sau:
- Theo F.W.Tay lor (nhà quản lý người Mỹ 1856 - 1915) thì: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [5].
Trang 19- Theo H Koontz (người Mỹ) thì khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm.” [11].
- Theo H.Fayol (1841-1925), kỹ sư người Pháp - Ông quan niệm: “Quản lý hành chính là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra” và được thể hiện
trên 14 nguyên tắc quản lý của ông [5] Trong học thuyết quản lý của mình H Fayolđưa ra 5 chức năng cần thiết của một nhà quản lý là:
Dự báo và lập kế hoạch - Tổ chức - Chỉ huy - Phối hợp - Kiểm tra và sau nàyđược kết hợp thành 4 chức năng: Lập kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo - Kiểm tra
- Theo Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ trong “Những vấn đề cốt yếu trong quản
lý”: Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu quản lý một hệ thống
nhằm đạt được những mục tiêu nhất định
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [30].
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý Song tựu chung lại các định nghĩatrên đều thể hiện:
- Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình lao động xã hội.Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vậnhành và phát triển
- Yếu tố con người giữ vai trò trung tâm của hoạt động quản lý
- Quản lý là một hoạt động được tiến hành trong một tổ ch ức hay mộtnhóm xã hội
- Quản lý vừa là môn khoa học, vừa là một nghệ thuật Vì vậy, trong hoạt độngquản lý, người quản lý phải hết sức sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo để chỉ đạo hoạtđộng của tổ chức tới đích Bằng cách nào đó để người bị quản lý phải sẵn sàng tậntâm, đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức vàcho xã hội
Như vậy, quản lý phải bao gồm các yếu tố sau: phải có mục tiêu đặt ra cho cảđối tượng và chủ thể làm căn cứ định hướng cho mọi hoạt động của tổ chức, phải có
Trang 20nội dung, phương pháp, phương tiện, kế hoạch hành động và một môi trường nhấtđịnh Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đốitượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân hay một nhóm có chức năng quản lý hayđiều khiển tổ chức, làm cho tổ chức vận hành và đạt tới mục tiêu Đối tượng chủ yếucủa quản lý là những con người xã hội, vì con người sử dụng tài nguyên, các trangthiết bị kỹ thuật (cũng là đối tượng quản lý) đồng thời là chủ thể của xã hội loàingười Khách thể quản lý này bao gồm những người thừa hành nhiệm vụ trong tổchức, chịu sự tác động, chỉ đạo của chủ thể quản lý nhằm đạt mục tiêu Chủ thể quản
lý làm nảy sinh các tác động quản lý, còn khách thể quản lý sản sinh ra các sản phẩmvật chất và tinh thần có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứng nhu cầu của con người, đápứng mục đích của chủ thể quản lý
1.2.2 Hoạt động dạy học
Ngày nay, khái niệm dạy học dần dần được mở rộng về nội hàm để đáp ứngvới những yêu cầu về tiêu chuẩn nhân cách người học do mỗi hình thái xã hội quyđịnh và để phù hợp với sự phát triển của các phương thức tổ chức dạy học Trên cơ sở
lý luận của Triết học Mác - Lênin về hoạt động nhận thức của con người, nhiều nhàkhoa học đã tiếp cận khái niệm dạy học từ cơ sở lý luận của quá trình giáo dục tổngthể Mặt khác, bằng sự xem xét mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của hoạt động,một số tác giả đã luận giải về nội hàm khái niệm dạy học từ những góc độ khoa họckhác nhau như: giáo dục học, tâm lý học, điều khiển học,
- Tiếp cận dạy học từ góc độ giáo dục học
Dạy học - một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn, làquá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hộinhững tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn,
để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựngcác phẩm chất của nhân cách người học theo mục đích giáo dục
- Tiếp cận dạy học từ góc độ tâm lý học
Dạy học được hiểu là sự biến đổi hợp lý hoạt động và hành vi của người họctrên cơ sở cộng tác hoạt động và hành vi của người dạy và người học
Trang 21- Tiếp cận dạy học từ góc độ điều khiển học
Dạy học là quá trình cộng tác giữa thầy với trò nhằm điều khiển - truyền đạt và
tự điều khiển - lĩnh hội tri thức nhân loại nhằm thực hiện mục đích giáo dục
Như vậy, ta nhận thấy, dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể đó là
giáo viên và học sinh Giáo viên giữ vai trò người hướng dẫn và tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của học sinh; học sinh là chủ thể hoạt động tự giác, tích cực, chủ động để chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nhằm đáp ứng được những yêu cầu của xã hội được phản ánh trong mong muốn và nguyện vọng của người học Dạy và học được thực hiện đồng thời với cùng một nội dung và hướng tới cùng một mục đích.
- Giáo viên luôn luôn giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ tiến trình dạy học,người xây dựng và thực thi kế hoạch giảng dạy, người tổ chức cho học sinh thực hiệnhoạt động học tập với mọi hình thức, trong những không gian và thời gian khác nhau,người điều khiển những hoạt động trí tuệ của học sinh, Ngoài ra, giáo viên còn làngười chỉ dẫn, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện, đồng thời là người kiểm tra uốnnắn và giáo dục học sinh trong mọi phương diện
- Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập Chủ thể có ý thức, chủ động, tíchcực và sáng tạo trong nhận thức và rèn luyện nhân cách Người học phải xác địnhđược mục đích học tập, có động cơ và thái độ học tập đúng, luôn tích cực chủ độngtìm ra kiến thức bằng hoạt động của chính mình
Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng:Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh Trong đó dưới sự lãnhđạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điềukhiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học Trongquá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học củahọc sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực Nếu thiếu một trong hai hoạt độngtrên, quá trình dạy học không diễn ra
1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học là một hoạt động mang tính đặc trưng của tất cả các loạihình nhà trường; hoạt động dạy và hoạt động học luôn luôn giữ vị trí số một và là vị
Trang 22trí chủ yếu trong nhà trường vì giáo dục thực hiện cả chức năng giáo dục và pháttriển Theo đó, mọi hoạt động khác của nhà trường đều phải hỗ trợ đắc lực cho hoạtđộng dạy học Vì vậy, quản lý nhà trường trọng tâm vẫn là quản lý hoạt động dạyhọc Đó chính là quản lý hoạt động sư phạm của người thầy và hoạt động học tập, rènluyện của trò mà được diễn ra chủ yếu trong hoạt động dạy học.
Quản lý hoạt động dạy học là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý dạy học đến chủ thể dạy học bằng các giải pháp phát huy tác dụng của các phương tiện quản lý như chế định giáo dục đào tạo, bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, nguồn tài lực vật lực và môi trường dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học.
Như vậy, quản lý hoạt động dạy học có bản chất là quản lý người dạy và ngườihọc cùng với việc quản lý đồng bộ và thống nhất các mặt hoạt động mang tínhphương tiện thực hiện mục đích dạy học
Quản lý dạy học phải đồng thời quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên vàhoạt động học tập của học sinh, nhưng trước hết là quản lý hoạt động dạy của ngườithầy (ở các khâu soạn bài, giảng bài, đánh giá kết quả dạy học)
Những chủ ý của người dạy về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổchức, sẽ quyết định mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức học tập, củangười học và ngược lại Nói cách khác hoạt động dạy chế ước hoạt động học vàngược lại, cho nên quản lý dạy học là quản lý đồng thời các hoạt động của giáo viên
và học sinh Mặt khác, đứng ở góc độ quản lý, tuy mọi tác động quản lý của Hiệutrưởng đều đến với học sinh (vị trí trung tâm của quá trình dạy học), nhưng mọi tácđộng đó trước hết được đến với giáo viên, vì lẽ đó quản lý dạy học trước hết là quản
lý khâu chủ yếu của quá trình dạy học (hoạt động giảng dạy của giáo viên) Yêu cầucủa quản lý dạy học là phải quản lý các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học,nhưng trước hết các thành tố đó sẽ phát huy tác dụng thông qua quy trình hoạt độngcủa người dạy một cách đồng bộ, hài hoà, hợp quy luật, đúng nguyên tắc dạy học.Quy trình đó có tính tuần hoàn và được bắt đầu từ khâu soạn bài, giảng bài và đánhgiá kết quả dạy học của giáo viên
Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một quá trình xã hội, một quá trình sưphạm đặc thù, nó tồn tại như là một hệ thống, bao gồm nhiều thành phần cấu trúc
Trang 23như: mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, kết quả dạy học.
Quản lý hoạt động dạy học là phải tổ chức thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên (ở các khâu soạn bài và chuẩn bịbài lên lớp, )
- Quản lý hoạt động học tập của học sinh (nề nếp, thái độ học tập, kết quả học tập)
- Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học
Để quản lý hoạt động dạy học hiệu quả, người hiệu trưởng phải dựa trên cơ sởpháp lý và cơ sở thực tiễn để điều hành hoạt động:
Cơ sở pháp lý hiện nay đó là Luật giáo dục, Điều lệ trường Trung học, Chỉ thịcủa Bộ trưởng Bộ GD& ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học ban hành từng năm, cácchương trình, kế hoạch dạy học, …
Cơ sở thực tiễn là tình hình phát triển giáo dục của thế giới, của đất nước, củađịa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của quá trình dạy họctrong nhà trường; thực tiễn phát triển về qui mô, chất lượng, cơ sở vật chất của nhàtrường cũng như tình hình đội ngũ cán bộ- giáo viên- nhân viên hiện có,…
Trên cơ sở pháp lý và thực tiễn đó, người hiệu trưởng cần thực hiện đượcnhững nội dung sau đây trong quản lý hoạt động dạy học:
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học
- Thực hiện công tác tổ chức trong quản lý hoạt động dạy học
- Điều hành, lãnh đạo hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tậpcủa học sinh
- Kiểm tra hoạt động dạy học
1.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động dạy học
Công nghệ thông tin được phát triển trên nền tảng của các công nghệ Tin Điện tử-Viễn thông và Tự động hóa CNTT nghiên cứu về các khả năng và các giảipháp, tức là nghiêng về công nghệ theo nghĩa truyền thống Khi nói “CNTT” là hàm
học-ý muốn nói tới nghĩa kỹ thuật công nghệ
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Công nghệ thông tin (tiếng Anh là:
Information Technology gọi tắt là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý
Trang 24thông tin, là ngành sử dụng máy tính và phần mền máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, CNTT là thuật ngữ chỉ chung cho tập hợp
các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến khái niệm thông tin và các quá trình
xử lí thông tin Theo nghĩa đó, CNTT cung cấp cho chúng ta các quan điểm, phương
pháp khoa học, các phương tiện, công cụ và giải pháp kĩ thuật hiện đại chủ yếu là cácmáy tính và phương tiện truyền thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quảcác nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóacủa con người
Theo Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 08 năm
1993 thì “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ
thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức, khai thác và
sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” [21]
Theo luật CNTT số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006, giải thích: CNTT là tập
hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số [32]
Tóm lại, CNTT là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ,phương tiện, công cụ, chủ yếu là máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữliệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tàinguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của đờisống con người và xã hội
Theo luật CNTT số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006, giải thích: “Ứng dụng
CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này” [32].
Tóm lại, ứng dụng CNTT vào quản lý hoạt động dạy học là chủ thể quản lý sử
dụng các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin vào quản lý hoạt động dạy học với mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý dạy học.
Trang 251.3 Nội dung ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng vào quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT
1.3.1 Tác động của CNTT đối với giáo dục
1.3.1.1 Thay đổi mô hình giáo dục
Theo cách tiếp cận thông tin, tại “Hội nghị Paris về GDĐH trong thế kỷ 21” doUNESCO tổ chức 10/1998 người ta có tổng kết 3 mô hình giáo dục:
Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ cơ bản
Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio
Trong các mô hình đã nêu, mô hình “tri thức” là mô hình giáo dục hiện đạinhất, hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của CNTT và truyềnthông là mạng Internet Mô hình mới này đã tạo nên nhiều sự thay đổi trong giáo dục
1.3.1.2 Thay đổi chất lượng giáo dục
CNTT được ứng dụng trong giáo dục đã làm thay đổi lớn về chất lượng giáodục do:
- CNTT ứng dụng trong quản lý giúp các nhà quản lý nắm bắt trạng thái của hệthống một cách nhanh chóng, chính xác, đáng tin cậy Thêm nữa, các hệ hỗ trợ quyếtđịnh trợ giúp thêm cho các nhà quản lý kịp thời ra được các quyết định quản lý chínhxác, phù hợp
- CNTT ứng dụng trong dạy học giúp cho nhà giáo nâng cao chất lượng giảngdạy, người học nắm bài tốt hơn, Ngoài ra, internet cũng trợ giúp cho người học trongviệc tra cứu, tìm hiểu, cập nhật tri thức và tự kiểm tra bản thân, làm cho chất lượngnâng cao thêm
- CNTT ứng dụng trong định đánh giá chất lượng giúp cho công tác kiểm địnhđược toàn diện, kết quả kiểm định được khách quan và công khai Điều này làm nênđộng lực để các trường, các tổ chức có kế hoạch hoàn thiện nhà trường để đạt đến cácchuẩn đề ra
1.3.1.3 Thay đổi hình thức giáo dục
Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển đã tạo nên những thay đổi lớn
về giáo dục và đào tạo Nhiều hình thức giáo dục mới đã xuất hiện
Trang 26Học tập trực tuyến (E - Learning) là một loại hình học tập sử dụng mạng máytính và internet.
Trong loại hình học tập truyền thống (hay còn gọi là học tập mặt đối mặt) họcsinh trực tiếp nhận thông tin từ giáo viên Một yếu tố rất quan trọng trong quá trìnhdạy và học là các giao tiếp hai chiều giữa Thầy – Trò, Trò – Trò với cách thức họcsinh tự học bằng sách vở, băng tiếng, băng hình, phát thanh, truyền hình… học viênthiếu hẳn yếu tố giao tiếp hai chiều đó
Học tập trực tuyến ra đời nhằm tạo ra yếu tố giao tiếp hai chiều giữa học sinhvới giáo viên “ảo” và trao đổi với các đồng học “ảo” qua mạng máy tính hoặcinternet Học tập trực tuyến còn có tác dụng kích thích ý thức tự học của học sinh, hỗtrợ học sinh tiếp cận với nguồn thông tin phong phú hơn rất nhiều so với bài giảngtrên lớp của giáo viên
Mới ra đời trong vòng một thập kỷ qua, đến nay học trực tuyến đã là một loạihọc tập rất phổ biến trên toàn thế giới, không những chỉ có tác dụng hỗ trợ cho họcsinh tự học, học sinh đào tạo từ xa mà còn rất bổ ích cho học sinh đang học tập trênlớp theo loại hình đào tạo truyền thống
Học trực tuyến (e-learning) là phương thức học ảo thông qua một máy vi tínhnối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn giáo trình và phần mềm cầnthiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh trực tuyến từ xa Hoặc giáo viên có thểtruyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền cáp quang, băng thông rộng(ADSL) hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN) v.v…Ưu điểmcủa đào tạo trực tuyến là giảm thiểu chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian, không gian.Việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng không tốn kém như xây dựng trường học thật,không đòi hỏi giấy phép phức tạp Nhược điểm duy nhất của đào tạo trực tuyến là nếungười dùng (client) mà có đường truyền chậm hoặc gói dữ liệu quá lớn thì bị mất dữliệu, dữ liệu bị sai lệch, thông tin sẽ không đến được hoặc mất mát dữ liệu là điềukhông thể tránh khỏi
Hiện nay có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về E-learning, cách hiểu
đơn giản là: E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa
trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc).
Trang 27Tuy có nhiều cách hiểu về e-learning khác nhau, nhưng nói chung có nhữngđiểm chung sau:
- Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông Cụ thể hơn là công nghệmạng, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…
- E-learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do e-learning
có tính tương tác cao dựa trên công nghệ multimedia, tạo điều kiện cho người họctrao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khảnăng và sở thích của từng người
E-learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức Hiện nay, e-learningđang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổchức, công ty hoạt động trong lĩnh vực e-learning ra đời
Hiện nay, ngoài e-learning, còn có các hình thức đào tạo trực tuyến khác nhưm-learning (mobile learning), u-learning (ubiquitous learning) đã và đang đượcnghiên cứu
1.3.1.4 Thay đổi phương thức quản lý
Khi máy tính chưa ra đời, công nghệ thông tin chưa phát triển, công tác quản
lý và điều hành ở các cơ quan, xí nghiệp, trường học được thực hiện bằng thủ công
Từ khi máy tính ra đời, công nghệ thông tin phát triển, công việc quản lý đã đượcthay đổi, chuyển từ quản lý thủ công sang quản lý bằng máy tính và các thiết bị côngnghệ Sự thay đổi này đã mang lại hiệu quả to lớn cho các doanh nghiệp nói chung vàcác nhà trường nói riêng
Công nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác quản lý và điều hành của các nhàtrường trên mọi lĩnh vực: Tài chính, chuyên môn, nhân sự, học sinh, lập kế hoạch,thống kê báo cáo, tài sản, thiết bị, đồ dùng dạy học,…và ra quyết định
Để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, Bộ Giáodục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn thực hiện công nghệ thông tin cho các sởtheo từng năm học, trong đó chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin để thay đổicông tác quản lý
Trong những năm qua, bằng nhiều nguồn lực khác nhau, cơ sở hạ tầng CNTTcủa ngành Giáo dục và Đào tạo tăng lên đáng kể: Hầu hết các trường đã kết nối
Trang 28internet; nhiều trường THPT, THCS có phòng tin học, thư viện điện tử; tỷ lệ giáoviên mua máy tính, kết nối Internet cũng tăng lên đáng kể; mạng giáo dục kết nốithành công mang lại nhiều cơ hội mới cho giáo dục.
Tuy nhiên, do điều kiện về tài chính, con người nên việc ứng dụng công nghệthông tin trong quản lý ở các nhà trường hiện nay vẫn mang tính manh mún, chưamang tính tổng thể, đồng bộ nên hiệu quản chưa cao Để nâng cao hiệu quả quản lý,
cần thay đổi phương thức quản lý nhà trường, quản lý hệ thống giáo dục – quản lý qua mạng internet.
Việc quản lý qua mạng sẽ mang lại những hiệu quả cao trong công tác quản lý
và điều hành nhà trường nhờ những ưu đểm sau:
- Cho phép giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý có thể làm việc ở mọi nơi, mọilúc chỉ cần máy tính có kết nối Internet
- Phụ huynh học sinh có thể biết được thông tin của nhà trường và kết quả họctập của con em mọi lúc, mọi nơi thông qua Internet hoặc qua tin nhắn điện thoại diđộng
- Các cấp QLGD có thể nắm được tình hình, số liệu thống kê của các nhàtrường học một cách nhanh chóng, kịp thời
- Cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ, dễ đảm bảo an toàn
- Khi triển khai hệ thống quản lý qua mạng, các trường tiết kiệm kinh phí trongviệc trang bị máy chủ, thiết bị mạng, nhân lực quản trị mạng, bản quyền phần mềm
- Tiết kiệm chi phí xây dựng, sửa chữa, nâng cấp phần mềm
Tuy nhiên, việc triển khai quản lý qua mạng internet cũng nảy sinh một số vấn đề:
- Đòi hỏi phải có hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh
- Đòi hỏi phải triển khai đồng bộ ở các cấp
- Phải có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải có trình độ tin học nhất định
1.3.2 Ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng vào quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT
1.3.2.1 Nội dung quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng.
* Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy của giáo viên
- Quản lý giáo viên thưc hiện chương trình dạy học: là pháp lệnh của Nhànước do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, người giáo viên phai thực hiện nghiêmchỉnh, không cắt xén, thêm bớt hoặc làm sai lệch chương trình dạy học
Trang 29- Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng cùng với các hiệu phó xây dựng các công
cụ để quản lý theo dõi việc thực hiện chương trình dạy của giáo viên thông qua cácloại hồ sơ: Lịch báo giảng tuần của giáo viên, sổ đầu bài của các lớp, lịch kiểm trahàng tháng, lịch thi cuối kỳ, sổ dự giờ thăm lớp
- Theo dõi giáo viên thực hiện thời khóa biểu, xây dựng các biểu mẫu báo cáohàng tuần, tháng, học kỳ và việc thực hiện ngày giờ công, dạy thay, dạy bù của giáoviên trong việc thực hiện tiến độ chương trình theo phân phối chương trình của Bộgiáo dục và đào tạo quy định
- Hiệu trưởng quản lý công tác chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên: hướng dẫngiáo viên lập kế hoạch soạn bài, phổ biến những yêu cầu của việc chuẩn bị bàigiảng, quy định chất lượng một bài soạn đối với từng thể loại bài Tổ chức bồidưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tintrong dạy học
- Có kế hoạch mua sắm đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, các phương tiện
kỹ thuật phục vụ giảng dạy cho giáo viên Thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bịbài của giáo viên thông qua việc ký duyệt giáo án hàng tuần trước khi giáo viên bướclên lớp giảng dạy
- Hiệu trưởng quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên: thông qua kế hoạch dựgiờ thăm lớp, hiệu trưởng nắm bắt được thông tin giảng dạy của giáo viên và thôngtin phản hồi của học sinh trong học tập Vì vậy, để quản lý giờ dạy của giáo viên trênlớp đạt hiệu quả, hiệu trưởng tổ chức công tác dự giờ và phân tích giờ dạy của giáoviên cùng với các lực lượng chuyên môn khác trong nhà trường tham gia với nhiềuhình thức khác nhau: tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm, tổ chức thao giảng, tổ chức cáchội thi giờ dạy tốt nhằm quản lý được chất lượng dạy học trên lớp của giáo viên
- Hiệu trưởng quản lý giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của họcsinh: quy định giáo viên thực hiện đúng việc ghi điểm, sửa chữa điểm trong sổ điểm,chế độ bảo quản, lưu trữ sổ điểm lớp, việc ghi điểm, ghi nhận xét vào học bạ của họcsinh Đây là công việc đòi hỏi chính xác và nghiêm túc, cần quy định trách nhiệm rõràng
* Hiệu trưởng quản lý hoạt động học của học sinh
- Học tập là một hoạt động nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết của họcsinh mới tích cực học tập Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhận thức của học
Trang 30sinh trong học tập Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạt động dạy học,
vì vậy quản lý hoạt động học của học sinh là khâu quan trọng góp phân nâng cao chấtlượng dạy học trong nhà trường
- Quản lý hoạt động học tập của học sinh đặt ra đối với hiệu trưởng khi chỉtrên bình diện khoa học giáo dục và còn là một đòi hỏi có ý nghĩa về tinh thần tráchnhiệm của nhà quản lý giáo dục đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ Điều này thểhiện qua một số công việc sau:
+ Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập của học sinh;
+ Phát động phong trào thi đua học tập;
+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm;
+ Chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để quản lý hoạt độnghọc của học sinh;
+ Chỉ đạo phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác;+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh Đảm bảo tínhkhách quan, đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo tính thường xuyên có hệ thống và đảmbảo tính phát triển của học sinh, đáp ứng nhu cầu của mục tiêu giáo dục
1.3.2.2 Vai trò của hiệu trưởng trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý hoạt động dạy học
* Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT
Để nâng cao hiệu quả ứng dụng, Hiệu trưởng cần lập một kế hoạch ứng dụngCNTT một cách tổng thể, lâu dài như là một phần của kế hoạch chiến lược phát triểnnhà trường
Ngoài ra, trong từng giai đoạn, Hiệu trưởng cần xây dựng một kế hoạch triểnkhai cụ thể cho từng năm học nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống ứng dụng,phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường
Kế hoạch cần nêu rõ:
+ Nội dung triển khai: Phần cứng, phần mềm, hạ tầng mạng
+ Kế hoạch về kinh phí: Dự kiến các nguồn kinh phí
+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Đối tượng, nội dung
+ Kế hoạch thời gian: Thời gian bắt đầu, kết thúc
+ Kế hoạch nhân sự để triển khai: Ai tham gia, phân công trách nhiệm
Trang 31+ Kế hoạch quản lý ứng dụng và đánh giá hiệu quả: Ai là người quản lý, sửdụng, đánh giá
* Tổ chức triển khai và quản lý ứng dụng
Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động dạy học ởcác trường thường gặp rất nhiều khó khăn Ngoài khó khăn về tài chính, cơ sở vậtchất, trình độ công nghệ thông tin của cán bộ nhân viên, còn có các khó khăn khácnhư nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh, sự quan tâm, ủng hộ của các cấp,của chính quyền địa phương
Để tổ chức triển khai và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả,lãnh đạo nhà trường cần trú trọng một số vấn đề sau đây:
- Tuyên truyền, vận động, định hướng, giúp đỡ và bồi dưỡng kiến thức mộtcách cụ thể để nâng cao nhận thức, kiến thức về công nghệ thông tin cho cán bộ, giáoviên và học sinh
- Làm cho giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường thấy rõ tầm quan trọng củaviệc ứng dụng công nghệ thông tin đối với sự phát triển của nhà trường, vai trò tráchnhiệm của mỗi người trong việc ứng dụng công nghệ thông tin Tạo được sự thốngnhất về chủ trương, kế hoạch trong toàn nhà trường
- Tăng cường sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo ngành
- Chỉ đạo thực hiện từng nội dung theo kế hoạch Kịp thời điểu chỉnh kếhoạch một cách hợp lý khi cần thiết
- Mạnh dạn thể nghiệm các mô hình ứng dụng CNTT nhằm rút ra các kinhnghiệm, chỉ ra được hiệu quả trong lĩnh vực này
* Đánh giá hiệu quả ứng dụng
- Việc triển khai ứng dụng cần được tiến hành theo sự chỉ đạo, giám sát củaHiệu trưởng về nội dung, thời gian, kinh phí,…
- Cần đánh giá kết quả ứng dụng theo từng hoạt động cụ thể, trên cơ sở đó điềuchỉnh kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tếcủa nhà trường trong từng giai đoạn
- Chỉ ra hiệu quả do ứng dụng công nghệ thông tin mang lại để tăng cường sựủng hộ, tin tưởng của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh và các cấp lãnh đạo
Trang 321.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT của hiệu trưởng vào quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông
1.4.1 Các nhân tố chủ quan
Nhận thức, trình độ, năng lực, phẩm chất, kỹ năng công nghệ thông tin của cán
bộ quản lý: việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý có đạt hiệu quả như mongmuốn hay không, trước hết phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triểnkhai trong thực tiễn Do đó, cán bộ quản lý phải là người am hiểu sâu sắc về côngnghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong ít nhất trong lĩnh vực chuyênmôn của mình, để có thể làm mẫu, hướng dẫn người dưới quyền thực hiện Cán bộquản lý phải là người có trình độ tổ chức và năng lực triển khai ứng dụng công nghệthông tin vào thực tiễn, biết tổ chức học tập và tổng kết kinh nghiệm để nhân ra diệnrộng Ngoài ra, uy tín của cán bộ quản lý có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sựphát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý nhân sự của ngành
Giáo viên, nhân viên: nếu chính giáo viên, nhân viên chưa có nhận thức đúng
về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thì không thể thực hiệntốt việc này dù nhà quản lý có tài giỏi đến đâu đi nữa Mặt khác, để ứng dụng côngnghệ thông tin-truyền thông vào quản lý, nhân viên còn phải có trình độ tin học nhấtđịnh và những kỹ năng công nghệ thông tin cần thiết Nếu giáo viên, nhân viên cótrình độ tin học thấp, có kỹ năng công nghệ thông tin yếu thì hiệu quả ứng dụng côngnghệ thông tinthấp, không đạt được mục tiêu mà nhà quản lý đề ra Việc xác địnhnhững năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cần có ở người giáo viên, nhân viên sẽgiúp thấy được thực trạng trình độ công nghệ thông tin của đội ngũ này, từ đó cónhững biện pháp bồi dưỡng hợp lý Do đó đây là nhân tố có ảnh hưởng không ít đếnviệc ứng dụng công nghệ thông tin
1.4.2 Các nhân tố khách quan
Chính sách, chủ trương về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, nghịquyết của các Đại hội Đảng toàn quốc đã định hướng cho việc ứng dụng công nghệthông tin vào quá trình quản lý, dạy học, các văn bản, chỉ thị của ngành Giáo dục vàĐào tạo đã được các cấp quản lý cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện Đó là môitrường pháp lý thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lýhiện nay
Trang 33Điều kiện thực tế của nhà trường: ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lýgắn liền với những yêu cầu về thiết bị, về thư viện, về các phương tiện kỹ thuật hiệnđại, về cơ sở vật chất nói chung Vì vậy, ngành Giáo dục và Đào tạo phải có kế hoạchxây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, có biện pháp huy động lực lượng hỗ trợkinh phí để trang bị đồng bộ, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống cơ sở vậtchất, thiết bị dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý.
Trang 34Tiểu kết chương 1
CNTT ngày càng có nhiều ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong lĩnh vực giáo dục có không ít những ứng dụng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học cũng như QLGD với vai trò là công cụ hữu hiệu trong mọi công việc.
Việc ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạy học là một trong những vấn
đề mà Ngành giáo dục rất quan tâm, nó làm thay đổi cơ bản mô hình giáo dục hiện nay, từ truyền thống chuyển dần sang mô hình giáo dục hiện đại theo xu thế chung của giáo dục tiên tiến trên thế giới Đảng và Nhà nước cũng như Bộ GDĐT rất quan tâm đến việc ứng dụng CNTT trong QLGD Chính nhờ sự quan tâm này mà việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ngày càng tốt hơn Tuy nhiên, thực trạng về CSVC, trình độ ứng dụng các phần mềm có sẵn vào từng công việc của đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) cũng như GV trong công việc của mình còn nhiều hạn chế.
Với những nội dung trên, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp ứng dụng CNTT của hiệu trưởng trong QL hoạt động dạy học ở các trường THPT thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai là nội dung cần thiết để quan tâm, nghiên cứu.
Trang 35Chương 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA HIỆU TRƯỞNG VÀO QUẢN LÝ DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG THPT
THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI 2.1 Khái quát về giáo dục và đào tạo thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
2.1.1 Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
Bảng 2.1 Cơ cấu tổ chức của các trường (Tại thời điểm tháng 6/2018)
Tên trường Tổng số CB QL GV Số tổ
CM
Nhân viên Tổng
số TV TB, TN KT Thủ quỹ Văn thư Y tế Giáo vụ Bảo vệ Nấu ăn
CBQL, vì mỗi đơn vị có 01 CBQL nghỉ hưu từ tháng 1/2018); Qua khảo sát thực tiễncho thấy 20 CBQL đều có kinh nghiệm quản lý; kinh nghiệm trong công tác giảngdạy đa số đã trên 10 năm nên kinh nghiệm quản lý chuyên môn khá vững vàng, đây làđiều kiện tốt để các nhà trường hoàn thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học
2.1.2 Quy mô trường, lớp, học sinh
Sự phát triển về quy mô trường, lớp và số lượng học sinh của các trườngTHPT thành phố Lào Cai được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2 Sự phát triển về quy mô trường lớp, số lượng học sinh
(Nguồn từ tổng hợp báo cáo tổng kết 03 năm học 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018
của 6 trường THPT TP Lào Cai)
Trang 36Nhận xét: Từ bảng 2.3 cho thấy số trường THPT không tăng (tổng 06 trường);
số lượng lớp, số học sinh các trường THPT thành phố Lào Cai trong 3 năm học gầnđây có sự thay đổi nhưng không đáng kể (Mỗi năm số lớp tăng không quá 01 lớp, sốhọc sinh tăng không quá 300 học sinh) Nhìn chung số lớp, số lượng học sinh đang cóchiều hướng tăng, nhưng với số lượng không nhiều Cho nên có thể nói quy mô lớphọc, số lượng học sinh THPT thành phố Lào Cai trong 3 năm gần đây là tương đối ổnđịnh
2.1.3 Chất lượng Giáo dục hai mặt của các trường THPT thành phố Lào Cai
Bảng 2.3 Xếp loại học lực của học sinh các trường THPT TP Lào Cai
Bảng 2.4 Chất lượng giáo dục mũi nhọn của học sinh các trường THPT
TP Lào Cai năm học 2017 - 2018
TT Tên trường
Tổng
số học sinh
HS tiên tiến
HS giỏi toàn diện
Học sinh tham gia thi chọn học sinh giỏi VH
các cấp Cấp trường Cấp tỉnh Thi chọn đội tuyển
thi HSG quốc gia
Đạt giải cấp QG
Trang 37Nhận xét: Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu các trường
THPT thành phố Lào Cai trong năm học 2017-2018 có nhiều chuyển biến tích cực(Đặc biệt trường THPT Chuyên: Kết quả thi HSG quốc gia các môn văn hoá đạt 39giải, gồm 1 giải Nhất, 4 giải Nhì, 17 giải Ba, 17 giải KK, lần đầu tiên có học sinh đạtgiải Nhất quốc gia môn Ngữ văn và đạt giải chính thức ở tất cả các bộ môn dự thi);
06 dự án thi KHKT cấp quốc gia (5 dự án thuộc trường THPT Chuyên, 01 dự ánthuộc trường THPT số 1 thành phố Lào Cai), 5/6 dự án đạt giải, gồm 02 giải Nhì, 03giải Ba; có 5 học sinh của trường THPT Chuyên xuất sắc được nhận học bổng du học
ở các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, Australia, Canada
Bảng 2.5 Xếp loại hạnh kiểm của học sinh các trường THPT
năm học 2017 - 2018
TT Trường Tổng
số học sinh
Xếp loại hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu
Trang 38Bảng 2.6 Trình độ chuyên môn của CBQL, giáo viên
của các trường THPT TP Lào Cai
Số
TT Loại viên chức
Tổng
số Nữ Dân tộc
Trình độ đào tạo theo hạng chức danh nghề
Hạng I Giáo viên Hạng II Giáo viên Hạng III
Tin học
Ngoại ngữ
Dưới 30
Từ 30 đến dưới 40
Từ 40 đến dưới 50
Từ 50 đến 55
Từ 56 đến 60
(Nguồn từ báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 của 6 trường THPT TP Lào Cai)
Nhận xét: Từ bảng 2.6 cho ta thấy trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL,
giáo viên trong trường đạt chuẩn 100% Số CBQL đạt trình độ trên chuẩn là 10/20,chiếm 50%; số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn còn thấp (55/304, chiếm 18,1%)
Về trình độ tin học của CBQL và giáo viên nhìn chung còn kém; ngoài 17 giáoviên Tin học có bằng Đại học, còn lại các CBQL, giáo viên các môn học khác mới cótrình độ A hoặc B Đa số các giáo viên chưa tham gia học các lớp chứng chỉ tin họcchủ yếu là học qua bạn bè, đồng nghiệp Một số giáo viên hiện nay còn chưa biết sửdụng tốt các phần mềm cơ bản như Word, Excel hay Powerpoint
2.1.4 Thực trạng về CSVC, thiết bị CNTT
Hiện nay các trường THPT thành phố Lào Cai đều đã có máy vi tính, phòngthực hành tin học phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và tổ chức giảng dạymôn Tin học; tuy nhiên các phòng máy tính mới chỉ sử dụng để dạy thực hành môntin học còn, việc sử dụng phòng máy tính, có kết nối internet, các phần mềm dạy học
để tạo môi trường dạy học đa phương tiện thì chưa được áp dụng rộng rãi trong các
Trang 39trường THPT Học đi đôi với hành, nhưng ở thành phố Lào Cai việc dạy các tiết thựchành vẫn còn hạn chế, đặc biệt việc dạy học có ứng dụng CNTT, sử dụng các thiết bị
hỗ trợ khác trong dạy học, như máy chiếu đa năng, băng đĩa, còn hạn chế
Bảng 2.7 Tình hình cơ sở vật chất, TBDH hiện đại của các trường
* Máy tính phục vụ quản ký, chỉ đạo
TT Tên trường
Máy tính phục vụ quản ký, chỉ đạo
Tổng số CBQL
Số máy tính phục vụ CBQL
Tổng
số tổ chuyên môn
Số máy tính phục
vụ Tổ CM
Số máy tính dùng chung
Máy tính phục vụ văn phòng
Tổng số máy tính
Tổng số máy tính có kết nối Internet
Nhận xét: Các trường THPT thành phố Lào Cai đều bố trí được máy tính riêng
cho từng Tổ chuyên môn làm việc (01 mày tính/Tổ chuyên môn) và bố trí máy tínhdùng chung có kết nối internet đặt tại phòng Hội đồng, thư viện nhà trường hoặc bốtrí phòng riêng để cán bộ, giáo viên, học sinh được truy cập internet thuận tiện chokhai thác, trao đổi thông tin nâng cao nhận thức, phục vụ công tác dạy và học, tạođiều kiện cao nhất cho giáo viên tất cả các bộ môn sử dụng phương tiện kỹ thuật số,
sử dụng phần mềm máy tính hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy và học tập
* Máy tính phục vụ học tập và hiện trạng kết nối internet
TT Tên trường
Máy tính phục vụ học tập Hiện trạng kết nối internet Tổng số
phòng máy tính
Tổng số máy tính
Có kết nối internet không?
Nhà cung cấp (VNPT, Viettel, FPT)
Cáp quang, FTTH
Tổng dung lượng đường truyền
1 THPT Chuyên 4 111 Có Viettel,VNPT Cáp quang 32Mb
2 THPT DTNT tỉnh 2 50 Có Viettel,VNPT Cáp quang 32Mb
3 THPT số 1 Lào Cai 4 84 Có Viettel,VNPT Cáp quang 32Mb
4 THPT số 2 Lào Cai 2 43 Có Viettel Cáp quang 32Mb
5 THPT số 3 Lào Cai 2 42 Có Viettel,VNPT Cáp quang 32Mb
6 THPT số 4 Lào Cai 2 44 Có VNPT Cáp quang 32Mb
Tổng 16 374
Trang 40Nhận xét: Các trường THPT thành phố Lào Cai đều có từ 02 phòng thực hành
tin học trở lên, có kết nối internet; đảm bảo cho công tác tổ chức dạy và học môn Tinhọc theo đúng chương trình, quy định của Bộ GD&ĐT
Máy chiếu
Bảng tương tác thông minh
quay
Máy chiếu đa năng
* Phòng học đa phương tiện và phòng thực hành bộ môn
Phòng học đa phương tiện
Phòng Tin học
Phòng Ngoại ngữ
Phòng Vật lý
Phòng Hóa học
Phòng Công nghệ
Phòng Sinh học
Nhà đa năng